Bùi Văn Dự

Chính khách người Việt Nam

Bùi Văn Dự (1913–1987), bí danh Nguyễn Thanh, tên thường gọi Ba Dự, Bùi Dự, là một chính trị gia Việt Nam, nguyên Bí thư Liên Tỉnh ủy Hậu Giang, Bí thư Tỉnh ủy Long Châu Tiền.

Bùi Văn Dự
Chức vụ
Nhiệm kỳ1942 – 1943
Tiền nhiệmNguyễn Như Hạnh
Kế nhiệmNguyễn Oanh (de facto)
Vị trí Việt Nam
Bí thư Liên tỉnh ủy Hậu Giang
Nhiệm kỳTháng 6, 1941 – Cuối 1942
Vị trí Việt Nam
Bí thư Tỉnh ủy Long Châu Tiền
Nhiệm kỳCuối 1947 – Cuối 1947
Tiền nhiệmHuỳnh Chí Mạnh (Châu Đốc)
Lê Tín Đôn (Long Xuyên)
Kế nhiệmHuỳnh Chí Mạnh
Vị trí Việt Nam
Thông tin chung
Sinh1913
Tân Thuận Đông, Cao Lãnh, Đồng Tháp
Mất30 tháng 11, 1987
Thành phố Hồ Chí Minh
Nơi ởThủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Dân tộcViệt
Đảng chính trịHội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Đảng Cộng sản Đông Dương
VợDành

Cuộc đời sửa

Bùi Văn Dự sinh năm 1913 ở làng Tân Thuận Ðông, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Ðéc (nay là xã Tân Thuận Ðông, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).[1] Năm 1929, ông tham gia hoạt động đấu tranh cách mạng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.[2] Tháng 11, ông hoạt động trong An Nam Cộng sản Đảng. Tháng 10 năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương chi bộ Tân Thuận Ðông.[1]

Ngày 30 tháng 4 năm 1932, ông thành lập chi bộ Cao Lãnh gồm sáu Đảng viên (Bùi Văn Dự, Kỉnh, Tuyên, Cương, Nguyễn Văn Bảy, Dình) và bắt được liên lạc với Đặc ủy Long - Châu - Rạch - Hà. Được sự đồng ý của Đặc ủy, chi bộ Cao Lãnh phát triển thành Quận ủy Cao Lãnh, vẫn do ông làm Bí thư kiêm giao thông. Tháng 11 năm 1934, ông bị thực dân Pháp bắt giữ.[3] Sau khi ra tù, ông phụ trách Ban Cán sự Đảng Cao Miên (chưa có Xứ ủy).[1] [4] Tháng 6 năm 1941, Liên Tỉnh ủy Hậu Giang (miền Tây) được tái lập (gồm Bùi Văn Dự, Huỳnh Phước, Võ Hiệp Thành, Ba Lê, Tám Võ Sĩ, Nguyễn Văn Dưa, Bé) do Bùi Văn Dự làm Bí thư.[5] Tháng 8, Xứ ủy Nam Kỳ lại bị vỡ. Đầu năm 1942, ông liên hệ với Hà Đăng Nam, Ngô Thị Huệ, Nguyễn Hồng Minh, Nguyễn Hồng Phước, Trần Phấn Đấu, Trần Trung Tam,... tìm cách khôi phục các Tỉnh ủy, Thành ủy Sài Gòn và Xứ ủy.[6][7][8]Sài Gòn, tổ chức Thành ủy mới với các Ủy viên Trần Anh Kiệt (Lê Văn Kiết), Nguyễn Công Trung, Thiện Chiếu.[9] Thành ủy tìm cách bắt liên lạc với Đặc phái viên của Trung ương Đảng (Nguyễn Hữu Xuyến). Được vài tháng thì Liên Tỉnh ủy bị vỡ, hầu hết các cán bộ đều bị bắt, trừ Bùi Văn Dự, Nguyễn Oanh, Ngô Duy Liên,...[10][11]

Từ năm 1943, ông hoạt động bí mật ở Bà Quẹo (Sài Gòn), móc nối với Hoàng Tế Thế, Nguyễn Thị Thập, Lê Hữu Kiều, Hoàng Dư Khương, Lê Minh Định, Trần Văn Trà,... để xuất bản tờ báo Giải Phóng.[12][13] Nhóm Giải Phóng hoạt động riêng rẽ tổ chức Thành ủy của Nguyễn Oanh cũng như Xứ ủy Nam Kỳ của Dương Quang Đông, Trần Văn Giàu (Xứ ủy Tiền Phong) và đã thành lập Xứ ủy riêng (Xứ ủy Giải Phóng).[14][15]

