Rama I

Vua Xiêm (1737–1809)
(Đổi hướng từ Buddha Yodfa Chulaloke)

Rama I (20 tháng 3 năm 17367 tháng 9 năm 1809), miếu hiệu là Phrabat Somdej Phra Buddha Yotfa Chulaloke (tiếng Thái: พระบาทสมเด็จพระพุทธยอดฟ้าจุฬาโลก), là vị vua đầu tiên của Vương triều Chakri, Thái Lan. Ông đã được dân chúng gọi là "Đại đế" (tiếng Thái: Maharaja). Sử nhà Nguyễn gọi là Chất Tri (質知, "Chakri")[1], sử Trung Quốc gọi là Trịnh Hoa (鄭華).[2] Sử Việt thường gọi các vua triều Chakri là Phật vương (佛王).

Phra Buddha Yodfa Chulaloke
พระพุทธยอดฟ้าจุฬาโลก
Vua Rama I
Vua Xiêm La
Tại vị6 tháng 4 năm 1782 - 7 tháng 9 năm 1809
27 năm, 154 ngày
Đăng quang6 tháng 4 năm 1782
phó vươngMaha Sura Singhanat
Isarasundhorn (Rama II)
Tiền nhiệmTaksin
(của vương triều Thonburi)
Kế nhiệmRama II
Thông tin chung
Sinh(1736-03-20)20 tháng 3 năm 1736
Thành phố Ayutthaya
Mất7 tháng 9 năm 1809(1809-09-07) (73 tuổi)
Hoàng cung Bangkok
Hoàng hậuAmarindra
Hậu duệ42 người con trai và gái
Tên đầy đủ
Thong Duang (tên khi sinh ra)
Hoàng tộcNhà Chakri
Thân phụThongdi
Thân mẫuDaoreung
Tôn giáoPhật giáo Nam Tông

Tiểu sử sửa

Vua
Vương triều Chakri
 Phra Buddha Yodfa Chulaloke
(Rama I)
 Phra Buddha Loetla Nabhalai
(Rama II)
 Nangklao
(Rama III)
 Mongkut
(Rama IV)
 Rama V
(Rama V)
 Vajiravudh
(Rama VI)
 Prajadhipok
(Rama VII)
 Ananda Mahidol
(Rama VIII)
 Bhumibol Adulyadej
(Rama IX)
 Maha Vajiralongkorn
(Rama X)

Ban đầu sửa

Rama I sinh năm 1736 (năm 2279 Phật lịch) với tên khai sinh là Thong Duang (Tongduang ทองด้วง) trong gia đình có 6 anh chị em. Cha ông là Thongdi, một quý tộc người Môn, mang tước Pra Acksonsuntornsmiantra (พระอักษรสุนทรเสมียนตรา) hoặc Phra Akson Sunthonsat của vương quốc Ayutthaya, chịu trách nhiệm cai trị các tỉnh Đông Bắc Xiêm. Mẹ Thong-Duang là Daoreung (Yok), một người Xiêm lai Hoa. Thong-Duang có một người em trai tài năng tên là Boonma (บุญมา), sau này làm đệ nhị vương cho ông.

Triều Ayutthaya sửa

Theo truyền thống Xiêm, từ nhỏ, Thong Duang vào hoàng cung làm tiểu đồng phục vụ hoàng gia, tại đây cậu bé gặp người bạn niên thiếu tên là Sin (sau này là vua Taksin).

Có giai thoại rằng: khi Thong-Duang cùng người bạn Sin của mình còn là các chú tiểu, hai cậu bé kể rằng họ gặp một ông thầy bói người Hoa và người này nói rằng bàn tay của cả hai cậu bé có đường chỉ tay may mắn và sẽ đều làm vua. Không ai cho rằng điều này là nghiêm túc, song cả hai về sau đều làm vua và Thong-Duang trở thành người kế nhiệm Taksin, tức Rama I.[3]

Năm 1757, Thong Duang hoàn tục.Năm 1758, ông trở thành người cai trị xứ Ratchaburi, tước hiệu là Luang Yokbat Ratchaburi.

Năm 1760, ông kết hôn với Nak, con gái của một vị quan người Môn ở Samut Sakorn.

Tướng dưới triều Taksin sửa

Năm 1767, Ayutthaya bị tàn phá hoàn toàn bởi quân Miến Điện.

 
Bản đồ khu vực Đông Nam Á năm 1780.

Phraya Ratchaburi theo Phraya Wachiraprakan (sau này vua Taksin) kháng chiến và được phong là Phraya Ratchaburi và trở thành một trong hai vị tướng quan trọng nhất của Taksin (người kia là tướng Phraya Phichai, một võ sư muay Thái nổi tiếng).

Năm 1768, kháng chiến thành công và triều Thonburi của vua Taksin được thành lập, Phraya Ratchaburi trở thành Phra Ratcharin (tương đương bộ trưởng cảnh sát hoàng gia).

Sau khi cùng em trai Phraya Aphairanari (tức Bunma) bình định được thành Pimai, Phra Ratcharin được phong là Phraya Aphairanarit.

Năm 1769, thành Phraya Yommarat sau khi bình định được xứ Fang.

Năm 1770, thành Chao Phraya Chakri – Samuhanayok (thủ tướng các tỉnh Đông Bắc Xiêm).

Sau đó, Chakri cũng em trai Phraya Anuchit Raja (Bunma) dẫn đầu quân Xiêm chống lại quân Miến và đi bình định các nước Lào, Chân Lạp.

Năm 1774, 1776, 1778, Chakri lần lượt bình định thành công các nước Vạn Tượng, Luang Prabang, Champasak và một phần Chân Lạp.

Sau đó ông được vua Taksin phong thành Somdet Chao Phraya Maha Kasatsuek (สมเด็จเจ้าพระยามหากษัตริย์ศึก พิฤกมหิมา ทุกนัครระอาเดช นเรศรราชสุริยวงษ์ องค์อรรคบาทมุลิกากร บวรรัตนบรินายก), danh hiệu cao nhất từ trước tới nay ở Xiêm mà một người không thuộc hoàng tộc được vua phong.

Lên ngôi sửa

Năm 1781, Taksin biểu thị những dấu hiệu bất an về tinh thần và thường xuyên giết người.

Lúc đó có vị tướng ở thành Cổ Lạc làm phản, Taksin lệnh cho tướng Phraya San đi dẹp loạn. Nhưng Phraya San lại là anh trai của vị tướng làm loạn, hai anh em mới hợp nhau trở lại kinh thành đảo chính. Quân trong thành mở cổng cho Phraya San vào, Taksin bỏ trốn vào chùa nhưng bị bắt giam lại. Phraya San sai người báo cho Chakri biết.

Khi chính biến nổ ra, Tướng quân Chao Phraya Chakri cùng em trai đang chiến đấu với chúa Nguyễn Ánh (tiếng Thái gọi là Ong Chiang Sue[4] hay Chao Anam Kok[5] (Chiêu Nam Cốc, "vua nước Nam"[6])) tại Chân Lạp. Khi hay tin Taksin bắt giam vợ con của hai anh em, họ đã giảng hòa với tướng Nguyễn Hữu Thụy của chúa Nguyễn. Người anh Chất Tri giao một ít binh lính lại cho em trai Sô Si, còn mình thì dẫn đại quân về kinh thành, ngầm sai thủ hại sát hại Taksin rồi vu tội cho Phraya San. Cuối cùng, Chất Tri giết luôn Phraya San và tự lập làm vua.

Theo biên niên sử vương thất Thái, Tướng quân Chao Phraya Chakri quyết định xử tử Taksin, ghi rằng khi được đưa đến điểm hành quyết, Taksin đòi tiếp kiến Tướng quân Chao Phraya Chakri song Tướng quân bác bỏ.

Năm 1782 (tức là năm 2325 Phật lịch), Taksin bị hành quyết. Maha Kshatriyaseuk lên ngôi vua, hiệu là Rama I (Phật vương), thành lập vương triều Chakri.

Do có mối giao hảo này với chúa Nguyễn Ánh, sau này, Rama đã hỗ trợ Nguyễn Ánh khi Nguyễn Ánh chạy trốn Tây Sơn.

