Thảo luận:Thiện nhượng

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Lão Ngoan Đồng trong đề tài Liên kết lung tung

POV sửa

Người viết đưa dẫn chứng cụ thể câu chữ nào trong những tài liệu đó nói rằng Bảo Đại cho rằng Hồ Chí Minh là người tài đức? Còn nếu "ta cũng có thể hiểu rằng", vậy ta là những ai? Cách diễn đạt như thế gọi là Weasel words Muốn biết rõ Bảo Đại nhận xét như thế nào, thì tôi nghĩ nên trích dẫn ngay hồi ký của Bảo Đại. Vì chỉ có Bảo Đại mới biết rõ đây có phải là thiện nhượng hay không, mọi suy đoán khác tôi đề nghị bỏ ra khỏi bài viết. majjhimā paṭipadā Diskussion 04:24, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

đoạn viết khiến cho 1 thành viên đã thôi không tham gia nữa phải "tái xuất giang hồ" kể cũng đáng lưu tâm đó, bạn nói đúng môi trường Wikipedia quả là phức tạp rắc rối quá sức nên tôi cũng thỉnh thoảng viết vài bài như kiểu "muối bỏ bể" hoặc "té nước theo mưa" mà thôi chứ không đăng ký tài khoản làm gì. Thực ra chẳng có sách nào dẫn dụ vấn đề bạn đưa ra cả mà "ta có thể hiểu rằng" ở đây chỉ là suy diễn, còn như đọc Hồi Ký của Bảo Đại chắc chắn sẽ không có chữ "thiện nhượng" rồi. Vậy tôi xin xóa bỏ tiêu bản và cả phần đoạn viết đó để chấm dứt sự tranh cãi, vì nói về nguồn tham khảo thì trường hợp này không hề đơn giản chút nào...?thảo luận quên ký tên này là của 123.26.145.111 (thảo luận • đóng góp).

Cảm ơn bạn. majjhimā paṭipadā Diskussion 16:00, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chính tả sửa

Gửi người soạn bài: câu đầu ở mỗi phần ví dụ cần phải viết hoa. Earthshaker (thảo luận) 13:36, ngày 16 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

xin tiếp nhận ngay ý kiến đóng góp của bạn...!

Tiền, Trung, Hậu Xuất đế sửa

Nhờ người tạo bài này có thể dẫn ra nguồn nào ghi rằng ba vị vua nhà Nguyễn (Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân) có thụy hiệu là Xuất đế, hình như ba vị đó ko có thụy hiệu mà?--TT 1234 (thảo luận) 01:01, ngày 27 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

thực ra hồi nhỏ tôi thường nghe các bậc lão niên trong làng kể chuyện về các vị vua quan nhà Nguyễn và một số điển tích trong lịch sử Trung Quốc, như bạn nói những danh hiệu như: Phế Đế, Xuất Đế, Phế Vương, Phế Công, Mạt Chủ, Mạt Đế, Hậu Chủ..v..v..đều do các sử gia chính thống đặt ra để gọi các vị quân chủ mất nước hoặc bị giết hay bị phế truất thậm chí bị đánh đuổi khỏi đất nước đó. Tiếc rằng những người kể chuyện cho tôi nghe không phải chuyên gia lịch sử hay người nổi tiếng nghiên cứu về lĩnh vực này, chẳng qua biết được nghe được thì ghi vào thôi vậy tôi xin trả lại tên gọi cho các vị vua đó để hợp lý với các sách vở đương đại. Đời sau biết đâu có nhà sử học lỗi lạc nào viết sách mà đặt thụy hiệu cho 3 vị vua trên lúc đó ắt sẽ có người sửa chữa cho phù hợp với thế cuộc lúc bấy giờ, xin cảm ơn...!

Không phải cứ thay bậc đổi ngôi là Thiện nhượng sửa

Phải công nhận tác giả bỏ rất nhiều công sức để hoàn thành bài viết có nội dung hẹp thành một bài lớn. Tuy nhiên, bài thêm nhiều chi tiết sai với định nghĩa vừa chêm vào nhiều đoạn suy diễn đại loại như Thiện nhượng đã và đang được cải tiến hoặc cách tân theo nhiều kiểu hình thái khác nhau. Thiện nhượng là hình thức thời quân chủ, nên ở chế độ cộng hòa làm gì có tồn tại mà gọi là cải tiến? Bởi vậy bài có quá nhiều hạt sạn to đùng.

  1. Người thực hiện Thiện nhượng là một vị quân chủ quốc gia. Các trường hợp khác, không thể kể là thiện nhượng.
  2. Cần biết Thiện nhượng là chủ động nhường ngôi khi còn khả năng giữ ngôi, vì vậy, các trường hợp lên ngôi sau khi người tiền nhiệm đã chết thì không thể kể vào.
  3. Thiện nhượng không phải hình thức dùng vũ lực đoạt ngôi.
  4. Thiện nhượng có hình thức rõ ràng và được sử liệu nghi nhận. Không phải cứ người khác họ thay quyền là Thiện nhượng hoặc điển tích truyền thuyết là ghi vào.

Thái Nhi (thảo luận) 13:14, ngày 19 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

kính thưa các bạn (đặc biệt là bạn Thái Nhi), muốn tham gia tổ chức Wikipedia viết bài đều phải có bằng chứng cụ thể mới được công nhận. Trước tôi đã viết rất nhiều bài nhưng đều bị phản ánh bởi chú thích không rõ ràng nên tôi không viết thêm bài mới nữa mà chuyển sang viết 1 bài cho đầy đủ, có những phần tôi có sách dẫn chứng cụ thể cũng có những mục lấy ngay trong các bài khác của Wikipedia. Thậm chí có những mục tôi lấy từ phiên bản có sẵn từ tiếng Trung Quốc của các bài như: "thiện nhượng", "nội thiện", "soán vị", "Thái thượng pháp hoàng", "Thái thượng hoàng", "Thái thượng vương"..v..v..để tham khảo và thêm chi tiết. Còn định nghĩa chuẩn hay không thì tôi thấy ở góc mỗi đề mục đều có chữ "sửa", tổ chức này là sự đóng góp kiến thức của tất cả của mọi người trên thế giới chứ đâu phải riêng ai. Nếu nói như bạn thì chỉ có Nghiêu Thuấn Vũ được gọi là "ngoại thiện" và 1 số trường hợp nhà vua chủ động lui về làm Thái thượng hoàng là "nội thiện" còn tất cả đều bị loại bỏ hết.
  1. Người thực hiện Thiện nhượng là một vị quân chủ quốc gia. Các trường hợp khác, không thể kể là thiện nhượng. Chẳng có vị quân chủ nào tự động nhường ngôi cho người ngoài họ mà hầu như đều bị thất thế ép buộc hay vua còn nhỏ quá không biết gì nên vị quân vương khai sáng triều đại kế tiếp lấy danh nghĩa Thái Hậu tuyên chỉ nhường ngôi mà thôi.
  2. Cần biết Thiện nhượng là chủ động nhường ngôi khi còn khả năng giữ ngôi, vì vậy, các trường hợp lên ngôi sau khi người tiền nhiệm đã chết thì không thể kể vào. Nhiều trường hợp vị quân chủ đó không chủ động nhường ngôi mà bị bắt như Minh Anh Tông chẳng hạn tôi thấy trong bài tiếng trung vẫn tính là thiện nhượng do đó tôi mới đưa 1 số trường hợp khác tương tự vào, trường hợp vua đã chết nhưng chưa kịp chỉ định người kế vị hoặc vua bị giết nhưng người đoạt vị vẫn dùng thánh chỉ giả hoặc mượn danh nghĩa thái hậu để thảo chiếu nhường ngôi cho 1 người khác trong nội tộc chứ chưa phải là người khác họ tôi cũng ghi rõ ràng chớ không nói rằng vị vua cũ tự nguyện nhường ngôi.
  3. Thiện nhượng không phải hình thức dùng vũ lực đoạt ngôi. Nhiều trường hợp người ta dùng bạo lực làm đảo chính đẫm máu bắt được vua cũ rồi ép phải xuống chiếu nhường ngôi chứ người tiền nhiệm không hề tự nguyện dời bỏ ngai vàng.
  4. Thiện nhượng có hình thức rõ ràng và được sử liệu nghi nhận. Không phải cứ người khác họ thay quyền là Thiện nhượng hoặc điển tích truyền thuyết là ghi vào. Nếu xét về sử liệu chẳng chỉ có 3 ông Nghiêu Thuấn Vũ là được ghi nhận còn những người khác dẫu có ghi nhận cũng không được bởi họ đều dùng mánh khoé hoặc quyền lực lấn át thiên tử để đoạt ngôi mà thôi, truyền thuyết tuy không phải là chính sử nhưng cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của nó bởi nếu không công nhận truyền thuyết thì sao người ta viết những được bài hát "xưa mẹ Âu Cơ sinh được trăm con, 50 xuống biển 50 lên non".
  5. Thiện nhượng đã và đang được cải tiến hoặc cách tân theo nhiều kiểu hình thái khác nhau, trong phiên bản Trung Văn tôi thấy có phần Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc thiện nhượng nên tôi diễn giải thêm vào cho rõ nghĩa mà thôi. Vì theo nghĩa gốc thì Thiện nhượng là "nhường cho người hiền" vậy chế độ bầu cử là lựa chọn người hiền tài để lãnh đạo đất nước, còn như có gì tổ chức thấy chưa hợp lý thì sẽ chỉnh sửa cho bài viết thêm phần hoàn hảo phải không...?
Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, chỉ có nội thiện không có ngoại thiện
Cao Miên, Ai Lao, Phù Nam, Lưu Cầu, Chiêm Thành có 1 vài trường hợp nội thiện cũng không có ngoại thiện
tóm lại chẳng bài nào là không có hạt sạn cả, chẳng qua như các bạn vẫn nói người đọc phải biết sàng lọc mà thôi. Kết luận tham gia vào tổ chức có nhiều điều lệ phức tạp rắc rối nên tôi chỉ gọi là hứng lên thì viết chứ viết được bài như thế này phải sưu tập nhiều tài liệu, xem nhiều sách vở và mất nhiều thì giờ lắm chứ không đơn giản đâu. Nếu tổ chức không chấp nhận vậy tôi xin dừng bút còn những gì mà tôi viết thấy có sai lệnh không đúng thì buộc phải bỏ thôi tôi cũng chẳng dám ý kiến gì, ai cũng phải lo việc mình làm ăn hàng ngày là quan trọng nhất đúng không các bạn. Theo tôi sử sách cũng do con người viết ra nhiều cái suy diễn bởi những nhà chuyên môn thì không ai phản đối, tôi chỉ là kẻ vô danh tiểu tốt nên suy diễn sẽ vô giá trị. Vâng, cảm ơn các bạn thời gian qua đã quan tâm chú ý theo dõi và đóng góp ý kiến với bài viết tâm huyết này của tôi. Nếu các bạn thấy kiểu cách viết này không ra gì chưa phù hợp với các quy định ngặt nghèo của Wikipedia tôi sẽ không viết thêm nữa mà chờ nghe ngóng xem các bạn sửa bài thế nào, chứ viết nhiều để rồi lại bị xóa thì cũng như chưa viết bao giờ mà chỉ tốn công vô ích phải vậy không các bạn...? Tôi xin chờ hồi âm từ phía các bạn để có thể tiếp tục viết hay ngừng bút, muốn hoà nhập vào 1 trật tự khuôn khổ kể cũng gò bó các bạn nhỉ. Chả thế mà chủ tịch Hồ Chí Minh mới nói "không có gì quý hơn độc lập tự do"...!
hình thức "Kế vị" hiểu theo đúng nghĩa là "cha truyền con nối" vậy không có con truyền ngôi cho cháu, thậm chí có con vẫn truyền ngôi cho cháu không gọi là "kế vị" được. Tục ngữ có câu:"nhất con nhì cháu, thứ 6 người ngoài". Vị quân chủ tiền nhiệm chẳng qua không có con (hoặc không có con trai) mới bắt buộc phải truyền cho cháu ruột, nếu lại không có cháu ruột thịt nữa mới phải tìm đến cháu họ hàng xa trong nội tộc chứ họ mà có con trai kể cả đứa con đó có dốt nát họ vẫn truyền ngôi thế mới có những ông vua ngốc nghếch như Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung chẳng hạn. Mà không phải người ta chọn bừa mà cũng lựa cháu nào có tài có đức để kế thừa đại thống, ngay cả con ruột nhiều lúc người ta cũng không dập khuôn cứ phải con trưởng mới truyền ngôi mà kén chọn con nào giỏi nhất để nối tiếp ngai vàng cũng là thiện nhượng vậy. Người giết vua cũ lập vua mới (kể cả là con của vua tiền nhiệm) cũng không thể gọi là kế vị, truyền ngôi cho con rể hoặc cháu ngoại đâu gọi là kế vị được. Những trường hợp đó thì gọi là gì được vì bản thân người kế nhiệm cũng không trực tiếp cướp ngôi, phế truất cũng không phải kế vị nhưng người phế truất lại là quyền thần hoặc thái hậu thì đâu gọi là kế vị được...!
ngay cả thời hiện đại nếu không có quy định về luật bầu cử theo nhiệm kỳ thì người lãnh đạo cũng chẳng bao giờ chịu nhường cho ngoại tộc mà sẽ truyền cho con mình có đúng không, thời xưa nhiều trường hợp nhà vua còn bị ép phải thoái vị để làm Thái thượng hoàng hoặc Thái thượng vương cũng không gọi là nội thiện được nếu dập khuôn theo đúng định nghĩa...?
trong bài viết này sở dĩ tôi không viết liền mạch cho xong ngay được vì cần có thời gian để nghiên cứu sách vở từng trường hợp mới dám đưa vào, xét thấy hợp lý chứ không hề đưa bừa bãi cho có đâu. Tôi tổng hợp các bài viết có cùng chủ đề tương tự gộp vào thành 1 bài lớn: ví như nội thiệnngoại thiện tôi gộp luôn và chia thành mục chứ không để như phiên bản tiếng Trung, hay các bài về Thái thượng hoàng, Vô thượng hoàng, Thái thượng pháp hoàng, Thái thượng vương..v..v..tôi cũng gộp luôn bởi thấy ý nghĩa của nó cũng chỉ là nội thiện chẳng qua chỉ là phân biệt về cách xưng hô theo tước hiệu mà thôi. Trong các phiên bản tiếng Trung hay tiếng Nhật thậm chí Việt ngữ tôi thấy người viết những bài đó chỉ đưa ra sự kiện là vua nọ nhường ngôi vua kia mà không ghi rõ nguyên nhân của việc đó, tôi phải tra cứu để viết rõ chi tiết cơ bản từng sự kiện để độc giả dễ hiểu mà biết được đâu là thiện nhượng thật đâu là thiện nhượng giả, các cụ vẫn dạy "thật giả lẫn lộn" mà trong hư có thực mà trong thực phải có hư đó mới là chất thực của cuộc sống. Gạo xay rồi về còn phải vo nhặt sạn cho sạch mới ăn được ấy vậy mà vẫn có lúc cắn phải sạn vậy, trong Tây Du Ký đoạn cuối khi thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh về bị rùa già làm ướt hết kinh sách rách nát tùm lum nghĩa là chẳng có gì hoàn hảo được 100% chỉ gọi là phiên phiến mà thôi thế cũng đã là được rồi đạt đến 8 hay 9 phần là quá đủ các bạn nhỉ. Như trường hợp An Lộc Sơn bị con trai là An Khánh Tự giết nhưng bản thân An Khánh Tự cũng làm chiếu chỉ giả công bố rằng cha mình bị ốm nặng nên truyền ngôi cho mình để làm Thái thượng hoàng để hợp pháp hóa việc đăng cơ của ông ta, sau đó ít hôm ông ta mới công bố cha mình ốm nặng qua đời như thế rõ ràng cướp ngôi nhưng trên danh nghĩa đối với các tướng sĩ dưới quyền dù biết rõ mười mươi vẫn coi đó là thiện nhượng. Còn như thời bây giờ dân chủ đưa ra xét lại lịch sử thì ta công tâm vẫn đưa vào nhưng ghi rõ là thánh chỉ giả, và còn nhiều trường hợp tương tự cũng phải đưa hết thì "từ điển bách khoa" mới đầy đủ ý nghĩa có thật có giả mà viết mãi cũng phải hết chứ lấy đâu ra mà viết mãi được. Những trường hợp "kế vị" hay "Soán vị" thực sự sẽ có trong các bài Kế vịSoán vị - nếu sau này có ai đó viết các bài này - mà không đưa vào đây được, ở đây tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng và phân tích ngọn ngành từng trường hợp mới dám đưa chứ không hề đưa bừa bãi...!
== Một số thí dụ  ==
  1. trường hợp lên ngôi của vua Lê Thánh Tông:
không phải kế vị vì người kế vị chính thống là Lê Nghi Dân đã bị phế truất ngôi Thái tử thay vào đó là vua Lê Nhân Tông
không phải soán vị vì Lê Nghi Dân là do các triều thần làm đảo chính lật đổ rồi mới mời Lê Tư Thành ngồi lên ngai vàng, Lê Tư Thành không trực tiếp phế truất anh.

vậy nên tôi mới suy diễn mà đưa vào thiện nhượng bởi các triều thần cũng là lựa chọn người hiền tài để tôn làm vua, không phải Lê Nghi Dân nhường ngôi cho Lê Tư Thành nếu không gọi là thiện nhượng thì trường hợp này gọi là gì được...?

Không hiểu bạn có hiểu được nghĩa gốc chữ Hán của 2 chữ Thiện nhượng không? Từ bao giờ bạn suy diễn cứ thay đổi ngôi vị là Thiện nhượng vậy? Nghĩa gốc của từ bị bạn suy diễn lệch lạc và hoàn toàn chủ quan, ngữ nghĩa đặc trưng bị bạn gán ghép lung tung cả? Nếu bạn muốn viết, cần phải trích dẫn rõ ràng trường hợp, bám sát nguồn dẫn. Tại vi.wiki, trường hợp gán ghép suy diễn nguồn được cho là "vặn nguồn", vi phạm quy định của wiki về trích dẫn nguồn có thể kiểm chứng được. Bạn nên kiểm tra lại đi. Tôi biết là bạn nhiệt tình, nhưng làm việc chưa có phương pháp khoa học và nói thẳng, không có danh tính không bàn bạc được. Thái Nhi (thảo luận) 04:01, ngày 25 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời
vâng, cảm ơn các bạn đã chú ý tới bài viết của tôi. Vậy tôi xin rút lui không tham gia chỉnh sửa hay hoặc viết thêm bài nào nữa để cho tổ chức Wikipedia được trong sạch không có hạt sạn, còn như bạn nói "vặn nguồn" thì thực sự tôi cũng không biết giải thích kiểu gì nữa bởi tổ chức Bách Khoa Toàn Thư Mở có nhiều quy củ quá mà tôi thì không đi sâu nghiên cứu kỹ về tổ chức này nên nhiều vấn đề tôi cũng chẳng nắm rõ được. Thôi, chúc các bạn thành công trong cuộc sống. Mong các bạn sẽ viết thêm được nhiều bài viết có nguồn gốc rõ ràng ruy không phải chân lý nhưng căn bản có thể kiểm chứng bởi các học giả uy tín theo từng lĩnh vực. Còn vấn đề bài viết của tôi thì tôi cũng chẳng dám sửa chữa 1 chữ nào nữa bởi viết vào e lại vi phạm quy định gì chăng, mà vi phạm thì trước sau sẽ bị xóa vậy thì viết nhiều cũng tốn công vô ích.
lại nói về nghĩa gốc của 2 chữ thiện nhượng' tôi xem trong phiên bản tiếng Trung Quốc thấy có mục nguồn gốc, trong mục ấy chỉ ghi vài câu ngắn gọn rằng đời thượng cổ con người còn lạc hậu sống theo bầy đàn. Để chống chọi với thiên nhiên và thú dữ thậm chí chống chọi lẫn nhau giữa các tộc người này với tộc người khác mỗi khi họ bàn luận cách ứng phó thế nào thì tranh luận mỗi người 1 phách, về sau mới đi đến quyết định tôn 1 người giỏi nhất đứng ra làm tộc trưởng hoặc thủ lĩnh để chỉ đạo và quy định mọi người trong bộ tộc hay bộ lạc phải nhất nhất nghe theo. Sau khi người đó chết họ lại bầu chọn người hiền tài khác thay thế vị trí đó, chế độ cộng sản nguyên thuỷ người ta chưa có ý thức về truyền nối dòng giống gì cả nên mới có kiểu bầu chọn như vậy đó chính là tiền thân của chế độ "bầu cử" như hiện nay. Sách Hàn Phi tử - Ngũ Đế có viết:"thời thượng cổ người ít mà cầm thú thì nhiều, người không thắng nổi cầm thú, sâu bọ, rắn rết, có thánh nhân lấy cây làm tổ để giúp loài người tránh bị hại, vì vậy nhân dân nhắc đến tôn làm vua thiên hạ, lấy hiệu là Hữu Sào thị"...cũng theo Hàn Phi thì:"thời thượng cổ, dân ăn quả, củ, thịt sống nên bị đau bụng, bệnh tật rất nhiều. Có thánh nhân bổ củi để lấy lửa nấu chín thức ăn, dân ca ngợi tôn làm vua trong thiên hạ, hiệu là Toại Nhân thị"..v..v..đó là những trường hợp điển hình của chế độ thiện nhượng đời Thái Cổ. Sang thời "chiếm hữu nô lệ" và thời "phong kiến" khi con người đã khôn hơn đầu óc phát triển đã khôn hơn trước thì ngôi vua được truyền cho con và giang sơn là của riêng cả 1 dòng tộc đó chứ không phải của chung toàn xã hội nữa, lúc bấy giờ thiện nhượng thực sự không tồn tại nữa mà tất cả chỉ là trên danh nghĩa cho hợp pháp mà thôi.
thôi tôi cũng chỉ nói đến thế thôi nói nhiều quá rườm rà mà cũng chẳng để làm gì, thân ái chào tạm biệt các bạn...!

Cần phân định rõ việc "nhường ngôi" sửa

Tôi chưa đọc và rà hết toàn bộ nhưng bài kê vào khá nhiều trường hợp không phải là nhường ngôi đúng nghĩa của nó. Cứ tạm coi tất cả những vụ "chuyển giao triều đại", có "chiếu nhường ngôi tự nguyện" của Hán Hiến Đế cho Tào Phi, của Lý Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh là "tự nguyện chọn lựa" cả đi, thì nhiều trường hợp khác không thể coi là nhường ngôi, đơn cử:

  1. Lang Liêu kế vị vua cha là hợp pháp bởi ngày từ khi còn sống ông đã được chọn là người kế vị, đó cũng là cha truyền con nối.
  2. Lý Nhân Tông nhận Lý Dương Hoán là cháu trong họ làm thái tử, khi Nhân Tông chết Dương Hoán lên thay. Như vậy là kế vị chứ không phải nhường ngôi. Người dời ngôi qua đời và người sau lên thay, vừa cùng họ vừa có tư cách thái tử hợp pháp, là sự nối tiếp thông thường.
  3. Dương Tam Kha giành ngôi của Ngô Xương Ngập rồi bị Ngô Xương Văn đánh đổ, là cướp ngôi rồi bị cướp lại. Không hiểu sao người viết lại lấy đâu ra việc nhận Xương Văn làm con nuôi là có mục đích trả lại ngôi, còn chú thích là theo sử cũ. Cương mục, Toàn thư không hề nói việc này, cũng không hề nói Dương hậu (Như Ngọc) có vai trò gì trong vụ ông anh/em lấy ngôi nhà chồng, ngoài việc nuôi 2 con nhỏ Nam Hưng, Càn Hưng.
  4. Trần Phế Đế bị Trần Nghệ Tông phế đi (và giết) rồi lập Thuận Tông. Phế Đế có làm việc gì là "nhường ngôi" cho Thuận Tông đâu? Nghệ Tông ko hề dàn dựng 1 vụ "tuyên chiếu nhường ngôi cho thiên hạ biết" giữa 2 "đứa nhỏ" Phế Đế và Thuận Tông nên không thể cố gán ghép như vậy.

Còn những trường hợp khác cần rà soát để xem xét giữ hay loại bỏ.--Trungda (thảo luận) 04:48, ngày 6 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn IP rất nhiệt tình phát triển bài, nhưng vừa dài dòng vừa lẫn lộn lung tung cả.
  1. Chữ "Thiện nhượng" ở đây không có nghĩa là nhường ngôi cho người hiền mà là chủ động nhường ngôi. Thiện nhượng là ghép từ "thiện vị" và "nhượng vị" (đều có nghĩa là nhường ngôi) nhằm nhấn mạnh ý nghĩa chủ động nhường ngôi, khác hoàn toàn với khái niệm "kế vị" (nối ngôi khi người tiền nhiệm chết) và "phế vị" (trừ bỏ ngôi vị).
  2. Khái niệm "thiện nhượng" chỉ có ở Trung Quốc và 3 quốc gia ảnh hưởng văn minh Trung Hoa. Đưa cả Miến Điện, Xiêm La... vào đây thì thực là bừa bãi hết chỗ.
  3. Định nghĩa đã nêu rõ "thiện nhượng" là chế độ thay đổi ngôi vị quân chủ, đâu có liên can gì đến bầu cử và dân chủ ở đây? IP diễn dịch sai luôn cả phần định nghĩa ở zh.wiki.
    Nguyên văn: 禅让制,中国统治者更迭的一种方式,指在位君主生前便将统治权让给他人.形式上,禅让是在位君主自愿进行的,是为了让更贤能的人统治国家.
    Tạm dịch thoát ý: Chế độ thiện nhượng là một hình thức thay đổi ngôi vị ở Trung Quốc, khi mà vị quân chủ nhường ngôi vị cho người khác lúc còn sống. Hình thức cao nhất của chế độ thiện nhượng, là do vị quân chủ tự nguyện tiến hành nhường ngôi vị cho người hiền tài.
Đoạn dưới cũng chỉ nói thiện nhượng có nguồn gốc từ chế độ bầu cử trong bộ lạc (tức là khi trước hội đồng bô lão họp và bầu người hiền làm thủ lĩnh, thì thiện nhượng vị thủ lĩnh truyền vị cho người hiền. Một đàng là quyền lực tập thể, một đằng là quyền lực độc tôn). HIểu sai thiện nhượng thành bầu cử nên bên dưới suy diễn nào là bầu cử, rồi tuyển cử luân phiên... lung tung beng.
Giờ mà dọn bài này, ít nhất phải cắt 9/10. Thái Nhi (thảo luận) 06:27, ngày 6 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Những trường hợp khác không phải là nhường ngôi ở Việt Nam được đưa vào bài:

  1. Dương Nhật Lễ: Ông này trên danh nghĩa vẫn là con của Trần Nguyên Dục nên việc nối ngôi là "kế vị" chứ Dụ Tông không cố ý chọn người khác họ để truyền ngôi (vì con cháu họ Trần còn đầy ra). Chỉ vì sau khi đã "ấm chỗ", Nhật Lễ dở chứng muốn đổi lại họ Dương nên mới bị tông thất nhà Trần lật đổ (chứ không phải như bài nói là do thi hành "chính sách đi ngược lợi ích nhân dân"). Điều ấy càng cho thấy rằng không một ai chấp nhận cái sự "thiện nhượng" cho người họ Dương, từ Dụ Tông đến những người trong tông thất => bỏ
  2. Trần Cảo: Ông này được dựng lên một cách công khai nhưng cho đến khi chết không hề làm một động tác nào của việc nhường ngôi cho Lê Lợi: thấy mình thân cô thế cô ông tự bỏ trốn rồi bị bắt và bị giết, chứ miệng không chịu tuyên bố 1 lời "nhượng", tay không chịu ký tên vào 1 tờ giấy mang tên "chiếu nhường ngôi", vì thế cũng không thể gán Trần Cảo vào danh sách những người nhường ngôi => bỏ
  3. Lê Nghi Dân: Chẳng khác gì Dương Tam Kha, là người cướp ngôi và bị cướp lại, chỉ có điều hậu quả ông gây ra nặng (giết vua cũ) và cũng lãnh kết cục nặng hơn họ Dương (bị giết). Sau khi giết Lê Nhân Tông, Nghi Dân tự tay ra chiếu công bố để hợp pháp hóa ngôi vị chứ ko hề có chiếu nhường ngôi của Nhân Tông (dù có là chiếu do Nghi Dân giả mạo). Khi bị giết, Nghi Dân cũng ko hề để lại "di chiếu" nhường ngôi cho ai (nên các đại thần cãi nhau, người muốn lập Khắc Xương, người muốn lập Tư Thành) => Gạch bỏ
  4. Lê Uy Mục: bị Lê Tương Dực giết. Toàn thư Bản Kỷ Thực Lục quyển 14 không hề nói việc Tương Dực ép Uy Mục làm chiếu nhường ngôi rồi mới giết (không hiểu sao tác giả thích gán ghép việc nhường ngôi đến mức nói sai cả sử sách như thế) => bỏ
  5. Nguyễn Phúc Luân: bị Trương Phúc Loan làm mạo di chiếu của Nguyễn Phúc Khoát để lập Phúc Thuần chứ Loan ko hề ép Luân "làm di chiếu" như bài nói (đã có ngôi vị gì mà tờ giấy viết ra được gọi là "chiếu"?) => bỏ
  6. Tự Đức: đã nhận Dục Đức và truyền ngôi, thì việc Dục Đức lên ngôi là kế vị => Gạch bỏ
  7. Liên tiếp các trường hợp kế tục (vụ "4 tháng 3 vua"): Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc đều do tay các quyền thần Thuyết và Tường, họ không hề sắp đặt những "chiếu nhường ngôi" cho người tiếp theo => Gạch bỏ
  8. Hàm Nghi: bị bắt, bị đi đày. Trong khi ông còn ở ngôi, đã có Đồng Khánh song song, kết cục chẳng ai "nhường ngôi" cho ai => bỏ.--Trungda (thảo luận) 07:37, ngày 8 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Sao lại bỏ hết các trường hợp nội thiện đi vậy? thảo luận quên ký tên này là của TT 1234 (thảo luận • đóng góp).

Bị lỗi. Không sao, từ từ sửa gọn lại rồi phục hồi. Cơ bản đọc sơ tài liệu, thấy bạn IP này suy diễn nguồn tùm lum. Nhiều tài liệu dẫn chứng không chép gì về chuyện nhường ngôi cả. Thái Nhi (thảo luận) 09:18, ngày 8 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Sử dụng "niên hiệu" để gọi thay "đế hiệu" sửa

Thông thường các sử gia vẫn dùng miếu hiệu hoặc thụy hiệu để viết về các vị đế vương, việc dùng niên hiệu chỉ thấy ở những trường hợp những vị quân chủ nào trong thời gian tại vị không dùng niên hiệu khác điển hình như: các vua nhà Minh, nhà Thanh ở Trung Quốc hay nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn ở Việt Nam. Những thế hệ quân chủ cuối cùng của 1 triều đại đa phần không có miếu hiệu và thụy hiệu nên họ đều bị chép là: Mạt Chủ, Mạt Đế, Hậu Chủ..v..v..Ở đây có trường hợp Mạc Mậu Hợp trong phiên bản tiếng Trung mình thấy có miếu hiệu Anh Tổ và thụy hiệu Hiếu Tĩnh Đế nhưng không rõ họ lấy nguồn ở đâu, có lẽ trong Minh sử. Sử sách Việt Nam không viết về các miếu hiệu và thụy hiệu này, thế nhưng Mạc Mậu Hợp dùng tới 6 niên hiệu ta cũng không thể lấy niên hiệu đầu tiên làm đế hiệu cho ông ta được, vậy những niên hiệu sau bỏ đi sao được. Gần đây con cháu dòng họ Mạc hợp nhất các gia phả từng dòng họ viết thành cuốn "hợp biên thế phả họ Mạc" thì thấy có miếu hiệu Mục Tông ở 1 trong những cuốn đó, chắc do 1 vị hậu duệ nhà Mạc nào đặt cho tổ tiên thôi vì chính sử đều cho vào nghịch thần truyện nên không tìm hiểu sâu vấn đề. Hơn nữa sau đó nhà Mạc vẫn duy trì hơn 80 năm nữa ở Cao Bằng thì cũng không thể gọi Mạc Mậu Hợp là Mạt Chủ hay Hậu Chủ được, mình xin hỏi "Thuần Phúc đế" lấy nguồn từ đâu nếu không có sách dẫn thì nên bỏ đế hiệu vị vua này mà chỉ đề tên không mà thôi bởi Wikipedia nguồn chú thích là quan trọng nhất.Nói 1 đằng, làm 1 lẻo (thảo luận) 14:25, ngày 14 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mình chỉ tạm gọi như thế vì gọi nhà vua theo niên hiệu cũng là thông lệ thường thấy trong các tài liệu cổ mà thôi. Nếu bạn tìm được tài liệu của họ Mạc thì vẫn có thể dùng được (tương tự hậu duệ nhà Thanh truy tặng hoàng hậu cho những người vợ của Phổ Nghi), miễn là đã xuất bản. Thái Nhi (thảo luận) 15:04, ngày 14 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời
mình có người bạn họ gốc Mạc, 1 lần đến nhà chơi thấy có cuốn "hợp biên thế phả họ Mạc" nên mượn xem thử. Tài liệu đó mình mượn thì được ngay nhưng nó lại không phải của nhà nước hay học giả uy tín nào xuất bản mà của "ban liên lạc các dòng họ Mạc và gốc Mạc trên toàn quốc" tổng hợp tất cả các gia phả lại hợp thành. Tuy không phải nhà nước in nhưng quy mô quyển sách ấy cũng đồ sộ lắm ghi rõ gốc tích từng dòng họ tách ra từ chi phái nào rồi thuỷ tổ từ Trung Quốc sang làm sao. Nếu được mình sẽ mượn ngay cuốn đó về tra cứu số trang để miếu hiệu của Mạc Mậu Hợp đưa vào cho đầy đủ, chỉ e nguồn này không đáng tin cậy vì sách này chỉ là nội bộ của dòng họ gốc Mạc mà không phải quốc sử mà thôi. Nói 1 đằng, làm 1 lẻo (thảo luận) 09:41, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời
Dù là nhà nước in hay tư nhân in thì nếu đã xuất bản thì phải qua khâu biên tập, xin giấy phép xuất bản, nộp lưu chiểu, nghĩa là đủ điều kiện để dùng được rồi. Chỉ sợ là tài liệu in vi tính hoặc quay roneo thì thua.Thái Nhi (thảo luận) 10:13, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Họ tên của người Nữ Chân và người Mông Cổ sửa

mình xin hỏi họ của người Mông Cổ và người Nữ Chân không có mà do người Hán đặt ra, tên các vị hoàng đế nhà Nguyên viết theo phiên âm la tinh của tiếng Mông Cổ. Vậy tên của các hoàng đế nhà Kim và nhà Thanh cũng phải viết theo phiên âm mới đúng chứ, theo mình biết họ đều có tên theo tiếng của họ cả. Họ Hoàn Nhan của người Kim có phải do người Hán đặt không...!Nói 1 đằng, làm 1 lẻo (thảo luận) 14:52, ngày 14 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Người Mông Cổ cho đến ngày nay vẫn không dùng họ. Việc thêm họ Bột Nhi Chỉ Cân là do các sử gia người Hán thêm vào. Người Nữ Chân chịu ảnh hưởng văn hóa Hán nhiều hơn, cộng với việc các văn tự Nữ Chân đã bị thất truyền, nên đành phải dùng các phiên âm Hán, nhưng xét về nguồn gốc họ cũng không có họ, mà chỉ là các sử gia người Hán biên thêm tên bộ tộc vào làm họ. Trường hợp người Mãn Châu, dù là hậu duệ của người Nữ Chân, nhưng kể từ sao khi nhập quan, họ chịu ảnh hưởng văn hóa Hán nhiều, nên từ đó về sau họ dùng hẳn chữ Hán và ghép họ vào tên một cách chính thức. Thái Nhi (thảo luận) 15:10, ngày 14 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chia thời kỳ cho lịch sử Việt Nam sửa

tục ngữ có câu: "như rết nhiều chân". Mình xin góp ý thế này, thời kỳ trên là Lý - Trần - Hồ thì đúng rồi, nhưng thời kỳ dưới là Lê - Mạc - Nguyễn mình thấy chưa phù hợp. Bởi nhà Mạc chỉ là triều đại xen kẽ giữa nhà Lê tách nhà Hậu Lê làm 2 thời kỳ còn nhà Nguyễn lại nối tiếp nhà Hậu Lê thông qua 1 triều đại phù du là Tây Sơn nữa. Nếu đã xác định 2 triều đại Tây Sơn và Nguyễn không có thiện nhượng, theo mình nên gọi thời kỳ này là Lưỡng Lê giống như Lưỡng Hán ở Trung Quốc mà bỏ qua sự hiện diện của nhà Tân thời Vương Mãng, nếu không cứ gọi gộp chung là Hậu Lê cũng được. Chứ viết như trên nhiều người không am hiểu lịch sử lại ngộ nhận sau nhà Mạc là nhà Nguyễn, chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều nằm trong thời Hậu Lê cả mà đúng không các bạnNGƯỜI MUÔN NĂM CŨ (thảo luận) 09:29, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC).Trả lời

Đưa thêm hình ảnh không vi phạm bản quyền vào để hoàn chỉnh bài viết sửa

mỗi 1 mục con mà tìm được đầy đủ 1 hình ảnh minh họa thì quá đẹp, vấn đề nguồn thì chắc chắn là êm rồi Quá Tam Ba Bận (thảo luận) 12:33, ngày 17 tháng 11 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bài sửa

Tôi nghĩ bài này viết kỹ quá cũng không hay (chiếu theo quy định đừng quá tỉ mỉ chi tiết đến hết có thể thì phải), chỉ không ngờ các thành viên có sự quan tâm quá mức đến bài này như vậy.  TemplateExpert  Talk - Help 13:35, ngày 27 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

đúng thế, tất cả mọi thứ trên đời chỉ cần phiên phiến là tốt nhất, sơ sài quá thì chưa rõ mà kỹ càng quá cũng không hay, vì hết nhẽ để người ta cần tìm hiểu còn đâu. Chỉ làm sao láp lửng ở giữa chừng xuân là OK rồi vì đây không phải là chỗ để đi sâu vào một vấn đề nào đó mà chỉ để giới thiệu là có vấn đề đó mà thôi. Nhưng có điều các bạn đã bỏ công sức ra viết mà phủ nhận thì e sau người ta sẽ chán không tham gia nữa, vậy ta cứ thuận theo tự nhiên cái gì đến nó đến cái gì đi kệ nó đi vậy Tái Xuất Giang Hồ (thảo luận) 01:57, ngày 13 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thụy hiệu của Mạc Mậu Hợp sửa

Trước đây đã từng nói về vấn đề này. Sử cũ không xác nhận thụy hiệu nào của Mạc Mậu Hợp. Tuy nhiên, trong bài lại dùng cuốn sách: Hoàng Lê, Ban liên lạc họ Mạc - Hợp biên thế phả họ Mạc. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc - Hà Nội, 2007 để xác nhận thụy hiệu là Mạc Mục Tông. Tôi khá nghi ngờ điều này.

  1. Sách do một tác giả rất ít tên tuổi phối hợp với Ban liên lạc dòng họ (vốn không chuyên nghiệp về chuyên ngành sử), độ tin cậy không cao
  2. Không rõ các tác giả sách trên căn cứ nguồn gốc nào từ chính sử để khẳng định Mạc Mậu Hợp có thụy hiệu Mục Tông. Nếu Mục Tông chỉ là sự suy tôn của chính con cháu họ Mạc thì không có ý nghĩa gì và không thể ghi nhận, vì không có "giá trị pháp lý". Những vua chúa cuối cùng của các triều đại thường bị thiệt thòi vì mất nước, cá biệt có Lê Chiêu Thống được nhà Nguyễn "thương tiếc" (vì bị "kẻ thù chung" Tây Sơn diệt) truy tôn thụy hiệu Mẫn Đế. Đó dường như là ngoại lệ duy nhất được ghi lại trong sử sách.

Nếu tác giả biên soạn nội dung này không thể chỉ ra căn cứ thì không thể ghi nhận thụy hiệu trên trong bài.--Trungda (thảo luận) 10:07, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Trungda đã nêu ra ý kiến này, trước đây theo Thái Nhi thì bất kỳ sách nào hễ có nhà xuất bản ấn hành là dùng được nên cuốn Hợp Biên Thế Phả Họ Mạc này mới được sử dụng với mục đích làm nguồn dẫn cho thụy hiệu của Mạc Mậu Hợp, nay xét thấy không quan trọng vì Gia Phả là nguồn tự xuất bản tuy do 1 người tổng hợp lại biên soạn nhưng tác giả Hoàng Lê cũng không danh tiếng lắm (tuy ông này cũng thấy ghi là giáo sư và công tác ở uỷ ban sử học quốc gia). Đối với bài viết này điều quan trọng chỉ là thống kế việc ông đó có nhường ngôi hay không mà thôi, thuỵ hiệu hay miếu hiệu ra sao không ảnh hưởng gì đến tính chất bài viết. Nay xin đổi dùng Niên Hiệu cuối cùng để ghi thành đế hiệu cho Mạc Mậu Hợp và lược bỏ nguồn tham khảo không mấy uý tín này ra khỏi bài viết, rất cảm ơn bạn. Đây cũng là 1 phần trong việc sàng lọc để bài có chất lượng cao hơn vậy, mời bạn tiếp tục góp ý Biển Thước trá thế gian (thảo luận) 23:30, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đúng là tôi có nói "tài liệu đã xuất bản" với lý do đó là tài liệu đã được biên tập và có thể kiểm chứng, không phải dạng tài liệu tự xuất bản. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng tài liệu nào và diễn dịch ra sao thì do sự đồng thuận giữa các biên tập viên. Thái Nhi (thảo luận) 12:43, ngày 22 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Sự đổi sắc trong chế độ Dân chủ tuyển cử sửa

  1. Ở phần cuối Sự đổi sắc trong chế độ Dân chủ tuyển cử, theo tôi biết thì ở Trung Hoa hiện nay, chức vị lãnh đạo là do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản bầu ra, chứ không phải là do nhà lãnh đạo trước nhường lại, vì thực sự chính Thủ tướng, Tổng bí thư ... khác với vua chúa, nó không phải là của riêng cá nhân hay gia tộc nào, họ chỉ tạm đảm nhận trong nhiệm kì, hết nhiệm kì thì xuống thôi, nên sao có thể gọi là Giang Trạch Dân thiện nhượng Hồ Cẩm Đào rồi Hồ Cẩm Đào thiện nhượng Tập Cận Bình được.--TT 1234 (thảo luận) 06:33, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
tất cả những ý kiến của các bạn đều là nguồn động lực rất tốt để tôi có thể hoàn thành bài viết 1 cách chính xác hơn, bạn nói không sai, dưới chế độ hiện đại thì nguyên thủ là do dân bầu không phải 1 cá nhân nhường lại, nhưng đối với Trung Hoa họ lấy hình ảnh Nghiêu Thuấn nhường ngôi là tiêu biểu cho nền văn hóa của họ, hơn nữa thuật ngữ Giang Trạch Dân thiện nhượng Hồ Cẩm Dào và Hồ Cẩm Đào thiện nhượng Tập Cận Bình được dịch nguyên văn chữ Hán ở nguồn. Bạn thắc mắc là đúng, cảm ơn bạn, cái này không phải do tôi suy diễn. Mời bạn TT 1234 ghé thăm trực tiếp nguồn dẫn được trích từ tờ Nam Hoa Tảo Báo phát hành tại Hương Cảng mục Đương đại Trung Quốc cao tầng Thiện nhượng chế số ra lúc 11 giờ 57 phút ngày 21 tháng 8 năm 2013 để tham khảo, rất cảm ơn bạn đã lưu tâm đến bài viết của tôi Biển Thước trá thế gian (thảo luận) 23:19, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi có cùng ý kiến với TT 1234. Chỉ có thể nói đến nhường ngôi trong những nơi có chế độ quân chủ cha truyền con nối mà thôi.--Trungda (thảo luận) 07:44, ngày 22 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi đã lên trang đó xem rồi, nhưng theo tôi nghĩ rằng liệt tờ báo có đáng tin cậy không, hay chỉ ở dạng lá cải (xin lỗi vì tôi mù tịt về báo chí Trung Quốc). Thời Nghiêu Thuấn, theo tôi nghĩ cũng không khá hơn thời nay đâu, vì các vua đó coi cả một đất nước là của riêng họ, vì vậy nên mới muốn nhường cho ai thì nhường. Nếu là dân chủ thực sự thì vị trí lãnh đạo phải do toàn dân bầu ra chứ? Như Mao Trạch Đông có thể coi là độc tài, nhưng chuyện Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình gần đây, chức vụ của họ đều do bầu cử mà có hẳn hoi, đâu phải là Hồ Cẩm Đào đem chức Tổng bí thư nhường cho Tập Cận Bình--TT 1234 (thảo luận) 08:49, ngày 22 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Rõ ràng tài liệu cũng không nói là HCĐ "thiện nhượng" cho TCB, mà đây chỉ là phần mở rộng về khái niệm thiện nhượng với quan điểm hiện đại của ĐCSTQ. Nó không phải là một trường hợp theo đúng nghĩa thiện nhượng, nên không liệt kê vào bài nhưng những trường hợp thiện nhượng thực sự. Thái Nhi (thảo luận) 12:46, ngày 22 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Từ trước đến này bài viết này không thấy ai phải hồi gì nên tôi cứ theo thế mà diễn, nay gặp phải những ý kiến của các bạn rất hợp lý. Vậy tôi lại tiếp tục sửa chữa, mà nếu bạn nào thấy chỗ nào trái khoáy xin mời chỉnh hộ luôn, tôi rất lấy làm vinh hạnh và cảm ơn, wiki là công sức của tất cả chúng ta cho nên mỗi đóng góp của các bạn là 1 món ăn tinh thần rất lớn đối với tôi, mong bạn bạn tiếp tục đóng góp thêm cho bài càng ngày càng hoàn chỉnh hơn nữa Biển Thước trá thế gian (thảo luận) 13:00, ngày 22 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Trường hợp của cộng hòa Lan Phương cũng tương tự, vì người được đề cử phải qua ý kiến đồng ý của đa số dân chúng chứ không chỉ riêng người đương nhiệm đề cử.--Trungda (thảo luận) 09:19, ngày 7 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn Trungda, tuy nhiên ở 2 trường hợp hiện đại này người ta vẫn dùng thuật ngữ Thiện nhượng để nói đến việc chuyển giao quyền lực của họ, vậy tôi sẽ bỏ phần danh sách không đề cập đến nó nhưng vấn đề ở ở đây là ảnh hưởng của chế độ thiện nhượng như 1 bạn đã nêu trong thảo luận, ở đây chỉ nhắc đến các thông cáo và nguyên tắc thực hiện chính sách chuyển giao quyền lực của họ chớ không nói gì đến việc người nọ nhường ngôi cho người kia vậy. Vì có bạn đã đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của chế độ thiện nhượng đến văn hóa xã hội và chính trị, vậy 2 trường hợp hiện đại này chỉ là ảnh hưởng, tất nhiên họ chỉ nêu ra như thế mang tính chính lấy Nghiêu Thuấn làm gương mà thôi. Biển Thước trá thế gian (thảo luận) 09:39, ngày 7 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chú thích rút gọn sửa

Anh chị nào có kiến thức sử dụng bản mẫu Shorten footnote {{sfn}} có được không ta? Squall282 (thảo luận) 11:00, ngày 25 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nguồn chú thích sửa

Bài này có quá nhiều vấn đề về chú thích. Các chú thích toàn lấy từ nguồn tự xuất bản hoặc chú thích bằng wiki luôn . Đề nghị xem lại Fisherpricereborn (thảo luận) 04:07, ngày 27 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

cảm ơn bạn Fisherpricereborn, mời bạn nghiên cứu xem bổ sung chú thích hợp lý hơn để hoàn chỉnh bài này Biển Thước trá thế gian (thảo luận) 02:06, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Hình mới thêm của Hoàng Hoàn Hoà Ho H sửa

Tôi khẳng định hình không liên quan đến bài, tác giả cố tình làm rối bài và chứng minh quan điểm của mình. Wiki không đăng nghiên cứu chưa công bố nếu là hình vẽ, trừ khi nó thuộc sách giáo trình có tiếng, tác giả các tiếng hay vẽ 1 sự vật hiển nhiên. Hình đó hoàn toàn do tác giả tự nhận và vẽ ra, cố tình làm độ tối sáng khác nhau để miêu tả "hoàng hôn" với "bình minh". Nếu tôi hiểu nhầm, xin thảo luận thêm ở đây về lý do dùng hình đó trong bài, cảm ơn.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 03:41, ngày 10 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

nghi là xóa, là cảnh cáo đe doạ, cần chi phải bàn nhiều, bỏ là xong, thảo nào nhiều người có tâm huyết họ chẳng thèm tham gia nữa cũng phải thảo luận quên ký tên này là của 113.168.200.18 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 16:26, ngày 17 tháng 2 năm 2015.

Liên kết lung tung sửa

Bài này từng đưa ra ứng cử bài chọn lọc. Bất thành, nhưng dẫu sao cũng là một bài khá tốt. Đến giờ, sau hàng loạt sửa đổi "trau truốt" từng cái ngoặc móc liên kết của các IP, bài còn ngắn tủn, nát bét và dường như trở thành một bãi thử của các liên kết xanh đỏ lung tung. Việt Hà (thảo luận) 15:16, ngày 19 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi tạm dời các liên kết thừa thãi/không cần thiết/không đúng [1] và tạm khóa bài ngăn các IP và thành viên chưa được xác nhận tiếp tục sửa đổi.Việt Hà (thảo luận) 15:44, ngày 19 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nếu so sánh và thấy nội dung hiện thời đã "tiến bộ thụt lùi" so với thời điểm bài được đưa ra ứng cử BVCL/BVT, có thể tôi sẽ lùi sửa về phiên bản đó và khóa bài. Việt Hà (thảo luận) 15:46, ngày 19 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi đã rà nhanh các sửa đổi bài từ tháng 3/2014. Vào thời điểm user:Motoro đưa bài vào không gian bầu chọn bài viết chọn lọc (15:53, ngày 10 tháng 3 năm 2014), phiên bản 09:25, ngày 10 tháng 3 năm 2014 của user:Biển Thước trá thế gian đạt dung lượng 341.246 byte [2]. Vào thời điểm trước khi bài đóng biểu quyết ứng cử bài viết chọn lọc với kết quả thất bại (21:44, ngày 11 tháng 4 năm 2014), phiên bản 21:41, ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Biển Thước trá thế gian được sửa chữa theo đề nghị của cộng đồng, rút xuống còn 166.707 byte [3].

Cho đến phiên bản 22:00, ngày 19 tháng 10 năm 2015 của IP 123.26.167.137 [4] trước khi tôi xóa liên kết rác hôm qua, bài chỉ còn 8.692 byte.

Các liên kết dạng rác được đưa vào rải rác, ví dụ phiên bản 20:36, ngày 17 tháng 7 năm 2015 [5], nhưng đặc biệt liên tục là từ đầu tháng 8/2015 [6] trở đi. Về nội dung thì các IP và người dùng lập nhiều tài khoản đã liên tục gọt xén từ hạ tuần tháng 8 năm 2014 tới nay.

Nếu bạn nào quan tâm, vui lòng giúp tìm phiên bản tốt nhất cho bài. Nếu ko có ý kiến gì khác trong vòng 1 tuần, có thể tôi sẽ khôi phục về phiên bản 19:42, ngày 22 tháng 8 năm 2014 của "Biển thước trá thế gian" hoặc thậm chí xa hơn, phiên bản vào thời điểm đề cử BVCL thất bại. Việt Hà (thảo luận) 04:39, ngày 20 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

ok thảo luận quên ký tên này là của してはならないされるなどとするがこれはそれぞれの (thảo luận • đóng góp) vào lúc 18:53, ngày 20 tháng 10 năm 2015.

@Viethavvh:: quyết định của anh với bài này là thế nào?--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 07:23, ngày 26 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Thiện nhượng”.