Minsk

thủ đô và thành phố lớn nhất của Belarus

Minsk (tiếng Belarus: Мінск, phát âm [mʲinsk]; tiếng Nga: Минск, [mʲinsk],Tiếng Việt phát âm: Min-xcơ) là thủ đô và thành phố lớn nhất của Belarus, nằm trên dòng chảy hai con sông SvislachNyamiha. Đóng vai trò thủ đô, Minsk có địa vị hành chính đặc biệt, vừa là thủ phủ của vùng Minsk (voblast) và raion (huyện) Minsk. Tính đến năm 2013, thành phố này có dân số 2.002.600 người. Minsk cũng là trụ sở hành chính Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS).

Minsk
Мінск  · Менск  · Минск
—  Thành phố  —
Theo chiều kim đồng từ hình trên bên trái: Toà thị chính thành phố Minsk, Nhà thờ đỏ, Quảng trường ga đường sắt, Quảng trường độc lập, Nhà hát quốc gia và rạp ballet, Nhà thờ Các Thánh Peter và Paul.
Theo chiều kim đồng từ hình trên bên trái: Toà thị chính thành phố Minsk, Nhà thờ đỏ, Quảng trường ga đường sắt, Quảng trường độc lập, Nhà hát quốc gia và rạp ballet, Nhà thờ Các Thánh Peter và Paul.
Hiệu kỳ của Minsk
Hiệu kỳ
Huy hiệu của Minsk
Huy hiệu
Vị trí của Minsk tại Belarus
Vị trí của Minsk tại Belarus
Minsk trên bản đồ Belarus
Minsk
Minsk
Minsk trên bản đồ Châu Âu
Minsk
Minsk
Quốc gia Belarus
Thành lập1067
Diện tích
 • Thành phố957,840 km2 (369,824 mi2)
Độ cao280,6 m (920,6 ft)
Dân số (2014)
 • Mật độ5.966/km2 (15,450/mi2)
 • Đô thị2.101.018
 • Vùng đô thị3.259.336(Thành phố Minsk+vùng Minsk)[1]
Múi giờUTC+3
Mã bưu chính220001–220141
Mã điện thoại817
Mã ISO 3166BY-HM
Thành phố kết nghĩaNottingham, Sendai, Bengaluru, Lyon, Belo Horizonte, Trường Xuân, Łódź, Bonn, Eindhoven, Kyiv, Dushanbe, Chișinău, La Habana, Tehran, Abu Dhabi, Ankara, Tiraspol, Detroit, Cairo, Vilnius, Kalisz, Bakersfield, Caracas, Yerevan, Murmansk, Novosibirsk, Bắc Kinh, Potsdam, Sankt-Peterburg, Riga, Odessa, Brașov, Reinickendorf, Nevers, Omsk, Bryansk, Kaliningrad, Agia Napa, Nizhny Novgorod, Tbilisi, Kaluga, Ulyanovsk, Thượng Hải, Bishkek, Beograd, Netanya, Harare, Izhevsk
License plate7
GDP danh nghĩa (2017)[3]13 tỉ$
Trên người[4]7.000$
Websitewww.minsk.gov.by

Những ghi chép cổ nhất nhắc đến Minsk có niên đại từ thế kỷ XVI (1067), khí nó là một phần của Công quốc Polotsk. Năm 1242, Minsk sáp nhập vào Đại công quốc Lietuva. Nó được ban cho đặc quyền thị trấn năm 1499.[5]

Năm 1569, nơi đây trở thành thủ phủ của Województwo Minsk, Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Minsk bị sáp nhập vào đế quốc Nga năm 1793, sau đợt phân chia Ba Lan lần II. Từ 1919 đến 1991, sau Cách mạng Tháng Mười, Minsk là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia, Liên Xô.

Địa lý

sửa
 
Minsk trông từ sông Svislach và Troitskoye Predmestye (một vùng ngoại ô)

Minsk tọa lạc bên sườn đông nam của dãy đồi Minsk, một vùng đồi thoải chạy từ phía tây nam (đoạn thượng lưu sông Neman) về phía đông bắc. Độ cao trung bình của thành phố là 220 mét (720 ft) trên mực nước biển. Địa mạo của Minsk được định hình nhờ hai kỷ băng hà gần đây nhất. Sông Svislach, chảy ngang qua thành phố theo chiều tây bắc-đông nam, nằm trong một urstromtal, tức một thung lũng sông cổ đại hình thành bằng nước chảy từ các dải băng đang tan vào kỷ băng hà mới nhất. Có sáu con sông nhỏ hơn khác chảy qua địa phận thành phố, cả sáu đều thuộc lưu vực biển Đen.

