Họ Hoa hiên (danh pháp khoa học: Hemerocallidaceae, đồng nghĩa: Dianellaceae Salisbury, Geitonoplesiaceae Conran, Johnsoniaceae J. T. Lotsy (= Anthericaceae - Johnsonieae), Phormiaceae J. Agardh) là một họ trong thực vật có hoa. Họ này có tên khoa học dựa trên chi điển hình là chi Hoa hiên (Hemerocallis). Việc xếp đặt các chi cũng như định nghĩa của họ này thay đổi tùy theo từng hệ thống phân loại. Hệ thống Cronquist năm 1981 không công nhận họ này và đưa chi Hemerocallis vào trong họ Loa kèn (Liliaceae). Hệ thống APG II lại đặt nó trong họ Xanthorrhoeaceae của bộ Măng tây (Asparagales) trong nhánh monocots, nhưng cho phép tách ra như là một họ đơn ngành. Hệ thống APG III năm 2009 coi nó như là phân họ Hemerocallidoideae trong họ Xanthorrhoeaceae sensu lato[1]. Trong hệ thống APG IV năm 2016, tên Asphodelaceae được ưu tiên sử dụng thay cho Xanthorrhoeaceae.[2]

Họ Hoa hiên
Một loài hoa hiên (Hemerocallis sp.)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Asparagales
Họ (familia)Hemerocallidaceae
R.Br.
Các chi
Xem văn bản.

Trong số các loài được biết đến nhiều có hai chi các loại cây phổ biến trong vườn là các loài hoa hiên (Hemerocallis spp.) và lanh New Zealand (Phormium spp.).

Định nghĩa

sửa

Một số hẹ thống cũ gộp Xeronema trong họ Hemerocallidaceae, nhưng với sự nghi vấn đáng kể về việc liệu chi này có thuộc về họ Hemerocallidaceae hay không[3]. Các nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử về trình tự DNA đã chỉ ra rằng Xeronema là đơn vị phân loại chị em với một nhánh bao gồm Xanthorrhoeaceae sensu lato, Amaryllidaceae sensu latoAsparagaceae sensu lato[4]. Hiện tại, Xeronema được đặt trong họ của chính nó là Xeronemataceae[5].

Năm 1985, Dahlgren, CliffordYeo đã viết một cuốn sách có ảnh hưởng về phân loại thực vật một lá mầm[6]. Họ định nghĩa Hemerocallidaceae chỉ bao gồm Hemerocallis và đưa Phormium cùng các họ hàng của nó sang một họ tách biệt gọi là Phormiaceae. Xử lý này cũng được Armen Takhtajan công nhận năm 2009 trong một phân loại gần như dựa hoàn toàn vào hình thái học và công nhận các nhóm cận ngành. Tuy nhiên, xử lý này không được công nhận trong một tác phẩm lớn khác về phân loại thực vật một lá mầm của Kubitzki, xuất bản năm 1998[7].

Trong thế kỷ 21, Hemerocallidaceae đã từng được định nghĩa theo hai cách khác hẳn nhau về bản chất trong các hệ thống dựa theo các nhóm đơn ngành[8]. Theo nghĩa hẹp trong các định nghĩa này, Hemerocallidaceae sensu stricto, bao gồm 12 chi và 40-50 loài[3]. Nó không bao gồm 8 chi với khoảng 38 loài mà người ta đặt sang họ tách biệt gọi là Johnsoniaceae[9].

Theo nghĩa rộng, Hemerocallidaceae sensu lato bao gồm tất cả các chi và loài trong họ Johnsoniaceae. Johnsoniaceae và Hemerocallidaceae sensu stricto tạo thành một nhánh có độ hỗ trợ thống kê cao. Một nghiên cứu cho thấy Johnsoniaceae là lồng sâu trong Hemerocallidaceae sensu stricto, nhưng kết quả này không có độ hỗ trợ tự khởi động đủ mạnh[10].

Phiên bản nghĩa rộng của Hemerocallidaceae được Angiosperm Phylogeny Group chấp nhận khi công bố hệ thống APG II năm 2003. Tuy nhiên, khi công bố hệ thống APG III năm 2009 thì Hemerocallidaceae lại không được công nhận mà chỉ được coi là phân họ Hemerocallidoideae trong họ Xanthorrhoeaceae sensu lato mở rộng[1].

Các chi

sửa

Như đề cập trên đây, định nghĩa rộng của nhóm bao gồm hai họ cũ là Hemerocallidaceae sensu stricto và Johnsoniaceae. Hệ thống Kubitzki năm 1998 có 12 chi (không tính Xeronema) trong Hemerocallidaceae và 8 chi trong Johnsoniaceae[7]. Một số tác giả gộp một số chi có quan hệ họ hàng gần với nhau để công nhận ít tới chỉ 3 chi trong Hemerocallidaceae sensu stricto và một trong Johnsoniaceae[1]. Các chi liệt kê dưới đây lấy từ World Checklist of Selected Plant Families, trong dó công nhận 19 chi[11]. Các chi đa dạng loài nhất là Dianella (khoảng 20 loài), Hemerocallis (15 loài) và Caesia (11 loài).

