Thảo luận Thành viên:Ti2008/03

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Hoangvantoanajc trong đề tài Giáo hoàng

Lưu trữ sửa

thư mục sửa

Tôi xem đại thể thư mục khá đầy đủ rồi mà.--Trungda (thảo luận) 14:59, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Biểu tượng cho vua sửa

Xin lỗi lúc trước thảo luận tại đâu tôi quên theo dõi, nên không trả lời gì nữa. Theo tôi thì bên enwiki họ dùng văn hóa của người nói tiếng Anh để làm thống nhất, được đa số người xem chấp nhận (còn nếu không chấp nhận thì họ chỉ cần xóa đi cái hình thôi). Wikipedia tiếng Việt nên người đọc đa số là người Việt, chắc sẽ có nhiều người cảm nhận như tôi (võ đoán). Nếu việc đặt tấm hình khác là không khả thi, tôi thấy có thể đặt ký hiệu, viết khác màu (tạo tiêu bản đổi màu chữ), hoặc đơn giản là móc chữ hoàng đế ngay sau tên đó. Thú thật nhìn cái vương miện vàng, tôi nghĩ đến một ông vua Bắc Âu mà tôi hay xem trên phim, chứ không tưởng tượng ra mấy vị vua ốm, thấp, gò má cao như Việt Nam :). Tân (thảo luận) 05:25, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ nếu mà phù hợp thì cứ để đấy, chúng ta uyển chuyển thôi, không nhất thiết phải cứ giống nhau hoàn toàn. Tân (thảo luận) 10:18, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chắc là không, nếu không lại rơi vào trường hợp "sông Trường Giang" nữa. :) Tân (thảo luận) 10:38, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn xem tiêu bản:Long mão coi có được không?--Trình Thế Vân thảo luận 12:44, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC) Vậy nhờ bạn kiểm tra danh sách này và đổi tiêu bản cho phù hợp. Thân mến.--Trình Thế Vân thảo luận 13:07, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xin lỗi Ti2008 vì gần đây tôi không có nhiều thời gian lắm nên không tham gia được. Bạn cứ thảo luận với các thành viên khác xem.--Paris (thảo luận) 01:53, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tiêu bản sửa

Ti2008 nên thảo luận thêm về việc đưa tiêu bản. Thứ nhất là tiêu bản này thực sự không cần thiết (nó nói lên điều gì trong khi "tiền nhiệm" của một vua thì đương nhiên phải là vua?), thứ hai là biểu tượng này giống mũ cánh chuồn của các quan chứ không giống long mão. GV (thảo luận) 13:44, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

"rõ là..." của Ti2008 lấy từ nguồn sử liệu nào? Có thể tham khảo qua hình này để thấy rõ sự khác biệt. Nói chung theo tôi tiêu bản này hoàn toàn không cần thiết, chi tiết nhỏ này không việc gì phải bắt chước các wiki khác. GV (thảo luận) 13:50, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ti2008 cũng đã thấy chỉ riêng ở bài Lý Thái Tổ, mỗi bức tượng lại có một kiểu long mão riêng, vậy tội gì phải áp đặt cái mũ cánh chuồn đó để đại diện cho ngôi vua? Nếu Ti2008 không phản đối tôi sẽ bỏ hết các tiêu bản này trong các bài Ti2008 thêm. GV (thảo luận) 13:56, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Lý lẽ của tôi chỉ dùng cho các bài về vua Việt Nam, ở phương Tây nói chung, hình vương miện (crown) từ lâu đã là biểu tượng của vương quyền với hình dạng tương đối đồng nhất (như ở tiêu bản  ), ngay đến các quân bài trong bộ bài cũng được vẽ với chiếc vương miện như thế này. Ti2008 có thể tham khảo bài en:Crown (headgear). GV (thảo luận) 14:31, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nếu tiêu bản đó giúp bài đẹp hơn và nó đúng là biểu tượng của vương quyền thì không có lý do gì phải xóa cả. Chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây có nhiều điểm khác biệt, Ti2008 không nên quá cứng nhắc giữa việc cái gì bên này có thì bên kia cũng phải có (và ngược lại). GV (thảo luận) 14:35, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mời Ti2008 tham khảo cái liên kết ở trên tôi đưa (Crown (headgear)). GV (thảo luận) 14:43, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ti2008 thấy thế nào hợp lý thì làm. GV (thảo luận) 15:03, ngày 25 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

cái hình long mão đó tôi tự vẽ, vì thấy cũng có vua đội cái đó.--Trình Thế Vân thảo luận 03:27, ngày 27 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lê Nhân Tông sửa

Thời đó tôi hay viết theo trí nhớ, ít dùng sách. Những cái fact ở trong bài (mà Meotrangden nói) thực ra đều nằm trong vấn đề liên quan tới Vụ án Lệ Chi Viên mà sách "Nhìn lại lịch sử" đề cập, tôi đã nhớ ra và lục ra chú trong vài bài liên quan, còn sót lại bài này.

