Welcome to the Vietnamese edition of Wikipedia. If you have trouble understanding Vietnamese, please consider using Babel.


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Wikipedia. Đây là một Bách khoa toàn thư mở tự do, trực tuyến, được các tình nguyện viên trên khắp thế giới cộng tác xây dựng, với hơn 290 phiên bản ngôn ngữ. Phiên bản tiếng Việt được kích hoạt lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2003 và đến nay đã có 1.293.871 bài viết. Về cơ bản, bách khoa toàn thư này hoạt động trên nguyên tắc hợp tác cộng đồng. Thông tin đưa vào đây không được vi phạm bản quyền của người khác. Các nội dung hướng tới khả năng kiểm chứng được, trung lập trong quan điểm, được sự đồng thuận bởi đa số. Wikipedia rất chú trọng về nguồn gốc và bản quyền của hình ảnh nên bạn cần phải xác định rõ nguồn gốc, cơ sở sử dụnggiấy phép của hình mà bạn tải lên. Bạn cũng có thể xây dựng một trang cá nhân và giới thiệu một chút về bản thân mình. Các liên kết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn từ những điều cơ bản nhất:

Tạo bài mới

Hãy kích hoạt trang nhà người mới để một cố vấn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của bạn bằng cách vào đây, kéo xuống cuối trang rồi đánh dấu vào 2 ô trong mục "Trang nhà cho người mới đến".

Thông tin trên Wikipedia bắt buộc phải đạt một số tiêu chuẩn về nguồn thông tin, cách hành văn trung lậpđộ nổi bật. Điều này có nghĩa là ngoài việc viết bài với nội dung khách quan công bằng, không quảng cáo, tâng bốc và cũng không nói xấu, dèm pha đối tượng, bạn còn phải dẫn nguồn thông tin báo chí hay sách vở nói về đối tượng để khẳng định là bạn "nói có sách mách có chứng". Nếu không đưa nguồn thông tin vào bài viết hoặc viết với văn phong quảng cáo tâng bốc PR, bài viết sẽ được coi là không đạt tiêu chuẩn và sẽ bị xóa nhanh. Mời bạn tham khảo phân biệt giữa "tồn tại" và "nổi bật" để biết thêm về tiêu chuẩn trên Wikipedia, và Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy để biết về tiêu chuẩn nguồn thông tin. Một số trang có thể hữu ích cho bạn bao gồm Wikipedia:Chào mừng người mới đến, Wikipedia:Câu hỏi thường gặp, Wikipedia:Cẩm nang biên soạn, Wikipedia:Quy định và hướng dẫn, Wikipedia:Sách hướng dẫn.

Bạn cũng có thể tập sửa đổi các bài viết sẵn có bằng cách tìm đến các bài trong module "Các sửa đổi gợi ý" trên trang nhà người mới hoặc trong phần "Cải thiện nội dung" trên Trang Chính.

Trang hiện đang xuất hiện trên màn hình của bạn thực chất là trang thảo luận thành viên của riêng bạn. Các thành viên khác cũng có trang tương tự như vậy và bạn có thể liên hệ với họ khi cần thiết. Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, bạn cần ký tên để mọi người biết ai đang thảo luận với họ, hãy sử dụng bốn dấu ngã (~~~~) hay biểu tượng Chữ ký có ngày trên thanh sửa đổi, thao tác này sẽ giúp bạn tự động ghi ra tên và ngày giờ thảo luận, tuy nhiên không được phép ký tên vào bài viết. Tất cả những sửa đổi của bạn sẽ được lưu giữ trong lịch sử trang và mọi người đều biết bạn đang làm gì qua trang Thay đổi gần đây.


Mong bạn có những đóng góp thật sự hữu ích để xây dựng Wikipedia tiếng Việt trở thành một bách khoa toàn thư đầy đủ và đồ sộ nhất nhân loại!

