115.79.213.175 (thảo luận) 01:36, ngày 20 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Vị tướng huyền thoại sửa

Bài báo của trang BBC Tiếng Việt có chí tiết khá thú vị về việc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp được đánh giá là 1 trong 21 danh tướng thế giới. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/08/100828_french_on_giap.shtml (đoạn cuối) ==Xin trích dẫn=== Dưới đây xin trích bài "http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/08/100828_french_on_giap.shtml (đoạn cuối)":"Theo Bernard Fall, tướng Giáp không phải là người sáng tạo ra thuyết chiến tranh nhân dân như nhiều người thường nói; tác giả của nó là Trường Chinh, với cuốn sách mỏng Kháng chiến nhất định thắng lợi (1947), lấy lại ý của Mao Trạch Đông từ Trường kỳ kháng chiến, với ba giai đoạn đưa đến tổng tấn công.

Sách của tướng Võ Nguyên Giáp (1951 và 1952), chỉ phát triển những tư tưởng sẵn có. Theo Fall: "sự đóng góp sáng giá nhất của Giáp trong chiến tranh cách mạng có lẽ là đã nhận định được thế yếu của những chế độ dân chủ khi phải đương đầu với một chiến cuộc vô hạn định. Trong chế độ dân chủ, dân chúng sẽ đòi hỏi chính quyền phải chấm dứt 'cuộc đổ máu vô ích', quốc hội sẽ chất vấn (…) Điều này đúng với 1967 cũng như đã đúng với 1951" (trích dẫn từ Les deux Vietnam, Bernard Fall, xuất bản năm 1967 tại Paris.

"Giáp đã phạm sai lầm lớn lao khi ngỡ là người Pháp đã chín muồi cho giai đoạn thứ ba (tổng tấn công) từ mùa xuân 1951), và đã tổn phí một phần lớn của ba sư đoàn mới thành lập", chống lại quân chính quy của tướng De Lattre, trong hai chiến dịch Hoàng hoa Thám, vẫn theo Bernard Fall.

Những dè dặt của Bernard Fall nhắc nhở chúng ta chừng mực trong việc xưng tụng tài ba của vị "tướng quân huyền thoại" được tác giả người Anh, Ducan Towon, xếp vào số 21 danh tướng thế giới qua 25 thế kỷ. Bách khoa Toàn thư Anh, 1985, tập 10, ghi tên hai danh tướng Việt Nam: Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp.

Người Việt Nam kính trọng Đại Tướng, không những vì tài thao lược và những chiến công mà còn vì nhiều lý do khác, tâm cảm hướng về một lãnh tụ bình dị, ngay thẳng, tiến bộ, luôn luôn tận tụy với đất nước, suốt cuộc đời sẽ còn dài hơn thế kỷ." không có chuyện bài báo đánh giá VNG là 1 trong 21 danh tướng thế giới mà nói cần phải thận trọng với đánh giá này

Về việc VNG cử Nguyễn Chí Thanh hay Văn Tiến Dũng vào chiến trường sửa

Không thể có chuyện VNG đủ thẩm quyền để cử Nguyễn Chí Thanh hay Văn Tiến Dũng vào chiến trường. Hai vị tướng này là Ủy viên Bộ chính trị và chỉ có thể được điều động do Bộ Chính trị. Về mặt nhà nước, Nguyễn Chí Thanh (khi còn là chủ nhiệm tổng cục chính trị) và Văn tiến Dũng (tổng tham mưu trưởng) đặt dưới quyền Bộ trưởng quốc phòng (VNG) nhưng về mặt Đảng, những người này ngang quyền Võ Nguyên Giáp trong Bộ Chính trị (theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể)và Quân đội ND Việt nam đặt DƯỚI sự lãnh đạo "toàn diện", "trực tiếp" của Đảng mà trực tiếp là Bộ Chính trị mà trong đó, VNG không bao giờ là người có uy tín cao nhất. Hơn nữa, Nguyễn Chí Thanh được cử vào Nam trực tiếp chỉ huy Quân Giải phóng với vai trò Bí thư Trung ương cục, là chức vụ không bao giờ đặt dưới Bộ Quốc phòng. (Và sau Nguyễn Chí Thanh là Phạm Hùng được cử làm Bí thư Trung ương cục,người chỉ có quân hàm Đại tá khi Võ Nguyên Giáp đã mang quân hàm Đại tướng cả chục năm!). Hãy đọc "Tổng hành dinh trong đại thắng mùa xuân" của VNG thì thấy rằng những gì Ông kể về mình với tư cách "Tổng tư lệnh" có nhiều lúc chỉ là "thức cùng anh em để đợi tin", vai trò quan trọng của Ô là Ủy viên Bộ chính trị chứ không phải vai trò "Tổng tư lệnh". Cũng cần nói thêm là, Bộ trưởng quốc phòng chỉ có quyền phong quân hàm cao nhất là đến Đại tá trong khi vào thời kỳ chiến tranh với Mỹ, những người có quân hàm này đã thuộc diện quản lý của Ban Bí thư TƯ Đảng. Vì thế đừng nói Bộ trưởng quốc phòng cử Ông tướng này hay Ông tướng kia vào chức vụ nọ hay chức vụ kia. Tất nhiên với vai trò Ủy viên Bộ Chính trị và Bộ trưởng QP, Võ Nguyên Giáp có vai trò hàng đầu trong việc điều động các vị tướng nhưng nói VNG cử tướng này hay tướng kia làm việc này việc khác hay vào vị trí này hay vị trí kia là không hiểu nguyên tắc tổ chức của Đảng Lao động VN, cũng không hiểu công tác Đảng trong Quân đội. Và ngay trong quân ủy trung ương, tổ chức mà Bộ trưởng Quốc phòng phải phục tùng có nhiều ủy viên không là quân nhân và tất nhiên, ngay Quân ủy trung ương cũng phải phục tùng Bộ Chính trị. thảo luận quên ký tên này là của 117.0.44.157 (thảo luận • đóng góp).

Thấy đằng trước đều có "được Bộ Chính trị đồng ý", như vậy có thể hiểu ông là người "thay mặt" Bộ Chính trị ra quyết định chăng? Demon Witch (thảo luận) 14:56, ngày 21 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
      • Với các Ủy viên bộ chính trị Nguyễn chí Thanh và Văn Tiến Dũng thì không có có chuyện ai đó (kể cả Tổng bí thư!) "thay mặt Bộ Chính trị" ra quyết định điều động. Việc "thay mặt" Bộ Chính trị chỉ dùng trong trường hợp một ủy viên nào đó của Bộ Chính trị (thường là Chủ tịch Đảng hay Tổng bí thư/Bí thư thứ nất hay một Ủy viên Bộ chính trị trong Ban bí thư) ký vào văn bản nghị quyết hay biên bản cuộc họp. Chữ ký của người "thay mặt" bộ chính trị chỉ mang ý nghĩa hành chính. Về nguyên tắc, Bộ chính trị lãnh đạo tập thể. Các cơ quan nhà nước thể chế hóa các nghị quyết, quyết định của Bộ Chính trị bằng văn bản của cơ quan nhà nước (quyết định điều động cán bộ chẳng hạn). Thế nhưng Tướng Thanh vào Nam làm "Bí thư trung ương Cục" là chức vụ không trực thuộc Quân ủy Trung ương và Bộ trưởng quốc phòng thì nói Quân ủy trung ương (mà bí thư là VNG) hay Bộ trưởng quốc phòng (VNG) cử Nguyễn Chí Thanh vào Nam là khôi hài. Cứ giả sử VNG có "thay mặt" Bộ Chính trị ký vào quyết định của Bộ Chính trị điều động tướng Thanh đi chăng nữa thì chữ ký ấy cũng chỉ mang ý nghĩa là VNG là một Ủy viên Bộ chính trị có tham gia cuộc họp hay quá trình ra quyết định ấy của Bộ chính trị (Thường ký vào các nghị quyết của Bộ Chính chính trị thời kỳ này ngoài Hồ chí Minh và Lê Duẩn là Nguyễn Duy Trinh). Ngay với việc vào chiến trường đầu năm 1975 của tướng Dũng cũng phải là do quyết định của Bộ Chính trị. Tướng Giáp trong "Tổng hành dinh trong đại thắng mùa xuân" kể rằng "như sau này được biết", kế hoạch của chiến dịch Hồ Chí Minh là do "Bộ tư lệnh miền soạn thảo" còn Tướng Dũng trong "Đại thắng mùa xuân" thì nói rằng Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh "nhận quyết định trực tiếp từ Bộ Chính trị". Vậy thì, với tư cách Bộ trưởng quốc phòng hay bí thư Quân ủy trung ương, giả dụ Võ Nguyên Giáp có "thay mặt" Bộ Chính trị mà cử tướng Dũng vào Nam thì "mặt" thì có chứ "thay" thì không. thảo luận quên ký tên này là của 117.0.39.50 (thảo luận • đóng góp).
Ý kiến của IP này nghe cũng xác đáng. Liệu có ai có ý kiến gì không? Nếu không thì nên sửa lại những chi tiết liên quan trong bài. Demon Witch (thảo luận) 10:23, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Về câu nói nổi tiếng của Võ Nguyên Giáp sửa

Trong "Tổng hành dinh trong Đại thắng mùa xuân", VNG viết: "Ngày 7-4, tôi ra lệnh cho các đơn vị đang đổ vào chiến trường: "Mệnh lệnh: 1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nũả. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ".Trong văn kiện Đảng có bức điện do Lê Duẩn ký có phần như sau:" 14 giờ ngày 1 tháng 4 năm 1975.... Cách mạng nước ta đang phát triển với nhịp độ "một ngày bằng hai mươi năm"; "chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược..., kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn nhất. Tốt nhất là kết thúc trong tháng 4 năm nay;... Phải hành động "thần tốc, táo bạo, bất ngờ". Lê Duẩn." Vậy thì mệnh lệnh của Võ Nguyên Giáp không nên coi là của Ông mà là của Lê Duẩn hoặc Bộ Chính trị. Hơn nữa Võ Nguyên Giáp lại yêu cầu "Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ" nên mệnh lệnh của ông không nên coi là mệnh lệnh chỉ đạo tác chiến, nó là mang tính khẩu hiệu khích lệ tinh tần nhiều hơn.

Trong văn kiện Đảng có bức điện do Lê Duẩn ký có phần như sau: " 14 giờ ngày 1 tháng 4 năm 1975.

... Cách mạng nước ta đang phát triển với nhịp độ "một ngày bằng hai mươi năm"; "chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược..., kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn nhất. Tốt nhất là kết thúc trong tháng 4 năm nay;... Phải hành động "thần tốc, táo bạo, bất ngờ". Lê Duẩn."
Vậy thì mệnh lệnh của Võ Nguyên Giáp không nên coi là của Ông mà là của Lê Duẩn hoặc Bộ Chính trị. Hơn nữa Võ Nguyên Giáp lại yêu cầu "Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ" nên mệnh lệnh của ông không nên coi là mệnh lệnh chỉ đạo tác chiến, nó là mang tính khẩu hiệu khích lệ tinh tần nhiều hơn.

Thái độ trung lập sửa

Phần "Đánh giá" hiện nay toàn chỉ chọn lọc, vặn nguồn để đề cao ông Giáp, không đưa ý kiến đánh giá trái chiều nào. Ví dụ, tiểu sử của Currey miêu tả ông Giáp như một nhân vật mưu mô, xảo quyệt, "quyết thắng bằng mọi giá" (xem nguồn của Currey trong bài Vụ án phố Ôn Như Hầu), nhưng trong bài này thì chọn lọc một câu đề cao ông. Westmoreland thì chỉ trích tướng Giáp vì bất chấp số người chết trong chiến dịch của mình ("Một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự"), nhưng trong bài này lại biến thành một người ngưỡng mộ ông Giáp... NHD (thảo luận) 07:33, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mời bạn bổ sung vào bài đi.--Phương Huy (thảo luận) 03:07, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Đâu phải cứ Tây là trung lập. Mà nhìn từ nhiều phương diện, khía cạnh chứ. --Namnguyenvn (thảo luận) 03:23, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Nói lạc đề 1 tí, Westmoreland có thể giỏi về quân sự, nhưng ông ta không có 1 tí hiểu biết và tôn trọng đối với con người và văn hóa Việt Nam. Đến lúc chết cũng không chịu hiểu cho ra lẽ. Đó là lý do ông ta thất bại. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:35, ngày 5 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thông tin mới mất sửa

Thông tin này cần có dẫn chứng xác thực vì mới xảy ra, hiện tại chưa có chú thích, nếu không wiki sẽ mang tiếng là tin vịt. Earthshaker (thảo luận) 13:45, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bán khoá bài viết sửa

Về người nổi tiếng mới mất, như thông lệ sẽ có nhiều người quan tâm và sửa đổi, do đó để giảm tình trạng hồi sửa 3 lần (như sắp xảy ra giữa IP 113. và Gaconnhanhnhen) và đưa thông tin không nguồn (như Võ từng học cao cấp quân sự ở Liên Xô), tôi bán khoá bài này trong 1 tuần. Mong các thành viên có thảo luận ở đây trước khi bổ sung thông tin quan trọng hoặc gây tranh cãi vào bài viết conbo trả lời 00:57, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Một đoạn lạc chỗ sửa

Đoạn dưới đây tôi cắt khỏi phần đánh giá vì nó lạc đề. Để lại đây để ai xếp vào chỗ nào phù hợp hơn. Ctmt (thảo luận) 04:04, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ngày 5 tháng 5 năm 2009, nhân kỷ niệm 55 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đại tướng Giáp đã tiếp 26 tùy viên quân sự của các nước Lào, Nga, Cuba, CHDCND Triều Tiên, Hoa Kỳ,... tại Việt Nam. Các tùy viên quân sự bày tỏ vinh dự vì được gặp mặt Đại tướng, nhà quân sự tài ba. Họ cũng rất ấn tượng đối với những tác phẩm về chiến thuật quân sự của Đại tướng. Họ xin chữ ký của Đại tướng vào những cuốn sách do Đại tướng viết, và tặng Đại tướng biểu tượng của Đoàn tùy viên quân sự nước ngoài tại Việt Nam.[1]

