Thảo luận:Tađêô Nguyễn Văn Lý

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Trần Thế Vinh trong đề tài Tên bài
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Chưa có tiêu đề

Quay về phiên bản của Apple vì phiên bản của Havang vi phảm bản quyền, copy từ [1]. Lê Thy 02:37, ngày 9 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Việc Cha Lý có ráng thuê luật sư hay không cần được kiểm chứng. Thực tế trung lập là không có luật sư tại tòa. Nguyễn Ái Việt 09:14, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cụm từ "gây náo động" đem nặng đánh giá chủ quan của người viết vào sự kiện. Thật ra, cách nói lớn tiếng như kiểu hô khẩu hiệu rất đặc trưng trong xã hội Việt Nam khi một người cần phát biểu trước đám đông. Hãy để ý cường điệu phát âm của ông chánh án khi đọc bản cáo trạng khi quý vị xem video về phiên xử. Cách phát biểu của Cha Lý rất bình thường trong bối cảnh đó. Hơn nữa cho rằng một ông già trong gông cùm, bao vây bởi 3 công an súng ống chung quanh, có thể gây náo động chỉ vì những gì ông nói thì có vẻ định nghĩa "gây náo động" của người viết chỉ đơn giản dựa vào nội dung của lời phát biểu của ông già đó. Thực tế trung lập là ông đã bắt đầu nói khi ông bị bịt miệng. Mô tả cái ông nói là một hành động "gây náo động" là quan điểm của người viết và có lẽ là của chính quyền chứ không phải là một mô tả trung lập. Nguyễn Ái Việt 08:50, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xem tại đây, cho thấy, ông nói và sau đó bị bịt miệng. Đoạn phim trên youtobe bị "chậm" tiếng so với hình ảnh. Lưu Ly 03:12, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Việc Cha Lý có bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền hay không diễn tả ý kiến của ông và vì thế chỉ ông mới có thể phủ nhận điều đó. Nhà nước Việt Nam không muốn gọi ông là một nhân vật bất đồng chính kiến nhưng thực tế đó nằm ngoài sự kiểm sóat của nhà nước Việt Nam vì nó nằm trong đầu Cha Lý và chừng nào ông còn không đồng ý với nhà nước VN về mặt chính trị, ông là một nhân vật bất đồng chính kiến, theo định nghĩa. Nguyễn Ái Việt 09:14, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Những hoạt động của Cha Lý có phải là những hoạt động chống chính quyền hay không hay vi phạm hiến pháp VN hay không tùy vào quan điểm của từng phía. Tốt nhất là nên tường thuật thực tế trung lập là ông đã bị cáo buộc tội danh "hoạt động chống chính quyền" và bị bỏ tù vì tội danh đó. Nguyễn Ái Việt 09:14, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi không đồng ý với cách dùng đại từ nhân xưng "Cha" hoặc "Linh mục" trước tên riêng của ông Lý ở Wiki. Bởi vì danh xưng Cha hoặc Linh mục chỉ được dùng trong nhà thờ và những người theo Công giáo. Còn ở trang này là phục vụ toàn cộng đồng chứ không phải dành cho những người Công giáo. Bởi vậy tôi sẽ xóa các danh xưng này đi trong vòng một tuần nữa trong khi chờ ý kiến các bạn.

Ông ta là người có chức phận, đã được...đại khái là phong chức (không biết bên Công giáo gọi là gì), nên nếu ông ta là Linh mục thì để "Linh mục" trước tên cũng không có hại gì. Theo tôi, nó cũng trung lập như cách gọi "Tướng Giáp", "Hòa thượng Thích Quảng Đức",... Nhưng tôi phản đối cách dùng "Cha", đó là cách gọi giữa những người trong đạo với nhau, không nên vác ra ngoài làm danh xưng (nếu thực sự muốn đem ra đây, có khi dùng "cha cố" sẽ hợp hơn:)). Tân (thảo luận) 11:58, ngày 19 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xin hỏi

Có ai rành tiểu sử ông Nguyễn Văn Lý không? Theo tôi biết nhà nước không bao giờ thừa nhận có tạm giam linh mục hoặc bỏ tù linh mục cả. Mà chỉ tạm giam công dân hoặc bỏ tù công dân, tức trước đó đã không công nhận đó là một linh mục. Theo như bài viết thì từ năm 1977 linh mục Nguyễn Văn Lý không còn được nhà nước công nhận là linh mục nữa. Nhưng có lẽ đối với Tòa Tổng giám mục thì ông Nguyễn Văn Lý vẫn cứ là linh mục?

Theo tinh thần khách quan trung lập kiểu wiki thì ta nên viết sao đây? nguyên linh mục bị bỏ tù hay linh mục không được nhà nước thừa nhận bị giam và kết án? Trường hợp này liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo nên hơi bị nhạy cảm đây.

