Xung đột Ả Rập – Israel

Xung đột vùng miền và chính trị.

Xung đột Ả Rập – Israel (tiếng Ả Rập: الصراع العربي الإسرائيلي‎, tiếng Hebrew: הסכסוך הישראלי ערבי‎) là những hành vi thù địch và căng thẳng chính trị đã kéo dài khoảng một thế kỷ. Nó liên quan tới sự thành lập Nhà nước Israel hiện đại, cũng như sự thành lập và độc lập của nhiều quốc gia Ả Rập trong cùng thời kỳ, và mối quan hệ giữa các nước Ả Rập và Israel (xem bài liên quan Xung đột Israel – Palestine).

Xung đột Ả Rập – Israel

  Liên đoàn Ả Rập
  Israel
  Từng xảy ra chiến tranh với Israel
  Dải Gaza và Bờ Tây
Thời gianc. 15 tháng 5 năm 1948–nay
(76 năm, 5 tháng và 6 ngày)
Pha chính: 1948–1982[1]
Địa điểm
Kết quả Cấp thấp đang diễn ra:
Tham chiến

 Israel

Được hỗ trợ bởi:

 Hoa Kỳ (1973–)

 Liên đoàn Ả Rập

Được hỗ trợ bởi:
 Liên Xô (1967–91)[2]


Dải Gaza (2006–) Được hỗ trợ bởi:

 Iran (2006–12)
Chỉ huy và lãnh đạo
Thương vong và tổn thất

≈22.570 người chết quân sự[3]

≈1.723 cái chết dân sự[4] ≈1.050 người dân SLA tử vong[5]
91.105 tổng số người chết ở Ả Rập[6]
Cả hai mặt:
74.000 quân nhân tử vong
18.000 cái chết dân sự
(1945–1995)[7]

Phạm vi cuộc xung đột

sửa

Một số người sử dụng thuật ngữ "Xung đột Trung Đông" để chỉ vấn đề này; tuy nhiên, đây là vùng đã xảy ra nhiều cuộc xung đột không có sự tham gia của Israel (xem Danh sách những cuộc xung đột tại Trung Đông). Từ năm 1979, cuộc xung đột có thêm sự hiện diện của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran (một quốc gia không Ả Rập, không nổi bật trên bản đồ).

Dù chỉ xảy ra trên một diện tích địa lý và với số lượng thương vong khá nhỏ, cuộc xung đột đã trở thành tâm điểm quan tâm của truyền thông quốc tế cũng như sự chú ý của giới ngoại giao trong nhiều thập kỷ, có lẽ bởi trữ lượng dầu mỏ to lớn trong vùng, dù thực tế rằng Israel thực tế không sở hữu bất kỳ nguồn tài nguyên dầu mỏ nào,[8] và cả Liban cũng như Chính quyền Palestine cũng không hề có[9]. Hơn nữa, nhiều quốc gia, cá nhân và các tổ chức phi chính phủ ở khắp nơi trên thế giới đều cảm thấy mình có liên quan tới cuộc xung đột này vì những lý do như quan hệ văn hóatôn giáo với Đạo Hồi, văn hóa Ả Rập, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo hay Văn hóa Do Thái, hay vì ý thức hệ, nhân quyền, chiến lược hay các lý do tài chính khác.

Vì Israel là một chế độ dân chủ với hệ thống báo chí tự do, truyền thông được phép tiếp cận cuộc xung đột và nhờ thế cuộc xung đột cũng được tường thuật nhiều hơn. Một số người coi cuộc xung đột Ả Rập-Israel là một phần của (hay là dấu hiệu cảnh báo trước của) một sự xung đột giữa các nền văn minh lớn hơn giữa Thế giới phương TâyẢ Rập hay Thế giới Hồi giáo.[10][11] Những người khác cho rằng sự liên quan tôn giáo là một vấn đề khá mới trong cuộc xung đột này.[12] Cuộc xung đột này đã gây ra tình trạng thù địch và nhiều cuộc tấn công lẫn nhau từ phía những người ủng hộ (hay được cho là ủng hộ) từ phía các bên đối nghịch tại các quốc gia trên toàn thế giới.

