Xin chào Luu Tieu Anh
chào mừng bạn đến với Wikipedia tiếng Việt!
Welcome to the Vietnamese edition of Wikipedia. If you have trouble understanding Vietnamese, please consider using Babel.
Wikipe-tan chào mừng bạn!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Wikipedia. Đây là một Bách khoa toàn thư mở tự do, trực tuyến, được các tình nguyện viên trên khắp thế giới cộng tác xây dựng, với hơn 250 phiên bản ngôn ngữ.

Wikipedia tiếng Việt được kích hoạt lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2003 và đến nay đã có 1.292.920 bài viết. Về cơ bản, bách khoa toàn thư này hoạt động trên nguyên tắc hợp tác cộng đồng. Thông tin đưa vào đây đều không được vi phạm bản quyền của người khác. Các nội dung hướng tới khả năng kiểm chứng được, trung lập trong quan điểm, được sự đồng thuận bởi đa số. Wikipedia rất chú trọng về nguồn gốc và bản quyền của hình ảnh nên bạn cần phải xác định rõ nguồn gốc, cơ sở sử dụnggiấy phép của hình mà bạn tải lên. Xin chú ý đến việc xây dựng các trang cá nhân của bạn, hãy nói một chút về bản thân và sở thích của bạn tại đó. Các liên kết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn từ những điều cơ bản nhất:

Thông tin kiểm chứng được
Một trong ba điều cơ bản nhất của Wikipedia.
Sách hướng dẫn
Sổ tay hướng dẫn từng bước làm quen Wikipedia.
Không đăng nghiên cứu chưa công bố
Điều cơ bản thứ hai của Wikipedia.
Chỗ thử
Nơi viết nháp của bạn.
Thái độ trung lập
Điều cơ bản thứ ba của Wikipedia.
Hình ảnh
Phải làm thế nào để chèn một hình ảnh vào bài viết?
Quy định quan trọng
Những điều mà bạn bắt buộc phải tuân thủ.
Phòng thảo luận
Nơi thảo luận chung của cộng đồng Wikipedia.
Sự văn minh
Cách bạn ứng xử với cộng đồng Wikipedia.
Mọi người đều muốn giúp đỡ bạn!
Nơi giải đáp các câu hỏi liên quan đến Wikipedia.

Trang hiện đang xuất hiện trên màn hình máy tính thực chất là trang thảo luận của riêng bạn. Các thành viên khác cũng có trang tương tự như vậy và bạn có thể liên hệ với họ khi cần thiết. Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, bạn cần ký tên để mọi người biết ai đang thảo luận với họ, hãy sử dụng bốn dấu ngã (~~~~) hay biểu tượng Chữ ký có ngày trên thanh sửa đổi, thao tác này sẽ giúp bạn tự động ghi ra tên và ngày giờ thảo luận. Tuy nhiên không được phép ký tên vào bài viết, tất cả những sửa đổi của bạn sẽ được lưu giữ trong lịch sử trang và mọi người đều biết bạn đang làm gì qua trang Thay đổi gần đây.

Mong bạn có những đóng góp thật sự hữu ích cho Wikipedia tiếng Việt để xây dựng nó trở thành một bách khoa toàn thư đầy đủ và đồ sộ nhất của nhân loại.

Tuanminh01 (thảo luận) 10:50, ngày 22 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Re: Công ty sửa

Để viết bài về tổ chức hay công ty trước hết công ty của bạn phải đáp ứng tiêu chí Wikipedia:Độ nổi bật. Nói gọn là công ty có nhiều điểm nổi bật như công ty lớn, nhân viên đông, giá trị tài sản lớn, phát hành sản phẩm rộng rãi (đa quốc gia) được nhắc đến một cách "nhiều" thông tin ở các báo chí lớn trong nước, nước ngoài, tài liệu hàn lâm, học thuật. Như vậy bạn viết về công ty thì phải chiếu theo Wikipedia:Độ nổi bật (tổ chức và công ty).