Trị vì sửa

 
Tượng của Rama I ở Phra Buddha Yodfa Memorial Bridge, Bangkok (1932)

Quốc vương Chulaloke sau khi đăng cơ đã tiếp tục nhiệm vụ của tiên đế Taksin đó chính là cứu lấy một đất nước non trẻ mới độc lập khỏi Miến Điện, Taungoo và đẩy lùi một số cuộc xâm lược của Miến Điện.[7]

Hành động đầu tiên của ông với tư cách là vua là chuyển thủ đô từ thủ đô của Thonburi từ Thonburi, đến nơi mà sau này đã trở thành Bangkok, trên bờ phía đông của sông Chao Phraya. Ông bắt đầu xây dựng vào năm 1782. Bangkok trở thành một trung tâm thương mại lớn. Thương mại với Trung Quốc và thương nhân Trung Quốc phát triển mạnh. Ông đặt ra về cải cách chính quyền. Chulaloke đã phát hiện ra một thuộc địa thương gia Trung Quốc chính xác nơi anh ta muốn xây dựng cung điện mới của mình. Ông đền bù cho họ đất đai, và họ tái định cư nhiều thành phố Trung Hoa tại Bangkok vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Ông đã củng cố trật tự tu viện Phật giáo, triệu tập một Hội đồng vào năm 1788, để quyết định kinh sách nào nên được coi là chính thống.[7]

Theo quan điểm chung, triều đại của Rama I được đặc trưng bởi sự hợp nhất lãnh thổ từng của vương quốc Ayutthaya trong một vương quốc mới, của Xiêm La, nơi an ninh được tổ chức qua nhiều cuộc xung đột với các nước láng giềng. Ông mở rộng văn hóa Thái Lan sang các vùng lãnh thổ lân cận, đặc biệt là Campuchia, Việt NamLào, và phát triển văn hóa của người dân của mình thông qua việc xây dựng nhiều ngôi đền chùa và sự nổi bật của các tác phẩm nổi tiếng. Về phần thơ ca, ông đã được mô tả và ca tụng trong nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ông đã tổng hợp của các văn bản huyền thoại cổ xưa và đã truy tìm lịch sử của vương quốc. Các văn bản này được gọi chung là Ramakian và những gì được gọi là tường thuật quốc gia của đất nước, nó được biết đến đặc biệt ở đất nước này vì được đưa vào hình ảnh đẹp thông qua một bức tranh tường có thể nhìn thấy bên trong của chùa Phật Ngọc.[7]

Toàn bộ sự cai trị của ông đã cũng cố một triều đại vững chắc cho Thái Lan mà vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, đó là Vương triều Chakkrin.

Năm 1785, vua Miến Điện Bodawpaya xâm lược Xiêm La. Vua Rama I chỉ huy quân Xiêm cố sức chống đánh, quân Miến Điện thua trận chạy về nước.

Rama I cũng đã vài lần phái quân chinh phạt Campuchia, Lào, và hỗ trợ chúa Nguyễn Nguyễn Ánh, trong đó có cả lần tung 2 vạn thủy - lục quân vào Việt Nam năm 1785. Quân Xiêm bị quân Tây Sơn của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đánh thảm bại.

Rama I tập trung vào việc việc củng cố lại vương quốc Xiêm và chỉ định những người đáng tin cậy cùng phục vụ ông trong các chiến dịch lâu dài làm bộ trưởng cho ông. Rama Maharaji khuyến khích các học giả và nghệ sĩ đến định cư ở thủ đô mới của mình (Bangkok).[7] Ông cũng đỡ đầu cho nghệ thuật Thái, nhất là văn học. Ông qua đời năm 1809 (năm 2352 Phật lịch), hưởng thọ 72 tuổi.

