Chiêm tinh học

bói toán theo vị trí của các hành tinh và các thiên thể khác
(Đổi hướng từ Chiêm tinh)

Chiêm tinh học là một hệ thống huyền học, hay ngụy khoa học dự đoán về vấn đề nhân loại và sự kiện trần thế bằng cách nghiên cứu chuyển động và vị trí tương đối của thiên thể.[1][2][3][4] Chiêm tinh học có niên đại ít nhất là từ khoảng thiên niên kỷ 2 TCN, và có nguồn gốc từ hệ thống lịch được sử dụng để dự đoán sự chuyển mùa và chu kỳ thiên thể như những dấu hiệu của sự giao tiếp với thần linh.[5] Nhiều nền văn hóa chú trọng đến các sự kiện thiên văn, chẳng hạn như Hindu, Trung Quốc, và Maya đã phát triển các hệ thống phức tạp để dự đoán sự kiện trần thế bằng cách quan sát những thiên thể. Chiêm tinh học phương Tây là một trong những hệ thống chiêm tinh cổ nhất còn được sử dụng. Nó có thể có nguồn gốc từ vùng Lưỡng Hà vào thiên niên kỷ 2 TCN, sau đó lan sang Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại, thế giới Ả Rập và cuối cùng là TrungTây Âu. Chiêm tinh học phương Tây thời đó thường sử dụng hệ thống hoàng đạo (một hệ thống giống với tử vi phương Đông) để giải thích các khía cạnh trong nhân cách con người và dự đoán những sự kiện tương lai trong cuộc sống dựa trên vị trí của các thiên thể khác. Đa số các nhà chiêm tinh học chuyên nghiệp đều dựa trên những hệ thống dự đoán tương tự như vậy.[6]:83

Chiêm tinh học
Các ký hiệu chiêm tinh học
Các thể loại chiêm tinh học

Mở rộng danh sách
để tham khảo


Các nhánh của chiêm tinh học
Các hành tinh trong chiêm tinh học

Xuyên suốt lịch sử, chiêm tinh học được xem là một hệ thống lưu truyền mang tính bác học và phổ biến trong giới học thuật, thường có mối quan hệ mật thiết với thiên văn học, thuật giả kim, khí tượng học, và y học.[7] Nó có sự hiện diện trong giới chính trị và được đề cập trong nhiều tác phẩm văn học khác nhau, từ những tác giả như Dante AlighieriGeoffrey Chaucer cho đến William Shakespeare, Lope de Vega, và Calderón de la Barca. Sau khi thế kỷ 19 kết thúc và phương pháp khoa học được chấp nhận rộng rãi, các nhà nghiên cứu hoàn toàn không còn công nhận chiêm tinh học trên cả phương diện lý thuyết,[8]:249;[9] thí nghiệm,[10][11] và chứng minh được rằng nó không có giá trị khoa học hay sức thuyết phục.[6] Do đó, chiêm tinh học mất đi vị thế trong học thuật và lý thuyết, niềm tin phổ biến về nó phần nhiều bị suy giảm, cho đến khi hồi sinh trở lại vào thập niên 1960.[12]

Từ nguyên

sửa
 
Tranh khắc thế kỷ 15 của Marcantonio Raimondi thể hiện hai người phụ nữ với cung hoàng đạo Thiên Bình và Thiên Yết

Chiêm tinh học trong tiếng Anh là astrology, bắt nguồn từ từ astrologia trong tiếng Latinh,[13] sâu xa hơn là từ ἀστρολογία trong tiếng Hy Lạp – vốn là từ ghép của từ ἄστρον (astron, nghĩa là "vì sao") và -λογία (-logia, nghĩa là "nghiên cứu về"). Astrologia sau đó thay đổi nghĩa thành 'bói toán bằng vì sao', vốn được gọi bằng thuật ngữ khoa học là astronomia.[14]

Lịch sử

sửa
 
The Zodiac Man, sơ đồ cơ thể con người với những biểu tượng chiêm tinh, kèm theo đó là chỉ dẫn giải thích về tầm quan trọng của chiêm tinh dưới góc độ y học. Hình ảnh này lấy từ bản thảo tiếng Wales thế kỷ 15

Có nhiều nền văn hóa coi trọng những sự kiện thiên văn. Từ thời xa xưa, người Ấn Độ, người Trung Quốc, người Maya đã phát triển những hệ thống phức tạp để dự đoán sự kiện trần thế bằng cách quan sát thiên thể. Ở phương Tây, chiêm tinh học thường bao gồm hệ thống horoscope nhằm giải thích khía cạnh trong nhân cách con người và dự đoán tương lai cuộc sống của họ dựa trên vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác tại thời điểm họ ra đời. Phần lớn các nhà chiêm tinh học chuyên nghiệp dựa trên những hệ thống như vậy.[6]:83

Chiêm tinh học có niên đại ít nhất là từ khoảng thiên niên kỷ 2 TCN, tại Lưỡng Hà, với nguồn gốc là từ hệ thống lịch được sử dụng để dự đoán sự chuyển mùa và giải thích chu kỳ thiên thể như những dấu hiệu của sự giao tiếp với thần linh.[5] Vedāṅga Jyotiṣa là một trong những văn bản Hindu được biết đến cổ nhất về thiên văn học và chiêm tinh học (Jyotisha). Văn bản có niên đại từ năm 1400 TCN đến những năm cuối cùng TCN, theo nhiều học giả khác nhau dựa trên bằng chứng về ngôn ngữ và thiên văn học. Chiêm tinh học Trung Quốc bắt đầu có hệ thống từ thời nhà Chu (1046–256 TCN). Chiêm tinh học thời kỳ Hy Lạp hóa kể từ sau năm 332 TCN có sự pha trộn với thuật chiêm tinh Decan của Ai Cập ở Alexandria, tạo thành thuật chiêm tinh horoscope. Cuộc chinh phạt châu Á của Alexandros Đại đế đã góp phần truyền bá chiêm tinh học đến Hy Lạp cổ đạiLa Mã cổ đại. Ở La Mã, chiêm tinh học gắn liền với 'trí tuệ của người Chaldea'. Sau cuộc chinh phạt Alexandria vào thế kỷ 7, chiêm tinh học được các học giả Hồi giáo sử dụng, các văn bản thời kỳ Hy Lạp hóa được dịch sang tiếng Ả Rậptiếng Ba Tư. Vào thế kỷ 12, văn bản tiếng Ả Rập du nhập vào châu Âu và được dịch sang tiếng Latinh. Những nhà thiên văn học lớn như Tycho Brahe, Johannes KeplerGalileo đã hành nghề nhà chiêm tinh hoàng gia. Chiêm tinh học cũng được đề cập trong những tác phẩm văn chương của các nhà thơ như Dante AlighieriGeoffrey Chaucer, và các nhà soạn kịch như Christopher MarloweWilliam Shakespeare.

Xuyên suốt phần lớn lịch sử chiêm tinh học, nó được xem là một hệ thống lưu truyền mang tính bác học. Nó được chấp nhận trong ngữ cảnh chính trị và học thuật, có liên kết với những nghiên cứu khác, chẳng hạn như thiên văn học, thuật giả kim, khí tượng họcy học.[7] Cuối thế kỷ 17, những khái niệm khoa học mới trong thiên văn học và vật lý (chẳng hạn như thuyết nhật tâmcơ học Newton) đã đặt nghi vấn về chiêm tinh học. Do đó, chiêm tinh học mất đi vị thế trong học thuật và lý thuyết, và niềm tin phổ biến về chiêm tinh học phần nhiều bị suy giảm.[12]

Thế giới cổ đại

sửa

Chiêm tinh học, theo nghĩa rộng nhất, là tìm kiếm ý nghĩa của bầu trời.[15]:2,3 Bằng chứng cổ xưa về việc con người nỗ lực có ý thức để đo lường, ghi chép lại, và dự đoán sự chuyển mùa bằng cách tham khảo chu kỳ thiên văn, là từ những dấu tích trên xương và vách hang động, cho thấy rằng chu kỳ Mặt Trăng được ghi nhận sớm nhất từ khoảng 25.000 năm về trước.[16]:81ff Đây là bước đầu của việc hướng tới ghi chép lại ảnh hưởng của Mặt Trăng đến thủy triều và sông ngòi, đồng thời hướng tới việc soạn ra lịch chung.[16] Nông dân giải quyết nhu cầu nông nghiệp bằng cách nâng cao kiến thức về chòm sao xuất hiện trong các mùa khác nhau – và ứng dụng việc quan sát thấy sự mọc lên của một nhóm sao cụ thể để đoán trước lũ lụt hàng năm và hoạt động theo mùa.[17] Đến thiên niên kỷ 3 TCN, các nền văn minh đã có nhận thức phức tạp về chu kỳ thiên thể, và có thể xây dựng đền tại nơi phù hợp với sự mọc cùng Mặt Trời của các vì sao.[18]

Bằng chứng phân tán cho thấy những nguồn tài liệu cổ nhất được biết đến về chiêm tinh học là bản sao của các văn bản được tạo ra trong thế giới cổ đại. Phiến đá Sao Kim của Ammisaduqa được cho là đã soạn thảo ở Babylon vào khoảng năm 1700 TCN.[19] Có một cuộn giấy ghi chép lại việc sử dụng thuật chiêm tinh sự kiện từ thời xa xưa, khả năng cao là thuộc về triều đại của người trị vì Sumer (ensi) là Gudea xứ Lagash (khoảng 2144 - 2124 TCN). Cuộn giấy này mô tả cách mà các vị thần tiết lộ cho Gudea trong một giấc mơ biết về những chòm sao nào sẽ thuận lợi nhất cho việc xây dựng ngôi đền theo ước định.[20] Tuy nhiên, vẫn còn tranh cãi về việc liệu những điều này có thật sự được ghi chép vào thời gian đó không hay chỉ đơn thuần là chuyện do hậu thế thêu dệt nên về người trị vì cổ đại. Do đó, bằng chứng lâu đời nhất không thể chối cãi về việc sử dụng chiêm tinh học như một hệ thống kiến thức tổng hợp, được cho là từ các ghi chép thuộc về triều đại đầu tiên của Lưỡng Hà (1950–1651 TCN). Thuật chiêm tinh này có một số điểm tương đồng với thuật chiêm tinh Hy Lạp thời kỳ Hy Lạp hóa (phương Tây).[21] Người Babylon xem sự kiện thiên thể là báo hiệu cho những chuyện có thể xảy ra hơn là hiện tượng tự nhiên.[21]

Hệ thống chiêm tinh học của Trung Quốc được xây dựng vào thời nhà Chu (1046–256 TCN) và phát triển mạnh vào thời nhà Hán (thế kỷ 2 TCN–thế kỷ 2). Trong đó, tất cả yếu tố quen thuộc của văn hóa truyền thống Trung Quốc như triết lý Âm-Dương, thuyết ngũ hành, Thiên Địa, tư tưởng nho giáo – đều được kết hợp lại với nhau để hợp thức hóa các nguyên tắc triết học của y học Trung Quốc, bói toán, chiêm tinh và luyện đan.[22]:3,4

Tranh cãi thời cổ đại

sửa
 
Nhà hùng biện người La Mã Cicero phản đối chiêm tinh học

Các trường phái hoài nghi triết học thời kỳ Hy Lạp hóa chỉ trích tính hợp lý của chiêm tinh học. Những lời chỉ trích về chiêm tinh học của những người theo chủ nghĩa hoài nghi học thuật như Cicero, CarneadesFavorinus; và người theo chủ nghĩa Pyrrho như Sextus Empiricus, vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay.

Carneades lập luận rằng niềm tin vào số phận đã phủ định ý chí tự dođạo đức; rằng những người sinh ra vào những thời điểm khác nhau đều có thể chết trong cùng một tai nạn hoặc trận chiến; và trái ngược với việc chịu ảnh hưởng cùng một kiểu từ các vì sao, thì các bộ lạc và nền văn hóa lại có sự khác biệt nhau.[23]

Cicero đưa ra phản đối về song sinh, rằng với thời gian sinh gần nhau, kết cục của mỗi cá nhân rất có thể khác nhau. Quan điểm này sau này được Thánh Augustinus phát triển.[24] Cicero lập luận rằng vì những hành tinh khác ở xa Trái Đất hơn nhiều so với Mặt Trăng, nên chúng có thể chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ nếu so với Mặt Trăng.[25] Ông cũng lập luận rằng nếu chiêm tinh học giải thích mọi thứ về số phận con người, thì nó đã sai lầm khi bỏ qua ảnh hưởng có thể thấy rõ của khả năng di truyền và nuôi dạy con cái, những thay đổi về sức khỏe do tác động của y học, hoặc ảnh hưởng của thời tiết đối với con người.[26]

Favorinus lập luận rằng thật phi lý khi tưởng tượng rằng các vì sao và hành tinh sẽ ảnh hưởng đến cơ thể con người như cách mà chúng ảnh hưởng đến thủy triều, và một điều cũng phi lý không kém là những chuyển động nhỏ trên bầu trời lại có thể gây ra những thay đổi lớn trong số phận con người.[27]

Sextus Empiricus cho rằng thật phi lý khi liên kết những gì thuộc về con người với những chuyện hoang đường về cung hoàng đạo.[28] Ông cũng viết cả một cuốn sách có tựa là Pros astrologous soạn ra những lập luận phản bác chiêm tinh học.