Lịch sử cuộc xung đột

sửa

Khởi đầu

sửa

Từ thế kỷ thứ 11 trước Công nguyên, nhà nước cổ đại của người Do Thái đã ra đời ở vùng đất Palestine. Vào thế kỷ thứ 8 TCN, các quốc gia cổ của người Do Thái bị tiêu diệt, người Do Thái tản ra tị nạn ở khắp châu Âu và Trung Đông. Vùng Palestine lần lượt nằm dưới sự cai trị của các Đế chế Assyria, Đế chế Babylon, Đế chế Ba Tư, Đế chế La Mã trong hàng thế kỷ sau đó, trước khi người Hồi giáo Ả Rập chiếm được khu vực này vào thế kỷ thứ 8. Palestine trở thành một phần của Đế chế Ottoman từ giữa thế kỷ 16.

Khởi nguồn của cuộc xung đột Ả Rập-Do Thái đã bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, với sự ra đời của các phong trào chủ nghĩa dân tộc Ả Rập vả chủ nghĩa phục quốc Do Thái, cả hai đều hướng tới mục tiêu giành được độc lập từ Đế chế Ottoman và thành lập một quốc gia có chủ quyền cho dân tộc của họ ở khu vực Trung Đông. Với sự gia tăng của chủ nghĩa bài Do TháiChâu Âu, một làn sóng di cư của người Do Thái tới Palestine đã diễn ra từ đầu những năm 1880. Sau thất bại của Đế chế Ottoman trong Thế chiến thứ nhất, Palestine đã trở thành một vùng lãnh thổ ủy trị của Anh vào năm 1918.

Amin al-Husseini, lãnh đạo của phong trào dân tộc Ả Rập tại Palestine, đã coi làn sóng nhập cư của người Do Thái vào Palestine là kẻ thù lớn nhất trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của người Ả Rập, ông ta đã khởi xướng các cuộc bạo loạn quy mô lớn chống lại người Do Thái vào đầu năm 1920 ở Jerusalem và năm 1921 tại Jaffa. Năm 1929, một loạt các cuộc bạo loạn chống Do Thái đã được các nhà lãnh đạo Ả Rập khởi xướng. Các cuộc bạo loạn này đã dẫn đến thương vong lớn của người Do Thái tại HebronSafed, buộc người Do Thái phải sơ tán khỏi Hebron và Gaza. Một cuộc bạo loạn đẫm máu của người Ả Rập đã diễn ra vào năm 1936 nhằm chống lại sự cai trị của Anh và chống lại làn sóng nhập cư của người Do Thái, song bị quân đội Anh dập tắt. Người Do Thái và người Ả Rập gây sức ép kêu gọi người Anh trao trả độc lập cho họ, cả hai cũng đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ vùng đất Palestine và không chấp nhận phân chia lãnh thổ.

Với sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai, tình hình căng thẳng ở Palestine đã phần nào dịu xuống, người Do Tháingười Ả Rập tạm thời hợp tác với nhau, đứng về phía phe Đồng minh. Tuy nhiên, một số người theo chủ nghĩa dân tộc Ả Rập cực đoan như al-Husseini có xu hướng hợp tác với Đức Quốc xã, ông ta đã tham gia thành lập một bộ máy tuyên truyền ủng hộ phát xítchống Do Thái trên khắp thế giới Ả Rập. Vào cuối Thế chiến II, một làn sóng nhập cư mới vào Palestine của những người Do Thái sống sót sau cuộc thảm sát Holocaustchâu Âu đã khiến cho mâu thuẫn giữa hai bên bùng phát trở lại. Người Anh đã thực hiện chính sách hạn chế người Do Thái nhập cư, khiến cho phong trào đấu tranh của người Do Thái chống lại người Anh ở Palestine trở nên quyết liệt. Áp lực quốc tế cũng gia tăng kêu gọi Anh trao trả độc lập cho người Do Thái.

