Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Danh sách Thái thượng Thiên hoàng Nhật Bản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
copy từ bài Thiện Nhượng của cụ Biển
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 18:52, ngày 25 tháng 3 năm 2014

Hoàng gia Nhật Bản là triều tại tồn tại lâu đời nhất thế giới với hơn 2600 lịch sử. Các Hoàng đế Trung Hoa xưa thường tự cho mình là Thiên tử (con trời), người Nhật không chịu lép vế tôn xưng vị quân chủ của họ lên 1 mức cao hơn, đó là Thiên hoàng (vua trời). Lúc thoái vị, Thiên hoàng sẽ có danh hiệu là Thái thượng Thiên hoàng (太上天皇, Daijō Tennō), gọi tắt là Thượng hoàng (上皇, Jōkō). Khi Thượng hoàng xuất gia, được đổi thành Thái thượng Pháp hoàng (太上法皇, Daijō Hōō), gọi tắt là Pháp hoàng (法皇, Hōō).

Thời kỳ Asuka

  1. Năm 645, Thiên hoàng Kōgyoku Takara nhường ngôi cho em trai là Hoàng tử Karu. Thiên hoàng Kōtoku trị vì được 9 năm thì mất, cựu hoàng Kōgyoku quay trở lại đế vị đổi xưng hiệu thành Thiên hoàng Saimei, bà duy trì quyền lực cho đến khi mất, thọ 68 tuổi.[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10]
  2. Năm 697, Thiên hoàng Jitō Unonosarara nhường ngôi cho cháu nội là Thân vương Karu. Bà vẫn tiếp tục nắm việc triều chính cho đến khi mất, thọ 58 tuổi[11][12][13][14][15][16][17]
Thiên hoàng Shōmu
  1. Năm 715, Thiên hoàng Gemmei Ahe thoái vị nhường ngôi cho con gái là Nội Thân vương Hidaka, bà mất năm 721, thọ 61 tuổi.[18][19][20][21][22][23][24]

Thời kỳ Nara

  1. Năm 724, Thiên hoàng Genshō Hidaka nhường ngôi cho cháu mình là Thân vương Obito, bà mất năm 748, thọ 65 tuổi.[25][26][27][20][28][29][30]
  2. Năm 749, Thiên hoàng Shōmu Obito nhường lại ngai vàng cho con gái là Nội Thân vương Abe, ông xuất gia tu hành được 7 năm thì mất, thọ 55 tuổi[31][32][33][34][35][36][37]
  3. Năm 758, Thiên hoàng Kōken Abe nhường ngôi cho chú họ xa là Đại Xuy vương Ōi. Tuy nhiên, Thiên hoàng Junnin Ōi chỉ giữ ngôi trong 7 năm thì bị lật đổ.[38][39] Thượng hoàng Kōken được rước về cung phục vị, đổi đế hiệu thành Thiên hoàng Shōtoku, bà trị vì thêm 6 năm nữa thì mất, thọ 52 tuổi.[40][41][42][43][44][45][46]
  4. Năm 781, Thiên hoàng Kōnin Shirakabe nhường ngôi cho con trai là Thân vương Yamabe. Tám tháng sau, ông mất, thọ 73 tuổi.[47][48][49][50][51][52][53]

Thời kỳ Heian

1. Năm 809, Thiên hoàng Heizei Ate nhường ngôi cho người em trai khác mẹ là Thân vương Kamino. Một năm sau, ông xuất gia tu hành và mất năm 824, thọ 51 tuổi.[54][55][56][57][58][59][60][61]

2. Năm 823, Thiên hoàng Saga Kamino bị Hữu đại thần Fujiwara Fuyutsugu bức phải nhường ngôi cho Thái tử Thân vương Ōtomo. Ông sống được 20 năm nữa thì mất, thọ 57 tuổi.[62][63][64][65][66][67][68]

3. Năm 833, Thiên hoàng Junna Ōtomo nhường ngôi cho người con nuôi, Thái tử Thân vương Masara. Ông sống được 7 năm nữa thì mất, thọ 55 tuổi.[66][69][70][71][72][73][74]

4. Năm 850, Thiên hoàng Ninmyō Masara nhường ngôi cho Thái tử Michiyasu. Hai ngày sau, ông mất, hưởng dương 41 tuổi.[75][76][77][78][79][80][81]

5. Năm 876, Thiên hoàng Seiwa Korehito nhường ngôi cho người con trai là Thân vương Sadaakira. Năm 879, ông xuất gia được 2 năm thì mất, hưởng dương 32 tuổi.[82][83][84][85][86][87][88]

6. Năm 897, Thiên hoàng Uda Sadami nhường ngôi cho con trai là Atsuhito. Hai năm sau, ông xuất gia, tu hành được 32 năm thì mất, thọ 65 tuổi.[89][90][91][92][93][94]

7. Năm 930, Thiên hoàng Daigo Atsuhito nhường ngôi cho con trai là Thân vương Yutaakira rồi xuất gia, không lâu sau ông mất ở tuổi 46.[95][96][97][98][99][100]

 
Thiên hoàng Daigo

8. Năm 946, Thiên hoàng Suzaku Yutaakira nhường ngôi cho em là Thân vương Nariakira. Năm 952, ông xuất gia nhưng mất ngay sau đó, khi đó mới 30 tuổi.[101][102][103][104][105][106]

9. Năm 969, Thiên hoàng Reizei Norihira nhường ngôi cho em là Thân vương Morihira. Ông sống thêm 43 năm nữa thì mất, thọ 62 tuổi.[107][108][109][110][111][112]

10. Năm 984, Thiên hoàng En'yū Morihira nhường ngôi cho cháu gọi bằng chú ruột là Thân vương Morosada. Một năm sau, ông xuất gia và mất vào năm 991, hưởng dương 31 tuổi.[113][114][115][116][117][118]

11. Năm 987, Thiên hoàng Kazan Morosada nhường ngôi cho cháu gọi bằng chú ruột là Hoàng thái tử Yasuhito. Sau đó, ông xuất gia được 23 năm thì mất, hưởng dương 41 tuổi.[119][120][121][122][123][124]

12. Năm 1011, Thiên hoàng Ichijō Yasuhito nhường ngôi cho Thân vương Okisada. Ông xuất gia và mất sau đó 8 ngày, khi đó mới 31 tuổi.[125][126][127][128][129][130]

13. Năm 1016, Thiên hoàng Sanjō Okisada bị quần thần bức phải nhường ngôi cho Thân vương Atsuhira. Năm 1017, ông xuất gia chưa đầy một tháng thì mất, lúc đó mới 42 tuổi.[131][132][133][110][134][135]

14. Năm 1045, Thiên hoàng Go-Suzaku Atsunaga nhường ngôi cho con trai cả là Thân vương Chikahito. Hai ngày sau, ông mất, khi đó mới 37 tuổi.[136][137][138][139][140]

15. Năm 1073, Thiên hoàng Go-Sanjō Takahito nhường ngôi cho con trai cả là Thân vương Sadahito. Năm tháng sau, ông mất khi đang ở tuổi 40.[127][141][142][143][144]

16. Năm 1087, Thiên hoàng Shirakawa Sadahito nhường ngôi cho con trai là Thân vương Taruhito. Năm 1096, ông xuất gia nhưng năm 1107 thì trở lại nhiếp chính qua 2 đời Thiên hoàng nữa cho đến khi mất vào năm 1129, thọ 77 tuổi.[145][146][147][148][149]

17. Năm 1123, Thiên hoàng Toba Munehito nhường ngôi cho con trưởng là Thân vương Akihito. Năm 1142, mặc dù đã xuất gia, ông vẫn gây áp lực buộc Thiên hoàng Sutoku thoái vị, tiếp tục can thiệp triều chính qua 2 đời Thiên hoàng kế tiếp cho đến khi mất vào năm 1156, thọ 54 tuổi.[150][151][127][152][153]

18. Năm 1142, Thiên hoàng Sutoku Akihito bị cha là Pháp hoàng Toba bức phải nhường ngôi cho người em khác mẹ là Thân vương Narihito. Sau khi Pháp hoàng Toba mất, các quý tộc đại thần ủng hộ Thượng hoàng Sutoku đã làm cuộc binh biến nhằm giành lại ngôi vị cho ông nhưng thất bại. Akihito bị lưu đày và mất năm 1164, hưởng dương 46 tuổi.[154][155][156][157][158]

19. Năm 1158, Thiên hoàng Go-Shirakawa Masahito nhường ngôi cho con trưởng là Thân vương Morihito, ông vẫn tiếp tục nắm giữ chính sự. Năm 1169, ông xuất gia tu hành. Năm 1179, sau cuộc chính biến bất thành nhằm tước bỏ quyền lực của Thái chính Đại thần Taira no Kiyomori, Pháp hoàng Go-Shirakaaw bị Kiyomori đưa đi an dưỡng ở cung Điểu Vũ. Không cam tâm từ bỏ quyền lực, ông tìm đường nhờ cậy đến gia tộc Minamoto. Năm 1185, Minamoto no Yoritomo, tông chủ của gia tộc Minamoto, đã diệt được gia tộc Taira, Pháp hoàng Go-Shirakaaw phong cho Yoritomo chức vụ Shōgun vào năm 1192. Cũng trong năm đó, ông qua đời, thọ 64 tuổi.[159][160][161][162][163][164]

20. Năm 1165, Thiên hoàng Nijō Morihito nhường ngôi cho con là Hoàng tử Yorihito. Một tháng sau, ông mất, hưởng dương 22 tuổi[127][163][165][166][167][168]

21. Năm 1168, Thiên hoàng Rokujō Yorihito dưới sự sắp đặt của ông nội là Thượng hoàng Go-Shirakawa, nhường ngôi cho người con thứ 7 của Thượng hoàng là Thân vương Norihito.[169] Năm 1176, ông mất khi mới 11 tuổi.[127][163][170][171][172]

22. Năm 1180, Thiên hoàng Takakura Norihito, dưới áp lực của Thái chính Đại thần Taira no Kiyomori, buộc phải nhường ngôi cho Thân vương Tokihito.[173][174][175][176] Hơn 1 năm sau ông tạ thế khi mới 21 tuổi, cùng năm với quyền thần Kiyomori.[177][178]

23. Năm 1198, Thiên hoàng Go-Toba Takahira, dưới áp lực của Shōgun Minamoto no Yoritomo, buộc phải nhường ngôi cho con trai là Thân vương Tamehito. Mặc dù ông vẫn tiếp tục nắm giữ chính sự trong suốt 3 đời Thiên hoàng sau đó, nhưng sức ảnh hưởng kém đi nhiều bởi sự can thiệp của Mạc phủ Kamakura. Năm 1221, sau cuộc chính biến Jōkyū bất thành, ông bị Mạc phủ đày đi đảo Oki. Tại đây, ông xuất gia làm hòa thượng cho đến khi mất, thọ 60 tuổi.[179][180][181][182][183]

Thời kỳ Kamakura

 
Vô thượng hoàng Go-Toba

1. Năm 1205, Shikken Mạc phủ Kamakura đầu tiên, Hōjō Tokimasa thoái ẩn xuất gia, nhường lại ngôi vị cho con trai Hōjō Yoshitoki. Ông qua đời năm 1215, thọ 78 tuổi.[184][185][186][187]

2. Năm 1210, Thiên hoàng Tsuchimikado Tamehito, dưới sự sắp đặt của cha mình là Thượng hoàng Go-Toba, đã thoái vị nhường ngôi cho em trai là Thân vương Morinari.[188][189][190][191] Năm 1221, sau cuộc chính biến Jōkyū bất thành của Vô thượng hoàng Go-Toba, ông bị Mạc phủ Kamakura đày đến vùng Tosa và ở đó được 10 năm thì mất, hưởng dương 37 tuổi.[192][193][194]

3. Năm 1221, Thiên hoàng Juntoku Morinari nhường ngôi cho con trai thứ 4 là Thân vương Kanenari mới được 4 tuổi, để cùng cha mình là Thượng hoàng Go-Toba chuẩn bị cho cuộc chính biến lật đổ Mạc phủ Kamakura.[195] Tuy nhiên cuộc "chính biến Jōkyū" bất thành, ông bị Mạc phủ Kamakura đày đến đảo Sado và mất ở đó vào năm 1242 lúc 44 tuổi.[196][197][198][199][200]

4. Năm 1232, Thiên hoàng Go-Horikawa Yutahito nhường ngôi cho con trai cả là Thân vương Mitsuhito mới được 1 tuổi.[201][202][203] Tuy nhiên, do người kế vị còn quá nhỏ, nên ông tiếp tục phụ chính thêm 2 năm nữa rồi mất ở tuổi 22.[204][205]

5. Năm 1244, Shōgun Kujō Yoritsune của Mạc phủ Kamakura nhường ngôi cho con trai mới 6 tuổi là Kujō Yoritsugu. Năm 1245, ông xuất gia và qua đời 12 năm sau đó ở tuổi 39.[206]

6. Năm 1246, Thiên hoàng Go-Saga Kunihito nhường ngôi cho con trai là Thân vương Hisahito mới được 3 tuổi.[207][208] Tuy nhiên, do người kế vị còn quá nhỏ, nên ông tiếp tục phụ chính cho đến khi mất vào năm 1272, thọ 51 tuổi.[209][210]

7. Năm 1256, Shikken Mạc phủ Kamakura Hōjō Tokiyori thoái ẩn xuất gia, nhường lại ngôi vị cho một người cháu là Hōjō Nagatoki. Mặc dù vậy ông vẫn nắm quyền lực thực tế cho đến khi qua đời năm 1263, hưởng dương 37 tuổi.[184][211]

8. Năm 1259, do áp lực của vua cha là Thượng hoàng Go-Saga, Thiên hoàng Go-Fukakusa Hisahito nhường ngôi cho em trai là Thân vương Tsunehito. Năm 1290, ông xuất gia tu hành cho đến khi mất vào năm 1304, thọ 61 tuổi.[212][213][214][215]

9. Năm 1268, Shikken Mạc phủ Kamakura Hōjō Masamura nhường ngôi cho Hōjō Tokimune nhưng vẫn nắm quyền lực thực tế. Năm 1273, ông xuất gia rồi mất sau đó không lâu, thọ 69 tuổi.[184][216][217][218]

10. Năm 1274, Thiên hoàng Kameyama Tsunehito nhường ngôi cho con trai thứ 2 là Thân vương Yohito mới 10 tuổi.[219] Tuy nhiên, do người kế vị còn quá nhỏ, nên ông tiếp tục phụ chính cho đến khi Thiên hoàng Go-Uda thoái vị vào năm 1287.[220] Hai năm sau đó, ông xuất gia và ẩn cư cho đến khi mất vào năm 1305, thọ 56 tuổi.[221][222][223]

11. Năm 1287, Thiên hoàng Go-Uda, do áp lực của Mạc phủ Kamakura nhường ngôi cho Thái tử, vốn thuộc dòng Jimyōin, là Thân vương Hirohito.[224][225] Tuy nhiên, ông 2 lần quay lại nắm quyền triều chính (1301-1308 và 1318-1321) là những giai đoạn các Thiên hoàng thuộc dòng Daikakuji trị vì. Ông qua đời năm 1324, thọ 56 tuổi.[226][227]

12. Năm 1298, Thiên hoàng Fushimi Hirohito nhường ngôi cho cho con trai cả là Thân vương Tanehito.[228] Tuy nhiên, ông vẫn nắm quyền triều chính trong những giai đoạn các Thiên hoàng thuộc dòng Jimyōin trị vì (1298-1301 và 1308-1313).[229] Năm 1313, ông xuất gia tu hành[206] và qua đời năm 1317, thọ 52 tuổi.[230]

13. Năm 1301, thế lực của dòng Daikakuji trỗi dậy, gây áp lực cho cha con Thiên hoàng Go-Fushimi Tanehito, buộc phải nhường ngôi cho Thân vương Kuniharu, một người thuộc dòng Daikakuji. Năm 1313, Thượng hoàng Fushimi xuất gia, nhưng ông vẫn nắm quyền phụ chính cho em mình là Thiên hoàng Hanazono. Năm 1318, ông bị buộc phải thoái ẩn để nhường lại ngôi vị cho dòng Daikakuji. Năm 1333, ông tái xuất gia mất năm 1336, hưởng dương 48 tuổi.[231][232][233][234]

14. Cũng năm 1301, Shikken Mạc phủ Kamakura Hōjō Sadatoki thoái ẩn xuất gia, nhường lại ngôi vị cho một người cháu là Hōjō Morotoki. Mặc dù vậy ông vẫn nắm quyền lực thực tế cho đến khi qua đời năm 1311, hưởng dương 41 tuổi.[184][235][236]

15. Năm 1316, Shikken Mạc phủ Kamakura Hōjō Mototoki thoái ẩn xuất gia, nhường lại ngôi vị cho Hōjō Takatoki. Năm 1333, Thiên hoàng Go-Daigo phát động chính biến diệt trừ thế lực của Mạc phủ Kamakura, Mototoki tự sát, hưởng dương 48 tuổi.[184][237]

16. Năm 1318, thế lực của dòng Daikakuji một lần nữa trỗi dậy, gây áp lực với Thiên hoàng Hanazono Tomihito, buộc phải nhường ngôi cho Thân vương Takaharu, một người thuộc dòng Daikakuji. Năm 1335, ông xuất gia và mất năm 1348, thọ 51 tuổi.[238][239][240][241]

Thời kỳ Nam Bắc triều

 
Thiên hoàng Go-Daigo
  1. Năm 1339, Nam triều Thiên hoàng Go-Daigo Takaharu nhường ngôi cho con trai là Thân vương Noriyoshi, Một ngày sau, ông qua đời, thọ 51 tuổi.[242][243][244][245]
  2. Năm 1348, Bắc triều Thiên hoàng Kōmyō Yutahito nhường ngôi cho cháu ruột là Thân vương Okihito, nắm quyền phụ chính. Năm 1351, quân Nam triều chiếm được Kyoto, bắt giam cả 2 Thượng hoàng Kōgon và Kōmyō, cùng Thiên hoàng Sukō. Năm 1355, ông được đưa trở lại Kyoto và quyết định xuất gia. Ông mất năm 1380, thọ 58 tuổi.[246][247][248]
  3. Năm 1371, Bắc triều Thiên hoàng Go-Kōgon Iyahito nhường ngôi cho người con trai thứ 2 là Thân vương Ohito. Ông nắm quyền phụ chính cho đến năm 1374, vừa xuất gia được một ngày thì mất, hưởng dương 35 tuổi.[249][250]
  4. Năm 1382, Bắc triều Thiên hoàng Go-En'yū Ohito nhường ngôi cho người con trai cả là Thân vương Motohito. Ông vẫn nắm quyền phụ chính theo truyền thống, dù khi đó chỉ còn trên danh nghĩa vì quyền lực thực tế đã nằm trong tay Mạc phủ Ashikaga. Năm 1393, ông xuất gia và mất ngay ngày hôm ấy, hưởng dương 34 tuổi.[251][252]
  5. Năm 1383, Nam triều Thiên hoàng Chōkei Yutanari nhường ngôi cho người em trai kế là Thân vương Hironari, hai năm sau ông xuất gia. Năm 1394, ông qua đời, thọ 51 tuổi.[253][254][255]

Thời kỳ Muromachi

 
Thiên hoàng Ōgimachi

1. Năm 1394, Shōgun Ashikaga Yoshimitsu thoái vị xuất gia, nhường ngôi cho con trai là Ashikaga Yoshimochi. Tuy vậy, ông vẫn tiếp tục nắm giữ thực quyền triều chính. [256] Ông qua đời năm 1408, hưởng dương 49 tuổi.[257][258][259]

2. Năm 1412, Thiên hoàng Go-Komatsu Motohito nhường ngôi cho con trai là Thân vương Mihito. Từ đó, ngai vàng thuộc quyền kế vị độc tôn của dòng Jimyōin, ông nắm quyền phụ chính cho đến khi qua đời năm 1433, thọ 56 tuổi.[260][261]

3. Năm 1423, Shōgun Ashikaga Yoshimochi nhường ngôi cho con trai là Ashikaga Yoshikazu nhưng vẫn nắm giữ thực quyền. Tuy nhiên, do Yoshikazu mất sớm, nên Yoshimochi tiếp tục điều hành chính sự dù vị trí Shōgun bị khuyết từ năm 1425. Ông mất năm 1428, hưởng dương 43 tuổi,[257][258][262]

4. Năm 1464, Thiên hoàng Go-Hanazono Hikohito nhường ngôi cho con trai cả là Thân vương Fusahito, ông nắm quyền phụ chính cho đến khi mất năm 1471, thọ 51 tuổi.[263][264]

5. Năm 1473, Shōgun Ashikaga Yoshimasa nhường ngôi cho con trai là Ashikaga Yoshihisa nhưng vẫn nắm giữ thực quyền. Tuy nhiên, do Yoshihisa mất sớm vào năm 1489, nên Yoshimasa tiếp tục điều hành chính sự dù vị trí Shōgun bị khuyết trong một thời gian ngắn cho đến khi mất vào năm 1490, thọ 55 tuổi.[265][258]

6. Năm 1547, Shōgun Ashikaga Yoshiharu nhường ngôi cho con trai là Ashikaga Yoshiteru nhưng tiếp tục nắm giữ binh quyền, bấy giờ Mạc phủ đang trong tình trạng chiến tranh với Harumoto do đó phải di chuyển khắp nơi, không ở nơi nào cố định. Yoshiharu mất 3 năm sau đó, hưởng dương 44 tuổi.[258][266][267]

7. Năm 1586, Thiên hoàng Ōgimachi Michihito nhường ngôi cho cháu nội là Thái tử Thân vương Katahito. Ông mất năm 1593, thọ 75 tuổi.[268][269][270]

Thời kỳ Edo

 
Shōgun Tokugawa Ieyasu
  1. Năm 1605, Shōgun Tokugawa Ieyasu của Mạc phủ Edo thoái vị sau 3 năm chấp chính, nhường ngôi cho con trai là Tokugawa Hidetada,[271] tự xưng tước hiệu Ōgosho. Tuy nhiên, ông vẫn nắm giữ quyền lực suốt 12 năm sau đó cho đến lúc qua đời, thọ 73 tuổi.[256][272]
  2. Năm 1611, Thiên hoàng Go-Yōzei Katahito thoái vị nhường ngôi cho con trai thứ 3 là Thân vương Kotohito để lên làm Thái thượng Thiên hoàng cho đến khi qua đời năm 1617, hưởng dương 45 tuổi.[273][274][275]
  3. Năm 1623, Shōgun Tokugawa Hidetada của Mạc phủ Edo cũng bắt chước cha mình, thoái vị sau 18 năm chấp chính, nhường ngôi cho con trai là Tokugawa Iemitsu, tự xưng Ōgosho.[276] Dù vậy, ông vẫn nắm giữ quyền hành thực tế cho đến năm 1631. Ông qua đời chỉ một năm sau đó, thọ 54 tuổi.[277]
  4. Năm 1629, Thiên hoàng Go-Mizunoo Kotohito nhường ngôi cho con gái là Nội Thân vương Okiko.[278] Ông giữ vị trí này cho đến khi mất vào năm 1680, thọ 84 tuổi.[273][279][280]
  5. Năm 1643, Thiên hoàng Meishō Okiko thoái vị nhường ngôi cho em trai là Thân vương Tsuguhito. Ông mất năm 1696, thọ 72 tuổi.[127][273][281][282]
  6. Năm 1663, Thiên hoàng Go-Sai Nagahito nhường ngôi cho em trai là Thân vương Satohito. Ông mất năm 1685, hưởng dương 47 tuổi.[273][283][284]
  7. Năm 1687, Thiên hoàng Reigen Satohito nhường ngôi cho con trai là Thân vương Asahito. Năm 1713, ông xuất gia ẩn cư cho đến khi qua đời năm 1732, thọ 79 tuổi.[273][285][286]
  8. Năm 1709, Thiên hoàng Higashiyama Asahito nhường ngôi cho con trai là Thân vương Yasuhito.[287] Nửa năm sau, ông qua đời, hưởng dương 34 tuổi.[288][289]
  9. Năm 1735, Thiên hoàng Nakamikado Yasuhito nhường ngôi cho con trai cả là Thân vương Teruhito,[290] ông nắm quyền phụ chính cho đến khi qua đời 2 năm sau đó, hưởng dương 35 tuổi.[291][292]
  10. Năm 1745, Shōgun Tokugawa Yoshimune nhường ngôi cho con trai cả Tokugawa Ieshige.[293] Ông tự xưng là Ōgosho và giữ tước hiệu này cho đến khi qua đời năm 1751, thọ 66 tuổi[294]
  11. Năm 1747, Thiên hoàng Sakuramachi Teruhito nhường ngôi cho con trai cả là Thân vương Toohito.[295][296] Ba năm sau, ông qua đời, hưởng dương 30 tuổi.[297]
  12. Năm 1760, Shōgun Tokugawa Ieshige nhường ngôi cho con trai cả Tokugawa Ieharu.[298] Ông nhận được tước hiệu Ōgosho nhưng chỉ giữ được tước hiệu một năm rồi qua đời, hưởng dương 49 tuổi.[299]
  13. Năm 1770, Thiên hoàng Go-Sakuramachi Toshiko nhường ngôi cho con trai của em mình là Thân vương Hidehito.[300] Tuy nhiên, bà vẫn đóng vai trò phụ chính cho đến khi qua đời năm 1813, thọ 73 tuổi.[273][301]
  14. Năm 1817, Thiên hoàng Kōkaku Tomohito nhường ngôi cho con trai mình là Thân vương Ayahito, giữ vai trò phụ chính cho đến khi qua đời năm 1840, thọ 69 tuổi.[273][302][303][304]
  15. Năm 1837, Shōgun Tokugawa Ienari, sau 50 năm chấp chính đã nhường ngôi cho con trai thứ 2 là Tokugawa Ieyoshi, tự xưng là Ōgosho.[305] Ông giữ tước hiệu này thêm 5 năm nữa thì qua đời, thọ 67 tuổi.[306]

Chú thích

  1. ^ Nhật Bản thư kỷ, quyển 2426
  2. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 9
  3. ^ Brown, trang265-266
  4. ^ Varley, trang130-132
  5. ^ Titsingh, trang43-47
  6. ^ Nhật Bản kỷ lược, Tiền biên 7-8
  7. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 35
  8. ^ Quốc sử lược, đời 35
  9. ^ Nhật Bản thư kỷ, quyển 25
  10. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 36
  11. ^ Nhật Bản thư kỷ, quyển 30
  12. ^ Varley, sđd, trang 137
  13. ^ Brown, sđd, trang 270
  14. ^ Nhật Bản kỷ lược, Tiền biên 8
  15. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 12
  16. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 41
  17. ^ Titsingh, trang59-60
  18. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 14
  19. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 43
  20. ^ a b Nhật Bản kỷ lược, Tiền biên 9
  21. ^ Tục Nhật bản kỷ, quyển 6
  22. ^ Varley, sđd, trang 140
  23. ^ Brown, trang 271
  24. ^ Titsingh, trang63-65
  25. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 15
  26. ^ Brown, trang271-272
  27. ^ Titsingh, trang65-67
  28. ^ Tục Nhật bản kỷ, quyển 9
  29. ^ Varley, sđd, trang 141
  30. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 44
  31. ^ Tục Nhật bản kỷ, quyển 17
  32. ^ Nhật Bản kỷ lược, Tiền biên 10
  33. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 16
  34. ^ Brown, trang272-273
  35. ^ Varley, trang141-143
  36. ^ Titsingh, trang67-73
  37. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 45
  38. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 47
  39. ^ Tục Nhật bản kỷ, quyển 25
  40. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 17-19
  41. ^ Brown, trang274-276
  42. ^ Varley, trang 143-147
  43. ^ Titsingh, trang73-75 và 78-81
  44. ^ Nhật Bản kỷ lược, Tiền biên 10-11
  45. ^ Tục Nhật bản kỷ, quyển 20
  46. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 46 và 48
  47. ^ Brown, sđd, trang 277
  48. ^ Nhật Bản kỷ lược, Tiền biên 12
  49. ^ Tục Nhật bản kỷ, quyển 36
  50. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 20
  51. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 49
  52. ^ Varley, trang147-148
  53. ^ Titsingh, trang81-85
  54. ^ Nhật Bản hậu kỷ, quyển 17 phần 6
  55. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 51
  56. ^ Titsingh, trang 96-97
  57. ^ Varley, sđd, trang 151
  58. ^ Brown, sđd, trang 280-281
  59. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 22
  60. ^ Nhật Bản kỷ lược, Tiền biên 13
  61. ^ Ponsonby-Fane, sđd, trang 318
  62. ^ Nhật Bản hậu kỷ, quyển 30 phần 4
  63. ^ Varley, sđd, trang 163
  64. ^ Brown, sđd, trang 282
  65. ^ Titsingh, trang97-102
  66. ^ a b Nhật Bản kỷ lược, Tiền biên 14
  67. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 23
  68. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 52
  69. ^ Varley, sđd, trang 164
  70. ^ Brown, sđd, trang 282–283
  71. ^ Titsingh, trang103-106
  72. ^ Nhật Bản hậu kỷ, quyển 40 phần 4
  73. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 24
  74. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 53
  75. ^ Tục Nhật Bản hậu kỷ, quyển 20 phần 3
  76. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 25-26
  77. ^ Brown, trang283-284
  78. ^ Varley, trang164-165
  79. ^ Titsingh, trang106-112
  80. ^ Nhật Bản kỷ lược, Tiền biên 16
  81. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 54
  82. ^ Nhật Bản tam đại thực lục, quyển 29
  83. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 56
  84. ^ Nhật Bản kỷ lược, Tiền biên 18
  85. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 28
  86. ^ Varley, sđd, trang 170
  87. ^ Brown, sđd, trang 288-289
  88. ^ Titsingh, sđd, trang 122
  89. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 31
  90. ^ Brown, trang 289-290
  91. ^ Varley, trang175-179
  92. ^ Titsingh, trang125-129
  93. ^ Nhật Bản kỷ lược, Tiền biên 20
  94. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 59
  95. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 60
  96. ^ Brown, sđd, trang 292-293
  97. ^ Varley, sđd, trang 181
  98. ^ Titsingh, sđd, trang 134
  99. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 32
  100. ^ Nhật Bản kỷ lược, Hậu biên 1
  101. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 61
  102. ^ Brown, sđd, trang 295
  103. ^ Varley, sđd, trang 130
  104. ^ Titsingh, trang134-138
  105. ^ Nhật Bản kỷ lược, Hậu biên 2
  106. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 33
  107. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 63
  108. ^ Brown, sđd, trang 298
  109. ^ Varley, sđd, trang 190
  110. ^ a b Titsingh, sđd, trang 155
  111. ^ Nhật Bản kỷ lược, Hậu biên 5
  112. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 35
  113. ^ Brown, sđd, trang 300
  114. ^ Varley, trang191-192
  115. ^ Titsingh, trang144-148
  116. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 64
  117. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 36
  118. ^ Nhật Bản kỷ lược, Hậu biên 7
  119. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 37
  120. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 65
  121. ^ Nhật Bản kỷ lược, Hậu biên 8
  122. ^ Brown, trang300-302
  123. ^ Varley, trang 192
  124. ^ Titsingh, trang148-149
  125. ^ Brown, sđd, trang 306-307
  126. ^ Titsingh, sđd, trang 154
  127. ^ a b c d e f Varley, sđd, trang 44
  128. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 66
  129. ^ Nhật Bản kỷ lược, Hậu biên 11
  130. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 38
  131. ^ Brown, sđd, trang 307
  132. ^ Varley, sđd, trang 195
  133. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 39
  134. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 67
  135. ^ Nhật Bản kỷ lược, Hậu biên 12
  136. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 69
  137. ^ Brown, sđd, trang 311
  138. ^ Titsingh, sđd, trang 162
  139. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 41
  140. ^ Varley, trang 197
  141. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 71
  142. ^ Brown, sđd, trang 314-315
  143. ^ Titsingh, sđd, trang 169
  144. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 43
  145. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 44
  146. ^ Titsingh, sđd, trang 171
  147. ^ Varley, sđd, trang 202
  148. ^ Brown, sđd, trang 316
  149. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 72
  150. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 46
  151. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 74
  152. ^ Titsingh, sđd, trang 181-182
  153. ^ Brown, sđd, trang 320–322
  154. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 47
  155. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 75
  156. ^ Varley, trang204-205
  157. ^ Brown, trang322-324
  158. ^ Titsingh, trang181-185
  159. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 49
  160. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 77
  161. ^ Varley, trang205-208
  162. ^ Titsingh, trang188-190
  163. ^ a b c Kitagawa, sđd, trang 783
  164. ^ Brown, sđd, trang 327
  165. ^ Titsingh, sđd, trang 194
  166. ^ Brown, sđd, trang 328-329
  167. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 78
  168. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 50
  169. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 51
  170. ^ Brown, sđd, trang 330
  171. ^ Titsingh, sđd, trang 195
  172. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 79
  173. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 52
  174. ^ Brown, trang329-330
  175. ^ Varley, trang212
  176. ^ Titsingh, trang194-195
  177. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 80
  178. ^ Kitagawa, sđd, trang 784
  179. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 82
  180. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 54
  181. ^ Brown, trang334-339
  182. ^ Varley, trang215-220
  183. ^ Titsingh, trang207-221
  184. ^ a b c d e Từ điển nhân danh, thời kỳ Kamakura
  185. ^ Ngô Thê Kính, phần niên đại Kamakura - năm 1205
  186. ^ Motohisa Yasuda, Hōjō Yoshitoki
  187. ^ Masatake Uwayokote, Hōjō Yasutoki
  188. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 55
  189. ^ Brown, trang339-341
  190. ^ Varley, trang 220
  191. ^ Titsingh, trang221-230
  192. ^ Ponsonby-Fane, sđd, trang 87
  193. ^ Takekoshi, sđd, trang 186
  194. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 83
  195. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 56
  196. ^ Bornoff, sđd, trang 193
  197. ^ Brown, trang341-343
  198. ^ Varley, trang221-223
  199. ^ Titsingh, trang 230-238
  200. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 84
  201. ^ Brown, trang344-349
  202. ^ Varley, trang226-227
  203. ^ Titsingh, trang238-241
  204. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 58
  205. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 86
  206. ^ a b Titsingh, sđd, trang 279
  207. ^ Varley, trang228-231
  208. ^ Titsingh, trang245-247
  209. ^ Đại Nhật Bản, quyển 60
  210. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 88
  211. ^ Jeffrey P. Mass, sđd, trang 82-83
  212. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 61
  213. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 89
  214. ^ Varley, trang231-232
  215. ^ Titsingh, trang248-253
  216. ^ Hội nghiên cứu gia tộc Hōjō, mục từ "Hōjō Masamura"
  217. ^ Watanabe Harumi, Hōjō Masamura: số 344, 370 và 387
  218. ^ Shoji Kawazoe, Hōjō Tokimune
  219. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 90
  220. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 62
  221. ^ Ponsonby-Fane, sđd, trang 422
  222. ^ Varley, trang232-233
  223. ^ Titsingh, trang253-261
  224. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 63
  225. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 91
  226. ^ Varley, sđd, trang 237
  227. ^ Titsingh, trang262-269
  228. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 92
  229. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 64
  230. ^ Varley, sđd, trang 241
  231. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 65
  232. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 93
  233. ^ Varley, trang238-239
  234. ^ Titsingh, trang274-275
  235. ^ Nagai Susumu, sđd, trang 74
  236. ^ Okutomi Takayuki, Gia tộc Hōjō Kamakura hưng vong
  237. ^ Sansom, George(1961), sđd, mục Hōjō Mototoki
  238. ^ Varley, trang239-241
  239. ^ Titsingh, trang278-281
  240. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 67
  241. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 95
  242. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 68-69
  243. ^ Varley, trang241-269
  244. ^ Titsingh, trang281-286 và 290-294
  245. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 96
  246. ^ Sử tịch tập lãm, Quang Minh thiên hoàng
  247. ^ Titsingh, sđd, trang 315
  248. ^ Titsingh, trang294-298
  249. ^ Sử tịch tập lãm, Hậu Quang Nghiêm thiên hoàng
  250. ^ Titsingh, trang302-309
  251. ^ Sử tịch tập lãm, Hậu Viên Dung thiên hoàng
  252. ^ Titsingh, trang310-316
  253. ^ Ponsonby-Fane, sđd, trang 128
  254. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 98
  255. ^ Đại Nhật Bản sử, quyển 71
  256. ^ a b Minh sử, quyển 322
  257. ^ a b Ackroyd, sđd, trang 330
  258. ^ a b c d Từ điển danh nhân, sđd, thời kỳ Muromachi
  259. ^ Titsingh, sđd, trang 321
  260. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 100
  261. ^ Titsingh, trang320-327
  262. ^ Titsingh, sđd, trang 329
  263. ^ Titsingh, sđd, trang 351 và 356
  264. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 102
  265. ^ Titsingh, sđd, trang 361
  266. ^ Titsingh, sđd, trang 379
  267. ^ Ackroyd, sđd, trang 332
  268. ^ Nhật Bản quốc sử lược, đời 106
  269. ^ Quốc sử lược, đời 106
  270. ^ Titsingh, trang382-402
  271. ^ Sakaiya Taichi, sđd, chương 6
  272. ^ Đức Xuyên thực kỷ, Đức Xuyên Gia Khang
  273. ^ a b c d e f g Meyer, sđd, trang 186
  274. ^ Titsingh, sđd, trang 410
  275. ^ Quốc sử lược, đời 107
  276. ^ Screech, T. sđd, trang 85
  277. ^ Đức Xuyên thực kỷ, Đức Xuyên Tú Trung
  278. ^ Quốc sử lược, đời 108
  279. ^ Titsingh, sđd, trang 411 và 414
  280. ^ Ponsonby-Fane, sđd, trang 114
  281. ^ Titsingh, sđd, trang 412
  282. ^ Quốc sử lược, đời 109
  283. ^ Titsingh, sđd, trang 414
  284. ^ Quốc sử lược, đời 111
  285. ^ Titsingh, sđd, trang 415
  286. ^ Quốc sử lược, đời 112
  287. ^ Quốc sử lược, đời 113
  288. ^ Meyer, sđd, trang 45–46
  289. ^ Titsingh, sđd, trang 416
  290. ^ Quốc sử lược, đời 114
  291. ^ Ponsonby-Fane, sđd, trang 118
  292. ^ Titsingh, sđd, trang 417
  293. ^ Đức Xuyên thực kỷ, Đức Xuyên Cát Tông
  294. ^ Screech, T. sđd, trang 128
  295. ^ Titsingh, trang417-418
  296. ^ Quốc sử lược, đời 115
  297. ^ Meyer, sđd, trang 47
  298. ^ Đức Xuyên thực kỷ, Đức Xuyên Gia Trọng
  299. ^ Sansom, George (1963), sđd, mục Tokugawa Ieshige
  300. ^ Titsingh, trang419
  301. ^ Quốc sử lược, đời 117
  302. ^ Quốc sử lược, đời 119
  303. ^ Bản triều lược sử, quyển 3
  304. ^ Titsingh, trang420-421
  305. ^ Hall, John Whitney và các đồng tác giả, sđd, trang 21
  306. ^ Tục Đức Xuyên thực kỷ, Đức Xuyên Gia Tề