Tể tướng

Chức quan chính thức cao nhất giúp việc nhà vua trong các triều đại của Trung Quốc

Tể tướng (chữ Hán: 宰相) là một chức quan cao nhất trong hệ thống quan chế của phong kiến Á Đông, sau vị vua đang trị vì.

Tể tướng
Tiếng Trung
Tên tiếng Trung thay thế
Tiếng Trung
Tên tiếng Trung thay thế thứ 2
Phồn thể
Giản thể
Tên tiếng Trung thay thế thứ 3
Phồn thể
Giản thể
Tên tiếng trung thay thế thứ 4
Tiếng Trung
Tên tiếng trung thay thế thứ 5
Phồn thể
Giản thể

Chức nhiệm chính của Tể tướng là thay mặt vua giải quyết mọi việc về chính sự của quốc gia. Ban đầu chức vụ này chỉ có một người độc bá, nhưng theo các triều đại về sau muốn tránh lạm quyền, chức vụ này dần bị khống chế và san sẻ quyền lực bằng một số Hội đồng được lập ra tùy thời kì.

Nguồn gốc tên gọi sửa

Đây không phải là tên một chức quan chính thức, mà chỉ là một cách gọi không chính thống để chỉ "một người quan viên đứng đầu triều đình" trong quan chế phong kiến. Từ Tể (宰) nguyên chỉ tội nhân làm việc chấp sự,[1] có ý tứ nói về một người chuyên quản tổng quan mọi việc.

Qua các đời, Tể tướng còn được gọi như Thừa tướng (丞相), Tướng quốc (相國), Tể phụ (宰輔), Tể hành (宰衡), hay Nội các tổng lý đại thần (內閣總理大臣),... để xưng gọi một quan viên, viên chức nhà nước đứng đầu (thường là tối cao) trong bộ máy quan chế.

Có sự khác nhau giữa Thừa tướngTướng quốc khá tinh vi. Chu Thiệu Hầu trong "Tổng tập lược truyện các Tể tướng trong lịch sử Trung Quốc" có chỉ ra điều này:

Tướng quốc có địa vị và quyền thế cao hơn thừa tướng. Căn cứ theo Bách quan công khanh biểu trong Hán thư thì thừa tướng là người có trách nhiệm phò tá thiên tử, giúp giải quyết các việc quan trọng, nghĩa là thừa tướng là trợ thủ của vua; còn đối tượng mà tướng quốc giúp là đất nước. Thiên cường quốc trong sách Tuân Tử có ghi "tướng quốc trên thì được một vua, dưới thì được một nước".[2]

Chức tướng quốc vốn được gọi là tướng bang. Kết quả khảo cổ còn cho thấy những chữ "tướng bang Lã Bất Vi" (nước Tần) khắc trên cái qua hay ấn "tướng bang Hung Nô". Từ khi Lưu Bang lên làm vua, chức này được đổi gọi là tướng quốc vì kiêng tên húy của ông.[2]

Dù có sự phân biệt khá tinh vi giữa hai danh hiệu, nhưng trên thực tế tướng quốc hay thừa tướng đều là quan đầu triều, chỉ ở dưới vua và trên các quan khác. Các triều đại có thể phân quyền chức quan đầu triều cho 2 người bằng cách đặt ra các chức Tả, Hữu thừa tướng chứ không bao giờ vừa đặt tướng quốc vừa đặt thừa tướng. Điển hình là đầu thời Hán. Năm 205 TCN, Lưu Bang để Tào Tham là giả Tả thừa tướng; đến khi thống nhất quốc gia thì nhập làm một, lấy Tiêu Hà làm thừa tướng (không chia Tả, Hữu nữa). Năm 196 TCN Tiêu Hà có công lừa giết Hàn Tín, được thăng làm tướng quốc. Sau khi ông mất, Tào Tham nối làm tướng quốc. Sau khi Tào Tham chết thì Lã Hậu không để ai ở ngôi tướng quốc nữa, ngôi thừa tướng được thiết lập lại và lại chia ra Tả, Hữu thừa tướng.[3]

Tại Trung Quốc sửa

Tần Hán sửa

Vào thời nhà Thương, có chức quan Tể dùng để gọi người quản lý gia vụ và đối đãi nô lệ. Sang thời nhà Chu, có chức quan đứng đầu gọi là Thái tể (太宰), coi việc gia vụ của quan viên gọi là Gia tể (家宰), coi việc ăn uống là Bào tể (庖宰) hay coi một huyện, ấp gọi là Ấp tể (邑宰).

Vào thời Xuân Thu, Tể tướng trở thành một tên gọi quan danh đứng đầu, xuất hiện ở cuốn Hiển học thiên (显学篇) - Hàn Phi Tử, sách nói:"Cố minh chủ chi lại, Tể tướng tất khởi với châu bộ, mãnh tướng tất phát với tốt ngũ.".[4] Quản Trọng là người đầu tiên trở thành Tể tướng nước Tề thời Tề Hoàn công. Đến thời kỳ Chiến Quốc thì tại các nước chư hầu khác của nhà Chu đều lập ra chức này.

Thời nhà Tần, tên gọi chính thức của chức vụ này là Thừa tướng (丞相). Thời kỳ đầu Tây Hán, mô hình tương tự như thời kỳ nhà Tần, lại có bậc Tướng quốc (相国) cao hơn một chức, và đặt thêm Ngự sử đại phu (御史大夫) là phó, phụ giúp. Đến thời Hán Vũ Đế mới lấy những người theo Nho học làm Thừa tướng để xử lý các công việc hành chính thường ngày nhưng các công việc hành chính quan trọng vẫn do nội đình giải quyết. Tể tướng khi đó là người đứng đầu Thượng thư đài (尚书台). Đến thời Hán Ai Đế, chức này được đổi thành Đại tư đồ (大司徒).

Thời kỳ Đông Hán do Tư đồ (司徒), Tư không (司空), Thái uý (太尉) cùng chấp chính, tức Tam công. Quyền thần đa phần xưng Đại tư mã (大司馬). Năm Kiến An thứ 13 (208) thời Hán Hiến Đế, lại phục hồi chức danh Thừa tướng, và Tào Tháo là người nắm giữ chức vụ này cho tới ngày 15 tháng 3 năm 220. Lúc này, quyền lực của Tế tướng lấn át hoàng đế. Điều này thường xảy ra khi một triều đại trở nên yếu kém, và cũng thường sụp đổ không lâu sau đó.

Thời nhà TấnNam Bắc triều, danh vị Thừa tướng hay Tướng quốc là những quyền thần có địa vị tối cao tự xưng. Thời Nam Bắc triều chế độ biến đổi nhiều, hoặc là Hoàng đế trực tiếp bàn chính sự hoặc ủy quyền cho Cơ mật giả (机密者), tức Tể tướng. Chức danh có Trung thư giám (中书监), Trung thư lệnh (中书令), Thị trung (侍中), Thượng thư lệnh (尚书令), Bộc xạ (仆射) hoặc Tướng quân; ngoài ra còn có quyền lớn nhất, tức chức Lục thượng thư sự (录尚书事).

Tùy Đường sửa

Nhà Tùy định ra Tam tỉnh chế (三省制), các chức quan đứng đầu tam tỉnh bao gồm: Nội sử tỉnh (内史省) là Nội sử lệnh (内史令), Môn hạ tỉnh (门下省) là Nạp ngôn (纳言); Thượng thư tỉnh (尚书省) là Thượng thư lệnh (尚书令). Lúc này cả ba chức quan san sẻ quyền lực, đều được liệt vào hàng Tể tướng vậy. Nhà Đường cải Nội sử tỉnh thành Trung thư tỉnh (中书省); chức Nội sử lệnh thành Trung thư lệnh (中书令); chức Nạp ngôn thành Thị trung (侍中). Từ thời Đường Cao Tông trở đi, không lập Thượng thư lệnh, mà có Đồng trung thư môn hạ tam phẩm (同中书门下三品), chính là Tể tướng mới. Thời Đường Huyền Tông, thiết ra Đồng trung thư môn hạ bình chương sự (同中书门下平章事), gọi tắt là Đồng bình chương sự (同平章事), là hàm gia tặng chứng minh là Tể tướng.

Nhà Tống lấy Đồng bình chương sự, Thị trung là tên gọi chính thức của chức vụ Tể tướng, với Tham tri chính sự (参知政事) là phó; hai người cùng bình luận chính sự, bổ nhiệm quan viên, giải quyết tấu chương, hợp xưng Tể chấp (宰執). Song từ Hán đến Đường, thiên tử dùng lễ đãi Tể tướng, là cho phép ngồi bàn, nhưng Tống Thái Tổ phế bỏ phép này, Tể tướng đứng thẳng đáp, này có thể coi là cố ý kiềm chế địa vị vậy. Đến niên hiệu Nguyên Phong (1078 - 1085) thời Tống Thần Tông, lại cải cách chế độ, cho 2 người đảm nhận công việc của Tể tướng, với chức danh của quan đứng đầu là Thượng thư tả bộc xạ kiêm môn hạ thị lang (尚书左仆射兼门下侍郎), phó là Thượng thư hữu bộc xạ kiêm trung thư thị lang (尚书右仆射兼中書侍郎); lập ra thêm Môn hạ Thị lang (门下侍郎), Trung thư Thị lang (中书侍郎), Thượng thư Tả thừa (尚书左丞) cùng Thượng thư Hữu thừa (尚书右丞) làm phó tướng, giúp đỡ Lưỡng tướng.

Đến niên hiệu Chính Hòa (1111 - 1118) thời Tống Huy Tông, đổi Tả bộc xạ thành Thái tể kiêm Môn hạ thị lang (太宰兼门下侍郎), Hữu bộc xạ thành Thiếu tể kiêm Trung thư thị lang (少宰兼中书侍郎). Niên hiệu Tĩnh Khang (1126-1127) thời Tống Khâm Tông, lại đổi trở lại thành Thượng thư tả bộc xạ kiêm môn hạ thị langThượng thư hữu bộc xạ kiêm trung thư thị lang như cũ. Đến niên hiệu Kiến Viêm (1127-1130) thời Tống Cao Tông, lại đổi tên gọi chức quan của Tể tướng thành Thượng thư bộc xạ Đồng trung thư môn hạ bình chương sự (尚书仆射同中书门下平章事), phó tể tướng thành Tham tri chính sự. Niên hiệu Càn Đạo (1165-1173) thời Tống Hiếu Tông, đổi thành Tả, Hữu Thừa tướng cho gọn gẽ.

Nhà NguyênTrung thư tỉnh là cơ quan hành chính cao nhất, chức quan đứng đầu Trung thư lệnh thường do Hoàng thái tử đảm nhận, dưới có Tả Hữu thừa tướng, sau lại có Bình chương chính sự (平章政事); chức phó có Tả hữu thừa (左右丞) cùng Tham tri chính sự.

Minh Thanh sửa

Thời kỳ đầu nhà Minh cũng đặt Trung thư tỉnh với Tả Hữu Thừa tướng đứng đầu. Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), Minh Thái Tổ bãi bỏ Trung thư tỉnh, phế chức vụ Thừa tướng, mọi công việc triều chính do Hoàng đế tự quyết. Chế độ Tể tướng bị bãi bỏ từ đây. Sau, Hoàng đế do nhiều công việc nên đặt ra chức vụ Nội các đại học sĩ (内阁大学士) hàm Chính ngũ phẩm, đảm nhận công việc văn thư. Sau do chức vụ này trở nên quan trọng, thành ra Đại học sĩ có thể coi như là đảm nhận công việc của Tể tướng, xưng là Phụ thần (辅臣), làm việc tại Thủ phụ (首辅).

Nhà Thanh noi theo chế độ nhà Minh, sau Ung Chính Đế thiết lập Quân cơ xứ (军机处), Nội các (内阁); chức vụ Quân cơ đại thần (军机大臣) đảm nhận công việc của Tể tướng. Cuối cùng, mô phỏng theo chế độ của Nhật Bản đổi thành Tổng lý đại thần (总理大臣).

Tên gọi qua các triều đại sửa

Chức vụ tể tướng trong các triều đại phong kiến tại Trung Quốc không thống nhất về tên gọi. Bảng dưới đây liệt kê tên gọi qua các thời kỳ.

Triều đại Tể tướng Nội dung
Thương Thái tể, Trủng tể, A Hành
Tây Chu Thái tể, Trủng tể, Tiểu tể
Đông Chu Thái tể, Trủng tể, Chấp chính quan, Thiếu tể
Xuân Thu Tề: Thượng Khanh→Tả tướng, Tả tướng
Tấn:Chính Khanh
Tần:Tả thứ trưởng, Hữu thứ trưởng
Sở:Lệnh doãn
Việt:Đại phu
Tống:Tả tướng, hữu tướng
Chiến quốc Tướng
Tần:Đại lương tạo→Tướng quốc→Tả thừa tướng, Hữu thừa tướng
Sở:Lệnh doãn
Tần
Tây Hán
Thừa tướng/Tướng quốc
Thái úy
Ngự sử đại phu
Thừa tướng/Tướng quốc—phụ tá Hoàng đế, nằm quyền chính, thống lĩnh bách quan
Thái úy—đứng đầu quân sự
Ngự sử đại phu—đứng đầu ngự sử (Giám sát quan)
Tam công
Đông Hán Tư đồ
Thái úy
Tư không
Thừa tướng tức Tư đồ, chức Ngự sử đại phu đổi tên là Tư không
quyền lực thực sự chuyển sang cho Thượng thư,Tam công trở thành chức quan danh dự
Tam công
Thượng thư Thư ký cá nhân Hoàng đế
Tam Quốc Tào Ngụy:
Tư không
Tư đồ
Thái úy

Thượng thư lệnh
Thượng thư bộc xạ
Thục Hán:
Thừa tướng

Đại tướng quân, Lục thượng thư sự
Đại tư mã, Lục thượng thư sự

Thượng thư lệnh
Đông Ngô:
Thừa tướng

Tả thừa tướng
Hữu thừa tướng
Tây Tấn Thừa tướng Phục lại Tam công
Lục thượng thư sự Thượng thư là chức vụ tối cao
Thượng thư lệnh, Thượng thư bộc xạ
Chức dưới Thị trung
Trung thư lệnh
Trước đây là Thượng thư
Thư ký trưởng Hoàng đế
Đông Tấn Lục Thượng thư sự

Trung thư giám
Trung thư lệnh

Trung thư Thị lang

Thị trung
Tùy Thượng thư lệnh
Nạp ngôn
Nội sử lệnh
Tránh húy Tùy Thái tổ Dương Trung, Thị trung đổi thành Nạp ngôn, Trung thư lệnh đổi thành Nội sử lệnh Tam tỉnh Trưởng quan
Đường Thượng thư lệnh/Thượng thư tả, hữu bộc xạ
Thị trung
Trung thư lệnh
Trưởng quan Thượng thư tỉnh
Trưởng quan Môn hạ tỉnh
Trưởng quan Trung thư tỉnh
Thượng thư tả, hữu bộc xạ
Thị trung
Trung thư lệnh
Hoặc là quan gia
Tri chính sự
Tham tri chính sự
Tham dự triều chính
Chuyên điển cơ mật
Đồng trung thư môn hạ tam phẩm
Cấp cho Trung thư môn hạ thêm Tiến chỉ bình chương sự
Đồng trung thư hạ bình chương sự
gọi chung là Tể tướng
Do Đường Thái Tông bổ nhiệm Thượng thư lệnh,sau đó không bổ nhiệm nữa, đổi thành Thượng thư tả, hữu bộc xạ là trưởng quan Thượng thư tỉnh

Sau Trinh Quán, Thượng thư tả, hữu bộc xạ không còn là tỉnh “Đồng trung thư môn hạ tam phẩm”,không còn thực sự là Tể tướng

Đồng trung thư môn hạ bình chương thư Sau giữa đời nhà Đường, thêm Môn hạ thị lang, Trung thư thị lang, Lục bộ Thượng thư hoặc thị lang là quan gia “Đồng trung thư môn hạ bình chương thư” giữ chức Tể tướng

Nguyên Thượng thư tả, Hữu bộc xạ,Trung thư lệnh,thị trung trở thành quan gia công thần nguyên lão hoặc quan gia tiết độ sứ
Tiết độ sứ kiêm đồng bình chương sự giả không phải là tể tướng

Ngũ Đại Thập Quốc Hậu Lương/Hậu Đường/Hậu Tấn/Hậu Hán/Hậu Chu
Đồng trung thư môn hạ bình chương sự

Tham tri chính sự

Đẳng xưng vị

Hầu hết trong số các triều đại này theo chế độ nhà Đường, Tể tướng dưới dạng "bản quan + Đồng trung thư môn hạ bình chương sự"

Ngoài ra còn mở rộng cho Diên Tư khố sứ (Đường Vũ Tông thiết lập, Hậu lương nối tiếp), Thái Thanh cung sứ (thiết lập cuối đời Đường, đứng đầu mang chức Thủ tướng, Hậu Đường khôi phục lại), Hoằng văn quán Đại học sĩ, Giám tu Quốc sử đến Tập Hiền Đại học sĩ được gọi là Khu biệt Thủ tướng, Thứ tướng và các Tể tướng khác

Ngô/Nam Đường
Đồng trung thư môn hạ bình chương sự
Tham tri chính sự
Đẳng xưng vị
Như trên

Từ Ôn, Lý Từ trước sau là đại thừa tướng, Đô đốc nắm giữ các vị trí chính trị, quân sự. Cuối triều Đường, Chu Ôn tự xưng Tướng quốc Tổng bách quỹ

Tiền Thục/Hậu Thục
Đồng trung thư môn hạ bình chương sự
Tham tri chính sự
Đẳng xưng vị
Nam Hán
Đồng trung thư môn hạ bình chương sự
Tham tri chính sự
Đẳng xưng vị
Bắc Tống Đồng trung thư môn hạ bình chương sự

Tham tri chính sự

Thiết lập 2 hoặc 3 tể tướng
thời kỳ 2 tể tướng gồm có Lĩnh chiêu văn quán Đại học sĩ kiêm Giám tu Quốc sử, Tập hiền điện Đại học sĩ
Thời tam tướng gồm Chiêu văn quán Đại họ sĩ tương đương với Hoằng văn quán Đại học sĩ đời Đường, Giám tu Quốc sử, và Tập hiền điện Đại học sĩ
Phó tướng là Tham tri chính sự
Thượng thư tả bộc xạ kiêm môn hạ thị lang
Thượng thư hữu bộc xạ kiêm trung thư thị lang
Môn hạ thị lang
Trung thư thị lang
Thượng thư tả thừa
Thượng thư hữu thừa
Thay đổi thời Thần Tông xóa bỏ một số chức vụ và chế độ chính phủ thời Ngũ Đại và Đường, thiết lập tam tỉnh và lục bộ

Đứng đầu là Thượng thư tả bộc xạ kiêm môn hạ thị lang, đến Thượng thư hữu bộc xạ kiêm trung thư thị lang
Phó tướng là Môn hạ thị lang, Trung thư thị lang đến Thượng thư tả, hữu thừa

Thái tể kiêm môn hạ thị lang
Thiếu tể kiêm trung thư thị lang
Thời kỳ Huy Tông gian thần Thái Kinh thiết lập Thái sư kiêm Thái tể tổng lĩnh tam tỉnh, được gọi “Công tướng”
Thái tể, Thiếu tể đổi tên từ Thượng thư tả bộc xạ, Thượng thư hữu bộc xạ
Thượng thư tả bộc xạ kiêm môn hạ thị lang
Thượng thư hữu bộc xạ kiêm trung thư thị lang
Tống Khâm Tông lên ngôi, khôi phục lại các chức danh cũ
Nam Tống Thượng thư tả bộc xạ đồng trung thư môn hạ bình chương sự
Thượng thư hữu bộc xạ đồng trung thư môn hạ bình chương sự
Thời kỳ Kiếm Viêm ba tỉnh hợp thành một, bãi bỏ Trung thư, môn hạ thị lang đến Thượng thư thừa, chức tể tướng khôi phục là "Đồng bình chương sự" "Tham tri chính sự"
Tả thừa tướng
Hữu thừa tướng
Hàn Thác Trụ thiết lập chức "Bình chương quân quốc sự" đứng đầu triều đình, trên thừa tướng
"Bình chương quân quốc sự" còn phong cho các công thần phụ lão, người có quyền lực thực sự Giả Tự Đạo, đứng trên thừa tướng
Tả, hữu thừa tướng thời Càn Đạo đổi thành tả, hữu bộc xạ
Liêu Bắc tể tướng phủ:
Bắc phủ tả tể tướng
Bắc phủ hữu tể tướng
Tổng tri quân quốc sự
Tri quốc sự

Nam tể tướng phủ:
Nam phủ tả tể tướng
Nam phủ hữu tể tướng
Tổng tri quân quốc sự
Tri quốc sự

Trung thư lệnh
Trung thư tỉnh đại tể tướng
Trung thư tỉnh hữu thừa tướng

Thượng thư lệnh
Thượng thư tỉnh tả bộc xạ
Thượng thư tỉnh hữu bộc xạ
Kim Thượng thư lệnh
Tả thừa tướng
Hữu thừa tướng
Bình chương chính sự
Nguyên Trung thư lệnh
Trung thư tỉnh tả thừa tướng
Trung thư tỉnh hữu thừa tướng
Bãi bỏ Thượng thư tỉnh, chỉ còn Trung thư tỉnh, chiếu theo phong tục Mông Cổ, nam hữu nữ tả, nam tôn nữ ti, hữu thừa tướng cao hơn tả thừa tướng
Minh Trung thư tỉnh tả thừa tướng
Trung thư tỉnh hữu thừa tướng
Do thừa tướng Hồ Duy Dung chuyên quyền nên Minh Thái Tổ phế bỏ, không tái thiết lập tể tướng
Trung cực điện đại học sĩ
(trước là Hoa hạp điện)
Kiến cực điện đại học sĩ
(trước là Cẩn thân điện)
Văn hoa điện đại học sĩ
Võ anh điện đại học sĩ
Văn uyên các đại học sĩ
Đông các đại học sĩ
thêm
Nhập các dự cơ vụ, Tham dự cơ vụ, Nhập các biện sự
Trước đây là thư ký cố vấn Hoàng đế, sau quyền lực được mở rộng, đại học sĩ còn được gọi “Thủ phụ
Thanh Trung hòa điện đại học sĩ
(bỏ năm thứ nhất Càn Long)
Bảo hòa điện đại học sĩ
Văn hoa điện đại học sĩ
Võ anh điện đại học sĩ
Văn uyên các đại học sĩ
Đông các đại học sĩ
Thể nhân các đại học sĩ
(thiết lập thời kỳ Càn Long)
Hiệp biện đại học sĩ
Sau thời Ung Chính, điện các đại học sĩ mang hàm Chính nhất phẩm, đứng đầu ban văn, đứng sau Tam công, còn được gọi "Trung đường"

Hiệp biện đại học sĩ hàm Tòng nhất phẩm.

Quân cơ đại thần Sau thời Ung Chính, lấy Đại học sĩ, lục bộ Thượng thư, thị lang hoặc Thân vương kiêm nhiệm Quân cơ đại thần, trong Quân cơ xứ với mục đính xử lý các vấn đề cơ yếu quốc gia

Sau khi thành lập Quân cơ xứ, Nội các vẫn liên hệ với các cơ quan chính phủ nói chung trong và ngoài nước, trong thực tế, nó chỉ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề chung. Do đó, các đại học sĩ triều Thanh không đồng thời là Quân cơ đại thần, và họ không được coi là "tể tướng đích thực" vào thời điểm đó.

Nội các tổng lý đại thần Tuyên Thống thứ 3 dựa theo Hiến pháp Nhật Bản, chuẩn bị Hiến pháp bãi bỏ Nội các, quân cơ xứ.

Các tể tướng nổi tiếng sửa

Tại Việt Nam sửa

Qua các thời kỳ, chức vụ Tể tướng thay đổi:

  • Nhà Triệu: Thái phó là chức quan duy nhất trong gần 100 năm từ Triệu Đà (207 TCN) đến Triệu Minh Vương (124 TCN); đến Triệu Ai Vương đổi thành Thừa tướng.[5]
  • Nhà Tiền Lý: Thái phó, sau là Thái úy
  • Nhà Đinh: Định quốc công
  • Nhà Tiền Lê: Thái úy, Đại tổng quản
  • Nhà Lý: bắt đầu mô phỏng nhà Tống, gọi là Tướng công, Thái phó hoặc Thái úy; đa phần gọi đầy đủ là Phụ chính Thái úy hoặc Phụ quốc Thái phó.
  • Nhà Trần: chức này chủ yếu được chọn từ những người trong dòng họ, gia phong thêm tước Quốc công, Thái úy, Thừa tướng, Tư đồ hoặc Đại hành khiển.
  • Nhà Hồ: Tư đồ
  • Nhà Lê sơ, đến triều Lê Tương Dực: đặt gọi là Thái sư, Thái phó, Tư đồ hoặc Bình chương Phụ quốc.
  • Nhà Mạc: Phụ chính
  • Nhà Lê trung hưng: gọi là Thái sư, Thái úy, Tể tướng. Năm 1600 Trịnh Tùng được phong vương, họ Trịnh được thế tập ngôi chúa. Từ đây họ Trịnh lập ra hệ thống tổ chức chính quyền ở phủ chúa tương ứng với chính quyền có sẵn bên cung vua. Trước tiên, Trịnh Tùng bãi bỏ chức Tả, Hữu thừa tướngBình chương của thời trước, đặt ra chức Tham tụng làm công việc của Tể tướng. Quyền lực của Tham tụng rất lớn, đều do chúa Trịnh tiến cử từ các viên Thượng thư (tương đương với Bộ trưởng) hoặc Thị lang (tượng đương với Thứ trưởng) lên[6].
  • Nhà Tây Sơn: Thái sư hoặc Phụ chính
  • Nhà Nguyễn: chức này bị bãi bỏ vì sợ lạm quyền, nhưng sau này được tái lập với tên gọi Lại Bộ Thượng Thư

Chức vụ này được coi là tương đương với Thủ tướng ngày nay.

Một số tể tướng nổi tiếng: sửa

STT Tên Sinh mất Chức vụ Gia phong Ghi chú
Nhà Triệu Lữ Gia 190 TCN-111 TCN Thái phó, Thừa tướng
Nhà Tiền Lý Triệu Túc 470-545 Thái phó
Lý Phục Man Thái úy Phò Mã
Nhà Đinh Nguyễn Bặc 924-979 Hành Khiển Định Quốc Công
Nhà Tiền Lê Phạm Cự Lượng 944-984 Thái úy
Từ Mục Đại Tổng Quản
Nhà Lý Trần Cảo Tướng Công
Lý Thường Kiệt 1019-1105 Thái úy Thái phó Phụ Quốc
Lý Đạo Thành Bình chương quốc quân trọng sự Thái phó
Tô Hiến Thành 1102-1179 Nhập Nội kiểm hiệu

Bình Chương Quốc Quân Trọng Sự

Thái phó
Đỗ Kính Tu Thái úy Đế Sư, Thái phó, Thái Bảo
Đỗ Anh Vũ 1113-1159 Phụ Chính Thái úy
Đỗ An Di ?-1188 Phụ Chính, Đồng Bình Chương Sự Thái Sư
Lưu Khánh Đàm Thái úy
Đàm Dĩ Mông Phụ Chính Thái phó
Trần Tự Khánh ?-1223 Thái úy
Trần Thủ Độ 1194-1264 Phụ chính Thái úy
Nhà Trần Trần Nhật Hiệu
Trần Liễu 1211-1251 Thái úy Yên Sinh Vương
Trần Quang Khải 1241-1294 Thừa Tướng, thái úy Thái Sư, Thượng tướng

Chiêu Minh Đại Vương

Trần Quang Triều Nhập Nội Kiểm hiệu Tư Đồ Văn Huệ Vương
Trần Khắc Chung 1247-1330 Đại hành Khiển, Tể Tướng
Mạc Đĩnh Chi 1272-1346 Nhập Nội Hành khiển
Lê Quát Thượng thư hữu bật, Nhập Nội Hành Khiển
Ngô Miễn Hành khiển Thượng Thư lệnh,

Đồng bình chương quốc quân trọng sự

Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370 Đại Hành Khiển, Thượng Thư hữu bật
Trần Nguyên Đán 1325-1390 Đại Tư Đồ Chương Túc quốc thượng hầu
Hồ Quý ly 1336-1407 Phụ Chính Thái Sư
Nhà Hồ Hồ Nguyên Trừng 1374-1446 Tư Đồ
Nhà Lê Sơ Nguyễn Xí 1397-1465 Nhập Nội hữu Tướng Quốc, Thái úy,

Thiếu bảo Tri quân dân sự,

Khai Phủ Nghi Đồng Tam ty,Nhập Nội Kiểm hiệu,

Bình Chương Quốc Quân Trọng Sự.

Thái Sư, Thái phó,

Sái Quận Công, Á Quận hầu.

HIỂN UY CHÍNH NGHỊ ANH KIỆT TRUNG TRINH ĐẠI VƯƠNG.

Lê Thận Nhập Nội Kiểm Hiệu Tư Đồ Bình Chương Sự,

Đại Tư Đồ, Bình Chương Quốc Quân Trọng Sự,

Thái phó, Hoằng Quốc Công,

Huyện Thượng hầu

Lê Sát Nhập Nội Kiểm Hiệu, Đại Tư Đồ,

Tư khấu Bình Chương Quốc quân Trọng Sự

Dương Vũ Tĩnh nạn Công thần,

Huyện Thượng Hầu

Lê Thụ Thái úy Huyện hầu
Trần Nguyễn Hãn Tả Tướng Quốc, Thái úy, Tư Đồ.
Nguyễn Trãi 1380-1442 Nhập Nội Hành Khiển Tri Tam Quán Sự Vinh Lộc Đại Phu,Tán Trù Bá,

Tế Văn Hầu

Trịnh Khả Khai Phủ Nghi Đồng Tam ty,Nhập Nội Kiểm hiệu,

Bình Chương Quốc Quân Trọng Sự,

Thượng Trụ Quốc.

Thái tể, Thiếu phó, Liệt Quốc Công,

Hiển Khánh Vương.

Trịnh Trọng Ngạn Thái úy, Phụ Quốc
Trịnh Thúc Thông Thái uý, Phụ Quốc Đề Quốc Công
Trịnh Thúc Tùng Thái úy, Phụ Quốc Vinh Quốc Công
Trịnh Đại Hưng Thái úy, Phụ Quốc Huyền Quốc Công
Đào Công Soạn 1381-1458 Nhập Nội Hành Khiển Tri Tam Quán Sự Hầu tước
Thân Nhân Trung Nhập Nội Phụ Chính
Mạc Đăng Dung 1483-1541 Thái phó Nhân Quốc Công
Nhà Mạc Mạc Kính Điển Phụ Chính Khiêm Vương
Mạc Đôn Nhượng Phụ Chính Ứng Vương
Nhà Lê Trung Hưng Nguyễn Kim Chưởng Nội Ngoại Sự Thái Sư, Hưng Quốc Công
Đặng Huấn Chưởng Sự, Thái úy Nghĩa Quận Công
Nguyễn Mậu Tuyên 1518-1599 Tể Tướng Thiếu Sư, Quỳnh Quận Công
Nguyễn Văn Giai 1553-1628 Tham Tụng, Lại Bộ Thượng Thư Thái bảo, Lễ Quận Công, Đại tư Đồ
Lưu Đình Chất 1566-1627 Tham Tụng, Hộ Bộ Thượng Thư Thiếu Sư, Thiếu bảo, Phúc Quận Công
Nguyễn Danh Thế 1573-1645 Tham Tụng, Thái phó, Đường Quận Công, tả Tư Không
Nguyễn Nghi 1588-1657 Tham Tụng, Lại Bộ Thượng Thư Thiếu Phó
Đặng Thế Khoa 1593-1656 Tham Tụng Thiếu phó, Liêm Quận Công Phủ chúa Trịnh
Hoàng Đình Ái 1527-1607 Thái tể Thái tể, Vinh Quốc công, Hữu tướng quốc, thượng tướng quân, Vinh lộc đại phu
Vũ Duy Chí 1604-1678 Tham Tụng, Lễ Bộ Thượng Thư Quốc Lão Thiếu Phó, Phương Quận Công
Trần Đăng Tuyển 1614-1673 Tham Tụng, Binh Bộ Thượng Thư Thiếu Sư
Đồng Tồn Trạch 1616-1962 Tham Tụng Thái bảo, Nghĩa Quận Công
Nguyễn Mậu Tài 1616-1688 Tham Tụng, Lễ Bộ Thượng thư Thiếu bảo, An Lĩnh Bá
Nguyễn Đăng Đạo 1651-1719 Tham Tụng Cung Vua
Hà Tông Huân 1697-1766 Tham Tụng Thiếu bảo, Huy Quận Công
Hồ Sĩ Dương 1621-1681 Tham Tụng Thiếu bảo, Duệ Quận Công
Nguyễn Quán Nho 1638-1708 Tham Tụng, Lễ Bộ Thượng Thư Quận Công
Nguyễn Viết Thứ 1644-1692 Tham Tụng, Lại Bộ Thượng Thư Tử Tước
Lê Hy 1646-1702 Tham Tụng, Binh Bộ Thượng Thư Lai Sơn bá
Nguyễn Quang Thuận 1678-1758 Tham Tụng, Lễ Bộ Thượng Thư Đại Tư Mã
Nguyễn Hiệu 1674-1735 Tham Tụng, Lễ Bộ Thượng Thư Thiếu bảo, Nông Quận Công
Nguyễn Công Cơ 1676-1733 Tham Tụng, Binh Bộ Thượng Thư Thiếu Phó, Tảo Quận Công
Ngô Đình Chất 1679-1751 Tể Tướng Thái bảo, nhuệ Quận Công Cung Vua
Nguyễn Khiêm Ích 1679-1740 Tham Tụng, Lại Bộ Thượng Thư Thái Tể, Đại Tư Không
Nguyễn Công Hãng 1680-1732 Tham Tụng, Lại Bộ Thượng Thư Thái Bảo
Nguyễn Công Thái 1684-1758 Tham Tụng, Lại Bộ Thượng Thư Thái Tử Thái phó
Lê Hữu Kiều 1691-1760 Tham Tụng, Binh Bộ Thượng Thư Thiếu Phó, Quận Công
Nguyễn Đức Vĩ 1700-1775 Tham Tụng Thái Tử Thái Bảo Cung Vua
Trịnh Tuệ 1701-? Tham Tụng, Hình Bộ Thượng Thư Quận Công, Đô Đốc Trụ Quốc Thượng tướng
Nguyễn Nghiễm 1708-1776 Tham Tụng, Hộ Bộ Thượng Thư Thái Tử Thái Bảo, Đại Tư Đồ, Xuân Quận Công
Nguyễn Hoàn 1713-1792 Tham Tụng, Lại Bộ Thượng Thư Thái Tử Thái Bảo, Quốc Sư, Viện Quận Công
Vũ Miên 1718-1782 Hành Tham Tụng, Binh Bộ Thượng Thư Liên Khê Hầu
Phan Huy Cẩn 1722-1789 Tham Tụng, Công Bộ Tả Thị Lang Khuê Phong Bá
Hồ Sĩ Đống 1739-1785 Hành Tham Tụng Ban Quận Công
Bùi Huy Bích 1744-1818 Hành Tham Tụng Kế Liệt Hầu
Hoàng Đình Bảo 1743-1782 Phụ Chính Huy Quận Công
Nhà Tây Sơn Bùi Đắc Tuyên ? - 1794 Thái sư
Trần Văn Kỷ ? - 1801 Phụ chính Trung thư lệnh Kỷ Thiện hầu
Nhà Nguyễn Bùi Văn Dị 1833-1895 Lại Bộ Thượng Thư
Nguyễn Hữu Bài 1863-1935 Võ Hiển Điện Đại học Sĩ, Lại Bộ Thượng Thư, Cơ Mật Viện trưởng Đại thần Thái phó
Phạm Quỳnh 1892-1945 Lại Bộ Thượng Thư
Ngô Đình Diệm 1901-1963 Lại Bộ Thượng Thư

Chú thích sửa

  1. ^ 說文:「宰,罪(辠)人在屋下執事者,從宀、從辛。辛,罪也。」
  2. ^ a b Chu Thiệu Hầu, sách đã dẫn, tr 9
  3. ^ Chu Thiệu Hầu, sách đã dẫn, tr 10
  4. ^ Nguyên văn: 故明主之吏,宰相必起于州部,猛将必发于卒伍。
  5. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, trang 175
  6. ^ Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 4, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Trang 77

Tham khảo sửa

  • Chu Thiệu Hầu (2003), Tổng tập lược truyện các Tể tướng trong lịch sử Trung Quốc, tập 1-2, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  • Thừa tướng Trung Quốc