Năm 1946, Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ được thành lập do Ung Văn Khiêm làm Bí thư, ông là Thường trực kiêm phụ trách Mặt trận Việt Minh.[16] Năm 1947, tỉnh Long Châu Tiền được thành lập, ông từng được dự định làm Bí thư Tỉnh ủy. Từ năm 1948, ông lần lượt công tác ở Ban Dân vận, Hòa Hảo vận, Tôn giáo vận, Ủy ban Kháng chiến Khu 8, Ban Kiểm tra Nam Bộ. Năm 1951, ông là Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương cục miền Nam, Phó Chủ nhiệm Mặt trận Liên Việt Nam Bộ.[1]

Khi tập kết ra Bắc, ông lần lượt làm Bí thư Ðảng ủy kiêm Trưởng Ban tập kết miền Tây Nam Bộ, Vụ trưởng Vụ Chính sách tập kết (Ban Quan hệ Bắc – Nam), Ủy viên Thường trực Ban Nghiên cứu dự thảo dự án xây dựng nông trường quốc doanh và khai hoang (trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Ðảng), Vụ Trưởng Vụ Ðào tạo cán bộ miền Nam, phụ trách trường Ðảng 105, Ủy viên Thường trực, Phó Chủ nhiệm Ủy ban thống nhất Trung ương.[1] Trong thời gian ở Hà Nội, ông và vợ sống ở nhà số 10 phố Đặng Tất.[17]

Năm 1975, ông là Phó trưởng ban Thường trực Ban xây dựng vùng kinh tế mới Trung ương. Năm 1978, ông nghỉ hưu, cùng gia đình sống tại Thủ Đức. Ông qua đời ngày 30 tháng 11 năm 1987.[1]

Khen thưởng sửa

Tên ông được đặt cho một con đường ở tỉnh Đồng Tháp.[18]

Tham khảo sửa

  • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (2020). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, Tập 1 (1927 - 1945). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
  • Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2014). Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, 1930 - 1975. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bùi Thành Nhơn; Nguyễn Thái Dũng (2020). Cán bộ chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù, đày tỉnh Đồng Tháp (tập 2) (PDF). Đồng Tháp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp.
  • Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (11 tháng 5 năm 2022). “Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Ban hành kèm theo Quyết định số 482/QĐ-UBND-HC ngày 11/5/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)” (PDF). Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f “Bùi Văn Dự (Bùi Dự)”. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ D.Chinh (3 tháng 2 năm 2020). “Ở Một Nơi Như Thế...”. Báo Đồng Tháp. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp 2020, tr. 111
  4. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp 2020, tr. 277–278
  5. ^ Nguyễn Chiến Thắng (20 tháng 8 năm 2019). “Đồng chí Tạ Bửu”. Báo Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  6. ^ Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh 2016, tr. 277–278
  7. ^ Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (23 tháng 10 năm 2021). “Đồng chí Trần Trung Tam - Người cán bộ kiên định, bền bỉ đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc”. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  8. ^ Trầm Hương (26 tháng 1 năm 2017). “Câu chuyện nửa cán dù năm ấy”. Báo Ấp Bắc. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  9. ^ Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh 2016, tr. 953
  10. ^ Phạm Bá Nhiễu (2 tháng 9 năm 2023). “Vĩnh Long giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám”. Báo Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  11. ^ Võ Văn Thật (1964). “Xứ ủy Nam Kỳ trong cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám ở Nam Kỳ (1940-1945)” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Sài Gòn. 76 (76): 39–49. ISSN 1859-3208.
  12. ^ Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh 2016, tr. 278–279
  13. ^ Trung Ngô (26 tháng 4 năm 2023). “Đồng chí Hoàng Dư Khương- Phó Bí thư Xứ uỷ Nam kỳ”. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Long An. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  14. ^ Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (18 tháng 8 năm 2021). “Cách mạng Tháng Tám ở Sài Gòn – Chợ Lớn, Gia Định: Sức mạnh quật khởi của dân tộc”. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  15. ^ Kiều Mai Sơn (19 tháng 8 năm 2022). “Nam bộ - Những ngày Cách mạng tháng Tám: Nỗ lực hợp nhất 2 xứ ủy”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  16. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp 2020, tr. 211
  17. ^ Trần Kiến Quốc (7 tháng 3 năm 2020). “Tuổi Bách niên của một Ủy viên Trung ương Đại hội 3”. Báo Văn nghệ. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  18. ^ Vũ Kỳ (27 tháng 10 năm 2003). “Một người lãnh đạo gương mẫu”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.