Meomeo 10:56, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi hiểu, thì luật pháp Việt Nam hiện tại không phân biệt ông ta có là linh mục hay không, mà chỉ là công dân Nguyễn Văn Lý. Còn về mặt chức vụ tôn giáo, chỉ có Tòa thánh mới có quyền phong chức hay tước chức vụ linh mục, vì vậy nhà nước có công nhận hay không cũng vậy thôi.Bring Vietnam to the world 16:23, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đúng vậy, Linh Mục là một chức sắc tôn giáo do Tòa Thánh Vatican ban và chỉ có Tòa Thánh có thể tước đi cái chức đó. Vì vậy, Linh Mục Lý có bị chính quyền VN kết tội gì đi nữa thì vẫn là một linh mục. Thông lệ quốc tế luôn đặt chữ linh mục khi gọi tên người đó. Vì vậy, không có gì là không trung lập khi gọi Cha Lý là Linh Mục Nguyễn Văn Lý. Không có một nhà nước văn minh nào trên thế giới tự cho mình cái quyền can dự vào chức sắc tôn giáo. Nhà nước VN hay ai muốn gọi Cha Lý bằng "thằng" cũng được vì đó là cái quyền tự do ngôn luận của họ. Tuy nhiên nếu họ làm trái với thông lệ quốc tế về tên gọi các linh mục thì chỉ cho thấy cái dốt của họ mà thôi. Wikipedia không phải, và không nên theo đuôi cái dốt đó. Nguyễn Ái Việt 02:50, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nghị quyết 297-CP ngày 11 tháng 11 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về "Một số chính sách đối với tôn giáo" trong đó nêu lên 5 nguyên tắc về tự do tôn giáo, chi phối việc thụ phong linh mục thời kỳ 1975- 1990.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn "nhìn lại và đổi mới", Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho Trung ương ban hành các chủ trương chính sách đổi mới trong công tác tôn giáo như Nghị quyết số 24-NQ/TƯ ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) về "Đổi mới công tác tôn giáo trong tình hình đổi mới" ghi dấu son về sự đổi mới đường lối, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng. Sau ngày nghị định số 59-HĐBT ngàY 21 tháng 3 năm 1991 được Hội đồng Bộ trưởng ban hành thì việc phong chức linh mục mới dễ dàng hơn, nhưng theo nghị định này thì:

  • Điều 19. Việc phong chức cho chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo phải được sự chấp thuận của Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoặc cấp hành chính tương đương. Đối với chức sắc từ bậc Hoà thượng trong đạo Phật, Hồng y, Giám mục, Giám quản trong đạo Thiên Chúa và những bậc tương đương trong các tôn giáo khác phải được sự chấp thuận của Hội đồng Bộ trưởng.
  • Điều 20. Việc bổ nhiệm, thuyên chuyển những chức sắc, nhà tu hành và những người chuyên hoạt động tôn giáo, kể cả những người do tín đồ bầu ra tuỳ theo địa bàn hoạt động cụ thể đều phải được cấp chính quyền quản lý hành chính địa bàn đó chấp thuận mới được hoạt động.
  • Điều 23. Các chức sắc, nhà tu hành được các tổ chức tôn giáo ở ngoài nước phong chức, bổ nhiệm phải được sự chấp thuận của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Những cá nhân và tổ chức tôn giáo trong nước phải xin phép chính quyền trước khi thực hiện những hướng dẫn của tổ chức tôn giáo ở nước ngoài.

Theo Nghị định 26/1999/NĐ-CP thì:

  • Nhà nước Việt Nam chỉ quan tâm đến tư cách, phẩm chất công dân của nhừng người lãnh đạo các tôn giáo, không can thiệp vào trình độ tôn giáo của những người đó. Thực tế này được thể hiện trong quan hệ Việt Nam - Vatican những năm qua về việc bổ nhiệm các giám mục ở Việt Nam.
  • Từ trước tới nay, Việt Nam không xử tù, giam giữ, quản chế hành chính, bất kỳ một nhân vật tôn giáo nào vì lý do tôn giáo. Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước Việt Nam xử lý bằng pháp luật đối với bất kỳ một công dân Việt Nam nào vi phạm pháp luật, bất kể người đó theo tôn giáo hay không theo tôn giáo và xử lý bằng pháp luật mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, mạo danh tôn giáo để gây rối trật tự xã hội, phương hại đến an ninh quốc gia, tổn hại tinh thần, vật chất, sức khoẻ của công dân.
  • Nhà nước Việt Nam không tịch thu bất cứ tài sản nào của các tôn giáo ngoại trừ nếu các tài sản đó được sử dụng như một công cụ nhằm phục vụ cho các hoạt động gây bạo loạn, lật đổ, chống lại Nhà nước và nhân dân.
  • Tổ chức tôn giáo nào có tôn chỉ mục đích, điều lệ, nội quy phù hợp với Hiến pháp, Luật pháp Nhà nước và tổ chức nhân sự thích ứng thì được phép hoạt động và luật pháp bảo hộ

Catbui 11:55, ngày 13 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bring Vietnam to the world cho rằng Còn về mặt chức vụ tôn giáo, chỉ có Tòa thánh mới có quyền phong chức hay tước chức vụ linh mục, vì vậy nhà nước có công nhận hay không cũng vậy thôi là không đúng luật.

