Tu Linh

thân vương nhà Thanh

Tu Linh (tiếng Mãn: ᠰᡳᡠᠯᡳᠩ, Möllendorff: Sioling, tiếng Trung: 修齡; 19 tháng 7 năm 1749 - 12 tháng 4 năm 1786) hay còn được phiên âm là Tú Linh (秀龄)[1] là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương.

Tu Linh
修齡
Thân vương nhà Thanh
Đa La Tín Quận vương
Tại vị1771 - 1778
Tiền nhiệmNhư Tùng
Kế nhiệmThay đổi tước vị
Hòa Thạc Dự Thân vương
Tại vị1778 - 1786
Tiền nhiệmĐa Đạc
Kế nhiệmDụ Phong
Thông tin chung
Sinh(1749-07-19)19 tháng 7, 1749
Mất12 tháng 4, 1786(1786-04-12) (36 tuổi)
Bắc Kinh, Đại Thanh
Phối ngẫuxem văn bản
Hậu duệxem văn bản
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Tu Linh
(愛新覺羅 修齡)
Thụy hiệu
Hòa Thạc Dự Lương Thân vương
(和碩豫良親王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụDự Khác Thân vương Đức Chiêu
Thân mẫuTrắc Phúc tấn Lương thị

Cuộc đời sửa

Tu Linh sinh vào giờ Thân, ngày 6 tháng 6 (âm lịch) năm Càn Long thứ 14 (1749), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là cháu trai đời thứ 4 của Dự Thông Thân vương Đa Đạc, tằng tôn của Dự Tuyên Hoà Thân vương Đa Ni, con trai thứ 15 của Dự Khác Thân vương Đức Chiêu, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Trương thị (张氏).[2]

Năm Càn Long thứ 20 (1755), ông nhậm chức Tán trật Đại thần. Năm thứ 27 (1762), cha ông khi ấy là Tín Khác Quận vương qua đời, triều đình lấy Như Tùng - hậu duệ của Đa Nhĩ Bác thế tập tước vị Tín Quận vương (信郡王), nên ông vẫn chưa thể kế tục tước vị của cha mình. Ông được phong làm Phụ quốc công, nhậm chức Tông Nhân phủ Tả Tông chính (左宗正).[3]

Năm thứ 30 (1765), ông được phép tại Tán trật đại thần thượng hành tẩu.[4] Năm thứ 34 (1769), tháng 10, thụ Tông Nhân phủ Hữu Tông nhân (右宗人) kiêm Phó Đô thống Mãn Châu Chính Bạch kỳ.[5] Năm thứ 35 (1770), tháng giêng, điều làm Phó Đô thống Mãn Châu Tương Hồng kỳ.[6] Tháng 5 điều làm Tông Nhân phủ Tả Tông nhân (宗人府左宗人). 1 tháng sau lại điều làm Phó Đô thống Hán quân Chính Hồng kỳ.[7]

Năm thứ 36 (1771), tháng 4, tập tước vị Tín Quận vương đời thứ 6, tức Dự Thân vương đời thứ 7.[8] Cùng tháng, điều làm Tông Nhân phủ Hữu Tông chính (宗人府右宗正)[9]. Cùng năm lại điều làm Tả Tông chính (左宗正). Năm thứ 37 (1772), tháng 3, quản lý Tương Bạch kỳ Giác La học (镶白旗觉罗学). Năm thứ 42 (1777), tháng 5, lại điều làm Hữu Tông nhân. Năm thứ 43 (1778), Càn Long Đế ca ngợi chiến công khai quốc của Dự Thông Thân vương Đa Đạc nên ra chỉ phục tước Dự Thân vương (豫親王), lệnh ông thế tập tước vị Dự Thân vương.[10] Tháng 4 cùng năm, quản lý sự vụ Đô thống Mông Cổ Chính Bạch kỳ.[11]

Năm thứ 47 (1782), ông thay quyền Đô thống Mãn Châu Tương Hồng kỳ.[12] Năm thứ 48 (1783), tháng 4, thụ Minh trưởng (盟长).[a] Tháng 10, nhậm Tông Nhân phủ Tông lệnh (宗人府宗令). Năm thứ 49 (1784), tháng 3, quản lý sự vụ Đô thống Mãn Châu Tương Lam kỳ.[13]

Năm thứ 51 (1786), ngày 14 tháng 3 (âm lịch), giờ Tuất, ông qua đời, thọ 37 tuổi, được truy thụy Dự Lương Thân vương (豫良親王).[14]

Gia quyến sửa

Thê thiếp sửa

  • Đích Phúc tấn: Phú Sát thị (富察氏), con gái của Thừa Ân công Phó Văn (傅文) - anh trai Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, là chị/em gái của Minh Thụy. Bà là người sinh cả năm người con trai cho Tu Linh.[15]
  • Thứ Phúc tấn: Lý thị (李氏), con gái của Lý Khắc Vĩnh (李克永).

Con trai sửa

  1. Dụ Phong (裕丰; 1769 - 1833), được thế tập tước vị Dự Thân vương vào năm 1786, đến năm 1814 bị đoạt tước. Có bốn con trai.
  2. Dụ Thụy (裕瑞; 1771 - 1838), có hai con trai.
  3. Dụ Hưng (裕興; 1772 - 1829), được thế tập tước vị Dự Thân vương vào năm 1814 đến năm 1820 bị đoạt tước. Có hai con trai.
  4. Dụ Thanh (裕清; 1774 - 1797), vô tự.
  5. Dụ Toàn (裕全; 1777 - 1840), được thế tập tước vị Dự Thân vương vào năm 1820. Sau khi qua đời được truy thụy Dự Hậu Thân vương (豫厚親王). Có 4 con trai.

Chú thích sửa

  1. ^ Đơn vị hành chính của Mông Cổ dưới thời nhà Thanh là các "Minh", còn gọi là "Mông Cổ Minh kỳ", gồm có Triết Lý Mộc minh (哲里木盟), Chiêu Ô Đạt minh (昭乌达盟), Trác Tát Đồ minh (卓索图盟), Tích Lâm Quách Lặc minh (锡林郭勒盟), Ô Lan Sát Bố minh (乌兰察布盟), Y Khắc Chiêu minh (伊克昭盟). "Minh trưởng" là người đứng đầu, quản lý của các khu vực hành chính này. "Thanh hội điển sử lệ lệ · Lý Phiên viện · Hội minh" có ghi chép: "3 Minh Trác Tát Đồ, Chiêu Ô Đạt, Y Khắc Chiêu thiết lập một Minh vụ đại diện, cùng với Minh trưởng và Phó Minh trưởng cùng nhau xử lý sự vụ trong Minh"

Tham khảo sửa

  1. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 248662
  2. ^ Ngọc điệp, tr. 5990, Quyển 11, Bính 3.
  3. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), tr. 7801, Chú thích tập 10, Quyển 225.
  4. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), tr. 266-2, Quyển 751.
  5. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), tr. 373-1, Quyển 849.
  6. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), tr. 398-1, Quyển 851.
  7. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), tr. 527-1, Quyển 860.
  8. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), tr. 817-1, Quyển 882.
  9. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), tr. 79-2, Quyển 1054.
  10. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 021718
  11. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 248662
  12. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 255920
  13. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), tr. 41-2, Quyển 1200.
  14. ^ Lưu Cẩm Tảo (1912), Quyển 287.
  15. ^ Chu Thiệu Lương (2006), tr. 308.

Tài liệu sửa

  • Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). Thanh sử cảo.
  • Chu Thiệu Lương (2006). 红楼论集: 周绍良论红楼梦 [Chu Thiệu Lương bàn về Hồng Lâu Mộng]. Nhà xuất bản Văn hóa Nghệ thuật. ISBN 9787503928901.
  • Lưu Cẩm Tảo (1912). Thanh triều tục Văn hiến Thông khảo (pdf).
  • Phòng hồ sơ Minh - Thanh. “Nội các đại khố đương án”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2015.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799). Khánh Quế, 慶桂; Đổng Cáo, 董誥 (biên tập). 高宗純皇帝實錄 [Cao Tông Thuần Hoàng đế Thực lục] (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2020.