Ai Cập thời kỳ Hy Lạp hóa

sửa
 
Bản sao năm 1484 trang đầu tiên của tác phẩm Tetrabiblos do Ptolemaeus viết, được Plato Tiburtinus dịch sang tiếng Latinh. Tác phẩm này là nền tảng của chiêm tinh học phương Tây

Năm 525 TCN, Ai Cập bị người Ba Tư chinh phục. Đai hoàng đạo Dendera của người Ai Cập vào thế kỷ 1 TCN có sự tương đồng với chiêm tinh học Lưỡng Hà, khi đều có cung hoàng đạo Thiên BìnhThiên Yết.[29]

Ai Cập bước vào thời kỳ Hy Lạp hóa khi bị Alexandros Đại Đế chiếm đóng vào năm 332 TCN. Sau cuộc chinh phạt, Alexandros thành lập nên thành phố Alexandria, nơi mà thuật chiêm tinh Babylon pha trộn với thuật chiêm tinh Decan của Ai Cập tạo thành thuật chiêm tinh horoscope. Nó bao gồm thuật chiêm tinh Babylon với hệ thống vượng tinh, bộ ba cung hoàng đạo và tầm quan trọng của nhật thực. Thuật chiêm tinh horoscope sử dụng quan niệm của người Ai Cập để chia đai hoàng đạo thành 36 decan, mỗi decan là 10°. Ngoài ra, nó còn sử dụng hệ thống các vị thần hành tinh của Hy Lạp, những người cai trị cung hoàng đạo và bốn nguyên tố.[30] Những văn bản thế kỷ 2 TCN dự đoán vị trí của các hành tinh trong cung hoàng đạo tại thời điểm mọc lên của những decan nhất định, đặc biệt là Sothis.[31] Nhà chiêm tinh và thiên văn học Ptolemaeus sống ở Alexandria, ông là tác giả của cuốn Tetrabiblos. Tác phẩm này là nền tảng của chiêm tinh học phương Tây.[32]

Hy Lạp và La Mã

sửa

Cuộc chinh phạt châu Á của Alexandros Đại Đế khiến người Hy Lạp có cơ hội tiếp xúc với những ý tưởng từ Syria, Babylon, Ba Tư và Trung Á.[33] Khoảng năm 280 TCN, một tư tế đến từ Babylon là Berossus đã chuyển đến đảo Kos của Hy Lạp, giảng dạy về chiêm tinh và văn hóa Babylon.[34] Vào thế kỷ 1 TCN, có 2 loại thuật chiêm tinh, một là thuật chiêm tinh sử dụng horoscope để mô tả quá khứ, hiện tại, tương lai; loại thứ hai là theurgy, nhấn mạnh đến việc linh hồn bay đến những vì sao.[35] Ảnh hưởng của Hy Lạp đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá lý thuyết chiêm tinh đến La Mã.[36]

Tài liệu đầu tiên đề cập đến chiêm tinh học ở La Mã chắc chắn đến từ nhà hùng biện tên là Cato. Năm 160 TCN, ông đã cảnh cáo các giám thị nông trại không được thỉnh giáo người Chaldea,[37] nhóm người được mô tả là 'những kẻ ngắm sao' người Babylon.[38] Trong mắt những người Hy Lạp và người La Mã, tên tuổi của Babylonia (cũng được biết đến là Chaldea) trở nên gắn liền với chiêm tinh học đến mức 'trí tuệ của người Chaldea' đồng nghĩa với thuật bói toán sử dụng hành tinh và vì sao.[39] Nhà thơ và nhà văn trào phúng người La Mã thế kỷ 2 là Juvenalis phàn nàn về ảnh hưởng lan rộng của người Chaldea, nói rằng "Người Chaldea vẫn được tin tưởng hơn cả; mọi câu từ mà nhà chiêm tinh thốt ra sẽ khiến họ [tức phụ nữ] tin là đến từ suối nguồn của Hammon [tức Jupiter]."[40]

Một trong những nhà chiêm tinh đầu tiên đưa thuật chiêm tinh Hermes đến La Mã là Thrasyllus. Ông là nhà chiêm tinh của hoàng đế Tiberius,[36] vị hoàng đế đầu tiên có nhà chiêm tinh hoàng gia.[41] Dù vậy, người tiền nhiệm của Tiberius là Augustus đã sử dụng chiêm tinh học để hợp pháp hóa quyền hoàng đế của mình.[42]

Thế giới Trung Cổ

sửa

Hindu

sửa

Những văn bản chính mà chiêm tinh học Ấn Độ cổ điển dựa vào là những tuyển tập thuộc Sơ kỳ Trung Cổ, đặc biệt là Brihat Parashara Hora Shastra, và Saravali của quốc vương Kalyanavarman. Hora Shastra là một hợp tuyển gồm 71 chương, trong đó phần đầu tiên (chương 1–51) có niên đại từ thế kỷ 7 đến đầu thế kỷ 8, và phần thứ hai (chương 52–71) có niên đại là cuối thế kỷ 8. Tương tự như vậy, Saravali cũng có niên đại vào khoảng thế kỷ 8.[43]

Hồi giáo

sửa
 
Bản dịch tiếng Latinh của De Magnis Coniunctionibus, Venize, 1515

Sau khi thành phố Alexandria rơi vào tay người Ả Rập vào thế kỷ 7 và Nhà Abbas được thành lập vào thế kỷ 8, chiêm tinh học đã được các học giả Hồi giáo nghiên cứu.[44] Triều đại khalip Abbas thứ hai là Al Mansur (754–775) đã thành lập nên thành phố Bagdad đóng vai trò như một trung tâm học thuật. Thành phố này có xây dựng một trung tâm dịch thuật thư viện được gọi là "Ngôi nhà Trí tuệ" Bayt al-Hikma, nơi được thế hệ kế tục Al Mansur duy trì phát triển và là động lực chính cho những bản dịch tiếng Ả Rập-Ba Tư của các văn bản chiêm tinh học thời kỳ Hy Lạp hóa. Những dịch giả đời đầu bao gồm Mashallah, người giúp bầu chọn thời điểm thành lập Bagdad,[45]Sahl ibn Bishr (hay còn có tên gọi khác là Zael), người soạn ra những văn bản có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà chiêm tinh châu Âu về sau như Guido Bonatti (thế kỷ 13), và William Lilly (thế kỷ 17).[46] Kiến thức từ văn bản tiếng Ả Rập bắt đầu du nhập vào châu Âu trong các bản dịch tiếng Latinh thế kỷ 12.

Châu Âu

sửa
 
Dante Alighieri gặp gỡ Hoàng đế Justinianus tại tầng trời thứ hai (hay nói cách khác là tầng trời của Sao Thủy), trong Canto V của phần Paradiso, Thần Khúc

Cuốn sách về chiêm tinh học đầu tiên xuất bản tại châu Âu là Liber Planetis et Mundi Climatibus ("Quyển sách về hành tinh và khu vực trên thế giới"), xuất hiện từ năm 1010 đến năm 1027, và tác giả của nó có thể là Giáo hoàng Silvestro II.[47] Năm 1138, quyển sách Tetrabiblos (thế kỷ 2) của Ptolemaeus được Plato Tiburtinus dịch sang tiếng Latinh.[47] Nhà toán học thế kỷ 13 là Campanus xứ Novara được cho là người phát minh ra hệ thống chiêm tinh chia đường mão dậu (prime vertical) thành từng "nhà", mỗi "nhà" đều có độ dài cung tròn là 30°,[48] dù vậy hệ thống này đã được phương Đông sử dụng từ trước.[49] Nhà thiên văn học thế kỷ 13 Guido Bonatti đã viết một cuốn sách giáo khoa có tựa đề là Liber Astronomicus, bản sao của nó thuộc về Vua Henry VII của Anh vào cuối thế kỷ 15.[48]

Trong Paradiso (Thiên đàng), phần cuối cùng của Thần khúc, thi hào người Ý Dante Alighieri đề cập đến "hằng hà sa số chi tiết" về các hành tinh chiêm tinh.[50] Dẫu vậy, ông có điều chỉnh chiêm tinh học truyền thống sao cho phù hợp với quan điểm Cơ Đốc của mình.[50] Chẳng hạn như sử dụng tư duy chiêm tinh trong những lời tiên tri của ông về sự cải cách của những nước theo đạo Cơ Đốc.[51]

Tranh cãi thời Trung Cổ

sửa
 
Nhà thần học thời Trung Cổ, Isidorus thành Hipalis chỉ trích tính tất định của chiêm tinh học.

Vào thế kỷ 7, Isidorus thành Hispalis lập luận trong cuốn Etymologiae rằng thiên văn học mô tả chuyển động của thiên đàng, trong khi chiêm tinh học có 2 phần: một là khoa học mô tả chuyển động của mặt trời, mặt trăng và các vì sao; phần còn lại là đưa ra những dự đoán, theo thần học thì đó là quan niệm sai lầm.[52][53] Ngược lại, John Gower (thế kỷ 14) định nghĩa rằng chiêm tinh học cơ bản chỉ giới hạn trong việc đưa ra những dự đoán.[52][54] Nghiên cứu về ảnh hưởng của các vì sao được xếp vào phân nhánh thuật chiêm tinh tự nhiên, chẳng hạn như dự đoán tác động của vì sao đến thủy triều và sự tăng trưởng của thực vật, và thuật chiêm tinh phán đoán, dự đoán những tác động có thể xảy ra đối với con người.[55][56] Tuy nhiên, người theo chủ nghĩa hoài nghi là Nicole Oresme (thế kỷ 10) đã liệt thiên văn học là một phần của chiêm tinh học trong tác phẩm Livre de divinacions của ông.[57] Mặc dù Oresme lập luận rằng cách tiếp cận đương thời để dự đoán những sự kiện như bệnh dịch, chiến tranh, thời tiết là không phù hợp, nhưng những dự đoán kiểu như vậy vẫn là lĩnh vực đáng để nghiên cứu. Tuy nhiên, ông công kích việc sử dụng chiêm tinh học để chọn thời điểm hành động (cái gọi là thẩm vấn và bầu cử) là hoàn toàn sai lầm, và không chấp nhận việc quyết định hành động con người dựa trên những vì sao, vì nó giam cầm sự tự do ý chí của con người.[57][58] Tương tự như vậy, trong cuốn sách Contre les Devineurs (1411), thầy dòng Laurens Pignon (khoảng 1368–1449)[59] đã bác bỏ tất cả các hình thức bói toán và thuyết định đoạt, kể cả bói toán bằng vì sao.[60] Điều này trái ngược với quan điểm truyền thống của nhà thiên văn người Ả Rập Abu Ma'shar, tác phẩm của ông là Introductorium in Astronomiam and De Magnis Coniunctionibus cho rằng cả hành động của cá nhân và rộng hơn là lịch sử đều được định đoạt bởi vì sao.[61]

Cuối thế kỷ 15, Giovanni Pico della Mirandola đã viết tác phẩm Disputationes contra Astrologos công kích mạnh mẽ chiêm tinh học, cho rằng thiên đàng không phải là nơi gây ra, và cũng không báo trước sự kiện xảy ra ở trần thế.[62] Người cùng thời với ông là Pietro Pomponazzi, một "người theo chủ nghĩa duy lý và nhà tư duy phản biện", thì lại tin tưởng vào chiêm tinh học và phê bình sự công kích của Pico.[63]

Thời kỳ Phục Hưng và Cận đại

sửa
 
'Một nhà chiêm tinh bói horoscope' trong tác phẩm Utriusque Cosmi Historia (1617) của Robert Fludd

Các học giả thời Phục Hưng thường thực hành chiêm tinh học. Gerolamo Cardano đã bói horoscope cho vua Edward VI của Anh, còn John Dee là nhà chiêm tinh hoàng gia phụng sự nữ hoàng Elizabeth I của Anh. Catherine de Médicis đã chi tiền cho Nostradamus để xác minh dự đoán của nhà chiêm tinh Lucus Gauricus về cái chết của chồng bà là vua Henri II của Pháp. Những nhà thiên văn lớn hành nghề nhà chiêm tinh hoàng gia bao gồm Tycho Brahe thuộc hoàng gia Đan Mạch, Johannes Kepler phục vụ nhà Habsburgs, Galileo Galilei phục vụ nhà Medici, và Giordano Bruno, người bị thiêu trên cọc ở Roma vào năm 1600 vì bị cho là theo dị giáo.[64] Sự khác biệt giữa chiêm tinh học và thiên văn học không hoàn toàn rõ ràng. Những tiến bộ trong thiên văn học thường được thúc đẩy bởi mong muốn cải thiện độ chính xác của chiêm tinh học.[65]