Nguyễn Ái Việt cho rằng: Linh Mục là một chức sắc tôn giáo do Tòa Thánh Vatican ban và chỉ có Tòa Thánh có thể tước đi cái chức đó. Vì vậy, Linh Mục Lý có bị chính quyền VN kết tội gì đi nữa thì vẫn là một linh mục. là không đúng, Linh mục NVL đã bị nhà nước treo chén vì vậy gọi Linh mục tức không trung lập, gọi bằng thằng không hợp với một ông già 60 tuổi, thường gọi người bị tù là tên NVL hoặc bị cáo NVL.

Linh mục Nguyễn Văn Lý là một linh mục Công giáo, một nhân vật bất đồng chính kiến, hoạt động chính trị, và trong quá khứ đã có những hành động cụ thể chống lại nhà nước Việt Nam, tuyên truyền có hệ thống, phát tán những tài liệu chống chính phủ, thành lập những đảng phái chính trị trong nước và bắt liên lạc với những tổ chức chính trị ở ngoài nước

Catbui 12:53, ngày 13 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý rằng một khi đã đứng trước vành móng ngựa thì đều là công dân Việt Nam và sẽ bị xét xử theo Luật pháp Việt Nam. Việc gọi ông Lý là Linh mục trong phần đó là không đúng, do đó trong đoạn nói về xét xử, tôi nghĩ cần để là ông Nguyễn Văn Lý hoặc ông là được. Tôi không có ý kiến trong chuyện gọi Linh mục trong phần Tiểu sử, nhưng cần phải nói thêm là ông không được Nhà nước công nhận chức danh đó. Cá nhân tôi xem Nguyễn Văn Lý là tội phạm, đi ngược lại lợi ích chung của đất nước, nhưng không đồng tình xóa đi, nhưng cần phải thật trung lập và rõ ràng.Vinhtantran 06:06, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Mọi người đã đi quá xa và đã không giúp tôi hiểu được thắc mắc đã nêu. Tôi cần giải thích lại rằng đây là wikipedia tiếng Việt, đây là Bài thảo luận về bài viết Nguyễn Văn Lý nó hoàn toàn tương tự các bài khác đủ tiêu chuẩn chẳng hạn Nguyễn Văn Thiệu hoặc Tố Hữu hoặc..., cái khác là việc tìm hiểu con người Nguyễn Văn Lý sẽ giúp cho nội dung bài Nguyễn Văn Lý tốt hơn, phong phú hơn chứ không phải làm cho Nguyễn Văn Lý tốt hơn. Đối với wikipedia không có cách hiểu mục từ nhân vật này phải tốt hơn mục từ nhân vật kia, mặc dù thực tế ai cũng biết có người này tốt hơn người kia. Nhưng wikipedia lại có mục từ này tốt hơn mục từ kia, chẳng hạn mục từ Hitler có khi tốt hơn mục từ Võ Nguyên Giáp, tại sao? Vì người ta làm cho bài viết về Hittler hay quá, rõ quá mà bài viết về Võ Nguyên Giáp sơ lược quá chứ không phải là vì Võ Nguyên Giáp không tốt bằng Hittler, cuộc đời không phong phú bằng Hittler, công trạng không lớn, không hiển hách bằng Hittler.Mà dù công trạng có lớn cũng không tràng giang đại hải vì đây chỉ là một mục từ không phải là một tập sách nghiên cứu. Cũng không có quy định là người như Pol Pot chỉ nên nhắc sơ sơ, ngăn ngắn cho có, còn các lãnh tụ, lãnh đạo khác thì viết dài vào, không có kiểu trăng của ta thì đẹp hơn trăng của địch.
Tôi nghĩ là tôi đã giải thích đúng về mục từ Nguyễn Văn Lý.
Hy vọng tôi sẽ không phải treo bảng đây là đề tài nhạy cảm cũng như không phải cảnh cáo các thành viên ưa biến thảo luận bài thành thảo luận nhân vật.
Vinhtantran viết " Tôi không có ý kiến trong chuyện gọi Linh mục trong phần Tiểu sử, nhưng cần phải nói thêm là ông không được Nhà nước công nhận chức danh đó ": theo tôi Vinhtantran không đúng, ông Nguyễn Văn Lý là linh mục trước 1975 vì vậy sau 1975 vẫn cứ là Linh mục, nhà nước không lật lại vấn đề công nhận hay không công nhận chức danh Linh mục, Giám mục của toàn bộ các Linh mục, Giám mục ở miền Nam cũng như một vài cá nhân đâu, trừ một vài trường hợp đặt biệt nào đó nếu có thì nhà nước đã công bố lý do rồi (chẳng hạn phản quốc rõ ràng...). Theo luật tôn giáo hiện nay thì sao, có thể trước khi truyền chức Linh mục, Tòa tổng Giám mục phải gởi danh sách ứng viên chức danh Linh mục thông qua nhà nước thì họ mới được phong chức chính thức và được phép thi hành phận sự Linh mục theo giáo pháp, giáo lý nhưng đó là chuyện về sau này. Trường hợp truyền chức Linh mục cho Nguyễn Văn Lý là chuyện đã rồi đâu thể lật lại quá khứ, luật đâu có cho hồi tố? Vấn đề là nhà nước có tiếp tục thừa nhận chức Linh mục đó không, hoặc có cho thực hiện phụng vụ theo chức danh đó một cách chính thức hay không mà thôi và điều này còn tùy thuộc vào Tòa Tổng Giám mục nữa, việc treo chén hoặc rút phép thông công của Nguyễn Văn Lý đã xảy ra chưa? Vào lúc nào và do Tổng Giám mục nào? Việc này sẽ cho thấy thái độ của Tòa Thánh với vụ xử án cũng như cách đánh giá của họ về hành động của Nguyễn Văn Lý. Ai biết làm ơn bổ sung vào nội dung bài, nhớ thêm nguồn chú thích có thể kiểm chứng, nếu không chỉ do tự biết làm ơn đưa vào mục thảo luận.
Một câu hỏi khác, đề nghị thành viên nào rành về pháp luật hoặc giáo hội thì tham gia thảo luận (không biết gì xin miễn bàn), phát biểu: "Nhà nước chỉ bỏ tù công dân không bỏ tù linh mục", đúng là quan điểm nhà nước như vậy, nhưng nếu như Tòa tổng Giám mục không chịu nghe theo, không treo chén hoặc rút phép thông công thì đối với cộng đồng Kitô giáo phải chăng đó vẫn là linh mục? Nếu như ở trong tù có một cặp uyên ương muốn cưới nhau mà vị linh mục này làm lễ cho họ thì "Trước Chúa họ đã được kết đôi"? Hoặc nếu như có một tù nhân hấp hối và muốn được bạn tù rửa tội cho trước khi về với Chúa thì sao? Quản giáo có cấm việc hành lễ, hoặc việc hành lễ trót đã xảy ra thì người tù nhân đồng thời là linh mục kia đã thực hiện phụng vụ của mình trái phép(nhà nước) có bị buộc thêm một tôi hình sự khác hay không, đó là tội gì có nặng lắm không? (nên nhớ nếu chưa bị treo chén hoặc rút phép thông công vị linh mục không có quyền từ chối rửa tội cho người đang hấp hối khi có yêu cầu, việc từ chối bị cho là trọng tôi với Tòa Thánh, cho dù việc rửa tội đó có dẫn đến nguy hại đến bản thân cũng bị buộc phải tiến hành, chẳng hạn phải ra chiến trường bom đạn để rửa tội)
Một câu hỏi khác, ông này hình như bị tật ở mắt? Khi mang kính, khi không? Tại sao, tôi thấy một ông mặc áo trắng bị còng tay thì phải có mang kính? Dẫn chứng đạp vành móng ngựa thì có thấy, còn thóa mạ thì tôi không nghe rõ, nếu chỉ dựa vào khẳng định từ bài báo Thanh Niên của một công dân mà không nói rõ là công dân này có trực tiếp nghe lời thóa mạ Đảng và Nhà nước của Nguyễn Văn Lý hay không thì hơi yếu, cho dù đây là nguồn thông tin có thể kiểm chứng được cũng nên xem lại.
Meomeo 04:12, ngày 15 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cha Lý không mướn luật sư