Bài ở Wikipedia đều có thể được sửa bởi tất cả thành viên theo nguyên tắc Wikipedia:Thái độ trung lập, tức là văn phong không được tâng bốc, nịnh bợ (ví dụ: đây là công ty uy tín bậc nhất tại Việt Nam, không có bất cứ công ty nào trên thế giới hay VN gọi là uy tín bậc nhất cả), mang tính quảng cáo, thiếu bách khoa (trình bày lê thê, quá chi tiết). Bạn không thể ngăn cản bất kỳ ai chỉnh sửa thông tin bài viết đó dù tốt hay xấu nếu nội dung thêm vào được dùng các nguồn uy tín.

Cuối cùng, xin lưu ý những công ty không đủ nổi bật hay mang tính quảng cáo hoàn toàn có thể bị xóa ngay lập tức khỏi Wikipedia. Có hàng chục nghìn công ty cố gắng PR quảng cáo tại Wikipedia đều bị xóa vì lý do hết sức đơn giản này. Nếu công ty bạn chưa đủ nổi bật xin chờ cho đến khi các báo chí nhắc đến nó rồi hãy đóng góp tại Wikipedia.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 02:07, ngày 23 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn, Công ty mình muốn đăng ký là công ty lớn tại Việt Nam là thuộc tập đoàn lớn trên thế giới nên về độ nổi tiếng thì mình nghĩ là Ok. Mình có search và thấy trên wiki có 1 trang về công ty này rồi nhưng chỉ đưa thông tin ngắn gọn là tên gì, thành lập năm nào có sản phẩm nào thôi. Giờ mình tạo trang mới có được không hay phải sửa đổi trên trang cũ này. Nếu tất cả mọi người đều được chỉnh sửa, ai đó cố tính sửa sai, làm xấu hình ảnh của công ty mình thì BQT có thể hỗ trợ mình khóa thành viên đó hoặc loại bỏ thông tin này được không?