Lịch thiên văn với các phép tính chiêm tinh phức tạp, và những cuốn niên lịch giải thích sự kiện thiên thể được sử dụng cho mục đích y học và chọn thời điểm gieo trồng, rất phổ biến ở Anh thời Elizabeth.[66] Năm 1597, nhà toán học và bác sĩ người Anh Thomas Hood đã tạo ra bộ dụng cụ bằng giấy sử dụng các lớp phủ quay vòng để giúp học trò tìm ra mối quan hệ giữa các ngôi sao hoặc chòm sao cố định, thiên đỉnh (midheaven) của đường hoàng đạo, và 12 "nhà" trong chiêm tinh.[67] Dụng cụ của Hood cũng minh họa các mối quan hệ được cho là giữa các cung hoàng đạo, các hành tinh, và những bộ phận trên cơ thể con người được tin là do hành tinh và cung hoàng đạo chi phối.[67][68]

Thời kỳ Khai sáng và về sau

sửa
 
Phụ nữ trung lưu ở Chicago thảo luận về thuyết duy linh. (1906)

Trong thời kỳ Khai sáng, giới tri thức không còn đồng tình với chiêm tinh học nữa, chỉ còn một số lượng lớn tín đồ tin vào những cuốn niên lịch rẻ tiền. Nhà biên soạn niên lịch người Anh, Richard Saunders, hưởng ứng tinh thần của thời đại bằng cách in một bài chế giễu có tựa đề Discourse on the Invalidity of Astrology, trong khi ở Pháp, cuốn Dictionnaire (1697) của Pierre Bayle cho rằng chiêm tinh học là trò trẻ con. Nhà văn châm biếm người Ireland gốc Anh là Jonathan Swift đã chế nhạo John Partridge, nhà chiêm tinh chính trị theo học thuyết Whig.[69]

Chiêm tinh học có dấu hiệu phổ biến trở lại từ thế kỷ 19, với vai trò là một phần quan trọng của sự hồi sinh thuyết duy linh – và sau này là trào lưu triết học New Age.[70]:239–249 Phương tiện thông tin đại chúng, chẳng hạn như báo horoscope cũng có ảnh hưởng đến sự hồi sinh của chiêm tinh.[70]:259–263 Đầu thế kỷ 20, nhà tâm thần học Carl Jung có phát triển một số khái niệm liên quan đến chiêm tinh học,[71] dẫn đến sự phát triển của thuật chiêm tinh tâm lý.[70]:251–256;[72][73]

Nguyên tắc và thực hành

sửa

Những người ủng hộ định nghĩa chiêm tinh học là ngôn ngữ tượng trưng, một loại hình nghệ thuật, một ngành khoa học, và là phương pháp bói toán.[74][75] Mặc dù hầu hết hệ thống chiêm tinh của các nền văn hóa đều có chung nguồn gốc triết học cổ đại, tác động qua lại nhau, nhưng cũng có nhiều nền hệ thống sử dụng phương pháp khác biệt với phương Tây. Chúng bao gồm thuật chiêm tinh Hindu (hay còn được gọi là "thuật chiêm tinh Ấn Độ", trong thời hiện đại được gọi là "thuật chiêm tinh Vệ Đà") và thuật chiêm tinh Trung Quốc, cả hai đều có ảnh hưởng đến lịch sử văn hóa thế giới.

Phương Tây

sửa

Thuật chiêm tinh phương Tây là một hình thức dự đoán dựa trên việc xây dựng chart cho một thời điểm chính xác, chẳng hạn như ngày sinh của một người.[76] Nó sử dụng đai hoàng đạo chí tuyến, được đồng chỉnh với điểm phân.[77]

Thuật chiêm tinh phương Tây được xây dựng dựa trên chuyển động và vị trí tương đối của các thiên thể như Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh, được phân tích bằng chuyển động của chúng đi qua các cung hoàng đạo (12 phân chia của vòng hoàng đạo) và các góc chiếu (dựa trên các góc hình học) giữa các thiên thể. Chúng cũng được xem xét bởi vị trí của chúng trong các "nhà" (12 phân chia không gian của bầu trời).[78] Thuật chiêm tinh hiện đại trong các phương tiện thông tin đại chúng thường được rút gọn thành thuật chiêm tinh cung mặt trời, tức là chỉ xem xét cung Mặt Trời tại ngày sinh của một người. Phương pháp này chỉ sử dụng 1/12 biểu đồ hoàng đạo.[79]

Horoscope thể hiện một cách trực quan tập hợp các mối liên hệ cho thời gian và địa điểm của sự kiện được chọn. Những mối liên hệ này đặt giữa chín 'hành tinh', biểu thị cho các khuynh hướng như chiến tranh và tình yêu; 12 cung hoàng đạo; và 12 "nhà". Mỗi hành tinh đều nằm trong một cung cụ thể và một ngôi nhà cụ thể tại thời điểm được chọn. Khi hành tinh được quan sát từ nơi được chọn thì sẽ tạo ra 2 loại mối liên hệ.[80] Loại thứ 3 là là góc chiếu của mỗi hành tinh đối với những hành tinh khác, ví dụ như 2 hành tinh cách nhau một góc 120° (góc 'tam hợp') sẽ có mối quan hệ hài hòa, nhưng 2 hành tinh cách nhau một góc 90° ('góc vuông') lại có mối quan hệ xung khắc.[81][82]

Cùng với bói bài Tarot, chiêm tinh học là một trong những nghiên cứu cốt lõi của chủ nghĩa bí truyền phương Tây. Do đó, nó có ảnh hưởng đến các hệ thống tín ngưỡng ma thuật không chỉ giữa những người theo thuyết bí truyền phương Tây và thuyết Hermes, mà còn với cả hệ thống tín ngưỡng như Wicca, vốn vay mượn hoặc chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa bí truyền phương Tây.[83]

Hindu

sửa

Văn bản Vệ Đà sớm nhất về thiên văn học Vedanga Jyotisha. Tư tưởng Vệ Đà sau này cũng được đề cập trong chiêm tinh học.[84]

Thuật chiêm tinh dựa trên biểu đồ ngày sinh (natal astrology) của Hindu bắt nguồn từ thuật chiêm tinh thời kỳ Hy Lạp hóa vào thế kỷ 3 TCN.[85]:361[86] Dù vậy, thuât chiêm tinh Hindu vẫn có sự khác biệt khi tích hợp khái niệm nakshatra (tương đương với nhị thập bát tú).[87] Tên của các cung (ví dụ: Bạch Dương trong chiêm tinh Hy Lạp là 'Krios', thì trong chiêm tinh Hindu là 'Kriya'), các hành tinh (ví dụ: Mặt Trời trong chiêm tinh Hy Lạp là 'Helios', thì trong chiêm tinh Hindu là 'Heli') và thuật ngữ chiêm tinh (ví dụ: 'apoklima' và 'sunaphe' trong chiêm tinh Hy Lạp lần lượt là xích vĩgiao hội, thì trong chiêm tinh Hindu tương ứng là 'apoklima' và 'sunapha') trong những văn bản của nhà thiên văn Varahamihira được xem là bằng chứng thuyết phục về gốc gác Hy Lạp trong thuật chiêm tinh Hindu.[88] Thuật chiêm tinh Ấn Độ cũng có sự bổ sung của thuật chiêm tinh Babylon.[89]:231

Trung Quốc, Đông Á và Đông Nam Á

sửa

Thuật chiêm tinh Trung Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với triết học Trung Quốc (thuyết tam tài: thiên thời – địa lợi – nhân hòa) và sử dụng những khái niệm như âm dương, ngũ hành, thiên can, địa chithời thần (tức canh giờ, một cách tính thời gian sử dụng cho mục đích tôn giáo). Thời kỳ đầu, thuật chiêm tinh Trung Quốc chủ yếu chỉ sử dụng cho mục đích chính trị, quan sát những hiện tượng bất thường, xác định điềm gở và lựa chọn ngày lành tháng tốt cho những sự kiện và quyết định trọng đại.[22]:22,85,176

Chiêm tinh Trung Quốc không sử dụng hệ thống chòm sao trong đai hoàng đạo Tây Á và châu Âu; thay vào đó bầu trời được chia thành tam viên (三垣), và nhị thập bát tú (二十八宿) trong thập nhị thứ (十二次).[90] 12 con giáp ở Trung Quốc được cho là đại diện cho 12 nhân cách khác nhau. Nó dựa vào chu kỳ năm, tháng âm lịch, và mỗi hai giờ một ngày là một canh (thời thần). Theo truyền thống, chu kỳ 12 con giáp bắt đầu bằng , sau đó tiếp tục qua 11 con vật khác: Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.[91] Hệ thống dự đoán vận mệnh và định mệnh phức tạp dựa trên ngày sinh, mùa sinh, và giờ sinh của một người, chẳng hạn như tử bình (子平) và tử vi đẩu số (tiếng Trung giản thể: 紫微斗数; tiếng Trung phồn thể: 紫微斗數) vẫn còn được thường xuyên sử dụng trong chiêm tinh Trung Quốc cho đến ngày nay. Hệ thống này không dựa vào quan sát trực tiếp những vì sao.[92]

12 con giáp của Hàn Quốc gần giống với của Trung Quốc, chỉ khác là con vật thứ tám là cừu (yang) thay vì là dê (yeomso), dù vậy từ yang mượn từ tiếng Trung có thể đề cập đến bất kỳ loài nào thuộc họ Dê cừu. 12 con giáp của Việt Nam thì gần giống với của Trung Quốc, khác ở chỗ con vật thứ hai là trâu nước thay vì là , con vật thứ tư là mèo thay vì là thỏ.[93] 12 con giáp của Nhật Bản thì là cừu (hitsuji) thay vì dê (yagi), và lợn rừng (inoshishi, i) thay vì heo (buta).[94]

Quan điểm thần học

sửa

Thời cổ đại

sửa

Thánh Augustinus (354–430) tin rằng thuyết định đoạt của chiêm tinh học mâu thuẫn với học thuyết của Cơ Đốc giáo về tự do ý chí và trách nhiệm của con người, và Thiên Chúa không phải là nguồn cơn của cái ác.[95] Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra cơ sở cho sự phản đối của ông về mặt triết học, viện dẫn rằng chiêm tinh học thất bại trong việc giải thích cặp song sinh có hành vi khác nhau, mặc dù chúng được thụ thai tại cùng một thời điểm và sinh ra gần như cùng lúc.[96]

Trung Cổ

sửa

Một vài thực hành chiêm tinh thời Trung Cổ đã được các nhà thiên văn đạo Hồi như Al-Farabi (Alpharabius), Ibn al-Haytham (Alhazen) và Avicenna tranh luận dựa trên cơ sở thần học. Họ nói rằng phương pháp của thuật chiêm tinh mâu thuẫn với quan điểm chính thống của những học giả Hồi giáo khi chiêm tinh học cho rằng có thể biết và tiên đoán được Ý chí của Allah.[97] Lấy ví dụ, tác phẩm Risāla fī ibṭāl aḥkām al-nojūm của Avicenna lập luận phản bác việc thực hành chiêm tinh, nhưng lại ủng hộ nguyên tắc rằng các hành tinh có thể đóng vai trò là tác nhân của nhân quả thần thánh. Avicenna cho rằng chuyển động của các hành tinh định đoạt sự sống trên trái đất, nhưng ông phản đối tính khả thi của việc xác định ảnh hưởng của vì sao một cách chính xác.[98] Về cơ bản, Avicenna không phủ nhận giáo điều cốt lõi của chiêm tinh học, nhưng phủ nhận khả năng nhân loại hiểu biết về nó đến mức có thể đưa ra những dự đoán chính xác dựa trên thuyết định đoạt.[99] Trong cuốn Miftah Dar al-SaCadah, Ibn Qayyim al-Jawziyya (1292–1350) cũng sử dụng những phép lập luận vật lý trong thiên văn học để đặt ra câu hỏi về việc thực hành chiêm tinh học theo luật pháp.[100] Ông nhận ra các vì sao có kích cỡ lớn hơn nhiều so với các hành tinh và nhận định:

Và nếu các nhà chiêm tinh học trả lời rằng giải thuyết trên chính xác bởi khoảng cách và sự nhỏ bé này mà ảnh hưởng của chúng là không đáng kể, thế tại sao các ông lại cho rằng có tác động lớn đến thiên thể nhỏ nhất là Sao Thủy? Tại sao các ông lại tác động đến al-Ra và al-Dhanab, vốn là hai điểm tưởng tượng [các điểm nút lên và điểm nút xuống]?[100]

