Wikipe-tan
Nhân vật trong Wikipedia
Xuất hiện lần đầu8 tháng 1, 2006 trên Futaba Channel
Sáng tạo bởiKasuga
Thông tin

Wikipe-tan (ウィキペたん Wikipetan?) là một linh vật may mắn chính thức[1] được cách điệu hóa của Wikipedia. Kính ngữ "-tan" trong "Wikipe-tan" là một hậu tố mang ý nghĩa thân mật, thường dành cho trẻ em. Giống như OS-tan, cô là một sản phẩm mang hình dáng moe gijinka (nhân hóa theo phong cách moe).

Wikipe-tan là nhân vật biểu tượng của Dự án Anime và Manga, Uỷ ban phòng chống phá hoạiPhòng tập dợt của bảo quản viên (nơi cô được mặc trang phục như một huấn luyện viên điền kinh); cô cũng là ứng cử viên cho vị trí linh vật của Wikipedia. Ngoài ra, trụ sở Wikimedia đặt tại Hồng Kông cũng sử dụng các hình ảnh và cosplay của Wikipe-tan như một linh vật của họ.

Bối cảnh sửa

Ý tưởng và tên gọi của cô đến từ địa chỉ IP vô danh 192.192.170.2, người này đề nghị rằng Wikipedia nên có một linh vật kiểu như OS-tan trong cuộc bầu chọn linh vật Wikipedia diễn ra tại Meta-Wiki vào ngày 5 tháng 1, 2006. Thành viên Wikipedia phiên bản tiếng Nhật [[1]] sau đó đã vẽ và đăng hình ảnh của cô tại Futaba Channel vào ngày 8 tháng 1 năm 2006, sau đó Wikipe-tan đã xuất hiện trong hàng ứng cử linh vật Wikipedia.

Mặc dù chú rết Wikipede đã thắng trong cuộc bình bầu này và trở thành linh vật chính thức của Wikipedia, các hình ảnh vẽ Wikipe-tan trong nhiều tư thế và kiểu cách khác nhau vẫn tiếp tục được ra mắt đến ngày nay. Cuối cùng, Wikipe-tan được công nhận là biểu tượng may mắn của cộng đồng Wikipedia bởi chính người sáng lập ra dự án này - ông Jimbo Wales.

Gijinka này được giả định sinh ra vào ngày 15 tháng 1 năm 2001, đó cũng là thời điểm Wikipedia bắt đầu hoạt động trực tuyến.

Mô tả sửa

Wikipe-tan được xuất hiện lần đầu trong hình dáng một cô bé được cách điệu theo phong cách moe khoảng 10 tuổi, có mái tóc và đôi mắt màu xanh lam, mặc một bộ trang phục hầu gái (maid) màu đen-trắng. Ngoài ra, Wikipe-tan có mang trên người 3 mảnh ghép từ quả bóng ghép chữ - biểu trưng của Wikipedia: hai mảnh kẹp tóc (mảnh bên trái khắc kí tự 祖 (tổ) trong tiếng Trung, mảnh bên phải khắc kí tự Ώ trong tiếng Hy Lạp) và một huy hiệu trên ngực mang kí tự katakana ワィ (wi) đại diện cho Nhật Bản. Trái ngược với kí tự phổ biến nhất của quả bóng ghép chữ là W, những kí tự trên người Wikipe-tan đại diện cho bảng chữ cái La Mã.

Trái với giấy phép sử dụng đã giữ bản quyền của OS-tan, Wikipe-tan được cho phép dùng theo các điều khoản của giấy phép tự do GFDL. Do đó, mọi hình ảnh của Wikipe-tan được sử dụng miễn phí và không bị ràng buộc bởi bất kì điều khoản pháp lý nào.

Sử dụng trên Wikipedia tiếng Anh và tổ chức Wikimedia Foundation sửa

 
Ba chị em Wikimedia tính đến thời điểm hiện tại (từ trái sang): Commons-tan, Wikipe-tan và Quote-tan.

Tháng 6 năm 2006, Wikipe-tan trở thành nhân vật đại diện cho Anime and manga WikiProject (Dự án Anime và Manga) sau khi linh vật trước của họ, một nhân vật cách điệu xuất phát từ bộ manga Midori no Hibi, bị xóa bỏ tại Commons do có vấn đề về bản quyền. Kể từ lần đầu xuất hiện của mình, Wikipe-tan đã được nhiều thành viên của các dự án Wikimedia đón nhận và dán hình trong trang cá nhân của họ (xem liên kết đến hình ảnh tại Commons).

Ngày 8 tháng 8 năm 2006, một bức hình vẽ Wikipe-tan được bình chọnhình ảnh chọn lọc và xuất hiện trên Trang Chính Wikipedia tiếng Anh vào ngày 2 tháng 10 cùng năm. Ngày 29 tháng 10 năm 2007, tấm hình đó được tái bình chọn và không tiếp tục là một hình ảnh chọn lọc.

Bắt đầu từ tháng 9 năm 2006, Wikipe-tan trở thành linh vật của Ủy ban phòng chống phá hoại vì biểu trưng lúc trước của họ bị gỡ bỏ vào tháng 2 năm 2006 do thương hiệu và các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả.

Ngày 21 tháng 2 năm 2007, WikiProject Military history (Dự án Lịch sử quân sự) bắt đầu sử dụng hình ảnh của Wikipe-tan, yêu cầu được gửi tới Kasuga và thành viên này đã vẽ cô trong trang phục lính hải quân, nhằm mục đính minh họa cho một trong số những userbox của họ.