Theo linh mục Cao Thái Sơn ở TPHCM thì cha Lý đã không mướn luật sư bào chữa biện hộ cho mình. Vì theo quan điểm của cha Lý: Tòa án Việt Nam là "luật rừng", và "Luật sư nào mà dám nhận biện hộ." Còn 1 lý do nữa theo cha Lý thì "Tôi không có tiền". ("Không có tiền" nhưng nhóm luật sư khởi tố đã trình ra nhiều máy laptops, desktops, điện thoại di động, những vật chứng khác phát hiện trong tư gia của ông. Và ông vẫn thường xuyên nhận tiền từ các tổ chức chính trị chống Cộng ở nước ngoài gởi về cho ông.) Que Huong Niem Nho 07:31, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có lẽ Que Huong Niem Nho là công an tham gia điều tra nên biết nhiều quá. Nhưng:
  • máy laptops, desktops, điện thoại di động đã bị tịch thu, làm sao bán được mà bảo có tiền, nếu cho bán có đủ tiền mướn luật sư không?
  • ông vẫn thường xuyên nhận tiền từ các tổ chức chính trị chống Cộng ở nước ngoài gởi về cho ông Que Huong Niem Nho cho biết họ gởi nhiều ít, cụ thể càng tốt? Xài hết bao nhiêu rồi? Số còn lại đủ mướn luật sư không?
  • Vì theo quan điểm của cha Lý: Tòa án Việt Nam là "luật rừng", và "Luật sư nào mà dám nhận biện hộ." NVL nói hồi nào ta? Sao Que Huong Niem Nho biết hay quá vậy? Bộ có quen thân NVL lắm há? Biết nhiều thấy sợ luôn!!!!