Hiện đại

sửa

Giáo lý vấn đáp của Giáo hội Công giáo cho rằng bói toán (bao gồm cả tiên đoán bằng chiêm tinh) không thích hợp với những tín ngưỡng Công giáo hiện đại,[101] chẳng hạn như ý chí tự do:[96]

Tất cả những hình thức bói toán đều bị bác bỏ: việc nhờ đến quỷ Satan hoặc quỷ dữ, gọi hồn người chết hoặc các phép thực hành khác bị cho là "tiết lộ" tương lai một cách sai lệch. Tư vấn đoán số tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, giải thích các điềm báo và số mệnh, những hiện tượng thấu thị và cậy nhờ các bà đồng, tất cả chúng đều giấu diếm khao khát quyền năng vượt thời gian, lịch sử và trong phép phân tích cuối cùng, những con người khác cũng như mong muốn chiếm đoạt những sức mạnh tiềm ẩn. Chúng mâu thuẫn với danh dự, tôn trọng và nỗi kinh sợ yêu thương mà chúng ta chỉ dành cho Chúa Trời mà thôi.[102]

— Trích từ Giáo lý vấn đáp của Giáo hội Công giáo

Phân tích khoa học và chỉ trích

sửa
 
Popper đề xuất khả năng phản nghiệm để phân biệt khoa học với giả khoa học, sử dụng chiêm tinh học như ví dụ về một ý tưởng không có khả năng kiểm chứng đúng sai thông qua thí nghiệm

Cộng đồng khoa học bác bỏ chiêm tinh học vì nó không có khả năng giải thích để định rõ bản chất của vũ trụ. Chiêm tinh học cũng bị xem là giả khoa học.[103][104][105]:1350 Thử nghiệm khoa học về chiêm tinh được tiến hành, và không tìm ra bằng chứng nào ủng hộ cho bất kỳ tiền đề hoặc tác động có chủ đích nào được vạch ra trong truyền thống chiêm tinh.[11]:424;[106] Mọi cơ chế hoạt động được đặt ra mà theo đó, vị trí và chuyển động của các ngôi sao và hành tinh có thể ảnh hưởng đến con người và sự kiện trên Trái Đất, đều bị mâu thuẫn với khía cạnh cơ bản và được biết về sinh học và vật lý.[107]:249;[108]

Thiên kiến xác nhận là một dạng thiên kiến nhận thức, một yếu tố tâm lý góp phần tạo nên niềm tin về chiêm tinh học.[109]:344;[110]:180–181;[111]:42–48[112]:553 Những tín đồ chiêm tinh có xu hướng ghi nhớ một cách chọn lọc những dự đoán thành sự thật và không ghi nhớ những dự đoán thành ra không đúng. Một hình thức khác của thiên kiến xác nhận cũng đóng một vai trò quan trọng không kém, đó là các tín đồ thường không phân biệt được giữa những thông điệp thể hiện rõ khả năng đặc biệt và những thông điệp không thể hiện rõ khả năng đó.[110]:180–181 Do đó, có 2 hình thức thiên kiến xác nhận riêng biệt đang được nghiên cứu liên quan đến niềm tin về chiêm tinh.[110]:180–181

Phân định ranh giới

sửa

Theo tiêu chí về khả năng phản nghiệm do nhà triết học khoa học Karl Popper đề xuất, thì chiêm tinh học là giả khoa học.[113] Popper coi chiêm tinh học là "giả thực nghiệm" ở chỗ "nó kêu gọi quan sát và thí nghiệm", "tuy nhiên nó không đạt tiêu chuẩn khoa học".[114] Trái ngược với những môn khoa học, chiêm tinh học không đáp ứng khả năng phản nghiệm thông qua thí nghiệm.[115]:206

Trái với Popper, nhà triết học Thomas Kuhn cho rằng không phải vì thiếu khả năng phản nghiệm mà chiêm tinh là giả khoa học, mà đúng hơn là quy trình và khái niệm của chiêm tinh học là phi thực nghiệm.[116]:401 Kuhn nghĩ rằng mặc dù trong lịch sử, các nhà chiêm tinh đã đưa ra những dự đoán thất bại một cách rõ ràng, nhưng bản thân điều này không khiến cho chiêm tinh học phi khoa học, cũng chẳng phải là do các nhà chiêm tinh cố biện minh cho thất bại bằng cách tuyên bố rằng tạo ra hệ thống horoscope rất khó. Theo quan điểm của Kuhn thì chiêm tinh học không phải là khoa học vì nó xưa giờ na ná với y học thời Trung Cổ hơn. Các nhà chiêm tinh đã tuân theo chuỗi quy tắc và chỉ dẫn cho một lĩnh vực dường như cần thiết, mà họ vẫn biết là có những khiếm khuyết nhất định, nhưng họ không nghiên cứu vì lĩnh vực này không thể nghiên cứu được,[117]:8 và do đó "họ không có câu đố nào để giải và do đó không có khoa học để thực hành."[116]:401;[117]:8 Nhà thiên văn có thể sửa sai nhưng nhà chiêm tinh thì không. Nhà chiêm tinh có thể biện minh cho thất bại nhưng không thể sửa giả thuyết chiêm tinh theo hướng có nghĩa hơn. Do đó, đối với Kuhn, ngay cả khi những ngôi sao có thể ảnh hưởng đến đường đời của con người thì đó cũng không phải là khoa học.[117]:8

Nhà triết học Paul Thagard khẳng định rằng chiêm tinh học không thể bị coi là phản nghiệm (tức là bị mâu thuẫn với bằng chứng thực nghiệm) cho đến khi nó tìm ra cách giải nghĩa khác phù hợp hơn. Trong trường hợp dự đoán hành vi, tâm lý học là lựa chọn thay thế.[4]:228 Đối với Thagard, một tiêu chí khác để phân định khoa học với giả khoa học là lĩnh vực khoa học đó phải tiến bộ và cộng đồng nhà nghiên cứu nên so sánh lý thuyết hiện tại với lý thuyết khả thi khác, và không được "kén chọn trong việc xem xét những kiểm chứng và bất kiểm chứng."[4]:227–228 Tiến bộ theo định nghĩa ở đây là giải thích được hiện tượng mới và giải quyết được vấn đề hiện hữu, nhưng chiêm tinh học không tiến bộ lên khi chỉ thay đổi rất ít trong gần 2000 năm.[4]:228[118]:549 Theo Thagard, các nhà chiêm tinh đang hoạt động như thể là tham gia vào khoa học bình thường, họ tin rằng chiêm tinh có nền tảng xây dựng tốt mặc dù còn "nhiều vấn đề chưa được giải quyết", và phải đối mặt với lý thuyết thay thế tốt hơn (tâm lý học). Vì những lý do này, Thagard xem chiêm tinh học là giả khoa học.[4][118]

Đối với nhà triết học Edward W. James, chiêm tinh học bất hợp lý không phải vì có vô số vấn đề về cơ chế và khả năng phản nghiệm thông qua thí nghiệm, mà là vì nó bị sa vào ngụy biện và lý luận kém (theo một phân tích về tài liệu chiêm tinh).[119]:34

Tính hiệu quả

sửa

Chiêm tinh học không chứng minh được hiệu quả của nó trong những nghiên cứu có kiểm chứng và không có giá trị khoa học.[11][120]:85; Khi chiêm tinh học đưa ra những dự đoán có khả năng phản nghiệm trong hoàn cảnh thí nghiệm, chúng đã bị chứng minh là sai.[11]:424 Có một thí nghiệm nổi tiếng bao gồm 28 nhà chiêm tinh, họ được yêu cầu so sánh giữa hơn 100 biểu đồ ngày sinh với hồ sơ tâm lý được tạo ra dựa trên bản câu hỏi Kiểm tra Tâm lý California.[121][122] Quy tắc thí nghiệm mù đôi được sử dụng trong nghiên cứu này được đồng ý bởi một nhóm nhà vật lý và nhóm nhà chiêm tinh[11] do Hội đồng nghiên cứu Geocosmic Quốc gia (N.C.G.R) đề xuất. Những người này đã tư vấn cho những người làm thí nghiệm, giúp đảm bảo rằng cuộc kiểm tra là công bằng[10]:420;[122]:117 và hỗ trợ đề ra kế hoạch trọng tâm của việc kiểm nghiệm biểu đồ ngày sinh.[10]:419 Họ cũng chọn ra 26 trong 28 nhà chiêm tinh cho các bài kiểm tra (sau đó có thêm 2 người nữa tình nguyện).[10]:420 Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature năm 1985 cho thấy những dự đoán dựa trên biểu đồ ngày sinh không tốt hơn hên xui may rủi là bao, và cuộc kiểm tra "hoàn toàn bác bỏ giả thuyết chiêm tinh."[10]

Năm 1955, nhà chiêm tinh và tâm lý học Michel Gauquelin tuyên bố rằng mặc dù ông không tìm ra dấu hiệu nào chứng tỏ cung hoàng đạo và khía cạnh hành tinh trong chiêm tinh là có thật, nhưng ông tìm thấy mối tương quan rõ ràng giữa vị trí ngày của một số hành tinh với thành công trong sự nghiệp, điều mà chiêm tinh học thường liên kết với hành tinh đó.[123][124] Phát hiện nổi tiếng nhất mà Gauquelin tạo ra là dựa trên vị trí của Sao Hỏa trong biểu đồ ngày sinh của những vận động viên thành đạt, và nó được gọi là hiệu ứng Sao Hỏa.[125]:213 Bảy nhà khoa học người Pháp đã thực hiện một nghiên cứu để tái tạo phát hiện của Gauquelin, nhưng không tìm ra bằng chứng thống kê.[125]:213–214 Họ cho rằng Gauquelin nghĩ ra hiệu ứng này là do thiên kiến trong việc lựa chọn thông tin, cáo buộc Gauquelin đã cố thuyết phục họ thêm hoặc xóa tên từ nghiên cứu của họ.[126]

Geoffrey Dean cho rằng hiệu ứng có thể là kết quả của việc tự khai báo ngày sinh của phụ huynh họ hơn là bất kỳ vấn đề nào trong nghiên cứu của Gauquelin. Có khả năng là các bậc phụ huynh đã thay đổi giờ sinh sao cho phù hợp với biểu đồ chiêm tinh cho một ngành nghề liên quan hơn. Mẫu nghiên cứu này thu thập vào thời điểm mà niềm tin vào chiêm tinh còn phổ biến. Gauquelin đã thất bại trong việc tìm ra hiệu ứng Sao Hỏa trong dân số hiện tại, khi mà người ghi chép lại thông tin ngày sinh là các bác sĩ và y tá. Số lượng những ca sinh không thuận theo quy ước của chiêm tinh học cũng giảm dần đi, càng chứng minh cho luận điểm rằng các bậc phụ huynh đã chọn ngày giờ phù hợp với tín ngưỡng của họ.[122]:116

Thiếu cơ chế hoạt động và tính nhất quán

sửa

Việc kiểm tra hiệu lực của chiêm tinh có thể gây khó khăn, bởi vì không có sự nhất quán giữa các chiêm tinh gia về định nghĩa chiêm tinh là gì hoặc nó thể dự đoán những gì.[120]:83 Hầu hết các chiêm tinh gia chuyên nghiệp được trả tiền để dự đoán tương lai hoặc miêu tả tính cách và cuộc đời của một con người, song hầu hết các lá số tử vi chỉ đưa ra những thông báo mơ hồ không thể kiểm chứng được, có thể áp dụng cho gần như tất cả mọi người.[111]:83[120] Nhiều chiêm tinh gia cho rằng chiêm tinh là khoa học,[127] trong khi một số khác tác nhân nhân quả thông thường như điện từ họclực hấp dẫn.[127] Các nhà khoa học bác bở những cơ chế này và thấy chúng bất hợp lý[127], ví dụ như từ trường (được đo từ Trái Đất) của một hành tinh lớn nhưng xa xôi như Sao Mộc lại nhỏ hơn nhiều so với từ trường do các thiết bị gia dụng bình thường tạo ra.[128]

Chiêm tinh phương Tây đã tính đến trục quay (hay còn gọi là tiến động của điểm phân) kể từ cuốn Almagest của Ptolemy, vì thế mà "điểm đầu tiên của chòm Bạch Dương" (tức bắt đầu năm chiêm tinh) liên tục di chuyển trên nền của các vì sao.[129] Cung hoàng đạo nhiệt đới không có liên hệ nào tới các vì sao, và miễn là không có luận điệu nào được đưa ra cho thấy chính các chòm sao nằm trong Cung liên quan, các chiêm tinh gia bác bỏ quan niệm rằng tiền động dường như làm dịch chuyển các chòm sao.[130] Charpak và Broch để ý tới điều này, ví chiêm tinh dựa trên cung hoàng đạo nhiệt đới là "...những chiếc hộp trống rỗng chẳng có liên hệ với bất cứ thứ gì và chẳng hề nhất quán hay tương thích với các vì sao."[130] Việc sử dụng duy nhất cung hoàng đạo nhiệt đới không nhất quán với những tham chiếu mà chính các chiêm tinh gia đưa ra nhắc đến Kỷ nguyên Bảo Bình, vốn phụ thuộc vào thời điểm mà điểm mùa xuân đi vào chòm sao Bảo Bình.[11]

