Trần Cẩm Tú

chính trị gia người Việt Nam (sinh 1961)

Trần Cẩm Tú (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1961) là một nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính trị gia Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt Nam[1][2]

Trần Cẩm Tú
Chức vụ
Nhiệm kỳ9 tháng 5 năm 2018 – nay
6 năm, 159 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tô Lâm
Tiền nhiệmTrần Quốc Vượng
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Phó Chủ nhiệmTrần Văn Rón (Thường trực)
Trần Tiến Hưng
Hoàng Văn Trà
Nghiêm Phú Cường
Nguyễn Minh Quang
Trần Thị Hiền
Hoàng Trọng Hưng
Vũ Hồng Văn
Nhiệm kỳ23 tháng 5 năm 2021 – nay
3 năm, 145 ngày
Chủ tịch Quốc hội
Vị trí Việt Nam
Đại diệnLào Cai
Nhiệm kỳ31 tháng 1 năm 2021 – nay
3 năm, 258 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ9 tháng 5 năm 2018 – nay
6 năm, 159 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Thường trực Ban Bí thưTrần Quốc Vượng
Võ Văn Thưởng
Trương Thị Mai
Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 2006 – nay
18 năm, 173 ngày
Tổng Bí thưNông Đức Mạnh (2006 - 2011)
Nguyễn Phú Trọng (2011 - nay)

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Thường trực từ ngày 28/1/2016)
Nhiệm kỳ6 tháng 3 năm 2015 – 9 tháng 5 năm 2018
3 năm, 64 ngày
Chủ nhiệmNgô Văn Dụ
Trần Quốc Vượng
Tiền nhiệmMai Thế Dương
Kế nhiệmBùi Thị Minh Hoài
Nhiệm kỳ20 tháng 8 năm 2011 – 6 tháng 3 năm 2015
3 năm, 198 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Hạnh Phúc
Kế nhiệmPhạm Văn Sinh
Nhiệm kỳ19 tháng 1 năm 2011 – 20 tháng 8 năm 2011
213 ngày
Chủ nhiệmNgô Văn Dụ
Nhiệm kỳ13 tháng 1 năm 2009 – 19 tháng 1 năm 2011
2 năm, 6 ngày
Chủ nhiệmNguyễn Văn Chi
Thông tin cá nhân
Sinh25 tháng 8, 1961 (63 tuổi)
Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnTiến sĩ Nông nghiệp
Alma materĐại học Lâm nghiệp Việt Nam
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Trần Cẩm Tú là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Tiến sĩ Nông nghiệp, Cao cấp lý luận chính trị.

Xuất thân và giáo dục

sửa

Trần Cẩm Tú sinh ngày 25 tháng 8 năm 1961, quê quán tại xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn, trong một gia đình nhà giáo, có bố từng làm Trưởng phòng Giáo dục huyện Hương Sơn.

Năm 1978, sau khi tốt nghiệp phổ thông tại Trường Cấp ba Lê Hữu Trác I, Trần Cẩm Tú thi đỗ và theo học tại trường Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.[Ghi chú 1] Năm 1983, ông tốt nghiệp Kỹ sư Lâm nghiệp và được điều về Lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Trong quá trình công tác tại Lâm trường Hương Sơn, ông làm nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án Tiến sĩ Nông nghiệp với tiêu đề "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tăng trưởng rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác làm cơ sở đề xuất một số biện pháp xử lý lâm sinh trong điều chế rừng ở Hương Sơn Hà Tĩnh" tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam vào năm 1999[3].

Ông theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị.[4]

Sự nghiệp

sửa

Hoạt động kinh tế-kỹ thuật

sửa

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Lâm nghiệp năm 1983, ông được điều về công tác tại Lâm trường Hương Sơn, một doanh nghiệp quốc doanh, phụ trách khai thác lâm sản, sản xuất lâm nghiệp phục vụ hậu cần trong thời chiến và kinh tế nông lâm trong thời bình.[5][Ghi chú 2] Trong quá trình công tác, ông lần lượt trải qua các chức vụ trong doanh nghiệp gồm: trợ lý, phó phòng, trưởng phòng, rồi Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, trước khi hoạt động chính trị.[6]

Hoạt động chính trị tại Hà Tĩnh

sửa

Năm 2004, ông chuyển công tác sang Ủy ban Nhân dân huyện Hương Sơn và được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hương Sơn và cùng năm đó, ông được bầu làm Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XV, nhiệm kỳ 2004 – 2011; miễn nhiệm ngày 23 tháng 6 năm 2009, chuyển sang nhiệm vụ công tác mới.[4]. Năm 2005, tại Đại hội Đảng bộ huyện Hương Sơn, ông được bầu làm Bí thư Huyện ủy huyện Hương Sơn. Đến cuối năm 2005, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, ông được bầu làm Tỉnh ủy viên tỉnh Hà Tĩnh, trở thành đại biểu của Đảng ủy tỉnh Hà Tĩnh tham gia Đại hội toàn quốc. Từ ngày 18 đến 25 tháng 4 năm 2006Hà Nội, tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X.[7] Sau kỳ đại hội toàn quốc, trong nhiệm kỳ khóa X, ông được Trung ương bổ nhiệm làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh, bắt đầu công tác kiểm tra, kỷ luật trong hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bí thư tỉnh ủy Thái Bình

sửa

Đến tháng 8 năm 2011, ông được Bộ Chính trị điều động, phân công về công tác ở Thái Bình. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa cùng đại diện Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình, công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về điều động, phân công ông vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Bình, kế nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc, được điều về Trung ương giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam.[8] Ông bắt đầu sự nghiệp lãnh đạo toàn diện tỉnh Thái Bình trong những năm 2011 – 2015 trong khóa XI.

Ủy ban Kiểm tra và Ban Bí thư Trung ương

sửa

Tháng 1 năm 2009, tại Hội nghị lần thứ chín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, đưa ra kết luận trung ương, thông qua nghị quyết về việc đẩy mạnh công tác cán bộ Đảng, Nhà nước,[9] Trần Cẩm Tú được bầu bổ sung làm Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.[10] Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trần Cẩm Tú được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI.[11] Sau đó, ông được bầu làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, phụ trách Vụ Nghiên cứu và phụ trách tuyên truyền.

Tháng 1 năm 2015, tại Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, ông lại được bầu bổ sung vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau đó được bầu làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, kế nhiệm bởi Phạm Văn Sinh.[12] Vào ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII,[1] được bầu làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Sau đó được phân công làm Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương.[13], dưới quyền của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trần Quốc Vượng.

Ngày 09 tháng 5 năm 2018, tại Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, ông được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và bầu bổ sung làm Ủy viên Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.[14][15] Kế nhiệm Trần Quốc Vượng, ông trở thành lãnh đạo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, phụ trách chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát chuyên trách của Trung ương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng; tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính chất và đường lối của Đảng, Nhà nước và đất nước Việt Nam.[16]

Bộ Chính trị

sửa

Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại phiên bầu cử Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.[17] Ngày 31, tại phiên họp đầu tiên của Trung ương Đảng khóa XIII, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, ông được bầu tiếp tục giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.[18]. Ông tiếp tục tham gia Ban Bí thư khóa XIII, sau khi được Bộ Chính trị phân công cùng với một số Ủy viên Bộ Chính trị khác.[19]

Chú thích

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Trường Đại học Nông Lâm được thành lập năm 1956 với tên gọi là Học viện Nông Lâm, nay đặt tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Thủ đô Hà Nội.
  2. ^ Lâm trường Hương Sơn được thành lập từ tháng 3 năm 1955, nay là Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn, Hà Tĩnh

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Lưu trữ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII”. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ P.T (ngày 9 tháng 5 năm 2018). “Tiểu sử tân Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú”. Dân trí. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ Trần Cẩm Tú. “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tăng trưởng rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác làm cơ sở đề xuất một số biện pháp xử lý lâm sinh trong điều chế rừng ở Hương Sơn Hà Tĩnh 1999 — LUẬN ÁN TIẾN SĨ - Cơ sở dữ liệu toàn văn”. luanan.nlv.gov.vn. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ a b Xuân Hải (ngày 9 tháng 5 năm 2018). “Quá trình công tác của tân Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú”. Báo Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2020.
  5. ^ “Cty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn: Bao giờ cho đến ngày xưa...”. Báo Hà Tĩnh. ngày 2 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2020.
  6. ^ Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (25 tháng 1 năm 2011). “Đồng chí Trần Cẩm Tú”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2011. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  7. ^ “Danh sách Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X”. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2020.
  8. ^ T. Giang (ngày 20 tháng 8 năm 2011). “Ông Trần Cẩm Tú giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình”. Người lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2020.
  9. ^ “Kết luận số 37-KL/TW, ngày 2/2/2009, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020”. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. ngày 2 tháng 2 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2020.
  10. ^ Hương Giang (ngày 9 tháng 5 năm 2018). “Các ông Trần Thanh Mẫn, Trần Cẩm Tú được bầu vào Ban Bí thư”. Thanh tra Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2020.
  11. ^ “Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI”. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.
  12. ^ Chu La (ngày 10 tháng 5 năm 2018). “Chân dung ông Trần Cẩm Tú - Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương”. Tài chính Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2020.
  13. ^ “Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung hai đồng chí Trần Cẩm Tú và Trần Thanh Mẫn vào Ủy viên Ban Bí thư khóa XII”. Tỉnh ủy Nghệ An. ngày 21 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2020.
  14. ^ Minh An (ngày 9 tháng 5 năm 2018). “TIỂU SỬ ÔNG TRẦN CẨM TÚ - TÂN CHỦ NHIỆM ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG”. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2020.
  15. ^ P.V (9 tháng 5 năm 2018). “Khai trừ Đảng đối với ông Đinh La Thăng”. Báo Tiền phong. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2018.
  16. ^ “Giới thiệu Ủy ban Kiểm tra Trung ương”. Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2020.
  17. ^ “Danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII”. VTV. ngày 30 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  18. ^ “Công bố danh sách Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII”. Báo Tuổi trẻ. ngày 31 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  19. ^ “Danh sách Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII”. VTV. ngày 10 tháng 4 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021.

Liên kết ngoài

sửa