---SongVĩ.Bot (thảo luận) 10:45, ngày 15 tháng 1 năm 2024 (UTC)Trả lời

Các thuật ngữ hóa học

sửa

Các thuật ngữ hóa học trên Wikipedia dựa trên sự phổ biến của tài liệu và nguồn tham khảo bạn nhé. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 14:04, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Dạ, tôi góp ý dựa trên tài liệu đang giảng dạy, xin vào xem thư viện ebook hóa học hữu cơ của trường Đai học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp HCM.
Dạ, xin xem lại ý nghĩa minh bạch và công bằng trong thuật ngữ "phổ biến" mà ông đã dùng để góp ý tôi.
Trân trọng – Thạch Ngọc Lê (thảo luận) 15:01, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Chào thầy Lê Ngọc Thạch (nếu thầy đang sử dụng tài khoản tên Thạch Ngọc Lê để đóng góp). Tôi đã từng đọc nhiều bài báo góp ý về danh pháp, thuật ngữ Hóa học giáo dục phổ thông và ĐH của thầy trên các trang báo mạng. Tôi rất trân trọng những đóng góp của thầy cho nền hóa học nước nhà, và đồng cảm với những trăn trở của thầy về sự thiếu nhất quán trong danh pháp, thuật ngữ Hóa học của Việt Nam.
Chính tại dự án Wikipedia tiếng Việt này, trong quá khứ đã có nhiều tranh cãi về cách gọi tên chất, mỗi một bài danh pháp, thuật ngữ gọi một nẻo. Để cải thiện (nhưng không giải quyết hoàn toàn) sự thiếu nhất quán đó, cộng đồng Wikipedia tiếng Việt đã đồng thuận và thông qua các đề xuất gọi tên danh pháp hợp chất, được trình bày trang Wikipedia:Tên bài (hóa học) (nội dung tóm tắt: Wikipedia tiếng Việt lấy Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5529:2010 và TCVN 5530:2010 của bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam làm tiêu chuẩn về danh pháp hóa học.)
Về thuật ngữ hóa học, hiện nay chưa có bất cứ biểu quyết hay đồng thuận nào trên Wikipedia tiếng Việt quy định phải lấy thuật ngữ từ quyển sách A hay cuốn từ điển B. Các thuật ngữ hiện nay trên Wikipedia dựa trên độ phổ biến của thuật ngữ (Xem tại: WP:TENPHOBIEN). Các thuật ngữ tự dịch cần phải dẫn nguồn tài liệu như sách giáo trình/nghiên cứu/ tài liệu uy tín nào đó có sử dụng thuật ngữ đó (Xem: Trợ giúp:Cước chúWP:NGUON). Ví dụ, Wikipedia ưu tiên dùng "phản ứng thế nucleophile" hơn là "phản ứng thế nucleophin", "phản ứng ái nhân", "phản ứng ái hạch", "phản ứng thân nhân", "phản ứng thân hạch". Và đặc biệt, những trường hợp tranh cãi thì tài liệu chủ chốt để đưa ra làm luận điểm chính là văn bản quy phạm pháp luật: TCVN 5529:2010; TCVN 5530:2010 (của bộ Khoa học và Công nghệ) hay Chương trình tổng thể Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (của bộ Giáo dục và Đào tạo),... Các thuật ngữ liên quan chỉ được đưa vào phần trong ngoặc đơn ở phần sa pô (phần tóm tắt ở đầu bài viết):
Ví dụ: Phản ứng thế nucleophile (hay phản ứng ái nhân, phản ứng ái hạch, phản ứng thân nhân, phản ứng thân hạch) là...
Việc tranh cãi các thuật ngữ được sử dụng và sự bất nhất làm cản trở việc đóng góp bài giữa các thành viên trên Wikipedia, suy cho cùng là do yếu tố khách quan, đặc biệt là sự tùy tiện sử dụng thuật ngữ mà chẳng có văn bản quy phạm pháp luật đủ vững chắc để thúc ép học sinh, nhà biên soạn sách, thầy cô cấp 2,3, giảng viên ĐH hay nhà sản xuất chỉ được dùng 01 thuật ngữ duy nhất. Nếu thầy thấy các tài liệu của thầy biên soạn (giáo trình, từ điển Hóa học) phần nào có thể "quy về một mối" các thuật ngữ hóa học , xin đề xuất ý kiến ở trang Wikipedia:Thảo luận nhằm thăm dò ý kiến các thành viên khác, và nếu có thể, có thể tạo biểu quyết hoặc đồng thuận. Tôi sẽ hỗ trợ thầy trong việc quy trình tạo biểu quyết hoặc đồng thuận và các thao tác kỹ thuật liên quan.
Trân trọng. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 15:44, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dạ
Xin cám ơn ông
Ông có thể làm ơn cho tôi biết quý danh, nghề nghiệp, chỗ làm việc
và tuổi nữa càng tốt, tôi thì sinh năm 1948 tại Sài Gòn
Tôi sẽ liên lạc lại cụ thể từng việc một với ông sau nha.
Tôi phụ việc với Thầy Lê Văn Thới và Ủy ban Sọan thảo Danh từ Chuyên khoa từ năm 1969.
Thạch – Thạch Ngọc Lê (thảo luận) 02:50, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Chào thầy, rất vui vì thầy đã dành thời gian để tìm hiểu và có những đóng góp đầu tiên cho Wikipedia tiếng Việt. Do tính chất về tính ẩn danh, và đôi khi về vấn đề pháp lý về vấn đề nhạy cảm (Wikipedia tiếng Việt, không phải Wikipedia Việt Nam, chính quyền Việt Nam không kiểm soát nội dung trên này) nên các thành viên trên Wikipedia sẽ không công khai danh tính để tránh bị theo dõi ngoài đời thực. Để đảm bảo sự công khai về các trao đổi, thầy có thể trao đổi thông tin ngay trên tại không gian thảo luận này.
Về vấn đề thầy sửa trang quy định Wikipedia:Tên bài (hóa học), các sửa đổi của thầy được tính là "sửa đổi không hữu ích" và bị lùi sửa do nội dung trong quy định đó đã được thông qua tại đồng thuận này. Tuy nhiên thầy có thể đề xuất sửa đổi quy định tại Thảo luận Wikipedia:Tên bài (hóa học) và sẽ có thể có thành viên tham gia thảo luận. Hoặc thầy có thể tự tạo trang nháp trên trang cá nhân của mình: Thành viên:Thạch Ngọc Lê/nháp (tôi đã chuyển nội dung thầy sửa đổi vào trang nháp này của thầy, thầy có thể sửa thoải mái ở trang này, khi nào cần tìm đồng thuận để thông qua thì liên hệ tôi để tôi sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật).
Ban đầu có vẻ phức tạp, nhưng dần dần mỗi thành viên khi tham gia Wikipedia cũng sẽ cần làm quen với các quy định, hướng dẫn (thầy có thể tìm hiểu dần các đường liên kết ở hộp "Xin chào Thạch Ngọc Lê và chào mừng bạn đến với Wikipedia tiếng Việt!" đầu trang thảo luận này) .
Trân trọng. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 14:02, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
dạ,
Rất tiếc không biết gì về ông (?) để trao đổi cho có phần chính danh. Xin phép hỏi:
- pháp lý về vấn đề nhạy cảm (trong danh pháp và thuật ngữ hóa học tiếng Việt) nên không công khai danh tính? như vậy trường hợp của tôi thì sao?
- những sửa đổi của tôi bị liệt vào "sửa đổi không đồng thuận", vậy sau khi sửa và lưu lại, nó có xuất hiện trên bản cập nhật không? – Thạch Ngọc Lê (thảo luận) 01:43, ngày 23 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Thạch Ngọc Lê
  • Với các tv thông thường chỉ đóng góp vào các mảng khoa học thì việc tiết lộ danh tính không ảnh hưởng lắm đến các tv, còn tv bên trên hiện đang là một điều phối viên nên danh tính nên được bảo mật vì nó liên quan đến nhiều vấn đề liên quan đến chính trị
  • Các sửa đổi của bạn vẫn được xuât bạn bình thường, nó chỉ được gắn nhãn để các tuần tra viên kiểm tra lại
– I So bad 01:50, ngày 23 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời