Tứ trụ
Tứ trụ là thuật ngữ không chính thức được sử dụng để chỉ bốn vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam, gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Một cách chính thống hơn, bốn vị trí này được gọi là Lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.[1] Chức danh Tổng Bí thư là chức vụ lãnh đạo cao nhất của Đảng; Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia; Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu chính phủ; Chủ tịch Quốc hội là người đứng đầu Quốc hội Việt Nam và Uỷ ban thường vụ Quốc hội Việt Nam.
Nguyên gốc của thuật ngữ này xuất phát từ thời kỳ quân chủ tại Việt Nam, dùng để chỉ bốn vị quan "trụ cột" của triều đình, được sử dụng phổ biến dưới thời nhà Đinh và nhà Nguyễn. Hiện nay, thuật ngữ Tứ trụ hiện nay chủ yếu được dư luận, một số cơ quan báo chí, tổ chức truyền thông, các nhà phân tích độc lập cũng như các tiếng nói không chính thống ở Việt Nam sử dụng.[2][3][4][5][6]
Trước Cách mạng Tháng Tám
sửaThời nhà Đinh
sửaTứ trụ triều Đinh là 4 vị tướng của vua là Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Thượng thư Trịnh Tú, Thái sư Lưu Cơ. Bốn vị này là những vị quan trong triều nhà Đinh được hậu thế tôn vinh là tứ trụ triều đình. Trong quần thể di sản thế giới Tràng An hiện nay có đền Tứ Trụ thờ 4 vị đại quan nói trên. Tại đền Vua Đinh Tiên Hoàng ở quần thể di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) cũng có tòa thiêu hương thờ Tứ trụ triều đình.
Sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Sử chép rằng Vua phong cho Nguyễn Bặc là Định Quốc công, Đinh Điền là Ngoại giáp, Lê Hoàn làm Thập đạo Tướng quân, Lưu Cơ làm Đô hộ Phủ Sĩ sư, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt Đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được làm Sùng chân Uy nghi và phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt vương. Danh xưng Tứ trụ triều Đinh là do đời sau tôn vinh.
Thời Nguyễn
sửaDưới thời Nguyễn, tứ trụ triều đình còn được hiểu là Tứ trụ Đại học sĩ là 4 chức quan Đại học sĩ cao cấp thời quân chủ Việt Nam:
- Cần Chánh điện Đại học sĩ
- Văn Minh điện Đại học sĩ
- Võ Hiển điện Đại học sĩ
- Đông Các Đại học sĩ
Bốn vị quan này đều hàm Chính nhất phẩm, cao hơn cả Thượng thư (hàm Chính nhị phẩm, tương đương Bộ trưởng thời nay) và Tổng đốc. Bình thường, vua chọn 4 viên quan cao cấp này để làm cố vấn và là thành viên Viện Cơ mật [cần dẫn nguồn]. Khi có biến, 4 viên quan đó ("Tứ trụ triều đình") mặc nhiên trở thành Phụ chính Đại thần và lập ra Hội đồng Phụ chính [cần dẫn nguồn]. Hội đồng Phụ chính là tổ chức cao cấp trong triều đình phong kiến [cần dẫn nguồn], chỉ hình thành khi vua vắng mặt hoặc còn nhỏ tuổi, để điều hành công việc đất nước. Giúp việc cho 4 Đại học sĩ này là Hiệp biện Đại học sĩ.
Từ 1945 đến 1991
sửaSau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Các vị trí Chủ tịch nước và Chủ tịch Chính phủ (tức Thủ tướng) được thành lập và Hồ Chí Minh kiêm nhiệm cả hai vị trí. Hai vị trí này được chính thức hóa bằng Hiến pháp 1946, cùng năm chức vụ Trưởng ban Thường trực Quốc hội (tức Chủ tịch Quốc hội) chính thức được thành lập.
Từ thời điểm đó đến năm 1991 (trừ giai đoạn 1960 – 1969), 4 vị trí này chưa bao giờ cùng tham gia Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực nhất Đảng Cộng sản Việt Nam. Vị trí Tổng Bí thư và Thủ tướng là 2 vị trí luôn tham gia Bộ Chính trị từ ngày đầu thành lập. Trong khi đó, Chủ tịch nước giai đoạn 1969 – 1981, Chủ tịch Quốc hội giai đoạn 1946 – 1960 và 1981 – 1992 không tham gia Bộ Chính trị. Ngoài ra, trong giai đoạn 1951 – 1969 còn tồn tại vị trí Chủ tịch Đảng – vị trí quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cả 4 vị trí nói trên. Do đó, hệ thống Tứ trụ chưa thực sự hình thành trong suốt giai đoạn này.
Sau 1992
sửaNăm 1969, chức vị Chủ tịch Đảng bị bãi bỏ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, đưa Tổng Bí thư trở thành vị trí quyền lực nhất hệ thống chính trị. Tuy nhiên phải đến tận Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 khi lần đầu tiên sau 22 năm, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội cùng tham gia Bộ Chính trị, thì hệ thống Tứ trụ mới thực sự hình thành, trở thành những nhân vật quyền lực nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Danh sách Lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước từ năm 1992
sửaBCH | Mốc thời gian |
Tổng Bí thư |
Chủ tịch nước |
Thủ tướng Chính Phủ |
Chủ tịch Quốc hội | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
VII | 23 tháng 9,1992
– 23 tháng 9, 1997 |
Đỗ Mười
(1917 – 2018) |
Lê Đức Anh
(1920 – 2019) |
Võ Văn Kiệt
(1922 – 2008) |
Nông Đức Mạnh
(1940 – ) | ||||
VIII | |||||||||
24 tháng 9, 1997
– 25 tháng 9, 1997 |
Trần Đức Lương
(1937 – ) | ||||||||
25 tháng 9, 1997
– 26 tháng 12, 1997 |
Phan Văn Khải
(1933 – 2018) | ||||||||
26 tháng 12, 1997 | Lê Khả Phiêu
(1931 – 2020) | ||||||||
IX | 22 tháng 4, 2001
– 27 tháng 6, 2001 |
Nông Đức Mạnh
(1940 – ) | |||||||
27 tháng 6, 2001
– 26 tháng 6, 2006 |
Nguyễn Văn An
(1937 – ) | ||||||||
X | 26 tháng 6, 2006
– 27 tháng 6, 2006 |
Nguyễn Phú Trọng
(1944 – 2024) | |||||||
27 tháng 6, 2006 | Nguyễn Minh Triết
(1942 – ) |
Nguyễn Tấn Dũng
(1949 – ) | |||||||
XI | 19 tháng 1, 2011
– 23 tháng 7, 2011 |
Nguyễn Phú Trọng
(1944 – 2024) | |||||||
23 tháng 7, 2011
– 25 tháng 7, 2011 |
Nguyễn Sinh Hùng
(1946 – ) | ||||||||
25 tháng 7, 2011
– 31 tháng 3, 2016 |
Trương Tấn Sang
(1949 – ) | ||||||||
XII | |||||||||
31 tháng 3, 2016
– 2 tháng 4, 2016 |
Nguyễn Thị
(1954 – ) | ||||||||
2 tháng 4, 2016
– 6 tháng 4, 2016 |
Trần Đại Quang
(1956 – 2018) | ||||||||
7 tháng 4, 2016 | Nguyễn Xuân Phúc
(1954 – ) | ||||||||
21 tháng 9, 2018
– 23 tháng 10, 2018 |
Đương chức không
tham gia Bộ Chính trị[a] | ||||||||
23 tháng 10, 2018
– 31 tháng 3, 2021 |
Nguyễn Phú Trọng
(1944 – 2024) | ||||||||
XIII | 31 tháng 3, 2021
– 5 tháng 4, 2021 |
Vương Đình Huệ
(1957 – ) | |||||||
5 tháng 4, 2021 | Nguyễn Xuân Phúc
(1954 – ) |
Phạm Minh Chính
(1958 – ) | |||||||
18 tháng 1, 2023
– 2 tháng 3, 2023 |
Đương chức không
tham gia Bộ Chính trị[b] | ||||||||
2 tháng 3, 2023 | Võ Văn Thưởng
(1970 – ) | ||||||||
21 tháng 3, 2024 | Đương chức không
tham gia Bộ Chính trị[c] | ||||||||
2 tháng 5, 2024 | Văn phòng bỏ trống[d] | ||||||||
20 tháng 5, 2024
– 22 tháng 5, 2024 |
Trần Thanh Mẫn
(1962 – ) | ||||||||
22 tháng 5, 2024 | Tô Lâm
(1957 – ) | ||||||||
19 tháng 7, 2024
– 03 tháng 8, 2024 |
Văn phòng bỏ trống[e] | ||||||||
03 tháng 8, 2024
– nay |
Tô Lâm
(1957 – ) |
Xem thêm
sửaGhi chú
sửa- ^ Ngày 21 tháng 9 năm 2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh được giao quyền Chủ tịch nước. Do bà Thịnh không tham gia Bộ Chính trị và chỉ giữ Quyền Chủ tịch nước nên không được coi là một Tứ trụ chính thức.
- ^ Ngày 18 tháng 1 năm 2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân được giao quyền Chủ tịch nước. Do bà Xuân không tham gia Bộ Chính trị và chỉ giữ Quyền Chủ tịch nước nên không được coi là một Tứ trụ chính thức.
- ^ Ngày 21 tháng 3 năm 2024, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân được giao quyền Chủ tịch nước. Do bà Xuân không tham gia Bộ Chính trị và chỉ giữ Quyền Chủ tịch nước nên không được coi là một Tứ trụ chính thức.
- ^ Ngày 2 tháng 5 năm 2024, sau khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từ chức, không có cá nhân nào được bầu để kế nhiệm ông. Thay vào đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho đến khi ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội vào ngày 20 tháng 5.
- ^ Ngày 19 tháng 7 năm 2024, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, không có cá nhân nào ngay lập tức được bầu để kế nhiệm ông. Thay vào đó, Chủ tịch nước Tô Lâm được phân công điều hành công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư cho đến khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bản thân ông làm Tổng Bí thư mới.
Tham khảo
sửa- ^ “Kết luận số 35-KL/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”. Tư liệu - Văn kiện. Đảng Cộng sản Việt Nam. 5 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2022.
- ^ “Ai sẽ vào 'tứ trụ' ở Đại hội XIII và bước tiếp của 'Đốt lò'”. BBC Tiếng Việt. 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2020.
- ^ “Dự báo Đại hội XIII: Vượng nắm Tổng bí thư; Trọng tiếp tục Chủ tịch nước”. VOA Tiếng Việt. 8 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2020.
- ^ “Việt Nam sẽ lựa chọn "Tứ Trụ" tại Đại hội 13 sắp tới như thế nào?”. Đài Á Châu Tự Do. 20 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2020.
- ^ Hai Hong Nguyen (9 tháng 1 năm 2020). “Vietnam prepares for 'four pillars' elections”. Asia Times. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2020.
- ^ David Hutt (14 tháng 9 năm 2020). “Three-Horse Race for Vietnam's Next Communist Party Chief”. The Dilplomat. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2020.
In the early 1990s, a "four pillar" system was accepted so that the top four political offices – Party General Secretary, State President, Prime Minister and National Assembly chairperson – were occupied by different people. The idea was to prevent dictatorial rule and preserve consensus-based leadership – what the Party calls "democratic centralism."