 
Lãnh đạo của người Ả Rập Palestine, Amin al Husseini, trong cuộc gặp mặt với nhà độc tài Đức Quốc Xã Adolf Hitler

Vào ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 181 (II), thực hiện kế hoạch phân chia vùng đất Palestine thành một nhà nước của người Ả Rập và một nhà nước của người Do Thái, trong khi thành phố thánh Jerusalem được đặt dưới sự quản lý quốc tế. Người Do Thái nhanh chóng chấp nhận kế hoạch này, song người Ả Rập lại phản đối và đòi hỏi chủ quyền của họ đối với toàn bộ Palestine. Tuân thủ theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc, người Do Thái đã chính thức tuyên bố thành lập nhà nước Israel vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, cả hai siêu cường là Hoa KỳLiên Xô đều ngay lập tức công nhận nhà nước mới này chỉ sau chưa đầy một tiếng đồng hồ. Trước tình hình đó, các nước Ả Rập tuyên bố không công nhận nhà nước Israel và đem quân tấn công nước này, dẫn đến Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948. Cuộc chiến tranh này đã gây ra khoảng 15.000 thương vong và kết thúc với phần thắng thuộc về Israel.

Theo thỏa thuận ngừng bắn và đình chiến được ký kết giữa hai bên vào năm 1949, hầu hết các vùng lãnh thổ tại Palestine được phân chia cho người Ả Rập theo Nghị quyết 181 (II) đã bị Israel đánh chiếm, trong khi Jordan chiếm được Bờ TâyAi Cập chiếm lấy Dải Gaza. Đồng thời Israel cũng chiếm Tây Jerusalem, còn Đông Jerusalem tạm thời được đặt dưới quyền kiểm soát của Jordan. Bị mất toàn bộ lãnh thổ, một làn sóng tị nạn chiến tranh khổng lồ của người Ả Rập tại Palestine sang các quốc gia láng giềng đã bùng nổ trong thời gian này.

1949-11 tháng 6 năm 1967

sửa

Năm 1954, Ai Cập bắt đầu phong toả Eo Tiran, ngăn cản mọi con tàu tới Eilat.[13] Ngày 26 tháng 7 năm 1956, Ai Cập quốc hữu hóa Công ty Kênh đào Suez, và đóng cửa kênh đào này với tàu bè Israel.[14]

Israel trả đũa ngày 29 tháng 10 năm 1956, bằng cách xâm chiếm Bán đảo Sinai với sự hỗ trợ của Anh và Pháp. Trong cuộc Khủng hoảng kênh đào Suez, Israel đã chiếm Dải Gaza và Bán đảo Sinai. Hoa KỳLiên hiệp quốc nhanh chóng gây sức ép buộc nước này ngừng chiến,[14][15] mở lại đường biển trong khu vực, hoàn thành việc rút hoàn toàn quân đội Israel khỏi lãnh thổ Ai Cập, và giải giáp hoàn toàn Sinai. Lực lượng Khẩn cấp Liên hiệp quốc (UNEF) được triển khai để giám sát việc giải giáp.[16]

Vào năm 1964, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) được thành lập bởi Yasser Arafat.

Ngày 19 tháng 5 năm 1967, Ai Cập trục xuất các quan sát viên UNEF,[17] và triển khai 100.000 binh sĩ tại Bán đảo Sinai.[18] Sau đó nước này đóng cửa Eo Tiran đối với tàu bè Israel,[19][20] khiến tình hình khu vực quay trở lại như giai đoạn trước năm 1956. Ngày 30 tháng 5 năm 1967, Jordan tham gia một hiệp ước phòng vệ chung với Ai Cập và Syria. Tổng thống Nasser tuyên bố: "Mục tiêu căn bản của chúng ta là phá huỷ Israel. Người Ả Rập muốn chiến đấu."[21]

Để trả đũa, ngày 5 tháng 6 Israel tung hầu hết tất cả máy bay của mình vào một cuộc tấn công không quân phủ đầu vào Ai Cập. Không quân Israel (AIF) đã tiêu diệt hầu hết Không quân Ai Cập - vẫn đang bất ngờ trước cuộc tấn công, sau đó quay về phía đông tiêu diệt nốt các lực lượng không quân Jordan, Syria và Iraq.[22] Cuộc tấn công này là yếu tố chủ chốt dẫn tới chiến thắng của Israel trong cuộc Chiến tranh Sáu Ngày.[18][20]. Kết thúc cuộc chiến, Israel đã chinh phục được Bờ Tây (bao gồm cả Đông Jerusalem), Dải Gaza, Cao nguyên GolanBán đảo Sinai, đánh dấu một thất bại nặng nề dành cho khối Ả Rập.

