Thảo luận:Đế quốc Việt Nam
Lượt xem trang hàng ngày của Đế quốc Việt Nam | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Đế quốc Việt Nam. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: | |||||||||||||||||||||||||||
|
Một sự kiện có trong bài viết Đế quốc Việt Nam đã xuất hiện trên Trang Chính Wikipedia trong mục Ngày này năm xưa vào ngày 11 tháng 3 năm 2016. Nội dung như sau:
|
Bù nhìn
sửa- Đế quốc Việt Nam hoặc Việt Nam Đế Quốc là một quốc gia trong lịch sử Việt Nam tồn tại ngắn ngủi từ ngày 11 tháng 3 đến 23 tháng 8, 1945 và thường được xem là một chính phủ bù nhìn của đế quốc Nhật Bản
- Trong thời kỳ cầm quyền, Đế quốc Việt Nam phải đối đầu với Nạn đói Ất Dậu. Chính phủ Trần Trọng Kim thực chất vẫn nằm dưới sự bảo hộ của quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương, vì vậy có nhiều người cho rằng đây chỉ là một chính phủ bù nhìn thân Nhật và không có được sự ủng hộ của dân chúng. Khi quân Nhật đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Trần Trọng Kim cũng chỉ tồn tại được đến ngày 23 tháng 8 năm 1945 thì sụp đổ.
Bài viết đã ngắn, sơ lược lại liên tiếp đưa ra chỉ một cách nhìn "được xem là một chính phủ bù nhìn" cũng chẳng giải thích được đó là cách nhìn của ai, vì sao nghĩ như vậy. Đã vậy còn kèm thêm từ "thân Nhật, thực chất vẫn nằm".
Cần phải đưa thêm cách nhìn của người trong cuộc, học giả Trần Trọng Kim, giáo sư Hoàng Xuân Hãn các vị nghĩ gì khi chịu hợp tác với Nhật với Hoàng Đế Bảo Đại. Cần liên hệ với phong trào Đông Du, Duy Tân với phong trào giành độc lập dân tộc. Cần liên hệ đến chủ thuyết Đại Đông Á của Nhật trong đó người da vàng hợp tác với nhau đánh đuổi thực dân da trắng dưới bóng Nhật Hoàng. Quan trọng nhất là xem xét thời cơ đất nước đã bao năm bị Pháp đô hộ bộ máy nhà nước gần như không còn, liệu lúc đó Nhật giao cho chính phủ nắm bộ quốc phòng cho Chính phủ tự thân vận động về mọi mặt ngoại giao,quốc phòng, tài chính thì vấn đề nhân lực, nhân sự, tài chính ở đâu để điều hành đất nước? Hãy xem việc xây dựng một Chính phủ như Chính phủ Irac hiện nay, Mỹ và đồng minh đã viện trợ, đào tạo cả hỗ trợ quân sự, an ninh trực tiếp mấy năm rồi mà không tự đúng vững nỗi, vẫn mong quân đội Mỹ đừng sớm rút đi mà dân Irac vốn đã độc lập từ lâu rồi, đã có từng có bộ máy chính phủ vũng mạnh lâu rồi. Cụ Trần Trọng Kim có cái gì?
Ngay cả dùng từ non trẻ cũng đã là sai khi nói về Chính phủ Trần Trọng Kim, đúng ra là dùng từ khởi tạo một Chính phủ của người Việt đẻ non chưa qua thai nghén, một bộ máy manh nha giông giống một chính phủ hiện đại. Mà Chính phủ đó đã làm đuợc cái gì trong vòng vài tháng? Một chương trình giáo dục Hoàng Xuân Hãn, một khái niệm người Việt độc lập đã rồi trước mắt người Pháp. Một loạt các tổ chức Thanh niên, hội đoàn được thành lập công khai, hoạt động công khai nhen nhóm lên hy vọng độc lập thật sự lâu dài theo mô hình nào đó còn chưa rõ ràng.
Nếu nói rằng 20 chục năm hoặc năm chục năm chỉ là một cái chớp mắt của lịch sử không đủ và phiến diện để đánh giá một chế độ thì trong vòng 02 tháng, 03 tháng thậm chí 05 tháng tạo ra một bộ máy Chính phủ từ chỗ không hề có gì, từ chỗ không có sự chuẩn bị gì về mọi mặt từ con người, cán bộ, luật, hiến pháp... là một "sác na" hoặc một nửa hoặc một phần ba cái "sác na" (nghe nói một cái chớp mắt thì có 1000 cái sác na).
Tóm lại bài này tôi cho là phiến diện, chưa trình bày đủ các cách nhìn, chưa trình bày đúng hoàn cảnh tạo ra sư kiện vì vậy không đảm bảo yếu tố trung lập theo kiểu wiki. Về nhận định đây chỉ là Chính phủ bù nhìn tôi đồng thuận là có đánh giá đó nhưng cũng phải có nguồn chú thích để qua đó người đọc hiểu tại sao người ta cho rằng đó là chính phủ bù nhìn.
Có vẻ như ai đó đang muốn chứng minh rằng cụ Trần Trọng Kim, cụ Hoàng Xuân Hãn là bán nước? Hay ít ra cũng tham danh, hám lợi? Hay là ngu dốt mà thích trèo cao? Nghilevuong 03:39, ngày 11 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Những ý kiến của anh rất đáng được lưu tâm. Tôi cũng nghĩ là chính phủ Trần Trọng Kim rất có nhiệt tâm, tuy nhiên tình thế không thuận lợi và phải đu giây giữa nhiều thế lực để đặt nền móng cho 1 quốc gia có chủ quyền. Lực bất tòng tâm ? Đề nghị anh khai triển ý kiến của anh, với dẫn chứng và viết thẳng vài bài, thay vì viết ở phần Thảo luận này, chẳng mấy ai đọc. Tôi mượm tạm vài ý của anh để viết vào bài, nhưng mong anh khai triển thêm. 89.60.170.118 22:48, ngày 7 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Đế quốc Việt Nam
sửaTôi nghĩ thời Đế quốc Việt Nam vẫn là dưới thời nhà Nguyễn, cho nên không thể xem Đế quốc Việt Nam là triều đại kế tiếp nhà Nguyễn được. Nguyễn Hữu Dụng 22:35, ngày 7 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Đó là anh nghĩ, nhưng người ta có nghĩ vậy không ? Theo tôi, Đế quốc Việt Nam là 1 quốc gia thực thụ, có sự kế nhiệm rõ ràng từ vị nguyên thủ cũ (Bảo Đại của nhà Nguyễn). Tôi cũng nghĩ là Ông Trần Trọng Kim chắc không đồng ý xếp nội các của ông ấy là của nhà Nguyễn đâu. 89.60.170.118 22:40, ngày 7 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Tôi đọc quyển VNSL của TTK thấy lối hành văn của ông ấy như một ông quan nhà Nguyễn: đề cao các vua Nguyễn, biện hộ các hành động đàn áp Kitô giáo của Minh Mạng, v.v. Nguyễn Hữu Dụng 22:49, ngày 7 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Thưa anh, anh thấy vậy, nhưng người khác có thấy vậy không, theo tôi, đó là cách hành văn đặc thù của những người có nền học vấn nho học, ngay cả nhóm Tự Lực Văn Đoàn cũng có người viết văn phong (hành văn) tương tự thế, còn quan điểm chính trị thì có khác. Dĩ nhiên ông ấy là phe cựu học, còn mang nặng tính trung quân, tuy nhiên cuốn Việt Nam Sử Lược của ông ta vẫn là khách quan nhất thời bấy giờ ? Mặc dù ông viết cuốn sử ấy không có mục đích làm sách giáo khoa (nên có nhiều đoạn tỏ quan điểm -tâm tình và thiên kiến- riêng của ông), tuy nhiên cuốn sử đó là cuốn đầu tiên khơi dậy niềm ý thức quốc gia dân tộc. Nếu là công thần triều Nguyễn, sao ông Trần Trọng Kim lại dành cho nhà Tây Sơn rất nhiều thiện cảm ? Trong chương nói về nhà Tây Sơn, ông ta ghi rõ là cái lý của Nhà Nguyễn không phải là lý của quốc gia dân tộc, nhiều người xếp cuốn sử của ông ấy vào loại sách của sĩ phu Bắc Hà, có tâm lý ghét nhà Nguyễn từ Nam tiến ra. Và cho dù nếu anh có đúng, văn phong ông ta có thể hiện tính cách quan lại nhà Nguyễn đi chăng nữa (điều tôi không tin), việc xếp nội các của ông ấy là quan lại nhà Nguyễn chắc cũng không phải ai cũng đồng ý ? 89.60.170.118 22:53, ngày 7 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Một điều rõ ràng là trong nội các Trần Trọng Kim có vài nhân vật không tôn trọng Bảo Đại. Ngay cả Trần Trọng Kim, theo lời thuật của Hoàng Xuân Hãn, còn gọi vua Bảo Đại là "thằng" [1]. Cũng theo link trên, Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã phủ nhận tính chất "bù nhìn" của chính phủ Trần Trọng Kim Langtucodoc (thảo luận) 08:51, ngày 14 tháng 2 năm 2008 (UTC)
"Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập" Câu này chắc chắn không chuẩn xác rồi. Có ai cảm nhận được cái độc lập dưới thời kỳ của bác này cầm quyền đâu ? Phải đến Cách mạng tháng 8 VN mới được độc lập thực sự, và hai cuộc chiến về sau là kháng chiến để bảo vệ những thành quả đạt được trong cách mạng tháng 8. — thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.39 (thảo luận • đóng góp).
- Phe Việt Minh đã đoạt chính quyền từ nội các Trần Trọng Kim ngày 23 tháng 8 năm 1945, là kẻ chiến thắng và cầm quyền tại miền Bắc gần 70 năm nay, nên có thể nghĩ là lịch sử đã phần nào được viết lại theo lý của nhà cầm quyền. Trên thực tế, Việt Nam được Nhật trao trả độc lập từ ngày 9 tháng 3 năm 1945, từ ngày đó, VN là một nước độc lập và như thế chính phủ Trần Trọng Kim là chính phủ đầu tiên của nước VN độc lập và thống nhất (sát nhập Nam Kỳ vào lãnh thổ VN), dù rằng phe Trần Trọng Kim lúc đó không có quyền lực chính trị, cũng chẳng có quân đội. Và mặc dù là nền độc lập này không hoàn hảo và chỉ có trên danh nghĩa, theo như nhận định của phe Việt Minh. Langtucodoc (thảo luận) 20:58, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Ông Hãn và ông Anh tham gia vào chính phủ đó thì không lẽ tự nhận mình là bù nhìn. có điều chắc chắn người việt nam không hề cảm nhận được sự độc lập và chính quyền đó cũng không có thực quyền. giống mấy cái chính phủ cờ vàng về sau này cũng vậy.
Quốc gia
sửaCâu là một quốc gia trong LSVN nên sửa thành là quốc hiệu của VN từ.... Bởi vì như đã nói, lúc đó nhà Nguyễn vẫn còn tồn tại, nên ĐQVN chỉ là quốc hiệu giống như Đại Nam. NapoleonQuang (thảo luận) 03:40, ngày 16 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Chữ Hán
sửaLâu lâu tôi lại thấy có người thêm phần tên chữ Hán, xong lại có người xóa đi. Hai bên cứ thêm rồi xóa liên-tục mà không thấy bên nào dẫn-chứng tại sao thêm hay tại sao xóa. Xin các bạn đưa ra thảo-luận để biện-minh quan-điểm về phần chữ Hán. Duyệt-phố (thảo luận) 17:56, ngày 15 tháng 6 năm 2009 (UTC)
- Người thêm chữ Hán vào đã có "tiền án" thích đưa chữ Hán vào vô tội vạ trong các bài viết về đề tài liên quan đến Việt Nam, ngay cả trong những bài về những nhân vật đương đại (như Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh, Phạm Linh Đan). Vì vậy các sửa đổi của người này thường sẽ bị hồi sửa ngay. NHD (thảo luận) 18:33, ngày 15 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Tôi lại có ý kiến thế này: thời Đế quốc Việt Nam chúng ta vẫn dùng chữ Hán, đến sau Cách mạng tháng 8 chính phủ ta mới thôi không dùng nữa, thế thì những bài viết về thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám có thể chú giải chữ Hán, những bài viết về các chủ đề, thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám thì thôi, không cần dùng chữ Hán chú giải nữa. Các bác nghĩ thế nào?Đại Nam Việt (thảo luận) 06:58, ngày 27 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Tôi cũng có ý kiến khác, trước đây có người nói Đế quốc VN đã chính thức dùng chữ Quốc ngữ làm ngôn ngữ chính, vì thế không cần thêm Nôm hay Hán gì vô đây, với lại cái tên này chỉ là ghép từ "Đế quốc" và "VN" với nhau. Người nói câu này là Thành viên:YellowMonkey. 71.177.75.140 (thảo luận) 07:21, ngày 27 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Lỗi trong Bản mẫu:Trả lời: Chưa nhập tên thành viên.
- Wikipedia:Chú thích nguồn gốc.
- Nếu "Chữ Hán hay Chữ Nôm không phải là văn bản chính thức của tập lệnh vào lúc đó thời kỳ lịch sử" có thể là lý do của việc không sử dụng Chữ Hán hay Chữ Nôm cho chú thích, sau đó chúng ta sẽ chỉ sử dụng Hán-Nôm cho lịch sử liên quan đến bài?
(tiếng Anh) If "chu-Han or chu-Nom is not the official writing script at that period of history" can be the reason of not using chu-Han or chu-Nom for annotation, then shall we use only Han-Nom for history-related articles?
--서공·Tây Cống·セイコゥ (ㄊㄛㄦㄎ) 12:48, ngày 27 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Đã có hồi sửa quá 3 lần bài này về việc có thêm vào hay không chữ hán sau tên gọi của bài. Đề nghị BQV khóa tạm thời trước khi có sự đồng thuận.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 12:04, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Bút chiến về chữ Hán tại bài
sửaLại một lần nữa, chỉ vì vài chữ Hán trong một bài viết mà 2 thành viên bút chiến, lùi sửa đổi của nhau đến 4 lần trong vòng 24 giờ. Tôi không hiểu tại sao lại đến mức căng thẳng như thế, trong khi từ ngày 29 đến 30 tháng 11, không có một dòng thảo luận từ bất kỳ thành viên nào trong 2 thành viên trên. Tôi tạm thời khóa hoàn toàn bài viết, cả 2 bị cấm 24 giờ. Xin mời những người khác cho ý kiến xem ta có nên để tiếng Hán trong bài này không? Và xin giải thích cho lý do của mình, đây không phải là cuộc bỏ phiếu. Theo ý kiến của tôi, trong bài viết không nói đến chữ chính thức quốc gia là chữ quốc ngữ, đó là chưa kể quốc gia này được Nhật Bản chống đỡ đằng sau, nên cho dù không dùng tiếng Hán với lý "người Việt không dùng chữ Hán", thì cũng phải chấp nhận lý do "người Nhật Bản dùng chữ Hán" để sử dụng cho bài. Tôi ủng hộ việc đặt chữ Hán phụ cho tên Việt trong bài. Tân (thảo luận) 12:33, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Tôi thấy bên ja:ベトナム帝国 họ dùng như thế, sau đó mới mở ngoặc ghi thêm chữ hán (帝國越南) để giải thích thêm theo ngôn ngữ của họ. Nếu ai cho rằng cần thêm chữ Hán vào thì dẫn nguồn chứng minh là lúc đó nhà nước/quốc gia này có sử dụng chữ Hán. Tôi không rõ là tài liệu dẫn ra chú thích số 1 có đề cập không?--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 04:14, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Chữ Nho và Nho học đã chấm dứt (tính bắt buộc) hoàn toàn vào năm 1919 (khoa thi hội cuối cùng) do ngày 21/12/1917 toàn quyền Albert Sarraut đã ra nghị định về Quy chế chung về ngành giáo dục công cộng ở Đông Dương (tiếng Pháp: Règlement général de l'instruction publique en Indochine), áp dụng cho toàn Đông Dương và thay thế cho học chế thời Paul Beau. Theo quy chế này, trong 5 năm bậc tiểu học, thì 3 năm đầu, học sinh học các môn bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp, chữ Nho không bắt buộc; hai năm cuối bắt buộc học các môn bằng chữ Pháp. Riêng 4 năm bậc trung học, mỗi tuần chỉ có 3 giờ quốc văn trong tổng số 27 giờ học mỗi tuần. Đặc biệt, phần cuối quy chế này quy định rằng các trường chữ Nho của tư nhân hay của triều đình, kể cả Quốc tử giám, được xếp vào loại trường tư và phải tuân theo quy chế của chính quyền Pháp. Nói cách khác, quy chế này dẹp bỏ chương trình Nho học. Đế quốc Việt Nam (1945) hoàn toàn không dùng chữ Nho mà dùng quốc ngữ, do đó việc thêm chữ Hán vào tên gọi của nó rất vô nghĩa. Meotrangden (thảo luận) 04:54, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Lỗi trong Bản mẫu:Trả lời: Chưa nhập tên thành viên.
- Đế quốc Việt Nam (1945) hoàn toàn không dùng chữ Nho mà dùng quốc ngữ, do đó việc thêm chữ Hán vào tên gọi của nó rất vô nghĩa.
→ Vì lý do này là vô lý. Nếu vậy, chúng ta sẽ sử dụng hoàn toàn Hán-Nôm cho tất cả các bài viết liên quan đến những điều trước khi Pháp thuộc?
(This reason is ridiculous. If so, shall we use entirely Han-Nom for all the articles related to things before Pháp thuộc?) - Chữ Nho và Nho học đã chấm dứt hoàn toàn vào năm 1919 (khoa thi hội cuối cùng) do ngày 21/12/1917 toàn quyền Albert Sarraut đã ra nghị định về Quy chế chung về ngành giáo dục công cộng ở Đông Dương (tiếng Pháp: Règlement général de l'instruction publique en Indochine), áp dụng cho toàn Đông Dương và thay thế cho học chế thời Paul Beau.
→ Bạn đã quên quốc tịch của bạn? Hãy nói chúng tôi, kể từ khi Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu phải thừa nhận các Điều ước bất bình đẳng?
(Did you forget your nationality? Tell us, since when Vietnamese Government began to admit those Unequal Treaties?) - Chữ Nho và Nho học vẫn còn tồn tại bây giờ ở Việt Nam.
(Chu-Han and Confucianism are still exist now in Vietnam.)--서공·Tây Cống·セイコゥ (ㄊㄛㄦㄎ) 14:25, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Tôi đồng ý với Meotrangden. --Khốttabít (thảo luận) 11:11, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)
===
Bài viết này có thể cần phải được chỉnh trang lại để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng Wikipedia. (Không có lý do cần dọn dẹp). Xin hãy giúp cải thiện nếu bạn có thể. |
Chữ Hán ≠ Tiếng Trung Quốc===
Xin lưu ý:
→
--서공·Tây Cống·セイコゥ (ㄊㄛㄦㄎ) 14:28, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Lập luận của bạn không phải không có lý, nhưng nó sẽ cần có giới hạn thời gian áp dụng. Tuy tôi đồng ý với việc bài này nên có thêm chữ Hán, nhưng lý do của tôi là nó có liên hệ chặt chẽ với Đế quốc Nhật chứ không nhắc đến điều lệ hay luật định. Nói lập luận như bạn, thì những chính thể như Việt Nam Cộng hòa hay Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều cần chú thích chữ Hán bên cạnh? Đó là điều thoạt nhìn đã khó chấp nhận (vì nó xa lạ) rồi. Bạn có giới hạn nào cho các lý do của mình không? Tân (thảo luận) 02:25, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Tại sao là chữ Hán chữ không phải chữ Nhật (gồm cả ngữ pháp tiếng Nhật)? Cách chua chữ Hán hiện nay có phải kiểu Nhật không? Mà nếu vì liên quan đến Nhật mà thêm tiếng Nhâth thì những chính thể do Liên Xô hậu thuẫn chắc sẽ phải thêm tiếng Nga? Việt Nam Cộng hòa xưa chắc phải ghi thêm tiếng Anh? --Khốttabít (thảo luận) 07:49, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Thảo luận của tôi trên đây không liên quan gì tới việc tôi là công dân của quốc gia nào, tôi còn nhớ hay đã quên quốc tịch của mình và các hiệp ước giữa nhà Nguyễn với người Pháp bất bình đẳng đến đâu. Đừng gán ghép việc này với việc kia. Hai cái này không liên quan tới nhau. Nó chỉ là dữ kiện thuần túy cho thấy Nho học (tức việc học hành bằng chữ Hán) kể từ đó (1917-1919) trở đi đã không còn là bắt buộc nữa mà là tự nguyện, thích thì học, không thích thì thôi; trong khi quốc ngữ [và Pháp văn] đã là bắt buộc. Kể cả ngày nay vẫn có nhiều người học chữ Nho, tiếng Trung, tiếng Nhật, giống như người ta học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Lào, tiếng Tây Ban Nha v.v và thậm chí môn ngoại ngữ (đối với một số thứ tiếng nào đó) hiện vẫn là bắt buộc trong chương trình giảng dạy, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải ghi chú vào bên cạnh các tên gọi cho một sự kiện/nhân vật/địa danh v.v nào đó (dù mới hay cũ) theo cách viết trong các ngôn ngữ này, cho dù ngôn ngữ đó có là bắt buộc trong chương trình giảng dạy, mà cần lưu ý rằng tên gọi của chúng trong wiki này vẫn phải tuân theo tiếng Việt hiện đại của ngày nay chứ không phải Hán-Nôm hay thuần Hán; do đây là wiki tiếng Việt chứ không phải wiki tiếng Anh/Trung/Nga/Pháp/Nhật. Đối với các nhân vật hay sự kiện cũ hơn thời điểm kể trên thì có thể (chứ không bắt buộc phải) ghi chú thêm chữ Hán/chữ Nôm do nếu có một số tài liệu cũ nhưng chính thống ghi chép về chúng bằng các loại chữ này thì việc ghi chú thêm vào này sẽ là hữu ích, do nó có thể giúp người ta tra cứu các tài liệu cũ đó, chứ không khuyến khích mà cũng chẳng ngăn cấm việc chú thêm này. Điều đó có nghĩa là như khi viết về Trần Hưng Đạo/Lê Lợi/Tự Đức thì việc ghi chú thêm tên gọi bằng chữ Hán không phải là bắt buộc mà chỉ là tự nguyện, do có ít nhất một vài cuốn chính sử (như ĐVSKTT) viết về các ông này bằng loại chữ đó. Meotrangden (thảo luận) 03:53, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)
“ | Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. |
” |
Các văn bản gốc của Truyện Kiều đã được viết bằng tiếng Việt của Hán-Nôm (Chữ Hán + Chữ Nôm, không phải tiếng Trung). Trên đây là những 6 dòng viết bằng Chữ Quốc Ngữ. Nó sẽ không được như vậy rất tiếc nếu bạn không thể hiểu những gì tổ tiên của chúng tôi đã viết, nhưng, nó sẽ là một rất tiếc tuyệt vời nếu những gì tổ tiên của chúng tôi đã viết được coi như một ngôn ngữ nước ngoài của các thế hệ trẻ.
Con người không nên quên lịch sử hoặc văn hóa riêng của họ.
The original text of The Tale of Kieu was written in Vietnamese by Han-Nom script (Chữ Hán + Chữ Nôm, not Chinese language). Above are these 6 lines written in Chữ Quốc Ngữ. It will not be so regret if you cannot understand what our ancestors wrote, but, it will be a great regret if what our ancestors wrote are considered as a foreign language by the young generations.
People should not forget their own history or culture.--서공·Tây Cống·セイコゥ (ㄊㄛㄦㄎ) 13:42, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Không biết mấy bạn tranh cãi cái gì, ủng hộ xóa sạch chữ Hán ra khỏi tất cả các bài, đề nghị cách gọi mới: từ Việt-Hán (không nên gọi Hán Việt) để cho tương đương các từ khác, Việt-Pháp (từ Việt gốc Pháp),... Maassi (thảo luận) 14:16, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Cái anh chàng Maassi này cũng có ý kiến được đấy. --113.22.8.1 (thảo luận) 02:28, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- @:Maassi Không biết mấy bạn tranh cãi cái gì, ủng hộ xóa sạch chữ Hán ra khỏi tất cả các bài đã không biết đang thảo luận gì thì đừng lên tiếng.
Tôi đồng ý với bác 서공·Tây Cống·セイコゥ rằng cái cách chơi chữ bằng chữ Nôm/Hán là rất hay. Thảo luận của bác đã vượt ra ngoài phạm vi của bài này, (lạc đề chút) và nó cũng là một vấn đề nan giải, và cần được bảo tồn, nhưng như các thành viên khác đã đề cập những tên gọi trước mốc 1919 có thể được chú thêm chữ Hán-Nôm (nếu cần) còn về sau này việc chú thêm sẽ chẳng có ý nghĩa.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 02:50, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Bù nhìn
sửaĐọc mấy cái thảo luận ở đây thấy chán quá. Có nhiều bác không chịu thừa nhận cái đế quốc VN này chỉ là puppet state do Nhật dựng lên ư ? Các bác không chịu thấy là ông chủ đứng sau hậu trường chính là Nhật Bản đó sao ? Lại còn nói là phải cho nguồn mới chịu tin, rồi còn nói đây chỉ là ý kiến của 1 nhóm người. Chán!!! 137.132.250.14 (thảo luận) 12:18, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Mà tại sao các bác lại cho rằng nói chính phủ "bù nhìn" là bêu xấu các vị Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn thế nhỉ ? Đâu phải người nào tham gia một chính phủ bù nhìn đều là bán nước ? Các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Phan Anh đều yêu nước, các vị ấy đều là những người rất yêu nước, nhưng không thể vì thế mà không được nói cái đế quốc VN là bù nhìn!!! Phải chấp nhận sự thật vấn đề. Hỏi các bác nhé, các bác có thấy Cao Tạng Vương của Cao Câu Ly không có tinh thần yêu nước không, các bác có cho rằng ông ta phản quốc không, dù ông ấy từng là 1 vua bù nhìn do nhà Đường lập nên ? Có ai nói vua Thành Thái, Duy Tân là bán nước không, dù các vị ấy làm vua trong thời giặc Pháp thống trị nước ta ? 137.132.250.14 (thảo luận) 12:18, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Đến bản thân học giả Trần Trọng Kim, khi viết hồi ký về giai đoạn làm việc cho cái "đế quốc VN" này cũng phải buông nhiều lời nhận xét chua chát. Ông Kim đã nhận ra như thế, vậy mà nhiều bác vẫn không chịu nhận ra. Có chuyện gì vậy ??? 137.132.250.14 (thảo luận) 12:18, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Có bác lại còn nói chính phủ của Đế quốc VN này là chính phủ đầu tiên của 1 nước VN độc lập thống nhất. Buồn cười. Độc lập gì mà không có quyền gì cả ? Hay chỉ cần thấy trên danh nghĩa nói "độc lập" là OK rồi mà không chịu tìm hiểu kỹ cái độc lập đó là như thế nào ? 137.132.250.14 (thảo luận) 12:26, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Bao nhiêu sách sử công nhận đây là một chính phủ bù nhìn mà. Bác IP có cuốn sách sử nào uy tín không, bổ sung vào bài rồi chú nguồn cái đi. La làng thế ích gì? Tân (thảo luận) 02:27, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Tôi đồng ý với bác Ai-Pi. Đây rõ là 1 chính phủ bù nhìn, do Nhật dựng nên. Còn chuyện yêu nước hay ko thì ko liên quan gì, nhắc thêm Trần Trọng Kim tuy yêu nước nhưng lại là người thủ cựu và bảo hoàng.--Akbar-e-Azam, Emperor of India (Thảo luận/bài viết) 05:05, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Bản-đồ Đế-quốc Việt-Nam
sửaBản-đồ trong ô thông-tin tổng-hợp vẽ bản-đồ có Bắc và Trung-kỳ nhưng thiếu Nam-kỳ. Cần bản-đồ mới vì Đế-quốc Việt-Nam đã thu-hồi Nam-kỳ, thống-nhất cả ba kỳ. Duyệt-phố (thảo luận) 05:10, ngày 11 tháng 9 năm 2014 (UTC)
Đồng ý với bác Duyệt phố về điều này. Tomorono (thảo luận) 08:25, ngày 26 tháng 5 năm 2015 (UTC)
TuanUt đã xóa thảo luận này của Dinhcao vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 16:38, ngày 6 tháng 3 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Quốc đô, đế đô
sửaThông tin quốc đô là HN, đế đô là Huế ko có trích dẫn. Nếu ko có trích dẫn thì nên xóa.
Hiệu kỳ hoàng đế
sửacho hỏi có nguồn về cái này không, vì tôi chỉ thấy nguồn cờ này là của nam triều thời pháp thuộc chứ chả thấy bảo là hiệu kỳ hoàng đế thời đế quốc vn bao giờ, ngay cả lúc kéo cờ ở huế xuống thì cũng là quẻ ly 3 sọc, vậy thì không biết có nguồn trích dẫn nào về cờ quốc gia và hiệu kỳ riêng biệt không?
Ai xóa đi vậy
sửaAi lại xóa đi sửa đổi của tôi vậy, đoạn dịch bị thiếu nội dung so với nguồn khiến ý nghĩa bị chệch hẳn đi. Đây là đoạn trong bài: "Dù phạm vi hoạt động có giới hạn, lại gặp sự bắn phá của Mỹ và sự cản trở của Việt Minh, chính phủ Trần Trọng Kim cố gắng hết sức để tiếp tế gạo chống nạn đói. Bộ trưởng Tiếp tế Nguyễn Hữu Thí được gửi vào Sài Gòn sắp xếp việc vận chuyển gạo từ Nam ra Trung Bộ và Bắc Bộ. Các hải cảng xa Sài Gòn được dùng làm điểm khởi hành để tránh Mỹ oanh tạc. Tư nhân được phép tự do chuyên chở và mua bán gạo. Để ngăn hành vi gian dối, chính phủ ra lệnh kiểm soát giá cả và tồn kho lúa gạo. Người vi phạm có thể bị tử hình hoặc tịch thu tài sản. Ty Liêm phóng Kinh tế Bắc Bộ, do Nguyễn Duy Quế đứng đầu, thành lập để ngăn chặn việc buôn lậu. Vào cuối tháng 3, tất cả các hội cứu tế miền Bắc tập hợp lại thành Tổng Hội Cứu tế do Nguyễn Văn Tố cầm đầu, và đẩy mạnh lạc quyên cũng như chẩn tế. Từ tháng 3 tới tháng 5, Tổng Hội quyên được 783.403 đồng. Tại Nam Bộ, trong tháng 5 hơn 20 hội chẩn tế ra đời, và trong vòng một tháng các tổ chức trên quyên được 1.677.886 đồng, kể cả 481.570 đồng để mua và chuyên chở 1.592 tấn gạo cho nạn nhân vụ đói. Tới tháng 7, nạn đói đã được đẩy lùi đáng kể.[1]"
Nếu so sánh với nguồn của Vũ Ngự Chiêu thì nó thiếu hẳn 2 ý quan trọng là "Vì tất cả thuyền trên 30 tấn đều bị Nhật trưng dụng, và hải cảng Hải Phòng bị Mỹ đặt mìn phong tỏa, việc chở gạo từ Nam ra Bắc bị chậm trễ" và "Nhờ được mùa chiêm vào tháng 5 và 6/1945, và nhờ nhu cầu tiêu thụ giảm hẳn xuống sau khi hơn 1 triệu người chết đói, cuộc khủng hoảng lương thực giảm dần." Bất kỳ ai cũng có thể kiểm chứng 2 nội dung này là có trong nguồn, nếu không có ý kiến thì sau mấy ngày nữa tôi sẽ bổ sung vào bài2001:EE0:4A62:E0F0:485C:3316:A095:55D1 (thảo luận) 02:27, ngày 26 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- ^ Vu Ngu Chieu (1986), tr. 307–308.