Giải Oscar lần thứ 73
Lễ trao giải Oscar lần thứ 73 do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ (AMPAS) tổ chức nhằm vinh danh những cá nhân/tác phẩm điện ảnh xuất sắc trong năm 2000, diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2001 tại khán phòng Shrine ở Los Angeles, khai mạc lúc 5 giờ 30 phút chiều PST / 8 giờ 30 phút chiều EST. Trong buổi lễ, AMPAS chia giải Oscar thành 23 hạng mục khác nhau. Như thường lệ, kênh ABC là đơn vị truyền hình trực tiếp lễ trao giải, đồng thời do Gil Cates chịu trách nhiệm sản xuất và được chỉ đạo bởi Louis J. Horvitz.[7] Nam diễn viên Steve Martin là người nhận vinh dự chủ trì đêm trao giải lần đầu tiên.[8] Trước đó 3 tuần trong một buổi lễ tổ chức tại khách sạn Beverly Wilshire, Beverly Hills, California vào ngày 3 tháng 3, giải Oscar cho thành tựu kĩ thuật đã diễn ra với người chủ trì[C] là nữ diễn viên Renée Zellweger.[9]
Giải Oscar lần thứ 73 | |
---|---|
Áp phích chính thức | |
Ngày | 25 tháng 3 năm 2001 |
Địa điểm | Shrine Auditorium Los Angeles, California |
Chủ trì bởi | Steve Martin[1] |
Chủ trì preshow | Chris Connelly Julie Moran Jim Moret[2] |
Nhà sản xuất | Gilbert Cates[3] |
Đạo diễn | Louis J. Horvitz[4] |
Điểm nhấn | |
Phim hay nhất | Gladiator |
Nhiều giải thưởng nhất | Gladiator (5) |
Nhiều đề cử nhất | Gladiator (12) |
Phủ sóng truyền hình | |
Kênh truyền hình | ABC |
Thời lượng | 3 giờ, 23 phút[5] |
Rating | 42.93 triệu 25.87 (Nielsen Ratings)[6] |
Tác phẩm Gladiator giành 5 giải thưởng trong đó có hạng mục Phim hay nhất. Ngọa hổ tàng long và Traffic thắng bốn giải mỗi phim. Almost Famous, Big Mama, Erin Brockovich, Cha và con gái, Dr. Seuss' How the Grinch Stole Christmas, Into the Arms of Strangers: Stories of the Kindertransport, Quiero ser (I want to be...), Pollock, U-571 và Wonder Boys mỗi phim mang về một tượng vàng. Buổi lễ trao giải thu hút gần 43 triệu lượt khán giả theo dõi tại Hoa Kỳ.
Giải thưởng và đề cử
sửaCác đề cử cho giải Oscar lần thứ 73 được công bố trước đó vào ngày 13 tháng 2 bởi Robert Rehme - Giám đốc Viện hàn lâm và đồng thời là nữ diễn viên từng thắng giải cho vai chính xuất sắc Kathy Bates.[10] Theo đó, Gladiator nhận được nhiều đề cử nhất với 12 đề cử, Ngọa hổ tàng long đứng thứ hai với 10 đề cử.[11]
Các tác phẩm/người chiến thắng được công bố trong lễ trao giải diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2001.[12] Tại lễ trao giải, Glarditor là phim thứ hai sau All the King's Men thắng giải phim hay nhất mà không nhận được giải thướng nào cho đạo diễn hay biên kịch.[12][13] Chủ nhân gđạo diễn xuất sắc nhất làhất, Steven Soderbergh đã nhận hai đề cử cho vai trò chỉ đạo hai bộ phim Traffic (tác phẩm giúp ông đoạt giải) và Erin Brockovich, qua đó trở thành người thứ 3 giành tới hai đề cử đạo diễn trong cùng một năm.[A][14] Ngọa hổ tàng long trở thành tác phẩm điện ảnh thứ ba nhận đề cử ở cả hai hạng mục Phim hay nhất và Phim ngoại ngữ hay nhất trong cùng năm.[B][15] Ngoài ra 10 đề cử của phim đều dành cho một tác phẩm sử dụng ngoại ngữ.[16] Bộ phim này cùng với Fanny and Alexander là những tác phẩm ngoại ngữ gặt hái nhiều giải thưởng nhất trong lịch sử Oscar.[17] Nhờ suất đề cử nam diễn viên phụ xuất sắc nhất của River Phoenix vào năm 1988 cho phim Running on Empty, chủ nhân đề cử nam diễn viên phụ xuất sắc nhất năm nay là Joaquin Phoenix cùng người anh trai đã trở thành cặp anh em đầu tiên cùng kiếm về các đề cử diễn xuất.[18]
Các giải thưởng
sửaTên phim và người thắng giải được in đậm[19]
Phim hay nhất | Đạo diễn xuất sắc nhất |
---|---|
|
|
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất | Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất |
|
|
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất | Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất |
|
|
Kịch bản gốc xuất sắc nhất | Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất |
|
|
Phim tài liệu xuất sắc nhất | Phim tài liệu ngắn xuất sắc nhất |
|
|
Phim ngắn hay nhất | Phim hoạt hình ngắn hay nhất |
|
|
Nhạc phim hay nhất | Bài hát trong phim hay nhất |
| |
Biên tập âm thanh xuất sắc nhất | Hòa âm hay nhất |
|
|
Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất | Quay phim xuất sắc nhất |
|
|
Hóa trang xuất sắc nhất | Thiết kế trang phục xuất sắc nhất |
|
|
Dựng phim xuất sắc nhất | Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất |
|
|
Phim ngoại ngữ hay nhất | |
|
Giải Oscar danh dự
sửaGiải thưởng Irving G. Thalberg
sửa- Dino De Laurentiis[22]
Phim nhiều đề cử và giải thưởng
sửa
Danh sách 20 phim giành nhiều hơn một đề cử:
|
Những phim giành nhiều giải thưởng:
|
Những người công bố giải và biểu diễn
sửaNhững cá nhân dưới đây được liệt kê theo thứ tự xuất hiện, đóng vai trò là người công bố giải hoặc biểu diễn một số tiết mục ca nhạc.[23]
Công bố giải
sửaTên | Vai trò |
---|---|
Tuttle, GinaGina Tuttle | Công bố khai mạc giải Oscar lần thứ 73 |
Helms, Susan J.Susan J. Helms Yury Usachov James S. Voss |
Giới thiệu người chủ trì buổi lễ Steve Martin |
Zeta-Jones, CatherineCatherine Zeta-Jones | Công bố giải Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất |
Cage, NicolasNicolas Cage | Công bố giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất |
Crowe, RussellRussell Crowe | Công bố giải Dựng phim xuất sắc nhất |
Stiller, BenBen Stiller | Công bố giải Phim ngắn hay nhất và Phim hoạt hình ngắn hay nhất |
Berry, HalleHalle Berry | Giới thiệu màn biểu diễn "My Funny Friend and Me", bài hát giành đề cử ca khúc trong phim hay nhất |
Affleck, BenBen Affleck | Giới thiệu những cảnh ấn tượng trong phim Traffic |
Cruz, PenélopePenélope Cruz | Công bố giải Thiết kế phục trang đẹp nhất |
Rehme, RobertRobert Rehme (chủ tịch Viện Hàn lâm) | Phát biểu và tuyên bố kết thúc nhiệm kì làm chủ tịch Viện Hàn lâm (AMPAS) |
Jolie, AngelinaAngelina Jolie | Công bố giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất |
Myers, MikeMike Myers | Công bố các giải Hòa âm hay nhất và Biên tập âm thanh xuất sắc nhất |
Judd, AshleyAshley Judd | Giới thiệu những cảnh ấn tượng trong phim Chocolat |
Stiles, JuliaJulia Stiles | Giới thiệu màn biểu diễn "A Love Before Time", bài hát giành đề cử ca khúc trong phim hay nhất |
Roberts, JuliaJulia Roberts | Công bố giải Quay phim xuất sắc nhất |
Freeman, MorganMorgan Freeman | Giới thiệu những cảnh ấn tượng trong phim Ngọa hổ tàng long |
Hudson, KateKate Hudson | Công bố giải Hóa trang xuất sắc nhất |
Hoffman, DustinDustin Hoffman | Công bố Giải Oscar danh dự cho Jack Cardiff |
Jackson, Samuel L.Samuel L. Jackson | Công bố các giải Phim tài liệu ngắn hay nhất và Phim tài liệu hay nhất |
Parker, Sarah JessicaSarah Jessica Parker | Giới thiệu màn biểu diễn "A Fool in Love", bài hát giành đề cử ca khúc trong phim hay nhất |
Quỳnh, Dương TửDương Tử Quỳnh Châu Nhuận Phát |
Công bố giải Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất |
Zellweger, RenéeRenée Zellweger | Công bố giải Oscar cho thành tựu kĩ thuật và giải Gordon E. Sawyer. |
Weaver, SigourneySigourney Weaver | Giới thiệu những cảnh ấn tượng trong phim Gladiator |
Hawn, GoldieGoldie Hawn | Giới thiệu màn biểu diễn các trích đoạn nhạc nền được đề cử giải Nhạc phim hay nhất và công bố giải Nhạc phim hay nhất |
Hopkins, AnthonyAnthony Hopkins | Trao giải tri ân Irving G. Thalberg cho Dino De Laurentiis |
Ryder, WinonaWinona Ryder | Giới thiệu màn biểu diễn "I've Seen It All", bài hát giành đề cử ca khúc trong phim hay nhất |
Travolta, JohnJohn Travolta | Giới thiệu màn tri ân các nhân vật điện ảnh đã qua đời trong năm (In Memorian) |
Binoche, JulietteJuliette Binoche Jack Valenti |
Công bố giải Phim ngoại ngữ hay nhất |
Lopez, JenniferJennifer Lopez | Giới thiệu màn biểu diễn "Things Have Changed", bài hát giành đề cử ca khúc trong phim hay nhất và trao giải Ca khúc trong phim hay nhất |
Swank, HilaryHilary Swank | Công bố giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất |
Bening, AnnetteAnnette Bening | Giới thiệu những cảnh ấn tượng trong phim Erin Brockovich |
Andrews, JulieJulie Andrews | Trao giải Oscar danh dự cho Ernest Lehman |
Spacey, KevinKevin Spacey | Công bố giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất |
Hanks, TomTom Hanks | Giới thiệu người công bố Arthur C. Clarke |
Clarke, Arthur C.Arthur C. Clarke | Công bố giải Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất |
Hanks, TomTom Hanks | Công bố giải Kịch bản gốc xuất sắc nhất |
Cruise, TomTom Cruise | Công bố giải Đạo diễn xuất sắc nhất |
Douglas, MichaelMichael Douglas | Công bố giải Phim hay nhất |
Biểu diễn
sửaVai trò | Tên | Màn thể hiện |
---|---|---|
Chuyển soạn và chủ xướng | Conti, BillBill Conti | Hòa tấu |
Biểu diễn | Sting Sting | "My Funny Friend and Me" từ The Emperor's New Groove |
Biểu diễn | Lee, CocoCoco Lee | "A Love Before Time" từ Ngọa hổ tàng long |
Biểu diễn | Hoffs, SusannaSusanna Hoffs Randy Newman |
"A Fool in Love" từ Meet the Parents |
Biểu diễn | Ma, Yo-YoYo-Yo Ma & Itzhak Perlman Li Qiao |
Biểu diễn những bài tiêu biểu trong các đề cử Nhạc phim hay nhất
Biểu diễn các tác phẩm nhạc Kinh kịch |
Biểu diễn | , BjörkBjörk | "I've Seen It All" từ Dancer in the Dark |
Biểu diễn | Dylan, BobBob Dylan | "Things Have Changed" từ Wonder Boys |
Thông tin bên lề
sửaMặc dù chương trình đón nhận nhiều lời khen ngợi và có lượt xem gia tăng so với lễ trao giải năm trước, nam diễn viên Billy Crystal tuyên bố sẽ không chủ trì buổi lễ trong hai năm liên tiếp.[24] Những nguyên nhân Billy từ chối chủ trì buổi lễ là bởi vai diễn trong phim America's Sweethearts cũng như vai trò sản xuất kiêm đạo diễn cho bộ phim điện ảnh truyền hình có tựa 61*.[25] Ngay sau khi được chỉ định làm nhà sản xuất cho gala trao giải, Gil Cates đã thuê nam diễn viên kiêm danh hài Steve Martin đảm nhận vai trò chủ trì lễ trao giải năm 2001.[26] Cates giải thích lý do ông chọn Martin làm chủ trì buổi lễ vì "ông ấy là một ngôi sao điện ảnh, ông ấy hài hước, xuất sắc và hay chữ — ông ấy sẽ là một người dẫn chương trình tuyệt vời".[27] Ngoài ra chủ tịch Viện Hàn lâm (AMPAS), ông Robert Rehme cũng tán thành lựa chọn trên, "Steve là một người có phong cách rất thú vị. Tôi [chỉ] đơn giản là hãnh diện khi có anh ấy góp mặt trong ê-kíp thực hiện chương trình. Anh ấy là lựa chọn số một trong danh sách của chúng tôi, chúng tôi ngỏ lời mời và anh ấy chấp thuận; đơn giản như vậy đó."[28] Martin thể hiện sự phấn khích với trách nhiệm chủ trì đêm gala khi đùa rằng, "Nếu bạn không thể chiến thắng họ, hãy nhập bọn cùng họ."[29]
Theo góc nhìn buổi gala diễn ra vào năm 2001, Cates đã lần đầu cho mở màn với một bản nhạc chủ đề chào đón bộ phim điện ảnh khoa học viễn tưởng 2001: A Space Odyssey của Stanley Kubrick.[30] Song song với bản nhạc trên, các phi hành gia gồm có Susan J. Helms, Yury Usachov và James S. Voss đang ở trong phòng thí nghiệm Alpha Destiny, thuộc hành trình Expedition 2 của Trạm vũ trụ Quốc tế đã xuất hiện ở đầu chương trình qua vệ tinh để giới thiệu người chủ trì là Martin.[31] Trong suốt thời gian phát sóng, dàn nhạc chỉ đạo bởi nhà soạn nhạc điện ảnh Bill Conti đã biểu diễn một bản phối lại của "Also Sprach Zarathustra" - bản nhạc do nhạc sĩ nhạc jazz người Brazil Eumir Deodato sáng tác.[32] Bên cạnh đó, tác giả của 2001 là Arthur C. Clarke còn công bố giải Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất từ quê nhà của ông ở Sri Lanka.[33][34]
Ê-kíp thực hiện gala còn có sự tham gia của nhiều người khác. Nhà thiết kế sản xuất Roy Christopher đã dựng nên một sân khấu mới cho buổi lễ với một loạt khung vòm khổng lồ xen kẽ nhau, uốn cong từ sàn nhà đến trần nhà thông qua bức tường của khán phòng hậu trường. Nhiều ấn phẩm truyền thông mô tả thiết kế trên giống như phần bị cắt ngang của một khoang kín vũ trụ.[35] Bên cạnh đó, 4 tấm inox hình cung chạm khắc bóng của chiếc tượng vàng Oscar được đặt hai bên sườn cả ở phía trước lẫn sau sân khấu, cho phép những người công bố giải hoặc thắng giải bước xuyên qua chúng.[35] Vũ công Debbie Allen là người biên đạo múa cho những màn biểu diễn của các bài hát được đề cử Ca khúc trong phim hay nhất.[36] Hai nhạc sĩ Yo-Yo Ma và Itzhak Perlman là những người thể hiện các trích đoạn nhạc từ 5 nhạc nền giành đề cử Nhạc phim hay nhất.[37][38]
Doanh thu phòng vé của các tác phẩm đề cử
sửaTrước khi các đề cử được công bố vào ngày 13 tháng 2, tổng doanh thu của 5 phim đề cử Phim hay nhất là 47,1 triệu USD, tức trung bình 94 triệu USD/phim.[39] Gladiator là bộ phim thu lời nhất trong số các tác phẩm đề cử Phim hay nhất, với 186,6 triệu USD. Những thứ hạng kế tiếp từ cao đến thấp là Erin Brockovich (125,5 triệu USD), Traffic (71,2 triệu USD), Ngọa hổ tàng long (60,7 triệu USD) và cuối cùng là Chocolat (27 triệu USD).[39]
Trong tốp 50 phim có doanh thu cao nhất năm, 49 đề cử là dành cho những tác phẩm góp mặt trong danh sách trên. Chỉ có Cast Away (hạng 3), Gladiator (hạng 4), Erin Brockovich (hạng 12), Traffic (hạng 31) và Ngọa hổ tàng long (hạng 41) là những phim kiếm được đề cử cho đạo diễn, diễn xuất, kịch bản hay Phim hay nhất.[40] Tốp 50 bom tấn phòng vé khác kiếm về các đề cử là Dr. Seuss' How the Grinch Stole Christmas (hạng 1), The Perfect Storm (hạng 5), Meet the Parents (hạng 7), The Patriot (hạng 17), Space Cowboys (hạng 23), The Emperor's New Groove (hạng 25), U-571 (hạng 26), Hollow Man (hạng 30), 102 Dalmatians (hạng 38) và The Cell (hạng 40).[40]
Đánh giá chuyên môn
sửaChương trình nhận được phản hồi tích cực từ đa số các phương tiện truyền thông. Nhà phê bình truyền hình Ken Tucker của Entertainment Weekly viết, "Trong vai trò dẫn chương trình, Martin thường thể hiện sự sang trọng và khiêm tốn dễ chịu với [kiểu đi] từng bước chân một suốt đêm gala". Ông còn nhận xét thêm, "Giải Oscar dường như sống động và diễn ra trôi chảy khi Russell Crowe để kiểu mái theo phong cách Gene Vincent ở những năm 50, tạo nên sự chuyển tiếp mượt mà theo điệu rock & roll "cool" ["ngầu"] sang màn biểu diễn Ca khúc hay nhất của Dylan.[41] Phê bình gia Robert Bianco của USA Today chấm chương trình ở mức trung bình nhưng dành lời khen cho người chủ trì, "Martin pha trò [khiến người xem] thích thú — mang tính giải trí hệt như ngôi sao Oscar Billy Crystal nhưng theo một cách hoàn toàn khác biệt. Trong khi Crystal thể hiện tất cả sự nỗ lực và khiếu hài hước, vẻ mặt của Martin ngây ra bất động rất 'tỉnh' và dễ đánh lừa khán giả làm cho những câu đùa thô tục của ông cứ len lỏi vào trong bạn."[42] Tom Shales từ nhật báo The Washington Post tán dương Martin là "người chủ trì Oscar hay nhất kể từ Johnny Carson". Ngoài ra ông còn dí dỏm nhận định, "Chương trình dường như quá trang nghiêm, nhưng nó vẫn thú vị và mang tính giải trí ngay cả ở những khoảnh khắc cao trào và tự phụ hơn nữa".[43]
Một số ấn phẩm truyền thông đã chỉ trích chương trình. Barry Garron của The Hollywood Reporter bình luận, "[Buổi lễ] do nhà sản xuất kì cựu Gil Cates chịu trách nhiệm thực hiện là một trong số ít những bài thuyết trình của Oscar kết thúc đúng giờ và vẫn có thời lượng quá dài." Ngoài ra ông hài hước viết, "Có thể nói chương trình đã chứng tỏ rằng mặc dù có nhiều giải thưởng mà khán giả chẳng để ý tới, chương trình [vẫn] có thể được hoàn tất trong 3 tiếng rưỡi."[44] Nhà báo của tạp chí The Atlanta Journal-Constitution, ông Steve Murray đánh giá, "Không chỉ vì Martin thiếu đi năng lượng tinh quái và khả năng đọc vị của Billy Crystal – hay thậm chí là vẻ tự mãn bị thôi miên khủng khiếp của Whoopi Goldberg. Không, giải Oscar thường niên lần thứ 73 vẫn tiếp tục kéo dài mãi, dù cho đây là một trong những năm trao giải ngắn nhất.[45]" Phê bình gia truyền hình John Carman của San Francisco Chronicle viết, "Ngay cả với một người chủ trì mới là Steve Martin, giải Oscar vừa dài về thời lượng vừa cực kì gây thất vọng."[46]
Lượt xem và đón nhận
sửaChương trình phát sóng trên đài ABC của Mỹ đã thu hút 42,9 triệu khán giả trong suốt thời lượng lên sóng, giảm 7% so với lễ trao giải năm ngoái.[47][48] Ước tính có 72,2 triệu khán giả theo dõi tất cả các phần của đêm trao giải.[48] Chương trình đạt lượng đo lường khán giả của Nielsen thấp hơn so với buổi lễ năm trước, với 26,2% hộ gia đình theo dõi — hơn 40 tỉ lệ share.[49] Ngoài ra, gala trao giải còn thu về xếp hạng lượt xem khảo sát thấp hơn, với tỉ lệ theo dõi trong nhân khẩu học là 17,8.[49]
Tháng 7 năm 2001, giải Oscar lần thứ 73 nhận 8 đề cử tại lễ trao giải Primetime Emmy lần thứ 53.[50] Sau đó 2 tháng, gala trao giải giành được 1 chiến thắng ở hạng mục Hòa âm xuất sắc cho một loạt chương trình ca nhạc hoặc đặc biệt (Edward J. Greene, Tom Vicari, Bob Douglass).[51]
In Memoriam
sửaChuyên mục In Memoriam nhằm tri ân những nhân vật điện ảnh quá cố do nam diễn viên John Travolta chủ trì, tên những người được tôn vinh ghi phía dưới.[52]
|
|
Xem thêm
sửaChú giải
sửa- A^ : Có hai đạo diễn từng giành thành tích trên là Frank Lloyd và Michael Curtiz[14]
- B^ : Z và Life Is Beautiful là hai tác phẩm đã đạt thành tích này trong quá khứ.[15]
- C^ : Người chủ trì (tiếng Anh: Host) là một nhân vật chịu trách nhiệm cho các vị khách mời tại một sự kiện hoặc đem đến cho khán giả lòng mến khách trong thời gian diễn ra nó. Ở đây vai trò của người chủ trì gần như tương đương với một người dẫn chương trình, khác với các vị trí như đạo diễn và nhà sản xuất truyền hình.
Chú thích
sửa- ^ Medina, Regina (ngày 19 tháng 12 năm 2001). “Steve Martin Tapped To Host Oscar's Ceremony In 2001”. The Philadelphia Inquirer. Philadelphia Media Network. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2014.
- ^ “Oscar Watch: Moran, Connelly, Moret to 'Countdown'”. Variety. PMC. ngày 13 tháng 3 năm 2001. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2014.
- ^ Snow, Shauna (13 tháng 12 năm 2000). “Morning Report”. Los Angeles Times. Austin Beutner. Bản gốc lưu trữ 17 tháng 6 năm 2015. Truy cập 12 tháng 6 năm 2019.
- ^ “Oscar Watch: Horvitz to direct 2001 kudocast”. Variety. PMC. ngày 8 tháng 1 năm 2001. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
- ^ Gallo, Phil (ngày 25 tháng 3 năm 2001). “Review: 'The 73rd annual Academy Awards'”. Variety. PMC. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
- ^ Rick, Kissell (26 tháng 3 năm 2001). “ABC Oscarcast Proves No Ratings Gladiator”. Variety. Penske Media Group. Bản gốc lưu trữ 4 tháng 6 năm 2015. Truy cập 12 tháng 6 năm 2019.
- ^ “73rd Annual Academy Awards”. The New York Times. Arthur Ochs Sulzberger Jr. Bản gốc lưu trữ 15 tháng 7 năm 2014. Truy cập 18 tháng 6 năm 2014.
- ^ “Steve Martin To Host Oscars”. CBS News (CBS Corporation). 19 tháng 12 năm 2001. Bản gốc lưu trữ 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập 17 tháng 6 năm 2019.
- ^ “Oscar Watch: 'Betty's' Zellweger to present Sci-Tech kudos”. Variety. Penske Media Corporation. 27 tháng 2 năm 2001. Bản gốc lưu trữ 15 tháng 7 năm 2014. Truy cập 17 tháng 6 năm 2019.
- ^ “Academy announces Oscar nominations”. CNN. Time Warner. ngày 13 tháng 2 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2001. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
- ^ Kaltenbach, Chris (ngày 14 tháng 2 năm 2001). “It's Soderbergh vs. Soderbergh”. The Baltimore Sun. Tribune Company. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
- ^ a b “Oscar spreads wealth”. Tampa Bay Times. Times Publishing Company. tr. 1A.
- ^ Bona 2002, tr. 374
- ^ a b Bona 2002, tr. 351
- ^ a b “Gladiator Leads with 12 Oscar Nods”. ABC News (The Walt Disney Company). 13 tháng 2 năm 2001. Bản gốc lưu trữ 31 tháng 5 năm 2014. Truy cập 12 tháng 6 năm 2019.
- ^ Bona 2002, tr. 407
- ^ Hayes, Dade (25 tháng 3 năm 2001). “'Tiger' earns Oscar stripes”. Variety. Penske Media Corporation. Bản gốc lưu trữ 15 tháng 6 năm 2014. Truy cập 18 tháng 6 năm 2019.
- ^ Crouse 2005, tr. 54
- ^ “The 73rd Academy Awards (2001) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. AMPAS. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2011.
- ^ Feiwell, Jill (ngày 25 tháng 1 năm 2001). “Acad to Salute Lehman with Honorary Oscar”. Variety. PMC. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
- ^ Feiwell, Jill (ngày 18 tháng 1 năm 2001). “Acad to Honor Cardiff”. Variety. PMC. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
- ^ Feiwell, Jill (ngày 23 tháng 1 năm 2001). “De Laurentiis kudos”. Variety. PMC. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
- ^ Bona 2002, tr. 361
- ^ “Crystal clear: He's not up for Oscars”. Variety. Penske Media Corporation. 6 tháng 12 năm 2000. Bản gốc lưu trữ 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập 18 tháng 6 năm 2014.
- ^ Armstrong, Mark (18 tháng 12 năm 2000). “Oscar Gets Martinized!”. E! (NBCUniversal). Bản gốc lưu trữ 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập 12 tháng 6 năm 2014.
- ^ Munoz, Lorena (19 tháng 12 năm 2000). “Martin Will Host Oscars, Saying, 'If You Can't Win 'Em, Join 'Em'”. Los Angeles Times. Austin Beutner. Bản gốc lưu trữ 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập 18 tháng 6 năm 2014.
- ^ Bona 2002, tr. 343
- ^ Feiwell, Jill (17 tháng 12 năm 2000). “The Oscar Gig Goes to...”. Variety. Penske Media Corporation. Bản gốc lưu trữ 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập 19 tháng 6 năm 2014.
- ^ “Steve Martin To Host Academy Awards”. Chicago Tribune. Tony W. Hunter. 19 tháng 12 năm 2000. Bản gốc lưu trữ 15 tháng 4 năm 2015. Truy cập 12 tháng 6 năm 2014.
- ^ Goddard, Peter (25 tháng 3 năm 2001). “The show's other Best Director; Louis J. Horvitz is the helmer behind the scenes”. Toronto Star. Star Media Group. tr. 10.
- ^ Jacobs, Bob (26 tháng 3 năm 2001). “Oscars Go Global with International Introduction from Space”. Trạm vũ trụ Quốc tế (NASA). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong
|archiveurl=
và|archive-url=
(trợ giúp) - ^ Bona 2002, tr. 366
- ^ Bona 2002, tr. 373
- ^ Pond 2005, tr. 280
- ^ a b Wethington, Jessica (28 tháng 2 năm 2001). “Christopher's sets set his work apart”. Variety. Penske Media Corporation. Bản gốc lưu trữ 16 tháng 6 năm 2015. Truy cập 12 tháng 6 năm 2014.
- ^ Cruz, Clarissa (7 tháng 3 năm 2001). “Puh-leeze, Academy”. Entertainment Weekly. Time Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2009. Truy cập 12 tháng 6 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong
|archiveurl=
và|archive-url=
(trợ giúp) - ^ Bona 2002, tr. 370
- ^ Pond 2005, tr. 276
- ^ a b “2000 Academy Award Nominations and Winner for Best Picture”. Box Office Mojo. Bản gốc lưu trữ 9 tháng 5 năm 2014. Truy cập 18 tháng 6 năm 2019.
- ^ a b “2000 Domestic Grosses”. Box Office Mojo. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 7 năm 2015. Truy cập 15 tháng 6 năm 2019.
- ^ Tucker, Ken (6 tháng 4 năm 2000). “Act 2 of the Oscars: The Show”. Entertainment Weekly. Time Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2014. Truy cập 12 tháng 6 năm 2019.
- ^ Bianco, Robert (26 tháng 3 năm 2001), “Martin's drollery keeps fast-moving Oscars on track”, USA Today, Gannett Company, Bản gốc lưu trữ 5 tháng 2 năm 2015, truy cập 11 tháng 6 năm 2019
- ^ Shales, Tom (27 tháng 3 năm 2001). “With Our Favorite Maritn, Our Oscars Are a Class”. The Washington Post. Fred Ryan. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 2 năm 2015. Truy cập 19 tháng 6 năm 2019.
- ^ Bona 2002, tr. 382
- ^ Murray, Steve (26 tháng 3 năm 2001). “They came, we saw, we conked out 'Gladiator,' 'Tiger,' 'Traffic' shared honors in snoozer of a show”. The Atlanta Journal-Constitution. Cox Enterprises. tr. C1.
- ^ Carman, John (26 tháng 3 năm 2001). “Quick But Dull / Disappointing lack of gaffes, tears during shorter show”. San Francisco Chronicle. Jeffrey M. Johnson. Bản gốc lưu trữ 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập 9 tháng 6 năm 2019.
- ^ Carter, Bill (27 tháng 3 năm 2001). “ABC Strikes Gold With the Oscars”. The New York Times. Arthur Ochs Sulzberger Jr. Bản gốc lưu trữ 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập 12 tháng 6 năm 2019.
- ^ a b Lowry, Brian (27 tháng 3 năm 2001). “Awards Show's Ratings Slip, Early Figures Show”. Los Angeles Times. Austin Beutner. Bản gốc lưu trữ 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập 4 tháng 11 năm 2013.
- ^ a b “Academy Awards ratings” (PDF). Television Bureau of Advertising. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2013. Truy cập 27 tháng 6 năm 2019. Đã định rõ hơn một tham số trong
|archiveurl=
và|archive-url=
(trợ giúp) - ^ “Primetime Emmy Award database”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Truyền hình (ATAS). Bản gốc lưu trữ 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập 14 tháng 6 năm 2019.
- ^ Braxton, Greg (5 tháng 11 năm 2001). “The Winners in Creative Arts Fields”. Los Angeles Times. Austin Beutner. Bản gốc lưu trữ 15 tháng 7 năm 2014. Truy cập 14 tháng 6 năm 2019.
- ^ Bona 2002, tr. 371
Thư mục
sửa- Bona, Damien (2002), Inside Oscar 2, New York, United States: Ballantine Books, ISBN 0-345-44970-3
- Crouse, Richard (2005), Reel Winners: Movie Award Trivia, Toronto, Canada: Dundurn Press, ISBN 1-550-02574-0
- Pond, Steve (2005), The Big Show: High Times and Dirty Dealings Backstage at the Academy Awards, New York, United States: Faber and Faber, ISBN 0-571-21193-3
Liên kết ngoài
sửa- Trang web chính thức
- Website chính thức giải Oscar
- Website Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh
- Oscar's Channel trên YouTube (điều hành bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh)
- Nguồn mới
- Phân tích
- Lịch sử và những người/tác phẩm thắng giải Oscar 2000, Filmsite
- Academy Awards, USA: 2001, Internet Movie Database