Những chiêm tinh gia thường có hiểu biết ít về thiên văn, và thường không tính đến những nguyên tắc cơ bản—chẳng hạn như tiến động của điểm phân làm thay đổi vị trí của mặt trời theo thời gian. Họ bình luận về ví dụ của Élizabeth Teissier – cô từng tuyên bố rằng "Mặt trời dừng chân ở cùng vị trí trên bầu trời vào cùng ngày mỗi năm", làm cơ sở cho luận cứ cho rằng hai người có cùng ngày sinh, song chào đời cách nhau một số năm nên chịu ảnh hưởng của cùng hành tinh. Charpak và Broch lưu ý: "Chẳng có khác biệt về khoảng cách 20.000 dặm giữa giữa vị trí của Trái Đất ở bất kì ngày cụ thể nào trong hai năm liên tiếp", và do đó chúng không nên chịu cùng tác động theo như chiêm tinh học. Trong quãng thời gian hơn 40 năm sẽ có sự khác biệt lớn hơn 780.000 dặm.[130]

Tác động văn hóa

sửa

Chính trị và xã hội phương Tây

sửa

Ở phương Tây, đôi khi các lãnh đạo chính trị tìm đến các chiêm tinh gia xin tư vấn. Ví dụ, Cơ quan tình báo Anh Quốc MI5 đã tuyển dụng Louis de Wohl làm nhà chiêm tinh sau khi có những thông tin cho rằng Adolf Hitler từng dùng chiêm tinh để tính toán những hành động của ông. Văn phòng Chiến tranh "...muốn biết các chiêm tinh gia riêng của Hitler sẽ nói với ông những gì từ tuần này qua tuần khác."[131] Thực tế, những phán đoán của de Wohl sai lệch đến mức ông sớm bị gắn biệt danh là "tên lang băm toàn tập," và bằng chứng sau này cho thấy Hitler xem chiêm tinh là "thứ hoàn toàn vô bổ."[132] Sau vụ ám sát hụt Tống thống Mỹ Ronald Reagan của John Hinckley, Đệ nhất phu nhân Nancy Reagan đã ủy nhiệm chiêm tinh gia Joan Quigley hoạt động dưới vai trò chiêm tinh gia bí mật của Nhà Trắng. Tuy nhiên, tin Quigley mất việc vào năm 1988 được tiết lộ với công chúng thông qua hồi ký của nguyên tổng tham mưu trưởng Donald Regan.[133]

Chiêm tinh học từng trở thành cơn sốt được quan tâm vào cuối thập niên 1960s. Nhà xã hội học Marcello Truzzi miêu tả ba mức độ tham gia của "các tín đồ chiêm tinh" nhằm giải thích cho sự tái phổ biến của nó khi đối mặt với tai tiếng từ giới khoa học. Ông thấy rằng hầu hết các tín đồ chiêm tinh không cho rằng nó là một phép giải thích khoa học với năng lực tiên đoán. Thay vào đó, những người này tham gia một cách hời hợt, "gần như không biết gì" về những 'cơ chế' của chiêm tinh, họ đọc về chiêm tinh trên các cột báo, và có thể được lợi từ "quản lý căng thẳng của nỗi lo âu" và "một hệ thống tín ngưỡng nhận thức vượt ngoài khoa học."[134] Những người ở mức độ hai thường đi xem lá số tử vi rồi tìm kiếm lời khuyên và những dự đoán. Họ trẻ hơn nhiều so với những người ở cấp độ đầu tiên, và có thể hưởng lợi từ hiểu biết về ngôn ngữ chiêm tinh và kết quả là có khả năng thuộc về một nhóm gắn kết và riêng biệt. Những người ở cấp độ ba tham gia với tần suất lớn và thường xem lá số tử vi cho chính họ. Chiêm tinh đem đến bộ phận nhỏ những tín đồ chiêm này một góc nhìn "ý nghĩa về vũ trụ và [giúp] họ hiểu về vị trí của mình trong vũ trụ."[a] Nhóm thứ ba này xem trọng chiêm tinh một cách nghiêm túc, có thể như một mái che thiêng liêng, trong khi hai nhóm kia xem nó như thú vui và đùa cợt.[134]

Năm 1953, nhà xã hội học Theodor W. Adorno đã tiến hành nghiên cứu về cột chiêm tinh trên một tờ báo của Los Angeles như một phần của dự án nghiên cứu về văn hóa đại chúng trong xã hội tư bản.[135]:326 Adorno tin rằng chiêm tinh học phổ biến giống như một thiết bị luôn luôn dẫn tới những tuyên bố cổ động sự tuân thủ—và các chiêm tinh gia đi ngược với sự tuân thủ ấy bằng cách không khuyến khích hiệu suất làm việc, rủi ro mất việc.[135]:327 Adorno kết luận rằng chiêm tinh là một phép biểu hiện quy mô lớn của thuyết phi lý hệ thống, nơi các cá nhân bị điều khiển một cách tinh vi—thông qua những tổng hợp mơ hồ và tâng bốc—nhằm tin rằng tác giả cột báo đang nói chuyện trực tiếp với họ.[136] Adorno suy ra một phép so sánh tương đương cụm từ thuốc phiện của nhân dân của Karl Marx bằng lời bình: "thuyết huyền bí là lời nói suông của những kẻ ngu dốt."[135]:329

Một cuộc thăm dò của Gallup năm 2005 và khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2009 cho thấy 25% người trưởng thành ở Mỹ tin vào chiêm tinh.[137][138] Theo dữ liệu được công bố trong nghiên cứu Những chỉ số khoa học và kĩ thuật (2014) của Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF), "Ít người Mỹ bác bỏ chiêm tinh vào năm 2012 hơn so với những năm gần đây."[139] Nghiên cứu của NSF lưu ý rằng vào năm 2012, "hơn nửa số người Mỹ nói rằng chiêm tinh 'hoàn toàn không phải khoa học', trong khi gần hai phần ba dân số đưa ra câu trả lời này vào năm 2010. Tỷ lệ tương đương đã không tụt đến mức này kể từ năm 1983."[139]

Ấn Độ và Nhật Bản

sửa
 
Tỉ lệ sinh (màu xanh) và (tử) của Nhật Bản kể từ năm 1950, trong đó tỉ lệ sinh sụt giảm đột ngột trong năm Bính Ngọ (1966)

Tại Ấn Độ, một tín ngưỡng chiêm tinh đã được hình thành từ lâu đời và trở nên thịnh hành. Nó thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là trong những vấn đề liên quan đến hôn nhân và sự nghiệp, ngoài ra còn ứng dụng đại trà trong chiêm tinh bầu cử, hàng giờnghiệp.[140][141] Những chính trị gia của Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng bởi chiêm tinh.[142] Nó cũng được xem là một nhánh của đạo Vedanga.[143][144] Năm 2001, các nhà khoa học và chính trị gia của Ấn Độ đã tranh luận và phê phán đề xuất sử dụng tiền của nhà nước để tài trợ cho nghiên cứu về chiêm tinh,[145] làm cho các trường đại học ở Ấn Độ được phép mở các khóa học dạy chiêm tinh Vệ Đà.[146] Tháng 2 năm 2011, Tòa án tối cao Bombay tái khẳng định chỗ đứng của chiêm tinh tại Ấn Độ khi bác bỏ một vụ án thách thức danh nghĩa khoa học của nó.[147]

Tại Nhật Bản, niềm tin mãnh liệt vào chiêm tinh là nguyên nhân làm thay đổi mạnh mẽ tỷ lệ sinh và số ca phá thai trong năm Giáp Ngọ. Những tín đồ tin rằng phụ nữ sinh vào các năm Bính Ngọ sẽ không thể kết hôn và gieo vận rủi cho cha hoặc chồng họ. Năm 1966, số lượng bé tại Nhật Bản giảm hơn 25% do các bậc phụ huynh cố tránh bị kỳ thị vì sinh con gái vào năm Bính Ngọ.[148][149]

Văn học và âm nhạc

sửa
 
Trang tiêu đề vở kịch chiêm The Woman in the Moon của John Lyly vào năm 1597.

Ở thế kỉ 14, hai nhà thơ người Anh John GowerGeoffrey Chaucer đều nhắc đến chiêm tinh trong những tác phẩm của họ, cụ thể là Confessio Amantis của Gower và The Canterbury Tales của Chaucer.[150] Chaucer bình luận chi tiết về chiêm tinh trong tác phẩm Treatise on the Astrolabe, trình bày kiến thức cá nhân của một lĩnh vực (chiêm tinh tư pháp) với một lời giải thích cách tìm cung mọc.[151] Ở thế kỉ 15, những chi tiết liên hệ đến thiên văn học như lối so sánh trở thành "vấn đề nghiễm nhiên" trong văn học Anh.[150]

 
Trang tiêu đề cuốn Astrologo Fingido của Calderón de la Barca tại Madrid vào năm 1641.

Ở thế kỉ 16, vở kịch The Woman in the Moon (1597) của John Lyly lấy động cơ hoàn toàn từ chiêm tinh học,[152] trong khi Christopher Marlowe mang những chi tiết liên hệ chiêm tinh trong các vở kịch Doctor FaustusTamburlaine (đều vào khoảng năm 1590),[152] còn Sir Philip Sidney nhắc đến chiêm tinh ít nhất 4 lần trong tác phẩm văn học kị sĩ The Countess of Pembroke's Arcadia (khoảng năm 1580).[152] Edmund Spenser sử dụng chiêm tinh cả về mặt tô điểm lẫn quan hệ nhân quả trong thơ của mình, cho thấy "...đây rõ ràng là một niềm thích thú vĩnh cửu trong nghệ thuật, một niềm thích thú được sẻ chia bởi một lượng lớn những nhân vật cùng thời với ông."[152] Tương tự, vở kịch Byron's Conspiracy (1608) của George Chapman sử dụng chiêm tinh là cơ chế nhân quả trong tác phẩm của mình.[153] Quan điểm của William Shakespeare đối với chiêm tinh thì lại mập mờ với những chi tiết liên hệ mâu thuẫn trong những vở kịch như King Lear, Antony and CleopatraRichard II.[153] Shakespeare thân thuộc với chiêm tinh và sử dụng vốn hiểu biết của ông về chiêm tinh trong hầu kết mọi vở kịch mà ông chắp bút,[153] cho thấy về cơ bản thì khán giả thương mại của ông đã quen thuộc với đề tài này.[153] Ngoài nhà hát, bác sĩ kiêm nhà huyền bí học Robert Fludd đã thực hành chiêm tinh giống như bác sĩ lang băm Simon Forman.[153] Ở Anh thời Elizabeth, "Cảm giác thông thường về chiêm tinh ... [là] nó hữu ích nhất trong các ngành khoa học."[153]

Tại Tây Ban Nha vào thế kỉ 17, với vốn hiểu biết tường tận về chiêm tinh, Lope de Vega đã viết ra những vở kịch chế nhạo chiêm tinh. Trong tác phẩm lãng mạn đồng quê La Arcadia (1598), chiêm tinh dẫn đến điều ngớ ngẩn; trong cuốn novela Guzman el Bravo (1624), ông kết luận rằng các vì sao được tạo ra cho con người, chứ không phải con người được tạo ra cho những vì sao.[154] Calderón de la Barca thì viết vở hài kịchAstrologo Fingido (Nhà chiêm tinh giả) vào năm 1641; cốt truyện được nhà viết kịch người Pháp Thomas Corneille vay mượn cho vở hài kịch Feint Astrologue của ông vào nấm.[155]