Cecil Currey - lệch sửa

Tôi có thắc mắc: vì lí do gì mà các đoạn trích lời của Cecil Currey lại có độ dài bằng tổng các đoạn trích của tất cả những người khác? Đề nghị tóm gọn hoặc cắt bớt vì lệch quá. Ctmt (thảo luận) 04:07, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi cũng muốn trích ngắn lạn, nhưng không biết tóm lượt thế nào. NHD (thảo luận) 04:10, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Mấy câu liên quan đến "không phải người tốt" lúc đọc câu đầu thì tưởng có ý "là người xấu" nhưng đọc tiếp mấy câu sau lại thấy bình thường, nên tôi thấy không có ý gì đặc biệt.
Câu nói " Giáp cũng không thể kể lại những câu chuyện về lòng từ bi hay sự thương người của ông" cũng không có ý nghĩa gì. "Không thể kể" và "không tồn tại" là hai chuyện không liên quan, nhất là khi người nói và người hỏi không có quan hệ gần gũi chẳng có lí do gì để tâm sự. Người phương Tây và các nhân vật showbiz bây giờ ở phương Đông có thể "tâm sự" nhiều, khi được người khác phỏng vấn. Nhưng những người ảnh hưởng nho giáo kiểu ngày xưa thì khác, họ kiêu ngạo hơn và không cần PR nên sẽ không kể những chuyện mềm yếu. Những người xung quanh cũng chưa chắc được kể những chuyện tình cảm này, họ tự nhận xét mà biết thôi.
Mấy câu khen thì tôi cũng thấy thường nốt, vì nhiều người khen quá rồi.
Dụng đã đọc cả quyển thì chắc biết được ấn tượng rõ nhất của Currey là gì. Chính là cái tiêu đề victory at any cost chăng?
Ctmt (thảo luận) 04:31, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tôi cũng chưa đọc hết quyển này cho nên cũng không hoàn toàn chắc chắn. Những đoạn tôi đọc qua cho thấy Currey rất ngưỡng mộ tài quân sự của tướng Giáp, nhưng qua các miêu tả về các hoạt động của ông tôi có ấn tượng Currey miêu tả một người mưu mô, dùng mọi thủ đoạn để đạt mục đích (ví dụ như phần nói về Vụ án Ôn Như Hầu, Currey nói rằng chính Giáp đã bày ra), bất chấp các tổn thất. Ví dụ, bài phê bình quyển này của Kirkus Review nói "In his tellingly detailed narrative...Currey (History/Univ. of South Florida) does not shy from cataloguing Giap's shortcomings. Among other things, he faults him for his active involvement in the Politburo's bloody pogroms and his willingness to sustain appalling casualties in pursuit of his objectives. The author nonetheless gives Giap full marks for strategic vision, geopolitical savvy, tactical finesse, and grasp of logistics." Vì thế tôi nghĩ chỉ đưa đoạn Currey ca ngợi tướng Giáp vào mà không đưa đoạn chỉ trích thì không đủ. NHD (thảo luận) 05:09, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Nếu đoạn review đó là nguồn uy tín thì tôi nghĩ lấy nó để gián tiếp nói về quan điểm của Currey là ổn. Tôi nghĩ khen chê là tùy góc nhìn. Chẳng quan trọng. Tướng mà không mưu mô thủ đoạn thì làm sao đánh trận giỏi, đặt mục đích lên trên hết cũng là chuyện bình thường nếu bảo "không có gì quý hơn độc lập tự do".
Ít nhất tôi cũng đề nghị bỏ ý "not a nice man", vì đọc cứ như là tác giả đang phân trần cái gì chứ chẳng thấy chê. "Nice" ở đó gần nghĩa với "hiền lành" hơn là "tốt".
Ctmt (thảo luận) 07:01, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Kirkus Reviews dĩ nhiên là một nguồn uy tín (link review đây), nhưng nó phê bình quyển sách chứ đâu có phê bình tướng Giáp, cho nên đâu thể đưa vào một đoạn nguyên văn được. Còn việc dịch "nice" thành "hiền" hay "tốt" thì tùy bạn, ý của Currey vẫn là: tướng Giáp là một người bỏ qua tất cả những tình cảm cá nhân, không quan tâm đến các tổn thất, có thể nói là tàn nhẫn, để đạt đến mục tiêu của mình. NHD (thảo luận) 07:26, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
ĐÚng là không thể dùng nguồn đó để nói về tướng Giáp, nhưng có thể dùng nguồn đó cho quan điểm của Currey không nhỉ? Ctmt (thảo luận) 07:37, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Nếu có dùng để nêu quan điểm của Currey thì nên diễn đạt lại ý đó, chứ không nên chép nguyên văn vào. NHD (thảo luận) 07:52, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Trong đoạn trích lời khen ngợi của Currey, tôi tìm ra ở trang 318, nhưng đoạn "Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân... là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại." tôi không tìm thấy. NHD (thảo luận) 08:50, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bài về tướng Giáp thì nói về tướng Giáp chứ nói về Curry làm gì trời?  TemplateExpert  Thảo luận 07:45, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nội dung trong bài nói về tướng Giáp cứ có nói về Currey đâu. Việc đang thảo luận là làm cách nào để diễn đạt ý kiến của một học giả đã từng nghiên cứu về ông. NHD (thảo luận) 07:52, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Thì lấy bài nào mà ông Curry viết đưa vô, cái này gọi là nghiên cứu gốc, vậy thôi, bình luận làm cái gì cho nó lằng nhằng. Với bài quan trọng thì cứ lấy nghiên cứu gốc mà làm để tránh cãi nhau rồi lại thắc mắc nguồn. Còn đoạn dài thì tóm ý gọn lại, thế thôi.  TemplateExpert  Thảo luận 08:17, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ảnh chính sửa

Ảnh chính của cụ Giáp để cái ảnh thời trung niên có lẽ đẹp hơn?. Handyhuy (thảo luận) 02:54, ngày 7 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ảnh trung niên nhìn rất "oai phong", ai có thì up lên để trong infobox giúp.--Cheers! (thảo luận) 04:09, ngày 7 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Đồng ý ý kiến bạn Handyhuy.113.161.220.120 (thảo luận) 04:21, ngày 7 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Nên tránh hình dùng không tự do khi có hình tự do thay thế. NHD (thảo luận) 05:05, ngày 7 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Do tuổi của Đại tướng quá cao, tôi vừa tìm ra một điểm, là theo thông tin tại Bản mẫu:PVCC-Việt Nam thì: "Vì Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 không hồi tố nên các tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng hoặc khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960 vẫn thuộc phạm vi công cộng theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005" (vốn chỉ quy định tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên). Điều này có nghĩa là hình Đại tướng của các tác giả khuyết danh chụp từ 1960 trở về trước có thể coi là thuộc PVCC tại VN. ~ Violet (talk) ~ 05:48, ngày 7 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tham khảo sửa

  1. ^ TTXVN (5 tháng 5 năm 2009). “Tướng Giáp tiếp tùy viên quân sự các nước”. VnExpress. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.