Que Huong Niem Nho cần dẫn chứng cho các thông tin mà mình có, nhất là muốn kết tội người khác khi thảo luận một vấn đề liên quan đến tín ngưỡng để tránh tranh cãi hoặc bực dọc từ các con chiên khác.Catbui 13:13, ngày 13 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

để ý những danh từ

Các bạn nên dùng những danh từ cho trung lập. Hãy để ý từ "bất đồng chính kiến". Cha Lý là người hoạt động chính trị, và ông có những hành động rõ ràng. Chứ không đơn giản là ông ta chỉ "bất đồng chính kiến" mà không làm gì hết. Thực trạng ở VN mà ai cũng đều công nhận đó là nếu anh chỉ "bất đồng chính kiến" mà anh không có những hành động cụ thể thì nhà chức trách VN cũng không muốn bắt, bởi vì đang thời kỳ hội nhập, họ đang rất muốn giới thiệu 1 hình ảnh VN thân thiện. Luật sư Lê Công Định ở Sài gòn là 1 luật sư có thể nói là bất đồng chính kiến, ủng hộ đa đảng đa nguyên nhưng vì không có những hành động chống nhà nước cụ thể nên không bị gì cả, và những bài viết của ông ta đã từng được đăng lên các báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Do nhung 19:40, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thành viên Do nhung cho rằng:
  1. Thực trạng ở VN mà ai cũng đều công nhận đó là nếu anh chỉ "bất đồng chính kiến" mà anh không có những hành động cụ thể thì nhà chức trách VN cũng không muốn bắt...
  2. Luật sư Lê Công Định không bị bắt vì bất đồng chính kiến như vậy Linh mục NVL bị bắt tất phải do có những hành động rõ ràng
Theo tôi thảo luận của Do nhung không chặc chẽ và bất lợi cho LM NVL. Ai cũng công nhận ? Xin thưa từ Ai đó chỉ là những người Do nhung quen thôi, chưa có thống kê về việc đó bao giờ, khẳng định như thế là chủ quan của Do nhung,so sánh 2 trường hợp LM NVL và LS LCĐ là khập khiểng. Nhà chức trách Việt Nam hành xử theo luật, ít ra trên lý thuyết là hành xử theo luật chứ không theo ý muốn, nhưng có thể có các trường hợp cụ thể không được phù hợp với pháp luật, đạo lý, xảy ra oan sai, khá nhiều oan sai, nhưng việc quy kết một vài trường hợp oan sai cho toàn bộ hệ thống pháp luật cũng khập khiểng, thiên kiến như so sánh LCĐ và NVL.
Xin trình bày một trường hợp không đồng tình với chính quyền xã, (thị trấn Nam Đàn, Nghệ An), của một Đại úy quân đội nhân dân chuyển ngành, một cán bộ nhà giáo, một đảng viên chỉ vì một bài thơ THANH TRA CHÍNH PHỦ “Bốn tháng tù” oan và 13 năm đi đòi công lý vì một bài thơ
Cột ngốc
Cột mốc cắm ở đường biên
Phân chia ranh giới nối liền quốc gia
“Cột ngốc” của huyện nhà ta
Chia đôi Tân-Thượng như là khối u
“Cá rán dân biếu mèo mù”
Chỉ đạo kiểu ấy đáng”tù mọt gông”
Vì sao Tân-Thượng bất đồng
Cần chi cột mốc nằm không giữa trời.
Đau lòng Tân -Thượng mình ơi
Nhổ ngay “cột ngốc” vạn đời vui chung.
Bốn tháng tù oan là kết luận của Thanh tra Chính phủ, nhưng ông Trần Xuân Thành-Viện trưởng VKSND huyện Nam Đàn (người ký quyết định truy tố thầy giáo Nguyễn Đình Phương cách đây 13 năm, hiện vẫn đang đương chức) trả lời: Việc làm của thầy Phương trước đây như thế là có tội. Tức làm thơ là có tội rồi? Do nhung cón dám nói bất đồng chính kiến chính quyền không muốn bắt nữa thôi? “Lợi dụng quyền tự do dân chủ hợp pháp để hoạt động bất hợp pháp, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu viết bài châm biếm đả kích cơ quan tổ chức xã hội, giảm lòng tin của dân đối với chính quyền cấp huyện và xã Nam Tân, Nam Thượng trong việc đóng cột mốc”. Hãy cẩn thận khi làm thơ châm biếm, cho dù anh có là cựu chiến binh, đại úy, nhà giáo, đảng viên cũng bị bắt như thường, chứ gì linh mục, luật sư viết bài, đọc thuyết giảng ???
Catbui 12:58, ngày 18 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Câu hỏi

Trong trang BBC có bài về Nguyễn Văn Lý, thảo luận rất nhiều chiều sôi nổi, trong đó có vị khẳng định người mặc thường phục bụm miệng NVL là an ninh (!?) tên là Nguyễn Minh Tân (!?), không rõ có đúng là nhân viên an ninh không, sau việc đó NMT có bị kỷ luật không? xem VN vi phạm nhân quyền vì Mỹ?16 Tháng 4 2007 - Cập nhật 10h17 GMT Catbui 10:17, ngày 21 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vậy là đã rõ, vụ bịt miệng này không phải chủ trương của Nhà nước, đã cho phóng viên nước ngoài vô quay phim mà bịt miệng người ta làm gì? Giỡn chơi làm mất mặt lãnh đạo với bè bạn quốc tế cho vui hay sao? Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định đây là hành động không tốt, không đúng và sẽ xử lý việc này. Ông công an NMT chắc phải bị chuyển sang làm việc khác, còn ông Chánh tòa làm bậy, bao che cho nhân viên dưới quyền bêu xấu pháp luật rồi đây cũng sẽ bị kỷ luật thôi.Nghilevuong 03:59, ngày 6 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Như thế là rõ ràng rồi. Ông Lý chỉ là công dân VN chứ không phải là một linh mục công giáo. Nhà nước không phong cho ông ấy làm linh mục, như vậy ông ấy có hai tội.

Một là ông ấy mạo nhận linh mục để lường gạt các công dân việt nam khác. Hai là ông ấy vi phạm pháp luật nhà nước VN. Rõ ràng nhà nước không cho làm linh mục mà ông ta cứ làm linh mục, như vậy là phạm pháp, điều 19 và điều 20. Nhà nước VN có quyền truy tố và bỏ tù. Vậy là nhà nước đã hành động theo đúng luật pháp.

Là người việt nam yêu nước ai cũng thấy rõ hành động của ông Lý là phản quốc, cần phải trừng trị đích đáng. Nếu không trừng trị thì những thế lực thù địch của vatican nó sẽ làm nhiều hành động khác nghiêm trọng cho đất nước hơn nữa.

Tôi đề nghị Viki nên bỏ trang này đi, vì nó nói lên những vấn đề hết sức nhậy cảm. Nếu cứ mang những vấn đề nhậy cảm này vào trong mạng thì vô tình người ta đã tiếp tay cho những thế lực thù địch ở nước ngoài. Thanh niên trong nước người ta vào mạng đọc những trang tiếng việt toàn thấy mô tả hận thù và bôi nhọ nhà nước như vậy thì không tốt cho sự đoàn kết của người việt nam chúng ta. Tôi nghĩ chúng ta không nên bàn thêm về vấn đề này nữa, vấn đề này là chuyện nội bộ của việt nam.

Hồng GấmHong Gam 20:55, ngày 4 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị khóa bài

Bài này gây nhiều tranh cãi theo niềm tin chính trị của các thành viên làm sửa đổi (linh mục là do nhà thờ phong, tỳ kheo là do chùa phong, sư phụ là do võ phái gọi... chỉ khi chính quyền là tôn giáo thì các chức danh đó mới được phong bơi" chính quyền), đã có nhiều đòi hỏi dẫn chứng, đã trở thành chất lượng kém... Do đó tôi đề nghị mang bài trở về phiên bản [2] (tức là trước các sửa đổi của Rungbachduong ngày 14 tháng 6 năm 2007) và khóa bài. Các thành viên nên thảo luận theo đúng quy luật của Wikipedia trước khi sửa. Mekong Bluesman 09:53, ngày 15 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hành động

Bài này gây quá nhiều tranh cãi, thiếu quá nhiều dẫn chứng, và hầu hết các dẫn chứng không trung lập, đề nghị hành động gì đó ngay. Ví dụ như bỏ hết các phần nói về hoạt động đòi tự do, nhân quyền của ông Lý và các phần không xác thực khác. Nếu nói đúng ra thì các nguồn thông tin chúng ta lấy để viết bài này đều có nhiều định kiến. Các tờ báo của chính quyền VN bêu xấu và làm tội ông Lý thêm nặng. Các tờ báo người Việt quốc tế, đặc biệt là ở Mỹ, bênh vực và tâng bốc ông. Các giải thưởng hay chức danh của ông cũng chỉ được một bên công nhận, bên kia chối bỏ. Tóm lại là những thông tin trong bài này không hoàn toàn chính xác.

Một cách tái biên tập khác cho bài này là ở mỗi phần, chúng ta để cả 2 ý kiến bất đồng song song nhau. Các phần chỉ có một bên ý kiến thì bỏ đi hoặc chú thích để người đọc không bị nhầm lẫn.

Theo tôi thấy thì các bài viết về chính trị đều lấy thông tin từ hầu hết các nguồn ngoại quốc, trong khi những nhân vật hay sự kiện lại xảy ra trong nước Việt Nam. Nếu thực sự các báo ngoại quốc là trung lập và có lý trí thì lẽ ra phải nhìn nhận sự thật một cách đàng hoàng chứ, ví dụ như phải chỉ trích sự hạ đẳng của linh mục Lý khi văng tục giữa chốn nghiêm minh? Một con người thiếu học, vô văn hóa như vậy mà đi làm từ thiện, cứu trợ, mà kêu gọi nội chiến, mà được nhiều người yêu mến, bênh vực và tặng giải thưởng ư? Còn các tờ báo trong nước VN, nếu như họ là những tờ báo lá cải và lừa bịp nhân dân thì làm sao có được số lượng độc giả trí thức nhiều như vậy? Và nếu như việc làm của ông Lý là chính nghĩa thực sự thì cho dù có bị chính quyền che đậy cũng sẽ có rất nhiều người dân ủng hộ, và chính quyền đã có thể bị lật đổ từ lâu rồi.

Tôi cũng là một người VN như cả 2 phe định nghĩa thôi: yêu nước. Tôi không ủng hộ cả 2 phe và cũng đánh giá cao những việc làm cả 2 phe. Hy vọng nước VN ta tươi sáng hơn.

70.178.213.15 04:04, ngày 2 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xóa phần biểu tình tại Nguyệt Biều

Tôi thấy phần này chẳng có liên quan gì đến bài viết nên xóa. Còn nếu có liên quan, tại sao trong đoạn văn này không nhắc đến vai trò của ông Lý trong vụ biểu tình? 70.178.213.15 16:41, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bổ sung và sửa lại 2 vấn đề

Tôi bổ sung vào phần trên vì đoạn introduction đọc qua có vẻ như ông Lý bị bắt vì "bất đồng chính kiến" (chỉ vì khác ý kiến mà bị bắt). Đúng, ông ta là nhà bất đồng chính kiến, nhưng là 1 nhà bất đồng chính kiến đã vi phạm pháp luật, nếu ông chỉ bất đồng chính kiến mà không vi phạm pháp luật thì lại là khác. Tất cả những lần bắt giam đều được đưa ra tòa, có nhân chứng, bằng chứng rõ ràng, tòa án đã tuyên phán, rõ ràng ông ta dù nói thế nào thì nữa thì cũng đã vi phạm luật pháp được quy định bởi Quốc Hội VN, vi phạm vào bộ luật hình sự của VN. Lưu ý: Một nhà bất đồng chính kiến không vi phạm pháp luật và một nhà bất đồng chính kiến có vi phạm pháp luật là khác nhau. Và ở đây ông Lý bị bắt là vì phạm pháp, nhưng không phải bị bắt chỉ vì khác ý kiến. Luật sư Lê Công Định hay viết bài trên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, cũng ủng hộ đa nguyên và trong một số vấn đề cũng đã bất đồng chính kiến với quan điểm chính thức của VN, và anh ta vẫn sống thoải mái vì đã tôn trọng luật pháp.

Ở dưới có người viết là ông Lý không được có luật sư biện hộ tại tòa. Đây là vu khống hoàn toàn và làm mất đi sự trung lập khách quan của một Wikipedia. Luật pháp VN không bao giờ cấm một người nào thuê luật sư biện hộ. Việc không có luật sự biện hộ là decision của ông Lý, là việc của ông ta.

69.150.57.210 03:15, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Luật pháp không cấm nhưng ông này hoàn toàn không có luật sư biện hộ, luật sư do ông và gia đình yêu cầu không được chấp nhận. Có luật sư mà không đến thì mới giọ là vắng mặt. thảo luận quên ký tên này là của 61.152.188.244 (thảo luận • đóng góp).

Hiện tại luật sư Lê Thị Công nhân cũng đang đề nghị luật sư và cũng đang gặp khó khăn đấy?159.149.155.89 04:29, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vì sự trung lập tôi nghĩ là nên viết là "không có mặt luật sự biện hộ". Hơn là "không được có luật sự biện hộ". Không được có LS biện hộ có nghĩa là ông ta không được quyền có luật sự biện hộ. Luật pháp VN không có điều nào cấm thuê luật sư, và chưa thấy một báo chí VN hay truyền thông quốc tế nào cho biết nhà nước VN cấm ông Lý thuê luật sư, không cho quyền ông Lý có luật sư. Tôi nghĩ phải viết theo lối trung lập trong 1 Wikipedia. Trừ phi ai đó có bằng chứng có thể chứng minh được rõ ràng là nhà cầm quyền VN không cho ông Lý thuê luật sư.69.150.57.210 06:21, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lùi lại bản của DNH, sửa nhỏ.Dpwiki 13:05, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin hỏi bạn lấy lý do gì để xóa phần "vi phạm luật hình sự" vậy ? Không lẽ ông ta không phải là vi phạm luật hả ? Có tòa án, có những nhân chứng trong nhóm 8406, có nhân chứng vật chứng, tòa đã tuyên phán, ông ta bị guity, vụ án cũng đã xử xong. Ông ta chỉ là "bất đồng chính kiến" không vi phạm pháp luật mà cũng bị bắt hả ?198.214.186.128 19:20, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mình đồng ý với bạn ở trên. Luật pháp Việt Nam và nhà nước Việt Nam cho phép mỗi người dân đều có quyền mướn LS biện hộ. Việc LM Lý, Luật sư Lê thị Công Nhân bị "rắc rối" gì đó là việc của họ, những người cực đoan không nên có những ẩn ý phục vụ cho ý đồ tuyên truyền chống CS rồi đem những ý đồ đó vào trang Wikipedia khách quan trung lập. Còn những chuyện bê bối của Nguyễn Văn Lý thì giáo dân VN ai cũng biết. Chuyện ông ta với bà sơ Hà trong khách sạn ở phường 11 Gò Vấp làm chấn động dư luận giáo dân 1 thời.198.214.186.128 19:16, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Gọi Nguyễn Văn Lý là "cha" và "linh mục" có trung lập không ?

