Cổng thông tin:Đế chế/Bài viết chọn lọc

Cổng thông tin:Đế chế/Bài viết chọn lọc/1

Đế quốc Anh bao gồm những lãnh thổ tự trị, những thuộc địa, những quốc gia tự trị và nhiều lãnh thổ khác được điều hành và quản lý bởi liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, đế quốc Anh khởi nguồn với những thuộc địa ngoại quốc và cảng giao thương được thành lập bởi Anh cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Trong thời kỳ đỉnh cao, đây là đế quốc lớn nhất trong lịch sử, trong hơn một thế kỷ, nó là siêu cường hàng đầu trên thế giới. Tính tới năm 1922, đế quốc Anh có dân số khoảng 458 triệu người, chiếm 1/8 dân số thế giới và bao phủ diện tích hơn 13,000,000 dặm vuông (33,000,000 km2): xấp xỉ một phần tư tổng diện tích toàn cầu. Những di sản về văn hóa, ngôn ngữ của đế quốc Anh được truyền bá rộng rãi. Tại đỉnh cao của quyền lực, đế quốc Anh thường được ví với câu nói "mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh".

Trong suốt thời kỳ khai phá ở thế kỷ 15 và 16, Tây Ban NhaBồ Đào Nha đi tiên phong trong phong trào khai phá thuộc địa của châu Âu và trong quá trình đó đã xây dựng nên một đế chế rộng lớn. Chứng kiến sự thịnh vượng những đế quốc này dành được, Anh, Pháp và Hà Lan bắt đầu xây dựng thuộc địa và những mạng lưới giao thương tại châu Mỹ và châu Á. Những cuộc chiến tranh với PhápHà Lan trong thế kỷ 17 và 18 đã giúp Anh trở thành một cường quốc thuộc địa thống trị ở Bắc MỹẤn Độ. Sau khi bị mất mười ba thuộc địa sau cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ năm 1783 đã giáng một đòn mạnh vào Anh Quốc, cuộc chiến đã tước đi của Anh Quốc phần lớn những thuộc đia đông dân nhất. Bất chấp bước thụt lùi, sự chú ý của Anh sau đó chuyển sang châu Phi, châu ÁThái Bình Dương. Sau thất bại của Napoleon năm 1815, Anh Quốc đã tận hưởng một thế kỷ thống trị không có đối thủ, đồng thời mở rộng phạm vi trên khắp toàn cầu. Nhiều thuộc địa của dân da trắng được trao quyền tự trị, một vài trong số đó được phân lại là quốc gia tự trị.


Cổng thông tin:Đế chế/Bài viết chọn lọc/2

Đệ nhất đế chế là một chế độ chính trị trong lịch sử nước Pháp, do Napoléon Bonaparte lập ra, để thay thế cho Chế độ tổng tài (Consulat). Đệ nhất đế chế bắt đầu từ ngày 18 tháng 5 năm 1804 - khi có quyết nghị của Nghị viện nguyên lão (Sénatus-consulte) tuyên bố tôn Napoléon Bonaparte lên làm hoàng đế nước Pháp - và kết thúc ngày 6 tháng 4 năm 1814, khi Napoléon thoái vị, đi đày sang đảo Elba

Thời đó, nước Pháp đã trải qua cuộc Cách mạng, rồi Chế độ đốc chính (Directoire). Ngày 18 tháng Sương mù, tức ngày 9.11.1799, Napoléon làm một cuộc đảo chính và lập ra Chế độ tổng tài (Consulat) gồm 3 người cai trị nước Pháp do Napoléon làm Đệ nhất tổng tài (Premier consul), cùng với Emmanuel J. SieyèsRoger Ducos.

Cuộc trưng cầu dân ý (plébiscite) ngày 6 tháng 11 năm 1804 đã hợp thức hóa việc chuyển sang Đệ nhất đế chế. Nghị viện nguyên lão công bố nghị quyết tôn Napoléon lên làm hoàng đế nước Pháp từ ngày 18.5.1804. Napoléon Bonaparte được giáo hoàng Pius VII làm lễ phong vương tại Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 2 tháng 12 năm 1804 với danh hiệu Napoléon đệ nhất. Tuy nhiên, khi đội vương miện thì chính Napoléon đã giật lấy từ tay giáo hoàng và tự đội lên đầu mình.


Cổng thông tin:Đế chế/Bài viết chọn lọc/3

Đế quốc La Mã (Imperium Romanum, tiếng Anh: Roman Empire), hay còn gọi là Đế quốc Rôma, là một đế quốc rộng lớn tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 1 TCN cho đến khoảng thế kỷ thứ 5 hay thế kỷ thứ 6, gồm phần đất những nước vây quanh Địa Trung Hải ngày nay. Đế quốc La Mã là sự tiếp nối của Cộng hòa La Mã, Nó được tính từ khi Augustus bắt đầu trị vì từ năm 27 TCN và có nhiều mốc kết thúc khác nhau.

Nền Cộng hòa La Mã 500 năm tuổi, tiền thân của Đế quốc La Mã, đã bị suy yếu qua nhiều cuộc nội chiến. Đã có nhiều sự kiện xảy ra đánh dấu bước chuyển mình từ nền Cộng hòa sang Đế quốc, bao gồm việc Julius Caesar được bổ nhiệm làm nhà độc tài suốt đời (44 TCN), trận Actium (31 TCN), và sự kiện Viện nguyên lão trao cho Octavian danh hiệu cao quý Augustus (27 TCN). Sự mở rộng cương thổ của La Mã đã bắt đầu từ thời Công hòa, nhưng đạt tới cực đỉnh vào thời hoàng đế Trajan. Ở đỉnh cao, Đế quốc La Mã kiểm soát gần 6.5 triệu km2. Vì sự rộng lớn và bền vững dài lâu của mình, những thể chế và văn hóa của Đế quốc La Mã có những ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến sự phát triển của ngôn ngữ, tôn giáo, kiến trúc, triết học, luật pháp trong những vùng mà nó cai trị, đặc biệt là châu Âu, và nhờ vào chủ nghĩa bành trướng của châu Âu, sau này chúng lan ra toàn thế giới hiện đại.

Vào thế kỷ thứ 3, Diocletian chia quyền cai trị ra khiến Đế quốc có tới 4 vị đồng hoàng đế. Trong những thập niên sau đó, đế quốc bị chia thành hai nửa là Đế quốc Tây La MãĐế quốc Đông La Mã. Đế quốc Tây La Mã sụp đổ vào năm 476, còn Đế quốc Đông La Mã tiếp tục tồn tại trong thời Trung cổ và chỉ bị tiêu diệt vào năm 1453 khi Mehmed II của đế quốc Ottoman chinh phục thành Constantinopolis.


Cổng thông tin:Đế chế/Bài viết chọn lọc/4 Đế quốc Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Их Монгол Улс, có nghĩa là "Đại (Их) Mông Cổ (Монгол) Quốc (Улс)") (12061405) là một đế quốc có diện tích đất cực lớn trong lịch sử thế giới với thời điểm cực thịnh có lãnh thổ lên đến 33 triệu km² và số dân lên đến 100 triệu người và là đế quốc cường thịnh nhất trong các đế quốc thời Trung Cổ.

Đế quốc Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ và sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ ở phía bắc Trung Quốcđế quốc Khwarezm (Hoa Thích Tử Mô) ở Ba Tư. Vào thời kỳ cực thịnh của nó, Hòa bình Mông Cổ (con đường tơ lụa thuộc đế quốc Mông Cổ) đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa và mậu dịch giữa phương Đôngphương Tây trong thời kỳ thế kỷ 13 - thế kỷ 14.

Đế quốc Mông Cổ do Đại Hãn cai trị. Sau khi Thành Cát Tư Hãn mất, đế quốc này bị chia thành 4 phần, bao gồm nhà Nguyên, hãn quốc Y Nhi (Il), hãn quốc Sát Hợp Đài (Chagatai) và hãn quốc Kim Trướng), mỗi vùng do một hãn cai trị.


Cổng thông tin:Đế chế/Bài viết chọn lọc/5

Đế quốc Đông La Mã (tên Hy Lạp: Βασιλεία τῶν Ρωμαίων - Basileia tōn Romaiōn, tạm dịch là Đế quốc La Mã) còn được gọi Đế quốc Byzantium (đọc là Bidantium), Đế quốc Byzantine (đọc là Bidăngtin), Đế quốc Byzance (đọc là Bidăngxơ) hay Đế quốc Hy Lạp là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis. Trước khi thành lập, phạm vi của Đế quốc Đông La Mã trước đây nằm trong lãnh thổ của Đế quốc La Mã đến khi Constantinus I, con của hoàng đế Constantius nắm quyền trị vì và dời đô từ Rôma về Constantinopolis, lập nên đế quốc Đông La Mã. Khi ông qua đời, đế quốc bị các con trai ông phân chia thành Đông và Tây. Sau vị khi hoàng đế cuối cùng của đế quốc phía Tây là Romulus Augustus bị một thủ lĩnh người Giéc-man hạ bệ, đế quốc Tây La Mã sụp đổ. Nhưng đế quốc phía Đông vẫn tiếp tục phát triển, trở thành một cường quốc có vai trò quan trọng ở châu Âu và được xem là một trong những trung tâm về đạo Ki-tô lúc bấy giờ.

Không một tư liệu chính xác nào về sự khởi đầu của đế quốc Đông La Mã. Một vài ý kiến cho rằng đế quốc này được thành lập dưới thời cai trị của hoàng đế Diocletian (284–305), người đã chia đế quốc La Mã thành hai nơi đông và tây. Một vài người lại nói rằng đế quốc bắt đầu vào thời của Constantinus I, vị hoàng đế đầu tiên đóng đô tại Constantinopolis. Những ý kiến khẳng định vào thời trị vì của Theodosius I (379–395) hoặc theo sau cái chết của ông vào năm 395. Một vài người cho vào thời điểm xa hơn vào năm 476 khi đế quốc phía Tây sụp đổ. Nhưng hiện nay tư liệu khá chính xác là vào năm 330, khi Constantinus I thành lập thủ đô mới là Constantinpolis dưới sự phát triển vượt bậc của văn hóa Ki-tô giáo và thời kỳ văn hóa chịu ảnh hưởng Hy Lạp (quá trình Hy Lạp hóa văn hóa).


Cổng thông tin:Đế chế/Bài viết chọn lọc/6

Đế quốc Nga (tiếng Nga: Российская империя, Rossiyskaya Imperiya) là một nhà nước tồn tại từ năm 1721 cho đến khi tuyên bố thành một nước cộng hòa tháng 8 năm 1917.

Đế quốc Nga thành lập từ Công quốc thời Trung Cổ Moskva, được các hậu duệ của Ivan IV của Nga với danh hiệu là các Sa hoàng (Tsar - bắt nguồn từ Ceasar). Mãi đến tận thế kỷ 17, Nga vẫn là một quốc gia bán khai, lạc hậu trong khi các quốc gia châu Âu khác đã bước sang thời đại Phục hưng. Dù đế quốc này chỉ được Sa hoàng Pyotr I Đại đế chính thức công bố vào năm 1721, nhưng đế quốc này thực sự được khai sinh khi ông trở thành Sa hoàng vào năm 1682. Ông cảm thấy phẫn nộ khi nhìn thấy sự lạc hậu của vương quốc của mình và do đó, trước khi đăng quang, ông đã đi khắp châu Âu, làm nhiều công việc khác nhau và đã học được nhiều kinh nghiệm cần thiết để mang nước Nga phát triển thành một đế quốc cường thịnh khi đó. Tiếp theo đó là cuộc Đại chiến Bắc Âu từ năm 1700 đến năm 1720, Nga hoàng Pyotr I Đại Đế - một nhà chiến lược nổi tiếng trong lịch sử - đã chiếm được các vùng trọng yếu duyên hải và thành lập một thành phố mà sau đó đã trở thành kinh đô của đế quốc này trong 200 năm, đó là Sankt-Peterburg. Vào năm 1709, trong trận Poltava, ông đánh bại Đế quốc Thụy Điển - quốc gia hùng mạnh nhất của Bắc Âu, buộc vua Thụy Điển là Karl XII phải chạy sang Đế quốc Ottoman.


Cổng thông tin:Đế chế/Bài viết chọn lọc/7

Đế quốc Ottoman hay Đế quốc Osman (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: دولتِ عَليه عُثمانيه Devlet-i Âliye-i Osmâniyye, dịch nghĩa "Nhà nước Ottoman Tối cao"; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Osmanlı İmparatorluğu), cũng thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVIthế kỷ XVII, các lãnh thổ của Đế quốc Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz. Đế quốc Ottoman chiếm một vùng có diện tích khoảng 5,6 triệu km², dù vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc rộng hơn nhiều, nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, nơi quyền bá chủ của đế quốc này được công nhận. Đế quốc Ottoman tương tác với cả văn hóa phương Đôngphương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó.

Các tổ tiên của vương triều Ottoman là một phần của các bộ lạc người Tây Đột Quyết (Gokturk) miền tây đã di cư từ Trung Á bắt đầu từ thế kỷ 10. Định cư tại Ba Tư trong thời kỳ này, những người Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu mở rộng về phía tây tới ArmeniaTiểu Á vào đầu thế kỷ 11. Những đợt di chuyển này đã dẫn đến mâu thuẫn giữa họ với Đế quốc Byzantine, từng là một quyền lực chính trị nổi trội tại khu vực miền đông Địa Trung Hải kể từ thời kỳ La Mã, nhưng vào thế kỷ 11 bắt đầu một thời kỳ suy thoái dài. Người Thổ Seljuk đã thiết lập địa vị chắc chắn tại Tiểu Á sau chiến thắng lịch sử tại trận Manzikert năm 1071, để thành lập nhà Seljuk ở Tiểu Á. Tiếp theo sự xâm lăng của người Mông Cổ tới Tiểu Á trong thế kỷ XIII, triều đại này đã sụp đổ và lãnh thổ của nó đã bị phân chia thành nhiều vương quốc của người Thổ Nhĩ Kỳ, tức các beylik.


Cổng thông tin:Đế chế/Bài viết chọn lọc/8

Đế quốc La Mã Thần thánh (tiếng Đức: Heiliges Römisches Reich), còn được gọi là Thánh chế La Mã, là tên gọi một đế quốc có thần dân chủ yếu là người Đức và do vương triều người Đức cai trị.

Đế quốc thành hình năm 962 từ Vương quốc Frank Đông thuộc dòng họ Karoling dưới quyền cai trị của hoàng đế Otto I Đại Đế (962-973) thuộc dòng họ Otto. Từ năm 1157 đế quốc này có tên là Sacrum Imperium và vào năm 1254, lần đầu tiên tên Sacrum Romanum Imperium được chứng minh trong một văn kiện. Trong thế kỷ 15thế kỷ 16 danh hiệu được bổ sung thêm dòng Dân tộc Đức, trở thành Đế quốc La Mã Thần thánh Dân tộc Đức. Đế quốc La Mã Thần thánh Dân tộc Đức tan vỡ khi hoàng đế Franz II (1792-1806) thuộc dòng họ Habsburg từ bỏ vương miện đế chế vào ngày 6 tháng 8 năm 1806, trở thành hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Áo. Trong nghiên cứu lịch sử, đế quốc này cũng còn được gọi là Đế chế Cũ (Altes Reich) từ vài năm nay.

Vào thời kì thịnh vượng trong thế kỷ 12, đế quốc này bao gồm lãnh thổ rộng lớn của các nước Đức, Áo, Thụy Sĩ, miền đông nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, miền tây Ba Lan, Cộng hòa SécÝ hiện nay. Sau cuộc Chiến tranh Ba mươi năm, đế quốc này bị suy yếu. Dưới triều nhà Habsburg, Các hoàng đế của đế quốc đóng đô ở Viên - thủ đô của nước Áo hiện nay.


Cổng thông tin:Đế chế/Bài viết chọn lọc/9

Đế quốc Thụy Điển là một trong các đế quốc trong lịch sử châu Âu. Thụy Điển nổi lên như một cường quốc châu Âu lớn dưới thời Axel Oxenstierna và vua Gustavus Adolphus. Do kết quả của việc quốc gia này giành được các vùng lãnh thổ từ Nga và Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, cùng do sự tham gia của nó trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm, Thụy Điển đã trở thành các nhà lãnh đạo của Tin lành.

Trong Chiến tranh Ba mươi năm, Thụy Điển đã có thể chinh phục khoảng một nửa của lãnh thổ của Đế chế La Mã Thần thánh. Gustav Adolphus hy vọng sẽ trở thành Hoàng đế La Mã Thánh mới của Scandinavia và đoàn kết nó với đế chế La Mã Thần thánh; cái chết của ông trong trận Lützen (1632) đã kết thúc giấc mơ của ông. Các tài sản của chiến tranh sẽ thay đổi qua lại nhiều lần, sau trận Nördlingen, niềm tin đối với Thụy Điển trong số các bang Đức thuộc kiểm soát của Thụy Điển Đức đã bị tổn thương nặng nề, và một số các tỉnh đã tự tách khỏi quyền cai trị của Thụy Điển, để lại Thụy Điển chỉ có một vài tỉnh miền Bắc Đức. Sau khi nước Pháp đã can thiệp trên cùng một bên như Thụy Điển, lãnh thổ lại bị chuyển đổi một lần nữa. Khi chiến tranh tiếp diễn ngày càng ác liệt, và khi nó đã qua, nó đã dẫn đến sự suy giảm dân số nghiêm trọng của Đế chế Đức. Mặc dù dân số ước tính chính xác không tồn tại, các nhà sử học ước tính rằng có tới một phần ba của người dân ở các bang Đức đã thiệt mạng do chiến tranh.


Cổng thông tin:Đế chế/Bài viết chọn lọc/10

Các quốc gia trên thế giới có sự hiện diện của quân đội Mỹ, tính đến năm 2007. Màu càng đậm nghĩa là ảnh hưởng quân sự Mỹ càng nhiều, màu càng nhạt thì sự ảnh hưởng ít hơn.
Đế quốc Mỹ hay chủ nghĩa đế quốc của Mỹ (tiếng Anh: American imperialism, American Empire) là một thuật ngữ nói về sự bành trướng chính trị, kinh tế, quân sựvăn hóa của Hoa Kỳ. Khái niệm về "đế quốc Mỹ" đầu tiên được phổ biến rộng rãi từ kết quả của cuộc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ vào năm 1898. Nguồn gốc và sự ủng hộ khái niệm này đến từ những người theo trường phái cổ điển Marxist rằng chủ nghĩa đế quốc là một sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, cho tới những lý thuyết gia hiện đại của trường phái Tự doBảo thủ khi họ nghiên cứu và phân tích chính sách ngoại giao Hoa Kỳ.

Thuật ngữ "chủ nghĩa đế quốc" đầu tiên được dùng để nói về các vấn đề liên quan tới Napoleon, và cũng được dùng khi nói về chính sách ngoại giao của Anh. Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi hơn trong thế kỷ 19. Nó đầu tiên được sử dụng phổ biến để nói về Hoa Kỳ bởi Liên minh Hoa Kỳ chống Đế quốc, được thành lập năm 1898 để chống chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ và sự chiếm đóng quân sự cùng những tội ác tàn bạo gây ra bởi quân đội Mỹ ở Philippines sau đó.