Xếp thể loại sửa

Tôi vừa dời một vài thể loại mà tôi cho rằng nó là thể loại lớn trong đó chứa những thể loại con đã được xếp trong bài như "danh hiệu Việt Nam", "Bộ trưởng Việt Nam"; còn "huyền thoại" thì rất mơ hồ.--Cheers! (thảo luận) 04:31, ngày 7 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Sửa đổi của Saruman sửa

"ghép hai câu nói của Westmoreland ở hai thời điểm khác nhau thành một" - đề nghị DHN làm rõ điểm này, đồng thời không xóa những trích dẫn của những người khácSaruman (thảo luận) 04:16, ngày 8 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi đã lùi sửa đổi của bạn vì sửa đổi của bạn làm giảm chất lượng bài viết: thứ nhất, những câu nói của Westmoreland về Giáp được nói ở những thời điểm khác nhau, cho nên phải tách rời ra làm hai, nhưng bạn lại gộp lại thành một. Thứ nhì, bạn thêm đoạn "Người Việt Nam sẽ sẵn sàng chịu bất kỳ hy sinh nào để giải phóng đất đai của họ từ quân đội nước ngoài, và ông cũng không ngoại lệ...." Đây là một ý kiến của ai đó, nhưng bạn cứ viết y như là đây là nhận xét của Wikipedia. Thêm vào đó, bạn đã xóa đi nguồn của tờ Financial Times, tuy là một báo chuyên ngành nhưng nó vẫn là một tờ báo dòng chính có uy tín ngang hàng với tờ Wall Street Journal. Nếu không chấp nhận báo dòng chính thì phải xóa hết và chỉ chấp nhận nguồn hàn lâm. Nếu các lỗi này chưa khắc phục, tôi sẽ tiếp tục lùi sửa sửa đổi của bạn. NHD (thảo luận) 04:33, ngày 8 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đã tách làm 2 câu, thêm người đưa ra ý kiến là chính đại tướngSaruman (thảo luận) 10:40, ngày 8 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Sửa đổi của Minhle20002013 sửa

Ông không nằm trong danh sách người từng giữ các chức vụ tối cao như tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng để khi qua đời được hưởng nghi thức quốc tang nhưng chiều ngày 5 tháng 10 năm 2013, Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng thông báo tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang ...

Nhận xét: Rườm rà, cần thiết đưa vào để làm gì?

Thực tế, dù đã có quy định, nhưng ai được hưởng nghi thức qt đều do Bộ Chính Trị xem xét, quyết định.

113.166.63.167 (thảo luận) 11:38, ngày 11 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Cần có những nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp sửa

Võ Nguyên Giáp (VNG) là một huyền thoại được rất nhiều người yêu mến và kính trọng. Tuy nhiên những gì liên quan đến Ông lại gắn rất chặt với những thông tin chưa được công khai về quan hệ của VNG với những nhân vật quan trọng cùng thời với Ông.Có bốn vấn đề cần nghiên cứu khi dựng chân dung VNG.

I)Trong những chiến dịch quân sự mà Ông được giao chỉ huy như Điện Biên phủ năm 1954;Biên giới năm 1950; trung du năm 1952 v.v. thì sự can dự của các bên hữu quan đến việc chỉ huy của Ông như thế nào. Nhất là trong các bên hữu quan ấy có cả Hồ chí Minh mà thiên tài đã được thừa nhận, có cả những cố vấn là những viên tướng cấp cao có hàng chục năm kinh nghiệm trận mạc. Cũng cần nghiên cứu cả những thông tin tình báo nữa. Trong lịch sử chiến tranh, có những quyết định tưởng như là do thiên tài của người chỉ huy nhưng hóa ra lại do vai trò của một nhân viên tình báo cấp thấp. Chỉ riêng cái quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời cầm quân của VNG là hủy bỏ kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" ở Điện Biên Phủ đã cần cả một công trình nghiên cứu nghiêm túc. Chỉ cần trả lời câu hỏi tại sao VNG phụ trách quân sự của Đảng và chính phủ,là tư lệnh chiến dịch, phải là người lựa chọn quyết định phương án tác chiến thế mà trong hai tháng chuẩn bị chiến dịch, kế hoạch tác chiến lại không phải do tư lệnh kiêm bí thư đảng ủy lựa chọn mà như VNG viết sau này là kế hoach ấy "do các đồng chí đi trước lựa chọn"...

II)Ngoài những chiến dịch mà VNG trực tiếp làm tư lệnh, vai trò của Ông thế nào. Trong hơn 1/3 thế kỷ VNG là Bộ trưởng QP, Tổng tư lệnh quân đội nhưng Quân Ủy trung ương và cả Bộ Chính trị can thiệp rất sâu vào các chủ trương quân sự, các kế hoạch tác chiến thậm chí cả những vấn đề chiến thuật của các chiến dịch. Trong Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương có những tướng lĩnh cao cấp mà tài năng đã được kiểm nghiệm và có cả những người không là quân nhân nắm những vị trí then chốt, thậm chí là những vị trí khống chế trong Đảng và nhà nước. Chỉ nghiên cứu sơ bộ cái mệnh lệnh nổi tiếng nhất của VNG trong chiến tranh chống Mỹ cũng gợi mở nhiều vấn đề. Ai cũng biết cái mệnh lệnh nổi tiếng ấy do VNG ban hành ngày 07/04/1975 là: "1.Thần tốc, thần tốc hơn nữa...; 2. Truyền đạt tức khắc đến từng... chiến sĩ". Về mệnh lệnh lừng danh này có hai vấn đề đã rõ: 1/Mệnh lệnh này chỉ là diễn đạt lại, khẩu hiệu hóa mệnh lệnh của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn ngày 01/04/1975 và 2/ Đây không phải là mệnh lệnh chỉ huy tác chiến mà chỉ là một khẩu hiệu. Cần làm rõ ít nhất hai vấn đề: 1/ Vai trò của VNG trong việc hình thành mệnh lệnh ngày 01/04/1975 của Lê Duẩn và 2/ Tại sao mệnh lệnh tác chiến của một Tổng tư lệnh lại chỉ như một khẩu hiệu dùng để diễn đạt lại ý của một người khác. Đây chỉ là một thí dụ như là một gợi ý để nghiên cứu.

