Hoa kiều

(Đổi hướng từ Hoa Kiều)

Hoa kiều (phồn thể: 海外華人; giản thể: 海外华人; Hán-Việt: Hải ngoại Hoa nhân; bính âm: Hǎiwài Huárén/Hǎiwài Zhōngguórén) là những người sinh sống ở bên ngoài Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc đại lục) và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) nhưng có nguồn gốc sắc tộc là người Trung Quốc (người Hán). Có khoảng 40 triệu Hoa kiều, hầu hết sống tại vùng Đông Nam Á, là thành phần sắc dân đa số ở Singapore, là thiểu số quan trọng ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt NamMalaysia. Kiều dân người Hoa đến các vùng này vào khoảng giữa thế kỷ 16-19, hầu hết xuất phát từ các tỉnh ven biển Quảng ĐôngPhúc Kiến (nhóm người Mân Nam), tiếp đó là Hải Nam. Thuật ngữ "Hoa Kiều" có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn là bao gồm người Trung Quốc thiểu số (phi Hán), ví dụ như người Tây Tạng lưu vong[1] hoặc gồm những người chỉ có một phần là người Hoa. Nói chung là dù có phải là người dân tộc Hán đa số của Trung Quốc hay không thì cứ từ Trung Quốc đi ra là Hoa kiều dù người Trung Quốc thường được coi là người Hán.

Người Hoa Hải ngoại
海外華人
海外华人
Ngôn ngữ
Tiếng Trung Quốc và các ngôn ngữ nơi họ cư trú.
Tôn giáo
Phật giáo cùng Đạo giáoNho giáo, Kitô giáo, khác.
Sắc tộc có liên quan
Người Hán

Gần đây, đích đến di cư của người dân Trung Quốc nhắm về Bắc Mỹchâu Úc, chủ yếu là đến ở Hoa Kỳ, Úc, CanadaNew Zealand.[2]

Hoa kiều khác nhau nhiều về mức độ đồng hoá, tương tác với cộng đồng xung quanh (xem Phố Tàu) và mối liên hệ với Trung Quốc. Ở Thái LanIndonesia, phần lớn Hoa kiều kết hôn và đồng hoá với cộng đồng bản xứ. Ở Myanmar, người Hoa hiếm khi kết hôn với người bản xứ nhưng lại theo văn hoá Miến Điện, duy trì đặc tính Hoa và Miến. Trái lại, ở Malaysia, Việt NamSingapore, Hoa kiều vẫn giữ đặc tính chủng tộc riêng biệt (tại khu vực Đông Nam Á).

Thường những làn sóng di dân khác nhau dẫn đến hình thành các phân nhóm trong số Hoa kiều, như những di dân cũ và mới ở CampuchiaIndonesia. Người Hoa ở các nước Đông Nam Á thường tham gia vào thương mạitài chính. Ở Bắc Mỹ, nhờ các chính sách di trú, Hoa kiều thường có mặt trong các ngành nghề chuyên môn, các nghề có thứ hạng cao trong y khoa và học thuật.

Thuật ngữ

sửa

Tiếng Hoa có nhiều thuật ngữ khác nhau để đề cập đến khái nhiệm này. Huáqiáo (giản thể: 华侨; phồn thể: 華僑, Hoa Kiều) hay Hoan-kheh trong tiếng Phúc Kiến (tiếng Trung: 番客) dùng để đề cập đến công dân Trung Quốc sinh sống ngoài Trung Quốc. Huáyì (giản thể: 华裔; phồn thể: 華裔; Bạch thoại tự: Hôa-è, Hoa duệ) dùng để đề cập đến người thuộc dân tộc Hán sinh sống ngoài Trung Quốc.[3] thuật ngữ thường dùng khác là 海外华人 (hǎiwài huárén, hải ngoại hoa nhân); và từ này thường được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng để đề cập đến những người thuộc sắc tộc Trung Hoa sinh sống ngoài Trung Quốc nói chung mà không xét tới quốc tịch.

Trong tiếng Việt, cụm từ Hoa kiều vẫn được dùng phổ biến và tồn tại song song với từ Việt kiều để đề cập đến những người gốc Việt nói chung tại nước ngoài mà không kể tới quốc tịch, mặc dù vậy, thuật ngữ "kiều" có nghĩa là "ở nhờ" và không thích hợp để chỉ những người đã mang quốc tịch nước ngoài.

Hoa kiều thuộc sắc tộc Hán như Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu hay Khách Gia đề cập tới Hoa kiều với tên gọi 唐人 (tángrén, đường nhân), đọc là tòhng yàn trong tiếng Quảng Đông, Tn̂g-lâng trong tiếng Phúc Kiến, Dẹung nāng trong tiếng Triều Châutong nyin trong tiếng Khách Gia. Từ "đường nhân" ám chỉ đến nhà Đường khi chế độ này kiểm soát toàn bộ Trung Nguyên.

Thống kê

sửa
Quốc gia Bài về cộng đồng người Hoa Dân số người Hoa Năm
châu Á   31.279.797 2006
  Thái Lan Người Thái gốc Hoa 9.450.000 2010[4]
  Malaysia Người Malaysia gốc Hoa, Peranakan 7.100.000 2008[5]
  Indonesia Người Indonesia gốc Hoa/Tionghoa 2.832.510 2010[6]
  Singapore Người Singapore gốc Hoa 2.794.000 2010 [7]
  Việt Nam Người Hoa (Việt Nam), 823.071 2009[8]
  Campuchia Người Campuchia gốc Hoa 1.180.000 2008[9]
  Philippines Người Philippines gốc Hoa, Tornatras, Sangley 1.100.000 2005[4]
  Myanmar Người Myanmar gốc Hoa, Panthay 1.100.000 2005[4]
  Nhật Bản Người Hoa tại Nhật Bản 655.377 1 2008[10]
  Hàn Quốc Người Hoa tại Hàn Quốc 624.994 2 2009[11]
  Kazakhstan Người Hoa tại Kazakhstan 300.000 2009
  Ấn Độ Người Hoa tại Ấn Độ 189.470 2005[4]
  Lào Người Lào gốc Hoa 185.765 2005[4]
  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Người Hoa tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 180.000 2009[12]
  Brunei Người Hoa tại Brunei 43.000 2006[13]
  Israel Người Hoa tại Israel 23.000 2001[cần dẫn nguồn]
  Bắc Triều Tiên Người Hoa tại Bắc Triều Tiên 10.000 2009[14]
  Pakistan Người Hoa tại Pakistan 10.000 2009[15]
  Sri Lanka Người Hoa tại Sri Lanka 3.500 ?[16]
  Iran Người Hoa tại Iran 3.000 --
  Kyrgyzstan Người Hoa tại Kyrgyzstan 1.813 2009
  Mongolia Người Hoa tại Mông Cổ 1.323 2000[cần dẫn nguồn]
  Bangladesh Người Hoa tại Bangladesh 1.200 2011[17]
châu Mỹ   6.059.240 2008
  Hoa Kỳ Người Mỹ gốc Hoa 3.500.000 2007[18]
  Canada Người Canada gốc Hoa 1.300.000 2006[19]
  Mexico người mexico trung quốc 2.100.000 2005[4]
  Brazil Người Brasil gốc Hoa 151.649 2005[4]
  Panama Người Hoa tại Panama 135.000 2003[cần dẫn nguồn]
  Cuba Người Cuba gốc Hoa 114.240 2008[20][21]
  Argentina Người Argentina gốc Hoa 100.000 2008[22]
  Peru Người Peru gốc Hoa 23.000 2003[23]
  Nicaragua Người Nicaragua gốc Hoa 12.000 --[24]
  Suriname Người Suriname gốc Hoa 40.000 2011[25]
  Jamaica Người Jamaica gốc Hoa 70.000 --[26]
  Cộng hòa Dominica Người Hoa tại Cộng hòa Dominica 15.000 --[27]
  Costa Rica Người Costa Rica gốc Hoa 7.873 2009[cần dẫn nguồn]
  Chile Người Hoa tại Chile 5.000 --[cần dẫn nguồn]
  Trinidad & Tobago Người Trinidad và Tobago gốc Hoa 3.800 2000[cần dẫn nguồn]
  Guyana Người Guyana gốc Hoa 2.722 1921[28]
  Belize Người Belize gốc Hoa 1.716 2000[29]
  Puerto Rico Người Puerto Rico gốc Hoa -- --
  Haiti Người Haiti gốc Hoa 230 --
châu Âu   1.716.233 2006
  Nga Người Hoa tại Nga, Người Dungan 998.000 2005[4]
  Pháp Người Hoa tại Pháp, Người Réunion gốc Hoa 700.000 2010[4]
  Vương quốc Anh Người Anh gốc Hoa 500.000 2008[30]
  Ý Người Hoa tịa Ý 201.000 2011[31]
  Tây Ban Nha Người Hoa tại Tây Ban Nha 128.022 2008[32]
  Hà Lan Người Hoa tại Hà Lan 76.960 2011[33]
  Đức Người Hoa tại Đức 71.639 2004[34]
  Serbia Người Hoa tại Serbia 20.000 2008[35]
  Ireland Người Hoa tại Ireland 16.533 2006[36]
  Đan Mạch Người Hoa tại Đan Mạch 10.247 2009[37]
  Bulgaria Người Hoa tại Bulgaria 10.000 2005[38]
  Bồ Đào Nha Người Hoa tại Bồ Đào Nha 9.689 2007 [39]
  Thụy Điển Người Hoa tại Thụy Điển 14.134 2010 [40]
  Phần Lan Người Hoa tại Phần Lan 7.546 2010 [41]
  Cộng hòa Séc Người Hoa tại Cộng hòa Séc 4.986 2007[42]
  Romania Người Hoa tại Romania 2.249 2002[43]
  Thổ Nhĩ Kỳ Người Hoa tại Thổ Nhĩ Kỳ 1.000 2009
châu Đại Dương   1.021.019 2003
  Úc Người Úc gốc Hoa 669.896 2006[44]
  New Zealand Người New Zealand gốc Hoa 147.570 2006[45]
  Samoa Người Hoa tại Samoa 30.000 --[cần dẫn nguồn]
  Papua New Guinea Người Hoa tại Papua New Guinea 20.000 2008[46][47]
  Fiji Người Hoa tại Fiji 6.000 2000[cần dẫn nguồn]
  Tonga Người Hoa tại Tonga 3.000 2001[48][49]
  Palau Người Hoa tại Palau 1.019 2001[50]
châu Phi   734.000 2009
  Nam Phi Người Nam Phi gốc Hoa 350.000 2009[51]
  Angola Người Hoa tại Angola 100.000 2007[52][Còn mơ hồ ]
  Ai Cập Người Hoa tại Ai Cập 100.000 2010[53]
  Madagascar Người Hoa tại Madagascar 60.000 2007[54][55]
  Nigeria Người Hoa tại Nigeria 50.000 2008[56]
  Mauritius Sino-Mauritian 30.000 2007[57]
  Réunion Người Réunion gốc Hoa 25.000 1999[58]
  Zambia Người Hoa tại Zambia 20.000 2003[59]
  Mozambique Người Hoa tại Mozambique 12.000 2007
  Kenya Người Hoa tại Kenya 10.000 2007
  Tanzania Người Hoa tại Tanzania 10.000 2008
  Ghana Người Hoa tại Ghana 7.000 2008
  Botswana Người Hoa tại Botswana 6.000 2009
  Cameroon Người Hoa tại Cameroon 2.000 2008
  Senegal Người Hoa tại Senegal 2.000 2008
  Seychelles Người Seychelles gốc Hoa 1.000 1999[60]
Tổng -- 40.382.279

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Blondeau, Anne-Marie (2008). Authenticating Tibet: Answers to China's 100 Questions. Buffetrille, Katia and Wei Jing. University of California Press. tr. 127.
  2. ^ “Người Trung Quốc thấy thiếu an toàn trên đất nước mình”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2013. Truy cập 24 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
  4. ^ a b c d e f g h i The Ranking of Ethnic Chinese Population Overseas Compatriot Affairs Commission, R.O.C.
  5. ^ “Malaysia”. Background Notes. United States: Department of State. 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2009. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  6. ^ “Jumlah dan Persentase Penduduk menurut Kelompok Suku Bangsa” (PDF). media.neliti.com (bằng tiếng Indonesian). Kewarganegaraan, suku bangsa, agama dan bahasa sehari-hari penduduk Indonesia. 2011. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  7. ^ “Table 3 Ethnic Composition of the Resident Population” (PDF), Singapore Department of Statistics, Social Statistics Section, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2012, truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2011
  8. ^ “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009” (Thông cáo báo chí). Tổng cục Thống kê. 4 tháng 1 năm 2009. Truy cập 22/2/2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  9. ^ Cambodia: Zongzi becomes a tool of affection relay
  10. ^ Ministry of Justice. Japan. July, 2009.<http://www.moj.go.jp/PRESS/090710-1/090710-3.pdf Lưu trữ 2009-12-29 tại Wayback Machine>.
  11. ^ “More Than 1 Million Foreigners Live in Korea”. Chosun Ilbo. ngày 6 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2009.
  12. ^ Chinese expats in Dubai - TimeOut Dubai
  13. ^ “Brunei”. The World Factbook. Langley, VA: Central Intelligence Agency. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2006. The total population of Brunei is estimated at 380,000, of whom 11.2% are of Chinese descent.
  14. ^ “Chinese in N.Korea 'Face Repression'. Chosun Ilbo. ngày 10 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2009.
  15. ^ Fazl-e-Haider, Syed (ngày 11 tháng 9 năm 2009). “Chinese shun Pakistan exodus”. Asia Times. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2009.
  16. ^ “Countries Compared by People > Overseas Chinese > 2005 Population. International Statistics at NationMaster.com”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  17. ^ Bangladesh, Lonely Planet by Marika McAdam
  18. ^ “Selected Population Profile in the United States”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008.
  19. ^ " Ethnic Origin (247), Single and Multiple Ethnic Origin Responses (3) and Sex (3) for the Population of Canada, Provinces, Territories, Census Metropolitan Areas and Census Agglomerations, 2006 Census - 20% Sample Data," [1] Lưu trữ 2018-12-25 tại Wayback Machine
  20. ^ CIA World Factbook. Cuba. 2008. ngày 15 tháng 5 năm 2008.<https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/cu.html Lưu trữ 2016-02-10 tại Wayback Machine>.
  21. ^ “atiso đà lạt”. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023.
  22. ^ “Compatriotas chinos en Argentina apoyan activamente a víctimas de terremoto”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  23. ^ http://www.embajadachina.org.mx/esp/zmgx/t44249.htm=B[liên kết hỏng]
  24. ^ “Nicaragua: People groups”. Joshua Project. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
  25. ^ Romero, Simon (ngày 10 tháng 4 năm 2011). “China Aids Suriname, Expanding South American Role”. The New York Times.
  26. ^ Joshua Project - Han Chinese, Hakka of Jamaica Ethnic People Profile
  27. ^ dr1.com - The Chinese Community and Santo Domingo’s Barrio Chino - Page 1
  28. ^ History of the Chinese in Guyana
  29. ^ “Redatam::CELADE, ECLAC”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2017. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  30. ^ "Population of the UK, by ethnic group, 2001" (Note that in UK usage Asian in this context refer to South Asia)”. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2006.
  31. ^ Statistiche demografiche ISTAT[liên kết hỏng].
  32. ^ Instituto Nacional de Estadística: Padrón 2008 [2].
  33. ^ Dutch Census Bureau (excludes ethnic Chinese not from China)[3].
  34. ^ Federal Statistical Office Germany [4].
  35. ^ 6 tháng 5 năm 2008 Little China in Belgrade[liên kết hỏng]
  36. ^ “Beyond 20/20 WDS - Table View”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
  37. ^ Statistics Denmark 2009
  38. ^ Кръстева, Анна (2005). “Китайците”. Имиграцията в България (PDF). София: IMIR. tr. 80–104. ISBN 954-8872-56-0. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
  39. ^ “Foreign population with legal status of residence (No.) by Place of residence (NUTS-2002) and Nationality”. Population. Instituto Nacional de Estatística. 2007. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2009.
  40. ^ Statistiska centralbyrån
  41. ^ Tilastokeskus [5] Lưu trữ 2012-05-23 tại Archive.today.
  42. ^ Czech Statistical Office 2007
  43. ^ Vasiliu, Adrian O.; Vasileanu, Marius; Duţă, Mihai; Covaci, Talida (ngày 1 tháng 8 năm 2005). “Chinezii din Romania - polul est-european al civilizatiei asiatice/Chinese in Romania - Eastern European pole of Asian civilisation”. Adevărul. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2009.
  44. ^ 2006 Australian Bureau of Statistics [6].
  45. ^ QuickStats About Culture and Identity - Asian Lưu trữ 2008-05-11 tại Wayback Machine, 2006 Census, Statistics New Zealand. Truy cập 2007-07-13.
  46. ^ Nelson 2007, tr. 8
  47. ^ Chin 2008, tr. 118
  48. ^ "Tonga announces the expulsion of hundreds of Chinese immigrants", John Braddock, wsws.org, ngày 18 tháng 12 năm 2001
  49. ^ "Tonga to expel race-hate victims", Paul Raffaele & Matthew Dearnaley, New Zealand Herald, ngày 22 tháng 11 năm 2001
  50. ^ Palau Lưu trữ 2020-05-01 tại Wayback Machine, CIA World Factbook, rertieved ngày 14 tháng 10 năm 2009
  51. ^ Park, Yoon Jung (2009). Recent Chinese Migrations to South Africa - New Intersections of Race, Class and Ethnicity (PDF). Representation, Expression and Identity. Interdisciplinary Perspectives. ISBN 978-1-904710-81-3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2010.
  52. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
  53. ^ “Chinese prostitution ring busted in Maadi”, Almasry Alyoum, ngày 13 tháng 9 năm 2010, truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2010
  54. ^ Man 2006
  55. ^ Bureau of Foreign Affairs and Overseas Chinese Affairs 2007
  56. ^ “China and Africa: Stronger Economic Ties Mean More Migration”. migrationpolicy.org. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  57. ^ “非洲华人华侨简况”. Dongguan: Bureau of Foreign Affairs and Overseas Chinese Affairs. ngày 20 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2008. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  58. ^ Chinese Language Educational Foundation 1999
  59. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Time. ngày 11 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2010.
  60. ^ “1999 年底非洲国家和地区华侨、华人人口数 (1999 year-end statistics on Chinese expatriate and overseas Chinese population numbers in African countries and territories)”. Chinese Language Educational Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

sửa