Nguyễn Văn Lý không còn là "cha" và cũng không được giáo hội VN hay tòa thánh Vatican công nhận là 1 linh mục. Vatican đến thăm VN ngay trong lúc Nguyễn Văn Lý có rắc rối với luật pháp và Vatican vẫn bỏ mặc coi như không liên quan đến việc tòa thánh. Ông ta bị bắt vì đã vi phạm luật pháp hiện hành của VN, những luật pháp giấy trắng mực đen đã được Quốc Hội thông qua. Chuyện ông ta là "linh mục" hay là "cha" không liên quan đến chuyện ông ta bị xử tội. Ông ta được xử như là 1 công dân VN bình thường. Còn chuyện không có luật sư thì tôi không biết rõ, chỉ nghe nói rằng ông này rất cực đoan về chuyện này, nhất định nói rằng tòa án DCSVN là luật rừng mướn luật sư chỉ phí tiền vô ích, tội của ông đã được định trước khi ra tòa rồi etc. Có một Việt kiều gọi về VN hỏi có mướn luật sư chưa, NVL hỏi lại: "Để làm gì?".

Còn việc Lê Thị Công Nhân thì bản thân cô ta và Nguyễn Văn Đài đã từng là luật sư thì đúng ra phải có đủ khả năng để tự bào chữa và tự biện hộ chứ? Sao lại còn mướn luật sư làm gì ? Và rõ ràng trong phiên tòa xử LTCN và NVD rõ ràng đúng là có 2 người luật sư bào chữa. Có phải chính vì khả năng kém cỏi về nghiệp vụ của mình hay ko ? (Luật sư nhưng ko biết cãi), vì vậy mà văn phòng luật sư của 2 người không có thân chủ suốt mấy năm nay, đến nỗi phải cố bảo trì văn phòng bằng tiền của các nhóm chính trị hải ngoại gởi về hàng tháng?

Lê Thị Công Nhân và Nguyễn văn Đài cũng ko còn là luật sư nữa, Luật Sư Đoàn Hà Nội đã chính thức tước bằng LS của hai người.Nho Que Huong 21:11, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thảo luận này rất kêu, choang choang, song định phát triển gì cho bài Nguyễn Văn Lý? Sao không ai che cả? Chắc thích nghe loại thảo luận này.Yamaham (thảo luận) 07:55, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguyễn Văn Lý đã được giáo hội Công giáo truyền chức linh mục, và chưa hề bị huyền chức, vậy ông vẫn là linh mục cho đến nay. Gọi ông Nguyễn Văn Lý là linh mục không có gì sai. Nếu ai có tài liệu cho biết linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị huyền chức thì xin bổ sung.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 10:45, ngày 19 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Diễn đàn

{{{1}}}(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.) Yamaham (thảo luận) 05:35, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi che thảo luận phía trên vì nó không liên quan đến việc phát triển bài viết. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 07:08, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Wiki không phải của Tân cho dù Tân có là bảo quản viên đi nữa. Thảo luận này là có liên quan đến việc phát triển bài viết hay không là việc của nhiều người, che thảo luận là không tôn trọng người viết. Tân đọc thảo luận mục kế trên và không cóphản ứng gì vì nó hợp xu hướng chính trị của Tân. Thảo luận này có căn cứ, có nguồn đàng hoàng nhé. Đoạn sau có chỗ nào là phải che? Muốn gì đi sửa quy định của wiki đi nhé. Đừng chơi trò che đậy bất lịch sự, tui đi kiện liền à.

{{{1}}}(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.) Yamaham (thảo luận) 07:53, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Wiki không phải của Tân cho dù Tân có là bảo quản viên đi nữa. cái này không phải bàn cãi, và nó đang luôn như thế. Tôi không quan tâm nhiều đến bài viết này, và việc che đi phần mà bạn nói ở trên cũng chẳng dính dáng gì đến tư tưởng chính trị (nếu có) của tôi cả. Tôi chỉ quan tâm rằng phần bạn nói chẳng giúp ích gì cho bài viết cả (hay nói cách khác là nó không ăn nhập đến việc phát triển bài). Nếu muốn, mời bạn mang thảo luận của mình qua Wikipedia:Thảo luận, còn kiện là quyền của bạn, tôi không quan tâm. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 08:01, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Khóa hoàn toàn

Trang này hiện bị khóa hoàn toàn vì liên tục bị Đài Loan nhân phá hoại. Những ai muốn sửa bài vui lòng thảo luận hoặc nhắn cho bảo quản viên. Cám ơn. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 17:19, ngày 6 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đang sắp xếp các bài trên Wikipedia theo thể loại, đề nghị bqv mở khóa và chuyển NVL vào Thể loại:Khối 8406, xin cảm ơn. Devi (thảo luận) 18:46, ngày 11 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tên bài

Tôi thấy các bài viết về giám mục, linh mục đều có phần tên thánh (tên rửa tội). Vậy tôi đề nghị đổi tên bài này là Tađêô Nguyễn Văn Lý. Trình Thế Vânthảo luận 13:01, ngày 14 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Tađêô Nguyễn Văn Lý”.