Còn mấy chỗ bình luận nói về vua Nhân Tông với mấy ông vua khác, tôi đã xem trong 1 cuốn từ lâu quá ko nhớ, hiện đã mang trả mất rồi. Tìm lại sách khó quá. Tôi bận và chưa có nhiều thời gian "lần tìm" lại chính xác những chỗ đó trong bài. Mấy chỗ đó bạn nói, bạn cứ tạm che hoặc xóa.

Nhưng tôi cho rằng Nhân Tông có nét riêng của mình: ông Hiến và ông Túc khá an bình và gần như hoàn toàn phẳng lặng, trong khi ông Nhân có khác. Thời ông này có đánh Chiêm mấy lần (dĩ nhiên là khi mẹ nhiếp chính); việc ân xá cho loạt công thần bị giết trước đó (thậm chí như Trịnh Khả chỉ vừa bị mẹ ông giết cách đó có 2 năm) khi ông mới lên 13 tuổi là 1 sự khác thường mà ông Hiến, ông Túc không có.

Nhân việc ông Bang Cơ hoàn toàn tự quyết trong vụ ân xá, cũng có thể thấy rằng bà Anh không làm cái việc giống như Lã hậu, con đủ lớn là trao toàn quyền luôn, ko phủ quyết chen ngang. Bà có thể bằng mọi giá tự vệ cho 2 mẹ con, nhưng cũng đã có điểm dừng lại. Người chết rồi ko nói được, cái sự đời tình người khó phán định lắm thay!--Trungda (thảo luận) 05:34, ngày 28 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua của Việt Nam sửa

Tại sao cứ phải xếp theo độ nổi tiếng nhỉ,xếp theo thời gian lịch sử thì hay hơn,mọi người đọc dễ hiểu hơn.Xếp theo độ nổi tiếng thì không ổn định,lúc này nổi tiếng nhất ,nhưng lúc khác chưa chắc đã nổi tiếng nhất.Đó là ý kiến riêng của tôi.--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 09:44, ngày 29 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lê Duy Phường sửa

Mấy hôm rồi tôi bận, khi nhận được tin nhắn của bạn lại trùng với thời điểm nhiều phá hoại nên tập trung chống phá.

Ông này bị giết năm 1735.--Trungda (thảo luận) 11:45, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trịnh Tráng sửa

Từ các sử gia nhà Nguyễn qua Trần Trọng Kim đến các sử gia hiện đại, không thấy ai quy kết ông này như Kỳ và Ánh.

Trịnh Tráng đề nghị ngoại binh nhưng không trong tình trạng bị thua trận mất đất, cơ nghiệp tan hoang như Kỳ và Ánh. Bởi thế ta không thấy Trịnh Tráng phải đi lạy lục người Hà Lan và gửi con tin.

Mặt khác còn một vài tình tiết khá nhạy cảm nữa: Việc làm của Trịnh Tráng không để lại hậu quả lớn trực tiếp, ngay từ hậu quả với đời sống dân chúng, vì quân Hà Lan và quân Nguyễn chỉ giao chiến ngoài biển mà Trịnh Tráng không kéo đối tác vào đất liền.

Không biết có phải các sử gia nhà Nguyễn và ông Kim bị "chột dạ" vì "cái tật" của ông cha mình hay không? :D--Trungda (thảo luận) 02:22, ngày 1 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tự Đức sửa

Như tôi hiểu thì bài vốn được tạo không chỉ từ Việt Nam sử lược.

Tôi cũng hơi bối rối vì nội dung hiện nay. Nếu viết cho đủ về quá trình mất nước thời ông này thì dài lắm, chủ yếu chỉ nên nói về những gì mang "dấu ấn" của ông này thôi, mà như hiện nay có vẻ vẫn thiếu nhiều. Ngoài VN sử lược, cần có 1 quyển LS VN về thời kỳ này.

Ngoài ra, cần nói về những nội dung khác trong cuộc đời ông này nữa: chuyện tranh ngôi với Hồng Bảo, văn thơ, loạn chày vôi (Đoàn Hữu Trưng)...