12 tháng 6 năm 1967-1973

sửa

Mùa hè năm 1967, các lãnh đạo Ả Rập gặp mặt tại Khartoum về cuộc chiến tranh nhằm tìm ra một lập trường chung với Israel. Họ đạt đến đồng thuận như sau:

  • Không công nhận Nhà nước Israel.
  • Không có hòa bình với Israel.
  • Không đàm phán với Israel.[23]

Năm 1969, Ai Cập đưa ra sáng kiến Chiến tranh Tiêu hao, với mục tiêu làm kiệt quệ nhà nước Israel buộc họ đầu hàng tại Bán đảo Sinai.[24] Cuộc chiến tranh chấm dứt với cái chết của Nasser năm 1970.

Sau cuộc chiến Sáu ngày, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) buộc phải tháo chạy sang Jordan, nơi vua Hussein đã cung cấp các căn cứ và nơi trú ẩn cho họ. Tuy vậy đến năm 1970, PLO bất ngờ phản bội Hussein và quay sang chống lại ông trong sự kiện đẫm máu được gọi là Tháng Chín đen tối.

Thất bại trước quân đội chính phủ Jordan, PLO lại phải di dời đến Nam Lebanon, nơi đây đã được PLO sử dụng làm căn cứ để tiến hành các cuộc tấn công khủng bố vào miền bắc Israel cũng như các chiến dịch không tặc trên toàn thế giới. Một trong những hành động khủng bố khét tiếng nhất của các nhóm phiến quân Palestine trong thời gian này là vụ bắt giữ và giết hại 11 vận động viên Israel tại Thế vận hội Olympic năm 1972. Bên cạnh đó, những phần tử khủng bố Palestine còn chịu trách nhiệm trong vô số các cuộc tấn công đáng chú ý khác, chẳng hạn như vụ không tặc chuyến bay Sabena 571vụ thảm sát ở sân bay Lod.

Ngày 6 tháng 10 năm 1973, Syria và Ai Cập bất ngờ tấn công Israel vào ngày lễ Yom Kippur, lấn lướt lực lượng quân sự của Israel.[25][26] Cuộc Chiến tranh Yom Kippur ảnh hưởng tới sự đối đầu gián tiếp giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết. Khi Israel đã chiếm lại ưu thế trên chiến trường, Liên bang Xô viết đã đe dọa can thiệp quân sự. Hoa Kỳ, lo ngại về một cuộc chiến tranh hạt nhân, đã giàn xếp một cuộc ngưng bắn ngày 25 tháng 10.[25][26]

1974-2000

sửa
Ai Cập

Sau Hiệp ước Trại David cuối thập kỷ 1970, Israel và Ai Cập đã ký kết một hiệp ước hòa bình vào tháng 3 năm 1979. Theo những điều khoản của nó, Bán đảo Sinai được trao trả lại cho Ai Cập, và Dải Gaza tiếp tục nằm dưới quyền kiểm soát của Israel, sẽ được gộp vào trong nhà nước Palestine tương lai.[27]

Jordan

Tháng 10 năm 1994, Israel và Jordan đã ký kết một hiệp ước hòa bình, quy định sự hợp tác song phương, một sự kết thúc những sự thù địch, và một giải pháp với những vấn đề còn chưa được giải quyết.[28]

Iraq

Tháng 6 năm 1981, Israel đã thành công trong việc tấn công phá hủy cơ sở hạt nhân mới được xây dựng của Iraq trong Chiến dịch Opera.

Trong Chiến tranh Vùng Vịnh, Iraq đã bắn 39 tên lửa vào Israel, với hy vọng thống nhất thế giới Ả Rập chống lại liên quân đang tìm cách giải phóng Kuwait. Trước yêu cầu của Hoa Kỳ, Israel đã không trả đũa các cuộc tấn công này nhằm ngăn chặn sự bùng phát thêm của cuộc chiến.[28]

Liban

Năm 1970, sau một cuộc nội chiến kéo dài, vua Hussein đã trục xuất PLO khỏi Jordan. PLO chuyển sang đóng tại Liban và từ đó tung ra các cuộc tấn công nhằm vào Israel. Năm 1981, Syria, đồng minh của PLO, bố trí tên lửa tại Liban. Tháng 6 năm 1982, Israel xâm chiếm Liban. Trong vòng 2 tháng, PLO đã đồng ý rút lui.

Tháng 3 năm 1983, Israel và Liban ký kết một thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, Syria đã gây sức ép buộc Tổng thống Amine Gemayel phải hủy bỏ hiệp ước này vào tháng 3 năm 1984. Tới năm 1985, các lực lượng Israel hầu như đã rút toàn bộ khỏi Liban,[28] Israel đã hoàn thành việc rút quân vào tháng 5 năm 2000, để lại một khoảng trống quyền lực và Syria cùng Hezbollah đã nhanh chóng nắm lấy. [29]

Palestine

Năm 1987, Phong trào Intifada lần thứ nhất bắt đầu. PLO bị trục xuất khỏi các cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề cho tới khi họ công nhận Israel và từ bỏ chủ nghĩa khủng bố trong năm sau đó. Năm 1993, Israel và PLO đã ký kết Hiệp ước hòa bình Oslo, và bản "Tuyên bố về các Nguyên tắc" của họ, cùng với Tiến trình hòa bình, đã được coi là kim chỉ nam cho mối quan hệ Israel-Palestine từ đó tới nay. [28]

2000-hiện nay

sửa

Để chống lại al-Aqsa Intifada, Israel đã tung ra cái gọi là cuộc tấn công vào các cơ sở khủng bố tại các trung tâm đô thị chính ở Bờ Tây năm 2002. Bạo lực một lần nữa lại lan tràn trong vùng. Với hy vọng tái khởi động tiến trình hòa bình, thủ tướng Israel Ariel Sharon đã bắt đầu chương trình đơn phương rút quân khỏi Dải Gaza năm 2003. Chính sách này được thực thi toàn bộ vào tháng 8 năm 2005.[30]

Tháng 7 năm 2006, các chiến binh Hezbollah đã tấn công một đoàn xe quân sự Israel, bắt cóc hai binh sĩ và giết hại bảy người khác, dẫn tới cuộc Xung đột Israel-Liban năm 2006.[27] Một cuộc ngừng bắn được Liên hiệp quốc bảo trợ bắt đầu có hiệu lực ngày 14 tháng 8 năm 2006, chính thức chấm dứt cuộc xung đột.[31]