Phân bố

sửa

Theo định nghĩa hẹp, phần lớn các loài trong nhóm là bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới đại lục Á-ÂuAustralia. Chúng cũng có ở New Zealand, nhiều đảo trên Thái Bình Dương, miền tây Nam MỹMadagascar, nhưng không có ở châu Phi hạ Sahara hay Bắc Mỹ[8]. Theo định nghĩa rộng thì nhóm này bao gồm cả chi Caesia là bản địa miền nam châu Phi, cũng như ở Australia[14].

Phát sinh chủng loài

sửa

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III. Về phát sinh chủng loài của Hemerocallidaceae tới cấp chi, xem cây phát sinh chủng loài tại bài về Xanthorrhoeaceae.

Asparagales 

Orchidaceae

Boryaceae

Blandfordiaceae

Lanariaceae

Asteliaceae

Hypoxidaceae

Ixioliriaceae

Tecophilaeaceae

Doryanthaceae

Iridaceae

Xeronemataceae

Xanthorrhoeaceae s. l. 

Hemerocallidoideae (Hemerocallidaceae)

Xanthorrhoeoideae (Xanthorrhoeaceae s. s.)

Asphodeloideae (Asphodelaceae)

Amaryllidaceae s. l. 

Agapanthoideae (Agapanthaceae)

Allioideae (Alliaceae)

Amaryllidoideae (Amaryllidaceae s. s.)

Asparagaceae s. l. 

Aphyllanthoideae (Aphyllanthaceae)

Brodiaeoideae (Themidaceae)

Scilloideae (Hyacinthaceae)

Agavoideae (Agavaceae)

Lomandroideae (Laxmanniaceae)

Asparagoideae (Asparagaceae s. s.)

Nolinoideae (Ruscaceae)

Liên kết ngoài

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b c Chase, M.W.; Reveal, J.L. & Fay, M.F. (2009), “A subfamilial classification for the expanded asparagalean families Amaryllidaceae, Asparagaceae and Xanthorrhoeaceae”, Botanical Journal of the Linnean Society, 161 (2): 132–136, doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00999.x
  2. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2016). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV”. Botanical Journal of the Linnean Society. 181 (1): 1–20. doi:10.1111/boj.12385.
  3. ^ a b H. Trevor Clifford, Rodney J.F. Henderson, John G. Conran. 1998. "Hemerocallidaceae" trang 245-253. trong: Klaus Kubitzki (chủ biên). 1998. The Families and Genera of Vascular Plants quyển III. Springer-Verlag: Berlin;Heidelberg, Đức. ISBN 978-3-540-64060-8
  4. ^ J. Chris Pires, Ivan J. Maureira, Thomas J. Givnish, Kenneth J. Sytsma, Ole Seberg, Gitte Petersen, Jerrold I. Davis, Dennis W. Stevenson, Paula J. Rudall, Michael F. Fay, Mark W. Chase. 2006. "Phylogeny, genome size, and chromosome evolution of Asparagales". Aliso 22(Monocots: Comparative Biology and Evolution):287-304. ISSN 0065-6275.
  5. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009), “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”, Botanical Journal of the Linnean Society, 161 (2): 105–121, doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x, Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2010
  6. ^ Rolf M.T. Dahlgren, H. Trevor Clifford, Peter F. Yeo. 1985. The Families of the Monocotyledons. Springer-Verlag: Berlin, Heidelberg, New York, Tokyo. ISBN 978-3-540-13655-2. ISBN 978-0-387-13655-4.
  7. ^ a b Klaus Kubitzki (chủ biên). 1998. The Families and Genera of Vascular Plants quyển III. Springer-Verlag: Berlin;Heidelberg, Đức. ISBN 978-3-540-64060-8
  8. ^ a b Ole Seberg. 2007. "Hemerocallidaceae" trang 370-371. Trong: Vernon H. Heywood, Richard K. Brummitt, Ole Seberg, Alastair Culham. Flowering Plant Families of the World. Firefly Books: Ontario, Canada. ISBN 978-1-55407-206-4.
  9. ^ H. Trevor Clifford, John G. Conran. 1998. "Johnsoniaceae" trang 336-340. trong: Klaus Kubitzki (chủ biên). 1998. The Families and Genera of Vascular Plants quyển III. Springer-Verlag: Berlin;Heidelberg, Đức. ISBN 978-3-540-64060-8
  10. ^ Dion S. Devey, Ilia Leitch, Paula J. Rudall, J. Chris Pires, Yohan Pillon, Mark W. Chase. "Systematics of Xanthorrhoeaceae sensu lato, with an emphasis on Bulbine". Aliso 22(Monocots: Comparative Biology and Evolution):345-351. ISSN 0065-6275.
  11. ^ Search for "Xanthorrhoeaceae", World Checklist of Selected Plant Families, Royal Botanic Gardens, Kew, truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2013
  12. ^ McLay T. G. B. & Bayly M. J. 2016. A new family placement for Australian blue squill, Chamaescilla: Xanthorrhoeaceae (Hemerocallidoideae), not Asparagaceae. Phytotaxa 275(2): 97-111. doi:10.11646/phytotaxa.275.2.2
  13. ^ Không nhầm với cỏ hương bài (Chrysopogon zizanioides)
  14. ^ Ole Seberg. 2007. "Johnsoniaceae" trang 376. Trong: Vernon H. Heywood, Richard K. Brummitt, Ole Seberg, Alastair Culham. Flowering Plant Families of the World. Firefly Books: Ontario, Canada. ISBN 978-1-55407-206-4.