Tóm lại là để phản ánh đủ về ông này như nói về cụông của ông ta thì cần bổ sung khá nhiều...--Trungda (thảo luận) 08:18, ngày 1 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nguyễn Phúc Nguyên sửa

Thì Ti2008 vào bài Trịnh-Nguyễn phân tranh copy các trận chiến dưới thời ông với Đàng Ngoài là bài trở nên đầy đủ và dài mà, Dongsonvh (thảo luận) 17:30, ngày 1 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re:Tự Đức 2 sửa

Theo tôi với các cuộc nổi dậy ko nên sa vào nhiều. Chỉ nên nói nhiều về những vụ liên quan hoặc có vai trò tác động rõ của ông này; còn nếu chỉ là những trận đánh đấm giữa "tướng giặc" và mấy "ông tướng triều đình" thì chả nên nói kỹ làm gì - mà nên nói trong bài về mấy ông tướng triều hay mấy ông tướng "giặc" đó.

Riêng trường hợp vụ Đoàn Hữu Trưng, vì liên quan tới ngôi báu nên cần đề cập nhiều hơn những vụ kia.--Trungda (thảo luận) 09:48, ngày 4 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

NPN sửa

Ti2008 làm việc với bài Nguyễn Phúc Nguyên ghê, tôi biết thêm một thông tin thú vị về ông này trong quân sự, bạn có quan tâm ko?, Dongsonvh (thảo luận) 15:23, ngày 5 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Toyotomi Hideyoshi thống nhất nước Nhật vào khoảng những năm 1580, ông là người có nhiều tham vọng bành trướng. Đánh nhau với Triều Tiên, nhà Minh Trung Quốc và dòm ngó các quốc gia ở vùng Đông Nam Á. Theo một số tài liệu thì chính ông cho lực lượng hải quân đóng giả làm cướp biển tiến vào Đông Nam Á nhằm thăm dò sức mạnh của các vương quốc ở đây, trận chiến năm 1585 giữa Nguyễn Phúc Nguyên của Đàng Trong với hai tàu ngoại quốc (như trong bài) chính là hai chiến tàu chiến của Nhật Bản, ông đã đánh bại họ và đồng thời cũng làm tiêu tan ý định tiến xuống Đông Nam Á của Toyotomi Hideyoshi, Dongsonvh (thảo luận) 15:34, ngày 5 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Không nhớ nữa, nhưng sách đó nói về lịch sử giao lưu của người Nhật và người Việt. Khi Nguyễn Phúc Nguyên lên nắm quyền, mối quan hệ giữa Đàng Trong và Nhật Bản rất phát triển về thương mại. Nhật bán cho Đàng Trong rất nhiều vũ khí, bạc và mua tơ lụa, trầm hương của Đàng Trong rất nhiều, Dongsonvh (thảo luận) 15:40, ngày 5 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Minh Thái Tổ sửa

Tôi dùng cuốn của ông Tiêu Lê chú những chỗ cơ bản. Có mấy chỗ thơ và câu đối, sách đó không nói. Tôi để fact tại đó.--Trungda (thảo luận) 17:24, ngày 5 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đổi tiêu bản sửa

Khi thay đổi tiêu bản, bạn nên chuyển cả phần chú giải (trong các dấu <ref> , </ref>) theo. Meotrangden (thảo luận) 02:47, ngày 6 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tự Đức 3 sửa

Theo tôi phần "có hiếu" của ông này nên cho sang mục "Gia quyến", chứ không nên để ở phần "Cai trị".--Trungda (thảo luận) 04:29, ngày 7 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Hán Chiêu Đế sửa

OK, để tôi tìm lại cuốn về các vua Tàu.--Trungda (thảo luận) 16:51, ngày 7 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi chưa có tài liệu chuyên nói về cuộc đời sự nghiệp Hoắc Quang nhưng bài Hoắc (họ) nói rằng ông là anh em cùng cha khác mẹ của Hoắc Khứ Bệnh.--Trungda (thảo luận) 17:04, ngày 7 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tự Đức 4 sửa

OK, đưa vào đời tư hợp lý. Tóm lại là ko nên để ở phần cai trị.--Trungda (thảo luận) 02:41, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Lý Thái Tông - Tự Đức sửa

Những ý kiến như vậy đều cần nguồn, nếu không lại gây tranh cãi um lên. Tới nay như tôi biết mới có ông Trần Xuân Sinh phê những ý kiến trên của Hồng Nhậm vào sách, và cũng chỉ gói trong chủ đề nhà Trần.

Tôi đã nói nhiều về các bút phê của ông chàng Nhậm này đối với các đời nhưng đều chỉ trong phạm vi những trang thảo luận có liên quan. Ông này có vẻ chỉ biết sách vở thuần túy, rất thiếu thực tế trong nội trị (và dĩ nhiên là tự vệ giữ nước nữa) nên lời phát biểu về người trước khá ngờ nghệch (đã loại trừ các trường hợp phê "kẻ thù" có chủ ý); những thứ "quyền thuật" mà vua, quan đời trước áp dụng thì hình như ông ta ko hiểu nổi và phê dưới góc độ quá thật thà, quá "chính thống" trong khi chính trị đôi khi lại rất lắt léo chứ ko phải "cứ áp theo đạo Khổng" hay "cứ theo khuôn phép".