Chú thích

sửa
  1. ^ “Arab-Israeli wars”. Encyclopædia Britannica.
  2. ^ Pollack, Kenneth, M., Arabs at War: Military Effectiveness, University of Nebraska Press, (2002), pp. 93–94, 96.
  3. ^ Memorial Day / 24,293 fallen soldiers, terror victims since Israel was born. Haaretz. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2014.
  4. ^ Memorial Day / 24,293 fallen soldiers, terror victims since Israel was born. Haaretz Retrieved on ngày 28 tháng 7 năm 2014.
  5. ^ Hamzeh, Ahmad Nizar (ngày 1 tháng 1 năm 2004). “In The Path Of Hizbullah”. Syracuse University Press – qua Google Books.
  6. ^ Total Casualties, Arab-Israeli Conflict. Jewish Virtual Library.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên buzan
  8. ^ “CIA World Factbook. Israel”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
  9. ^ “The Greening Of The Middle East: Oil for Feud”. Đã bỏ qua tham số không rõ |source= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  10. ^ Abdel Mahdi Abdallah (Dec. 2003), More specifically, author Edward Said affirms his belief that if a solution can be found in Israel, the global community may be able to follow this guideline, generating peace and understanding between the cultures of the East and West. "Causes of Anti-Americanism in the Arab World: A Socio-Political Perspective," Middle East Review of International Affairs (MERIA) 7.4, accessed January 9, 2007.
  11. ^ Section 2: "Clash of Civilizations," in Arab-Israeli Conflict: Role of religion, Israel Science and Technology ("the national database and directory of science and technology related sites in Israel"), (c) 1999-2007, accessed January 9, 2007.
  12. ^ Ibrahim Al-Khouli and Wafa Sultan (February 21, 2006), "Arab-American Psychiatrist Wafa Sultan: There is No Clash of Civilizations but a Clash between the Mentality of the Middle Ages and That of the 21st Century," Clip No. 1050, printable transcript of television interview with Sultan conducted by Al-Khouli, broadcast on Al Jazeera, online posting, Middle East Media Research Institute (MEMRI) February 22, 2006, accessed January 9, 2007.
  13. ^ “Background Note: Israel”. US State Department. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
  14. ^ a b “1956: Egypt Seizes Suez Canal”. British Broadcasting Service. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
  15. ^ “UN GA Resolution 997”. Mideast Web. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
  16. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
  17. ^ “UN: Middle East - UNEF I, Background”. United Nations. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
  18. ^ a b Lorch, Netanel (ngày 2 tháng 9 năm 2003). “The Arab-Israeli Wars”. Israeli Ministry of Foreign Affairs. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
  19. ^ 'Egypt Closes Gulf Of Aqaba To Israel Ships: Defiant move by Nasser raises Middle East tension', The Times, Tuesday, May 23, 1967; pg. 1; Issue 56948; col A.
  20. ^ a b “The Disaster of 1967”. The Jordanian Government. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
  21. ^ “1967: Egypt and Jordan Unite Against Israel”. British Broadcasting Service. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
  22. ^ “Course of the Six Day War”. Palestine Facts. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
  23. ^ “President Mubarak Interview with Israeli TV”. Egyptian State Information Service. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ |publishdate= (trợ giúp)
  24. ^ “Israel: The War of Attrition”. Encyclopedia Britannica. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2007.
  25. ^ a b “Israel: The Yom Kippur War”. Encyclopedia Britannica. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2007.
  26. ^ a b Arab-Israeli War of 1973. Encarta Encyclopedia. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
  27. ^ a b "Israel." Encarta Encycolpedia. http://encarta.msn.com/encyclopedia_761575008_11/Israel.html Lưu trữ 2006-10-28 tại Wayback Machine
  28. ^ a b c d Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Encarta: Israel
  29. ^ "After the cease-fire." Brandeis University. http://my.brandeis.edu/news/item?news_item_id=105605&show_release_date=1 Lưu trữ 2007-05-11 tại Wayback Machine
  30. ^ "Special Update: Disengagement - August 2005". Israeli Ministry of Foreign Affairs. http://www.mfa.gov.il/MFA/History/Modern+History/Historic+Events/Disengagement+-+August+2005.htm
  31. ^ CNN (2006). "Lebanon truce holds despite clashes". Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2006.

Đọc thêm

sửa

Lịch sử tổng quan

sửa
  • Bregman, Ahron (2002). Israel's Wars: A History Since 1947. Luân Đôn: Routledge. ISBN 0-415-28716-2
  • Bregman, Ahron Elusive Peace: How the Holy Land Defeated America.
  • Bard, Mitchell. The Complete Idiot's Guide to Middle East Conflict. 2nd ed. (Alpha, 2002), ISBN 0-02-864410-7
  • Bickerton, Ian J. and Carla L. Klausner. A Concise History of the Arab–Israeli Conflict. 4th ed. (Prentice Hall, 2001), ISBN 0-13-090303-5
  • Cohn-Sherbok, Dan. The Palestine-Israeli Conflict: A Beginner's Guide (Oneworld Publications, 2003), ISBN 1-85168-332-1
  • Cejka, Marek. Israel and Palestine - The past, present and Direction of the Middle Eastern Conflict (Barrister and Principal, 2005), ISBN 978-80-87029-16-9
  • David, Ron. Arabs & Israel for Beginners (Writers and Readers Publishing, Inc. 1996), ISBN 0-86316-161-8
  • Dowty, Alan. Israel/Palestine (Polity, 2005), ISBN 0-7456-3202-5
  • Eran, Oded. "Arab-Israel Peacemaking." The Continuum Political Encyclopedia of the Middle East. Ed. Avraham Sela. New York: Continuum, 2002.
  • Fraser, T. G. The Arab–Israeli Conflict. 2nd ed. (Palgrave Macmillan, 2004), ISBN 1-4039-1338-2
  • Gelvin, James L. The Israel-Palestine Conflict: One Hundred Years of War (Cambridge University Press, 2005), 0521618045
  • Harms, Gregory with Todd M. Ferry. The Palestine-Israel Conflict: A Basic Introduction (Pluto Press, 2005), ISBN 0-7453-2378-2
  • Hirst, David. The Gun and the Olive Branch. 3rd ed. (Nation Books, 2003), ISBN 1-56025-483-1
  • Hurewitz, J. C. The Struggle for Palestine (Shocken Books, 1976), [out of print]
  • Karsh, Efraim. Arafat's War: The Man and His Battle for Israeli Conquest. New York: Grove Press, 2003.
  • Khouri, Fred J. The Arab–Israeli Dilemma. 3rd ed. (Syracuse University Press, 1985), ISBN 0-8156-2340-2
  • Morris, Benny. Righteous Victims: A History of the Zionist–Arab Conflict, 1881–2001 (Vintage Books, 2001), ISBN 0-679-74475-4
  • Morris, Benny. 1948: The History of the First Arab-Israeli War. New Haven: Yale University Press, 2008.
  • Mandel, Neville J. The Arabs and Zionism Before World War I (University of California Press, 1976), [out of print]
  • Ovendale,Ritchie. The Origin of the Arab-Israeli Wars, (Pearson Education, Edinburgh (1984), 2004 4th revised ed.
  • Pappe, Ilan A History of Modern Palestine: One Nation, Two Peoples: Second Edition (Cambridge: Cambridge University Press, 2006)
  • Roraback, Amanda. Palestine in a Nutshell or Israel in a Nutshell (Enisen Publishing, 2004), ISBN 0-9702908-4-5
  • Safran, Nadav. Israel: The Embattled Ally (The Belknap Press, Harvard, 1978), [out of print]
  • Sela, Avraham. "Arab-Israeli Conflict." The Continuum Political Encyclopedia of the Middle East. Ed. Avraham Sela. New York: Continuum, 2002. pp. 58–121.
  • Shlaim, Avi. The Iron Wall: Israel and the Arab World (Luân Đôn: Penguin Books, 2000), ISBN 978-0-140-28870-4
  • Smith, Charles D. Palestine and the Arab–Israeli Conflict. 5th ed. (Bedford/St. Martin's, 2004), ISBN 0-312-40408-5
  • Sykes, Christopher. Crossroads to Israel (Cleveland: The World Publishing Company, 1965), [out of print]
  • Tessler, Mark. A History of the Israeli–Palestinian Conflict (Indiana University Press, 1994), ISBN 0-253-20873-4
  • Thomas, Baylis. How Israel Was Won (Lexington Books, 1999), ISBN 0-7391-0064-5
  • Wasserstein, Bernard. Israelis and Palestinians (Yale University Press, 2003), ISBN 0-300-10172-4

Phân tích

sửa

Hư cấu

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Chính phủ và các nguồn chính thức

sửa

Truyền thông khu vực

sửa
Israel
Ả rập

Các nhóm cố vấn và Phân tích chiến lược

sửa

Những đề xuất hoà bình

sửa

Xem bài chính: Danh sách những đề xuất hoà bình Trung Đông

Bản đồ

sửa

Các nguồn chung

sửa