Tác phẩm âm nhạc nổi tiếng nhất chịu ảnh hưởng của chiêm tinh là vở nhạc giao hưởng The Planets. Được sáng tác bởi nhà soạn nhạc người Anh Gustav Holst (1874–1934) và lần đầu trình diễn vào năm 1918, cốt truyện The Planets dựa trên các biểu tượng chiêm tinh của những hành tinh.[156] Mỗi phần trong tổng số 7 phần của tác phẩm dựa trên một hành tinh khác nhau, dù cho các phần không xếp theo trật tự những hành tinh từ Mặt Trời. Nhà soạn nhạc Colin Matthews thì viết một nhạc phẩm gồm 8 phần có nhan đề Pluto, the Renewer, lần đầu được trình diễn vào năm 2000.[157] Năm 1937, một nhà soạn nhạc người Anh nữa là Constant Lambert chắp bút một vở ballet dựa trên những đề tài chiêm tinh, có tên là Horoscope.[158] Năm 1974, nhà soạn nhạc người New Zealand Edwin Carr viết tác phẩm The Twelve Signs: An Astrological Entertainment cho dàn nhạc không có đàn dây.[159] Camille Paglia thì thừa nhận chiêm tinh có ảnh hưởng trong tác phẩm phê bình văn học Sexual Personae (1990) của cô.[160] Chiêm tinh còn vô cùng nổi bật trong The Luminaries của Eleanor Catton, tác phẩm văn học giành giải Booker 2013.[161]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
Ghi chú
  1. ^ nguyên văn là chữ in nghiêng.
Chú thích
  1. ^ “astrology”. Oxford Dictionary of English. Oxford University Press. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ “astrology”. Merriam-Webster Dictionary. Merriam-Webster Inc. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2015.
  3. ^ Bunnin, Nicholas; Yu, Jiyuan (2008). The Blackwell Dictionary of Western Philosophy. John Wiley & Sons. tr. 57. doi:10.1002/9780470996379. ISBN 9780470997215.
  4. ^ a b c d e Thagard, Paul R. (1978). “Why Astrology is a Pseudoscience”. Proceedings of the Biennial Meeting of the Philosophy of Science Association. 1: 223–234. doi:10.1086/psaprocbienmeetp.1978.1.192639. S2CID 147050929.
  5. ^ a b Koch-Westenholz, Ulla (1995). Mesopotamian astrology: an introduction to Babylonian and Assyrian celestial divination. Copenhagen: Museum Tusculanum Press. tr. Foreword, 11. ISBN 978-87-7289-287-0.
  6. ^ a b c Jeffrey Bennett; Megan Donohue; Nicholas Schneider; Mark Voit (2007). The cosmic perspective (ấn bản 4). San Francisco, CA: Pearson/Addison-Wesley. tr. 82–84. ISBN 978-0-8053-9283-8.
  7. ^ a b Kassell, Lauren (ngày 5 tháng 5 năm 2010). “Stars, spirits, signs: towards a history of astrology 1100–1800”. Studies in History and Philosophy of Science Part C: Studies in History and Philosophy of Biological and Biomedical Sciences. 41 (2): 67–69. doi:10.1016/j.shpsc.2010.04.001. PMID 20513617.
  8. ^ Vishveshwara, edited by S.K. Biswas, D.C.V. Mallik, C.V. (1989). Cosmic Perspectives: Essays Dedicated to the Memory of M.K.V. Bappu . Cambridge, England: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-34354-1.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Peter D. Asquith biên tập (1978). Proceedings of the Biennial Meeting of the Philosophy of Science Association, vol. 1 (PDF). Dordrecht: Reidel. ISBN 978-0-917586-05-7.; “Chapter 7: Science and Technology: Public Attitudes and Understanding”. science and engineering indicators 2006. National Science Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2016. Khoảng ba phần tư người Mỹ có ít nhất một đức tin vào ngụy khoa học; tức là họ tin vào ít nhất 1 trong 10 mục khảo sát[29]"... " 10 mục ấy là nhận thức ngoại cảm (ESP), rằng nhà có thể bị ám, ma/linh hồn của những người chết có thể trở về ở những địa điểm/tình huống nhất định, thần giao cách cảm/liên hệ bằng tâm trí mà không sử dụng những giác quan truyền thống, khả năng thấu thị/năng lực tâm trí biết được quá khứ và dự đoán tương lai, chiêm tinh/vị trí của các hành tinh và vì sao có thể tác động đến cuộc sống của con người, con người có thể giao tiếp với người đã khuất, phù thủy, đầu thai/tái sinh của linh hồn trong một cơ thể mới sau khi chết, và chuyển hồn/cho phép một "linh hồn" tạm thời nắm quyền điều khiển một cơ thể.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ a b c d e Carlson, Shawn (1985). “A double-blind test of astrology” (PDF). Nature. 318 (6045): 419–425. Bibcode:1985Natur.318..419C. doi:10.1038/318419a0. S2CID 5135208.
  11. ^ a b c d e f Zarka, Philippe (2011). “Astronomy and astrology”. Proceedings of the International Astronomical Union. 5 (S260): 420–425. Bibcode:2011IAUS..260..420Z. doi:10.1017/S1743921311002602.
  12. ^ a b David E. Pingree; Robert Andrew Gilbert. “Astrology - Astrology in modern times”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2012. Tại những quốc gia như Ấn Độ, nơi mà chỉ một bộ phận nhỏ của tầng lớp tri thức được dạy về vật lý phương Tây, chiêm tinh giữ được vị thế của mình tại đây và có chỗ trong cả những ngành khoa học. Sự hợp pháp của nó được chứng minh bởi thực tế rằng một vài trường đại học của Ấn Độ cấp những bằng học vị cao về chiêm tinh. Tuy nhiên ở phương Tây, vật lý của Newton và chủ nghĩa duy lý thời Khai Sáng đã xóa bỏ tin ngưỡng chiêm tinh phổ biến, nhưng chiêm tinh phương Tây vẫn chưa chết, bằng chứng là sự phổ biến mạnh mẽ của nó vào thập niên 1960.
  13. ^ Harper, Douglas. “astrology”. Online Etymology Dictionary. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2011. Sự khác biệt giữa chiêm tinh và thiên văn học bắt đầu vào cuối những năm 1400 và đến thế kỉ 17 từ này bị hạn chế thành "đọc ảnh hưởng của những vì sao và tác động của chúng lên số mệnh con người."
  14. ^ “astrology, n.”. Oxford English Dictionary . Oxford University Press. tháng 9 năm 2011. Trong tiếng Pháp Cổ và tiếng Anh trung đại, astronomie dường như xuất hiện sớm hơn và từ chung, astrologie (chiêm tinh học) ra đời sau. Nó được giới thiệu cho 'nghệ thuật' hoặc ứng dụng thực tế của thiên văn học vào những việc trần tục, và do đó bị giới hạn ở thế kỉ 17, được cho là có tác động của những vì sao mà khoa học chưa biết tới. Không có trong Shakespeare.
  15. ^ Campion, Nicholas (2009). History of western astrology. Volume II, The medieval and modern worlds . Continuum. ISBN 978-1-4411-8129-9.
  16. ^ a b Marshack, Alexander (1991). The roots of civilization: the cognitive beginnings of man's first art, symbol and notation . Moyer Bell. ISBN 978-1-55921-041-6.
  17. ^ Evelyn-White, Hesiod; with an English translation by Hugh G. (1977). The Homeric hymns and Homerica . Cambridge, Mass.: Đại học báo chí Harvard. tr. 663–677. ISBN 978-0-674-99063-0. 50 ngày sau Hạ Chí, khi mùa nắng nóng gay gắt đến hồi kết, thì đây là thời điểm thích hợp để đi thuyền. Rồi bạn sẽ không đánh đắm thuyền của mình, cũng như biển sẽ không giết chết các thủy thủ, trừ phi Poseidon Người-rung-chuyển-Trái-Đất ra lệnh tấn công, hoặc Zeus (vị vua của các vị thần bất tử).
  18. ^ Aveni, David H. Kelley, Eugene F. Milone (2005). Exploring ancient skies an encyclopedic survey of archaeoastronomy . New York: Springer. tr. 268. ISBN 978-0-387-95310-6.
  19. ^ Russell Hobson, THE EXACT TRANSMISSION OF TEXTS IN THE FIRST MILLENNIUM B.C.E., Published PhD Thesis. Department of Hebrew, Biblical and Jewish Studies. University of Sydney. 2009 PDF File
  20. ^ From scroll A of the ruler Gudea of Lagash, I 17 – VI 13. O. Kaiser, Texte aus der Umwelt des Alten Testaments, Bd. 2, 1–3. Gütersloh, 1986–1991. Also quoted in A. Falkenstein, 'Wahrsagung in der sumerischen Überlieferung', La divination en Mésopotamie ancienne et dans les régions voisines. Paris, 1966.
  21. ^ a b Rochberg-Halton, F. (1988). “Elements of the Babylonian Contribution to Hellenistic Astrology”. Journal of the American Oriental Society. 108 (1): 51–62. doi:10.2307/603245. JSTOR 603245. S2CID 163678063.
  22. ^ a b Kistemaker, Jacob, Sun, Xiaochun (1997). The Chinese sky during the Han: constellating stars and society. The Chinese Sky During the Han: Constellating Stars and Society. Leiden: Brill. Bibcode:1997csdh.book.....S. ISBN 978-90-04-10737-3.
  23. ^ Hughes, Richard (2004). Lament, Death, and Destiny. Peter Lang. tr. 87.
  24. ^ Long 2005, tr. 173.
  25. ^ Long 2005, tr. 173–174.
  26. ^ Long 2005, tr. 177.
  27. ^ Long 2005, tr. 184.
  28. ^ Long 2005, tr. 186.
  29. ^ Barton 1994, tr. 24.
  30. ^ Holden 1996, tr. 11–13.
  31. ^ Barton 1994, tr. 20.
  32. ^ Robbins 1940, tr. xii, 'Introduction'.
  33. ^ Campion 2008, tr. 173.
  34. ^ Campion 2008, tr. 84.
  35. ^ Campion 2008, tr. 173–174.
  36. ^ a b Barton 1994, tr. 32.
  37. ^ Barton 1994, tr. 32–33.
  38. ^ Campion 2008, tr. 227–228.
  39. ^ Parker 1983, tr. 16.
  40. ^ Juvenal, Satire 6: The Ways of Women (translated by G. G. Ramsay, 1918, retrieved ngày 5 tháng 7 năm 2012).
  41. ^ Barton 1994, tr. 43.
  42. ^ Barton 1994, tr. 63.
  43. ^ David Pingree, Jyotiḥśāstra (J. Gonda (Ed.) A History of Indian Literature, Vol VI Fasc 4), tr.81
  44. ^ Ayduz, Salim; Kalin, Ibrahim; Dagli, Caner (2014). The Oxford Encyclopedia of Philosophy, Science, and Technology in Islam. Oxford University Press. tr. 64. ISBN 9780199812578.
  45. ^ Bīrūnī, Muḥammad ibn Aḥmad (1879). “VIII”. The chronology of ancient nations. London, Pub. for the Oriental translations fund of Great Britain & Ireland by W. H. Allen and co. LCCN 01006783.
  46. ^ Houlding, Deborah (2010). “6: Historical sources and traditional approaches”. Essays on the History of Western Astrology. STA. tr. 2–7.
  47. ^ a b Campion 1982, tr. 44.
  48. ^ a b Campion 1982, tr. 46.
  49. ^ North, John David (1986). “The eastern origins of the Campanus (Prime Vertical) method. Evidence from al-Bīrūnī”. Horoscopes and history. Warburg Institute. tr. 175–176.
  50. ^ a b Durling, Robert M. (tháng 1 năm 1997). “Dante's Christian Astrology. by Richard Kay. Review”. Speculum. 72 (1): 185–187. doi:10.2307/2865916. JSTOR 2865916. Niềm say mê của Dante với chiêm tinh chỉ dần nhận được sự chú ý mà nó xứng đáng. Năm 1940, Rudolf Palgen xuất bản cuốn sách tiên phong dài 80 trang "Dantes Sternglaube: Beiträge zur Erklärung des Paradiso", khảo sát xúc tích cách xử lý của Dante với các hành tinh và mặt cầu những vì sao cố định; anh chứng minh rằng nó bị chi phối bởi khái niệm chiêm tinh "trẻ em của các hành tinh" (trong mỗi phạm vi, người du hành gặp gỡ những linh hồn, cuộc sống của họ phản tác động chi phối của hành tinh đó) và trong vô số chi tiết, hình ảnh Paradiso xuất phát từ truyền thông chiêm tinh. ... Như Palgen, anh ấy [Kay] lập luận (lần nữa nhưng chi tiết hơn) rằng Dante đã phỏng theo các góc nhìn chiêm tinh truyền thông vào đức tin Cơ đốc giáo của anh; anh thấy quá trình này tăng dữ dội ở các tầng trên.
  51. ^ Woody, Kennerly M. (1977). “Dante and the Doctrine of the Great Conjunctions”. Dante Studies, with the Annual Report of the Dante Society. 95 (95): 119–134. JSTOR 40166243. Tôi nghĩ khó có thể nghi ngờ rằng Dante đang nghĩ về những thuật ngữ chiêm tinh khi anh đưa ra những lời tiên tri. [The attached footnote cites Inferno. I, lOOff.; Purgatorio. xx, 13-15 and xxxiii, 41; Paradiso. xxii, 13-15 and xxvii, 142-148.]
  52. ^ a b Wood 1970, tr. 5.
  53. ^ Isidore of Seville (c. 600). Etymologiae. tr. L, 82, col. 170.
  54. ^ Gower, John (1390). Confessio Amantis. tr. VII, 670–84. Assembled with Astronomie / Is ek that ilke Astrologie / The which in juggementz acompteth / Theffect, what every sterre amonteth, / And hou thei causen many a wonder / To tho climatz that stonde hem under.
  55. ^ Wood 1970, tr. 6.
  56. ^ Allen, Don Cameron (1941). Star-crossed Renaissance. Duke University Press. tr. 148.
  57. ^ a b Wood 1970, tr. 8–11.
  58. ^ Coopland, G. W. (1952). Nicole Oresme and the Astrologers: A Study of his Livre de Divinacions. Harvard University Press; Liverpool University Press.
  59. ^ Vanderjagt, A.J. (1985). Laurens Pignon, O.P.: Confessor of Philip the Good. Venlo, The Netherlands: Jean Mielot.
  60. ^ Veenstra 1997, tr. 5, 32, passim.
  61. ^ Veenstra 1997, tr. 84.
  62. ^ Dijksterhuis, Eduard Jan (1986). The mechanization of the world picture. Princeton, NJ: Princeton University Press.
  63. ^ Martin, Craig. “Pietro Pomponazzi”. Stanford Encyclopedia of Philosophy.
  64. ^ Campion 1982, tr. 47.
  65. ^ Rabin, Sheila J. (2010). “Pico and the historiography of Renaissance astrology”. Explorations in Renaissance Culture. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2016.
  66. ^ Harkness, Deborah E. (2007). The Jewel House. Elizabethan London and the Scientific Revolution. Yale University Press. tr. 105. ISBN 978-0-300-14316-4.
  67. ^ a b Harkness, Deborah E. (2007). The Jewel House. Elizabethan London and the Scientific Revolution. Yale University Press. tr. 133. ISBN 978-0-300-14316-4.
  68. ^ Astronomical diagrams by Thomas Hood, Mathematician (Vellum, in oaken cases). British Library (Add. MSS. 71494, 71495): British Library. tháng 9 năm 1597.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  69. ^ Porter, Roy (2001). Enlightenment: Britain and the Creation of the Modern World. Penguin. tr. 151–152. ISBN 978-0-14-025028-2. he did not even trouble readers with formal disproofs!
  70. ^ a b c Campion, Nicholas (2009). History of western astrology. Volume II, The medieval and modern worlds . London: Continuum. ISBN 978-1-4411-8129-9. At the same time, in Switzerland, the psychologist Carl Gustav Jung (1875–1961) was developing sophisticated theories concerning astrology ...
  71. ^ Jung, C.G.; Hull. Adler, Gerhard (biên tập). C.G. Jung Letters: 1906–1950. in collaboration with Aniela Jaffé; translations from the German by R.F.C. Princeton, NJ: Princeton University Press. ISBN 978-0-691-09895-1. Letter from Jung to Freud, ngày 12 tháng 6 năm 1911 "I made horoscopic calculations in order to find a clue to the core of psychological truth."
  72. ^ Gieser, Suzanne. The Innermost Kernel, Depth Psychology and Quantum Physics. Wolfgang Pauli's Dialogue with C.G.Jung, (Springer, Berlin, 2005) p. 21 ISBN 3-540-20856-9
  73. ^ Campion, Nicholas. "Prophecy, Cosmology and the New Age Movement. The Extent and Nature of Contemporary Belief in Astrology."(Bath Spa University College, 2003) via Campion, Nicholas, History of Western Astrology, (Continuum Books, London & New York, 2009) pp. 248, 256, ISBN 978-1-84725-224-1
  74. ^ The New Encyclopædia Britannica, Encyclopædia Britannica,' v.5, 1974, tr. 916
  75. ^ Dietrich, Thomas: 'The Origin of Culture and Civilization, Phenix & Phenix Literary Publicists, 2005, tr. 305
  76. ^ Philip P. Wiener biên tập (1974). Dictionary of the history of ideas. New York: Scribner. ISBN 978-0-684-13293-8.
  77. ^ James R. Lewis, 2003. The Astrology Book: the Encyclopedia of Heavenly Influences. Visible Ink Press. Online at Google Books.
  78. ^ Hone, Margaret (1978). The Modern Text-Book of Astrology. Romford: L. N. Fowler. tr. 21–89. ISBN 978-0-85243-357-7.
  79. ^ Riske, Kris (2007). Llewellyn's Complete Book of Astrology. Minnesota, USA: Llewellyn Publications. tr. 5–6, 27. ISBN 978-0-7387-1071-6.
  80. ^ Kremer, Richard (1990). “Horoscopes and History. by J. D. North; A History of Western Astrology. by S. J. Tester”. Speculum. 65 (1): 206–209. doi:10.2307/2864524. JSTOR 2864524.
  81. ^ Pelletier, Robert; Cataldo, Leonard (1984). Be Your Own Astrologer. Pan. tr. 57–60.
  82. ^ Fenton, Sasha (1991). Rising Signs. Aquarian Press. tr. 137–9.
  83. ^ Luhrmann, Tanya (1991). Persuasions of the witch's craft: ritual magic in contemporary England. Harvard University Press. tr. 147–151. ISBN 978-0-674-66324-4.
  84. ^ Subbarayappa, B. V. (ngày 14 tháng 9 năm 1989). “Indian astronomy: An historical perspective”. Trong Biswas, S. K.; Mallik, D. C. V.; Vishveshwara, C. V. (biên tập). Cosmic Perspectives. Cambridge University Press. tr. 25–40. ISBN 978-0-521-34354-1. In the Vedic literature Jyotis[h]a, which connotes 'astronomy' and later began to encompass astrology, was one of the most important subjects of study... The earliest Vedic astronomical text has the title, Vedanga Jyotis[h]a...
  85. ^ Pingree, David (ngày 18 tháng 12 năm 1978). “Indian Astronomy”. Proceedings of the American Philosophical Society. American Philosophical Society. 122 (6): 361–364. JSTOR 986451.
  86. ^ Pingree, David (2001). “From Alexandria to Baghdād to Byzantium. The Transmission of Astrology”. International Journal of the Classical Tradition. 8 (1): 3–37. Bibcode:2003IJCT...10..487G. doi:10.1007/bf02700227. JSTOR 30224155. S2CID 162030487.
  87. ^ Werner, Karel (1993). “The Circle of Stars: An Introduction to Indian Astrology by Valerie J. Roebuck. Review”. Bulletin of the School of Oriental and African Studies. 56 (3): 645–646. doi:10.1017/s0041977x00008326. JSTOR 620756.
  88. ^ Burgess, James (tháng 10 năm 1893). “Notes on Hindu Astronomy and the History of Our Knowledge of It”. Journal of the Royal Asiatic Society of Great Britain and Ireland: 717–761. JSTOR 25197168.
  89. ^ Pingree, David (tháng 6 năm 1963). “Astronomy and Astrology in India and Iran”. Isis. The University of Chicago Press on behalf of The History of Science Society. 54 (2): 229–246. Bibcode:1963Isis...65..229P. doi:10.1086/349703. JSTOR 228540. S2CID 128083594.
  90. ^ Stephenson, F. Richard (ngày 26 tháng 6 năm 1980). “Chinese roots of modern astronomy”. New Scientist. 86 (1207): 380–383.[liên kết hỏng]
  91. ^ Theodora Lau, The Handbook of Chinese Horoscopes, tr. 2–8, 30–5, 60–4, 88–94, 118–24, 148–53, 178–84, 208–13, 238–44, 270–78, 306–12, 338–44, Souvenir Press, New York, 2005
  92. ^ Selin, Helaine biên tập (1997). “Astrology in China”. Encyclopaedia of the History of Science, Technology, and Medicine in Non-Western Cultures. Springer. ISBN 9780792340669. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  93. ^ Sterling 2011, tr. 31.
  94. ^ “Japanese Zodiac Signs and Symbols”. japanesezodiac.org/. ngày 5 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2015.
  95. ^ Veenstra, J.R. (1997). Magic and Divination at the Courts of Burgundy and France: Text and Context of Laurens Pignon's "Contre les Devineurs" (1411). Brill. tr. 184–185. ISBN 978-90-04-10925-4.
  96. ^ a b Hess, Peter M.J.; Allen, Paul L. (2007). Catholicism and science (ấn bản 1). Westport: Greenwood. tr. 11. ISBN 978-0-313-33190-9.
  97. ^ Saliba, George (1994b). A History of Arabic Astronomy: Planetary Theories During the Golden Age of Islam. New York University Press. tr. 60, 67–69. ISBN 978-0-8147-8023-7.
  98. ^ Belo, Catarina (ngày 23 tháng 2 năm 2007). Chance and Determinism in Avicenna and Averroes. Brill. tr. 228. doi:10.1163/ej.9789004155879.i-252. ISBN 978-90-474-1915-0.
  99. ^ George Saliba, Avicenna: 'viii. Mathematics and Physical Sciences'. Encyclopædia Iranica, Online Edition, 2011, có sẵn trên website http://www.iranicaonline.org/articles/avicenna-viii
  100. ^ a b Livingston, John W. (1971). “Ibn Qayyim al-Jawziyyah: A Fourteenth Century Defense against Astrological Divination and Alchemical Transmutation”. Journal of the American Oriental Society. 91 (1): 96–103. doi:10.2307/600445. JSTOR 600445.
  101. ^ editor, Peter M.J. Stravinskas (1998). Our Sunday visitor's Catholic encyclopedia . Huntington, Ind.: Our Sunday Visitor Pub. tr. 111. ISBN 978-0-87973-669-9.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  102. ^ “Catechism of the Catholic Church - Part 3”. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2012.
  103. ^ Sven Ove Hansson; Edward N. Zalta. “Science and Pseudo-Science”. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012. [...] advocates of pseudo-sciences such as astrology and homeopathy tend to describe their theories as conformable to mainstream science.
  104. ^ “Astronomical Pseudo-Science: A Skeptic's Resource List”. Astronomical Society of the Pacific.
  105. ^ Hartmann, P.; Reuter, M.; Nyborga, H. (tháng 5 năm 2006). “The relationship between date of birth and individual differences in personality and general intelligence: A large-scale study”. Personality and Individual Differences. 40 (7): 1349–1362. doi:10.1016/j.paid.2005.11.017. To optimise the chances of finding even remote relationships between date of birth and individual differences in personality and intelligence we further applied two different strategies. The first one was based on the common chronological concept of time (e.g. month of birth and season of birth). The second strategy was based on the (pseudo-scientific) concept of astrology (e.g. Sun Signs, The Elements, and astrological gender), as discussed in the book Astrology: Science or superstition? by Eysenck and Nias (1982).
  106. ^ Culver, Roger B.; Ianna, Philip A. (1988). Astrology True or False?: A Scientific Evaluation. Prometheus Books. ISBN 9780879754839.
  107. ^ Vishveshwara, edited by S.K. Biswas, D.C.V. Mallik, C.V. (1989). Cosmic Perspectives: Essays Dedicated to the Memory of M.K.V. Bappu . Cambridge, England: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-34354-1.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  108. ^ Peter D. Asquith biên tập (1978). Proceedings of the Biennial Meeting of the Philosophy of Science Association, vol. 1 (PDF). Dordrecht: Reidel. ISBN 978-0-917586-05-7.; “Chapter 7: Science and Technology: Public Attitudes and Understanding”. science and engineering indicators 2006. National Science Foundation. Lưu trữ bản gốc 1 tháng 2 năm 2013. Truy cập 2 tháng 8 năm 2016. Khoảng ba phần tư người Mỹ có ít nhất một đức tin vào ngụy khoa học; tức là họ tin vào ít nhất 1 trong 10 mục khảo sát[29]"... " 10 mục ấy là nhận thức ngoại cảm (ESP), rằng nhà có thể bị ám, ma/linh hồn của những người chết có thể trở về ở những địa điểm/tình huống nhất định, thần giao cách cảm/liên hệ bằng tâm trí mà không sử dụng những giác quan truyền thống, khả năng thấu thị/năng lực tâm trí biết được quá khứ và dự đoán tương lai, chiêm tinh/vị trí của các hành tinh và vì sao có thể tác động đến cuộc sống của con người, con người có thể giao tiếp với người đã khuất, phù thủy, đầu thai/tái sinh của linh hồn trong một cơ thể mới sau khi chết, và chuyển hồn/cho phép một "linh hồn" tạm thời nắm quyền điều khiển một cơ thể.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  109. ^ Allum, Nick (ngày 13 tháng 12 năm 2010). “What Makes Some People Think Astrology Is Scientific?”. Science Communication. 33 (3): 341–366. CiteSeerX 10.1.1.598.6954. doi:10.1177/1075547010389819. S2CID 53334767. This underlies the Barnum effect. Named after the 19th-century showman Phileas T. Barnum—whose circus provided "a little something for everyone"—it refers to the idea that people believe a statement about their personality that is vague or trivial if they think it derives from some systematic procedure tailored especially for them (Dickson & Kelly, 1985; Furnham & Schofield, 1987; Rogers & Soule, 2009; Wyman & Vyse, 2008). For example, the more birth detail is used in an astrological prediction or horoscope, the more credulous people tend to be (Furnham, 1991). However, confirmation bias means that people do not tend to pay attention to other information that might disconfirm the credibility of the predictions.