Ngày 29 tháng 3 năm 2007, hai chị em của Wikipe-tan là Commons-tanQuote-tan trở thành linh vật cho hai dự án khác của Wikimedia là WikicommonsWikiquote. Kasuga - tác giả của hai nhân vật này - đã tuyên bố "...một Wiki-sister (chị em Wiki) nữa sẽ tiếp tục được thiết kế trong tương lai". Tuy nhiên, Kasuga cũng nói rằng "...không có trang cần sử dụng các hình ảnh của chị em Wiki vào lúc này. Tôi có thể vẽ các hình ảnh của họ nếu bất kì trang nào cần dùng."

 
Wikipe-tan và Jimbo Wales.

Tháng 6 năm 2007, một thành viên mở tài khoản với tên 4lolicon đã tải lên Commons hai hình ảnh vẽ Wikipe-tan trong tư thế khiêu gợi nhằm sử dụng cho bài viết Lolicon tại Wikipedia tiếng Anh. Điều nãy đã gây hoang mang cho cộng đồng Wikicommons trong một thời gian và hai bức hình được đem ra biểu quyết xóa; tuy nhiên, sự việc ngày càng nghiêm trọng và thu hút nhiều sự chú ý do quy định tại Commons chỉ tập trung xóa các tập tin vi phạm bản quyền hơn là tập tin mang nội dung khiêu dâm. Cuối cùng, vào ngày 8 tháng 6, bức hình đã được gỡ bỏ khỏi Commons bởi chính tay Jimbo Wales, ông đã công nhận Wikipe-tan là một "linh vật của cộng đồng" và không nên áp dụng cho trường hợp "giới tính hóa tình dục trẻ em" (Wikipe-tan được thiết kế khoảng 10 tuổi), Jimbo thậm chí còn cấm vô hạn 4lolicon ngay sau đó. Kasuga đã vẽ một bức hình mới minh họa cho bài viết đó với độ khiêu gợi ít hơn và không sử dụng Wikipe-tan.

Sử dụng bên ngoài Wikimedia Foundation sửa

  • Một userChrome.css, viết bởi Kylu, được dành riêng cho những người yêu thích Wikipe-tan sử dụng dưới dạng "tiện ích Firefox" và làm hình nền cho trình duyệt này của họ.
  • games™, một tạp chí game của Vương quốc Anh, sử dụng hình của Wikipe-tan để minh họa cho một hầu gái ở quán cà phê (trang 30, số 48).
  • Ngày 12 tháng 10, tờ Apple Daily đã cho đăng một đoạn thảo luận ngắn về Wikipe-tan cùng việc giấy phép GFDL (giấy phép mà Kasuga đã sử dụng cho toàn bộ các hình vẽ Wikipe-tan) đã phát tán các họa phẩm của cô ra khỏi Wikimedia như thế nào.
  • Hai cosplay Wikipe-tan được nhìn thấy khi đang thực hiện các hoạt động cosplay tại Đại học Hồng Kông. Một trong số họ đã được phỏng vấn bởi tạp chí Hồng Kông Easy Finder rằng cô nhận được lời mời của Kasuga và "administrator" người Thụy Điển GunnarRene để quảng bá hình ảnh trong cuộc sống thực của Wikipe-tan.[2][3] Tờ báo Hồng Kông Apple Daily đã đăng một tin sai sự thật sau cuộc phỏng vấn này, rằng Wikipe-tan trở thành vật đại diện chính thức cho Wikipedia.[4]
  • Ngày 15 tháng 6, 2007, tờ báo Đức Dresdner Neueste Nachrichten sử dụng [[:|hình vẽ trực diện]] của Wikipe-tan để minh họa cho một mẫu tin về sự đa dạng của manga.
  • Tháng 3 năm 2007, Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã công bố một giác thư về anime và manga Nhật Bản, có dùng chữ và hình vẽ Wikipe-tan của Kasuga từ Wikipedia tiếng Thụy Điển mà không tuân theo bất cứ yêu cầu nào của giấy phép GFDL. Các phương tiện truyền thông Thụy Điển phản ánh vi phạm này vào tháng 4[5] và Bộ trưởng bộ Tư pháp xác nhận đó là một hành vi vi phạm bản quyền vào tháng 11.[6]
  • Tờ báo Anh The Observer đã dùng bức hình phiên bản nhỏ của Wikipe-tan đang mặc đồng phục học sinh cho bài báo "Girl geeks find manga haven" (World, Trang 35, 2008-06-01, bởi Justin McCurry). Bài báo không đề cập đến Wikipedia, Wikipe-tan hay giấy phép GFDL.

Thư viện ảnh sửa

Hộp thành viên sửa

Kết quả Người dùng
{{Bản mẫu:Thành viên yêu thích Wikipe-tan}}
 Thành viên này yêu thích Wikipe-tan, hiện thân đáng yêu nhất của Wikipedia.
Xem trang nhúng

Chú thích sửa

  1. ^ “Wikipe-tan - Meta”. meta.wikimedia.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ http://i65.photobucket.com/albums/h208/vfoma/kuso/1.jpg
  3. ^ http://i65.photobucket.com/albums/h208/vfoma/kuso/2.jpg
  4. ^ “维基娘代言人出展游戏展 - 游戏频道 - 21CN.COM” (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2016. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ http://www.resume.se/nyheter/2007/04/30/ud-plankade-wikipedia/index.xml
  6. ^ “filecrunch.com”. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.

Liên kết ngoài sửa