III)Có rất nhều thông tin về VNG. Thông tin chính thức của Đảng CS và nhà nước Việt nam về tài năng và công lao của VNG có thể tóm tắt là: VNG là Ủy viên Bộ CT, Bí thư Quân ủy TƯ, Bộ trưởng quốc phòng, tổng tư lệnh Quân đội suốt hai cuộc kháng chiến (chống Mỹ và Pháp); có vai trò quan trọng trong việc thành lập QĐND VN và chỉ huy quân đội; có vai trò quyết định trong chiến thắng Điện Biên phủ, bước ngoặt quyết định của cuộc kháng Pháp của VN và phong trào giải phóng dân tộc của thế giới. Những thông tin không phải của Đảng và nhà nước (gọi là thông tin không chính thức)có nhiều ý kiến trái chiều. Có những ý kiến cho rằng VNG là thiên tài, toàn bích về nhân cách và tài năng trong khi có ý kiến cho rằng tài năng của VNG không tương xứng với chức vụ của Ông,rằng Ông là người giỏi nhịn nhục để và giỏi viết về mình. Có một điều cần chú ý là những thông tin không chính thức đều mang tính đồn thổi và không kiểm chứng được. Cần nghiên cứu bốn vấn đề. 1/ Tính xác thực của những thông tin không chính thức. 2/ Cách chỉ huy Quân đội của Đảng CS; Cơ chế ban hành mệnh lệnh của các cơ quan chỉ đạo chiến tranh mà rõ ràng là VNG chỉ là Tổng tư lệnh về mặt thủ tục. 3/ Tại sao trong suốt 1/4 thế kỷ cuối cùng làm Bộ trưởng Quốc phòng, thậm chí là cả sau khi đã không làm Bộ trưởng nữa VNG lại không được hầu hết các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và nhà nước tin cậy, có thời kỳ còn bị cho là bị vu cáo hay làm nhục. Có ý kiến cho rằng những lãnh đạo chủ chốt của Đảng và nhà nước ghen tị với tài năng và hào quang của VNG. Điều này không đúng vì những yếu nhân này đều có chức vụ và quyền lực cao hơn VNG và trong giai đoạn 1955-1997, tất cả các vị đứng đầu Đảng và nhà nước đều đóng được dấu ấn tích cực, chắc chắn của cá nhân mình vào lịch sử. Họ không cần ghen tị với VNG đến mức ấy. Và dù có ghen tị thì khi là "bề trên" (về chức vụ và quyền hạn) so với VNG, họ vẫn có thể "dùng" (trọng dụng) VNG chứ. Cứ giả sử họ không trọng dụng VNG vì VNG thì họ cũng có thể trọng dụng VNG vì họ. Liệu có lý do gì để hầu hết các yếu nhân của Đảng và nhà nước "không ưa" VNG. Cần nghiên cứu. 4/ Rất đông binh sỹ và sỹ quan QĐNDVN và dân chúng ngưỡng mộ Đại tướng VNG mà họ không cần nghiên cứu hay tìm hiểu về VNG. Đây là vấn đề xã hội rất phức tạp. Người ta từng chứng kiến hàng chục triệu Hồng vệ binh Trung quốc ngưỡng mộ, tin yêu, sẵn sàng hy sinh vì Mao Trạch Đông nhưng lịch sử chỉ ra sự sẵn sàng này không chỉ do tài năng và càng không phải do đức độ của họ Mao. Tất nhiên không thể so VNG với Mao nhưng cần nghiên cứu về sự ngưỡng mộ của quần chúng với một vĩ nhân hay một ngôi sao. Cần tìm hiểu đằng sau và bên trong đám đông ấy là gì và tại sao. Trong chính trị cũng như trong xã hội, việc "tạo ra" hay xóa bỏ, "dìm hàng" một thần tượng hay một ngôi sao không phải bao giờ cũng dễ thấy được động cơ và phương thức.

IV)Về đạo đức cá của VNG. Người ta thường ca ngợi VNG như người thanh liêm. Điều đó đúng. Nhưng cần đặt VNG trong thế hệ của Ông. Hàng chục vạn người tham gia cách mạng như VNG trong đó có hàng trăm người giữ cương vị cao trong chính quyền sau khi Đảng CS cướp được chính quyền. Tuyệt đại đa số họ đều thanh liêm. Cứ nhìn vào những gì họ được đãi ngộ từ chế độ mới và con cái của họ, có thể nói có nhiều người trong đó còn hưởng đãi ngội ít hơn VNG. Về quan hệ của VNG với đồng chí đồng đội có lẽ không có ý kiến trái chiều với ý kiến cho rằng Ông là người lịch lãm, có văn hóa cao. Cần xem xét mấy vấn đề: 1/ Thể hiện trong các bài nói và viết của mình, VNG tỏ ra là người rất kính trọng và ngưỡng mộ Hồ Chí Minh và Lê Duẩn. Ngoài hai người này chưa có nghiên cứu nào về quan hệ; ứng xử, tình cảm của VNG với các yếu nhân khác của Đảng và nhà nước (vớicác ỦY viên Bộ Chính trị chẳng hạn). 2/Tại sao nói chung VNG có được lòng tin yêu và kính trọng của rất nhiều cấp dưới và hình như không phải của những đồng cấp và cấp trên (trong Đảng) ?

thảo luận quên ký tên này là của 117.5.102.54 (thảo luận • đóng góp).

Wiki không đăng nghiên cứu chưa công bố và cũng chẳng tự thân nghiên cứu cái gì cả. Những ý kiến bạn dẫn bên trên cũng thú vị, làm sáng tỏ thêm một khía cạnh nào đó trong cuộc đời tướng Giáp, dù rằng đâu đó đã có rồi, nhưng vấn đề là có nguồn dẫn đáng tin cậy. Như bạn nói: "những thông tin không chính thức đều mang tính đồn thổi và không kiểm chứng được" do đó nếu chẳng có nguồn dẫn đáng tin thì chẳng có giá trị gì cả. Nếu chỉ để thảo luận không thôi thì có lẽ nên đem qua các diễn đàn khác thì hơn. Earthshaker (thảo luận) 20:48, ngày 11 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

-- Một bài tiểu sử đã là một bài nghiên cứu. Nói riêng về VNG, trừ những chi tiết mang tính nhân thân hay hành chính thì những sự kiện liên quan đến tài năng và nhân cách của Ông nói chung có những nhận xét trái chiều nhau. Nếu bài viết về tiểu sử VNG mà không là nghiên cứu thuyết phục được dư luận thì bản tiểu sử ấy gần như vô giá trị với tư cách là tiểu sử của một nhân vật nổi tiếng. Nếu né tránh những vấn đề còn đang được tranh cãi về VNG thì tiểu sử của Ông sẽ rất nghèo nàn và qua bản tiểu sử nghèo nàn ấy, tài năng và phẩm hạnh vủa Đại tướng VNG chưa chắc đã bằng hàng loạt các sỹ quan cấp dưới của Ông.

con cù lần sửa

bác đánh fact làm ơn có thiện ý 1 tí. Bài quan trọng của 1 người mới qua đời làm gì mà đánh fact tràn lan đại hải trong phần Huân chương vậy. Nếu có thắc mắc thực sự về nguồn thì ít nhất đưa vào Thảo Luận trước. Đấy là thiện ý tối thiểu, thay vì đánh fact tràn ngập làm xấu phần ấy như thế. chán như con gián 00:07, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)

Đánh fact là còn nhẹ đó bạn, thông tin không có nguồn thì hoàn toàn có thể xoá thẳng tay chứ không cần đánh fact. Nhờ tôi đánh fact nên người ta mới thêm nguồn vào đó chứ nếu để mãi thì chẳng có ai thêm nguồn. Con Cù Lần (thảo luận) 00:26, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
1 lần nữa đánh xì pam fact trong bài quan trọng của người mới quá đời để làm xấu trang. Thì ra Bảo quản viên nói chuyện. chán như con gián 00:37, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Những bí danh Võ Giáp, Văn, Hưng, Chiến nghe rất lạ, phải có nguồn mới tin được. Con Cù Lần (thảo luận) 00:45, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Văn thì ai cũng nghe rồi, còn lại chịu, nên có nguồn HNN12 (thảo luận) 00:47, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chưa từng xxxxxx sửa

Có cần liệt kê ra tất cả chức vụ Cụ Giáp chưa từng làm rồi đưa vào bài không? Có bài nào liệt kê ra tất cả những gì nhân vật chưa từng làm rồi đưa vào bài không? Nếu có thì đưa vào, không có thì thôi. Sao lại đưa vào những thông tin "chưa từng"? Bản thân nó không xuất hiện trong bài đã nói lên điều đấy. Chất lượng của trang này đang rất có vấn đề bởi các hành động như thế. Đề nghị các bác giúp phát triển nâng cao chất lượng bài chứ không phải lợi dụng link và này kia để làm xấu bài. chán như con gián 00:43, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)

Chẳng vấn đề gì cả. Cái đấy là quyền lợi chính đáng của Cụ, mà không được. Bạn là người nước nào mà suy nghĩ xấc xược với cụ thế HNN12 (thảo luận) 00:47, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chính con cù lần và bác đang làm những trò xấc xược với cụ và làm xấu bài này bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Tớ sẽ đưa các vụ này ra tin nhắn Bảo quản viên. chán như con gián 00:50, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)

Xin mời bạn cứ việc đưa ra BQV, những bí danh nghe lạ tai thì người ta có quyền yêu cầu nguồn. Con Cù Lần (thảo luận) 00:54, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hay tên gọi bí danh của Đại tướng "Hưng và Chiến" tạm thời tôi chưa tìm được nguồn, mong các bạn giúp đỡ.  TemplateExpert  Thảo luận 04:57, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bác Tâm đã bổ sung nguồn cho các bí danh và bút danh. Pakon111 (thảo luận) 05:16, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Vụ 'chưa từng là anh hùng quân đội' là do BBC Tiếng Việt dốt về hệ thống của người cộng sản nên muốn dùng để bôi nhọ, bôi bác, vu khống 'bạc đãi' này nọ. Thế mà cũng bê cái mớ đó vào Wiki. Anh hùng lực lượng vũ trang không áp dụng cho cấp tướng, Nguyễn Chí Thanh hay Văn Tiến Dũng đều vậy.190.248.128.238 (thảo luận) 09:48, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Các bạn xóa đoạn "chưa từng" chưa? nếu chưa thì xóa dùm.--Cheers! (thảo luận) 09:57, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Bác Sa đã xóa rồi bác à.190.248.128.238 (thảo luận) 10:11, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với bác Chán như gián. Nếu đem hết các thông tin chưa từng làm của ai vào bài họ hoặc spam fact để làm hỏng bài, nếu theo các lý lẽ ấy thì các bài Giêsu, Mẹ Maria, Công giáo, Tòa Thánh cũng đầy các 'chưa làm' và rất nhiều câu và đoạn văn không nguồn. Nói thế cứ vào xóa và đánh fact 1 đống như thế à? Quy định Wiki nằm dưới tinh thần Wiki. Tôi đồ rằng chắc hẳn C.C.L., H.N.N. không đem mớ lý luận ấy ra áp dụng y hệt lại trong các bài liên can đến Công Giáo mà thành viên này quan tâm. Một bài đặc biệt quan trọng về tiểu sử mà làm những trò như thế. 190.248.128.238 (thảo luận) 10:01, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đạn sửa

Các chiến dịch năm 1972 cũng khiến QĐNDVN sử dụng hơn 300.000 viên đạn pháo, gần 4/5 lượng đạn pháo trong kho, dẫn đến tình trạng thiếu đạn, chỉ còn 100.000 viên cuối năm 1974. Thiếu đạn thế sao 4 tháng sau đó có đạn đủ bắn để chiến thắng, thống nhất đất nước, có gì nhầm lẫn chăng?  TemplateExpert  Thảo luận 16:57, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Trong vòng 4 tháng thì có thể sản xuất bù được bao nhiêu đạn ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:38, ngày 15 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Không nhầm đâu. Trứoc chiến dịch 1975 có chỉ thị phải thật tiết kiệm đạn, ngoài ra tỷ lệ khá lớn đạn dùng năm 75 là chiến lợi phẩmSaruman (thảo luận) 16:24, ngày 15 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Ừ, thì tôi không biết mới hỏi thôi.  TemplateExpert  Thảo luận 17:05, ngày 15 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ảnh sửa

Nên để ảnh chân dung chụp năm 68 (đen trắng, đeo huân chương, 57 tuổi) hay ảnh cụ 97 tuổi như cũ?Saruman (thảo luận) 17:30, ngày 15 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Lấy năm 68 nhìn phong độ hơn. =))  TemplateExpert  Thảo luận 04:39, ngày 16 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
à mà hình này [1] sắp bị xóa cũng nên.  TemplateExpert  Thảo luận 04:44, ngày 16 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Hình tự do luôn được ưu tiên. NHD (thảo luận) 06:18, ngày 16 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Nên lấy ảnh của Cụ ở Điện biên phủ.
Mấy ảnh mới không biết có vi phạm bản quyền không nữa, các bác cứ up lên mà chả chịu mô tả cho kỹ, thà chính tay các bác chụp đi còn đỡ, chứ lấy đâu lăng quăng ko chừng lại dính bản quyền nữa.  TemplateExpert  Thảo luận 15:55, ngày 16 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Hình này đẹp nè.--Prof. Cheers! (thảo luận) 10:38, ngày 1 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Hai chi tiết trong cuộc đời Tướng Giáp sửa

Có hai chi tiết quan trọng trong cuộc đời Tướng Giáp mà user Saruman cố gắng xóa đi, đó là Vụ án Xét lại Chống ĐảngVụ Năm Châu Sáu Sứ mà tôi hoặc thành viên khác đưa vào https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=V%C3%B5_Nguy%C3%AAn_Gi%C3%A1p&diff=prev&oldid=14204837. Đây là các chi tiết quan trọng được Giáo sư Carl Thayer - chuyên gia kỳ cựu về quân sự và chính trị Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales) nhắc tới, đồng thời BBC cũng đưa lên. Vụ án Xét lại Chống Đảng trong wiki của chúng ta đã có, vì vậy tôi đưa ra ở đây để mọi người cho ý kiến, không thì cứ lùi sửa mất thời gian quá HNN12 (thảo luận) 03:41, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn Saruman cũng nên đưa ra ý kiến của mình. Nếu không thống nhất thì chúng ta có thể có một cuộc biểu quyết nhỏ ở đây để xem đã nên hay chưa nên đưa thông tin này vào đây. Lưu ý đây là những sự kiện cực kỳ quan trọng đối với Tướng Giáp, không lý gì lại xóa điHNN12 (thảo luận) 03:46, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thông tin cần dẫn từ sách nghiên cứu hoặc trả lời phỏng vấn của học giả uy tín, những nguồn dẫn từ những câu chuyện vỉa hè trong sách của Huy Đức thì uy tín ở đâu, ai kiểm chứng?Saruman (thảo luận) 04:05, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Để nghị Saruman xem lại, ngoài nguồn BBC dẫn lời Huy Đức thì còn có nguồn của ông Carl Thayer HNN12 (thảo luận) 04:06, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tớ đồng ý với ý kiến của Saruman

Bạn HNN cứ thêm nguồn hàn lâm vào thì sẽ ít người phản đối ngay, hiện nay nhiều người không ưa BBC hơn là VnExpress, thông cảm. Trong chuyện này Saruman đã không thực hiện đúng quy trình do BQV Thái Nhi đề ra, hài zzz.  TemplateExpert  Thảo luận 04:53, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Về Vụ án xét lại chống Đảng, tôi không hiểu nguồn này đủ tin cậy chưa: "Revisionism in Vietnam" (1995), Judith Stowe cũng nói ông Võ Nguyên Giáp "là đối tượng chính của chiến dịch bài trừ khuynh hướng xét lại." Pierre Asselin[20], trong tiểu luận “Lê Duẩn, the American War, and the Creation of an Independent Vietnamese State” nói rõ thêm rằng "do quá nguy hiểm nếu công kích cá nhân ông Giáp, nên ông Lê Duẩn nhắm đến đội ngũ ủng hộ vị tướng, đặc biệt những người thân cận và trung thành nhất trong hàng ngũ cấp cao của Đảng và chính phủ."

Còn vụ Năm Châu sáu sứ, thông tin đưa ra là phỏng vấn chuyên gia: giáo sư Carl ThayerHNN12 (thảo luận) 04:59, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

  • Vấn đề là ở chỗ, trừ những tài liệu được Đảng CSVN công bố thì bất cứ một thông tin nào khác cũng chưa chắc đã đáng tin. Carl Thayer là một chuyên gia có uy tín nhưng những thông tin ông ta đưa ra cũng chỉ là do suy đoán hoặc dựa vào một nguồn chưa chắc đã đáng tin. Và vì vậy giả dụ Carl Thayer hay ai đó, trừ những người phát ngôn của Đảng CSVN, có đúng (về vấn đề VNG) thì sự đúng đắn ấy cũng không thuyết phục và cũng vậy nếu không đúng thì cũng không thuyết phục.
Nguồn hàn lâm bạn có chấp nhận không?  TemplateExpert  Thảo luận 10:34, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

--Chưa hiểu bạn hiểu nguồn thế nào thì gọi là "hàn lâm".

Tranh chấp sửa

Các bạn vui lòng thực hiện theo Các Quy tắc ứng xử trong quy trình Giải quyết mâu thuẫn. Tôi đã tạm khóa bài 1 ngày để các bạn có thời gian thảo luận thêm. Cám ơn Tuấn Út - Thảo luận 04:54, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hơn Nã Phá Luân sửa

Nhiều thông tin trên mạng có trích dẫn nhận định của nhà sử học Curry trong cuộc trả lời trên hãng phát thanh NPR của Mỹ hôm 5/10/2013 cho rằng Tướng giáp sánh ngang với Á Lịch Sơn Đại Đế, giỏi hơn Nã Phá Luân và vượt trội so với đám tướng lĩnh lâu nhâu của Huê Kỳ. Không biết nhận định này có đài báo quốc tế nào đưa không, nếu có thì có thể đưa nhận định này vào bài.--Phương Huy (thảo luận) 03:47, ngày 19 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hơn đám lâu nhâu Mỹ, sánh ngang Alexander thì trong sách của ông có nói. Nhưng hơn Napoleon thì không thấy (mà đúng là không nên so 2 vị này với nhau vì hình thái chiến tranh ở thời của mỗi vị rất khác nhau)Saruman (thảo luận) 05:05, ngày 19 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

- Không có chuyện tướng Mỹ là "lâu nhâu". Nói vậy là thiếu hiểu biết và không nghiêm túc.

Dưới góc độ tướng, thì tướng Giáp có thể được xem là một trong những tướng xuất sắc nhất thế kỷ XX, và có thể so với các tướng lừng danh nhất thế giới. Nhưng cũng có chuyện báo chí thổi phồng một cách thái quá thể hiện tinh thần tự do báo chí quá mức, không đúng lắm, trích dẫn vào wiki cũng sai so với bài gốc, lại của các cây bút ko phải sừng sỏ về quân sự. Tuy nhiên các quyết định quan trọng đều phải do BCT quyết định. Về tổng tiến công Mậu thân 1968, tài liệu hiện có thì ông Lê duẩn đề xuất, ông Văn tiến dũng cùng chủ trương. Hội nghị BCT tháng 10 do ông Trường Chinh chủ trì, tháng 12 là do Hồ Chí Minh chủ trì thuận theo ý kiến Lê duẩn. Trước đó cả HCM và VNG ra nước ngoài đánh lạc hướng địch. Nhưng Hội nghị Tw tháng 1/1968 thì không rõ VNG có tham dự không, cũng không rõ HCM có tham dự không, nhưng do LD đọc báo cáo chung, và VTD đọc báo cáo quân sự. Đợt 2 và 3 thì VNG có chỉ đạo. dù sao theo lẽ thường, các hội nghị BCT, nếu ai không tham dự thì phải có ý kiến trước, hay gửi ý kiến sau đó. Nhưng tài liệu nhà ta vẫn xem Tông tiến công 68 là thắng lợi chứ ko coi là thất bại nên ko thấy đăng ý kiến khác về vấn đề này và không nên bị lái theo tài liệu phi chính thống.Tuantintuc17 (thảo luận) 20:31, ngày 20 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi có dọc một số ý kiến cho tướng Giáp giỏi sánh ngang nhiều tướng tài nhất thế giới, vấn đề này phân tích thì nó rất khó. Nhưng có điều là phần lớn các trang nước ngoài dành cho tướng Giáp là thuộc cánh tả, có trang còn gọi ông là Mao-ít (không phải nghĩa xấu mà họ tuyên truyền cho tư tưởng này). Vấn đề tranh cãi tả - hữu, là vấn đề muôn thủa, nhưng có điều tiếc là VN chỉ có quốc tang cho quan chức, chứ ko có quốc tang cho nhân dân chết thiệt hại, cái này rất nhiều nước trên thế giới đã làm từ lâu, cho thấy vấn đề Nhân quyền VN chưa được coi trọng đúng mức - dưới góc độ này (bình đẳng giữa người với người). Mà nói cái gì thì cũng viện cớ các nước văn minh chưa làm thì ta chưa làm, hay cái gì học làm của họ thì cũng phải tham khảo văn bản quy chế thế nào rồi mới đưa về VN áp dụng, tức nói XHCN thì hơn TBCN (tả là cấp tiến hơn hữu) nhưng thực ra lại quay lại học họ và làm sau. Bài về VNG cũng còn nhiều điều ko rõ ràng, như TTXVN đưa tin 1981 làm phó ct thường trực hdbt, cái này có thật không hay chính TTXVN cũng tin tức ko đáng tin như cái tin ông làm phó ct tới 1986. Chịu với tin chính thức nhà nước trong tiểu sử khi ông mấtTuantintuc17 (thảo luận) 16:59, ngày 22 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chủ nghĩa xét lại sửa