Bạn có thể tạo bài tùy ý nhưng xin nhắc lại là bất kỳ ai đều có quyền chỉnh sửa bài viết miễn là họ chỉnh sửa thông tin theo nguồn uy tín đăng. Việc công ty bị xấu hình ảnh không phải là cái Wikipedia phải bảo hộ, nếu thông tin xấu về công ty bạn đăng khắp mặt báo (báo uy tín) thì không thể nào chối bỏ ai đó ghi vào Wikipedia được.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 03:09, ngày 23 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã hướng dẫn. Mình sẽ tìm hiểu thêm :) Luu Tieu Anh (thảo luận) 03:12, ngày 23 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn Alphama cho mình hỏi, mình viết xong bài viết về công ty bằng tiếng Việt rồi và muốn nó có phiên bản tiếng Anh thì phải làm thế nào vậy? Luu Tieu Anh (thảo luận) 04:52, ngày 26 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Dịch qua tiếng Anh, tạo bài theo link: en.wikipedia.org/wiki/Tên bài. Sau đó dùng interwiki link Trợ giúp:Liên kết liên wiki để nối 2 phiên bản lại. Lưu ý viết phải có nguồn và thông tin đầy đủ tránh quảng cáo, nếu không bài sẽ bị xóa.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 10:38, ngày 26 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn Alphama ơi, mình phải tạo 1 riêng bài tiếng anh sau đó link 2 bài với nhau hay wiki sẽ dịch bài luôn cho mình vậy? Cho mình hỏi thâm việc tạo mục lục cho bài viết ở phía trên bên trái thì phải làm thế nào. cảm ơn bạn nhiều, Luu Tieu Anh (thảo luận) 07:48, ngày 27 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Wiki là nơi mọi người tự do đóng góp thông tin theo quy định vì vậy nếu việc bài bạn viết xong thì chưa chắc đã có người dịch (ngoài bạn) vì phải theo cảm hứng, sự quan tâm của biên tập viên. Ví dụ công ty Microsoft thì nổi bật rồi vì vậy nhiều người dùng ưa thích, do đó sẽ có bài ở nhiều phiên bản các tiếng khác nhau. Vì vậy tốt nhất bạn phải tạo 2 bài ở 2 phiên bản, bạn muốn mục lục bên phải thì dùng mã {{mục lục bên phải}}, bên trái là mặc định. Mà bài bạn viết tôi cũng chưa biết như thế nào nữa, chỉ ngại nhất là công ty nhỏ chưa nổi bật thì có thể bị xóa ngay rồi sau đó lại có mâu thuẫn không cần thiết nhặng xị với người đi xóa hoặc thảo luận xóa, khi đó tốn công bạn mà thôi. Vì vậy tôi khuyên bạn nên tìm hiểu thật kỹ và đứng ở vị trí trung lập để xem thật sự công ty của bạn muốn viết có nổi bật không, ví dụ cỡ nhân viên đông, vốn điều lệ lớn, có bài giới thiệu khắp mặt báo điện tử như VnExpress, Dân Trí, Thanh niên, ... hoặc báo lớn nước ngoài như BBC, CNN, ... hay tạp chí, báo giấy nổi bật, sách, nguồn hàn lâm... hay có sản phẩm cực kỳ nổi bật, người tiêu dùng rộng rãi, mang tính toàn cầu. Bạn nên xem một số bài về FPT, Công ty cổ phần Kinh Đô, VNG tham khảo. Các thành viên ở Wikipedia cực kỳ nhạy cảm và dị ứng với bài viết về công ty mà công ty đó không nổi bật, mang tính quảng cáo (có cả hàng trăm nghìn công ty đua nhau quảng cáo dẫn tới bài bị xóa, bị cấm), PR tâng bốc ninh bợ ... khi đó các bài này có thể bị đặt nhãn xóa nhanh và yêu cầu xóa mà không cần phải thảo luận dài dòng.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 08:23, ngày 27 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã hướng dẫn. Nếu vậy mình sẽ chuẩn bị bài viết với 2 phiên bản sau đó link với nhau cho tiện. Công ty mình muốn đưa thông tin là công ty Toyota Việt Nam. Về độ nổi bật thì mình nghĩ là ok, hiện đã có người đưa bài thông tin quá ít nên mình muốn sửa lại bài viết đó cho đầy đủ. Tuy nhiên không biết trong bài viết có bị đánh giá là PR không nữa. Mình có thể gửi bạn bài viết sau khi hoàn thành để bạn check trước và note giúp mình nếu nội dung bị đánh giá là PR được không? Luu Tieu Anh (thảo luận) 08:56, ngày 27 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chào bạn Alphama, mình thấy bài viết về trang Toyota Việt Nam đã bị xóa với lý do k đủ độ nổi bật. Mình không đồng ý với lý do này vì TMV là một công ty có quy mô lớn cũng như đóng góp xã hội không nhỏ, hiện cũng đang tài trợ chính cho giải V league 2015. Vậy mình không hiểu cty phải như thế nào mới được wiki đánh giá là đủ độ nổi bật để đưa thông tin trên đây?

