Thảo luận Thành viên:Ti2008/Lưu 4

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Vinhtantran trong đề tài Các tài khoản phá hoại

Lưu trữ sửa

Nghiêu Thuấn sửa

Ông Nghiêu thuộc bộ tộc Đào Đường (ko phải là dân đi đào đường đâu nha :D) nên gọi là Đường Nghiêu; ông Thuấn thuộc bộ tộc Hữu Ngu nên còn gọi Ngu Thuấn.--Trungda (thảo luận) 16:49, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Thuấn là dòng dõi 8 đời Hoàng Đế". Hoàng Đế họ Công Tôn tên là Hiên Viên. Vậy thì Thuấn họ Công Tôn. Nhưng tóm lại mà mấy ông này là vua truyền thuyết. Ngay người "gần đây" như Hồ Quý Ly cũng từng có lúc mang họ Lê; Thương Ưởng thì còn gọi là Vệ Ưởng, Công Tôn Ưởng; mà nước Vệ họ Cơ, vậy nguyên tên họ là Cơ Ưởng, nhưng tên này thì chả ai nhắc tới!--Trungda (thảo luận) 16:58, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Danh sách sultan Đế quốc Ottoman sửa

Tiêu bản:Long mão cũng rất đẹp, nhưng tôi sợ nó không phải hình biểu tượng để sử dụng được. Và nếu không có mục đích thì tốt hơn cả là nên xóa.

Bài Danh sách sultan Đế quốc Ottoman bên tiếng Anh đã được gắn sao. Cách trình bày của bài đó cũng đơn giản mà đẹp. Ti2008 có thể chép lại mã và Việt hóa. Khi có thời gian tôi sẽ xem lại sau.--Paris (thảo luận) 15:22, ngày 25 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Điều đó thì không dám hứa vì khoảng thời gian này tôi ít lên mạng. Chúc Ti2008 thành công với loạt bài mới.--Paris (thảo luận) 15:53, ngày 25 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bang-Ánh sửa

Quả là 2 người này (1) đều có cái "hùng", lại có cái "tiểu nhân"; (2) đều thua thạy chối chết nhiều lần rồi cuối cùng thắng; (3) đều giết công thần và (4) đều lấy vợ kẻ thù (tức là ham sắc).

Nhưng xem ra có những cái khác: Ánh có thực tài quân sự hơn Bang. Bang về võ hoàn toàn dựa vào Tín, Việt, Bố, Bột, Khoái; về mưu hoàn toàn trông vào Lương, Bình, Tự Cơ, cùng cái công "bao quát" tận tụy của Hà. Bản thân Ánh tự chứng tỏ thực lực; như từng dựa vào Nhân, Quân song khi quan hệ với Nhân, Quân xấu đi thì giết ngay mà không bị "hụt hẫng" gì lớn như kiểu Trần Ngỗi giết Đặng Tất.

Nhưng Bang thắng lại vẻ vang hơn Ánh: Bang thắng trực tiếp kẻ "rượt đuổi" mình là Vũ (và kết liễu đối thủ cho hả hê), còn Ánh phải "chờ" Huệ mất mới dám ho he (và sau phải đào mả trả thù bị mang tiếng). Thậm chí đến khi nội bộ kẻ thù tự rối tung lên mới tìm được lối "ra bắc". Nên lưu ý rằng nội bộ Tây Sở có chút rối ren (Phạm Tăng bị nghi), song ko phải là tự rối mà do chính bàn tay phá hoại của Bang. Bang tự biết dùng mưu làm yếu kẻ địch.

Về khoản công thần, Bang giết hoặc đuổi cả loạt để thay tất tật con mình vào làm vua chư hầu 1 cách trắng trợn: 2 Tín, Việt, Bố, Đồ, Quán, Ngao (nên bị gọi là hoàng đế vô lại); còn Ánh "chỉ" giết 2 kẻ Thành và Thường, lại phải để Duyệt sống làm "ông tiểu vương" ở Nam Bộ chứ chưa dám làm gì. Về cái khoản "vắt chanh bỏ vỏ" thì Bang hơn Ánh vài bậc. Bang quả là có "tài cầm tướng" đệ nhất trong hàng đế vương.

Bang có Kỷ Tín chết thay, còn Ánh không có ai liều mạng cho. Tôi nghe 1 sử gia TQ nói rằng: bản thân Bang có sự cuốn hút kỳ lạ với nhân tâm khi đó, dù tư cách khá tầm thường (rượu, gái, thô lỗ). Hàng lọat công thần nối nhau bị xử, nhưng vẫn có 1 hàng ngũ "ruột" trung thành vô điều kiện để giúp đến tận đời con cháu như Khoái, Bình, Bột - họ ko hề bị lâm vào cảnh "thấy gà chết thì khỉ lo" mà manh động.

Bang trực tiếp diệt Sở nhưng đã hậu táng Hạng Vũ làm Lỗ công. Thiên hạ trông vào đây mà bảo "Hán vương nhân đức". Cái này Bang lại hơn đứt Ánh vài bậc nữa. Quá đối nghịch với chuyện bới mả, hành nắm xương khô của người nằm xuống từ 10 năm.

Tài quân sự, có thể Ánh hơn Bang 1 phần nhưng về chính trị, Bang hơn hẳn tầm Ánh. Còn nữa đây: Ánh sợ những "cặp mắt hình viên đạn" của dân Bắc Hà mà bỏ Thăng Long - đô nhà Lê; còn Bang vốn thích "nơi đô hội Lạc Dương" nhưng sau nghe lời Lâu Kính đã dám trở về Quan Trung căn bản - đô nhà Tần, mà ko hề e dè người Tần nhìn mình bằng cặp mắt gì! Rõ ràng là tầm nhìn của Bang khác hẳn. Cho nên, sau khi diệt xong các chư hầu, cơ bản TQ ko còn binh lửa, nhân dân cũng ko ai chống đối nữa; còn nhà Nguyễn thì sao? Suốt mấy đời ông cháu, cha con Ánh, ko biết bao nhiêu sự chống đối của nhân dân khắp nam chí bắc!

Bảo Ánh giống Bang là "bén gót" được 1 đôi phần mà thôi!--Trungda (thảo luận) 17:23, ngày 25 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Rõ ràng là vậy. Lê Thái Tổ và Hán Cao Đế đều xuất thân "áo vải", ngoi từ vị trí thấp lên. Còn Ánh có cả cơ ngơi, danh tiếng dòng chúa từ 200 năm - rõ ràng là thuận lợi hơn mà tài năng lại kém hơn.
Vua Lê đuổi được người ngoài, Ánh thì cố xin người ngoài vào; xưa kia chưa có "dư luận quốc tế", chưa có phe phái siêu cường hậu thuẫn, thế mà vua Lê đo ván được người Minh; còn Ánh phải lạy lục hết nước này đến nước khác về quại người nhà. Chiến thắng của vua Lê là thắng ngoại xâm (rõ ràng vẻ vang hơn), thắng của Ánh là thắng nội chiến; hai đằng khác nhau như vậy bảo sao hậu thế khen người này chê người kia.
Có người bảo Quang Trung và Gia Long cùng là đại đế nhưng tôi lắc đầu. Ánh cũng là vua khai quốc, nhưng tôi xem trong các triều đại, thì là vua khai quốc đứng vào hàng đội sổ!--Trungda (thảo luận) 02:33, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đúng thế. Trùng Quang Đế là vua duy nhất trong LS VN dám bỏ mình vì nước khi nước mất (hơn đứt loại Lê Quý Ly chém người khuyên mình tự vẫn). Nhà Trần kết thúc cách này cũng là oanh liệt nhất trong các triều đại. Đáng ngạc nhiên là ở HN tôi ko thấy người ta đặt phố Trần Quý Khoáng, dù đã có 1 loạt phố các tướng Hậu Trần (Đặng Tất, Cảnh Chân, Nguyễn Biểu, Đặng Dung).--Trungda (thảo luận) 02:42, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Kế nhiệm và tiền nhiệm sửa

Nếu là kế nhiệm quản cái mảnh đất đó, thì thậm chí có thể tính cả người ngoài vào (xâm chiếm) làm người kế nhiệm (Trương Phụ "kế nhiệm" Hồ Hán Thương); còn xét đúng trên góc độ dòng tộc và triều đại, thì chỉ gói gọn trong triều đại đó => những sự thoán đoạt xem như "cắt mạch" để lập ra chuỗi mới.

Tôi cho rằng chỉ nên gói trong phạm vi 1 triều đại hay dòng họ, bởi lẽ phần nhiều người lật đổ mà lên cũng đã xưng hiệu ít lâu trước khi hoàn toàn tiêu diệt đối thủ (kiểu như Ánh và Toản) và có những trường hợp ko thể xác định được người tiền nhiệm. Đơn cử: ai là tiền nhiệm của Nguyễn Nhạc? không lẽ là Lê Hiển Tông? Đó là trường hợp "trùng" nhau về thời gian, còn có trường hợp "đứt đoạn" thời gian, như Lê Trang Tông với Lê Cung Hoàng thì tính sao được? Kế Cung Hoàng là Mạc Thái Tổ hay Trang Tông?

Rõ ràng là lịch sử có không ít thời loạn và nếu cố móc xích các đế vương lại với nhau sẽ có những trường hợp gây tranh cãi vì bản thân họ khi sống cũng đâu có muốn kẻ kia "kế nhiệm" mình!--Trungda (thảo luận) 02:17, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sự kế nhiệm có thể ghi ở góc độ giữa triều đại này với triều đại kia (Hồ thay Trần, Trần thay Lý...) với tư cách "tiếp quản quốc gia" có lý hơn.--Trungda (thảo luận) 02:19, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi vừa nêu ở trên đây thôi. Các vua Lê - Mạc, Lê - Tây Sơn; Tây Sơn - Nguyễn, đều có đan xen nhau về thời gian. --Trungda (thảo luận) 02:35, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi thấy hợp lý đấy.--Trungda (thảo luận) 02:44, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đúng vậy. Ánh dùng niên hiệu Cảnh Hưng đến tận năm 1801 nhưng chưa bao giờ gọi Lê Hiển Tông là "tiên đế" mà toàn gọi đến cha mình hoặc chú Thuần mình.--Trungda (thảo luận) 02:50, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC) Kệ chúng đi bạn,đợi BQV xử lý.--DMT (thảo luận) 15:42, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hỏi thăm sửa

Quê bắc nhưng bạn ở tỉnh nào , có hay về thăm quê không ? -- Duyphuong (thảo luận) 16:08, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thế là đồng hương rồi đấy, mình đang ở (Hà Tây) mà -- Duyphuong (thảo luận) 16:14, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nó thừa nhận ở thảo luận rồi còn gì. -- Duyphuong (thảo luận) 16:33, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Loại đó là cứ cấm tiệt đi là song, không tẩy não được đâu. -- Duyphuong (thảo luận) 05:57, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cấm vô hạn rồi ! -- Duyphuong (thảo luận) 10:08, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Có lẽ chưa đến độ. -- Duyphuong (thảo luận) 10:13, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tiêu bản cấm sửa

Cảm ơn bạn đã đặt các tiêu bản vào trang của thành viên phá hoại, nhưng mà việc đặt tiêu bản không có nghĩa là bạn đang cấm sửa đổi người đó. Bảo quản viên sẽ cấm rồi sau đó đặt tiêu bản để thông báo cho người khác, làm vậy sẽ hiệu quả hơn. Cảm ơn bạn lần nữa. Tân (thảo luận) 16:02, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Húy sửa

Tôi sẽ về tìm lại. Chính tôi cũng từng bất ngờ vì cái sự "nhiễu" của thời phong kiến, tưởng người ngoài mới phải đổi tên vì kỵ húy, hóa ra em ruột cũng ko phải ngoại lệ.--Trungda (thảo luận) 02:12, ngày 29 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã tìm được và chú.--Trungda (thảo luận) 03:01, ngày 30 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Lời vàng" sửa

Tôi thấy bạn vừa đưa nhiều lời thoại vào ngoặc kép lớn. Nhưng thiết nghĩ ta chỉ nên dùng dấu này cho những trích dẫn quan trọng, như lời trăng trối của vua/người sắp mất, 1 lời tuyên bố mang tính lịch sử, 1 câu nói nổi tiếng... Còn đối với lời thoại thông thường (hiến kế, bàn luận...), nên để lùi vào và chữ nghiêng là đủ, nếu không sẽ đánh đồng giữa cái quan trọng và ko quan trọng.--Trungda (thảo luận) 02:42, ngày 29 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi cho là được vì nhận định thì quan trọng hơn lời nói thông thường.--Trungda (thảo luận) 02:59, ngày 30 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phố sửa

Đó là quan điểm của những người cầm quyền thời đó. Như trường hợp Lê Quýnh, đã có người thắc mắc vì sao đến nay Hải Phòng chưa dỡ biển.

Chưa rõ Tự Đức công gì, hay chỉ vì "là vua"? hay vì "có tài văn thơ" (đầy người)? Đồng Khánh còn khó hiểu nữa, đâu có khá hơn các vua Lê "khoanh tay rủ áo" (mà ko ai trong số này có biển)? Các trường hợp này tôi bó tay.--Trungda (thảo luận) 04:08, ngày 30 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngoặc lớn sửa

Theo tôi nên loại trừ không áp dụng với những lời thoại thông thường, không quan trọng. Việc sử dụng, như tôi từng bàn, có thể với những lời tuyên bố quan trọng, với những nhận định, hoặc trích dẫn những đoạn văn kiện có tính lịch sử (kiểu như 1 đoạn trong Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ hay Lộ bố phạt Tống của Lý Thường Kiệt...). Với những đoạn chiếu chỉ hay thư từ bình thường, thiết nghĩ không cần nâng tầm quan trọng của nó lên đến mức "dấu ấn" như vậy, thành ra cái nào cũng có vẻ là "lớn", "quan trọng", "đáng lưu ý"...--Trungda (thảo luận) 01:26, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thơ ca bình thường thì thôi, trừ những bài tầm cỡ Nam quốc sơn hà mới cần.
Tuyên bố của Văn đế về luật pháp có thể có hoặc không, nhưng tôi cho rằng nếu tuyên bố này ko có tính đột phá, cách mạng về pháp luật của cả chiều dài LS TQ thì cũng ko cần ngoặc to.
Về đoạn tung đồng xu của Nguyễn Huệ cũng không nhất thiết cho ngoặc to, không hẳn vì nó chỉ là giai thoại. Câu quan trọng là "mồng 7 sẽ vào Thăng Long ăn tết", theo tôi lại cần ngoặc lớn, vì là 1 tuyên bố hùng hồn trước khi ra trận và sau này ông làm được còn hơn thế (mồng 5).--Trungda (thảo luận) 02:54, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tuyên bố về pháp luật và gìn giữ đất đai của vua Lê theo tôi là cần. Còn câu thơ về Ức Trai hay câu "răn bảo quan lại" thì ko cần thiết.--Trungda (thảo luận) 03:24, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mấy trường hợp đó tôi thấy đều hợp lý. Ba ông này rất xứng đáng với thụy hiệu, riêng ông Lý bị thiệt ko có phố.--Trungda (thảo luận) 17:06, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thụy hiệu sửa

Tôi không rành chữ Hán nên không tường tận, không rõ mấy chữ Thuần có khác nhau không. Nhưng bằng kinh nghiệm cá nhân thì đúng là tôi cũng thấy ngạc nhiên như bạn, không hiểu người ta định "để dành" chữ Vũ cho ai mà chưa đặt luôn khi đó.

Phép đặt đôi khi theo "cảm tính". Tôi nghĩ kiểu vua như Đồng Khánh, không là Hòa đế thì An đế, Tĩnh đế mới đúng. Bạn cũng có thể tự kiểm nghiệm rằng Lê Hiến Tông, Trần Hiến Tông, Mạc Hiến TôngNguyễn Hiến Tổ, (cũng như Hán Hiến Đế :D), đều khá mờ nhạt như nhau. :D--Trungda (thảo luận) 17:20, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Khi sống ông Khoát này đã tự xưng Vũ vương, phải chăng nhà Nguyễn ko muốn thay đổi đi? Vả lại bờ cõi mở mang từ đời mấy ông trước, ông này làm cái việc xưng hiệu danh chính cho Đàng Trong tách biệt với Đàng Ngoài. Hán Vũ đế thì chinh chiến ác liệt hơn và đậm nét hơn. Hoàng thân Lê Duy Mật chống Trịnh từng cầu viện Đàng Trong (năm 1764 khi cục diện miền Bắc khá yên trở lại) nhưng ông đã từ chối vì ngại gây đại chiến với Bắc Hà. Không rõ nếu Bắc-Nam đánh nhau sớm hơn thì ra sao? :D--Trungda (thảo luận) 10:30, ngày 4 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Vũ sửa

Tôi tạm chia đôi là vừa. Bên dưới "đối ngoại" nên trên dùng "Đối nội" cho thống nhất.

Tôi sẽ dần dần làm về các ông vua Hán, muốn ưu tiên các ông không nổi trước để "phủ xanh" tiêu bản. Với những ông có nhiều điều để nói, tôi muốn gắn với những bài về sự kiện lớn liên quan và ra bài cùng lúc, kiểu như Hán Cảnh Đế đi cùng với Loạn 7 nước thời Tây Hán. Vì vậy những ông nổi hơn sẽ cho ra sau.--Trungda (thảo luận) 16:41, ngày 4 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sử ký chép tên Khoái Triệt gọi là Khoái Thông; Cao Tổ bản kỷ chép chệch chức "triệt hầu" ra "thông hầu". Đó là chú của dịch giả. Bạn tìm 1 bản Sử ký điện tử nào đó, chắc sẽ có lời chú cuối trang. Vả lại điều này cũng được biết đến khá nhiều, ko ai tranh cãi gì mà.--Trungda (thảo luận) 16:23, ngày 5 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trúc thư sửa

Thực chất, tôi đọc những thông tin ít ỏi của Trúc thư kỷ niên qua sách của Kỳ Ngạn Thần chứ không xem được nguyên bản. Tại đó nêu vài điểm khác giữa chính sử và Trúc thư. Còn thân thế, tôi cho rằng Trúc thư không khác biệt với chính sử (có cha lấy vợ kế và em khác mẹ định hãm hại...), nếu không thì Kỳ Ngạn Thần đã nêu.--Trungda (thảo luận) 06:33, ngày 6 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ bạn cho ý kiến tại Wikipedia:Thảo luận#Thay đổi kiểu trình bày của chú thích. Cám ơn!--222.254.71.178 (thảo luận) 04:55, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đế Chí sửa

Tôi chỉ có Sử ký, để tôi tìm xem sao. Nhưng cứ theo tiêu bản:Tam Hoàng Ngũ Đế thì Tư Mã Thiên lại không tính ông này vào trong số 3 Hoàng hay 5 Đế, e rằng hy vọng... thấp :(.--Trungda (thảo luận) 08:48, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sử ký, Ngũ đế kỷ chép rất ngắn ngủi về Đế Chí: ông là con của Đế Cốc (hay Khốc), mẹ là con gái họ Tu Ty. Khi Cốc qua đời, Chí nối ngôi, nhưng không có tài cai trị nên Phóng Huân là con vợ cả (họ Trần Phong) của Cốc thay ngôi - đó chính là Nghiêu. Chí và Nghiêu là anh em cùng cha khác mẹ, mẹ Chí là vợ lẽ.
Như vậy Chí có vai gần giống như Trịnh Cối ở VN. Chỉ có điều ko thấy Sử ký nói về kết cục của ông Chí ra sao.--Trungda (thảo luận) 15:15, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lại Lưu Bang sửa

Ông này ngoài 50 tuổi bị trúng tên của Hạng Vũ, ngoài 60 tuổi lại bị trúng tên của Anh Bố, thế mà không chết trên sa trường, kể ra thể lực rất khỏe và mạng cũng lớn. Ông ta già yếu phát tác vết thương mà chết, nhưng những trường hợp này người ta thường gọi là "thương binh" hay "bệnh binh" chứ ko gọi là "liệt sĩ" - tức là ko phải tử trận.--Trungda (thảo luận) 15:20, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thái Tổ nghe khá lạ. Cao Tổ phổ biến hơn. "Các đời đế vương Trung Hoa" của Nguyễn Khắc Thuần ghi là "Cao Tổ Cao hoàng đế".--Trungda (thảo luận) 16:47, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Hòa Đế sửa

Thời Đông Hán ko bị họa ngoại thích thì dính hoạn quan. Tôi thường nghe người ta phê 2 vua làm hỏng nhà Hán là Hoàn Đế và Linh Đế (gọi chung là Hoàn Linh). Các vua Hòa, Thuận, Xung, Chất... chủ yếu là thọ yểu hoặc nhu nhược, quyền hành trao qua đưa lại giữa các họ ngoại thích nhưng chưa họ nào làm được điều ngoại thích Tây Hán là Vương Mãng làm. Trừ Hòa Đế đã giải quyết được họ Đậu coi như ko có hậu quả gì. Đổ cho mấy vị thiếu đế cái tội làm yếu nhà Hán thì cũng oan, đâu phải ai cũng khôn trước tuổi được như Lê Thái Tông.--Trungda (thảo luận) 09:38, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Toàn thư sửa

Thế hệ Phạm Công Trứ, Lê Hy viết Toàn thư đã sau thời Ngô Sĩ Liên vài trăm năm. Khi đó không khen cái "khoanh tay rủ áo" mà lại chê là "nhu nhược" thì khác gì kích vua Lê chồm dậy chống Trịnh? Họ Trịnh sẽ lấy đầu họ! Cũng như mấy Tổng tài nhà Nguyễn dù biết nhiều dòng "ngự phê" của Phúc Thì là nghịch mắt nhưng làm sao dám gạch đi được?--Trungda (thảo luận) 16:04, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phế Đế sửa

Đúng với danh hiệu Phế đế ở nhà Hán có lẽ có Lưu Hồng, Lưu Hạ (thì chính sử lại ko gọi là Phế Đế) và Lưu Biện. Lưu Cung bị giết, Lưu Ý chết non nên có lẽ duy nhất người này đúng với chữ Thiếu đế.

Đó là cách gọi của các sử gia đời sau. Đôi khi ta vẫn thấy bất hợp lý, như trường hợp ông vua "thần võ" Lê Hoàn cả ngàn năm không có miếu hiệu lẫn thụy hiệu.

Tôi từng đọc có ý kiến coi Hàm Nghi, Thành TháiDuy Tân đều là Xuất Đế vì bị trục xuất ra nước ngoài.--Trungda (thảo luận) 11:22, ngày 18 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua sửa

Tôi đã thảo luận khi chuyển hết tiêu bản:Hoàng đế TQ thành tiêu bản:Danh sách vua Trung Quốc, chính bởi nhiều người trong số các vị vua vốn không phải hoàng đế: họ bị phế xuống công, hầu, vương, hoặc đàng hoàng là thiên tử như các vua Chu nhưng chỉ xưng vương. Do đó để Vua khái quát hơn, ghi hoàng đế quá chi tiết; tương tự thế với các nước chư hầu thời Chu, tôi đã bàn với Meotrangden thống nhất ghi vua hoặc "quân chủ", bởi tước của họ trải dài từ công - hầu - bá - tử - nam; thậm chí trong 1 nước như Vệ, Trịnh, Tề... cũng có sự thăng tiến: trước từ bá, sau lên hầu, rồi lên công, và sang thời Chiến Quốc xưng vương. Nếu cứ bổ vào những thông tin quá chi tiết, ta sẽ gặp vô vàn rắc rối.

Do đó tốt nhất là chỉ gọi "Vua". Đối với các vua Việt Nam tôi cũng dùng từ này cho tất tật từ những ông Tiết độ sứ như họ Khúc tới ông Đinh Tiên Hoàng, miễn rằng họ có ngôi vị của người đứng đầu cái nước đó, vùng đó - với TQ cũng như vậy.--Trungda (thảo luận) 10:00, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chính vì vậy với trường hợp vua Nam Minh chỉ là vương, tôi đã từng chuyển hướng từ Danh sách hoàng đế nhà Minh sang Danh sách vua nhà Minh, nếu không mấy ông Nam Minh bị "bật bãi" thành "con hoang".--Trungda (thảo luận) 10:03, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Cảnh Đế sửa

Bạn yên tâm, tôi sẽ sớm bổ sung đầy đủ về ông này cùng những người và sự kiện liên quan.--Trungda (thảo luận) 16:43, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không rõ, chỉ thấy sách Các đời đế vương Trung Hoa của GS Nguyễn Khắc Thuần không nói gì đến 1 số trường hợp ko có miếu hiệu. Tôi chưa rõ phép đặt miếu hiệu có từ khi nào. Ta cũng thấy rằng chỉ có vài ông "giỏi" của nhà Thương có miếu hiệu (Trung Tông, Cao Tông), nhà Chu thì tuyệt nhiên ko có; phải chăng là danh hiệu các đời vua sau này đặt? Bạn để ý sẽ thấy rằng chỉ từ nhà Đường sử sách mới ghi các vua bằng "Tông" thay cho "đế" (dù "đế" cũng mang nghĩa là tổ tông).--Trungda (thảo luận) 02:28, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Danh hiệu sửa

Bạn thử nghiên cứu tạo 1 dấu hiệu khác nào đó trong bảng thông tin nhân vật hoàng gia cho những danh hiệu chỉ được truy tôn, nếu không nhìn vào bảng dễ lầm lẫn rằng ông này từng làm vua. Tôi tạm dùng chữ "truy tôn" ghi thêm vào bảng đó, nhưng thấy chưa phải là giải pháp tối ưu.--Trungda (thảo luận) 03:02, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không biết tiếng Trung nên không hiểu hết thông tin bảng bên wiki tiếng Trung ghi (với ví dụ của vua Hán Chiêu Đế). Bạn có thể lấy ví dụ nào đó hiển thị cụ thể hơn? Hay là lập hẳn ra 1 dòng thông tin riêng, dùng màu khác và chữ nhỏ hơn cho danh hiệu được truy tôn? Trường hợp này theo tôi sẽ dùng nhiều đấy, như những người không làm vua nhưng tạo tiền đề cho các triều đại ra đời (Tào Tháo, Tư Mã Ý, Cao Hoan...) hoặc các chúa Nguyễn - vốn là công hoặc vương được tôn lên sau này.--Trungda (thảo luận) 03:26, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bạn cho 1 đường link ví dụ về "tiêu bản lỗi thời" như thế nào? Hay bạn đã có hướng xử lý nào khác không?--Trungda (thảo luận) 16:32, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Như vậy vẫn không chỉ ra được dấu hiệu phân biệt người làm vua khi sống và người chỉ có đế hiệu sau khi chết khá lâu. Dùng chữ "truy tôn" trong ngoặc đơn ngay sau miếu hiệu là cách giản đơn nhất, nhưng tôi quan tâm hơn tới thẩm mỹ. Hay là cho chữ mờ (màu nâu, xám của cõi âm :D)?--Trungda (thảo luận) 16:46, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Cao Tổ sửa

Đây lại là 1 ông vua có nhiều chuyện để nói, tôi đã để trong dự định ít ra là "trung tu". Vì thế tôi muốn dành thêm thời gian xem tài liệu liên quan hiện có. Chắc chắn bài sẽ được mở rộng và loại bỏ những gì râu ria. Bạn yên tâm, dù không sớm nhưng sẽ có bổ sung, như tôi từng nói với bạn từ khá lâu về Hán Cảnh Đế.

Tôi muốn giải quyết mấy vị Thiếu Đế ngắn ngày và mấy ông ít chuyện nhà Hán trước, rồi sẽ "tu tạo" đến ông này. Chúng ta sắp có 10 vạn bài nhờ sự tích cực viết hàng loạt của 1 số thành viên dùng bot, nên không nhất thiết phải vội với những bài về nhân vật. Họ phát triển theo hướng lượng cho vi.wiki, còn chúng ta nên phát triển theo hướng chất để tạo cân bằng.--Trungda (thảo luận) 04:38, ngày 22 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quý là tên tự. Theo thứ tự ngày xưa, con trong nhà lần lượt: cả là Bá, 2 là Trọng, 3 là Quý.--Trungda (thảo luận) 10:06, ngày 24 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Các triều đại của đế quốc Ba Tư sửa

Wiki en cũng do người khắp thế giới, như bạn, như tôi, biên ra. Sự biên tập của họ cũng dựa vào một tài liệu nào đó, hoặc nhớ không rõ, v.v... Chúng ta cần căn cứ vào tài liệu hơn là căn cứ vào ấn bản.

Chúng ta cũng nên phân biệt Ba Tư (Perse) và Iran. Tộc Iran bao gồm nhiều chủng tộc như Medes, Perses, Parthes, v.v... do đó đế quốc Media có thể coi là một đế quốc của tộc Iran, nhưng không phải là đế quốc Ba Tư, cũng là một đế quốc khác của tộc Iran.

Về phần tôi, khi biên tập, tôi sẽ cố gắng dẫn nguồn nhiều hơn, để người đọc có thể kiểm chứng.MohamedSaheed (thảo luận) 07:25, ngày 25 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Các triều đại của đế quốc Ba Tư 2 sửa

Trong bài Lịch sử Iran, phần "Tổng quan", tôi có viết : "Khoảng thời gian dài xấp xỉ 7.000 năm, trên một vùng đất rộng bao la, với nhiều chủng tộc, nhiều triều đại, và nhiều lằn ranh không rõ ràng về thời gian, về không gian, về huyết hệ khiến cho lịch sử Iran rất phong phú và phức tạp. Tuy nhiên, nhờ có vài triều đại của người Ba Tư cai trị những lãnh thổ lớn, đại cương của lịch sử Iran lại đơn giản và dễ nhớ. Ngoài các triều đại đó ra, cách phân định các thời kỳ trong lịch sử Iran thường khác biệt nhau, tùy theo các tiêu chuẩn nào đã được chọn về cương thổ địa lý, về nhân chủng học, v.v..."

Gần đây, sau khi đọc bài Iranian peoples bên Wiki Anh và các bài về các chủng tộc được nhắc đến trong đó (như Parthians chuyển đến Parthia), tôi có khuynh hướng coi đế quốc Parthia của nhà Arsacid là một đế quốc thuộc tộc Iran hơn là đế quốc Ba Tư. Điều đó làm cho tôi mâu thuẫn với bài đế quốc Ba Tư trong phần mà tôi đã đóng góp trước đây. Bên Wiki Anh hai bài Iranian peoplesPersian Empire cũng mâu thuẫn về điểm đó. Tôi nhớ nhiều quyển sử cũng xếp nhà Arsacid vào đế quốc Ba Tư. OK đồng ý với bạn theo sườn của bài Persian Empire. MohamedSaheed (thảo luận) 12:55, ngày 25 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đọc sử của Herodotus, ta thấy có đoạn nói về người Medes khinh thị người Perses trong giai đoạn họ đô hộ. Điều này cũng khiến nhiều người coi Media không phải Ba Tư. MohamedSaheed (thảo luận) 13:01, ngày 25 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chuyên Húc sửa

Theo tôi, bạn thay đổi thêm chút ít nữa so với nguyên văn để tránh những cách hành văn của trang web đó rồi bỏ biển đi, đồng thời ghi rõ ý kiến mình vào thảo luận của bài.--Trungda (thảo luận) 08:20, ngày 26 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

bạn đã có sửa gì đâu. Đoạn đó bạn chép gần như nguyên văn, không sai 1 chữ mà. 92.230.52.171 (thảo luận) 08:25, ngày 26 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Trời ạ, chỉ sửa chữ Chuyên Húc thành ông thì vpbq là đúng rồi, cãi gì nữa, hihi ! Chịu khó tóm lược và sửa thêm nhiều nữa đi bạn, hay kiếm thêm nguồn khác mà xào trộn vào. 92.230.52.171 (thảo luận) 08:37, ngày 26 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn định nói bài Chuyên Húc hay bài Tam Hoàng Ngũ Đế?--Trungda (thảo luận) 09:03, ngày 26 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi tra trong Ngũ Đế kỷ của Sử ký thì đoạn nói về Chuyên Húc rất ngắn, khoảng 5-6 dòng: đại ý nói tên ông là Cao Dương, là người uyên bác trầm tĩnh, biết trị thủy, được mọi người tin cậy...--Trungda (thảo luận) 07:01, ngày 27 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi đã thêm mấy dòng cho bài Chuyên Húc, nhưng bài Tam Hoàng Ngũ Đế thì có nhiều thuyết, trong khi đó Sử ký lại chỉ là trong các thuyết đó, viết nhiều về mấy ông mà Tư Mã Thiên chọn mà ko ghi gì về mấy ông kia thì... áy náy quá :D, lại sợ lệch kết cấu bài.--Trungda (thảo luận) 17:38, ngày 27 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Các triều đại của đế quốc Ba Tư 3 sửa

Về việc cho Medes, Seleucid, Y Nhi v.v... vào các triều đại của Đế quốc Ba Tư, tôi cũng có đọc được vài thông tin có thể dẫn chứng cho việc này. Với Medes và Seleucid, thì các quyển sử do người Âu viết mà tôi đã được đọc thì thường xếp riêng, nhưng có lẽ người theo chủ nghĩa "Đại Iran" thì có ý kiến ngược lại. Tôi sẽ cố gắng đóng góp vào bài với các thông tin của cả hai lối nhìn.MohamedSaheed (thảo luận) 14:52, ngày 26 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua và hoàng đế sửa

Đọc Sử Ký của Tư Mã Thiên, phần "Tần Thủy Hoàng bản kỷ", bản dịch của Nhữ Thành, nxb Văn Học Hà Nội 1988, có đoạn :

"... đình úy Lý Tư đều tâu: - Ngũ Đế ngày xưa đất chỉ vuông ngàn dặm, ngoài ra là đất đai của chư hầu và của man di... Nay bệ hạ ... bình định được thiên hạ... Ngũ Đế đều không bằng. Bọn thần sau khi bàn bạc kỹ lưỡng với các bác sĩ thấy rằng: Ngày xưa có Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Thái Hoàng, nhưng Thái Hoàng là cao quý nhất. Bọn thần liều chết xin dâng tôn hiệu của nhà vua là Thái Hoàng ... Nhà vua nói: - Ta bỏ chữ "thái", lấy chữ "hoàng", thêm chữ "đế" của những vị đế thời thượng cổ hiệu gọi là "Hoàng Đế"..."

Vậy danh từ "hoàng đế" có từ thời Tần Thủy Hoàng. Trước kia trong Ngũ Đế đã có Hoàng Đế, nhưng chữ Hoàng này là màu vàng, tiếng Anh dịch là "Yellow Emperor". Chữ "emperor" dùng theo nghĩa Anh bắt nguồn từ chữ "imperium" tiếng La-tinh có nghĩa là nhiều nước tập họp dưới quyền của một cai trị của một quân vương hay một nhóm "chính trị đầu sỏ" (olygarchy) (bài empire của Wiki Anh). Các vua nhà Chu không xưng đế mà chỉ xưng vương, nhưng trên thực tế các vua đầu đời nhà Chu cũng là "emperor" theo nghĩa tiếng Anh.

Ngoài ra các sách cũng thường biên "vua Khang Hi", "vua Càn Long", v.v... song song với sự thông dụng của các cụm từ "Khang Hi hoàng đế", "Càn Long hoàng đế".

Vì vậy, tôi thấy đôi khi không nên phân biệt "vua" và "hoàng đế" nếu căn cứ theo cách dùng của tiếng Hán và tiếng Việt xưa nay.

Riêng về các khalip thì họ thường có các nước chư hầu triều cống. Các tài liệu giản hóa thì tả họ cai trị trên một nước lớn thống nhất. Nhưng vào chi tiết thì cũng có một số nước lớn nhỏ quy phục, triều cống, hoặc tôn phù họ trên danh nghĩa ngay từ thời khalip Uthman bin Affan. MohamedSaheed (thảo luận) 15:36, ngày 26 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hakhamanish sửa

Sách Manuel d'Histoire, de Généalogie et de Chronologie de tous les Etats du Globe depuis les temps les plus reculés jusqu'à nos jours của Stokvis nói đến Hakhamanish nhưng không xác nhận mà cũng không phủ nhận là huyền sử. Có sách muốn chứng minh Hahamanish là một ông vua được nhắc đến trong một tài liệu chữ hình nêm của Assyria (tôi chưa tìm lại được là sách nào), nhưng dữ kiện có lẽ chưa đủ để dứt khoát xác nhận hoặc phủ nhận việc này. Dù sao cũng nên nhắc đến tên ông để giải thích do đâu có tên nhà Achaemenid.MohamedSaheed (thảo luận) 15:53, ngày 26 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Thuận Đế sửa

Tôi đã bổ sung cho mấy ông An, Thuận. Bạn cứ tiếp tục mấy ông khác nhưng để lại mấy ông cuối Đông Hán thời loạn đó cho tôi nhé :D lại nhiều chuyện mà.--Trungda (thảo luận) 17:33, ngày 29 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lộc Tục sửa

Bạn có thể nói rõ dựa vào đâu để bạn viết rằng Kinh Dương Vương trị vì từ năm 3054 - 2839 TCN (215 năm) được không? 222.252.8.34 (thảo luận) 04:39, ngày 30 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Toại Nhân sửa

Bạn có thể cho biết interwiki của Toại Nhân được không? 222.252.8.34 (thảo luận) 08:33, ngày 30 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nằm vùng sửa

Đó gọi là nằm vùng đó. Tôi thấy phương cách của nó là tạo khoảng 2, 3 tài khoản lúc mọi người không để ý rồi trỗi dậy sau 12 giờ đấy hoặc là gần sáng. Llevanloc (thảo luận) 15:08, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đâu, đồng chí khả kính giả mạo tớ đó đang nằm đâu, "chỉ điểm" hộ cái để đi bắt trộm nào. Đừng có kêu ca BQV ăn tết nhá, BQV cũng phải có thời gian để đi chơi với người thương chứ :P Gia Nạp nhân (thảo luận) 15:10, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thay mặt A Sơn Đế và chi bộ Đảng ở Gia Nạp, tớ có lời với đồng chí:

  • 1 là cái tay Râu đó đã bị Trần Vĩnh Tân nhốt vào ngục
  • 2 đồng chí không cầm đèn chạy trước ô tô khi đi treo biển, nhỡ nó còn sống mà treo biển thế làm mọi người nghi ngờ nó "sổng chuồng"
  • 3 là từ nãy đến giờ wiki bệnh quá nên giờ mới trả nhời được.

Gia Nạp nhân (thảo luận) 15:39, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thành viên Ngọc Hiền xxx đó mới chỉ ăn nói ba láp ở thảo luận chứ chưa có phá hoại bài viết, chỉ ở mức nhắc nhở chứ chưa thể vin vào đó để cấm được (văn phong giống Kayani nên cấm??). Do đó để trong tình trạng theo dõi, nếu có hành vi phá hoại bài viết sẽ xem xét cấm. Gia Nạp nhân (thảo luận) 16:02, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mộ Tào Tháo sửa

TQ tìm thấy mộ Tào Tháo rồi đấy, bạn đã biết chưa ? -- Duyphuong (thảo luận) 15:29, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn có thể tạo bài này từ Wiki Anh. -- Duyphuong (thảo luận) 16:02, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thế thì tìm Google tiếng ta đăng nhiều lắm ! -- Duyphuong (thảo luận) 16:05, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mình phỗng tay trên viết về mộ Tào Tháo rồi ^^, nhưng không biết có mở thành bài chi tiết được không nữa? Nếu mở được thì mình chưa đủ dữ liệu để viết thành bài chi tiết.Trongphu (thảo luận) 23:34, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mình vừa đọc rồi Ti viết được đấy. -- Duyphuong (thảo luận) 16:12, ngày 30 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngọc sửa

2 trường hợp "cũ" như bỏ trộm rác thải ra nơi công cộng, dùng tới luật hình sự thì quá, tạm dùng hành chính thôi. Trường hợp mới cần có thêm đóng góp cho các bài viết, chứ mới có vài sửa đổi "lời qua tiếng lại" thôi. Lời lẽ dù ko đẹp nhưng làm thế e như là mang gông tới bắt người nói tục dù chưa thấy người đó làm gì phạm pháp.

Nên chờ thêm thời gian. Dù chiến thuật đó thì Ti cũng thấy rõ là có thể mới với 1 số người nhưng với anh và Ti thì chả có gì mới phải không? :D--Trungda (thảo luận) 18:12, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cảm ơn món quà khá hấp dẫn và đầy ý nghĩa của bạn, mình thì chưa có món quà nào xứng đáng hết ngại quá. Đành phải cố viết tránh chất lượng dỏm thôi ^^ hy vọng mình làm được.Trongphu (thảo luận) 21:21, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cái đó hình như là học chiến thuật của du kích... VN! :D--Trungda (thảo luận) 15:57, ngày 30 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có. Ngô Phù Sai không nhận 100 nóc nhà ở Dũng Đông mà Câu Tiễn chiếu cố ban cho vì thấy nhục nên tự vẫn. Nhưng đặt giả thiết ngược lại: nếu Phù Sai ko tự sát mà nhận, đến hết đời cũng chả làm được gì với 100 nóc nhà đó khi ko phải 4 mặt mà là 8 mặt bị dõi theo kèn kẹt.--Trungda (thảo luận) 16:10, ngày 30 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thua có nhiều cách, như Bá Di, Thúc Tề giữ tiết tháo ở ẩn, đời sau vẫn nhắc kiềng nể; còn Lê Duy Kỳ cố đấm ăn xôi chết nhục ở xứ người.--Trungda (thảo luận) 16:20, ngày 30 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cứ đọc qua bài Georgi Konstantinovich Zhukov thì biết ngay thôi mà. --Двина-C75MT 10:48, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Các tài khoản phá hoại sửa

Các tài khoản phá hoại sau khi đã bị cấm, tôi cố tình không tạo trang thảo luận thành viên và thành viên là cố tình muốn cho nó vào dĩ vãng, không lưu vết. Bạn không cần phải gắn bản mẫu cho chúng đâu. Cảm ơn bạn đã giúp. Tân (thảo luận) 10:55, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quay lại trang của thành viên “Ti2008/Lưu 4”.