Đó là nhìn dưới góc độ coi ông ta là "cứng nhắc", "khuôn sáo", còn nếu nhìn ông ta chê tuốt tuột cả Ngô Quyền đến nhà Trần thì khó chấp nhận được, nên ông Sinh đã gọi là những lời "ngu xuẩn" và "ngớ ngẩn".

Nói thêm: bạn quan tâm nhiều đến nhà Nguyễn, nên tìm cách ngắt làm nhiều bài nhỏ: Quan chế và bộ máy; nông nghiệp; thương mại... (tôi đang xúc tiến với nhà Hậu Lê và nhà Mạc như vậy); để nhà Nguyễn như hiện nay quá dài.--Trungda (thảo luận) 11:57, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có thể dành 1 phần "nhận định sử học" của ông này, về sự tham gia trong cuốn "Cương mục" bằng các bút phê của ông ta. Trong mức độ nhất định, chúng ta vẫn có thể nêu lên được sự vô lý của những lời bút phê của ông chàng này. Hiện tôi chưa "sưu tầm" hết nhưng có nhiều điều để nói về các bút phê đó.
Trở lại chuyện nhà Nguyễn, tôi nhớ tới ý kiến 1 tác giả đăng trên báo Thể thao văn hóa, ngay sau khi hội thảo 10/2008 kết thúc. Tôi đồng tình với ông này khi cho rằng: "không phải cứ trước đây đồng loạt chê thì bây giờ nhất loạt cứ phải khen, cho ngược lại với trước. Đó là cực đoan. Chúng ta chỉ nói lại những gì trước đây nói chưa thật khách quan mà thôi, mà những điều đó không phải là tất cả để hôm nay cứ phải nói lại cho bằng hết."
Tôi cũng có chung suy nghĩ như bạn. Trong các ý kiến về triều đại này, tôi đồng tình với Nguyễn Quang Trung Tiến và Nguyễn Khắc Thuần. Nói gì thì nói, 2 cái này thì các ổng ko thể chối: "mời giặc về" và "để mất nước". Không thể "vì ý chí phục thù quá mạnh", "cũng biết là nguy hại và đã tìm cách hạn chế"... để biện minh; lại cũng không thể mang Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương tiết liệt ra để "đại diện cho tinh thần kháng Pháp, không sớm buông súng" của nhà Nguyễn vì họ chỉ là tướng tá. Vua Nguyễn chống Pháp thời Pháp đang đánh cũng chỉ có ông Hàm Nghi. Và đau buồn nhất, bẽ bàng nhất, nói đi nói lại vẫn là ông chàng Hồng Nhậm, phê đời xưa may "gặp tướng Bắc ngu mới thắng" thì mình lại thua mấy tay "úy, tá" (chưa phải tướng) của Tây Dương!--Trungda (thảo luận) 12:26, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua Nga sửa

Thú thực là tôi không thạo về sử Nga (và cũng gần như không biết tiếng Nga), ngoài Pyotr Đại đế được tiếp cận qua 1 tác giả ... Tàu (Thẩm Kiên).

Như tôi hiểu thì cách phiên âm tiếng Nga sang Anh có những "sai lệch" nhất định. Như tên danh thủ Shevchenko, tiếng Nga đọc là "Anđrây" nhưng phiên theo tiếng Anh lại là "Andryi" - cách phiên âm này không cho chúng ta cách đọc "Anđrây". Tương tự, đội vừa đoạt Cup UEFA cuối cùng của Ucraina vốn được đọc là Sac-chi-o, nhưng phiên kiểu tiếng Anh Sharkhtar, đọc thành Sác-ta, rõ ràng là khác. Đây là 2 trong số ít cái tên nguyên bản mà tôi nghe được từ thời tiếng Anh chưa "lên ngôi" ở VN nên khi nhìn người ta cứ ghi Sharkhtar trên báo (và đọc "Sác-ta" trên TV) thì tôi khá "ngứa mắt" (và "ngứa tai").

Tôi không rành tiếng Nga nên không rõ trường hợp ông vua trên nguyên tên thế nào. Trường hợp Pyotr Đại Đế, tôi được biết người Pháp gọi là Pierre, người Anh đọc thành Peter. Bạn thử hỏi Thành viên:Đôrêmon biết tiếng Nga xem sao.--Trungda (thảo luận) 03:39, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Бори́с Фёдорович Годуно́в (Ba-rix Phê-đô-rô-vitr Ga-đu-nốv). --ドラえもん (thảo luận) 15:14, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ý bạn là chuyển tự tiếng Nga sang ký tự Latinh của cái tên Nga đó phải không? Nếu thế, là Boris Fyodorovich Godunov, bạn ạ. --ドラえもん (thảo luận) 15:22, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC) Các nên văn hóa ở châu Âu có chung nguồn gốc Hy-La, nên tên gọi của người cũng có chung gốc. Pyotr ở Nga tương tự với Peter ở Anh và một số nước khác. Người nước ngoài gọi Pyotr là Peter cũng giống như Việt Nam gọi Xiaoping (là chuyển tự tiếng Trung 小平 sang ký tự Latinh) là Tiểu Bình cho dễ phát âm và thuận tai. --ドラえもん (thảo luận) 15:32, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tự Đức sửa