  110. ^ a b c Nickerson, Raymond S. Nickerson (1998). “Confirmation Bias: A Ubiquitous Phenomenon in Many Guises”. Review of General Psychology. 2. 2 (2): 175–220. CiteSeerX 10.1.1.93.4839. doi:10.1037/1089-2680.2.2.175. S2CID 8508954.
  111. ^ a b Eysenck, H.J.; Nias, D.K.B. (1984). Astrology: Science or Superstition?. Harmondsworth: Penguin Books. ISBN 978-0-14-022397-2.
  112. ^ Gonzalez (1990). Jean-Paul Caverni; Jean-Marc Fabre, Michel (biên tập). Cognitive biases. Amsterdam: North-Holland. ISBN 978-0-444-88413-8.
  113. ^ Stephen Thornton, Edward N. Zalta (older edition) (2018). “Karl Popper”. Stanford Encyclopedia of Philosophy.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  114. ^ Popper, Karl (2004). Conjectures and Refutations: The Growth of Scientific Knowledge . London: Routledge. ISBN 978-0-415-28594-0.:44
  115. ^ Cogan, Robert (1998). Critical Thinking: Step by Step. Lanham, Md.: University Press of America. ISBN 978-0-7618-1067-4.
  116. ^ a b Wright, Peter (1975). “Astrology and Science in Seventeenth-Century England”. Social Studies of Science. 5 (4): 399–422. doi:10.1177/030631277500500402. PMID 11610221. S2CID 32085403.
  117. ^ a b c Kuhn, Thomas (1970). Imre Lakatos; Alan Musgrave (biên tập). Proceedings of the International Colloquium in the Philosophy of Science [held at Bedford College, Regent's Park, London, from July 11th to 17th 1965] . Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-09623-2.
  118. ^ a b Hurley, Patrick (2005). A concise introduction to logic (ấn bản 9). Belmont, Calif.: Wadsworth. ISBN 978-0-534-58505-1.
  119. ^ James, Edward W. (1982). Patrick Grim (biên tập). Philosophy of science and the occult. Albany: State University of New York Press. ISBN 978-0-87395-572-0.
  120. ^ a b c Jeffrey Bennett; Megan Donohue; Nicholas Schneider; Mark Voit (2007). The cosmic perspective (ấn bản 4). San Francisco, CA: Pearson/Addison-Wesley. tr. 82–84. ISBN 978-0-8053-9283-8.
  121. ^ Muller, Richard (2010). “Web site of Richard A. Muller, Professor in the Department of Physics at the University of California at Berkeley”. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2011.My former student Shawn Carlson published in Nature magazine the definitive scientific test of Astrology.Maddox, Sir John (1995). “John Maddox, editor of the science journal Nature, commenting on Carlson's test”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2011. "... a perfectly convincing and lasting demonstration."
  122. ^ a b c Smith, Jonathan C. (2010). Pseudoscience and Extraordinary Claims of the Paranormal: A Critical Thinker's Toolkit. Malden, MA: Wiley-Blackwell. ISBN 978-1-4051-8123-5.
  123. ^ Pont, Graham (2004). “Philosophy and Science of Music in Ancient Greece”. Nexus Network Journal. 6 (1): 17–29. doi:10.1007/s00004-004-0003-x.
  124. ^ Gauquelin, Michel (1955). L'influence des astres: étude critique et expérimentale. Paris: Éditions du Dauphin.
  125. ^ a b Carroll, Robert Todd (2003). The Skeptic's Dictionary: A Collection of Strange Beliefs, Amusing Deceptions, and Dangerous Delusions. Hoboken, NJ: Wiley. ISBN 978-0-471-27242-7.
  126. ^ Benski, Claude; và đồng nghiệp (1995). The "Mars Effect: A French Test of over 1,000 Sports Champions. with a commentary by Jan Willem Nienhuys. Amherst, NY: Prometheus Books. ISBN 978-0-87975-988-9.
  127. ^ a b c Chris, tiếng Pháp (7 tháng 2 năm 2012). “Astrologers and other inhabitants of parallel universes”. The Guardian. Luân Đôn. Truy cập 8 tháng 7 năm 2012.
  128. ^ editor, Michael Shermer (2002). The Skeptic encyclopedia of pseudoscience. Santa Barbara, Cal.: ABC-CLIO. tr. 241. ISBN 978-1-57607-653-8.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  129. ^ Tester, S. J. (1999). A History of Western Astrology. Boydell & Brewer. tr. 161.
  130. ^ a b c Charpak, Georges; Broch, Henri (2004) [2002]. Debunked!: ESP, Telekinesis, and Other Pseudoscience. Translated by Bart K. Holland. Baltimore: Đại học báo chí Johns Hopkins. "Astrology in a Vacuum", pp. 6–7. ISBN 9780801878671.
  131. ^ “The Strange Story of Britain's "State Seer". The Sydney Morning Herald. 30 tháng 8 năm 1952. Truy cập 21 tháng 7 năm 2012.
  132. ^ Norton-Taylor, Richard (4 tháng 3 năm 2008). “Star turn: astrologer who became SOE's secret weapon against Hitler”. The Guardian. London. Truy cập 21 tháng 7 năm 2012.
  133. ^ Regan, Donald T. (1988). For the record: from Wall Street to Washington . San Diego: Harcourt Brace Jovanovich. ISBN 978-0-15-163966-3.
  134. ^ a b Truzzi, Marcello (1972). “The Occult Revival as Popular Culture: Some Random Observations on the Old and the Nouveau Witch”. The Sociological Quarterly. 13 (1): 16–36. doi:10.1111/j.1533-8525.1972.tb02101.x. JSTOR 4105818.
  135. ^ a b c Cary J. Nederman & James Wray Goulding (Winter 1981). “Popular Occultism and Critical Social Theory: Exploring Some Themes in Adorno's Critique of Astrology and the Occult”. Sociological Analysis. 42.
  136. ^ Theodor W. Adorno (Spring 1974). “The Stars Down to Earth: The Los Angeles Times Astrology Column”. Telos. 1974 (19): 13–90. doi:10.3817/0374019013. S2CID 143675240.
  137. ^ Moore, David W. (16 tháng 6 năm 2005). “Three in Four Americans Believe in Paranormal”. Gallup.
  138. ^ “Eastern or New Age Beliefs, 'Evil Eye'. Many Americans Mix Multiple Faiths. Dự án đời sống và tôn giáo của Trung tâm nghiên cứu Pew. 9 tháng 12 năm 2009.
  139. ^ a b “Science and Engineering Indicators: Chapter 7.Science and Technology: Public Attitudes and Understanding”. National Science Foundation. Truy cập 24 tháng 4 năm 2014.
  140. ^ Kaufman, Michael T. (23 tháng 12 năm 1998). “BV Raman Dies”. New York Times, ngày 23 tháng 12 năm 1998. Truy cập 12 tháng 5 năm 2009.
  141. ^ Dipankar Das. “Fame and Fortune”. Truy cập 2 tháng 8 năm 2016.
  142. ^ “Soothsayers offer heavenly help”. BBC News. 2 tháng 9 năm 1999. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2012.
  143. ^ "Tại những quốc gia như Ấn Độ, nơi mà chỉ một bộ phận nhỏ của tầng lớp tri thức được dạy về vật lý phương Tây, chiêm tinh giữ được vị thế của mình tại đây và có chỗ trong cả những ngành khoa học." David Pingree và Robert Gilbert, "Astrology; Astrology in India; Astrology in modern times". Encyclopædia Britannica, 2008
  144. ^ Mohan Rao, Female foeticide: where do we go? Indian Journal of Medical Ethics tháng 10–tháng 12 năm 2001 9(4) [1]
  145. ^ “Indian Astrology vs Indian Science”. BBC. 31 tháng 5 năm 2001.
  146. ^ “Guidelines for Setting up Departments of Vedic Astrology in Universities Under the Purview of University Grants Commission”. Government of India, Department of Education. Bản gốc lưu trữ 12 tháng 5 năm 2011. Truy cập 26 tháng 3 năm 2011. Nhu cầu trẻ hóa ngành khoa học chiêm tinh Vệ Đà ở Ấn Độ trở nên cấp thiết, nhằm cho phép kiến thức khoa học này tiếp cận với số đông xã hội và thậm chí tạo cơ hội để đem ngành khoa học quan trọng này xuất khẩu ra thế giới
  147. ^ 'Astrology is a science: Bombay HC', The Times of India, 3 tháng 2 năm 2011
  148. ^ Shwalb, David W.; Shwalb, Barbara J. (1996). Japanese childrearing: two generations of scholarship. ISBN 9781572300811. Truy cập 22 tháng 7 năm 2012.
  149. ^ Kumon, Shumpei; Rosovsky, Henry (1992). The Political Economy of Japan: Cultural and social dynamics. ISBN 9780804719919. Truy cập 22 tháng 7 năm 2012.
  150. ^ a b Wedel, Theodore Otto (2003) [1920]. “9: Astrology in Gower and Chaucer”. Mediæval Attitude Toward Astrology, Particularly in England. Kessinger. tr. 131–156. ISBN 9780766179981. Niềm hứng thú với chiêm tinh trong văn học (vốn đã gia tăng tại Anh suốt thế kỉ 14) đạt đỉnh trong những tác phẩm của Gower và Chaucer. Mặc dù những chi tiết liên hệ tới chiêm tinh thường xuyên xuất hiện trong những tác phẩm lãng mạn của thế kỉ 14, chúng vẫn giữ nguyên những dấu hiệu của du nhập từ ngoại quốc. Chỉ đến thế kỉ 15, lối so sánh và tô điểm bằng chiêm tinh mới trở thành vấn đề nghiễm nhiên trong văn học Anh.
    Những phát kiến mới như thế, người ta phải thú nhận là nhờ công của Chaucer hơn Gower. Gower cũng nhìn ra những tiềm năng nghệ thuật trong kiến thức chiêm tinh mới, và nhanh chóng sử dụng chúng trong phép tái kể chuyện huyền thoại Alexander—nhưng phần lớn ông đã tự hạn chế mình trong một bài diễn tập lộ liễu những sự kiện và lý thuyết. Theo đó, nó là một phần của một bộ bách khoa toàn thư dài về khoa học tự nhiên mà ông đưa vào cuốn Confessio Amantis, và trong những đoạn viết mô phạm nhất định của Vox ClamantisMirour de l'Omme, các nhân vật chiêm tinh chủ yếu xuất hiện trong các tác phẩm của ông ... Những nguồn tư liệu về đề tài chiêm tinh của Gower ... là các tác phẩm Introductorium in Astronomiam của Albumasar, Secretum Secretorum của Pseudo-Aristotelian, Trésor của Brunetto Latini, và Speculum Astronomiae thuộc về Albert Đại Đế.
  151. ^ Wood, 1970. pp.12–21
  152. ^ a b c d De Lacy, Hugh (tháng 10 năm 1934). “Astrology in the Poetry of Edmund Spenser”. The Journal of English and Germanic Philology. 33 (4): 520–543. JSTOR 27703949.
  153. ^ a b c d e f Camden Carroll, Jr. (tháng 4 năm 1933). “Astrology in Shakespeare's Day”. Isis. 19 (1): 26–73. doi:10.1086/346721. JSTOR 225186. S2CID 144020750.
  154. ^ Halstead, Frank G. (tháng 7 năm 1939). “The Attitude of Lope de Vega toward Astrology and Astronomy”. Hispanic Review. 7 (3): 205–219. doi:10.2307/470235. JSTOR 470235.
  155. ^ Steiner, Arpad (tháng 8 năm 1926). “Calderon's Astrologo Fingido in France”. Modern Philology. 24 (1): 27–30. doi:10.1086/387623. JSTOR 433789. S2CID 161217021.
  156. ^ Campion, Nicholas.:A History of Western Astrology: Volume II: The Medieval and Modern Worlds. (Continuum Books, 2009) pp. 244–245 ISBN 978-1-84725-224-1
  157. ^ Adams, Noah (10 tháng 9 năm 2006). 'Pluto the Renewer' is no swan song”. National Public Radio (NPR). Truy cập 13 tháng 6 năm 2013.
  158. ^ Vaughan, David (2004). “Frederick Ashton and His Ballets 1938”. Ashton Archive. Lưu trữ bản gốc 14 tháng 5 năm 2005. Truy cập 2 tháng 8 năm 2016.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  159. ^ “The Twelve Signs: An Astrological Entertainment”. Centre for New Zealand Music. Truy cập 13 tháng 6 năm 2013.
  160. ^ Paglia, Camille. Sex, Art, and American Culture: Essays. Penguin Books, 1992, tr. 114.
  161. ^ Catton, Eleanor (ngày 11 tháng 4 năm 2014). “Eleanor Catton on how she wrote The Luminaries”. The Guardian. Truy cập 10 tháng 12 năm 2015.

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa