Thảo luận Thành viên:Vinhtantran/Lưu 1

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Nguyễn Thanh Quang trong đề tài Re: customized CSS & JS
Lưu 1 Lưu 2

Re:Beta

Wikipedia tiếng Việt hiện nay chưa có. Bạn có thể tạo nó dùng văn bản từ tiếng Anh. Nguyễn Hữu Dng 03:34, ngày 2 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Re:Place a bucket over their heads

Tôi thấy dịch "place a bucket over their head" thành "đặt cái xô trên đầu" là không sai. Câu này chắc là một thành ngữ tiếng Tây Ban Nha, và tôi cũng không rõ ý nữa. Ở một số quốc gia, trong lớp học khi học sinh làm lỗi, thầy cô đôi khi bắt học sinh "sit in a corner" và có khi đội một cái mũ trên đầu gọi là "dunce cap", nhưng tôi không biết có liên quan không. Nguyễn Hữu Dng 18:19, ngày 2 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Gmail

Ảnh bạn mới truyền lên không chỉ mờ usename mà nó rất mờ. Có cách nào khắc phục không, bạn chụp bằng nút Print Screen hay bằng phầm mềm khác. Lưu Ly 09:01, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi viết lại cho bạn dễ hiểu, tấm ảnh bạn truyền lên rất mờ.Lưu Ly 09:08, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Pytago

Tôi đã cho quay trở về phiên bản của bạn rồi.--Kd 10:41, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về Pitago, tôi băn khoăn không biết nên để phiên âm tiếng Việt hay tiếng Anh (tiếng Hy Lạp), vì các danh nhân khác đều không phiên âm tiếng Việt?

Re:Cite web

Bạn có thể dùng {{Chú thích web}} hay {{Cite web}}. Nguyễn Hữu Dng 03:35, ngày 7 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

nguyen tran chan

cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến cho bài động cơ piezo.

Re: 203.160.1.xxx

Ở VN dùng IP động nên có rất nhiều máy dùng chung, nên chỉ có thể cấm tạm thời vài tiếng đồng hồ. Nguyễn Thanh Quang 05:08, ngày 14 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi dùng máy ở nhà cũng ra IP này, chung với nhiều tên khác, thất vọng quá nên phải đăng kí :D Conbo 03:01, ngày 30 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

cái đuôi

Đúng là VN hiện chỉ có 1, nhưng thế giới có thể có nhiều. Hơn nữa đây lại là trường con. Nhiều bài khác đã có đuôi rồi, ví dụ Đại học Công nghệ. Mời bạn thêm xem thảo luận tại đó. Tmct 11:36, ngày 14 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Công thức 1

Lâu lắm rồi mới có người tham gia sửa mấy bài Công thức 1. Tôi làm một mình chán quá, chẳng thêm thông tin kịp. An Apple of Newton thảo luận 10:12, ngày 15 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Aha, thêm một fan nữa của Formula 1. Vinhtantran + Apple + tôi = 3 người. Mekong Bluesman 15:08, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hình như hôm có F1 ở Canada, Mekong Bluesman trốn Wiki đến lúc hết cuộc đua thì phải? Tôi có câu hỏi về F1 tại đây nhưng chưa ai trả lời. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 15:13, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Công thức 1 năm nay có anh chàng Hamilton đi khá phết, khéo lại là người da màu đầu tiên vô địch cuộc đua.210.86.225.145 11:11, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Daw aung san suu kyi

Mắc cỡ quá

Sau chuyện Rốc kétWikipedia: biểu quyết bất tín nhiệm quản lý [1], thành viên Lưu Ly và tôi đề nghị Lời chào mừng thành viên mới nên thêm vào nội dung Bạn cần tìm hiểu Wikipedia: Thái độ văn minh và chấp nhận nó trước khi thảo luận, hoặc thêm nội dung cần tìm hiểu Wikipedia:Thái độ trung lập hoặc thêm vào nội dung Wikipedia: Thông tin kiểm chứng được cũng như Wikipedia: Giải quyết mâu thuẫn.

Riêng đối với thành viên đã bị cảnh cáo và khóa tài khoản vì vi phạm thái độ văn minh thì phải treo bảng Cần chấp nhận các quy định tối thiểu của wikipedia. Sau khi mở khóa nếu thành viên đó không trả lời có chấp nhận quy định tối thiểu của wiki trong bảng soạn sẵn, thì chỉ cần thành viên đó cố ý vi phạm thêm một lần quy định thái độ văn minh, là chúng ta bỏ phiếu để xóa tài khoản vĩnh viễn. Khi đó hy vọng việc này không xảy ra và làm mất thời gian cũng như buồn bực, mắc cỡ của quá nhiều người như hiện nay. Bạn nghĩ sao? Meomeo 11:08, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cái gọi là "bàn tán nội bộ" không tồn tại trong wiki vì nó hiển thị ngay gữa mọi người, ai cũng có thể đọc. Đừng quên wiki có mục "gửi thư cho người này" nhưng trong trường hợp này, nó không hề được sử dụngLưu Ly 11:29, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Trả lời #Re;Mắc cỡ quáThứ nhất, tiêu bản chào mừng ban đầu có thể thay đổi nếu thành viên có tham gia sửa đổi, hơn 40.000 thành viên đăng nhập nhưng chỉ một số ít có sửa đổi và chỉ một số ít thảo luận hoặc tranh cãi. Nếu thành viên khác nhận thấy người đó cần gì thì sẽ gởi tiêu bản mới kèm đường dẫn cụ thể. Hoặc thái độ trung lập nếu thích biến wiki thành diễn đàn hoặc thái độ văn minh nếu gây gỗ ... Thứ hai, wiki có quy định tối thiểu bắt buộc mọi người phải phải tuân theo, vì vậy có thể yêu cầu cam kết, nó chỉ yêu cầu tôn trọng bản thân và người khác thôi, nếu Vinhtantran đọc sẽ thấy hầu như nó là các yêu cầu về xử sự văn minh quá đỗi bình thường đối với một người bình thường. Chính vậy wiki tuy là mở mà không tán loạn chứ mỗi người mỗi ý mỗi kiểu làm sao làm việc chung? Bác Mekong đã từng phản ứng là từ "open" dịch là "mở" không đúng thì phải, mở toang hoác chỉ vài lần như Rốc két thì còn ai làm việc được? Thứ ba, chúng tôi lobby những người đã tham gia thảo luận trong trang "Biểu quyết bất tín nhiệm quản lý" từ đó chúng tôi xem thử đề xuất của chúng tôi có được hưởng ứng không, có khả thi không rồi sẽ đề xuất với cộng đồng qua Wikipedia: tin nhắn cho người quản lý rồi sẽ biểu quyết công khai chứ. Tôi gởi cho cả Họa còi, Huy Phúc Ninh Bình, Hoa hùng hải, Bóng bàn ... chứ không phải các thành viên tích cực, để tránh né tôi dùng từ bạn nói chung chứ đối với nhiều người tôi ít khi qua lại trao đổi riêng tư. Việc này là bình thường không phải là móc ngoặt gì đâu, Vinhtantran tham gia một thời gian sẽ thấy rõ tôi và một số thành viên ở đây vô tư lắm, tôi rất thích sự công bằng rõ ràng cũng như Vinhtantran vậy, hy vọng rồi chúng ta còn có dịp khác để trao đổi thêm.Meomeo 11:54, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Checkuser

Bạn hiểu nhầm rồi. Không có chuyện các quản lý bàn nhau rồi tự chọn người cho bất cứ vị trí gì. Tất cả các vị trí đều phải do cộng đồng bầu chọn theo qui định. Cũng như bất cứ sửa đổi nào trong các quy định cũng phải được cộng đồng bỏ phiếu thông qua. Bạn có thể thấy ví dụ là vị trí quản lý mới nhất của Thaisk đã được bầu chọn (có thông báo ngoài trang chính cho mọi người cùng tham gia) trong vòng 1 tháng; việc thảo luận sửa đổi điều lệ bãi miễn quản lý cũng đang diễn ra công khai.

Về chuyện nhắn tin qua lại, Apple và DHN chỉ đang bàn rằng cần phải tổ chức bầu chọn Checkuser, do vị trí này hiện đã trở nên cần thiết (giờ chưa có ai). Gần đây tôi cũng đã "nhắn tin qua lại" với DHN để bàn về việc tổ chức lấy ý kiến cộng đồng cho việc sửa đổi quy định bãi miễn quản lý. Lần nhắn tin qua lại này giữa Apple và DHN cũng chỉ có mục đích như vậy. Tmct 11:23, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

À đề nghị một người là để người đó đồng ý ra ứng cử thôi mà, giống như đề nghị một người ra ứng cử quản lý thôi. Không phải người đó nhận là xong luôn đâu.
Chính vì là chuyện bình thường chẳng có gì dấm dúi để phải che giấu cả, nên mọi người nhắn nhau thoải mái như vậy. Nếu cần nhắn riêng thì đã có email rồi. Tmct 11:35, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vinhtantran nên đọc lại các đề nghị bầu quản lý trước đây để hiểu thêm về cách thức đề cử, bỏ phiếu ở Wikipedia như thế nào. An Apple of Newton thảo luận 11:45, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Re: Góp ý với riêng anh

Cảm ơn bạn đã góp ý thẳng thắn với tôi. Tuy nhiên, tôi cũng muốn làm rõ một số điểm như sau:

+"các thành viên sysop, đặc biệt là anh, rất hiểu rằng mình có thể quản lý được người khác": chúng tôi không quản lý người khác vì Wikipedia tôn trọng quyền riêng tư, tính cá nhân của mỗi thành viên. Chúng tôi chỉ thay mặt thành viên Wikipedia làm một số thao tác đã được mọi người đồng thuận.
+"anh đã tự cho mình cái quyền được xét xử ai đó trước hết thảy mọi người trong cộng đồng rồi": tôi không thể tự cho mình bất kỳ quyền gì, ngoài những quyền mà một quản lý đã được phép làm.
+"tôi không nghĩ các sysop lại có thể nhắn qua nhắn lại với nhau, đề cử một vài người, rồi thỏa thuận riêng với họ là xác đáng, dù sau đó có thể sẽ đưa ra cho đúng quy trình. Vậy là không minh bạch": bất kỳ ai cũng có thể đề cử, giới thiệu một người để làm công việc CheckUser, còn việc người đó có được làm hay không thì phụ thuộc vào kết quả bỏ phiếu của cộng đồng. Do đó không có gì là không minh bạch ở đây. Nếu không minh bạch, anh không thể biết việc đề cử này.
+"mối liên hệ giữa các quản lý rất chặt chẽ và mang tính đồng thuận cao. Tuy nhiên, vì sự liên kết đó mà dẫn tới những thỏa thuận ngầm và mang tính cá nhân là không hay": Rất tiếc, mối quan hệ chặt chẽ mà anh nói đến không có ở Wikipedia. Tôi mong sao có được điều này. Mà tại sao anh nghĩ rằng chúng tôi có liên hệ chặt chẽ?

Tôi, anh và các thành viên nghiêm túc khác đều không muốn thấy những cuộc cãi vã liên miên, nhất là với các thành viên cố chấp, thiếu hợp tác, thể hiện thái độ bất lịch sự. Sau những lời thảo luận hay góp ý mà các thành viên đó vẫn không thay đổi, tài khoản của họ sẽ bị cấm.

Nếu anh thấy tôi làm điều gì sai, anh hoàn toàn có thể góp ý để chúng tôi làm việc tốt hơn. Còn nếu anh thấy quy định, luật của Wikipedia tiếng Việt chưa hoàn chỉnh hoặc không phù hợp, anh hãy giúp cộng đồng sửa đổi hay thêm luật.

Một lần nữa, cảm ơn anh đã thảo luận với tôi. An Apple of Newton thảo luận 11:29, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Góp ý về cách dùng từ. Liệu wiki đủ tầm vóc để chúng ta dùng từ luật thay cho từ quy định không vậy anh Apple Magnifier (Thảo luận) 11:48, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cảm ơn Magnifier, "quy định" chính xác hơn. An Apple of Newton thảo luận 12:15, ngày 21 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu bản:Talkheader

Cái Tiêu bản:Talkheader tôi chỉ dùng nó. Bạn có thể xem lịch sử của nó để biết người tạo. Còn đây là Wikipedia:Đừng cắn người mới đến. Hơi một chút dí dỏm, để mọi người bớt căng thẳng, phải chăng đó là ý không hay.!? Lưu Ly 05:21, ngày 23 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Re:Cần chú thích

OK, để tối nay tôi cho con bot tôi đổi tất cả các tiêu bản cần chú thích thành bản mới có tháng. Để tôi tìm cách tuyên bố thông tin này với tất cả các thành viên. Cảm ơn bạn. Nguyễn Hữu Dng 00:26, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hephaistos vs Hephaestus

Bạn giữ bản nào cũng được, do cả hai từ này theo tôi đều không thông dụng trong tiếng Việt. Trang còn lại làm chuyển hướng. Ngoài ra, xin cám ơn vì cuộc gặp tại TP HCM. Vương Ngân Hà 09:40, ngày 26 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ để Hephaestus đúng với tiếng Hy Lạp hơn. 210.86.225.145 11:13, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Gặp mặt

Hy vọng một ngày nào đó được gặp bạn tại ngoài bắc. Tôi thì chỉ thỉnh thoảng mới vào trong đó. Lần vừa rồi là lần thứ 3. Vương Ngân Hà 10:22, ngày 26 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lời cám ơn

Cám ơn bạn đã động viên.Ban đầu tôi ngại biểu quyết lắm (chẳng biết có phải là lòng tự trọng hay không, vì tôi là người viết bài về Vương Trung Hiếu). Nhưng bạn nói rằng phải bảo vệ lập trường, do đó tôi nhắm mắt biểu quyết dù vẫn cảm thấy rất ngại.Vi thuy han 15:14, ngày 26 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chào bạn Vinhtantran

Có lẽ nhờ Apple xóa biểu quyết của tôi mà tôi cảm thấy an tâm hơn, vì mình bỏ phiếu cho bài viết của mình e rằng không hay lắm. Những thành viên khác biểu quyết thì tốt hơn. Bạn đừng bận tâm. Thân chào bạn.Vi thuy han 12:34, ngày 28 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là Vi thuy han không nên làm như vậy. Quyền biểu quyết là quyền của tất cả thành viên khi đã đủ tiêu chuẩn. Tôi tôn trọng sự lựa chọn của mọi người (đồng ý, chống, trắng hay không tham gia) nhưng không nên vì mình viết bài đó (tất cả các bài tại Wikipedia là do nhiều người viết) để không tham gia biểu quyết. Mekong Bluesman 15:01, ngày 28 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mục này ở trang đang biểu quyết bị đưa ra nhầm, sau khi đã kết thúc biểu quyết nên đã gây hiểu nhầm. Tôi đã gọp lại về trang lưu. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:08, ngày 28 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đừng la lớn chứ, hôm khác lại gặp nhau nhé. Lê Thy 11:05, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hướng đạo

Hướng đạo có ảnh hưởng rất nhiều đến các Đội thiếu nhi và Đoàn thanh niên ở Việt Nam. Tại Việt Nam chính phủ muốn thành lập các đoàn nói trên hoạt động giống như Hướng đạo nhưng lệ thuộc vào chính phủ Việt Nam vì không muốn các tổ chức phi chính phủ điều khiển phong trào.

Hiện nay Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính tại Thụy Sĩ điều khiển các phong trào Hướng đạo Nam trên thế giới và Hội Nữ Hướng đạo Thế giới đặc trách về nữ. Hai tổ chức chính này hoạt động cũng giống như Liên Hiệp Quốc, cũng có Đại hội đồng của Hướng đạo Thế giới gồm có 6 đại diện của từng quốc gia thành viên đến họp tại Thụy Sĩ để bầu lên Chủ tịch Ủy ban Hướng đạo Thế giới và Tổng thư Ký Văn phòng Hướng đạo Thế giới. Xét về nguyên tắc thì Hướng đạo không tham gia chính trị nhưng việc cá nhân hoạt động chính trị là quyền của cá nhân không liên quan đến phong trào Hướng đạo. Lê Sơn Vũ 13:36, ngày 2 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trang thảo luận của trang chính không tồn tại

Tôi sẽ xóa Thảo luận:Bộ Tư pháp, nhưng không vì lí do trang chính không tồn tại. Có rất nhiều trang thảo luận của trang đã bị xóa cần (và đang được) giữ lại, vì chúng có ích cho những lần viết lại sau đó (hoặc ý định viết lại). Các thảo luận này có thể có các liên kết hữu ích được người quản lí chuyển từ trang chính sang trước khi xóa trang chính, các thảo luận trang cãi về tiêu chuẩn v.v... Cảm ơn Vinhtantran đã nhắc xóa loạt bài chuyển hướng không có liên kết. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 21:58, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về nhân vật trong Thám tử lừng danh Conan

Theo tôi nên kết hợp các nhân vật vào trong bài luôn, vì đó chỉ là một bộ truyện tranh, vả lại mỗi nhân vật chỉ có vài dòng thôi, không cần thiết phải mở một mục mới (giống như bài Những người khốn khổ đó). Bạn nghĩ sao? Conbo 02:02, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ý kiến của tôi là những nhân vật chính (như Shinichi hay Ran) đã có bài dài thì ngoài vài dòng tóm tắt nhân vật, ta đặt liên kết trong đó đến bài viết, còn những nhân vật phụ thì kết hợp luôn vào bài Thám tử lừng danh Conan. Những nhân vật nào chưa có tóm tắt thì ta có thể tự viết thêm (cái đó chắc trong khả năng của bạn). Conbo _/trả lời\_02:42, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

PS: làm cách nào bạn dán thêm được link "Trả lời" vào chữ kí vậy, bày cho tôi biết với.:D

Cảm ơn bạn đã trả lời về chữ kí, còn sửa bài Thám tử Conan, tôi sẽ phụ giúp bạn một tay trong khả năng có thể, nếu có thời gian. Conbo 03:31, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xóa ảnh không sử dụng sau hơn 30 ngày

Đang có thảo luận về Xóa ảnh không sử dụng sau hơn 30 ngày, mong Vinhtantran cho ý kiến. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 12:34, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hình ảnh

Hình ảnh của GFDL bị hạn chế ở chỗ các phần bất biến, bìa trước hay sau (của tác phẩm viết) là không thể sửa đổi (tùy theo người cấp phép nói chỗ nào là bất biến (ví dụ tên người chụp in kèm hình)), còn hình phạm vi công cộng thì không có các hạn chế đó. Nếu lấy hình ở chỗ khác với thẻ GFDL-self (kiểu mới, không phụ thuộc vào phủ nhận) thì tại Wiki tiếng Việt dùng thẻ GFDL, còn nếu có thẻ GFDL-self-with-disclaimers ở đó thì tại Wiki tiếng Việt dùng thẻ GFDL-with-disclaimers. Vương Ngân Hà 06:57, ngày 6 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thư pháp

Mời bạn đọc lại câu đầu tiên trong định nghĩa Thư pháp. Còn nếu định nghĩa này theo bạn là sai, thì mời vào thảo luận tại bài đó. Casablanca1911 10:53, ngày 6 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hình đó để tiêu bản như bạn đã chỉ ra thì đúng hơn . Tôi cũng chưa tìm ra được nên để tạm tiêu bản đó . Bây giờ thì đã thay lại rồi . Thanks. Casablanca1911 04:08, ngày 9 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cảm ơn

Cảm ơn bạn đã nhiệt tình giúp và đã xử lý thành công tiêu bản Infobox Currency. Genghiskhan 10:18, ngày 9 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu bản

Những hình lấy từ Wikipedia ngôn ngữ khác đều không vi phạm bản quyền. Chúng ta chỉ cần ghi rõ nguồn của hình và giấy phép tương ứng với giấy phép của hình nguồn. Đối với những tiêu bản chưa có trong Wiki tiếng Việt, bạn có thể dịch toàn bộ tiêu bản nguồn sang tiếng Việt (tiêu bản Non-free computer icon có thể dịch thành {{Biểu tượng máy tính}}). An Apple of Newton thảo luận 14:58, ngày 9 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trifoliate orange

Poncirus trifoliata được người Trung Quốc gọi là chỉ, chỉ xác, cẩu quất, xú quất. Một vài tài liệu tại Việt Nam gọi là cam ba lá, cam đắng Trung Quốc. Vương Ngân Hà 00:29, ngày 10 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ca nô

Chào Vinhtantran, trước khi đưa một bài ra biểu quyết xóa, bạn nên đặt tiêu bản mang lí do yêu cầu xóa tại bài viết để bài viết có cơ hội nâng cấp lần cuối. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 09:45, ngày 16 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cảm ơn

Cảm ơn bạn dịch bài tiếng Nhật Bản rất hoàn hảo. Tôi đọc được tiếng Nhật, nhưng thấy đọc bằng tiếng Việt vẫn là sung sướng nhất. Bạn viết trong trang thành viên của mình rằng tiếng Nhật của bạn ở mức shoukyuu; đừng khiêm tốn thế chứ. Với việc dịch bài tiếng Nhật Bản hoàn hảo như vậy, tôi thấy trình độ tiếng Nhật của bạn phải là joukyuu rồi. Từ giờ gặp vướng mắc gì trong tiếng Nhật, tôi sẽ hỏi bạn. Bạn giúp tôi nhé.--Bình Giang 07:40, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đã trả lời tại Re:Cảm ơn Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 11:04, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài Thành phố Anh hùng

Đã trả lời bạn ở đây. Xin lỗi bạn vì đã không kịp thời đọc tin nhắn và trả lời. Rungbachduong 03:46, ngày 18 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bản quyền tác phẩm

Khi người ta ghi © 2006 thì nó chỉ có nghĩa là đã đăng ký bản quyền cho việc xuất bản tác phẩm/công trình nghệ thuật vào năm 2006 (lần đầu tiên được công bố vào năm 2006). Theo điều 7 công ước Bern thì tùy từng trường hợp mà tác phẩm được bảo hộ theo một trong các thời hạn sau:

  • Cuộc đời tác giả + 50 năm sau khi chết (chung nhất). Ví dụ, một tác phẩm văn học của ông X đăng ký năm 2006, ông chết năm 2010. Bản quyền kéo dài tới ít nhất 2010+50=2060 (tuy nhiên thường thì người ta tính thời hạn 50 năm kể từ ngày 1/1 năm kế tiếp (2011) của năm ông X mất nên nó phải tới ít nhất là ngày 1/1/2061 mới hết hạn).
  • 25 năm kể từ ngày được công bố lần đầu tiên (ví dụ khi là một bức ảnh chụp hay khi là nghệ thuật ứng dụng).
  • 50 năm kể từ ngày được công bố lần đầu tiên (ví dụ khi là tác phẩm điện ảnh hay khi tác giả là vô danh). Ví dụ bộ phim đăng ký năm 2006, thì bản quyền của nó kéo dài tới ít nhất là 2056

Tuy nhiên, các quốc gia gia nhập công ước này thường tăng thêm thời hạn bảo hộ, ví dụ thêm 20-25 năm nữa. Vương Ngân Hà 04:38, ngày 19 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hình Hiragana.gif

Trang đó ghi Copyright 1998-2007 Simon Ager, nghĩa là các nội dung của trang web được đăng ký bản quyền trong giai đoạn từ 1998 tới 2007 (tùy theo bài). Do vậy, các hình ảnh ở đó ít nhất cũng phải tới 1998+25=1923, nhiều nhất là 2007+25=1932 mới hết hạn khi xét theo tiêu chí nó là hình ảnh mang tính nghệ thuật ứng dụng. Ngoài ra, hình đó là hình hoàn toàn có thể thay thế được (nếu có bộ gõ tiếng Nhật) nên cũng không thể sử dụng theo tiêu chí sử dụng hợp lý. Vương Ngân Hà 04:56, ngày 19 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị không truyền bá spoiler HP7

"Không có ai ở đây tiết lộ nội dung thật cả" --> đề nghị bạn post spoiler (thật hay giả ko ai biết) lên trang khác và không directly link tới "Harry Potter and the Deathly Halllow", vì các fan chờ đợi 3 năm liền cho một quyển sách đầy ý nghĩa, đừng để họ chỉ vì vô tình mà "bị" biết nội dung của sách. Post lên như bạn không phải là "giúp" HP fans. Xin cảm ơn.

Reply

-) Dòng thông báo dó cũng không phải là của tôi. Đọc trả lời của bạn tôi cũng không nghĩ là những người "hiểu cách làm việc của Wiki" sẽ đồng ý với bạn, và HP fans thì càng không. Nếu là chủ tâm "phá hoại" thì đã không cần đăng ký member để người khác biết mình là ai làm gì. Bạn đọc history thì sẽ thấy không phải mình tôi là người reverse bài post của DHN, nói thế để thấy chỉ một vài người dùng wiki thì đã có ko ít người bất bình với spoilers như thế. Cách giải quyết nhiều người chọn là không dùng net, không đọc thì không bị phá. Nhưng với một môi trường như Wiki, nơi contributors thảo luận để đóng góp chứ ko chia rẽ, thiết nghĩ dòng thông báo đó là hợp lý.

--Anti kiasu 08:38, ngày 19 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trả lời

Kinh nghiệm của tôi khi muốn dùng nguồn bên ngoài để viết trong Wikipedia, tôi thường đọc kỹ rồi viết lại theo cách hiểu của mình. Như vậy sẽ không có sự trùng lặp về câu chữ. Còn việc sửa lại 1 bài có sẵn không dễ vì bài mới vẫn có bố cục khá giống với bài trước. Đây là cộng đồng mở, anh cứ sửa sao cho thành viên khác không thấy là sao chép. Không nhất thiết anh bỏ công sức ra sửa, rồi tôi đưa vào bài chính. Anh cứ làm đi, nếu có gì khó khăn, chúng ta sẽ cùng làm. An Apple of Newton thảo luận 10:45, ngày 19 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lamb's answer

xóa cũng đc! mà đừng gọi là bạn nhé! thanks--Lamb_LAmb_LAMb 13:09, ngày 19 tháng 7 năm 2007 (UTC)

Bài viết chọn lọc

Tôi đã đề cử bài đầu tiên là bài tiếng Nhật. Mời Vinhtantran cho ý kiến tại Wikipedia:Bài viết chọn lọc/Ứng cử viên/Tiếng Nhật. Nguyễn Hữu Dng 02:13, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cảm ơn đã hướng dẫn

Đúng vậy, tôi thử từng phần thì khá "nhẹ" và có thể làm được. Tuy nhiên, bài cũng khá hoàn chỉnh, hay và cầu toàn. Ví dụ tiếng Việt thì ko khó, anh hoàn toàn có thể tham khảo bất cứ cuốn ngữ pháp tiếng Nhật nào đang có ở Việt Nam để bổ sung, ví dụ cuốn Ngữ pháp tiếng Nhật hiện đại của Trần Sơn NXB Văn hóa 1997. v.v. Tuy nhiên, thư thả tôi sẽ bổ sung bài này. Trước mắt cứ bầu bài viết chọn lọc cho nó đã. Tôi vừa thử sửa một chút xíu, nhưng sợ những sửa đổi mâu thuẫn nên cần phải đọc kỹ hơn chút.

À, trong cuốn Quốc ngữ từ điển tái bản lần 2, năm 1971 ở nhà tôi có 2 âm ゐ ゑ (wi, we) mỗi mục có vài ba từ. Quảng từ uyển tái bản lần 4 cũng còn giữ hai âm này. Ko hiểu sao bảng ngũ thập âm đồ biểu của Nhật Bản ko còn dùng các phụ âm này và tôi thấy trong các giáo trình ở Việt Nam ko hề dạy. Khương Việt Hà 10:49, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hiragana

Sau bài tiếng Nhật rất thành công, anh giúp sửa luôn một bài khác liên quan đến tiếng Nhật - Hiragana (bài này đang bị treo biển chất lượng kém). Cảm ơn anh. An Apple of Newton thảo luận 15:39, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiếng Nhật

Cảm ơn anh đã giải thích chủ ý của mình khi biên dịch. Tôi đồng ý với anh về việc so sánh chất lượng bài này với bài tiếng Việt, cấu trúc bài này, nhất là tỉ lệ các phần trong bài còn cần được cải thiện. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 07:07, ngày 21 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thơ Nhật?

Oái, bài này tôi đã từng biết trước đó, nghĩa hoàn toàn hiểu được nhưng dịch ko đơn giản vì nó như một bài kệ của sư. Tôi sẽ lưu ý đặc biệt nhưng tạm thời chưa thể dịch thơ bài này. Nếu khó khăn quá, tôi sẽ gọi điện hỏi thử Nhật Chiêu. Trân trọng! Khương Việt Hà 07:34, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Romaji

Bạn dạy tôi việc này với. Trong tiếng Nhật viết bằng romaji có các chữ ō hoặc ū. Làm thế nào để gõ trên máy tính ra các chữ này? Từ trước tới giờ tôi toàn làm bằng cách tìm đến chữ có sẵn, copy và paste. Nhưng kiểu này mất thời gian qua và dễ để sót nữa. Bạn giúp tôi với nhé. Cảm ơn nhiều nhiều.--Bình Giang 08:12, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC) P.S: Bài Hiragana dịch hay lắm. Khi nào có thời gian rảnh, mong bạn viết cả bài Katakana nữa.Trả lời

Cảm ơn Vinhtantran. Tôi sẽ nghiên cứu cái trang mà bạn mách cho để sử dụng. Thân, Bình Giang 11:12, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC).Trả lời

Re: English unit, Imperial unit, US customary unit

Tôi đã suy nghĩ trong 2 ngày qua và đã đọc các bài liên quan bên English Wikipedia. Cho đến khi chúng ta tìm được các dịch chính thức của các từ trên thì tôi đề nghị:

  • Imperial unit (hay Imperial System), vì cái Imperial (đế quốc) trong từ này là Đế quốc Anh, nên được dịch thành "Hệ đo lường Anh".
  • English unit, vì chỉ là tên gọi riêng tại Hoa Kỳ cho Imperial unit (các tên khác là English SystemImperial System), nên cũng được dịch thành "Hệ đo lường Anh".
  • US customary unit (hay US unit) nên được dịch thành "Hệ đo lường Mỹ" (từ customary không cần đựoc dịch.

Sự thật là cái tên English unit này rắc rối lắm, nó bao gồm đa số các đơn vị của Imperial unit và có một vài cái riêng có trong US customary unit. Ngay cả người dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ cũng có thể bị lẫn lộn và khi cần thiết (nhất là khi viết) thì được khuyên chỉ nên dùng hai từ Imperial unitUS unit.

Mekong Bluesman 15:29, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Re: Ký tự Roman để phiên âm tiếng Nhật

Ok, tôi vừa sửa MediaWiki:Copyrightwarning để bao gồm những chữ đó trong phần "Latinh"; có thể mở rộng phần đó vào tương lai nếu cần viết chẳng hạn tiếng Tây Ban Nha. :^) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 03:16, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Re:...

Hiện tại, ở wiki tiếng Việt, các bài về tên miền hiện chưa thống nhất về phân Thể loại:Thành viên CENTRThể loại:CENTR. Hai thể loại này cần hợp nhất. Tôi cũng không rõ là nên lấy thể loại nào là chính. Lấy thể loại này thì phải sửa toàn bộ bài trong thể loại kia cho thống nhất. Vì tôi cũng chưa rõ về CENTR nên hiện vẫn đang để nguyên 2 thể loại đó. Casablanca1911 03:59, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thống nhất cách viết trường âm trong Romaji

Khương Việt Hà đề xuất việc rà soát lại các bài có dùng romaji tiếng Nhật và thống nhất cách viết các trường âm. Chúng tôi cho rằng việc này mất thời gian, nên An Apple of New Ton đề nghị dùng robot (hay bot gì đó). Tôi không hiểu về tin học, nên không trả lời bạn ấy được. Bạn và Khương Việt Hà thảo luận với An Apple of Newton xem nhé. Thân, Bình Giang 07:39, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC).Trả lời

Con bot này của anh Dụng. Chúng ta chỉ cần tìm ra quy luật sửa rồi nhờ anh Dụng cho con bot chạy. An Apple of Newton thảo luận 07:53, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Bài này đúng là bài tốt. Không cần ai cho phép, tôi cũng đã chọn bài này làm bài kinh tế học chọn lọc rồi. Nay nếu được đưa ra đề cử làm bài chọn lọc nói chung, tôi càng ủng hộ.--Bình Giang 07:23, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu bản:Brasil

Còn khá nhiều tiêu bản khác như tiêu bản Việt Nam, Nga, Đức... Có thể bây giờ chúng ta chưa dùng đến nhưng những tiêu bản này sẽ làm giảm đáng kể công sức trong việc soạn bài. Khi tôi làm những tiêu bản này, tôi đã quên không cho chúng vào một thể loại riêng. Hm... lại mất thời gian rồi. An Apple of Newton thảo luận 14:49, ngày 27 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Re:Bài viết chọn lọc

OK, tôi sẽ cập nhận trang đó, nhưng với trình độ tiếng Việt của tôi chắc khó diễn đạt được. Nếu bạn có thời gian mời bạn cập nhật giúp. Cảm ơn. Nguyễn Hữu Dng 02:24, ngày 30 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Re: customized CSS & JS

Cảm ơn Tân, để khi nào rảnh rỗi thử xem sao. Nguyễn Thanh Quang 10:21, ngày 30 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Re:Dotcom bust

Cám ơn nhiều nhé. thảo luận quên ký tên này là của Kinhlup (thảo luận • đóng góp).

Quay lại trang của thành viên “Vinhtantran/Lưu 1”.