Rất tiếc tôi không biết nhiều về ông này, bạn làm việc với Trungda và Kulang đi, Dongsonvh (thảo luận) 14:27, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tam Hoàng-Ngũ Đế (trả lời hộ Trungda) sửa

Đây chỉ là các nhân vật truyền thuyết, chưa có một khảo cổ nào chứng minh. 118.71.80.232 (thảo luận) 15:30, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Oh, hôm nay mải bàn luận với Meotrangden về mấy nước chư hầu thời Xuân Thu, tôi quên mất câu hỏi của bạn.
Thứ nhất, như 118.71.80.232 nói, các nhân vật truyền thuyết này chỉ là truyền thuyết. Thứ nữa, họ chỉ là Hoàng hoặc Đế chứ không phải Hoàng đế. Bạn để ý thấy rằng các vua nhà Hạnhà Thương cũng xưng đế, nhà Chu thì khiêm nhường tự hạ mình xuống tước vương (nhưng vẫn là chúa tể thiên hạ).
Chỉ từ Tần Thủy Hoàng, tự thấy "công nghiệp xưa nay chưa ai bằng, vượt cả Tam Hoàng Ngũ Đế, nên ghép hai chữ cao quý nhất của cổ nhân vào thành Hoàng đế". Trước ông thì chỉ hoặc Hoàng hoặc Đế, từ ông trở đi mới có những ông hoàng đế. Bạn có thể lại thắc mắc rằng những Hán Cao Đế, Hán Văn Đế, Hán Chiêu Đế... thì sao? Đó chỉ là cách gọi tắt bằng thụy hiệu của các ông này. Các ông này đều có thụy hiệu dài, gồm đầy đủ chữ "hoàng đế" trong đó.--Trungda (thảo luận) 16:06, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cha truyền con nối sửa

Đúng như bạn nói.--Trungda (thảo luận) 11:02, ngày 16 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Chân lấm" sửa

Họ nhà ông chàng đó lấm dề dề nhưng lại muốn mang bẩn đi rê chân người khác. Sao ông ta không nhiếc cụ nội mình (cũng là nhục chẳng hạn!!) đi lấy vợ "giặc" Tây Sơn nhỉ? Hình như tại hồi đó chưa có gương nên chưa soi được dòng họ mình thế nào :D --Trungda (thảo luận) 11:43, ngày 16 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cho nên tôi thích đọc Toàn thư hơn Cương mục. Toàn thư của nhà Lê nhưng đã nghiêm khắc phê "minh quân" Lê Thái Tông ham sắc, chết ở ngoài; phê vua quỷ, vua lợn. Còn Cương mục hay phê nhưng khốn nỗi lại hay phê sai. Có lẽ các tổng tài như Trương Đăng Quế, Cao Xuân Dục thời đó phải bấm bụng không dám cười những dòng "ngự bút màu son" của thiên tử!--Trungda (thảo luận) 11:51, ngày 16 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

{{203.162.3.162}}

Long mão sửa

Tôi chưa được nhìn nhiều hình các vua thời xa xưa (trước nhà Nguyễn). Khi nhìn các vua Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức) thì thấy mấy ông này đội mũ... khác nhau và có vẻ không giống cái hình bạn nói. Tôi không rõ các đời Trần, Lê, Mạc trang phục ra sao nên không có được câu trả lời chính xác với bạn.--Trungda (thảo luận) 03:21, ngày 17 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quang Toản thì hẳn là theo vua cha, còn nhà Mạc tôi không rõ (bị nhà Lê triệt hạ thật dữ).--Trungda (thảo luận) 15:29, ngày 17 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Chiến tranh Việt-Chiêm sửa

Bài Chiến tranh Việt-Chiêm 982 sẽ rất khó viết vì thiếu tư liệu. Trước đây tôi và Bình Giang từng đề cập nhưng thấy Toàn thư, Cương mục nói quá sơ sài (vài dòng) nên thôi ý định này. Tôi chưa xem kỹ nhưng hình như tư liệu về các cuộc chiến 1075, 1104 cũng trong tình trạng tương tự, may ra là dài hơn vài dòng của 982 mà thôi.

Vả lại, bài bạn mới tạo tôi cho rằng chỉ có ý nghĩa định hướng ra các bài con; còn quan hệ Việt-Chiêm ngàn năm móc lại thành 1 bài chung, sợ rằng khá rời rạc.--Trungda (thảo luận) 16:13, ngày 17 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phan Bá Vành sửa

Hiện tôi chưa có tài liệu nào trong tay nói chi tiết về ông này ngoài VN sử lược. Tôi chỉ nhớ sơ lược qua sách giáo khoa nhiều năm trước. Ông Kim thì theo đường lối bảo hoàng, ai chống triều đình mà ko dựng lên được triều đại khác (như Tây Sơn chẳng hạn), thì ông Kim sẽ gọi bằng "tên", như "tên Phương" (Nguyễn Danh Phương), "tên Chất" (Hoàng Công Chất)...--Trungda (thảo luận) 17:23, ngày 19 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Toàn thư sửa

Tôi có bản pdf, không nhớ đã download từ trang nào. Hiện tại tìm toàn thấy bản ko ghi số trang. Nếu bạn có mail, tôi sẽ gửi cho.--Trungda (thảo luận) 18:29, ngày 20 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Văn Đế sửa

Ông này là vua thứ 5. Cả 2 Thiếu đế đều bị giết. Người thứ nhất bị Lã Hậu giết vì dọa "Thái hậu giết mẹ ta, lớn lên ta sẽ..."; người thứ hai thì bị "hội" Trần Bình giết dể lập Văn Đế.

Người ta gọi hai vua xấu số này đều là Thiếu đế, hoặc bằng tên: Lưu Cung và Lưu Hồng. Không gọi Phế đế vì có thể nhầm với 1 Hán Phế đế khác là Lưu Biện - anh Hán Hiến Đế - bị Đổng Trác phế thành Hoằng Nông vương.--Trungda (thảo luận) 03:35, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Đi du lịch" sửa

Bạn có thể ghé thăm thời Tam Đại (các bài về các vua nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu khoảng gần 100 vị) và bổ sung bảng thông tin cá nhân về họ được chứ? Tôi sẽ hoàn thành nốt các vua Chu trong vài ngày tới.--Trungda (thảo luận) 09:48, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Để xong các bài vua Chu, tôi sẽ đến Hán. Nhưng quả thực là tư liệu về các ông này tôi cũng không có nhiều vì mấy ông này là vua thời bình, không nổi lắm như những ông "khai quốc" hoặc "vong quốc" nên ít sách (tiếng Việt) nói đến.
Bạn cứ từ từ lần theo các tiêu bản vua Tam đại để ghi lý lịch tóm tắt của các ông này.--Trungda (thảo luận) 16:15, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua Tàu sửa

Tôi có ý định thống nhất các danh sách con về vua Tàu, sau đó làm một danh sách vua Tàu theo kiểu danh sách vua Việt và vua Pháp.Ti2008 (thảo luận) 03:11, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Theo tiêu bản hiện nay, danh sách đã khá đầy đủ. Ý kiến của bạn cũng giống ý kiến của tôi. Tôi nghĩ đến chuyện lập bài Vua Trung Quốc từ khi làm các tiêu bản, nhưng vì hạn chế trong khả năng mã hóa các bảng danh sách (như trong bài Vua Việt Nam) nên chưa thực hiện. Dung lượng bài này chắc phải dài gấp gần chục lần Vua Việt Nam đấy.--Trungda (thảo luận) 03:49, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Do chưa có danh sách đầy đủ của các nước lớn, tôi chưa lập tiêu bản:Vua chư hầu thời Chu gồm các chư hầu lớn như: Tề, Tấn, Sở, Tống, Vệ, Lỗ... Dĩ nhiên, tôi cho rằng không nên đưa dăm trăm ông này vào tiêu bản chung của Tàu làm gì vì quá nặng, và các ông này cũng chỉ là chư hầu thuần túy, chứ khác nhiều so với những Tây Yên, Hậu Tần thời Ngũ Hồ hay Nam Hán, Ngô Việt thời Ngũ Đại...--Trungda (thảo luận) 03:55, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cứ coi đó là những dự án dài hơi đi. Bây giờ chúng ta hãy chú trọng vào mục tiêu Chu-Hán khả thi trước mắt đã. :D--Trungda (thảo luận) 03:58, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Minh Đế sửa

Tôi muốn tham khảo bài Hán Minh Đế bên en.wiki nhưng bài bên đó dù khá dài mà ko có nguồn, hơn nữa có những thông tin có vẻ bất nhất. Tôi chưa xem kỹ nhưng có tình tiết: ông anh Lưu Cương còn sống đến năm 59, trong khi đó bài Hán Quang Vũ Đế (en.wiki) lại khẳng định ông Cương này chết từ năm 58. Do đó tôi không dùng các nội dung cai trị mà tạm dùng tài liệu tiếng Việt, dù hơi ngắn.--Trungda (thảo luận) 02:41, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy tôi cứ khởi thảo ra rồi bạn bổ sung nhé.--Trungda (thảo luận) 02:48, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xa xưa sửa

Mấy ông vua thời Tam Đại xưa quá, khiếm khi có tranh ảnh lắm, nhất là những ông không nổi (tầm tầm, cả đời ko có sự kiện, hạng này chiếm đa số). Ta có nên treo biển "xin hình" ko?--Trungda (thảo luận) 03:34, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nguyên-Bang sửa

Lão này là Nguyên Sơn. Chắc khi đó tôi lộn với chữ Bang trong Bang Cơ.

Nói nhỏ thêm tí: dù sao cũng là họ Lê cả thôi, nhỉ :)))--Trungda (thảo luận) 15:58, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Là "họ xa, thuộc chi dưới của Lê Khoáng" - ông nội Thái Tông. Đúng là người nhà cả mà; cùng 1 tông không giống ... cũng giống cánh :)))--Trungda (thảo luận) 16:08, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đúng vậy. Nhưng thực ra vấn đề huyết thống tuỳ vào hoàn cảnh chứ không bó theo 1 công thức nào. Lương Vũ Đế Tiêu Diễn rõ ràng có họ (gần) với nhà Nam Tề, nhưng khi giành ngai vàng vẫn là "cướp ngôi" và lập ra hẳn triều đại khác chứ ko duy trì nhà Tề (trường hợp hy hữu nhất trong sử Tàu). Sài Vinh chỉ là cháu bên ngoại của Quách Uy và chỉ được làm con nuôi, khác họ đấy nhưng được công nhận hoàn toàn.

Tuỳ thời thế, khi dễ thì cái gì cũng là thuận; khi muốn làm khó nhau thì cái gì cũng là nghịch. Vương Mãng có cái giống Hồ Quý Ly - thích cải cách nhưng mất lòng người và nhanh bị tiêu ngay trong đời đầu; Triệu Quang Phục có danh chính hành động; Dương Tam Kha dù sao cũng có nhân danh "con ông Nghệ đây". Điểm yếu tử huyệt là ông này dường như vô hậu nên phải nhận em kẻ thù làm con nuôi.--Trungda (thảo luận) 16:25, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tam Đại sửa

Như tôi biết thì tới thời nhà Chu mới có phép đặt thụy hiệu, kiểu Văn Vương hay Khoảnh vương. Trước đó thì ông Nghiêu, ông Thuấn, tên tục sao lên ngôi gọi thế, có khác là thêm chữ "vua", "đế". Các trường hợp Kiệt, Trụ thì đúng là tên đời sau đặt (vì căm ghét mà cho tên xấu) - đó là những trường hợp đặc biệt thời Hạ và Ân.

Bên bản en.wiki thi thoảng thấy 1 vài ông (hình như nhà Thương thì phải) còn được nêu ra bằng 1 cái tên khác nữa, nhưng "hiện tượng" này không "phổ cập" và có những bài ko có nguồn, trong khi đó các tài liệu tiếng Việt không thấy nhắc đến nên tôi bỏ qua (kẻo quá rắc rối - phân biệt Ốc Giáp, Tổ Giáp, Tiểu Giáp, Hà Đản Giáp... ai là em ai, ai là con ai đã hoa mắt).--Trungda (thảo luận) 16:36, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Al-Mamun sửa

Ông này do bạn viết đúng không? Bản tiếng Anh và tiếng Việt có ngày sinh khác nhau, bạn hãy xem và sửa cho đúng.--DMT (thảo luận) 12:43, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhật sửa

Thế hả. Trước mắt nên cho những thông tin chính vào mục "Nhật" bài niên hiệu đi đã. Anh sẽ cố "cầy" TQ, cố càng nhiều thông tin càng tốt.--Trungda (thảo luận) 10:35, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đáng buồn là hôm trước còn có vài người kêu oan cho 1 IP có hành động vừa phá hoại vừa nói tục tương tự. Rõ ràng đây là chuyện bất thường.--Trungda (thảo luận) 10:47, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Trước mà như vậy ko ai kêu, tự dưng lần đó... Không hiểu nổi.--Trungda (thảo luận) 10:50, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vắng sửa

Vừa ở Nam Định lên, sáng nay vào 280 phố Minh Khai (nhà cụ Tú Xương cũ). Nhà bây giờ là của người khác không phải của con cháu cụ Tú, nhưng họ vẫn giữ nguyên ngôi nhà cũ phía sau của Tú Xương ở khi xưa.--Duyphuong (thảo luận) 13:35, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Họ về quê huyện Mỹ Lộc, có người sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. --Duyphuong (thảo luận) 14:20, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dtdz sửa