Minsk nằm trong vùng rừng hỗn giao đặc trưng chung cho Belarus. Những rừng thông và rừng hỗn giao giáp rìa thành phố, đặc biệt là ở mặt bắc và đông. Một phần rừng được giữ lại trong các công viên (ví dụ, trong công viên Chelyuskinites) khi thành phố lan rộng.

Khí hậu

sửa

Minsk có khí hậu lục địa ẩm (phân loại khí hậu Köppen Dfb). Thành phố thường có sương mù, đặc biệt là vào mùa thu và mùa xuân.

Dữ liệu khí hậu của Minsk
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 10.3
(50.5)
13.6
(56.5)
18.9
(66.0)
28.8
(83.8)
30.9
(87.6)
35.8
(96.4)
35.0
(95.0)
35.8
(96.4)
31.0
(87.8)
24.7
(76.5)
16.0
(60.8)
11.1
(52.0)
35.8
(96.4)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) −2
(28)
−0.8
(30.6)
4.5
(40.1)
12.8
(55.0)
18.9
(66.0)
22.4
(72.3)
24.3
(75.7)
23.6
(74.5)
17.5
(63.5)
10.3
(50.5)
3.6
(38.5)
−0.6
(30.9)
11.2
(52.2)
Trung bình ngày °C (°F) −4.2
(24.4)
−3.6
(25.5)
0.7
(33.3)
7.6
(45.7)
13.4
(56.1)
17.1
(62.8)
19.1
(66.4)
18.2
(64.8)
12.7
(54.9)
6.7
(44.1)
1.4
(34.5)
−2.6
(27.3)
7.2
(45.0)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) −6.3
(20.7)
−6
(21)
−2.6
(27.3)
2.9
(37.2)
8.3
(46.9)
12.2
(54.0)
14.4
(57.9)
13.4
(56.1)
8.7
(47.7)
3.8
(38.8)
−0.5
(31.1)
−4.5
(23.9)
3.7
(38.7)
Thấp kỉ lục °C (°F) −39.1
(−38.4)
−35.1
(−31.2)
−30.5
(−22.9)
−18.4
(−1.1)
−5
(23)
0.0
(32.0)
4.3
(39.7)
1.7
(35.1)
−4.7
(23.5)
−12.9
(8.8)
−20.4
(−4.7)
−30.6
(−23.1)
−39.1
(−38.4)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 47
(1.9)
40
(1.6)
41
(1.6)
43
(1.7)
66
(2.6)
79
(3.1)
97
(3.8)
71
(2.8)
51
(2.0)
55
(2.2)
49
(1.9)
47
(1.9)
686
(27.0)
Số ngày mưa trung bình 11 9 11 13 18 19 18 15 18 18 17 13 180
Số ngày tuyết rơi trung bình 24 21 15 4 0.3 0 0 0 0.04 3 13 22 102
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 86 83 77 67 66 70 71 72 79 82 88 88 77
Số giờ nắng trung bình tháng 44 66 134 181 257 273 269 242 165 97 36 27 1.790
Phần trăm nắng có thể 18 24 37 43 52 54 53 53 43 30 14 12 40
Nguồn 1: Pogoda.ru.net[6]
Nguồn 2: Cục Khí tượng Thủy văn Belarus[7]

Tham khảo

sửa
  1. ^ http://www.geohive.com/cntry/belarus.aspx
  2. ^ “Eternal Daylight Saving Time (DST) in Belarus”. timeanddate.com. ngày 19 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ http://www.belstat.gov.by/bitrix/urlrewrite.php[liên kết hỏng]
  4. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2015.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết) average BYN/ USD ex. rate in 2012
  5. ^ “История Минска”.
  6. ^ “Weather and Climate- The Climate of Minsk” (bằng tiếng Nga). Weather and Climate (Погода и климат). Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ “Солнечное сияние. Обобщения II часть: Таблица 2.1. Характеристики продолжительности и суточный ход (доли часа) солнечного сияния. Продолжение” (bằng tiếng Nga). Department of Hydrometeorology. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2017.

Đọc thêm

sửa