Cảm ơn bạn. Luu Tieu Anh (thảo luận) 05:16, ngày 29 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Wikipedia mang tính toàn cầu chứ ko phải là Wikipedia Việt Nam, nên chỉ cần bài Toyota là đủ. Với mỗi chi nhánh tại mỗi quốc gia lại phải có bài Toyota, Microsoft, Samsung, LG, Sony v.v... tại nước đó sao? Tuanminh01 (thảo luận) 05:20, ngày 29 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời
Bạn Tuanminh01 đã trả lời các ý mà tôi muốn nói. Chưa kể, như các trao đổi trên, bạn đã thể hiện ý rất rõ là quảng bá cho doanh nghiệp, và ngoài mục đích này ra không còn động cơ nào khác, điều tối kỵ đối với các Wikipedian. Thái Nhi (thảo luận) 05:39, ngày 29 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Mình không đồng ý với ý kiến của hai bạn. - Thứ nhất: Việc có 1 bài viết về Toyota nói chung thì hoàn toàn Ok, nếu 1 ng đọc bài viết đó có thể tìm thấy thông tin là Toyota có 1 cty ở VN nhưng họ lại chẳng biết cái công ty đó nó ở VN như thế nào, nó bán cái gì vì không phải công ty ở nước nào cũng giống nước nào. Ở mỗi quốc gia có bài viết dành cho công ty ở quốc gia đó để người ta có thể tìm được thông tin về nó thì chẳng có gì không đúng, đặc biệt là với một cuốn từ điển. Tại sao có thể đưa bài về 1 cty nhật hay mỹ mà k thể đưa bài cty ở việt nam, thông tin cho người Việt Nam tìm hiểu và tham khảo. - Bạn thảo nhi nói bài viết mang tính PR trong khi chưa hề có 1 câu nào goi là PR quảng cáo, chỉ đơn thuần là công ty thành lập năm nào, nó có sản phầm gì. Bài viết này đã có ở wiki rất lâu rồi, tại sao k bị xóa mà giờ lại nói nó PR nên xóa. - Mình cũng có trao đổi với bạn Alphama để hỏi ý kiến bạn ấy, nếu mình muốn đưa thông tin về công ty của mình thì nên viết thế nào và có thể xem bài trước để tránh bị các bạn đánh giá là PR và xóa hay không. Luu Tieu Anh (thảo luận) 06:48, ngày 29 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Độ nổi bật (tổ chức và công ty) có nói rõ: "Các chi nhánh (chapter) của các tổ chức quốc gia và quốc tế thường không đủ nổi bật để có một bài riêng, trừ khi xác lập được độ nổi bật đủ cao qua các nguồn đáng tin cậy vượt ra ngoài phạm vi địa phương của tổ chức. Tuy nhiên, các thông tin chi nhánh có thể được liệt kê tại các bài dạng danh sách nếu như các thông tin này kiểm chứng được." Vậy nếu chi nhánh tại VN có bài viết trên báo Singapore thì có thể tính là một nguồn hợp lệ.Tuanminh01 (thảo luận) 07:04, ngày 29 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời
Bổ sung thêm. Bạn đã không dấu diếm là việc bạn tham gia viết bài chỉ nhằm một mục đích duy nhất là quảng bá cho doanh nghiệp, cụ thể ở đây là cho Toyota Việt Nam. Tôi không nhận thấy bạn có ý định tham gia Wikipedia với mục đích nào ngoài lý do trên. Đây là điều tối kỵ với các Wikipedian. Việc một bài viết đã có từ lâu không có nghĩa là nó được đặt ra ngoài vòng thẩm định. Theo thông lệ, trừ những bài viết đã qua kết quả biểu quyết giữ, mới xem như là có thể tồn tại. Trường hợp của bạn, trừ khi chứng minh độ nổi bật cực mạnh như bạn Tuanminh01 đã nêu, mới có hy vọng được xem xét. Thái Nhi (thảo luận) 07:57, ngày 29 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Toyota thì tất nhiên là công ty nổi bật còn Toyota Việt Nam thì chỉ mang tính công ty con của Toyota và cùng mảng kinh doanh là bán xe cộ, vì vậy nhiều ý kiến cho rằng nên viết thông tin của bạn muốn thêm vào bài mẹ Toyota cũng rất hợp lý. Có một số công ty con có thể có bài ở Wikipedia nhưng nó phải khác công ty mẹ ở chỗ: mảng kinh doanh khác nhau và có nhãn hiệu công ty khác với Toyota(chủ yếu là để tránh bị lặp và loãng thông tin), ví dụ YouTube là công ty con của Google, nhưng YouTube chuyên về mảng video, còn Google thì là tìm kiếm. Một ví dụ khác gần với Toyota là en:Toyota Motor East Japan, đây là công ty chuyên mảng sản xuất linh kiện cho Toyota và là công ty con của Toyota. Tôi không rõ Toyota Việt Nam có tự sản xuất được xe hay linh kiện nổi bật gì không, nếu có sự khác biệt, thì bạn nên viết bài, nếu xem [1], thì có một số công ty con của Toyota sản xuất các sản phẩm khác nhau như en:Toyota Industries (sản xuất xe nâng hạ) hay như en:Toyota Peugeot Citroën Automobile Czech (sản xuất loại xe cỡ nhỏ cho thị trường châu Âu), en:Sofasa cũng là công ty con của Toyota nhưng logo khác biệt.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 12:42, ngày 4 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời