Đặng Vũ Hiệp
Đặng Vũ Hiệp (1928-2008) (Bí danh: Đặng Hùng) là một tướng lĩnh cao cấp, quân hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND VN[1]; Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Đặng Vũ Hiệp | |
---|---|
Tiểu sử | |
Bí danh | Đặng Hùng |
Quốc tịch | ![]() |
Sinh | 1928 Cự Đình, Văn Lâm, Hưng Yên, Liên bang Đông Dương |
Mất | 11 tháng 4 năm 2008 Hà Nội, Việt Nam |
Binh nghiệp | |
Thuộc | ![]() |
Năm tại ngũ | 1945 - 1998 |
Cấp bậc | |
Chỉ huy | ![]() ![]() |
Khen thưởng | ![]() ![]() ![]() ![]() |
Tiểu sửSửa đổi
Ông sinh năm 1928 tại Cự Đình, Văn Lâm, Hưng Yên, là cựu học sinh Trường Bưởi
Ông từng giữ chức Chính ủy Bộ Tư lệnh tiền phương trong các chiến dịch Đak Siêng, Chiến dịch Xuân 1969, Chiến dịch Đăk Tô-Tân Cảnh, và đặc biệt nhất là chiến dịch đánh Sư đoàn kỵ binh bay số 1 - một đơn vị mạnh nhất của lục quân Mỹ ở Tây Nguyên vào tháng 11 năm 1965.
- Tháng 3 năm 1975, Chính ủy Quân đoàn 3, Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên và Quân đoàn 3, tham gia chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- Năm 1976, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV.
- Tháng 11 năm 1977 -1984, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, được thăng hàm cấp Thiếu tướng.
- Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá V (nhiệm kỳ 1982-1986).
- Tháng 6 năm 1981, ông được thăng hàm cấp Trung tướng.
- 1984, Bộ Chính trị chỉ định làm Ủy viên Hội đồng Quân sự Bộ Quốc phòng [2].
- Năm 1985, được chỉ định làm Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương.
- Tháng 6 năm 1988, được phong hàm Thượng tướng.
- Ngày 17 tháng 12 năm 2003, ông được phân công là Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam.
- Ông qua đời vào ngày 11 tháng 4 năm 2008 tại Hà Nội, hưởng thọ 80 tuổi.
Lịch sử thụ phong quân hàmSửa đổi
Năm thụ phong | 1977 | 1981 | 1988 | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Cấp bậc | Thiếu tướng | Trung tướng | Thượng tướng | |||||||
Phần thưởng cao quýSửa đổi
- Huân chương Độc lập hạng Nhất
- Huân chương Quân công hạng Nhất.
- Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.
- Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.
- Huân chương Chiến công hạng Nhất.
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba.
- Huy chương Quân kỳ Quyết thắng.
Tác phẩmSửa đổi
- Ký ức Tây Nguyên, hồi ký về 10 năm ở mặt trận Tây Nguyên, do Đại tá Lê Hải Triều chấp bút.
Thông tin thêmSửa đổi
Ông là anh trai của Thiếu tướng Đặng Vũ Liêm, nguyên Phó Tư lệnh về Chính trị Bộ đội Biên phòng.[3][4]
Trong lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam gia đình ông là một trong số ít gia đình có hai anh em mang quân hàm cấp tướng (cùng với gia đình Đoàn Khuê, Đồng Sĩ Nguyên).[5][6][7]
Tham khảoSửa đổi
- ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam - Đặng Vũ Hiệp (tr. 342), nxb QĐND 2004
- ^ Quyết định số: 8/07/NQNS-TW, ngày 18-5-1984 của Bộ Chính trị, Về việc chỉ định hội đồng Quân sự Bộ Quốc phòng (gồm các đ/c: Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Bùi Phùng, Lê Ngọc Hiền, Đặng Vũ Hiệp)
- ^ Kỷ niệm nhỏ về một nhân cách lớn, báo Sài Gòn Giải Phóng, 15/4/2008
- ^ Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp: Người lính trọn đời chưa ngơi nghỉ[liên kết hỏng], báo Văn hoá online, 16/4/2008
- ^ Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp - Vị tướng tài với tấm lòng nhân hậu, báo Sài Gòn Giải Phóng, 15/4/2008
- ^ Vĩnh biệt Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, báo Nhân dân, 14/4/2008
- ^ Sống mãi cùng "Ký ức Tây Nguyên", báo Quân đội nhân dân, 14/4/2008