Bài Vụ án Xét lại Chống đảng nói rằng nguyên nhân của vụ này là do một số thành viên đảng muốn hạ bệ VNG. Trong bài này tôi lại không thấy vụ án này được nhắc đến ở đâu. NHD (thảo luận) 04:59, ngày 4 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thời kỳ ông Giáp làm Phó thủ tướng sao nhắc có mỗi chuyện ông ấy chỉ đạo đặt vòng ? Xixaxixup (thảo luận) 04:22, ngày 7 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Năm mất sửa

Đáng lẽ ông phải mất vào tuổi 103 chứ, sao 102 dc Tháng 8 là sinh nhật ông ấy, mất tháng 10 phải là 103 nhé Trân trọng. Nguyễn Văn Méo (thảo luận) 13:09, ngày 4 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời

Wikipedia chỉ +1 nếu đã đủ tuổi, vào tuổi chưa tính. Tuanminh01 (thảo luận) 13:14, ngày 4 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời

Bút chiến sửa

Tôi đã phục hồi nội dung trước khi xảy ra bút chiến và tạm khóa bài 1 tuần. @Thedan3005, @JohnyCuTis mời thảo luận tại đây. NHD (thảo luận) 02:46, ngày 14 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

@DHN: Tôi thấy có sự lạm quyền của quản trị viên, khi chuyển hộp thông tin viên chức từ tiếng Việt sang tiếng Anh nhưng bản chất nguồn thông tin tm không thay đổi mà một số quản trị viên lại cho là sai, và có can thiệp lạm quyền cấm thành viên. Nếu sai thì chỉ rõ lỗi sai, còn không chỉ rõ lỗi sai mà cấm là lạm quyền. Rất nhiều bài viết trên wikipedia tiếng Việt có phần thông tin viên chức là tiếng Anh. Trân trọng. ____113.185.40.69 (thảo luận) 02:51, ngày 14 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
@113.185.40.69: Đây là Wikipedia tiếng Việt, tiếng Việt lúc nào cũng được ưu tiên. Việc sử dụng các tham số tiếng Việt sẽ thuận tiện hơn cho người sửa quen thuộc hơn với tiếng Việt. NHD (thảo luận) 02:56, ngày 14 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
@DHN: Dĩ nhiên ưu tiên nhưng có nhiều bài viết vẫn sử dụng hộp thông tin tiếng Anh như bài về Putin, Medvedev, Joe Biden,... cũng trên wikipedia tiếng Việt, đừng biện lý do là họ là người nước ngoài, thế sao không dùng hộp thoại tiếng Nga, tiếng Trung,... cho họ. Đó là sự lạm quyền của quản trị viên____113.185.40.69 (thảo luận) 03:05, ngày 14 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
@113.185.40.69: Không hiểu bạn lý luận kiểu gì. Nếu không có tiếng Việt thì tạm dùng tiếng Anh thì chấp nhận được, chứ nếu có tiếng Việt rồi thì đổi thành tiếng Anh làm sao mà chấp nhận được?! NHD (thảo luận) 03:08, ngày 14 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
@DHN: Thế là các bài thông tin viên chức của lãnh đạo nước ngoài cũng chỉ copy của Wikipedia tiếng Anh mà không có tính sửa đổi ạ, vậy thì có mắc lỗi vi phạm bản quyền không, nếu tiếng Việt thì phải tiếng Việt đồng loạt, chứ không thể để kiểu chắp vá được nhé. Nói tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, mà đa số thành viên Wikipedia là trẻ tuổi nên việc sửa đổi bản tiếng Anh chẳng gì là khó. ____113.185.40.69 (thảo luận) 03:21, ngày 14 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
@113.185.40.69: Rõ ràng bạn chưa tham khảo quy định về bản quyền nội dung tại Wikipedia. Tất cả các nội dung trên Wikipedia đều có thể chỉnh sửa, dịch lại, copy, thoải mái tại các phiên bản khác. NHD (thảo luận) 03:31, ngày 14 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
Không bàn đến việc hộp thông tin tiếng Anh hay Việt, tuy nhiên, sửa đổi của bạn lại in hoa toàn bộ tên trong phần tên, gộp 2 nhiệm kỳ bộ trưởng bộ Quốc Phòng thành một, chưa kể còn sai lỗi trình bày. ...D (thảo luận) 03:36, ngày 14 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
Bạn có chắc là bạn không thay đổi thông tin?, tôi mới nhìn qua trong phiên bản của bạn phần học vấn trong bài đã bị bạn loại bỏ. ﹏ JohnyCuTí Thảo luận03:18, ngày 14 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 1 tháng 8 năm 2023 sửa

Ở phần Vinh danh, đoạn đặt tên đường ở TPHCM, nguồn dẫn vào có vẻ hơi sai. 2401:D800:3C8:C8CE:A5BC:F75A:FC85:7FA (thảo luận) 03:30, ngày 1 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời

@2401:D800:3C8:C8CE:A5BC:F75A:FC85:7FA Bạn nói rõ hơn được không, cụ thể là ở nguồn số mấy?. PHONGDANG No risk, no life. No malice, no fear 03:33, ngày 1 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời
Nguồn 126 á – 2401:D800:3C8:C8CE:A5BC:F75A:FC85:7FA (thảo luận) 03:36, ngày 1 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời
À không, là 135 – 2401:D800:3C8:C8CE:A5BC:F75A:FC85:7FA (thảo luận) 03:37, ngày 1 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời
@P. ĐĂNG: chỗ đó dễ tìm mà haha – Mũi tên mặt trời (Thợ săn ác quỷ) 03:39, ngày 1 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Luân Quyên Vip Pro Max À, cảm ơn bạn, tôi đang sửa bằng điện thoại nên hơi loay hoay. Một ngày vui vẻ!!. PHONGDANG No risk, no life. No malice, no fear 03:42, ngày 1 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời
Đã sửa. Lâu rồi không nhúng tay lại – Mũi tên mặt trời (Thợ săn ác quỷ) 03:38, ngày 1 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 27 tháng 11 năm 2023 sửa

 
Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái) trong buổi lễ xuất phát của Việt Nam Giải phóng quân về đánh Thái Nguyên ngày 16/8/1945

Đề nghị thay đổi chú thích ảnh "Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái) trong buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân" thành "Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái) trong buổi lễ xuất phát của Việt Nam Giải phóng quân về đánh Thái Nguyên ngày 16/8/1945"

Theo bài viết này của Báo Nông nghiệp Việt Nam thì đây là “lễ xuất phát của Việt Nam Giải phóng quân về đánh Thái Nguyên ngày 16/8/1945", chứ không phải là "lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân". LMQ2401 (thảo luận) 15:30, ngày 27 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời

@LMQ2401:  YXong Billcipher123 (thảo luận) 19:43, ngày 31 tháng 1 năm 2024 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Võ Nguyên Giáp”.