Kawasaki
- Bài này viết về Thành phố Kawasaki, về những bài khác cũng có tên Kawasaki, xem Kawasaki (định hướng).
Thành phố Kawasaki (Nhật:
Kawasaki 川崎 | |
---|---|
— Đô thị quốc gia — | |
川崎市 · Kawasaki-shi | |
Kawasaki | |
Vị trí của Kawasaki ở Kanagawa | |
Tọa độ: 35°31′B 139°42′Đ / 35,517°B 139,7°Đ | |
Quốc gia | Nhật Bản |
Vùng | Kantō |
Tỉnh | Kanagawa |
Thủ phủ | Kawasaki-ku |
Chính quyền | |
• Thị trưởng | Takao Abe |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 144,35 km2 (55,73 mi2) |
Dân số (2018) | |
• Tổng cộng | 1.516.483 |
• Mật độ | 11,000/km2 (27,000/mi2) |
Múi giờ | Giờ UTC+9, UTC+9 |
Mã bưu chính | 210-0002–210-0865 |
Mã điện thoại | 44 |
Thành phố kết nghĩa | Rijeka, Nakashibetsu, Fujimi, Naha, Baltimore, Wollongong, Sheffield, Salzburg, Lübeck, Bucheon, Thẩm Dương, Bandung |
- Cây | Camellia |
- Hoa | Azalea |
Điện thoại | 044-200-2111 |
Địa chỉ tòa thị chính | 1 Miyamoto-chō, Kawasaki-ku, Kawasaki-shi, Kanagawa-ken 210-8577 |
Website | City of Kawasaki |
Địa lý
sửaKawasaka có diện tích 144,35 km². Thành phố hẹp nhưng trải dài (theo hướng Đông-Tây) tới 30 km, bên bờ sông Tama. Nó nằm giữa và tiếp giáp với Tokyo và Yokohama, và cùng các thành phố này tạo thành vùng thủ đô Tokyo.
Các khu của Kawasaki | |
---|---|
Kawasaki được chia làm 7 khu (ku):
|
Lịch sử
sửaKawasaki trở thành thành phố từ năm 1924 và được Chính phủ Nhật Bản công nhận là đô thị quốc gia từ năm 1972.
Giao thông
sửaKawasaki có hệ thống đường sá phát triển, nhưng chỉ có một tuyến đường sắt duy nhất nối phần Đông với phần Tây của thành phố. Từ Kawasaki có kết cầu giao thông cầu-đường ngầm Tokyo Bay Aqua Line đi qua vịnh Tokyo sang tỉnh Chiba.
Dân số
sửaTính đến năm tháng 2 năm 2007, Kawasaki có khoảng 1,34 triệu dân cư.
Kinh tế
sửaTrụ sở chính của công ty Fujitsu được đặt ở Nakahara-ku.[1]
Kawasaki có nhiều nhà máy và cơ sở của các công ty công nghiệp nặng (như JFE Group, Nippon Oil Corporation) và công nghệ cao (Fujitsu, NEC Corporation, Toshiba, Dell Japan và Sigma Corporation).
Điểm du lịch nổi tiếng
sửa- Kawasaki Daishi: ngôi chùa được tham quan nhiều nhứ 2 tại Vùng Kanto.
- Nihon Minka-en: một công viêng rộng 20 minka, về các nông trại truyền thống từ nhiều vùng quê Nhật Bản.
- Koreatown: phía đông Kawasaki là vùng tập trung người Hàn Quốc tại Nhật Bản nhiều thứ 2, chỉ sau Osaka.[cần dẫn nguồn]. Vào năm 1997, nó đã trở thành phố đầu tiên cho phép công dân không phải người Nhật có thể có việc làm dịch vụ dân sự.
- Todoroki Ryokuchi, công viên thể thao
- Bảo tàng Fujiko F. Fujio, cũng được biết với tên Bảo tàng Doraemon, mở cửa lần đầu vào năm 2011, ở Tama-ku.[1][2]
Thành phố kết nghĩa
sửaNhật Bản
sửa- Nakashibetsu, Hokkaidō từ 9 tháng 7 năm 1992
- Fujimi, Nagano từ 22 tháng 4 năm 1993
- Naha, Okinawa từ 20 tháng 5 năm 1996
Quốc tế
sửa- Rijeka, Croatia, từ 23 tháng 6 năm 1977
- Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ, từ 14 tháng 6 năm 1979
- Thẩm Dương, Trung Quốc, từ 18 tháng 8 năm 1981
- Wollongong, New South Wales, Australia, từ 18 tháng 5 năm 1988
- Sheffield, Anh, từ 30 tháng 7 năm 1990
- Salzburg, Áo, từ 17 tháng 4 năm 1992
- Lübeck, Đức, từ 12 tháng 5 năm 1992
- Bucheon, Hàn Quốc, từ 21 tháng 10 năm 1996
- Bà Rịa Vũng Tàu, Việt Nam, từ 15 tháng 9 năm 2012
Cổng hữu nghị
sửaTham khảo
sửa- ^ a b “fujiko-museum”. fujiko-museum. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2012.
- ^ “Anime star Doraemon to have own museum”. The Independent. ngày 29 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015.
Liên kết ngoài
sửa- Website chính thức của Kawasaki (tiếng Nhật)