Chào Bạn, tôi tạm gạch chỗ chưa đúng theo suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, và mong người khác đồng ý thì xóa để tạo ra nhất trí cao. Còn chuyện khác như Tiền Đề hoặc Hạ Hầu Anh chỉ là vui chút sau một ngày làm nhiều việc vất vả - vui mà, tính của tôi vẫn vậy mà, bạn cứ theo dõi thì rồi sẽ hiểu. Đừng giận tôi nhé và tôi cũng chỉ viết ở trang thảo luận thôi; các trang chính tôi đóng góp nghiêm túc đấy. Chúc vui vẻ nhé, nhiều khi tếu chút cho nhẹ đầu. Chào nhé.--Да или Нет (thảo luận) 16:30, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Sửa bài Kutuzov sửa

Nhiệt liệt hoan nghênh đồng hương! Thế mới là bạn tốt chứ! Khov chắc hẳn sẽ hài lòng. --Двина-C75MT 04:14, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Huế sửa

Có thành viên Wiki nào ở Huế không vậy? tìm giúp mình với! thank nhiều nha!Hoangvantoanajc (thảo luận) 05:13, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tam Chủng Thần Khí sửa

Ti tra thử xem. Hình như Thiên hoàng Minh Trị có một lần đem ba món này ra công cộng (tuy đóng hộp) trong ngày ông lên ngôi. Thông tin này nếu bỏ vào bài thì cũng hay đó.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 05:15, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tiếng Nhật thì tôi không biết gì hết, tiếng Trung thì chỉ sơ sơ, đọc lướt qua bản tiếng Trung cũng không thấy nó ghi gì hết. Thông tin này thì tôi đọc ở đâu đó bằng tiếng Việt. Chắc nó cũng thuộc dạng "lá cải" nên không ai chú ý ghi vào lý lịch của Thiên hoàng Minh Trị hay trong bài Tam Chủng Thần Khí.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 05:35, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đúng rồi. Tôi đã đọc đâu đó trên một trang web cá nhân. Nó miêu tả là khi Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi ông có mang báu vật này ra (đựng trong hộp gỗ) cùng với cái ấn tín của các Thiên hoàng nữa (cái này en:Privy_Seal_of_Japan).--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 10:05, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cái đó là do quá trình số hóa sách ở Việt Nam diễn ra quá chậm nên không đủ nhu cầu, dùng nguồn tự xuất bản tạm nhiều khi cũng là một cách hay trong lúc này. Wikipedia tiếng Anh phát triển mạnh như vậy một phần cũng nhờ các nguồn như Google Book và Questia. Và nếu tôi không nhầm thì nguồn tự tạo hay không tin cậy còn bị xóa rất thẳng tay trong các bài nóng có liên quan tới chính trị nữa.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 10:13, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lưu Trình Cường sửa

Hì hì, dạo này mình bỗng có hứng với mấy bài về cái rốn của chủ nghĩa chống cộng ở Đông Nam Á. :D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:49, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bà Nga Hoàng sửa

Có, anh đã nghe nói về 2 bà này, để mở lại Sử ký xem có gì rõ hơn không.

Xưa có lần xem tạp chí, anh biết có bài Áo bông che bạn của Tú Xương dùng điển tích liên quan đến 2 bà này: "Kẻ về khóc trúc Thương Ngô một mình" - kể chuyện Nga Hoàng và Nữ Anh tìm vua Thuấn đi tuần ở Giang Nam nhưng vua Thuấn đã chết, 2 bà khóc, nước mắt chảy lên cây trúc nên trúc ở Thương Ngô có vân.

Xem trong bài Áo bông che bạn ở đây lại ghi câu đó là "Kẻ về khóc trúc, than ngô một mình" (không viết hoa - không điển tích!). Anh không phải là chuyên gia văn học nên không rõ văn bản nào đúng hơn. Hiện tại chưa tìm được nguồn tin cậy để tạo bài, vì nếu ko có điển tích khóc chồng thì khó tạo ra bài riêng được, có khi phải ghép tạm vào bài ông Thuấn.--Trungda (thảo luận) 07:01, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

À, đúng là các Sa Hoàng phổ biến hơn bà vợ vua Thuấn rồi. Vậy ta có Nga Hoàng (định hướng), trong đó có 1 nghĩa ít phổ biến hơn là bà con gái ông Nghiêu.--Trungda (thảo luận) 11:10, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Giáo hoàng sửa

Bài đã viết:Giáo hoàng Innôcentê XIGiáo hoàng Piô XI, mời bạn xem và góp ý! Hoangvantoanajc (thảo luận) 13:33, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quay lại trang của thành viên “Ti2008/03”.