Vào thời điểm ông qua đời, không chỉ Miến Điện bị đẩy lùi mà toàn bộ phần trung tâm của Đông Dương cũng đã nằm dưới sự cai trị của Xiêm La.[7]

Tước vị và tôn hiệu sửa

  • 1737–1758: Nai Thongduang (นายทองด้วง)
  • 1758–1768: Luang Yokkrabat Mueang Ratchaburi (หลวงยกกระบัตรเมืองราชบุรี)
  • 1768: Phra Ratcharin (พระราชริน)
  • 1768–1769: Phraya Aphairanarit (พระยาอไภยรณฤทธิ์)
  • 1769–1770: Phraya Yommarat (พระยายมราช)
  • 1770–1778: Chao Phraya Chakri (เจ้าพระยาจักรี)
  • 1778–1782: Somdet Chao Praya Maha Kasatsuek v.v... (สมเด็จเจ้าพระยามหากษัตริย์ศึก พิฤกมหิมา ทุกนัครระอาเดช นเรศรราชสุริยวงษ์ องค์อรรคบาทมุลิกากร บวรรัตนบรินายก)
  • 1782: Somdet Phra Buddha Chao Yu Hua Maha Kasatsuek (สมเด็จพระพุทธเจ้าอยู่หัว มหากษัตริย์ศึก)
  • 1782–1809: Phra Bat Somdet Phra Borommarachathirat Ramathibodi Sisin Borommaha Chakkraphat Rachathibodin v. v... (พระบาทสมเด็จพระบรมราชาธิราชรามาธิบดี ศรีสินทรบรมมหาจักรพรรดิราชาธิบดินทร์ ธรณินทราธิราช รัตนากาศภาษกรวงษ์ องค์บรมาธิเบศ ตรีภูวเนตรวรนายก ดิลกรัตนราชชาติอาชาวไศรย สมุทัยดโรมนต์ สกลจักรวาฬาธิเบนทร์ สุริเยนทราธิบดินทร์ หริหรินทราธาดาธิบดี ศรีวิบูลยคุณอักนิษฐ ฤทธิราเมศวรมหันต์ บรมธรรมิกราชาธิราชเดโชไชยพรหมเทพาดิเทพนฤบดินทร ภูมินทรบรมาธิเบศโลกเชฐวิสุทธิ รัตนมกุฏประเทศคตา มหาพุทธางกูรบรมบพิตร)
  • thụy hiệu (Rama III): Phra Bat Somdet Phra Phutthayotfa Chulalok (พระบาทสมเด็จพระพุทธยอดฟ้าจุฬาโลก)
  • thụy hiệu (Rama IV): Phra Bat Somdet Phra Paramoruracha Mahachakkriborommanat Phra Phutthayotfa Chulalok (พระบาทสมเด็จพระปรโมรุราชามหาจักรีบรมนารถ พระพุทธยอดฟ้าจุฬาโลก)
  • thụy hiệu (Rama VI): Phra Bat Somdet Phra Ramadhibodi Si Sindra Maha Chakri Borommanath Phra Phutthayotfa Chulalok (พระบาทสมเด็จพระรามาธิบดีศรีสินทรมหาจักรีบรมนารถ พระพุทธยอดฟ้าจุฬาโลก)
  • thụy hiệu (1982): Phra Bat Somdet Phra Phutthayotfa Chulalok Maharat (พระบาทสมเด็จพระพุทธยอดฟ้าจุฬาโลกมหาราช, "Phra Phutthayotfa Chulalok Đại đế")

Nguồn sửa

  1. ^ Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Quyển II, Chương VIII
  2. ^ Thanh sử cảo, quyển 528
  3. ^ พระราชวรวงศ์เธอ กรมหมื่นพิทยาลงกรณ์. สามกรุง (bằng tiếng Thái). Bangkok: สำนักพิมพ์คลังวิทยา. tr. 54–58.
  4. ^ ทิพากรวงศมหาโกษาธิบดี (ขำ บุนนาค), เจ้าพระยา. พระราชพงศาวดารกรุงรัตนโกสินทร์ รัชกาลที่ 3. กรุงเทพฯ: ไทยควอลิตี้บุ๊คส์ (2006), 2560, หน้า 168
  5. ^ เจ้าพระยาทิพากรวงศ์ (ขำ บุนนาค). “95. เจ้าอนัมก๊กได้เมืองญวนและตั้งตัวเป็นพระเจ้ากรุงเวียตนามยาลอง”. พระราชพงศาวดารกรุงรัตนโกสินทร์ รัชกาลที่ 1.
  6. ^ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, q. 1
  7. ^ a b c d e “Temple of the Emerald Buddha Rama I”. World net.com.
  • Theo cuốn Lịch sử thế giới, tài liệu nước ngoài do Bùi Đức Tịnh biên dịch, trang 240.