Thảo luận Thành viên:Ledinhthang/Lưu 2

Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Ledinhthang trong đề tài Trận Solicinium

Re sửa

  • Bạn có thể nhờ trùm công nghệ của vi.wiki: Trần Nguyễn Minh Huy (thảo luận · đóng góp) giúp đỡ!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 08:19, ngày 18 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
  • Với các bài như trường hợp 2 bài Antiochos vừa qua, bạn có thể tự mình bấm lịch sử trang, sau đó bấm vào chữ "lùi lại" sau sửa đổi ko đúng! TÔi vừa làm với 2 bài này!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 08:22, ngày 18 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
  • Đúng vậy! Chubengo vốn là t/v mới tới, có lẽ bạn ấy chưa am hiểu rõ!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 08:26, ngày 18 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Chào bạn, mình rất xin lỗi là không thể giúp bạn tạo dựng dự án được, lý do quan trọng nhất hiện giờ là mình đang rất bận vì phải đóng góp cho một mảng đề tài và dự án khác. Ngoài ra, nếu không bận thì mình cũng phải từ chối vì hai lý do:
    Mình không có kiến thức về Hy Lạp cổ đại (hồi năm lớp 3 có đọc mấy cuốn Thần thoại Hy Lạp gì đó của NXB Kim Đồng, giờ quên sạch rồi), mà nếu xây một dự án thì câu mở đầu phải cho thấy sự hấp dẫn của đề tài này.
    Mình nghĩ việc lập dự án hoàn toàn không khó như việc xây một Cổng chủ đề, bạn chỉ cần viết vài dòng vào đầu trang, kêu gọi mọi người tham gia (mà mình nghĩ wiki ta không sợ ế người tham gia mảng này). Mình có thể giúp bạn nếu bạn cần một làm một lá thư mời, hay sau này dự án phát triển thì cần thêm vài trang nội bộ nữa chẳng hạn.
    Cơ sự là vậy, mong bạn thông cảm, và dù sao mình cũng chẳng phải là "trùm công nghệ" gì lắm, chỉ ứng phó được với bản mẫu cấp 2, cấp 3. Chứ dạng liên quan đến bảng, hàm toán học và navbox thì cần phải mày mò thêm nhiều lắm;). Thân chào! -- ClanKeytalk-butions 10:41, ngày 18 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Re: Pyrrhus sửa

Đây là vị danh tướng kiệt xuất. Vì vậy ko ngại gì khi nói bài sẽ rất dài, đầu tư sẽ tốn kém lắm đây:)) Chúc thành công!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 08:29, ngày 18 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đúng sửa

Em đúng là thành viên mới tới nhưng không có nghĩa là em không hiểu gì.Hai người nói chuyện quá xúc phạm đấy. --Chubengo (thảo luận) 09:44, ngày 18 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chubengo định nghĩa xúc phạm là thế nào? Tôi chẳng thấy xúc phạm tí nào!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 13:25, ngày 18 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã trả lời. --Chubengo (thảo luận) 00:48, ngày 19 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thấy từ "chưa am hiểu " ko?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 00:54, ngày 19 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lịch sử Hy - La sửa

Mình vốn yêu thích ngành lịch sử, nên cũng chú ý nhiều. Tuy nhiên, mình chỉ mới đủ khả năng nhuận sắc và phối kiểm thông tin cùng bạn thôi. Thái Nhi (thảo luận) 03:55, ngày 20 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Còn 1 t/v khác bạn có thể nhờ mở chủ đề là Paris (thảo luận · đóng góp) - nhưng người này hiện nay rất bận! Chúc bạn thành công! Tôi sẽ thêm các chú thích bằng thẻ ref vào bài Seleukos I của bạn, mà bạn cũng có thể copy từ en.wikI!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 05:07, ngày 20 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chú thích là 1 thao tác rất quan trọng khi viết trên toàn thể WP, bạn ạ! Bạn thường phải chú thích kiểu: tên tác giả + "tên sách" + tên trang! Ý kiến riêng của tôi thì khi ghi tên sách, bỏ vào dấu hoặc dấu ngoặc kép sẽ đẹp hơn :))--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 10:13, ngày 21 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ồ vậy à? bạn chuyển tới đâu thế! Nhà đẹp ko? Chúc bạn ở nhà mới hạnh phúc và sớm quay lại đóng góp cho WP!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 04:06, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chúc bạn may mắn! Trong khoảng thời gian bạn chuyển nhà, tôi sẽ thêm chú thích và tài liệu tham khảo vào các bài, như tôi vừa làm ở bài Eumenes II! p/s Bạn nhớ bài viết Pyrros của Ipiros nhé!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 04:18, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Brilliant! Nhưng bạn hãy nói cho tôi biết đoạn này lấy trang mấy của sách? Tôi sẽ đưa chú thích vào bài!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 07:44, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
OK! Thật ra thêm số trang nó giúp người đọc dễ kiểm chứng hơn nữa, nhất là khi sách dài! khi nào bạn lục lại, nhớ báo số trang nhé! Hoặc tôi chú số trang từ bản tiếng Anh Plutarch cũng được (nếu tôi tìm được)!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 07:48, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Re sửa

Chào mừng bạn! Sẵn nhân đây mình muốn hỏi bạn rằng bộ sử đồ sộ "Historiai" của danh tác Herodotos đã được dịch ra tiếng Việt chưa nhỉ?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:11, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Vậy nếu bạn đã đọc được về cái chết bi thảm của vua Cyrus bên sông Jaxartes vào năm 529 TCN, sẽ thấy điều thú vị khi trận Jaxartes của Alexandros Đại Đế xảy ra đúng 200 năm sau trận này! hi hi!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:16, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Vậy tôi mới nói Alexandros cũng thật liều lĩnh khi mở trận Jaxartes (329 TCN)! Pyrros còn liều hơn... Bó tay với các vị anh hùng tham vọng! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:27, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Đọc những gì bạn đã biết tôi mới thấy càng pótay.com với Pyrros khi ông đánh người Sparta! Mà này, cho hỏi trận Beneventum là quân Ipiros thua hay là bất phân vậy?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:37, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Thế mà en.wiki bảo là có những tài liệu hiện đại kể sai là "Pyrros thua"!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:57, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quân Pyrros thua bạn à, quân của pyrros hành quân suốt đêm và bị lạc nên quân La Mã dễ dàng chia cắt và đánh bại họ, lần này những con voi chiến quay lại dày séo quân mình.--ledinhthang (thảo luận) 10:40, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

wiki mà, dễ bị sửa nên thế, nhiều lần tôi đọc en wiki thấy nó bị sửa sai buồn cười lắm:)):))--ledinhthang (thảo luận) 12:00, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

À, còn Pyrros bị người phụ nữ kia giết là do dọa giết con bà ta hả bạn? :)) :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:03, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

i don't know:)):)), sao bạn nghĩ thế:)):))tôi chưa thấy tài liệu nào ghi thế:)):))--ledinhthang (thảo luận) 15:25, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vậy là tôi nhớ nhầm! :)) Thế theo Plutarch kể chi tiết thì nói chung có đoạn nào đề cập đến "con trai của người đàn bà này" ko bạn? Vì tôi nhớ lúc đó ngươi con này đang oánh nhau với Pyrros! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:29, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không ti à, chỉ có đoạn đề cập đến một con voi của pyrros tên Nicon bị mất người quản tượng và bị thương nên đã dẫm đạp lên mọi người, nhiều con voi khác bị ngã ở cổng thành chặn lối đi,Pyrros vì nhìn thấy một bức tượng con chó sói đánh nhau với con bò mà điềm báo là ông ta sẽ chết vào ngày đó nên ông ta tìm cách ra khỏi thành phố, sai lầm của pyrros là đã đưa voi vào chiến đấu trong thành phố, điều này là không thể vì chúng quá to và mất thời gian--ledinhthang (thảo luận) 15:40, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái vụ người con của bà này đánh nhau với Pyrros thì tôi đã xem được từ Google Book, chắc họ lấy nguồn từ một nhà sử học Hy - La khác!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:47, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn thử đưa link lên được không:D, tôi cũng muốn xem cho chắc chắn:)--ledinhthang (thảo luận) 15:53, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

[1]! p/s Ít vị danh tướng Âu Mỹ nào khi bước vào những ngày tháng cuối đơi đã "trầm mình dưới ánh hoàng hôn chói lọi của 1 vị anh hùng" như vua Frederick Đại Đế của nước Phổ!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:58, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đây là một tài liệu có thể đáng tin đấy, chúng ta có thể đưa thêm nhiều thông tin trong đó vào bài viết, tôi vừa đọc lướt qua thấy có nhiều điều mới, bạn thật chịu khó tìm tòi thật::), P/s: Ti có thích tướng Custer k0:)) với lại cái hình minh họa là nghệ thuật La Mã:)) copy lại từ người Hy lạp:) một chiến binh túm lấy tóc của một chiến binh amazon:)--ledinhthang (thảo luận) 16:02, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mình thường hay dùng Google Book để tra cứu thông tin! Tất nhiên những bộ sử viết về thời cổ đại ko bao giờ đúng ý với nhau được, tỉ như một nhà sử học người Nga bảo vua Cyrus khi đánh người Scythia thì bại trận, bị thương nặng và chết thay vì câu chuyện bị một nhà sử học người Nga khác coi là "novelistic" của Heorodotos! Do đó, thấy có thông tin khác nhau khi viết về những nhân vật cổ đại cũng là chuyện thường thôi mà! p/s: tôi cũng khoái tướng Custer và xếp ông ta ngang với vua Thụy Điển Charles XII hay Napoleon (khác với vua Phổ Frederick Đại Đế nêu trên)! Còn các vị anh hùng Hy Lạp cổ tối ngày đánh nhau (và cũng tối ngày giành chiến thắng) với Amazon à!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:07, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

yes, mỗi nhà sử học lại viết theo 1 cách khác nhau mà:), sử học là lịch sử của kẻ chiến thắng:), tôi cũng thích ông ta:)), cái đó tôi chịu;)), bạn hài hước thật nhỉ;)), theseus yêu nữ hoàng amazon đấy--ledinhthang (thảo luận) 16:12, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

"sử học là lịch sử của kẻ chiến thắng" - quá đúng, mình đã nghe 1 lần! Mình xếp Custer với vua Thụy Điển Charles XII và Hoàng đế Pháp Napoleon vì họ cũng liều lĩnh, táo tợn, và điên như nhau vậy, đâu như vua Phổ Frederick Đại Đế dành suốt 23 năm trị vì cuối cùng của mình cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước! Theseus yêu Nữ hoàng Hippolyte cũng là sau 1 trận đánh khốc liệt, há há! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:09, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
)) chuẩn--ledinhthang (thảo luận) 06
59, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Trận đánh đó hình như là vua xứ Athena Theseus thắng hoặc là bất phân thắng bại gì đó, nhưng ít ra vẫn là thất bại của cuộc xâm lược của quân Amazon! Còn các chiến binh lỗi lạc trong lịch sử Âu Mỹ thì chẳng mấy ai biết kiềm chế tham vọng như vua Phổ Frederick Đại Đế đâu, nên Custer cũng ko phải là lạ (sẽ còn không ít người nữa trong danh sách của ông và vua Thụy Điển Charles XII, tỉ như trùm phát xít Adolf Hitler), dù rằng cuộc chinh phạt đầu tay (và cũng là cuộc chinh phạt vũ trang duy nhất) của vua Frederick Đại Đế thể hiện cực rõ tính táo bạo của ông!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:25, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
  • Con người ai cũng có đầy tham vọng trong mình:)):)),thế nên các vị anh hùng hay vua chúa, tướng lĩnh nổi tiếng là vậy mà:)).ti có vẻ khoái mấy ông vua trung cổ và tướng lĩnh hiện đại nhỉ, hitler thì quá độc đoán và tàn bạo:D hình như lại có một vị vua đồng tính đấy:), demetrios I của macedon:D, tôi đang dịch bên en thấy nó ghi thế;))--ledinhthang (thảo luận) 07:31, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
À, những danh nhân lịch sử như Charles XII hay Frederick Đại Đế thì lại là "Cận Đại" chứ ko phải "Trung Cổ bạn ạ! :)) Mình bắt đầu có hứng với những danh nhân này (tính cả Hitler) từ đầu năm nay! Về vụ LGBT thì trong suốt triều đại lâu dài của vua Frederick Đại Đế, đã có những người đương thời viết rất sốc về ông! :D Sao lắm vua giỏi mà đồng tính luyến ái thế nhỉ! :)) Sách "The new gay book of lists" của Leigh W. Rutledge có nói đến vụ chàng Democles yêu dấu của vua Demetrios I đấy! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:38, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC
Vụ Demetrios xem chừng bi kịch! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:46, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Thật ra thời Hy Lạp cổ thì "gay" là hiện tượng được chấp nhận! Nhưng chắc việc cậu ta tự tử có thể được vinh danh vì cậu ta sẽ được xem là "quyết ko rơi vào bàn tay thô lỗ của tên bạo chúa Demetrios"! p/s Tôi nghe nói ở bên thế giới Hồi giáo cũng có 1 ông vua đồng tính luyến ái cơ, ở Tây Ban Nha thời người Moor thống trị á! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:55, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Khà khà, gay gắn liền với những gì diễn ra sau mối tình đầy cảm động giữa chàng Orpheus và nàng Eurydice đấy! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:24, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
)) thế phải đọc lại thần thoại Hy Lạp xem thế nào;))--ledinhthang (thảo luận) 08:31, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trả lời bạn! sửa

Đó là sau khi chàng Orpheus cứu nàng Eurydice ko xong thì chàng buồn quá nên trở thành 1 ông gay! Còn Alexandros Đại Đế, Demetrios I và Hadrianus thì tôi chưa rõ là có phản biện chưa, chứ vua nước Phổ Frederick II Đại Đế thì đến nay vẫn chưa thể xác định được (ông này xem ra phức tạp!)!:)) p/s Xem naò, Frederick II Đại Đế có viết lý luận quân sự hay ra phết, và có lẽ sẽ ít nhiều giúp ích chúng ta khi tìm hiểu về các danh tướng Hy Lạp - La Mã cổ đại! Ông naỳ xem ra không đánh giá thật cao cho Pyrros! Nhưng rồi tôi thấy nếu vĩ nhân này ko quá tôn sùng vĩ nhân kia cũng là chuyện thường thôi, dù sao thì Pyrros và Frederick Đại Đế cũng đều là những vị danh tướng xuất sắc! Cảnh Pyrros được tôn làm "Đại Bàng", sao tôi thấy giống cái cảnh Frederick II được toàn dân tôn làm "Đại Đế" quá!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:29, ngày 27 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

cái này gọi là sùng bái cá nhân;))--ledinhthang (thảo luận) 04:26, ngày 2 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Người giỏi được sùng bái là phải rồi! Tặng bạn mấy dòng văn của vị vua nước Phổ, hẳn sẽ thấy những nhận định hay về Pyrros, Hannibal hay Caesar! Tôi đã có bổ sung cho bài Pyrros của Ipiros, bản gốc của Plutarch có ghi rõ cái nguyên nhân chết của Pyrros mà tôi từng thắc mắc!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:32, ngày 2 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, tôi cũng chưa xem lại bài pyrros, vì không có time mà, lâu lâu mới vào được wiki:)),napoleon xungc rất khâm phục frederich thì phải--ledinhthang (thảo luận) 05:39, ngày 2 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Với Napoleon, ông rất tôn vinh những "đại danh tướng" (great captains) là Alexandros Đại Đế, Hannibal, Turenne, Eugene xứ Savoie, Frederick Đại Đế và hình như có cả Montecuccoli nữa thì phải! Với Pyrros, do ông bị thương nên bằg mọi giá phải giết chết kẻ đã bắn ông, nên mới bị bà mẹ của anh này ném đá cho chết!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:42, ngày 2 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), đúng là chết vì đàn bà;)),thành bại cả đời Pyrros toàn dính đến phụ nữ;))--ledinhthang (thảo luận) 05
43, ngày 2 tháng 4 năm 2011 (UTC)
Điểm lại: 1) lấy vợ cho lắm, bị phản bội 1 lần, 2) thấy người ta mê trai cũng nghe lời ông chồng ghen tuông mà nhảy vào đánh Sparta, 3) bị bọn đàn bà Sparta chống trả dữ dội, 4) chết vì bị đàn bà ném đá, bạn xem tôi có thiếu sót khi điểm lại ko?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:46, ngày 2 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

còn lấy vợ mới lấy lại được Epiros nữa;))--ledinhthang (thảo luận) 05:55, ngày 2 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chủ đề này hay! Mà này, bài Ptolemy VI Philometor thiếu thông tin là ông này bị tử trận trong trận đánh với vua Alexandros Balas nước Syria. Thực chất tên vua ày cướp ngôi và mạo danh Hoàng gia Seleukos, và Nữ hoàng Cleopatra Thea - con của Ptolemaios VI - có đồng lõa với hắn!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:15, ngày 2 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Mời bạn coi bài Voi chiến - theo Ctesias, vào năm 530 trước Công Nguyên người Scythia đã được voi chiến hỗ trợ để đánh bại và tiêu diệt vua Cyrus của Ba Tư! Hi, tin này rất thú vị nhưng thực hư ra sao thì ko th6e3 biết vì Herodotos có viết khác về cuộc chiến tranh giữa Cyrus với các chiến binh Scythia!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:06, ngày 2 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lần đầu tôi nghe đến thông tin này, trong đoạn trích dẫn của herodotus k0 hề nói đến thế này, ti lấy đoạn này ở đâu thế, có thể gửi cho tôi kiểm chứng được k0--ledinhthang (thảo luận) 11:22, ngày 4 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đó là theo cuốn "Persica" của Ctesias! Thực chất người Derbices cũng là một nhánh của người Massagetae mà thôi! Theo ông này thì vua Cyrus cũng như trong Herodotos là tử trận trong một trận đánh lớn ở biên giới phía Bắc, nhưng khác nhiều với Herodotos!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:06, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái này thật nan giải, cần có một nguồn thực sự đáng tin cậy và chung nhất để làm nguồn Ti à,trong tác phẩm của Herdodotus là nữ hoàng mà, ở đây là ông vua, mà nguồn của herodotus là nổi tiếng hơn và được biết đến rộng rãi nhất, tôi nghĩ là nên dùng của herodotus trước khi có được nguồn chính xác nhất--nemo 08:18, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Một nguồn đặt nổi tiếng thứ hai sau Herodotos là Xenophon: ông này viết là vua Cyrus chết yên bình ở quê nhà (ko phải tử trận)! Thực ra cả ba Herodotos, Xenophon và Ctesias đều thường bị chỉ trích là nói láo! Bạn tin ko, tuy nguồn của Herodotos có "rộng rãi nhất" nhưng rộng rãi như thế người ta cũng thường móp méo ít nhiều nó vào thời Trung Cổ: họ bảo Cyrus bị trảm quyết trong khi lúc ông ta "bị chém đầu", theo Herodotos, là sau khi ông ta chết (vậy là cái xác vua bị chém đầu chứ ko phải là ông vua bị xử tử - có người đã xuyên tạc là ông vua này bị trảm quyết)! Phải ko nào? Nói chung cả ba nguồn này đều bị nghi vấn ở thời hiện đại! Đối với bài voi chiến, tôi trích Ctesias, đối với bài Cyrus Đại đế - tôi trích cả ba nguồn trên, còn đối với bài người Massagetae thì tôi sẽ trích nguồn của Herodotos! Ở thời hiện đại của chúng ta, dần dần thông tin vua Kroisos được ử làm quân sư không còn được tin nữa, và một số sử gia uy tín "Ba Tư học" như Pierre Briant (Pháp) và Josef Wiesehofer (Đức) chỉ kể đơn thuần là Cyrus bị chết khi đánh người Massagetae, chẳng dám kể chi tiết! p/s Nói nhỏ: hình như Herodotos đạt thế thượng phong tuyệt đối về sức lôi cuốn, gây hấp dẫn, những ông như Rembrandt, Rubens... có vẽ về cái chết của Cyrus như chẳng ai thèm vẽ cái chết của vua này theo Ktesias và Xenophon cả (ko gì đâu, chỉ vì hai ông này viết hơi khô khan!)!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:23, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok, ti làm như thế là chuẩn đấy, tôi tán thành:D, thực sự thì cách tốt nhất để biết là từ các văn tự khắc trên các lăng mộ,mà ta k0 có điều kiện như thế, chúng ta đành phải phụ thuộc vào nguồn nước ngoài--nemo 08:33, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ý kiến này của bạn trùng với ông Josef Wiesehofer (Đức) mà tôi có đề cập trên! Ông này thiên về quan điểm là vua Kroisos bị Cyrus giết, vì tư liệu của người Babylon cổ viết như vậy! Ông ta cũng viết "theo Herodotos, Cyrus chết trong một trận đánh với người Massagetae", nhưng không kể chi tiết (cũng dễ hiểu tại sao ông không kể chi tiết mà thôi...!)! Nguồn của Herodotos trong thời nay có nhiều người phản bác, tuy nhiên điều tất yếu mà họ không chối cãi là Cyrus bị chết khi đánh người Massagetae!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:38, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

hình như kroisos trước khi bị thiêu thì đã gọi tên solon 3 lần, nên được tha chết mà, ông ta được cyrus giữ lại làm cố vấn.cái này theo Herododtus:), còn việc herodotus bị phản bác cũng đúng thôi, vì ông ấy viết mang nhiều maù sắc truyền thuyết bí ẩn,nhưng đã có ai chứng minh được lịch sử thời đó như thế nào đâu nhỉ;))--nemo 08:42, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhưng lúc Kroisos được tha chết thì lửa bùng cháy quá dữ, ông ta phải cầu nguyện. Trời đang quang đãng, bỗng Apollo đưa một đám mây đen tới, mưa dữ dội và dàn thiêu tắt. Cyrus khen Kroisos là người tốt, được trời thương! Về điểm này thì thi hào Bacchylides còn "điêu" đại tài hơn cả Herodotos, ông ta kể là lúc Kroisos đang lên giàn thiêu thì Apollo bay đến và giải cứu ông ta về Bắc Cực! Đó, cái chuyện Cyrus đánh Massagetae của Herodotos cũng dễ bị phản bác ở chỗ đó: theo tư liệu cổ Babylon (phương Đông = cùng màu da với Ba Tư = dễ tin hơn Hy - La cổ), Kroisos đã bị giết và ông ta ở đâu ra để quân sư cho Cyrus vượt sông Jaxartes đánh Massagetae?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:46, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

theo Herodotus trước trận đánh cuối cùng, Cyrus cảm thấy số phận sắp kết thúc với mình, ông ta bèn gửi con trai mình cùng Kroisos trở về Ba Tư, từ đó ông ta biến mất. Nếu có tư liệu Babylon cổ thì tốt quá. --nemo 08:52, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

À, theo Herodotos thì thực chất Cyrus ko nghĩ ông ta sẽ chết nhưng ông ta hiểu sai lời báo mộng mà một đêm ông chiêm bao trên vùng đất của người Massagetae là có nội phản ở Ba Tư (giống như Pyrros hình như có hiểu sai báo mộng trong đêm chinh chiến ở thành Sparta thì phải)! Sau khi Cyrus chết thì Kroisos vẫn có làm quân sư của Cambyses đấy chứ (xem quyển 2, Herodotos)! Tư liệu cổ Babylon kể đại khái thế này: "Cyrus đi xâm lược Lydia, và giết vua nước này"! Hình như cái huyền thoại Kroisos làm quân sư bắt nguồn từ người Lydia, mà Herodotos nghe được từ họ!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:03, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế à, mà hình như nhiều đoạn Herodotus chỉ nghe kể lại chứ không phải là đi khảo sát thực tế, vì trog tác phẩm có nhiều đoạn viết là ông nghe người ta nói thế--nemo (thảo luận) 09:12, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng vậy! Có lẽ ông này chưa hề đọc Trụ Nabonidus bao giờ! Theo Trụ này thì vua Cyrus đã giết vua Lydia đấy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:19, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nếu đã thế thì ta nên đưa thông tin Kroisos bị giết vào, vì đó là thông tin trên một cột trụ, nhiều người cũng đã đặt câu hỏi về việc liệu Herodotus có đi nhiều nơi để viết hay chỉ ngồi một chỗ mà thôi--nemo (thảo luận) 09:26, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vì văn hóa Lydia thời đấy rất gắn bó với Hy Lạp nên dĩ nhiên nếu Herodotos ko đi xa ông cũng sẽ nghe được lời kể của người Lydia! Bạn cần lưu ý rằng chính Herodotos, sau đoạn Nữ vương Tomyris bỏ đầu Cyrus vào vũng máu và nói vài câu này nọ, thì ông có viết đại khái: "Tôi có nghe nhiều câu chuyện khác nhau về cái chết của Cyrus, nhưng tôi nghĩ câu chuyện naỳ đáng tin cậy nhất" - tin cậy là tin cậy theo cảm xúc cá nhân, nhìn nhận riêng của ông chứ không hẳn là đúng sự thật lịch sử! Vậy điều này chưa chắc là Herodotos đã không nghe được tin là Kroisos bị vua Cyrus giết! Nói chung tôi thấy cái xuất sắc hơn cả của Herodotos vẫn là chiến sử cuộc chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư của ông, chứ không phải là về lịch sử của bất kỳ một nước hay dân tộc nào khác bên ngoài Hy Lạp!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:41, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi cũng đồng ý với ti về khoản này, mỗi nhà sử học đều có một tác phẩm trong đó họ viết tốt nhất, như plutarch chẳng hạn--nemo (thảo luận) 11:01, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Một điều ấn tượng là cái chết của Cyrus (Herodotos) nhìn chung hơi có giống với cái chết của Pyrros (Plutarch): đều bị báo mộng hoặc gặp điềm gở. Riêng Cyrus thì hiểu sai chiêm bao còn Pyrros thì biết nhưng khó tránh khỏi cái chết! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:17, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

thì Hầu hết những anh hùng vĩ đại nhất đều có những kết cục bi thảm mà:))--nemo (thảo luận) 11:32, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đỡ bi thảm hơn: Gustav II Adolf cũng tử trận như lại thắng trận, còn Turenne bị chết trận nhưng không phải trong tay bọn đàn bà mà là một danh tướng của Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh! Tôi nghĩ cái kết của vua Friedrich II Đaị Đế là một cái kết đáng mừng và thật quá ít có đối với những vị anh hùng xuất sắc!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:38, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trong tác phẩm của Plutarch, Kroisos được Cyrus tha chết đấy. như herodotus nói nhé:) có 2 ông viết chung 1 ý rồi đấy--nemo (thảo luận) 11:50, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ko rõ Plutarch lấy chú thích từ Xenophon hay là Herodotos? Thực chất ở Hy Lạp gần như ai cũng nói Kroisos được Cyrus tha cả (ngoại trừ thi hào Bacchylides khi ông ta nói Kroisos được thần Apollo cứu và mang về vùng Bắc Cực)! Còn Pyrros thì tôi nghe nói cái tay Acrotatus gì đó bị lên án vì làm mất truyền thống đáng quý của nhà nước quân phiệt Sparta (tiết kiệm, giản dị, nghiêm ngặt...) nhưng cái gã Cleonymos cũng đáng ghét vì già rồi mà còn lối! :)) À còn về việc chữ khắc trên lăng mộ thì rất tiếc là do lăng tẩm của vua Cyrus II qua thời gian đã bị phá hoại quá dữ dội nên chữ cũng bị mất! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:55, ngày 5 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lysandros mới là người phá hỏng truyền thống Sparta ti à, vì Lysandros mang vàng bạc về Sparta, điều này bị cấm. Scrotatus có mỗi trận với Pyrros là ngon còn sau đó chết sớm:)), việc lấy vợ của Cleomenes cũng đâu lên án mấy ở thế giới cổ đaau:)), xưa họ toàn thế mà, như Pompey chẳng hạn, lấy con gái Ceasar;)), đáng tuổi con mình=)),còn mộ CYrus thì h trông tồi tàn quá, ông Bacchilides là nhà thơ thì tất nhiên là hay bốc phét là chính rồi;))--nemo (thảo luận) 01:28, ngày 6 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha ha, ai mà nhẹ dạ cả tin thi haò Bachyllides chắc người này sẽ đến tận Bắc Cực để lùng truy dấu tích của vị vua Lydia xưa...! Từ thời Alexandros Đại Đế thì lăng Cyrus đã tồi tàn lắm rồi! Còn cái chỉ trích mà tôi đọc ở bài Acrotatus II bên tiếng Anh thì ông này bị tố cáo là ko làm theo truyền thống giản dị của Sparta, thực chất kẻ "già mà lối" là Cleonymos (giống như Pompey) chứ anh Acrotatus này hình như bị mê trước chứ ko phải là "dê"! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:15, ngày 6 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
)) ôi tình yêu và phụ nữ, chú cháu đập nhau vì đàn bà;)), alexander khi đến lăng của Cyrus đã thấy dòng chữ , ti có biết đến dòng chữ này k:D--nemo (thảo luận) 05:18, ngày 6 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Yếu tố "phụ nữ" nhiều khi cũng làm hư các danh tướng, ít ai như Friedrich II Đại Đế! "Này người khách kia, dù Ngươi có là ai và Ngươi đến từ đâu, Trẫm cũng biết rằng Ngươi sẽ tới đây. Trẫm là Cyrus - người đã mang lại cho dân tộc Ba Tư một Đế quốc. Hãy để yên cho đống xương tàn này được an nghỉ"! Đại khá là vậy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:21, ngày 6 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

. Friedrich hình như đồng tính phải k0, vì ông ta k0 có con mà, tôi hoàn thành bài pyrros rồi sẽ dùng sách của Plutarch viết tiếp mấy ông nữa, alexander đại đế nữa--nemo (thảo luận) 05:25, ngày 6 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Các tiểu sử Friedrich II Đại Đế đều mâu thuẫn nhau chỗ ông có bê đê hay ko, nhưng chắc chắn là có giọng điệu khuyển nho và không thích phụ nữ! Bản dịch tiếng Việt của Plutarch hình như ko có vua bê đê Demetrios I thì phải? Chắc ông này ko xứng anh hùng! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:37, ngày 6 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Plutarch có viết về Dêmtrios nhưng trong bản dịch k0 có đưa vào, một số nhân vật như Lysandros cũng k0 có,:)), Demetrios cũng k0 có thành tích vĩ đại lắm.vây thành cũng k0 hạ nổi:)),thời trung cổ cận đại Pê đê bị coi là quỷ dữ hay phù thủy sao ấy --nemo (thảo luận) 05:42, ngày 6 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Demetrios I là một danh tướng xuất sắc thời đại Hy Lạp hóa xưa, nhưng ko rõ ông ta có chiến công thật lừng lẫy nào hay là ko có! Vả lại ông ta chỉ tuyệt đối giỏi về quân sự chứ ông ta có tư cách rất xấu! Thời Trung - Cận đại là tư tưởng phong kiến và quân chủ chuyên chế mà, nên khắc khe!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:58, ngày 6 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Plutarch cũng ghi rằng chúng ta cũng có thể học được nhiều điều từ một tấm gương xấu mà, sắp xong mấy ông Ptolemy rồi đấy:))--nemo (thảo luận) 08:01, ngày 6 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thời Ptolemaios thì có điều thú vị là chính chiến thắng vang dội tại Raphia lại góp phần đưa các vị vua đến việc phải đương đầu với phong trào đấu tranh vì độc lập tự do của nhân dân Ai Cập cổ, điển hình như cuộc khởi nghĩa của Ankhmakis! Lời giới thiệu của cuốn "Những anh hùng Hy Lạp cổ đại" cho thấy Plutarch dùng các danh nhân lịch sử đó (Theseus, Alexandros, Pyrros...) để răn dạy con người ko lười biếng, hèn nhát, nhưng chính chủ nghĩa anh hùng của các vị vua trong đó (điển hình là Pyrros) cũng có mặt tiêu cực của nó, nó làm họ không lo trị vì muôn dân, trấn an trăm họ mà suốt ngày nhảy vào nạn binh đao! Bạn tin ko, các họa sĩ phương Tây vẽ các đề tài Ba Tư cũng bốc phét chẳng kém Bacchylides, tranh này vẽ cảnh Cyrus lúc còn nhỏ được một ông tướng Media cứu, nhưng tôi cam đoan rằng ông tướng ấy ko thể có bộ dạng như vầy được! :)) Và Rubens cũng xạo ke phải biết khi người Massagetae là rợ du mục ở Trung Á mà ông ta làm cho sang trọng như thế này đây! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:18, ngày 6 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi đã xem ảnh rồi, cái này là nghệ thuật phục hưng mà, mấy ông đó toàn vẽ mặc quần áo thời đó:)):)), tôi từng thấy bức tranh quân macedonia tấn công Scthya mà đi tàu thời trung cổ=)), vác đại bác nữa chứ:)),thời cổ đại chiến tranh là điều thường xuyên mà, thê nên ta mới có những anh hùng vĩ đại chứ--nemo (thảo luận) 11:22, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

tranh đó nói về trận sông Jaxartes hả bạn? Thời cổ đại, Có lẽ khái niệm về những vị vua hiền, chăm lo trị quốc nó đến từ Á Đông chứ ko phải Tây Âu thì phải?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:27, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng rồi đấy, ở phương Tây, chủ nghĩa anh hùng luôn được coi trọng:)), bài Pyrros coi như hoàn chỉnh rồi đấy, tôi bổ sung thêm đoạn về tình bạn của pyrros và tướng La mã nữa thôi:)--nemo (thảo luận) 11:30, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, vậy 1 lần nữa phải nói Fridericus Rex là danh nhân hiếm có khi ông vừa là vua hiền bảo trợ văn hóa - khoa học... mà vừa là tấm gương cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng, quyết ko nhượng một tấc đất cho liên quân các nước mạnh hạng nhất châu Âu khi ấy! :)) Tướng La Mã đó bạn ơi? Vả lại chỗ đánh Carthage với Sparta chưa hoàn chỉnh và lý giải tại sao ông ta phải lui binh! :)) p/s Nhắc đến Fridericus Rex mới nhớ đến người ta thường ví trận Leuthen và trận Leuctra, kiểu như nó là 'tập trung binh lực đánh vào cánh quân chủ yếu của giặc' vậy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:35, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chỗ Carthage là do ông ta bị dân Sicily chống đối lại phải quay về cứu tarentum mà nên phải lui. chỗ Sparta tôi sẽ bổ sung nốt:)--nemo (thảo luận) 11:47, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế sau khi ông ta chém đứt đôi tên rợ Marmentum rồi thì ông ta về ngay à? Tôi nghe nói trước khi quay về Tarentum ông ta có nói câu gì đó! Kiểu như: "Đó là chiến trường ta để lại cho bọn Carthage và La Mã"--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:50, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trong sách không thấy ghi gì, ti mà tìm được thì thêm vào đi:)), ông ta quay về thôi, đã xong Sparta--nemo (thảo luận) 11:55, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bản tiếng Anh của Plutarch nó có kể lại đại khái là trong cuộc chiến ở Sparta, Pyrros bị mất một đứa con, ông ta nổi điên lên, chém giết lung tung! Tuy quân Sparta chết như rạ và Pyrros trong lúc đó đã duy trì được hình ảnh người chiến binh bất khả chiến bại của ông ta, ông ta không thể làm gì thêm nữa ngoài việc tổ chức lễ hội linnh đình để cúng tế chàng Hoàng tử xấu số kia và kéo ba quân đến Argos theo lời mời của một thủ lĩnh chống Antigonos tại đây!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:59, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nếu thế thì ti cứ bổ sung, nhưng có một điều chắc chắn là ông ta đã thất bại ở Sparta:)), tôi cũng k0 có time để tìm hiểu kĩ như ti được mà, vì không có mạng thường xuyên được.--nemo (thảo luận) 12:05, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vâng thưa Thuyền trưởng, rõ là ông ta đã bỏ đi là ông ta đã thua! Thuyền trưởng có thể thấy McCellan thắng trận tại Malvern Hill (1862) nhưng ông ta lại rút quân đi --> điều chăc chắn là ông ta đã thua trong chuỗi trận Bảy gày rồi! :)) p/s Thấy thuyền trưởng đang chuyển sang viết về Alexandros Đại Đế, đọc đoạn đó xong phải thấy rõ rằng người Hy - La cổ chỉ lập ranh giới giữa hào hùng, dũng cảm với biếng nhát chứ ko có hiểu tính tiêu cực của tham vọng quá lớn lao như Voltaire gửi gắm qua mấy dòng văn của ông!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:42, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trận Sparta: ta có thể thấy pyrros có đủ mọi lợi thế về quân số cũng như sự chủ động, nhưng lúc đó trong đầu ông ta đã có ý phân vân, có thể ông ta sợ:)), tâm lý không còn vững nữa,, về người Hy lạp La Mã cổ đại ta có thể thấy tư tưởng mỗi thời kì luôn khác nhau mà:), còn Macellan, ông ta có thể rút lui vì nhiều lí do, khiến ông ta k0 thể tiếp tục duy trì chiến thắng đó, mà hình như ông ta là tướng người mĩ trong nội chiến phải k0, lâu rồi tôi k0 nhớ lắm, nhưng có một vị tướng cũng có tên gần như thế biệt danh là con rùa già:)), có nghĩa là nhát gan:)), P/s Ti đã đọc 2 vạn dặm rồi phải k0; chắc cũng hiểu rõ nemo là con người thế nào:)), có lẽ ti cũng hiểu một phần tính cách của tôi:)), con người đôi khi ai đó cũng sai lầm đúng k0 Ti:)) --nemo (thảo luận) 16:18, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xem ra quân phiệt Sparta lúc đó đã yếu lắm rồi mà vẫn còn có thể anh dũng được như vậy! Mà này, nghe nói Alexandros lúc ở đền Achilles có 1 anh bạn tình pê đê đi tùy tùng! Còn McCellan quả là một vị tướng trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, ông ta cũng rất thiếu tự tin, sau nhữngrận thắng tại Antietam hay Mavern Hill ông ta đều ko truy kích --> được lợi cho địch quân với những danh tướng tkiệt xuất như Lee! P/s Hi, đầu tiên mình cũng có tưởng tên của Ledinhthang trùng với chú cá trong phim hoạt hình "Đi tìm Nemo" nổi tiếng, hóa ra là vị Thuyền trưởng lừng danh của nhà văn Jules Verne! Công nhận tôi đã bàn nhiều về tính phiêu lưu và sự táo bạo ở Âu Mỹ với bạn, và Nemo cũng là một người như vậy! Còn nếu bạn đã đọc truyện ngắn "Cha của Simon" của Maupassant sẽ thấy tinh thần vị tha cho lỗi lầm của người khác là tốt! 1 trong những bí quyết thành công của Friedrich II Đại Đế là sẳn sàng chấp nhận sai lầm của mình mà!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:13, ngày 8 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi chưa đọc truyện đó:).bản thân tôi cũng rất thích phiêu lưu, tìm tòi những vấn đề ít người quan tâm:), thực sự là có rất ít người như Ti mà tôi gặp, cũng có niềm đam mê về lịch sử như thế, tìm tòi rất nhiều thông tin hiếm, những nguồn thực sự bổ ích, cũng như có những nhận xét đánh giá nhân vật sâu sắc. ti xem alexander đại đế năm 2004 rồi chứ, thấy rõ rằng là họ đề cập đến mối quan hệ đồng tính của Alexandros đấy. p/s Ti: tôi thích những nhân vật cổ đại nhiều hơn thời cận đại, thòi cận đại thì tôi thích nhất Napoleon:D--nemo (thảo luận) 11:07, ngày 8 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vâng, truyện đó tựa Anh ngữ là "Simon's Papa" và mìnu ông ta còn sống thì chưa chắc quân Pháp của Napoleon đã tung hoành được:))--nemo ([[h đã đọc được từ khá lâu :)) Mình đã đam mê lịch sử từ rất lâu và rất tán thành và rất tấn thành với quan điểm của bạn là tìm tòi những gì khó tìm! Còn Alexandros chạy lung tung với Hephaestion quanh đền Achilles và Patroclus, là điều chắc chắn rồi chứ nhỉ? :D :D :D :D Có lẽ mình biết cận đại nhiều hơn trung - cận đại và những danh tướng ngưỡng mộ nhất là A. V. Suvorov và Friedrich II Đại Đế (hi, một nhân vật trong "Chiến tranh và Hòa bình" cũng đồng quan điểm khi bảo "Trên đời chỉ có hai người: Friedrich và Suvorov" :)))!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:29, ngày 8 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Suvorov là một trog những tướng lĩnh nga vĩ đại nhất, nếThảo luận Thành viên:Ledinhthang|thảo luận]]) 11:52, ngày 8 tháng 4 năm 2011 (UTC)

CÓ đấy, ông này đã giáng cho các quân đoàn Pháp nhiều trận đòn nên thân rồi (có cả tại Trebbia nơi Hannibal thắng lợi năm xưa) nhưng quân Pháp đánh bại được quân Áo là đồng minh của Nga thành ra quân Nga phải rút lui! p/s Tôi lại thấy có 1 ông nữa bảo Cyrus tha chết cho Kroisos: Lev N. Tolstoy! :D :d :D :D :d--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:59, ngày 8 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ừ, Suvorov là người nhận định được tầm nguy hiểm của chính napoleon ngay lúc ông ta mới có chút danh tiếng, Còn vị Cyrus thì ta ghi Knoisos được tha chết nhé, vì đã có nhiều tác giả công nhậ vậy. --nemo (thảo luận) 12:01, ngày 8 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thực ra có người bảo là vua Nabonidus rõ là nhận thấy nguy cơ ngọai xâm từ Media - Ba Tư, vì thế ông ta cho có thái độ trêu ngươi (khiêu khích, chọc tức) vua Cyrus Đại Đế đấy! Do đó nếu ông ta bảo Cyrus giết Kroisos ta có thể suy ra từ sự khiêu khích này! Cyrus Đại Đế khác với các nhà chinh phạt Assyria, Babylon về sự khoan dung của ông ta mà! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:26, ngày 8 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cũng chưa chắc lắm về độ khoan dung của Cyrus, vì chỉ thấy có hành động của ông ta đối với dân do thái--nemo (thảo luận) 17:11, ngày 8 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ngay cả thái độ đối xử của Cyrus Đại Đế đối với Nabonidus cũng gây tranh cãi: có tư liệu nói ông ta khoan hồng với Nabonidus nhưng có sách lại bảo ông ta sai người ám sát Nabonidus! Gần đây, tôi có đọc một tài liệu hiện đại về lịch sử quân sự Ba Tư: nó nói Cyrus tha Kroisos và Kroisos khuyên Cyrus đem binh đi đánh người Massagetae, nhưng kết thúc bi thảm của Cyrus thì nó mâu thuẫn với Herodotos ở chỗ là: "sau trận đánh, quân Ba Tư mang thi hài Cyrus về làm lễ an táng tại kinh thành Pasargadae", chứ đọc Herodotos ta dễ nghĩ là cả đám tàn quân Ba Tư chạy hết chẳng còn 1 tên nào quan tâm đến thi hài của chủ tướng cả! Chuyển ý: Cyrus - Cambyses: tư liệu hiện đại cũng nghi vấn thái độ điên khùng của Cambyses mà Herodotos ghi lại! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:24, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nabonidus thì tôi cũng k0 nhớ rõ lắm, tôi từng đọc về trận chiếm Babylon của Cyrus, ông ta vào thành được nhờ sự tranh chấp phe phái ngay trong thành phố. Khi nào tôi tìm lại được sẽ trả lời Ti, còn Cambyse tôi nghĩ ông ta có vấn đề thật, vì ông ta đã giết chết anh mình để cướp ngôi, ngoài ra ông ta còn cưới em gái mình, rồi nổi hứng đem quân đánh Ethiopia mà k0 chuẩn bị gì khiến cho quân lính ăn thịt lẫn nhau, ông ta còn đem quân đánh ốc đảo Siwa{ đền thgof thần Amon mà ALexandros tới thăm ý,} vì đã có câu sấm truyền vì cái chết của ông ta, rồi đoàn quân này biến mất;)), và khi nghe tin về cuộc nổi dậy ở quê, ông ta tự sát> có vấn đề đầu óc;)), vụ xác của Cyrus tôi đọc là Cambyses chôn cất, tôi nghĩ là giữa đường về thì Cambyses nghe tin cha mình đại bại nên quay lại để tìm xác--nemo (thảo luận) 05:03, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thực chất cuộc chinh phạt Babylon ko phải là ko đổ máu, có thể thấy Cyrus đã phải giao chiến với quân đồn trú tại Opis gần thành Babyloon! Thật ra cuốn sách tôi đọc họ bảo Cambyses có lẽ cũng là một vị lãnh đạo quân sự lỗi lạc như Cyrus vậy (ông ta phạt Ai Cập rất là nhanh!)! Vụ xác Cyrus thì hẳn cái bạn đọc được (như bạn nêu trên) ko phải là Herodotos đâu đúng ko? p/s Ko những hội họa Phục Hưng mà hội họa phương Tây từ thời Trung Cổ đều vẽ sai lệch (sai 100% luôn) về Ba Tư xưa cả, tôi nghĩ các ông vua và chiến binh Ba Tư xưa chắc dễ toát mồ hôi hơn các chiến binh Hy Lạp - La Mã, cũng như chính họ trong các tranh vẽ ở phương Tây! :)) :)) :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:15, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), ti nói phải, trang phục của người Ba Tư khác hẳn trang phục của cua phương Tây, thế mà vẽ cứ như đúng rồi ấy, còn về các tác giả lịch sử, họ đâu có sống vào lúc sự kiện sảy ra, họ chỉ nghe kể lại hoặc chép lại ghi chép trước, mà thời gian cách quá xa rồi nên thông tin có thể bị sai lệch đi nhiều,--nemo (thảo luận) 05:32, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Với lại người Ba Tư để bộ râu rất lớn (râu đen hẳn hoi) và luôn phải chiến đấu trên sa mạc! Giá trị lịch sử của phim Tây cũng ở mức độ cực kém: tôi nghĩ ai đã xem phim "300" rồi ko thể nhận ra ông vua này là gì! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:46, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi cũng xem 300 nhiều rồi, cũng có vài chỗ không đúng lịch sử lắm, như ti đề cập chẳng hạn đó là vua Xerxes, phim ảnh nhiều khi mô li phê đi mà,:)):)), Xerxes sau khi thua trận đã trở thành ông vua dâm loạn có tiếng,--nemo (thảo luận) 05:52, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, bài diễn văn của Xerxes trước lên đường đi chinh phạt Hy Lạp nghe hùng hồn ra phết đấy chứ! :)) Người Massagetae và người Ba Tư Achaemenes hay là nạn nhân của sự "Tây Hóa" nhất, sang đến thời Sassanid thì bớt đi hẳn!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:05, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

ừ, nhưng ông ta cũng tàn bạo chả kém ai, giết người vô số:)):))k0 như vua cha Darius của ông ta, tôi cũng k0 rành lắm về mấy ông Sassanid:D--nemo (thảo luận) 06:16, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái đấy gọi là "vung xích chó", 1 sự "vung xích chó" rất hùng hồn khi kể lại về các chiến công hào hùng của cha ông, ca ngợi dân tộc mình nhưng đồng thời cũng biết mình sắp phải đi đánh những tên giặc gan lì! :)) Chuyển ý: Sassanid - Safavid: thời Phục Hưng có tranh về 1 ông vua Safavid nhưng ko bậy về trang phục nữa! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:22, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đó có phải là vua Abbas củ triều đại Safavid k0--nemo (thảo luận) 06:29, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tranh đó vẽ về vua Ismail I - vị vua khai quốc nhà Safavid! Họ vẽ về người đương thời nên ko còn sai lệch dù giữa lúc đó những người như Rubens - một họa sĩ hình như rất ham thích phụ nữ - vẫn vẽ lệch lạc về nền văn minh Ba Tư xưa!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:35, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chắc tại mấy ông văn nghệ sĩ thích bay bổng tâm hồn đấy mà, thích sáng tạo;));)), tranh vẽ ông vua là tranh chân dung đúng k0, thường thì những tranh như thế thường chính xác hơn, --nemo (thảo luận) 06:42, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng là tranh chân dung, và tôi thường xem nhiều tranh chân dung các vị vua cận đại hơn là cổ đại! Có 1 ông họa sĩ mơ mộng, bay bổng, và sáng tạo ko kém có vẽ Friedrich Đại Đế như thế này đây, tuy lệch lạc về trang phục lịch sử nhưng ý nghĩa giáo dục cao đấy chứ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:47, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
)) trông hay phết đấy nhỉ, thời cổ đại người ta thường chú trọng tới việc làm những bức tượng chân dung hơn là vẽ tranh, vì thời đó, giấy ở phương Tây rất hiếm và chất lượng không thể tốt được, những bức tuọng thường có độ chuẩn xác rất cao:D, mà trông Friedrich cứ như vị vua cổ đại ấy nhỉ;))--nemo (thảo luận) 06:51, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Người Ba Tư nghe nói thời đó họ còn ko có viết sử liệu luôn cơ --> đó là lý do chúng ta ko thể sáng tỏ về 1 só vấn đề! Bài Alexandros Đại Dế có 1 bức tượng được Plutarch rất ca ngợi đấy! :D Còn bức tranh nêu trên nó có cốt chuyện như thấy: 1785 khi đã già, Vua Friedrich phải đối phó với âm mưu xâm lược của Vua Áo, do đó ông thiết lập Liên minh với các Vương hầu, Tuyển hầu tước Đức! Vẽ ông vua này với trang phục cổ với ẩn ý ca ngợi ông ko kém huy hoàng so với những Augustus, Trajanus, Hadrianus, Marcus Aurelius, Julianus... năm xưa, còn bó đũa thể hiện tính giáo dục mà có lẽ chúng ta cũng thừa biết! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:58, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

OK, bức tranh này sâu sắc thật đấy,mà bức tượng nào mà Plurtach ca ngợi vậy:D,thực sự Frederich cũng là một vị vua vĩ đại nhất từ trước đến nay, người đặt nền móng cho nước đức, cho văn hóa nghệ thuật:D--nemo (thảo luận) 07:04, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Và ông còn cho nền quân sự, ngoại giao, kinh tế và chính trị Phổ nữa! :)) Người Âu Mỹ đặt vị vua này vào danh sách "Đại Danh Tướng" (Great Captains) chỉ đếm được trên đầu ngón tay, cùng với Alexandros, Caesar, Hannibal và Napoleon! Còn bức tượng mà Plutarch ngợi ca nằm ở đây! Thuyền trưởng có muốn viết bài Plutarch ko? Tôi nghĩ cũng nên viết cho WP chút ít thông tin về bậc "Vạn thế Sư biểu" này! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:18, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, tại sao lại không nhỉ, nếu Ti cũng hứng thú với Plutach thì ta sẽ viết bài này ngay:D,ti thấy sao--nemo (thảo luận) 07:21, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thuyền trưởng đang định viết bài gì thì viết trước đi, tôi sẽ khởi bút với Plutarch ngay!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:22, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời


ok, đức vua ti viết khai bút nhé:D, tôi đang bổ sung các bài viết cũ ấy mà, rồi ta sẽ cùng nhau hoàn thành bài Plutarch, như bài Pyrros:D--nemo (thảo luận) 07:24, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Khi dịch bài viết từ en.wiki, Thuyền trưởng nhớ bấm nút "edith this page" ở bên bản tiếng Anh, sau đó, tỉ như bài en:Philip II of Macedon, nó sẽ hiện ra như thế này, và đến lúc đó Thuyền trưởng copy những gì bạn muốn dịch vào vi.wiki ta vẫn ko muộn! Làm thế sẽ hay hơn cái cách của bạn đang làm hiện nay: tôi đã phải sửa đổi nó ở đây: cách mà Thuyền trưởng đang làm hiện nay làm hiện nên cái... số "[3]" thay vì cái chú thích! Thân mến! :)) p/s Tôi bắt đầu cảm thấy nghi ngờ thông tin Plutarch là con của một ông Aristobulus nào đó rồi đấy! Quả là đoạn này cần phải che lại! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:07, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ok, tôi biết rồi ti à, dạo này dang bận chút, nên tạm thời nghỉ hết thứ 6 tuần này k0 viết được--nemo (thảo luận) 10:15, ngày 12 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vậy chúc bạn thành công trong công việc! Bài Brutus vẫn còn những chú thích số [20] và [21] có... vấn đề!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:24, ngày 13 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, tôi sẽ xem lại thế nào, tôi mới thử thêm thế nào bài ấy mà:D--nemo (thảo luận) 02:34, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Về lịch sử cổ đại sửa

Nói chung thì tôi cực kỳ say mê lịch sử về La Mã - Hy Lạp cổ đại, thêm cả Trung Quốc cổ đại nữa, các bài viết về các Hoàng đế La Mã mà tôi đang dịch từ wiki English sang thuộc về một dự án lâu dài, nếu bạn có hứng thú thì chúng ta hợp tác cùng viết thử xem:)), tuy trình độ tiếng Anh của tôi thì chưa đạt đến mức độ thông thạo. --Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 11:16, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok, tôi cũng có niềm đam mê như bạn, lâu nay chỉ có tôi và Ti thường xuyên viết về vấn đề này, rất hoan nghênh những người như bạn:D,trình độ en của tôi cũng có hạn mà, nhưng đam mê sẽ là động lực, hehe, chúng ta viết rồi có gì giúp nhau sửa mà:D--nemo (thảo luận) 04:25, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vài điều về bài Titus Flavius Vespasianus sửa

  1. Không nên để tên kiểu tiếng Anh như Alexander, Vespasian, Domitian, Rome... vì các vị ấy là người Hi Lạp, La Mã chứ không phải người Anh. Nên để tên theo kiểu Hy Lạp La Mã hoặc kiểu Việt hóa (Alexandros, Vespasianus, Domitianus, Roma/La Mã...).
  2. Người Việt gọi vương quốc Frank, người Frank chứ không nói Frankish Kingdom, Frankish people như người Anh. Vì vậy wiki tiếng Việt nên ghi là vương triều Julius Claudius chứ không phải là vương triều Julio Claudian như tiếng Anh. Trong sách lịch sử thế giới cổ đại của giáo sư Lương Ninh cũng thế. Tương tự các trường hợp khác.
  3. Senator không phải là Thượng nghị sĩ mà là Nguyên lão Nghị viên hoặc là người thuộc tầng lớp Nguyên lão. Thời La Mã Senate không phải là Thượng nghị viện mà là Viện Nguyên lão.
  4. Bạn nên chỉnh lại cách viết dấu câu và viết hoa (ví dụ hiện nay nên viết La Mã thay cho La mã).
  5. Một số từ tiếng Anh/La Mã có thể dịch như sau: aedile = quan thị chính; praetor = pháp quan
  6. Và bên cạnh đó là những vấn đề về văn phong dịch thuật, mong bạn xem lại.

Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:47, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tên theo kiểu La Mã thì tôi sẽ sửa, tên vương quốc kiểu Frank thì tôi k0 viết thế, senator và senate tôi đã dịch đúng rồi, nếu sai là do lỗi k0 để ý, các thứ khác thì tôi sẽ chỉnh, cái gì cũng phải từ từ, k0 phải là tôi k0 biết đâu bạn à, tôi đâu có mù lịch s, sách việt nam tôi đọc nhiều rồi nên tôi biết viết thế nào là đúng, chỉ là mình k0 được cẩn thận và có ít thời gian chỉnh thôi--nemo (thảo luận) 04:57, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

aedile thì cảm ơn bạn, praetor thì tôi biết lâu rồi, văn phong dịch thuật thì tôi k0 giỏi, đâu thể chăm chút dịch được, tôi chỉ cố gắng được cho nó đúng nghĩa và lịch sử nhất thôi, bạn thông cảm:D, nhiều chỗ tôi còn thiếu sót thì sẽ sủa chữa sau, vì tôi k0 phải lúc nào cũng có thời gian tỉ mỉ như các bạ được--nemo (thảo luận) 05:08, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vài cái Sholokhov nêu ra cũng không sao đâu bạn ạ! Thống chế Foch có nói "Đừng nói vấn đề này khó. Nếu không khó đã không thành vấn đề." mà! Tôi có đọc mấy bài Hoàng đế cuối cùng của La Mã do bạn Yakushosama viết, và nói chung dịch thuật ổn định! Bài Pyrros của Ipiros tôi có bổ sung về đoạn ông này đánh bại người Mamertine và nói lời cuói cùng lúc phải ra đi khỏi xứ Sicilia, còn tại Sparta thì Plutarch có phê phán các lãnh đạo Sparta là quá tham vọng, lúc Pyrros đã đi rồi họ lại còn cố phục kích, giết chết Hoàng tử Ptolemaios (con trai của nàng Antigone) nên mới hứng chịu thất bại ê chề!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:18, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi cũng k0 để bụng đâu, thực sự thì tôi cũng muốn bài viết tốt mà, nhưng mà k0 phải lúc nào hoàn cảnh cũng cho phép, tôi sẽ cố gắng sửa dần mà, tôi cũng đọc mấy bài đó rùi, dịch tốt:), ti tìm tòi phết nhỉ,:) vậy thì Pyrros có bao nhiêu con nhỉu, Plutarch viết khá nhiều về các vị lãnh đạo Sparta đấy:)--nemo (thảo luận) 05:24, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi ko biết "thằng cha" nào trong ban lãnh đạo Sparta bày ra trò đánh phục kích Pyrros nhưng Areus có lẽ là đầu têu! Pyrros có ba con được Plutarch đề cập đến, trong đó có Ptolemaios bị tử trận!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:31, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế thì đây là trả thù vụ Pyrros đánh con trai ông ta đấy mà:))--nemo (thảo luận) 05:37, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Kẻ giết con Pyrros là một cung thủ trong toán quân của tướng Evalcus! Pyrros có giết đựoc Evalcus, sau đó ông làm lẽ cúng tế trọng thể Ptolemaios và chuồn luôn! Thực chất lúc rút đi Pyrros đã thấy điềm báo là một người bị hiến tế sống cho chư thần bỗng dưng bị mất cái đầu - ý là Pyrros sắp mất một thân quyến nhưng ông ta quá vội vã và bất bình tĩnh nên đã giữ Ptolemaios lại để đánh đuổi quân Sparta mai phục, mở đường cho ông rút quân khỏi Sparta! Đọc tiểu sử Pyrros của Plutarch thấy điềm báo rất nhiều, tỷ như quan Tổng tài Manius Curius lúc trước trận Beneventum có cúng viếng chư thần và thấy điềm lành, hay Pyrros thấy đầu đã bị chặt của những con súc vật cúng tế chư thần lại... tự liếm máu của chúng trước khi ông ta đánh Argos!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:41, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hầu như tác phẩm nào của Plutarch trong tiểu sử sóng đôi đều có những điều liên quan đến điềm báo, điềm báo luôn là điều được người HY Lạp La Mã cổ đại khá ttin tưởng vào:), có thể do PLutarch cũng là một thầy tu nữa:))--nemo (thảo luận) 05:48, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vâng, bộ sử sách đầu tiên tràn ngập điềm báo ko phải là Plutarch, nhưng mà là Herodotos: nó rất nhiều vụ như tôi đã nói một lần, lúc Cyrus đi đánh người Massagetae ông chiêm bao thấy Darius (bấy giờ là đứa cháu khá vô danh của ông), lại mặc hoàng phục! Tất nhiên về lôgic thì điềm này có vẻ ko hợp lý lắm nên có người mới bảo Herodotos nói xạo là vậy! Rất tiếc là tuy Herodotos viết "Có nhiều câu chuyện kẻ khác nhau về cái chết của Cyrus" nhưng hầu như tất cả những sử sách nào viết khác Herodotos về trận đánh này đều bị mất nên chúng ta ko rõ là họ kể Cyrus mộng thấy cái gì nữa!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:51, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, đây chính là một trong những điểm mà các nhà sử học hiện nay cho là không đáng tin ở Herodotos, cũng giống như chuyện Darius hạ thành Babylon sau này, người Babylon tuyên bố là chừng nào con la đẻ ra con thì Darius mới hạ được thành phố, mà la thực tế là vô sinh:)):)), hôm sau tôi cũng sẽ đưa thêm vài đoạn trong tác phẩm của Herodotos vào cuộc đời của Darius, ngoài Herodotos ra ta cũng không còn mấy nguồn ở gần thời kì đó mà--nemo (thảo luận) 05:56, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chính xác, chúng ta đã thừa biết la là loài vô sinh! Cũng như ko biết bạn có nhận ra lỗi logic ko chứ chúng ta thừa biết là ác mộng đó ko thể hiện rõ là Cyrus sẽ chết trong trận đánh (chứ gì nữa, nhỡ ông ta sau này chết già, Cambyses lên ngôi rồi Darius vẫn cứ lên thay, có gì đâu?)! Chưa kể Darius ko trực tiếp kế Cyrus! p/s có 1 sử gia La Mã viết mâu thuẫn với Herodotos, rằng Tomyris cho... chuốc rượu quân đội của Cyrus rồi xua quân vào tiêu diệt được ông ta đang ngủ say! :)) :D :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:02, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng thế, nhiều câu chuyện được người đời sau tạo ra nhằm giải thích về những gì đã sảy ra, nhưng chưa chắc người kể câu chuyện đó đã có mặt ở đó, ghi lại chính xác những gì đã sảy ra lúc đó, như Herodotos chẳng hạn, nhiều câu chuyện nhằn bôi xấu chẳng hạn, như người Hy lạp, nhiều khi họ ghi chép xấu về người Carthage, đó là thù hằn cá nhân, k0 phải là quan điểm trung lập: như wikipedia --nemo (thảo luận) 06:14, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đấy, ko biết bạn có để ý ko chứ Herodotos viết Ba Tư, Lydia, Ai Cập... là rợ đấy! Còn chuyện Cyrus chết ra sao thì tôi cũng nghi có động cơ gì đó ẩn trong trí óc của các tác giả Hy - La cổ, tạo cho ta ko bao giờ biết được chính xác về cái chết của Cyrus! Tôi tin rằng nếu ko phải là tất cả thì có 1 ông nào đó đã xuyên tạc cái chết của Cyrus!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:18, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

bạn tin không, ông Herodotos kể một câu chuyện rằng người Phoenicia là những người xuất hiện đầu tiên hay gì ấy đấy, còn việc coi là rợ thì đó là tâm lý chung của tất cả các quốc gia thời cổ mà, như trung quốcm La mã đều thế, Cái chết của Cyrus luôn là một bí ẩn:) cũng giống như lăng mộ của Alexandros đại đế:)--nemo (thảo luận) 06:26, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái tư tưởng đó thì Trung Quốc xưa nay khét tiếng rồi! :)) Herodotos còn có viết về mấy cô nàng bị bắt đi như Europe, Helen thành Troy... mà tôi chưa đọc được! 1 ông chết bí ẩn nữa: Kroisos!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:31, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, ông Kroisos tôi cũng k0 biết sống chết thế nào, còn các cô kia thì ông ta bảo là k0 phải bắt cóc Ti à:)):)). mà là các bà ấy tự nguyện:));)), --nemo (thảo luận) 06:41, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo thần thoại Hy Lạp thì hình như cái chuyện kia bắt nguồn từ 1 cái phán xét nào đó của Hoàng tử Paris!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:43, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quả táo dành cho người đẹp nhất;)):)), paris hám gái nên chọn Aphrodite:)) thế nên làm cho thành TRoy sụp đổ,:))--nemo (thảo luận) 06:50, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

He he, nghe đâu điển tích này lên hội họa nhiều lắm đấy! :)) Lại thêm 1 ông vua đồng tính nữa: Hadrianus, bạn viết kỹ sẽ thấy! :)) :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:53, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, tôi vừa đọc bên en về ông ta:)), ông ta yêu một anh HY Lạp đẹp zai phết:)), còn có cả đống tượng của ông nữa:)):)),Hadrianus cũng là vị vua rất thích đi vi hành đấy--nemo (thảo luận) 06:55, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có điều là anh này chết hơi bị lạ! Còn Hadrianus xem ra đi nhiều nơi ghê! Bạn có dự định viết thêm về thần tượng của Friedrich Đại Đế ko nhỉ? :)) :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:11, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có chứ, tôi sẽ viết hết mà, cứ còn điều gì về lịch sử cổ đại là mình viết:D,nhưng cũng phải tùy từng lúc dịch được nữa Ti à, phải hiểu đựoc đúng lịch sử rồi mới dám viết:)k0 lại ăn chửi:)--nemo (thảo luận) 07:13, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tất nhiên là chúng ta để dịch thì cần phải hiểu ngữ cảnh! Xem ra nhiều vị vua đồng tính luyến ái lại cực kỳ giỏi như Alexandros Đại Đế, Friedrich Đại Đế... và cả ông Hadrianus này nữa! À, ông tác giả Ba Lan của cuốn "Du hành cùng Herodotos" có vẻ chống Cộng thật...! Riêng tôi ko đồng ý so sánh trận Cyrus đánh Massagetae với trận Napoleon thua Nga vì tôi thấy cái chết của Cyrus theo Herodotos nó giống (nhất) cái chết của Pyrros và nó cũng làm cho cả hai vị danh tướng này đều "Thân Bại Danh Liệt" đúng hơn là thất bại của Napoleon!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:15, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đồng tính là vấn đề của họ:)), còn họ giỏi thì k0 thể bàn cãi, k0 nên phán xét một con người chỉ dựa trên giới tính của họ:)), còn ông tác giả Ba Lan, ta cũng k0 nên phán xét quan điểm của ông ta, đó là quan niệm mỗi người, wiki chúng ta chỉ dựa trên sự trung lập mà, mỗi ngừoi có tính tốt xấu khác nhau, còn về napoleon và cyrus, tôi thấy hai ông này đều có điểm chung là ham thích chiến tranh làm bá chủ của các dân tộc;)):)), thm nhiều thì thâm:)):)), như pyrros cũng thế, thất bại của Napoleon là do chiến tranh du kích và thời tiết khắc nghiệt, còn của Cyrus là trận đánh mở, tôi nghĩ là quan điểm như Ti là đúng--nemo (thảo luận) 03:17, ngày 19 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Pyrros chết trong 1 trận hỗn chiến, và kiểu chết cũng gần y như Cyrus! Mà nghe nói Pyrros này quan tâm đến quân sự đến mức ông ta ko thèm thưởng thức buổi thổi sáo của 2 nhạc sĩ cung đình nữa! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp)

Cả cuộc đời ông ta chỉ quan tâm đến chiến tranh mà:)):)), --nemo (thảo luận) 04:58, ngày 19 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế nhưng sáo là sở thích cực lớn của một ông vua - chiến binh khác là Friedrich II Đại Đế đấy! Nghịch lý cái là tuy thế nhưng vua Friedrich II toàn thắng trên trận tiền (thua có ba trận nhưng nhanh chóng hồi phục) trong khi Pyrros cuối c ùng đã thua trong mọi cuộc chiến! :D :D :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:28, ngày 19 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

đúng thế, pyrros là người quá đam mê chiến tranh, ông ta có quá nhiều cơ hội, và ông ta k0 biến cơ hội đó thành thành công hoàn chỉnh mà cứ chạy theo cơ hội mới,--nemo (thảo luận) 01:30, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mà này, lạ lắm, vua kế vị Pyrros lại là con của người vợ đáng ghét nhất của Pyrros đấy! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:46, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có phải đó là ALexandros II phải k0 nhỉ:)):)), mà lúc đó ông ta chết rồi thì chỉ định được ai nữa mà làm vua nhỉ ti:)), k0 biết con cháu ông ta có đánh nhau k0 đấy--nemo (thảo luận) 05:48, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mà hình như có vấn đề gì đó diễn ra với người con thứ ba của Ipiros làm cho người nay ko lên ngôi được (người con thứ nhất thì đã hy sinh!)! Sử sách ko thấy chép về người này sau khi Pyrros chết!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:50, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

sau khi pyrros chết thì lịch sử của Ipiros cũng đi xuống luôn, rồi bị người La Mã tàn phá sạch nên sử sách chắc cũng mất hết, có thể ông ta bị thủ tiêu;)) vì dòng họ pyrros chỉ còn 1 nữ hoàng duy nhất khi kết thúc triều đại--nemo (thảo luận) 05:53, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xem ra Vương triều Aeacides và nói chung là nước Ipiros thật quá vô danh ngoại trừ Pyrros! Đúng là "ngôi sao sớm tắt", đã thế còn "thân bại danh liệt"! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:58, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
))nước nhỏ nhưng lại k0 biết cách lãnh đạo đúng đắn nên thân bại danh kiệt là phải:)):)),p/s TI: mất hôm nay ở nhà k0 có mạng nên k0 đưa thêm bổ sung bài Alexandros được, toàn phải ra quán:D--nemo (thảo luận) 06:02, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Hi, "thân bại danh liệt" còn thêm 1 cái giống Cyrus nữa là bắt nạt con người ta (Cyrus thì "chơi bẩn", chuốc rượu và còn bức tử nữa trong khi Pyrros thì xông vô chém giết ko thành)! Còn Alexandros thì tôi đang tra các bản tiếng Anh của Plutarch coi nguyên văn họ kể sao!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:06, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

HAha, để chiến thắng họ phải dùng đủ mọi cách mà, darius và Cyrus hạ thành Babylon đều phải dùng mưu đấy, ti có biết là thành Babylon được coi như 1 trong những thành phố vững chắc nhất thế giới từ thời tân babylon k0, chưa đội quân nào hạ được nó bằng tấn công, Darius đã phá hủy toàn bộ tường thành, nhưng cuộc vây hãm babylon của ông ta cũng rất thảm khốc. Pyrros đâu giết được con của Areus đâu;)), bắt nạt thằng con nít còn k0 nôi:));))--nemo (thảo luận) 06:12, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo tôi được biết thì vua Babylon xây nên thành quách kiên cố như thế là để chống lại quân xâm lược Media. Nhưng rồi, tưởng Babylon đã thoát khỏi họa xâm lược Media, đêm Cyrus kéo ba quân vào thành thì có bàn tay người hiện ra viết lên bức tường vôi với đại ý là Babylon bị Chúa phán là sẽ rơi vào tay người Media và Ba Tư, giữa bữa tiệc linh đình của phó vương Belshazzar! :)) :)) :)) Mà này, Darius thân chinh hay là sai tướgn đánh Babylon thế nhỉ? Còn Pyrros thì như tôi có nói, ông ta cứ lao vào bằng mọi giá giết con của người đàn bà kia nên mới bị bà này nổi điên lên dùng 2 cả hai tay mà ném 1 viên gạch lớn trúng ngay đầu! :)) :D :D :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:20, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Darius thân chinh viễn chinh Babylon và mất tới hơn 20 tháng mới hạ được thành phố, Pyrros có vẻ thích bắt nạt con nít nhỉ;));))--nemo (thảo luận) 06:22, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hơn 20 tháng thì ui Giời ơi luôn rồi, kinh thật!! Bắt nạt con nít thế thực ra chỉ là vì Pyrros thôi, vì lúc đó Chelidonis đứng ở 1 góc có chiến sự và bà thủ theo dây thừng, sẵn sàng tự thắt cổ nếu bị Cleonymos bắt và Acrotatus chết! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:28, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

thì vây suốt 20 tháng mà;)), k0 dám rút lui vì ông ta vừa mới lên ngôi, sợ mất đi uy tín và các tỉnh khác sẽ nổi dậy ngay:)), pyrros cả đời toàn làm chuyện bao đồng, tham thì thâm, ông ta chết vì sĩ diện --nemo (thảo luận) 06:34, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ sự kiên cố của Babylon chứ lúc đó người Babylon đâu còn có Nhà nước như xưa Nhà nước của họ bị Cyrus diệt rồi mà? Cyrus thực chất các sử gia có nói quá: trong quá trình xâm lược Babylon ông ta đã đánh tan tác quân Babylon tại Opis rồi, đâu phải là "ko có đổ máu"! Pyrros làm chuyện bao đồng cả đời và trận vong tại một cái thành phố chẳng đáng gì với tham vọng La Mã, Carthage,... của ông ta, chẳng khác gì "Vua của các vị vua" mà thua một vị Nữ hoàng người Scythia vậy! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:57, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lúc đó là Babylon có hội đồng bô lão, hay hội đồng thành phố lãnh đạo mà. còn lúc cyrus dánh thành nhờ nội gián mà,cuộc đời thắng thua k0 ai biết được, người hy lạp coi người Ba tu chỉ quen sử dụng số lựong, chứ k0 chú trọng chiến thuật, còn pyrros, ông ta làm chả đến nơi đến trốn, cứ bỏ dở --nemo (thảo luận) 08:05, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có cái Hội đồng đó chứng tỏ Cyrus đã mang lại 1 số quyền tự do cho Babylon đấy! Có, tên nội gián này là Gubaru và ông ta hỗ trợ vua Cyrus thắng trận tại Opis! Herodotos cũng nói hơi quá, tạo nên một Cyrus thắng cho bằng hết trận này đến cuối trận kia rồi đến trận cuối tự nhiên đại bại trận vong, chứ theo Nicholas xứ Damascus (dùng nguồn của Ctesias [đã mất]) thì Cyrus bị Astyages đánh bại ba lần! Rõ là 1 số nhà sử học Hy Lạp có thái độ ko trung lập chứ Cyrus chuốc rượu lừa người Scythia thì Herodotos có vẻ đồng ý là "chơi ko đẹp"! Trận đánh tại Thymbra cũng thể hiện điều này khi Cyrus biết dùng lạc đà để đánh lừa Kỵ binh tinh nhuệ Lydia! Còn việc đánh ko đến nơi đến chốn cũng là do Pyrros chịu áp lực quá lớn từ những đồng minh đã dở mà cứ hay ăn vạ (=ko thể khá nổi), Friedrich II Đại Đế tạo điều kiện cho nước Phổ toàn thắng khi ông lần lượt tập trung đại quân đánh hết cánh liên quân này đến cánh liên quân kia của địch quân, tỷ như hai trận đánh kinh điển của ông tại Rossbach và Leuthen vậy! Suvorov giỏi vậy nhưng rồi ông phải rút quân về cũng là vì 1 cánh liên quân Nga - Áo (dở hơn ông ta) bị thua Pháp đấy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:16, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, các nhà sử họ hy lạp k0 phải ai cũng có thái độ trung lập, còn việc cyrus sử dụng để đánh bại quân lydia hay chuốc ruợ thì đó gọi là mưu mẹo mà,k0 trách được:)):)), quân hy lạp chả dùng kế con ngựa gỗ:)):)). Friederich thì rất không ngoan khi biết tránh điểm mạnh của địch, đánh phủ đâuf từng cánh một tránh cho quân địch k0 tập trung lại một khối, lúc đó khó hơn nhiều--nemo (thảo luận) 08:22, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có 1 ông cực kỳ sùng Ba Tư đấy: Xenophon - người bịa đặt ra chuyện Cyrus qua đời bình yên tại kinh đô Pasargadae! Nhưng thực chất nhìn chung Ba Tư là kẻ thù lớn của Hy Lạp và La Mã cổ mà họ thường viết trung lập lắm với Cyrus rồi đấy! :)) 1 tài năng lớn khác của vua Friedrich là dễ hồi phục sau thất bại, như sau trận đánh lớn tại Kunersdorf đấy, làm địch quân khó thể tiến công thêm! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:33, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

fedrerich bị dồn vào đường cùng nhưng cũng k0 thể chết được, đó là cái mà tôi thích ông ta:)), thường thì người Hy Lạp la mã toàn viết xâus kẻ thù:)k0 chỉ người Ba Tư--nemo (thảo luận) 08:36, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có vẻ Herodotos thiên vị cho người Scythia hơn người Ba Tư, ông kể nào là vụ quân Scythia đánh bại Cyrus, nào là vụ Darius đánh Scythia ko thành mà quên mất 1 lần Cyrus (và cả Darius về sau) bắt được vua người Scythia! :)) :D :D P/S vua Friedrich cũng hoàn thành xuất sắc lời cầu cứu của các tiểu quốc Đức vào các năm 1778 - 1779, 1785! :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:59, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi thấy cũng bình thường mà, dù gì Scythia cũng bị coi là mọi rọ k0 khác người Ba Tư mấy bởi Herodotos--nemo (thảo luận) 09:11, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, vậy chắc các nhà sử học Hy Lạp - La Mã cổ như Herodotos và Justin thường viết về những trận đánh giữa Cyrus, Darius với quân Scythia để nói xấu Ba Tư thay vì đề cao Scythia! Justin viết trận cuối của Cyrus gần giống y đúc Herodoots, và theo Justin thì nhà vua trận vong cùng với 20 vạn chiến binh tinh nhuệ!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:27, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trong tác phẩm của Herodotos k0 đề cập đến quân số tham chiến của quân mỗi bên, nên k0 hiểu Justin lấy số liẹu ở đâu nhỉ:)):)), với lại nu thế thì quân Massagatae cần bao nhiêu để đánh bại quân Ba Tư, và họ đã thua 1 trận trước đó rồi nên quân của họ cũng k0 thể còn quá nhiều được--nemo (thảo luận) 09:30, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhà sử học Liên Xô M. A. Dandamaev kể rằng Justin đã phóng đại rất lớn quân số thương vong này, với quan điểm ko thiên về cái chết của Cyrus theo mọi nhà sử học Hy Lạp, La Mã và có vẻ thiên về nhà sử học Liên Xô P'jankov hơn! Thực chất theo lời kể của Herodotos, ta cũng ko khó mường tượng rằng quân Scythia phải chịu thương vong thảm khốc trong trận thắng của họ!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:39, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chính xác, chính là sự phóng đại con số. nhưng tôi nghĩ trận chiến này quân số 2 bên cũng phải là một con số lớn, và thưong vong cũng sẽ lớn, vì thói quen chiến đấu của hai ben là tương tự nhau, họ đều có lực lượng kị binh quan lớn và là chủ đạo--nemo (thảo luận) 10:05, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng vậy! Vấn đề là Herodotos ko ghi về thương vong cùa quân Scythia trong trận chiến này nhưng tôi nghĩ là ở cao, rất cao là đằng khác! Ctesias, như đã nói viết khá hoàn toàn khác với Herodotos, kể là thương vong của hai bên xấp xỉ nhau!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:49, ngày 20 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

đổi chủ đề chút, sắp tới ti có tham gia bầu bảo quản viên mới k0:)--nemo (thảo luận) 01:03, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ban xem và chỉnh sửa hoặc dịch tên các chức quan La Mã trong bài Petronius Maximus mà tôi vừa mới viết nhé, thank nhiều. --Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 10:05, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok, tôi làm ngay:)--nemo (thảo luận) 03:14, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Rất hoan nghênh bạn Yakushosama vì giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời kỳ Cổ đại sang Trung đại này hiện ít được quan tâm! Trong thời đại này các rợ người German và Hung Nô thường hay cướp bóc, làm sụp đổ Đế quốc La Mã. Nhưng dù sao thì văn hóa La Mã cũng có ảnh hưởng lớn tới những "hậu duệ" của rợ German, như vua Friedrich II Đại Đế chẳng hạn! Còn BQV thì tôi xin từ vì rõ là cách sắp xếp thời gian của tôi ko thể giúp tôi bảo quản WP được trong thời gian này!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:03, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, Ti cũng giúp Yukoshama hiệu chỉnh bài viết nữa nhé:), chính những rợ tộc này cũng nói chúng tôi là những người kế thừa văn hóa la mã mà, tôi cũng k0 nhớ câuu này lắm--nemo (thảo luận) 05:13, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Để tôi đọc bài đó xem sao, La Mã thật có nhiều Hoàng đế bị giết! Bạn tin ko, dưới triều đại Friedrich II Đại Đế, vua xây các công trình cổ điển đến mức mà có người đã lo ngại rằng vua sẽ ban lệnh khử đức tin Ki-tô giáo và đưa tôn giáo đa thần (Jupiter) trở lại như xưa đấy! :)) :)) :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:21, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)) ông ta hâm mộ văn hóa hy lạp quá thôi mà, tôi xem những phim tư kiệu về cung điện của ông thấy toàn những bức tượng các vị thần HY Lạp:)),đế chế La Mã nói chung là bất ổn về chính trị quá nhiều, vua này giết vua nọ suốt:)--nemo (thảo luận) 05:34, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Well, những cung điện đó xây theo kiến trúc barốc, phong cách cổ điển rất rõ rệt! Nghe nói tủ sách của nhà vua tại đây có Caesar, Lucretius, Plutarchus,... và hàng trăm tác giả nữa trong số đó Hy Lạp - La Mã chiếm rất nhiều! Còn Đế quốc La Mã thì tôi thấy Đế quốc Nga sau này có xưng là "Đệ Tam La Mã" và điều trùng hợp là trong các Vương triều Nga đã không ít Nga hoàng bị giết, kể cả "Caesar" (=Tsar=Czar=Nga hoàng) cuối cùng là Nikolai II! :D :D :D :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:43, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mấy ông nga cũng phải bắt trước truyền thống La Mã chứ;));)), giết vua cướp ngôi thì mới xứng mang danh Đệ tam la mã, họ lấy tên này do có quan hệ nguồn gốc yừ đế chế Byzantine thì phải:)), đặc biệt là các vương quốc thời trung cận đại đều muốn dẫn nguồn gốc của mìnhv ới đế chế La Mã xưa kia, đủ thấy sức hút của văn hóa La Mã thế nào--nemo (thảo luận) 05:49, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hà, sau khi Đông La Mã bị Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt thì Nga xưng kế thừa, và có nhiều lần Nga đánh Thổ để "đoạt lại" thành Constantinopolis, tỷ như mặt trận Nga - Thổ trong Thế chiến I! :D :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:56, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

he2,nga lúc đầu đánh thổ có ăn được đâu, sau này mãi khi thổ bắt đầu yếu rồi thì nga mới bắt nạt được;));)), pyotr đại đế chả tuèng thua quân thổ sao ấy nhỉ:D:D--nemo (thảo luận) 05:59, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đó là trận lớn ở sông Pruth! :)) :D :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:13, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dạo này ti cũng ít viết bài nhỉ, bạn bận học à:):D --nemo (thảo luận) 06:16, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, bận chết bỏ chứ ko phải là bận nữa! :)) :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:22, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế hả, hi, vậy thì ti cũng cố gắng hoàn tất công việc rồi dành thòi gian cho wiki nữa nhé:):D--nemo (thảo luận) 06:23, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dạo này chỉ có chút tối thường rảnh, nhưng mình lại hơi bị quá ít thời gian cho WP do đọc các tư liệu!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:31, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, dạo ày mình cũng hay thấy Ti lên buổi tối, mình buổi tối k0 lên dượckd toàn dùng dt xem thay đổi thoi:D, mình dạo này cũng k0 tìm thêm sách đưọcw--nemo (thảo luận) 06:37, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mình dạo này thường lục lọi trên Google và Google Book, tìm thấy nhiều sách hay! Ủa mà Sparta 1 thời oanh liệt lại bắt đầu suy yếu từ thời vua nào thế nhỉ? Và tôi nghe nói Sparta có thời có đến hai ông vua cùng trị quốc nhưng ko rõ đến lúc nào chỉ có 1 ông vua? Còn tôi nhận thấy Polybius và Justin kể rằng trận Beneventum là hòa, thậm chí "quân La Mã không thể đánh bại Pyrros", hèn gì en.wiki nói thế!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:16, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Từ sau trận Luectra, sparta bắt đầu đi xuống rồi mà ti,ở đó có 2 vua nhưng mà tôi thấy thường chỉ có 1 ông nổi bật hơn,rất hiếm hai vua nổi bật như nhau, thời agis IV thì hai vua tranh giành đấu đá lẫn nhau:)):)), về pyrros thì ti tin theo nguồn nào, của polybius hay Plurtach:)--nemo (thảo luận) 01:42, ngày 22 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng vậy! Tỷ như trong trận Leuctra có 1 ông vua tử trận là Cleombrotus I, nhưng có lẽ vai trò của vua này ko nổi như Agesilaus II! Chắc giống như Belshazzar là Phó Quốc vương ít nổi bật hơn vua Nabonidus của Babylon xưa! Chưa thấy danh sách nào thuận lợi để tôi xem vua nào cùng trị vì với Areus khi Pyrros đánh Sparta? Về Pyrros thì nói chung ko thể tin bất kỳ 1 ông nào hơn ai, theo tinh thần của WP và nếu nói trắng ra thì mấy ông này cũng là nhà sử học uy tín của Hy Lạp - La Mã cổ như nhau vậy! :D :D :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:17, ngày 22 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi vừa làm bản mẫu vua Sparta, có gì ti đối chiếu bên en thì sẽ biết ông nào cùng thời với areus thôi:), còn pyrros, ta cứ đưa cả 2 nguồn về trận Benevantum:), mà babylon có phó vương à, tôi cũng vừa mới biết điều này đấy--nemo (thảo luận) 08:21, ngày 22 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

À, Areus như cùng thời với mấy ông vua Eudamidas I, Archidamus IV và Eudamidas II thì phải! :)) Babylon chỉ có mỗi thời Nabonidus là có Phó Quốc vương Belshazzar, là con của vua và trị vì thay vua khi vua vắng mặt! :D :D :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:40, ngày 22 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xong một ông vua Tây La Mã (Avitus) nữa rồi, Bạn xem thử, chỉnh sửa gì tùy thích, sắp tới tôi sẽ dự kiến dịch bài về tướng La Mã Flavius Aetius người được mệnh danh là người La Mã cuối cùng, ông này cũng thuộc hàng danh tướng chứ chẳng chơi đâu, rất mong sự hợp tác của bạn và một bạn gì nữa đấy (hình như là Ti thì phải) sớm giúp tôi hoàn thành chủ đề về các vị Hoàng đế và tướng lĩnh La Mã, Thanks!. --Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 3:58, ngày 22 tháng 4 năm 2011 (UTC)

Từ Roman Empire thì nên dịch là Đế chế La Mã hay là Đế quốc La Mã vậy bạn ?. --Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 10:53, ngày 22 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế nào cũng được, nhưng Đế quốc La Mã là tên bài viết của WP về quốc gia này nên cứ ghi là "Đế quốc" hay hơn! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:13, ngày 22 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

@Ti: hình như con trai ông Nabonidus chết trong trận Babylon thất thủ mà:))--nemo (thảo luận) 04:55, ngày 23 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Từ trước đó lâu rồi, Belshazzar đã được bổ nhiệm làm phó Quốc vương! Sách của Daniel có kể: Đêm các chiến binh của Cyrus kéo vào thành Babylon, vua Belshazzar có tổ chức bữa tiệc lớn. Bỗng có bàn tay thiêng hiện ra viết trên bức tường vôi, làm nhà vua run sợ và khi hỏi nhà tiên tri Danieh thì ông bảo là dòng chữ mang nghĩa kể về sự sụp đổ của Babylon về tay người Media và người Ba Tư. Sau Belshazzar bị giết! :)) Còn Flavius Aetius là vị kiệt tướng đã đánh bại Attila rợ Hung trong trận đánh tại Chalons! :D :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:41, ngày 23 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
) vị tướng La mã tài năng cuối cùng của đế chế phía Tây, --nemo (thảo luận) 10:25, ngày 23 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
"Người La Mã cuối cùng" thì phỉa là Hoàng đế Constantinus XI của Đông La Mã (thua Thổ Nhĩ Kỳ năm 1453) hoặc là Franz II cuả Đế quốc La Mã Thần thánh (thua Pháp năm 1805) có lẽ sẽ mang tính duy trì "sự huy hoàng La Mã" hơn! Hoặc có thể là Nga hoàng Nikolai II của "Đệ Tam La Mã" (bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Tháng Hai 1917) :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:03, ngày 23 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bài Flavius Aetius tôi đang dịch được 40% rồi, vài ngày nữa là hoàn thành:D, mà bạn cũng ở Sài Gòn à ?.--Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 12:16, ngày 24 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

thế à, bạn viết cũng nhanh đấy nhỉ, ti ở sài gòn còn tôi ở hà nội,@ti:sắp tới nghỉ 30-4 nên tôi k0 viết tuần này:)--nemo (thảo luận) 00:33, ngày 25 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hi, đúng là tôi ở Sài Gòn còn Ledinhthang ở Hà Nội thật! Còn @Ledinhthang: Bạn đi chơi 30/4 - 1/5 hả?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:46, ngày 25 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đi chơi với bạn gái à ?:D, sướng nhé còn tôi thì ở nhà đắp chăn coi phim hix.--Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 05:50, ngày 25 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mình thì thích nằm ở nhà coi đua xe đạp và phim tư liệu lịch sử trong ngày 30/4! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:24, ngày 25 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nếu có đi chơi trong mấy dịp lễ tết thì tôi đi gần nhà chứ ít khi nào ra tận trung tâm chơi, kẹt xe, chen chúc mệt lắm, công nhận hai bạn 8 ghê thật:D.--Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 07:12, ngày 25 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

mình đã có người yêu đâu:D, toàn dúi đầu vào sách vở với phim ảnh thôi mà:D, ở nhà có cả 100 bộ phim ý chứ:):D, @yukosama: tán như thế vừa vui vừa trao đổi kiến thức mà, cậu cũng vào chém đi;)), 30-4 về thăm các cụ ở quê mà:D--nemo (thảo luận) 00:17, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, tán thế cũng là lúc đặt những kiến thức phức tạp (mà chưa thể viết thành bài viết về vấn đề thời gian và sự phức tạp) vào các trang thảo luận coi như làm nháp! :)) Ủa, 100 bộ phim bạn... lấy đâu ra vậy? :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 01:04, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

đúng thế:D,là lúc chúng ta xem xét bình luận giúp nhau giải đáp chú thích bài viết:D, cũng như giải tỏa căng thẳng khi viết bài:D, phim tôi hay đi mua thường xuyên ấy mà,đủ thể loại:D, hôm qua dắt thằng bạn đi mua mấy phim cách mạng việt nam lại làm thêm 7 cái nữa:(,tháng này đã vác về tới 20 cái rồi--nemo (thảo luận) 01:09, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chắc là phim trắng đen phải ko bạn? :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 01:12, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi k0 hay xem phim trắng đen lắm, chỉ thầng bạn tôi thôi:)), hôm qua quyết định vác 300 về xem lại cuối cùng chả mở được, bực quá:))--nemo (thảo luận) 01:15, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

300 bộ phim luôn hả bạn? Nhiều lúc tôi coi mấy bộ phim Đức Quốc Xã rất hay, ở đây, đây, chẳng hạn!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 01:20, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Phim 300 về trận Thermopylae ấy, vua leonidas:D với Xerxes:D, tôi chưa xem mấy bộ phim của đức quốc xã bao h, nếu có thời gian chắc tôi cũng xem:D--nemo (thảo luận) 01:23, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có phim "Một đêm với nhà vua" cũng có Xerxes nhưng ông vua này trong phim đó "hiền hòa" hơn! Hi, Hitler cũng rất sùng bái Leonidas I và 300 người chiến binh anh dũng thành Sparta đấy! Ông ta còn mong muốn trận đánh Stalingrad sẽ giống như THermopylae, nhưng thất vọng vì tướng Đức đầu hàng! Phim Đức Quốc Xã nói chugn nó tạo dựng rất hay về những trận đánh lịch sử tại Leuthen (1757), Kunersdorf (1759) hay Schweidnitz (1762)! Tôi đã được xem kỹ xem về trận đánh tại Kunersdorf trong đó hai bên giáp chiến trong rất ngầu!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 01:32, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, tôi cũng đọc sách thấy nói là hittle muốn Paullus tử thủ như leonidas:D,phim đức thời đó ca ngợi vinh quang của người đức mà:)cũng như điện ảnh các nước bây ha cả:))--nemo (thảo luận) 01:36, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng vậy, những nhà độc tài lớn thời đó như Stalin, Hitler đều muốn những Pyotr Đại Đế, Friedrich Đại Đế là tiền thân của họ vậy! Họ đã làm rất nhiều bộ phim hay! Tương tự Churchill có làm phim tuyên truyền về Đô đốc Nelson! Đại thắng tại Leuthen cũng được thể hiện rất sống động bởi Đức Quốc Xã (tôi mới tìm ra)!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 01:42, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

phim này trông hoành tráng đấy nhưng mà phim trắng đen khó nhìn quá:))--nemo (thảo luận) 01:45, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thời đó làm phim trắng đen ko à, lại toàn là phim đánh nhau! Những phim Đức Quốc Xã như trên c ũng từng được tham khảo trong bộ phim tư liệu nhiều tập "Frederick the Great and the Enigma of Prussia" của BBC. Bộ phim tư liệu này có ở đây, người thuyết minh là Giáo sư Christopher M. Clark!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 01:50, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đổi chủ đề chút: vừa có dự án lịch sử thì phải, ti có tham gia không:)--nemo (thảo luận) 01:57, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi có tham gia chứ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 02:01, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế à, vậy thì rủ thêm Yukosama nữa nhỉ, ti biết ghi danh kiểu gì k0:D--nemo (thảo luận) 02:07, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi đã ghi danh được, bạn cũng ghi danh được rồi phải ko?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 02:25, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok, mình cũng đã ghi danh rồi:D, vừa gửi thư mời cho Yukosama luôn:D--nemo (thảo luận) 02:26, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, có thêm Yakushsoma nữa thì tốt quá! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 02:47, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

he, mong là vậy, càng đông càng vui:D, vừa viết lịch sử vừa trao đổi trò chuyện:D--nemo (thảo luận) 02:48, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vừa qua tôi có bổ sung 1 số tình tiết cho bài Pyrros của Ipiros đấy, bạn đã đọc qua chưa?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 02:53, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Aetius tôi dịch xong rồi đấy, tối nay hoặc mai là up lên thôi:D, còn dự án lịch sử thì cũng đã ghi danh xong xuôi, dự kiến bài kế tiếp sẽ dịch là hoàng đế Majorian, vị hoàng đế tài năng nhất của Đế chế Tây La Mã.--Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 10:01, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC) @ Ti: tối qua tôi đã xem sơ qua rồi, nhưng chưa kĩ lắm vì dùng đt mà, tôi vừa viết bài về Roxana vợ Alexandros:)) @Yukosama: Bạn tiếp tục phát huy nhé:D, dự án đang rất cần những con người như bạn:D, bạn có thể vừa viết vừa lưu bài viết trên wiki luôn cũng được mà, như tôi và ti đang làm, để tiện theo dõi hơn:D --nemo (thảo luận) 03:05, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thường thì tôi quen viết dần cho đến khi nào hoàn thành bài trọn vẹn thì mới up lên, ít khi nào up một bài còn ở dạng sơ khai lắm.--Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 10:07, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, mỗi người có một phong cách mà:D, --nemo (thảo luận) 03:09, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Phải! Phải! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:27, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thêm một bà vợ nữa của Alexandros này ti ơiStateira II;));));))--nemo (thảo luận) 03:45, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mấy bà đó xinh ra phết! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:47, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
));)) gái xinh mà;)), nhưng mà trong phim alexander đại đế năm 2004, bà Roxana trông già và đen qua;))
)) bà stateira trong đó xinh hơn thì phải--nemo (thảo luận) 03:49, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Well, xinh đẹp mới cưới được Alexandros chứ! :)) :)) :D Mà này, phim Alexander (2004) có những... cảnh nóng đấy nhé! :D Già và đen chắc vì ý họ cho bà này ko phải là người Hy Lạp mà là người Trung Á! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:52, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)) cảnh nóng cũng có gì đâu;)):)), ý họ là người trung á cũng đen sao:)), người trung á thuộc chủng ấn Âu thì phải, teong phim đó đề cập đến mối quan hệ đồng tính của Alexandros khá nhiều đấy;));))--nemo (thảo luận) 03:54, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Well, đâu phải Trung Á ai cũng đen nhỉ? Nhất là Ấn-Âu thì khó mà đen được! Người Hy Lạp hiện nay có vẻ gay gắt với đồng tính nên chỉ trích bộ phim này! :)) (nên nhớ chính có những kẻ người Hy Lạp đã bêu xấu lãnh tụ vĩ đại Mustafa Kemal Ataturk là đồng tính đấy!) p/s Hình như các tướng của Alexandros có đánh lộn với người Massagetae hùng mạnh đấy! Alexandros xưng làm vua Ba Tư và hình như ông là vua Ba Tư đầu tiên đấu đá với người Massagetae kể từ thời Cyrus! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:58, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

họ quên rằng chính tổ tiên họ có rất nhiều trường hợp như thế mà thời xưa có lên án cá này không nhỉ;));)), người cha của thổ nhĩ kì đồng tính à, lần đầu tôi nghe đấy, ở đạo hồi, cái này bị coi như quỷ dũ mà:), alexandros mất một thời gian dài mới đánh bại đựoc họ thì phải, và tàn sát rất nhiều người, cũng phải, từ sau thời cyrus k thấy đề cập đến họ nữa mà chỉ là người Scythia thôi --nemo (thảo luận) 04:05, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ngày xưa chẳng ai lên án chuyện đó hết, chàng trai Democles sở dĩ được tôn vinh anh hùng là do cái "tinh thần quyết không rơi vào tay bạo chúa" mà nhân dân Athena đặt cho chàng, cũng như nàng Chilonis chỉ có giỏi mê trai thôi nhưng nhân dân Sparta lại vinh danh nữ nhi anh hùng vậy! Người Scythia và người Massagetae cũng mạnh tương đương thôi! :)) Rất khó cho các nhà sử học phân biệt họ! Còn Alexandros thân chinh đánh thắng người Scythia trong khi tướng Crateros thì mới đánh tan tác người Massagetae!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:07, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

người Massagatae và Scythia thời gian này đã suy yếu rồi nhỉ:) --nemo (thảo luận) 04:20, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chưa yếu đâu, nhưng do gặp những kiệt tướng quá siêu như Philippos II và Alexandros Đại Đế nên họ toàn thua to! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:22, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)) nhưng nếu đó là quân đội của attila thì không biết ai sẽ thắng nhỉ;));))--nemo (thảo luận) 04:24, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Hi, vua Philippos II đã diệt được ông vua giỏi nhất của người Scythia đấy! :)) Quân Hung Nô thì có bị quân La Mã đánh tan tác tại Chalons, nhưng đến cả La Mã cũng đã có khác nhiều so với Hy Lạp năm xưa! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:25, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thời người hung nô tiến san châu Âu thì hình như dân Scythia đã biến mất hoặc tiến đến Ấn Độ, mà dân hung nô sau khi attila chết thì biến đâu hết nhỉ:)):)), mấy cái dân du mục này thật là khó tìm hiểu đấy,quân La Mã lúc đó dã yếu nhiều mà, toàn là quân ngoại tộc đánh thuê:))--nemo (thảo luận) 04:29, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Sau Cyrus và Alexandros thì vua Ba Tư thứ ba đi đánh người Massagetae là Shapur II! Quân Sassanid có đánh bại được người Scythia và người Massagetae, nên chắc họ bị suy sụp luôn từ đó! Quân Hung Nô sau khi Attila chết thì có bị người German đánh tan tác và giết cả Thiền vu! :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:33, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Về lịch sử quân sự sửa

)):))nói về trang bị quân đội chút, hiện nay trên wiki mới chỏ có vài bài về trang bị chiến tranh của người La Mã và HY Lạp, nếu mà chúng ta viết được bài về các dân tộc khác thì tốt nhỉ, biết đựoc các cách thức chiến tranh của họ:D, để hiểu thêm về điểm mạnh và yếu luôn:D--nemo (thảo luận) 04:36, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Gần đây thì tôi có viết bài Quân đội Phổ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:52, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cả đống ấy chứ, tôi đọc trong cuốn những anh hùng Hy Lạp mà đã có cả chục thành bang, dân tộc khác nhau rồi, tới La Mã thì nhiều vô kể, mà thời Hy Lạp, La Mã hình như không có khái niệm phân biệt chủng tộc ấy nhỉ, châu Phi, Gaul, Ả Rập, Man Rợ gì cũng đều được làm hoàng đế cả:D. --Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 21:32, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Giống các Đế quốc Áo và Nga trong thời kỳ cận đại quá nhỉ? :)) Hai nước này có rất nhiều chủng tộc, và Quân đội đa chủng tộc nhất thời đó là của Áo, họ đã đánh bại được cả Friedrich II Đại Đế trong các trận chiến khốc liệt tại Kolin, Hochkirch và Kunersdorf! :D :D :D Ko biết bạn đã đọc cảnh đầu Pyrros được dâng lên cho vua Antigonos chưa? Tuy Pyrros còn hiếu chiến hơn cả Cyrus nhưng rất may là đầu ông ta ko bị bỏ vào túi da chứa máu người! :)) :)) :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:27, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi đã đọc những gì bạn bổ sung cho bài pyrros rồi:D.người Hy Lạp có lẽ cũng k0 làm nhiều hành động man rợ lắm nhỉ;));)), ý của tôi về chủ đề quân sự là chúng ta viết những bài như quân đội phổ của bạn hay những bài về quân đội thời Hy Lpaj mà tôi đang viết ấy, kiểu như về cách thức tiền hành chiến tranh của họ:)).tương tự như bài về đội hình phalanx,hoplite ấy. @yaku: thời La Mã là có sự phân biệt giai cấp nhiều hơn, cũng có sự phân biệt chủng tộc đấy chứ, kiểu như người do thái ấy, bị chính quyền La Mã đàn áp.còn đến cuối thời đại đế chế, khi đó quyền công dân La Mã đã được ban rọng rãi thì ông nào cũng thích làm vua;));))--nemo (thảo luận) 06:14, ngày 28 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hì, Antigonos II thực ra là đa cảm vì ông ta nhớ đến những bi kịch đau thương của các bậc tiên vương, ông ta lại thấy Pyrros giống thế nên lấy vạt áo lau nước mắt! Well, có 1 bài quân sự cũng nên được viết là chiến thuật "đánh dọc sườn" (oblique order) vốn gắn liền với Cyrus Đại Đế ở trận Thymbra, Epaminondas ở trận Leuctra và thường thấy ở Friedrich Đại Đế! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:19, ngày 28 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có lẽ do cha ông của ông đều chết thảm nên ông cũng có sự đồng cảm với cái chết của pyrros, mà chiến thuật đó gọi là đánh xiên trong mọt số sách việt anm thì phải, vậy tên gọi nào là đúng:D--nemo (thảo luận) 10:12, ngày 28 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

1 ông trận vong ở Ipsus, 1 ông tử tù tại Syria! Còn "đánh dọc sườn" là tôi nghe theo lời của thành viên Prof MK là một thành viên giỏi của mảng lịch sử quân sự trên WP, tiếc là bạn này h ít lên WP lắm! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:15, ngày 28 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mời hai bạn xem thử bài Flavius AetiusTrận Nedao tôi vừa mới up lên, có gì không ổn về phần dịch thuật thì giúp tôi chỉnh lại nhé, à quên, tiện thể các bạn làm giúp tôi cái Inform box + hình nhân vật cho bài Flavius Aetius nhé, thank you very much!. --Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 15:00, ngày 29 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi đã đọc bài, bài viết tương đối tốt đấy--nemo (thảo luận) 11:01, ngày 29 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bài trận Nedao đã cho thấy Đế quốc Hung Nô sớm tan vỡ như vậy! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:13, ngày 29 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xong mấy ông hoàng đế Tây La Mã tôi sẽ chuyển sang đề tài các vị vua người rợ và các dân tộc man khai khác, coi sơ qua thì thấy cũng khá hấp dẫn đấy:D. --Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 20:27, ngày 29 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

@Ledinhthang: Tôi thấy cuốn "Du hành cùng Herodotos" nhận được nhiều lời khen ngợi. Dưng cơ tôi có ko đồng tình là ông tác giả Ba Lan này hinh như rất khoái đem những chuyện hết sức là cận - hiện đại để so sánh với những sự kiện xa xưa mơ hồ của Herodotos! Tôi nghĩ nên càng hạn chế lấy nay so với xưa thì hay hơn để tôn trọng lịch sử mỗi thời mỗi khác, và đáng nhẽ ra khi đang đi hành trình cùng Herodotos thì nên trang bị theo Xenophon, Thucydides hoặc là Plutarchus sẽ hay hơn những sự kiện hiện đại! :)) Chỉ cần hai tác giả Herodotos và Plutarchus, ta đã đủ thấy có mấy vị anh hùng xưa đã kết thúc bi thảm: Cyrus, Xerxes, Alexandros, PyrrosCaesar, ko cần phải kể Napoleon ra! (mà trường hợp Cyrus nên sóng đôi với Pyrros)--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:42, ngày 29 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chính xác, đúng như ti nói, mỗi thời mỗi khác, mỗi người có một cách đánh giá so sánh khác nhau, ví dụ như nepoleon từng tuyên bố là đã sinh ra quá muôn không cũng thời với Alexandros chẳng hạn --nemo (thảo luận) 04:11, ngày 1 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đấy! Theo như Theodor von Bernhardi thì cuộc tiến đánh của Friedrich Đại Đế vào thành Praha (1757) là tiền thân của chiến tranh Napoleon và cuộc tiến công của Moltke Già vào năm 1866! Nhưng Christopher Duffy có vẻ không đồng ý vì rõ ràng, như Clausewitz có nói, Friedrich Đại Đế là người con của thời đại ông, và đường lối chiến tranh của ông (chịu ảnh hưởng của trào lưu Khai Sáng tiến bộ khi đó) là "Chiến tranh hạn chế" (đánh bại địch để địch sợ và phải ký Hòa ước) chứ ko phải là truy kịch tiêu diệt hết địch như Napoleon và Moltke Già, chưa kể Friedrich Đại Đế cũng ko có cương thổ lớn như Napoleon và Moltke Già nữa! :)) Cũng như Xerxes và Stalin tuy đều tàn ác nhưng về nhiều mặt họ khác nhau hẳn, đâu như tác giả cuốn "Du hành cùng Herodotos" đi ví von? :D --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:14, ngày 1 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi thấy Stalin quá là độc ác và tàn nhẫn, còn chiến tranh như clausewits nói đấy:cái giá của nó là máu, mà gây ra chiến tranh cũng đều là mục đích cá nhân, ai cũng có tham vọng cả, cũng k0 thể nói ai tốt hơn ai đúng k0, như các vị hoàng đế trung hoa, hay các vịvua phương tây đều được ca ngợi vĩ đại, nhưng thực sư họ vĩ đại cũng nhờ xương máu binh lính--nemo (thảo luận) 06:11, ngày 1 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trong thời đại của Friedrich II Đại Đế thì chiến tranh có hạn chế về tham vọng đấy (chiếm thấy có mỗi 1 tỉnh bằng vũ trang) sau đó cố gắng giữ lấy cái gì mình đã chiếm, ko có đi lung tung! Tất nhiên Friedrich II Đại Đế là một vị vua - chiến binh, vì vậy đạt được sự vĩ đại thì đương nhiên xương máu của ba quân là rất quan trọng nhưng còn nhờ lòng dũng cảm và thiên tài quân sự của ông nữa, chưa kể ông đã nhiều lần suýt nữa trận vong (như tại Kunersdorf và Torgau)! Vua vĩ đại nhờ xương máu binh lính, mà với quan điểm đó thì một vị vua - chiến binh phải xứng đáng vĩ đại hơn 1 vị vua ngồi chui rúc trong thành, do bản thân vị vua như vậy phải suýt đổ xương đổ máu ít nhất 1 nần! :)) :D Còn Stalin quá là độc tài tàn nhẫn thì lúc đấy cũng có kẻ thống trị tàn ác ko kém là Matyas Rakosi ở Hungary! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:16, ngày 1 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nếu k0 có những ông vua như thế thì chúng ta k0 có những trận đánh hào hùng để đọc đúng k0;)), phương châm của federich đại đế chắc là nhằm tạo nền tảng vững chắc cho vưong quốc chứ k0 như napoleon hay alexandros, nhanh thành lập và cũng nhanh sụp đổ--nemo (thảo luận) 07:04, ngày 1 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Exact! Đọc về những trận đánh hào hùng như thế sẽ tạo chúng ta nhiệt huyết lớn, với niềm thán phục các vị vua và tướng sĩ, khác với những lọai vua như Louis XIV chỉ tối ngày bắt ba quân phải vào sinh ra tử còn mình thì hưởng vinh hoa phú quý, chẳng hay tí nào cả! :D :D Hoặc là Pavel I đã vời Suvorov đi đánh giặc rồi lại còn vô ơn! :)) :D Friedrich II Đại Đế rất quyết đoán, thường muốn hợp nhất những vùng đất bị tách rời trong Vương quốc, nhưng ko phải chiến tranh là con đường duy nhất! Có lúc ông muốn đánh chiếm xứ Sachsen để có thêm tài nguyên, nhưng chỉ 1 khi xứ này liên minh với nước Áo --> cái này gọi là chủ động ra tay tẩy trừ hậu họa! :)) :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:12, ngày 1 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

k0 đánh thì bị nó đâm chết lúc nào 0 hay đâu nhỉ;)), vừa có thêm nguồn lực vừa loại trừ được mộ mầm họa--nemo (thảo luận) 05:54, ngày 2 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hi, cái này giống như câu nói của vị Hoàng đế Ấn Độ tham vọng hơn nhiều: "Một bậc đế vương luôn phải dành thời gian chinh phạt các vùng đất xung quanh mình, nếu không các nước lân bang sẽ nhanh chóng lớn mạnh và tiêu diệt mình."!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:07, ngày 2 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

yes, cái này dọc lịch sử trung quốc và cận đông là thấy rõ nhất nhỉ;)), tôi dang đọc quyển lịch sử trung cổ, lâu ngày k0 đọc nên lấy ra mần;)), ti đã đọc sử kí của herodotos bản tiếng anh của ông Rawlinson chưa--nemo (thảo luận) 06:11, ngày 2 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tiết lộ luôn khỏi bật mí: câu trên là của vua Akbar - một ông vua có máu mặt của Ấn Độ! Quyển "Lịch sử Trung Cổ" nào đó có phải là bản dịch hay là người VN tự viết vậy bạn? Bộ sử "Historiai" thì tôi cũng đã đọc bản dịch của George Rawlinson! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:14, ngày 2 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quyển đó tôi cũng k0 nhớ tên ông tác giả:)):)), mà nó nói cũng tóm tắt lắm chả kĩ, có lẽ lúc nào sẽ hồi đáp ti sau:)), bản cho dowload của Rawlinson cũng k0 lớn lắm thì phải, mà hình như cũng k0 đủ hết:), ti thấy sao nếu ta đưa một số phần đựoc coi là đáng tin trong tác phẩm đó, lên wiki:):) trừ những phần quá thần thoại và phi lí,:))--nemo (thảo luận) 06:21, ngày 2 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hì, thì phải đưa cho hợp lý vào các bài viết liên quan như Cyrus, Kroisos, Tomyris, Cambyses, Darius, Xerxes, Leonidas, Mardonius,... chứ đưa vào đâu nữa vậy bạn? Dĩ nhiên, những phần kiểu như Kroisos được thần Apollo cứu sống thì ghi "...theo Herodotos..."!! :D :D À, còn mảng Trung Cổ thì chúng ta có bài viết về 1 số vị vua lỗi lạc, còn vị Hoàng đế mà tôi yêu thích nhất thời kỳ này là Friedrich II của Đế quốc La Mã Thần thánh, ông này cũng là 1 bậc minh quân đa tài như Friedrich II của Phổ vào thời kỳ Cận Đại vậy, nhưng ít thành công quân sự hơn! :)) :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:27, ngày 2 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

À, ông cháu của Federich Babarosa đấy à, ông ấy thông minh lắm thì phải nhưng bị mấy lão giáo hội vùi dập, mà ông này sống cả đời ở Ý, có mấy khi về Đức đâu nhỉ, tôi định dịp hè này sẽ thừ dịch vài đoạn tác phẩm của Herodotos xem thế nào,:)),--nemo 01:28, ngày 4 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re: Vài việc sửa

Đúng rồi, ông vua này rất xuất sắc nhưng cuối đời có uýnh lộn với mấy lão Giáo hội Rôma! Thực chất các sử gia cho rằng việc ông này là "kẻ thù của Chúa Giêsu" là do mấy lão Rôma tức quá bịa ra như vậy!:)) Phần lớn các Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh hồi đó sống ở Ý, không phải ở Đức! Đến thời Habsburg thì thường sống ở Áo!:D:D Còn Herodotos thì tôi nghĩ với người như bạn chắc dịch ko phải là khó khăn gì cho lắm! Nhất là với những Cyrus, Kroisos, Xerxes,... thì chúng ta cũng nắm kiến thức cơ bản mà!:D Về Pyrros thì cần thêm đối chiếu của sử gia hiện đại và cả cổ đại ngoài Plutarchus (tỷ như Polybius, Titus Livius hay Justinus ấy!) nữa! Hiện có hai cuốn tiểu sử Pyrros viết vào hai thế kỷ 20 và 21 của các tác giả Petros Garouphalias và Jeff Champion!:)):D:D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:50, ngày 4 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, tôi định dịch những đoạn có liên quan đến những vị vua ba tư, chắc phải giữa tháng 6 mới àm được:(, 2 cuốn mà ti bảo là những cuốn nào thế, --nemo 11:23, ngày 4 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, mỗi cuốn của Herodotos ko cuốn nào lại ko có chứa 1/nhiều vị vua Ba Tư! Tỷ như cuốn 1 viết đầy đủ về Cyrus rồi nhưng cuốn 3 vẫn có những thông tin như người Ba Tư coi Cyrus là Cha già Dân tộc, và ko ai ở Ba Tư dám so sánh mình với ông ta! Hai cuốn đó là Pyrrhus King of Epirus ("Pyrros, ho vasileus tēs Ēpeirou", viết năm 1946) của Petros Garouphalias và Pyrrhus of Epirus (viết năm 2009) của Jeff Champion! :D :D :D Ngoài ra, các tác phẩm đồ sộ của Friedrich II Đại Đế (tôi đọc là những phiên bản sau khi ông mất - tức sau năm 1786) cũng đề cập đến Pyrros vài ba lần! :D :)) :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:21, ngày 4 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

ti có thể gửi link các quyển đó cho tôi với được k0:D cả của Federich nữa--nemo 03:05, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Các cuốn nàynày nữa! Còn Friedrich II Đại Đế thì đây và nhiều cuốn sách ở đây, tỷ như "Những ký ức về Vương triều nhà Brandenburg: Từ thời sơ khởi cho đến Friedrich I, vua nước Phổ qua đời" hoặc là cuốn "Chống Chủ nghĩa Quyền thuật"! :)) p/s Ledinhthang đã xem lại được phim 300 chưa? :D :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:26, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi đã xem lại hôm qua:D, xem mấy cảnh giao chiến thật hay nhưng mấy ông làm phim cũng hơi mô li phê đội quân bất tử của Ba Tư:)):))--nemo 03:28, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, họ nhìn cứ như những con quái vật vậy! Phim ảnh lịch sử phương Tây thì tôi thích nhất là phim Hoàng hậu Sissi và các phim do ông Otto Gebühr đóng! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:33, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

hoàng hậu Sissi? tôi lần đầu nghe đến đấy, phim đó nói về gì vậy:D, --nemo 03:35, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Còn ở đó tôi thấy đúng là họ có sách về chiến tranh giữa các sứ quân Diodochi, Quân đội của Alexandros Đại Đế và Mithridates Đại Đế, rất hấp dẫn :D Mithridates Đại Đế là nhân vật chính trong vở bi kịch trùng tên của Racine, được Friedrich II Đại Đế rất thích! :)) Hoàng hậu Sissi là một bà Hoàng hậu cực kỳ nổi tiếng của Đế quốc Áo-Hung, vợ vua Franz Joseph I! Phim đó Sissi được đóng bởi Romy Schneider (bà ta cũng là một diễn viên mà tôi rất yêu thích!)! Còn Otto Gebühr thì ông ta đóng rất hay về Friedrich II Đại Đế trong khi nhìn cái mặt vị vua này đã thấy khó đóng khủng khiếp (con trai của ông có được nhà sử học Christopher M. Clark phỏng vấn trong một bộ phim tư liệu mà tôi rất thích)! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:40, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
D nhìn mấy quyển sách là thấy thích lắm rồi:D, tôi cũng có hứng thú với Mithridates, tiếc là bên en thì nó sơ sài quá, mấy ngôn ngữ khác thì mình chả biết gì:)):)), bà hoàng hậu là vợ Joseph I à:D, tôi biết ông này nhưng k0 quan tâm gia đình ổng lắm:)), tôi k0 mấy khi xem phim đức lắm:)), nhưng hôm trước xem 1 bộ phim về mấy ông cộng sản ở Tây đức chống chính quyền cũng thấy hay:)):))--nemo 03:45, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Cũng thật tiếc khi ko được bản tiếng Việt cũng mấy công trình nghiên cứu đó! Tôi tra Google thì phải nói là say mê đọc các tiểu sử Friedrich Đại Đế của Gerhard Ritter, Ludwig Reiners, Nancy Mitford, Theodor Schieder, Christopher Duffy, Giles MacDonogh, David Fraser,... và biết bao cuốn tiểu sử và lịch sử văn hóa, quân sự khác liên quan đến vị vua vĩ đại (như của Christopher M. Clark, Hamish M. Scott, Dennis E, Showalter,...)! Franz Joseph I là ông vua bị Phổ đánh bại tơi bời vào năm 1866 đấy! Phim Đức thì tôi mới xem gần đây, nhưng nhanh chóng bị lôi cuốn sâu sắc và đã xem được rất nhiều! Bản thân các ngôi sao Otto Gebühr và Romy Schneider gần như đã hoàn toàn gắn liền tên tuổi của họ với những danh nhân mà họ đóng (Vị vua Phổ và bà Hoàng hậu Áo-Hung)! :)) Cộng sản nổi dậy chống chính quyền Tây Đức thì chắc là phim tư liệu và có lẽ được Liên Xô giúp! :)) Còn vua Mithridates VI là một kẻ thù đáng gờm của La Mã cùng với những tên tuổi lớn như Pyrros, Philippos V, Antiokhos III hay Hannibal! Tôi nghe nói ông vua này tàn ác lắm đấy nhé! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:02, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Phim tôi xem là phim mới đóng gần đây mà:D, chiếu trên starmovie sao ý, tôi nhớ là đợt tết hay gì đó thì phải:)), vua Mithridates có tàn ác thật hay không thì ta sẽ đọc các nghiên cứu gần đây để chứng minh:)):)), mà ông này đánh nhau La Mã thua suốt:)), chưa chắc đã đạt đến tầm của những vị tướng kia:):)--nemo 04:07, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có đạt được tầm của Philippos V và Antiokhos III, tôi nghĩ vậy! Mithridates VI hình như bị gọi là tàn ác là vì ông ta giết 8 vạn người La Mã vào năm 88 trước Công Nguyên ở miền Tây Tiểu Á! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:13, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)) chuẩn dấy Ti à, mà vụ tàn sát người La Mã đó khác gì vụ Carthage đâu:)):)), --nemo 04:19, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
"Vụ Carthage" là vụ nào trong ba cuộc chiến tranh Punic vậy bạn? :)) Hi, vua Mithridates này là người phương Đông nhưng lại "Hy Lạp hóa"! :)) p/s Plutarchus ko thấy kể rằng người Tarentum đầu hàng sau khi Pyrros chết nhưng theo tôi được biết là họ phải ra hàng do viên tướng của lực lượng đồn trú Ipiros (mà Pyrros để lại) phản bội! :)) --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:33, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

vụ thành carthage thất thủ ấy mấy trăm ngàn cư dân bị tàn sát, dòng dõi Mithridates có cả dòng màu hy lạp mà,cả ba tư nữa--nemo 08:30, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, người La Mã mà ko ác mới là lạ! Họ vốn có truyền thống quân phiệt mà! :(( Mithridates nghe nói là hậu duệ của 1 số vị vua lớn của nhà Achaemenes và Seleukos thì phải! :)) Cũng giới thiệu luôn một cuốn tiểu sử Alexandros Đại Đế được đánh giá rát cao tại đây, do một nhà sử học người Đức viết từ thời Hindenburg đầu thập niên 1930! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:21, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tiếc một điều là ở việt nam chúng ta k0 có điều kiện để đọc những cuốn sách như vậy, ngoài ra những tác phẩm được xuất bản ở vn thường đề cập đến lịch sử văn hóa nhiều hơn, lịch sử việt nam và trung quốc cũng nhiều hơn. một phần nữa là bản quyền--nemo (thảo luận) 00:54, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, ở VN mà những cuốn sách quý như vậy thì rất hiếm có! Và một trường hợp hiếm có là tác phẩm đồ sộ ([2]) này, bạn đọc bản dịch VN chưa? :)) Cuốn sách bao trùm đủ các thành tựu văn hóa, chiến tranh tàn khốc, và các minh quân mà điển hình như Friedrich II Đại Đế võ công - văn trị! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 01:18, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

quyển đó tên việt nam là gì thế, tôi cũng có một quyển lịch sử văn minh từ thời cổ đại đến thời hiện đại, bao gồm tất cả những nền văn minh vĩ đại nhất của thế giới, nhưng hầu hết là văn hóa, dầy cả 700 800 trang nhưng mình mới đọc cổ đại là chính, vì ngại đọc tiếp quá:))--nemo (thảo luận) 01:26, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cuốn đó như thế này, có 860 trang! :)) Dạo này tôi cũng tìm hiểu lịch sử văn hóa nhiều, nhất là về vị vua Phổ võ công văn trị và những phê phán gay gắt của ông dành cho kịch nghệ của Shakespeare! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 01:30, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quyển này thì tôi chưa đọc những đã thấy ngoài hàng sách rồi, quyển của tôi thì đủ cả phương Tây và phương Đông:D, dạo này tôi chỉ quan tâm đến chiến tranh là chính, ít để ý đến văn hóa lắm:)):)), tôi cũng k0 thích xem kịch xửa Shakespeare:)):))--nemo (thảo luận) 01:34, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo như Ulrich Wiclken thì chiến thuật "oblique order" đã được Alexandros dùng trong loạt chiến tại Granicus, Issus và Gaugamela rồi! :)) Hình như Plutarchus chưa có định nghĩa về lối đánh này! :)) Nhưng theo tôi biết là định nghĩa này phải có từ rất nhiều năm trước trận đánh vang danh tại Leuthen rồi! :)) Thực chất ko phải văn hóa luôn đi xa với chiến tranh, bởi lẽ chính những trận thắng oanh liệt của Friedrich II Đại Đế mới làm Goethe ca ngợi ông như vậy :)) Dĩ nhiên theo tôi được biết là thời đó có văn sĩ đã chê bai Alexandros Đại Đế đấy! p/s Tôi đang tìm công trình nghiên cứu đồ sộ của Livius về lịch sử La Mã, trong đó ông có thông tin rằng một chính trị gia La Mã mù lòa phản đối lời cầu hòa của mưu sĩ Cineas sau trận Herackea! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:19, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

trong tác phẩm của Plutarch cũng đề cập đến chính khách mù này --nemo (thảo luận) 08:17, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hi hi, tuy mù lòa nhưng vẫn còn xung, tôi đã tìm ra trong Plutarchus, bài diễn văn cuả ông lão này dài dòng lắm! Mà giản dị là đức tính rất cao đẹp của các danh tướng La Mã thời đó như Caius Fabricius hay Manius Curius Dentatus - người đã đánh thắng Pyrros tại Beneventum! :)) La Mã xem ra cũng giống Sparta thật, hèn gì Sparta liên minh được với La Mã! :)) p/s Tôi ko rõ sử gia nào kể quân Tarentum đầu hàng khi hay tin Pyrros chết, tôi cũng có đọc tư liệu của người Âu - Mỹ cận - hiện đại thì họ kể rằng quân Tarentum vẫn đấu tranh sau khi Pyrros bại trận nhưng do viên tướng đồn trú Ipiros (mà Pyrros để lại) đầu hàng quân La Mã nên Tarentum cũng phải chịu cảnh mất thành - đúng vào năm Pyrros trận vong tại Argos! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:14, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên sao:)):)), người La mã liên minh cũng chẳng có ý tốt đẹp gì đâu:)):)), mà hình như tôi thất ti thường bổ sung một số chi tiết có vể hơi thần thánh nhỉ:)), như trong bài Alexandros chẳng hạn--nemo (thảo luận) 07:01, ngày 11 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hi, dẫu sao thì có 1 sự thật thú vị là tuy Sparta đã bị quân Achaea chiếm đóng trong 1 khoảng thời gian nhưng khi rơi vào tay quân La Mã thì vẫn cứ tiến hành lối sống quân phiệt của họ! :)) Bài Alexandros Đại Đế tôi đã bổ sung về huyền thoại ra đời của ông ta! CÓ những chi tiết huyền bí rất thú vị như Alexandros sinh ra giữa ba chiến thắng hay việc Artemis chăm sóc Alexandros để đền bị đốt...! :)) Plutarchus có những áng văn thật hay, như kể về tham vọng của Alexandros thưở bé hoặc là sự phát bệnh của Pyrros trong thời bình trị! :)) Pyrros thật chẳng xứng đáng là minh quân, cũng như Alexandros rất dở khi nổi điên lên nghe xui bậy, đốt thành Persepolis! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:14, ngày 11 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi k0 tin mấy cái tôn giáo hay thần thánh nên tôi nghĩ việc viết bài trên wiki nên theo đúng lịch sử vẫn hay hơn:)):)), hôm trước xem phim agora thế là đâm ra càng ghét mấy cái tôn giáo:)):))--nemo (thảo luận) 03:21, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mấy cái tôi viết thật ra là trích từ một bản dịch Plutarchus, cho nên tôi cũng ghi rõ là "theo lời kể của Plutarchus"! Va lại, như tôi có nói là các điềm báo thường luôn đóng vai trò quan trọng trong thế giới Hy Lạp cổ đại! Về phim "Agora" thì tôi cũng có biết về những nhân vật lịch sử có liên quan đến nó, qua đó tôi cũng rất căm ghét cái đám cuồng tín thành Alexandria đấy! Cổ nhân kể lại rằng bọn chúng đã đón đường chờ bà này đi qua rồi bắt lấy, sau đó làm những hành vi rất dã man, đáng ghét! Đó cũng là lý do mà Voltaire và Friedrich II Đại Đế thường chửi bới những kẻ cuồng tín! Bạn có thể xem bài này cho "đỡ tức" để chứng kiến cảnh một tên giáo sĩ phản nghịch bị thẳng tay xử giảo! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:59, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

có lẽ do việc làm tu sĩ nên khiến cho Plutach tin vào thần thánh phết nhỉ:)):)), mà xem phim đó xong mới thấy sự ngu muội và mù quáng của tôn giáo thời kì đầu, tôi cũng đọc bên en thấy hành vi tàn ác của những kẻ đó, đặc biệt hành vi phá hủy thư viện là k0 thể tha thứ được, biết bao nhiêu là tác phẩm cổ có giá trị bị phá hủy:)--nemo (thảo luận) 05:06, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đương nhiên là sự nghiệp giáo sĩ của Plutarchus đã khiến ông tin vào những gì thần thánh như thế, nhưng Herodotos cũng có kể nhiều chuyện điềm báo ra phết, tỷ như sự ra đời của Cyrus (trong khi Plutarchus thì của Alexandros)! :)) Thực chất bà này ko hẳn là có thái độ chống đối tôn giáo nhưng đầu óc cuồng si của những tên cuồng tín đã làm cho chúng nó giết bà ta một cách tàn bạo như vậy! :)) Còn những quyển sách cũ thì tiếc đứt ruột!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:11, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Một phần nữa là sự thắng thế của đạo thiên chúa khi mà vua theodosius chính thức cấm đoán đạo đa thần, lúc này đế chế quá yếu để có thể kiểm soát được và phải dựa vào tôn giáo để kiểm soát dân chúng mà, nếu k0 thời kì trước làm gì có những trường hợp thiên chúa giáo làm loạn tàn sát người như thế mà k0 bị xét xử nhỉ:):)):)), vụ tàn sát người do thái trong đó là một ví dụ, -nemo (thảo luận) 05:17, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dĩ nhiên là nếu Theodosius I ko có cái lệnh đó thì còn lâu mới có những vụ tàn sát như vậy! Theo tôi biết từ sau thời Julianus là La Mã đã suy yếu và dần phải dựa vào Ki-tô giáo! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:24, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ông Julianus tà dại phải k0 ấy nhỉ:)):)),ông này vì quay lại thờ đa thần giáo nên bị giết thì phải, theodosius I bị điên thì phải thế mà ông ta vẫn được coi là đại đế:)):))--nemo (thảo luận) 05:27, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng là Hoàng đế Julianus, còn việc ông đó bị chết do sao thì vẫn còn là tranh cãi! Theodosius I này nói thật hẳn là đám nịnh thần tụng ông ta là Đại Đế! Ông này ko phải là một vị Hoàng đế kiệt xuất! Không thể tưởng tượng nỗi truyền thống lâu đời và đáng tự hào của nền văn minh La Mã cổ mà ông ta dám thẳng tay vùi dập một cách nhẫn tâm như vậy! Thật là quá đáng! :)) Tất nhiên, cái Giáo hội nhiều lần là cường quyền, dã man nhưng tôn giáo thì ko, trong lịch sử châu Âu tôn giáo đã gắn liền với những tình yêu nước rất cảm động như người thương binh Phổ hát vang lên bài Thánh ca trứ danh sau cuộc đại thắng vang dội tại Leuthen (1757)! :)) Ko có một Giáo hội nào làm mưa làm gió ở nước Phổ hết, song tôn giáo gắn liền với tinh thần ái quốc nồng nàn của nhiều danh tướng thời đó! :)) p/s Hình như phim "Agora" nó làm theo quan điểm bà này là người hoang dâm thì phải, đời sau có nhiều ý kiến về bà ta trong đó có người nói bà ta là hoang dâm! :)) :)) :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:34, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

chắc ti chưa xem phim này, bà này cả đời dành cho việc nghiên cứu dạy học nên k0 kết hôn, trong phim cũng được vài anh thích;));)), chắc tại ảnh hưởng của bà đến nhiều nhân vật quan trọng nên bị bôi xấu như vậy, mà bài pyrros tôi thấy chỗ ghi khi cuộc chiến với người La Mã xảy ra thì ông này 30 tuổi, điều nay mâu thuẫn--nemo (thảo luận) 10:10, ngày 22 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

1) Hypatia: Phim đó nghe nói là bả mê một thằng nô lệ chứ ko thèm 1 anh triết gia yêu bả! Còn bả "hoang dâm" thì đương nhiên ko có nghĩa là bả ko "kết hôn" rồi, nhưng có lẽ ko hợp lý lắm vì tôi (phỏng đoán) là phải trên 3 người mới gọi la hoang dâm được! 2) Pyrros: ông đến Ý năm ông ta 38 tuổi mà, tôi ko hề biết là ông ta lên đường lúc 30 tuổi và phải chăng tôi đã đánh máy nhầm! Viết về ông cũng có 2 cuốn từ điển có giá trị rất cao (1 trong số đó bạn đã từng thấy với biểu tượng chiến binh Hy Lạp bắt nạt nữ chiến binh Amazon!), những từ điển như thế rất nên dùng khi viết về thế giới Hy Lạp - La Mã cổ đại! :)) 3) Alexandros: Tôi thấy ông thật quá sức tào lao khi đốt đi cái thành cổ Persepolis, dù lão tướng Parmenion đã khuyên ngăn, đã thế sau khi đốt rụi đến lúc hối hận thì lại... mang 1 ông Tổng đốc ra xét xử! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:51, ngày 22 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

ti nên xem phim đó để biết chính xác:)):)), bạn nói đúng đấy, nếu có những tác phẩm như thế thì rất tốt, mà tôi thấy ông Alexander có vấn đề sao ý;));)), xem phim và đọc truyện thấy toàn làm chuyện tào lao vớ vấn;)):)),nhất là khi say rượu--nemo (thảo luận) 03:12, ngày 23 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi thật chẳng hiểu lý do gì mà Alexandros lại lôi viên Tổng đốc ra và kết ông này tội xúi quẩy đốt thành cổ Persepolis??? Và cũng chẳng hiểu tại sao Parmenion nói thế mà Alexandrosko nghe ??? Những cuốn từ điển như thế nó chuyên nói về Hy Lạp - La Mã cổ đại, cho nên có nhiều thông tin bổ ích! Khi viết về Pyrros nó tổng hợp từ nhiều tác giả như Arrian, Plutarchus, Diodorus Siculus, v.v...! :)) những thông tin rất có giá trị như sau cuộc vây hãm Eryx thì Pyrros bị quân Carthage đánh bại ở Lilybaeum! Sau cùng khi người Sicilia mời đến đánh Pyrros thì đại quân tinh nhuệ Carthage kéo đến thì Pyrros đập cho họ một trận nên thân nhưng chiến thắng thật quá lừng lẫy này vẫn ko thể giúp ông ta trụ lại Sicilia! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:08, ngày 23 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

cũng giống vụ giết Parmenion, cleitos, rồi vụ giết hết dân ở một quốc gia khi Haephaiton chết,rồi đi băng qua sa mạc Gordesian khiến hàng chục ngàn người chết, ngoài ra alexandros thích uống rượu và xúi bẩy thi uống rượu khiến vài chục nguơuif bỏ mạng....tiếc là những tác phẩm như vậy ở việt nam là rất ít, tôi vừa đọc một quyển trong đó nói ở Athen rất chuộng đồng tính:)):)), hèn gì trong phim 300 thấy Leonidax nói rằng người Athen là lũ đồng tính;));))--nemo (thảo luận) 04:16, ngày 23 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Alexandros thật là quá ham rượu, ham rượu kinh khủng! Đã thế còn bị đàn bà xỏ mũi khi một kỹ nữ xúi đốt thành cổ Persepolis rồi đến lúc hối hận ko lôi nó ra xử! :)) :)) Bạn đọc ở VN hay sach nước ngoài kể người Athena là đồng tính? :)) Người Thebes cũng có đồng tính nổi tiếng "Đội thần binh" đấy! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:29, ngày 23 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

sách của ông tác giả nước ngoài nhưng dịch ra tiếng việt, trong đó nói những đứa trẻ 10 tuổi rất có gía!!!, nền chính trị Athen có lẽ đã có tình trạng đồng tính lan tràn, hehe, hy lạp cổ đại chuộng tình yêu đàn ông phết nhỉ;)):)),cả mấy ông macedon nữa--nemo (thảo luận) 04:32, ngày 23 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

He he, thế giới Hy Lạp và La Mã cổ đại ko hề cấm đồng tính, và thật ra nhiều danh nhân của họ cững đồng tính như Epaminondas, Alexandros, Caesar, Hadrianus,...! :D Nhưng hình như Tướng quân Pericles đâu có đồng tính? Người Sparta có lẽ ko đồng tính mấy và ở nước này ở những cái lễ đàn bà được trần truồng nhảy múa nữa! :)) Và ko biết Ledinhthang thế nào chứ chúng ta hơi bị ít biết về Philopoemen của Liên minh Achaea, có lẽ phải có bài viết về Tướng quân Philopoemen trên WP chúng ta! :)) p/s Tôi có đánh giá rằng người Sparta sau bại trận ở Leuctra cũng giống như người Thổ Nhĩ Kỳ sau khi đánh thành Viên năm 1683 vậy, đều bị mất thế mạnh liệt cường nhưng ko phải là vô dụng, càng ko phải là hoàn toàn vô dụng! Cần nhớ chính người Sparta đã giết được Epamonidas, và sau trận đánh quyết liệt này người Thebes ko bao giờ dám lên mặt với người Sparta! 1 ví dụ điển hình nữa thể hiện qua việc quân Sparta đánh tan nát quân Macedonia của Korrhagos làm Hộ Quốc công Antipatros phải cứu viện! :)) Người Thổ Nhĩ Kỳ sau đại bại tại thành Viên cũng từng đánh bại được người Nga và người Venezia vậy! :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:22, ngày 23 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, tôi có sách của Plutach về ông này, tôi sẽ đưa lên, tiếc là không có mạng ở nhà:(--nemo (thảo luận) 07:27, ngày 24 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nghe nói một viên tướng La Mã ủng hộ xây dựng tượng đài của Tướng quân Philopoemen, phải ko nhỉ? :)) p/s Hì hì, trên kia bạn có nói cái điều thú vị là "quen biết nhiều người thì có khi bị nghĩ là hoang dâm", thực ra cái này rất đúng tuy nhiên ý kiến "một nữ khoa học trẻ trung và hoang dâm" lại là do 1 người cận đại dẫn ra! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:49, ngày 24 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ông nào thế Ti nhỉ:)):)), còn cái tượng đài để tôi xem lại sách xem sao, hỏi ti chút, vương quốc Bosporus nên để tên thế nào là đúng, đang băn khoăn:D--nemo (thảo luận) 08:55, ngày 24 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái này tôi ko biết nhưng nghe 1 thành viên WP khác kể là tướng La Mã khuyến khích xây dựng tượng đài Philopoemen! Các vua Bosporus là người nửa Đông phương nửa Hy Lạp hả bạn? Nếu đúng vậy thì nên cân nhắc việc "Hy Lạp hóa" cái tên! :)) p/s Các tôn giáo thánh thần đúng là cũng có điều đáng ghét, tỷ như sự đàn áp dân Do Thái của các vua nhà Seleukos, nhưng nếu quy cái chiêm bao nào cũng là tôn giáo thì ko đúng đâu: bạn có thể đọc bài Giấc mơ để thấy những câu chuyện li kỳ từ cổ chí kim về chiêm bao của các nhân vật lịch sử, trong đó có những bậc anh quân thánh chúa! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:59, ngày 24 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

quan điểm của tôi thì không tin vào mộng mị làm gì:)):))--nemo (thảo luận) 00:38, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hì, nếu bạn đã đọc sẽ thấy Quốc vương Friedrich II Đại Đế là vị vua có tư tưởng Khai Sáng (coi trọng Lý Trí) mà ông đã công nhận các chiêm bao của ông thấy người xưa hiện về, cũng như những giấc mộng khủng khiếp sau khi bạn ông là Katte bị tiên vương trảm quyết! Tất nhiên, mộng của ông này ko mang tính chất thần thánh, ma quỷ như các vị đế vương thời cổ đại! :)) p/s Tôi đang tính dịch bài diễn văn vung xích chó của Hoàng đế Xerxes I trong buổi thiết triều của ông ta vào Wikipedia vì nó rất hùng hồn, biểu dương uy dũng của dân tộc Ba Tư và những chiến công của các bậc tiên hiền liệt tổ (Cyrus, Cambyses và Darius)! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:24, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ti cứ dịch đi, nếu đó là nguồn đáng tin, mà có lẽ đáng tin kia mà, vì là lời của Xexes, tôi đang bổ sung bài Philopoemen và alexandros trong thời gian rỗi này:), cố gắng dược bao nhiêu thì tốt--nemo (thảo luận) 11:19, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái đó là Herodotos trích lại lời Xerxes I trước khi chinh phạt Hy Lạp. Ông ta đã mở nhiều buổi thiết triều để hỏi ý về việc đánh Hy Lạp hay là ko? Có một Hoàng thân cứ phản đối liên miên như khi nằm mộng thấy 1 con ma dọa dẫm thì Hoàng thân này hoảng sợ phải nghe theo Xerxes I, từ đó cuộc Chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư lần thứ hai! Bài Philopoemen tôi sẽ xem, ko ngờ Tướng quân oanh liệt 1 thời thế mà lại chết nhảm bị người Messene giết, có vẻ hơi giống Cyrus Đại Đế nhỉ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:49, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)) cái đoạn co ma đó trong tác phẩm du hành cùng herodotos cũng có đưa vào đấy, đọc thấy củ chuối thật:)):)), philopoemen anh hùng thế cũng k0 tránh khỏi số phận bi thương:))--nemo (thảo luận) 12:16, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re: Alaric I sửa

Đoạn đầu mà bạn thêm vào hơi dài dòng, thuộc về lịch sử Visigoth. Như nhắc nhở bên Wikipedia tiếng Anh, đoạn này hẳn là lấy từ sách. Mình muốn lược bớt đi.

thế để mình bớt đi, nên giữ lại nguồn gốc gia đình của Alaric--nemo (thảo luận) 05:55, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hy Lạp, ma quỷ với chả anh hùng! sửa

  1. Vấn đề là nếu các vị vua xứ Bosporus là người Hy Lạp thì nên để tên Hy Lạp! Bạn nên yên tâm đi vì người La Mã đâu có kỳ thị Hy Lạp (các danh nhân lịch sử La Mã như Scipio Africanus, Hadrianus, Julianus Kẻ Bội giáo và Heraclius) đều khoái Hy Lạp mà, giống như là Friedrich II Đại Đế thích viết tiếng Pháp và ghét Goethe vậy)!:)) Mà này, các vị vua xứ Bosporus có dòng máu phương Đông ko nhỉ?:))
  2. Thú thật tôi chẳng hiểu nỗi tại sao con ma đó lại cứ bắt Xerxes và vị Hoàng thân nọ phải đánh!:)) Tôi thấy có học giả cho rằng con ma là do Mardonius đóng giả về đêm len lỏi đến hù Xerxes chơi đấy!:)) Bạn rất cần chú ý rằng Xerxes trao long bào cho vị Hoàng thân kia và đưa ông này lên ngủ ở long sàn là để ông này giả làm Xerxes xem coi con ma có nhận ra ko, thế mà nó còn nhận ra thì Mardonius chứ ai vào đây?:))
  3. Philopoemen có vẻ chết nhục chứ ko chết vinh, giống như Cyrus Đại Đế, Pyrros, Marcus Antonius, v.v... này nọ vậy!:)) Mới nói ko nên quá thượng võ mà nên văn võ song toàn là vậy! Julianus Kẻ Bội giáo có nói rằng những danh nhân võ công văn trị (như Marcus Aurelius) vĩ đại hơn hẳn những danh nhân võ công chói lọi như Julius Caesar, Augustus và Traianus vì tuy oách đến thế như ba vị lãnh tụ quân sự này tóm lại vẫn còn thua xa Alexandros Đại Đế! Trong khi Marcus Aurelius vừa võ công mà vừa viết sách triết lý cực hay, điều này khiến cho Alexandros Đại Đế ko thể hơn ông vậy! --> Nên tôi thích Friedrich II Đại Đế là vì thế, ông này là một trong số những vị anh hùng ko bị chết nhục do hoàn thành được những tham vọng hiếu chiến của mình và ko bị mất chúng đi!:)) Cứ thiên tài quân sự cho quá ko phải là hay, chúng ta hãy nhớ rằng Napoléon - do quá ư là ngạo mạn - đã bị nhân dân Nga - do có ý chí kháng chiến kiên cường - đánh cho đại bại tại Borodino!:))
  4. Cambyses có rầy Kroisos vì đã cố vấn Cyrus Đại Đế đánh người Massagetae và đem lại cái chết bi thảm co ông, vị Hoàng thân phản kháng sự hiếu chiến của Xerxes cũng lặp lại sự kiện thê thảm này! Nhưng người Ba Tư có vẻ vẫn chẳng coi Cyrus Đại Đế quá ư là nhục nhã: xem ra Herodotos đã thể hiện được tinh thần của Bái Hỏa giáo thời đó là ko trọng nam khinh nữ!:)) Vì thế Cyrus Đại Đế bị bà Nữ hoàng giết ko làm cho người Ba Tư cảm thấy e thẹn, tủi nhục...!:)) Tôi cho rằng Philopoemen chết cũng nhục ko kém về người Messene ko hề là bá chủ Hy Lạp bao giờ, khác với người Achaea thời đó!:))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:01, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

về cái chết của Philopoemen có thể ti cho đó là bị nhục nhưng nên chú ý chút: Philopoemen trong hoàn cảnh đó đã quyết định đi chặn hậu để cứu sống từng chiến binh, ông bị vây quanh bởi vô số kẻ thù, nhưng chúng không dám lại gần và đã ném đá vào ông, sau ông bị đầu độc chết vò dân Messene kinh sợ ông, tôi thấy cái chết của philopoemen không nhục chút nào, vì ông đã hi sinh bản thân mình để cứu nhiều người khác--nemo (thảo luận) 14:57, ngày 9 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hà, hơi hơi giống Friedrich II Đại Đế lúc cố gắng giữ lấy chính chân mình tại Kunersdorf, sẵn sàng chịu hy sinh! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:08, ngày 9 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chính xác:D, vị tướng luôn biết lo cho binh lính mới thật sự là người tài:)--nemo (thảo luận) 15:11, ngày 9 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế thì cái chết của Philopoemen đã làm vang lên âm hưởng của khúc anh hùng ca thay vì sự nhục nhã rồi! Những vị danh tướng đều phải được đền đáp xứng đáng chứ! Người Achaea sau khi Philopoemen hy sinh đã đánh cho giặc nó bẹp dí! Còn vụ Friedrich II Đại Đế cố kìm chân của chính mình tại Kunersdorf thì một vài chiến binh đã cứu vãn được ông đấy! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:22, ngày 9 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)), qua điều đó ta thấy cả Federich và philopoemen nhận được sự quý mến đến như thế nào rồi:)):)), mà không biết ông thống chế nào đã ủng hộ việc bảo vệ những bức tượng của philopoemen nhỉ:):), trong sách chả thấy nói tên gì:)--nemo (thảo luận) 15:31, ngày 9 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Liệu ông đó chính là người nói Philopoemen là "người Hy Lạp cuối cùng"? :)) Sau trận đánh thảm khốc nêu trên thì Friedrich II Đại Đế cũng đã "tái xuất giang hồ" chứ ko hề bị lung lay! :)) Còn được lòng dân cũng chính là cái đã mang lại cho Kutuzov những trận thắng vang dội trước quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng như chiến thắng của Quân đội Nga tại Borodino! :)) Tôi ko rành lịch sử Hy Lạp thời sau đó lắm nhưng hình như chủ nghĩa anh hùng Hy Lạp bị suy sụp sau thời Philopoemen (đúng như ngoại hiệu "người Hy Lạp cuối cùng của Philopoemen) nhưng "tái xuất giang hồ" thời Đế quốc Đông La Mã và cuộc khởi nghĩa chống Thổ Nhĩ Kỳ, có sự hỗ trợ của nhà thi hào Lord Byron chẳng hạn! :)) Riêng về các mặt ngoài chính trị, quân sự, ngoại giao thì Hy Lạp vẫn còn những vĩ nhân đấy, tỷ như Diodorus Siculus hay Plutarchus! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:37, ngày 9 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng là sau thời Philopoemen, hy lạp gần như biến mất khỏi vũ đài chính trị như một thế lực, thay vào đó là mấy ông La mã,:)):))nên tên xưng trên có thể coi là đúng:)):)), tôi thì không rõ lịch sử trung cận đại nhiều lắm:)):)) --nemo (thảo luận) 15:46, ngày 9 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trong cuộc khởi nghĩa Hy Lạp vào thế kỷ thứ 19 đã thấy nhiều trận đánh hào hùng, vang danh, cũng như tuy cái đội hình phương trận đã lỗi thời từ quá ư là lâu rồi nhưng họ có nhắc lại xây dựng đội hình phương trận trong lần này đó! Ngoài ra theo tên "Đội thần binh" của người Thebes họ cũng gầy dựng nên một "Đội thần binh" riêng! :)) Tư tưởng ái mộ Hy Lạp cũng gắn liền với những danh nhân lỗi lạc của các trào lưu Khai Sáng và Lãng Mạn! :)) Ngoài ra, tranh vẽ của người Âu - Mỹ về Hy Lạp - La Mã qua các thời kỳ Cổ Điển, Lãng Mạn, Hiện Thực, v.v... đều mang những nét riêng về thời đại mà họa sĩ sống, do đó hai nền văn hóa Hy Lạp và La Mã thực sự đã mất nhưng về tinh thần thì luôn luôn tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử văn nghệ! Ngòi bút Lord Byron cũng thật hào hùng máu lửa! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:59, ngày 9 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
))mấy ông ấy định xây lại đội hình phalnx sao;));)), trào lưu phục hưng cũng khôi phục lại văn hóa Hy lạp La Mã, và là nền cho trào lưu khai sáng thì phải:)), --nemo (thảo luận) 16:04, ngày 9 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Trong trận đánh kịch liệt đó thì Đội Thần binh đã chiến đấu dũng mãnh nhưng đều bị thất bại thảm thương trước vũ lực khủng khiếp của người Thổ Nhĩ Kỳ! :)) Trào lưu Phục Hưng khôi phục cả Hy Lạp - La Mã Đa Thần giáo và Hy Lạp - La Mã Ki-tô giáo cổ đại, đến thời kỳ Khai Sáng thì tôi thấy tỷ như vị vua - hiền triết - chiến binh Friedrich II Đại Đế: vị vua này có vẻ chuộng Hy Lạp - La Mã thời Đa Thần giáo hơn là thời Ki-tô giáo! Một nhà thi hào còn có viết: "Niềm huy hoàng Hy Lạp, tự hào La Mã", và so với các nền văn minh cổ xưa cũng huy hoàng ko kém như Assyria, Babylon và Ba Tư thì họ quan tâm Hy Lạp - La Mã hơn nhiều! Ở bất cứ một trào lưu, một thời đại văn nghệ nào thì họ cũng luôn tôn vinh công đức của những Traianus hay Marcus Aurelius, cũng như người Á Đông xưa luôn ca ngợi các ông vua hiền Nghiêu, Thuấn vậy! Riêng Ai Cập thì văn nghệ phương Tây cũng ko quan tâm bằng nhưng nổi tiếng rầm rộ lên nhờ các cuộc khảo cổ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:13, ngày 9 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đó có lẽ là vì nền văn minh Hy lạp sau này là la Mã đã tồn tại lâu dài và sự ảnh hưởng của nó lan rộng khắp châu Âu, chứ k0 như các nền văn minh còn lại, và ảnh hưởng của cả đế chế Byzantine nữa:)) cũng như văn minh trung hoa trải dài khắp phía đông châu Á,--nemo (thảo luận) 16:19, ngày 9 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ồ, Hy Lạp - La Mã kinh điển cũng có thời Đa Thần giáo và có thời Ki-tô giáo trong khi Assyria và Babylon thì diệt vong luôn còn Ba Tư thì lại tái xuất giang hồ mạnh mẽ nhưng dưới đức tin Hồi giáo! Dường như người Hồi giáo cuồng tín hơn người Ki-tô giáo nên họ không thiện ý lắm với việc tôn vinh các bậc anh hùng thời thượng cổ, chứ có mấy ông Giáo hoàng đã ca ngợi công ơn của Traianus và cả Marcus Aurelius đấy! :)) Nói chung là nền văn hóa Hy Lạp - La Mã thời Đa Thần giáo có thể hòa nhập với thời Ki-tô giáo hơn trong mắt người phương Tây, chứ nền văn minh Ba Tư thời Bái Hỏa giáo thì ko hòa nhập bằng trong mắt người Hồi giáo! Tương tự Ai Cập cũng nằm dưới vó ngựa của người Hy Lạp, người La Mã, người Ả Rập và người Thổ Nhĩ Kỳ nên khó thể nhớ tới nền văn minh xưa kia! Nhưng may cho họ là vị bạo chúa khét tiếng Selim I đã ko thể phá nổi các Kim Tự Tháp hùng vĩ! :D Hà hà, người Nhật đời vua Minh Trị có ý định chuyển 1 mớ truyền thống cổ Hy Lạp - La Mã sang nước họ đấy! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:31, ngày 9 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), nhưng họ đã dập nát mũi tượng nhân sư và lấy lớp lát ngoài kim tự tháp để xây thành cairo:)):)), lúc đầu đa thần giáo La mã và hy Lpaj bị phe ki tô giáo chống phá ác liệt lắm chứ,, sau này thì cũng đỡ dần:)):)),
Hì, dù sao thì Đa Thần giáo và Ki-tô giáo đều là người La Mã nên cuối cùng họ phải đỡ hơn người Hồi giáo đàn áp Bái Hỏa giáo, vì sự kiện này gắn liền với cuộc càn quét của người ngọai tộc (người Ả Rập) vào Ba Tư! :)) Còn sự tàn phá mà bạn nêu ra là do một tên phá rối người Ai Cập dòng Sufi (bị hành quyết) hoặc là do quân xâm lược của độc tài Napoleon gây ra, chứ ko phải là bạo chúa Selim I (ông này hơi giống Xerxes I)! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:22, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh,:)):)), ti xem bài valentinian II bên en rồi giúp tôi bổ sung một vài đoạn được không:))--nemo (thảo luận) 13:11, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bài Valentinianus II được đấy, tôi sẽ xem sao! Ông vua này chả tài cán gì đâu, khác với Valentianus I, Gratianus và Theodosius I! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:19, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), bị đưa lên ngôi từ quá nhỏ, lại nằm trong tay người khác, ông này khác gì Honorius sau này đâu :)):))--nemo (thảo luận) 13:25, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Hà hà, tôi thấy có vẻ càng về cuối lịch sử La Mã (tính từ thời Cộng Hòa cho đến năm 1806) ngày càng thiên về chế độ cha truyền con nối hơn thì phải! Nếu tôi ko lầm thì cái này là do Marcus Aurelius, Constantinus I hoặc là Valentinianus I đề xướng! :)) p/s Theo tôi biết là vua Gratianus ăn chơi sa đoạ thôi chứ ông ta khá giỏi quân sự đấy chứ, dù ko thể sánh bằng vua cha Valentinianus I! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:33, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, tôi thấy ông ta đánh đuổi được người Alamani, thế nên đoạn bên en thấy bảo là ông ta thiếu kĩ năng quân sự là hơi mâu thuẫn, nên tôi đã xóa khỏi bài viết:), vụ cha truyền từ thời vespanianus chứ nhỉ:)), cho titus mà--nemo (thảo luận) 13:42, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chà, chiến công này lừng lẫy lắm đấy, nên việc bạn xóa câu đó tôi cũng đoán được! Vespanianus truyền ngôi cho Titus nhưng rất may Titus là một bậc anh quân! :)) Phải nói đúng hệ thống lịch sử La Mã thật là lộn xộn! :)) Chứ Vương triều Hohenzollern trị vì nước Phổ từ năm 1701 cho đến năm 1918 mà ko có 1 ông vua nào bị giết, đúng là hiếm có! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:51, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có một điều đặc biệt ở phổ là tính trung thành của các địa chủ, quý tộc phổ vào những vị vua của họ, họ luôn luôn tin tưởng kể cả trong những hoàn cảnh nguy ngặt nhất trong chiến tranh napoleon chẳng hạn:)):)),tiếc là titus chết quá sớm và bản thân ông k0 thể có được tình yêu của mình:)--nemo (thảo luận) 13:59, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Người Phổ thời đấy thường có tinh thần thượng võ, kỷ cương và tuân phục! Những điều này khiến cho người Phổ chiến thắng được vài cuộc chiến tranh tàn khốc ở thế kỷ 18 do vua chúa Áo khi đó luôn phải bị chi phối ít nhiều bởi một đám quý tộc! :)) Ngay cả khi Napoleon thắng thế mà họ đấu tranh bảo vệ thành Kolberg rất anh dũng! :)) Titus là một bậc anh quân quá mẫu mực nhưng quả là xui xẻo vì ông cũng ko thể thoát khỏi cái số phận "Năm Tứ đế" đó! Cô Nữ hoàng xứ Judah đó cũng xinh đẹp và mọi chuyện kết thúc thật đáng tiếc! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:27, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi vừa viết thêm bài về Gratianus:D, ti có thể giúp tôi làm mục định hướng được không:D--nemo (thảo luận) 14:38, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đã xong! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:47, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hi, thank ti nhiều:D--nemo (thảo luận) 14:48, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Gratianus giỏi quân sự nhưng có vẻ tư cách đạo đức của ông này ko tốt nên ko được lòng người! Chứ Traianus sở dĩ được lòng dân 1 cách chưa từng thấy là do ông rất công minh, đức độ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:04, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thực chất thì vào cuối thời đế chế La Mã, khi mà đế chế suy yếu, những hành động của Gratianus bị coi là báng bổ, không quan tâm đến quốc gia, bị ghét bỏ là phải:):)) --nemo (thảo luận) 15:11, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mới nói ko biết được lòng dân là vậy! :)) Cyrus Đại Đế, Traianus, Friedrich II Đại Đế đều thành công nhờ được lòng người! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 01:22, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)), nhưng có vẻ thời La Mã thì được lòng quân đội mới dễ làm vua;))--nemo (thảo luận) 03:15, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Cyrus Đại Đế, Traianus, Friedrich II Đại Đế, Kutuzov, v.v... cũng đều rất được lòng ba quân và điều này cũng là một nhân tố quan trọng đến những chiến công hiển hách của họ, tỷ như Friedrich II Đại Đế ở Leuthen hay Kutuzov ở Borodino! Mà ở La Mã đâu vua nào được lòng toàn quân bằng Traianus đâu nhỉ? :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:43, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hình như là có ông Marcus Antonius cũng được lòng dân sao ấy:)):)), chưa kể đến Augustus hình như cũng thế--nemo (thảo luận) 03:46, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Augustus là một lãnh tụ rất mực kính yêu của nhân dân La Mã mà, nên ông luôn được vinh quang! Marcus Antoninus vì vụ "Nữ hoàng Đông phương" nên mất lòng người, dần dần tôi thấy người La Mã rất hay bị ám ảnh mấy "Nữ hoàng Đông phương" như thế! :)) Còn vua Nerva thời Ngũ hiền đế xem ra lại được lòng toàn dân hơn là toàn quân! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:52, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

nerva vốn k0 có thành tích gì nổi tiếng trong quân đội thì phải, nên có thể hiểu là ông k0 được quân đội coi trọng, người La Mã rất lo sợ mấy nữ hoàng phương đông sau vụ Cleopatra;));)), họ cấm kết hôn với người ngoại quốc mà--nemo (thảo luận) 04:00, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nerva đối với nhân dân thì cũng tốt đấy chứ nhưng có vẻ ông này thật quá ư là hiền đức, thiếu sức lôi cuốn và thuyết phục để có thể cầm đầu ba quân (bởi lẽ ông ta ko quen làm tướng!)! Trong khi vua Alexandros Đại Đế năm xưa nổi tiếng là kết hôn với người ngoại quốc thì người La Mã lại cấm chỉ, mà đến đầu đời vua Aurelianus thì có Nữ hoàng Đông phương là Zenobia thân chinh khởi binh đánh La Mã tơi bời! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:08, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Người La mã có vẻ rất coi trọng nòi giống La mã của mình, nhưng dần thì họ cũng xóa bỏ sự phụ thuộc nguồn gốc La mã, còn vụ kết hôn này chắc chỉ ngăn cấm mấy ông vua hay tướng lĩnh;));)), vì họ sợ bị người ngoại quốc cai trị;))--nemo (thảo luận) 04:15, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xem ra người La Mã hồi trước hơi "phân biệt chủng tộc"! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:42, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), ti xem xã hội La Mã và quân đội của nó thời kì trước cải cách của Marius thì thấy đấy, gồm cả quân La mã và quân đồng minh:):))--nemo (thảo luận) 04:45, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Trong các đồng minh La Mã tôi thấy có người Sparta là dễ thân cận nhất: đến khi thành Sparta bị người La Mã chiếm thì họ vẫn sống theo lối sống quân phiệt truyền thống của họ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:51, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi cũng k0 rõ người Sparta sau này bị La Mã cai trị thì thế nào nữa:):))--nemo (thảo luận) 04:55, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thành Sparta rơi vào tay quân La Mã khi quân Achaea đại bại! Tương truyền, khi dân man rợ Goth trên đà thắng trận tại Hadrianopolis mà đánh sâu vào nước La Mã thì một nhóm dân quân Sparta đã đánh tan tác người Goth để báo thù cho ông vua xấu số Valens! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:57, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)), chắc đánh được một ít ông người Goth;));)) đến cướp bóc Sparta--nemo (thảo luận) 07:01, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Điều này thể hiện sự dũng mãnh còn sót lại của truyền thống dân tộc Sparta! :)) Ơ, mà này, Traianus mà danh thơm ko bao giờ phai thì tôi nghĩ liệu ông này ko có/làm gì đó "nhạy cảm" nên vẫn giữ được danh tiếng bền bỉ? :)) Thật kỳ lạ trong khi những chuyện "nhạy cảm" ko phải là dễ tránh khỏi đâu! (như Ledinhthang có phản ảnh tại đây trước thắc mắc này của tôi)!!! :D :D :D Chứng tỏ Traianus thật hiền đức hiếm có ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:21, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ở thời La mã- Hy Lạp, những chuyện liên quan đến giới tính của họ là bình thường:)):)), ở những xã hội như athen đều có, ngay cả La Mã đều k0 ngoại lệ, chỉ sau này khi đạo thiên chúa thắng thế thì nó mới coi đó là " nhạy cảm";)):)), coi là tà đạo, thế nên vụ Traianus thì coi là bình thường mà:)):):))--nemo (thảo luận) 07:54, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ko, Traianus hình như đâu có tội tình gì về tình dục nhưng như bạn phản ảnh đấy thôi, bà nữ học giả có lẽ đã mời nhiều khách (nam giới) đến ăn tối nên bị bảo là hoang dâm! :)) Những chuyện như thế thành ra nhạy cảm, nhưng ko phải là dễ tránh khỏi! Traianus thật quá siêu phàm nên ko có gì nhạy cảm chăng? :)) Nên nhớ rằng Tòa Thánh và toàn thể người châu Âu thời Trung Cổ rất mến mộ Traianus! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:58, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), cái này thì cũng chịu:)), nguồn tư liệu mà chúng ta có được là rất hạn chế:), nên cũng k0 theer biết rõ hơn được:)--nemo (thảo luận) 08:02, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Traianus hình như có đồng tính luyến ái! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:03, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Traianus sửa

thì hình như vụ này đã nói rồi đấy:)):)), --nemo (thảo luận) 08:07, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn đang nhầm lẫn giữa hai Hoàng đế Traianus với Hadrianus đấy (đã nói về Hadrianus)! :)) Chuyện tình gay của Hadrianus nổi tiếng hơn Traianus, vì tôi thấy có người còn đặt ngang hàng chàng Antinous với chàng Adonis năm xưa! Tôi đã nhầm tên hai "ông tướng" này mấy hồi nhưng bây giờ đã phân biệt được Adonis với chả Antinous! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:18, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

hờ, tôi cứ nhầm hai ông này:)):)), còn ông traianus thì chưa thấy tài liệu nào ghi ông ta gay cả sao ý:)):))--nemo (thảo luận) 17:05, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Như đã nói, anh chàng đó vô danh và ko tầm cỡ như Antinous với chả Adonis! :)) Số là vì Hoàng đế Hadrianus phong Antinous lên ngang hàng với Adonis vậy! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 17:10, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

mà hình như Traianus không có con đúng không nhỉ, --nemo (thảo luận) 02:02, ngày 12 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ko! Có 1 bà vợ thôi, đã mang tro cốt của Traianus về khi vị Hoàng đế này qua đời trên bước đường về kinh! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 02:12, ngày 12 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vậy ti có tài liệu nào nói ông này bị đồng tính chứ;))--nemo (thảo luận) 02:23, ngày 12 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xem Lịch sử La Mã của nhà sử học vĩ đại Cassius Dio! Theo đó Traianus mê trai và rượu! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 02:26, ngày 12 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)), lắm ông đồng tính thế nhỉ:))--nemo (thảo luận) 02:27, ngày 12 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Hi hi, nhiều nhân tài đều là là người đồng tính đấy! Traianus, Hadrianus thì nằm trong "Ngũ hiền đế" xịn quá rồi còn gì, ngoài ra Leonardo da Vinci, Friedrich II Đại Đế, Tchaikovsky, v.v...! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 02:36, ngày 12 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

giống như câu chỉ có đàn ông mới mang lại hạnh phúc cho nhau ấy nhỉ=)):))--nemo (thảo luận) 02:43, ngày 12 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hơ hơ, Traianus vẫn giữ khuôn phép chứ ko giở trò đồi bại, tổn thương đến các chàng trai (lời kể của Cassisu Dio)! Đúng là anh quân đồng tính! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 02:53, ngày 12 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Như kiểu của Alexandros và Haephaiton phải k0:)--nemo (thảo luận) 02:55, ngày 12 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng vậy! :)) Mà hình như người La Mã xem những cuộc chiến chống người Parthia và người Sassanid là sự kế thừa của những chiến thắng của Alexandros Đại Đế trước người Achaemenes thì phải (Traianus có nói rằng ông ko thể tiếp bước Alexandros Đại Đế do tuổi già sức yếu, trong khi Heraclius được tôn vinh là người đầu tiên đánh bại hoàn toàn quân Ba Tư kể từ thời Alexandros Đại Đế)! :)) Tôi có viết thêm về Flavius Aetius của Hy Lạp, xem ra đã có điềm báo trước về cái chết của Tướng quân! :)--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:52, ngày 12 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

mà mấy ông La Mã đâu phải lúc nào cũng thắng đâu:)):)),trận Carrhe thua thảm ra đấy:)):)), heraclius thì lúc đó do Ba Tư có loạn nên mới dễ dàng thế--nemo (thảo luận) 02:26, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi đang chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp (năm cuối rồi) nên tạm thời dừng mọi dự án lại, thi xong mới làm tiếp :))--Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 11:30, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Hì, đến cả Heraclius cũng làm nên chiến thắng kiểu Pyrros, nói thật ra chẳng người La Mã nào làm được như Alexandros Đại Đế đâu! Heraclius suýt nữa thì đã mất cả thành Constantinopolis và đâu có tiêu diệt được nhà Sassanid! Traianus có chinh phạt những phần đất rất quan trọng và lần át được Triều đình Ba Tư --> gần bằng chiến công của Alexandros Đại Đế vậy, nhưng Hadrianus cảm thấy ko giữ nổi đất này nên tự giao trả cho người Ba Tư! :)) Sau Valerianus còn nhục nhã đầu hàng vua Ba Tư nữa kìa! :)) p/s Mời bạn chiêm ngưỡng cảnh các cận thần của vua Aeakides mang Hoàng tử Pyrros đi chạy loạn! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:18, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Pyrros và Philopoemen sửa

  • Coi như Pyrros của WP tiếng Việt đã áp đảo WP tiếng Anh. Pyrros nói chung có những tình tiết trước khi ông lên ngôi từ từ làm sao vì dù sao thông tin cơ bản của ông cũng quá đầy đủ rồi!
  • Về Philopoemen, mình sẽ nghiên cứu thêm khi có thời gian! Bạn cứ tha hồ viết theo tài liệu của bạn, khi nào rảnh mình bổ sung thêm! Phải viết đủ cái chính yếu về các nhân vật, thế mới theo tinh thần của Tôn Tử và Friedrich II Đại Đế!:))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:12, ngày 1 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok, ti nói rất đúng:))--nemo (thảo luận) 12:13, ngày 1 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chính vì chưa đủ tinh thần "Biết người biết ta" và Philopoemen nên tôio chưa dám bổ sung bây giờ! p/s Tôi thấy Plutarchus có viết về mấy ông vua Sparta đấy, chúng ta có thể đưa lên WP khi nào rỗi! Tuy coi Agesilaus II là ông vua đánh thuê nhưng hình như Plutarchus ko có quan điểm tương tự với Pyrros - có người coi là vị vua đánh thuê của người Tarentum! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:19, ngày 1 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

có Lycugus và Agesilaus được Plutarch viết và tôi có bài viết này, dạo này cũng đang bận, nên chả có thời gian mấy, hôm nay mới lên được đấy:(, hi, có gì tôi sẽ cố gắng đưa lên sớm ngay:D, agesilaus đánh thuê cho người Ai cập chống quân Ba tư đấy ti à:D--nemo (thảo luận) 12:29, ngày 1 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Và cả Agis IV nữa, bạn có ko? Lycurgus ko phải là vua! :)) Bản dịch tiếng Việt của Plutarchus hẳn là dịch từ một bản tóm lược của chứ ko phải là văn bản gốc và văn bản gốc (tiếng Hy Lạp, Anh) của Plutarchus! Có điều họ hay dịch các chỉ huy quân sự Hy Lạp - La Mã là Thống chế thì ta ko nên áp dụng, vì theo tôi biết thì chức vị này chỉ có ở các quốc gia cận - hiện đại (tỷ như các Thống chế Defflinger, cha con Leopold xứ Anhalt-Desau, Lehwaldt, August Wilhelm xứ Brunswick-Bevern, Blücher, Hindenburg của Phổ; ở Đông Âu và châu Á thì gọi là Nguyên soái)! Leopold von Ranke cho rằng Pyrros kéo quân đến Tarentum là vì nghĩa lớn chứ ko phải là đánh thuê cho người Tarentum, trong khi có lẽ chẳng ai biện hộ vua Agesilaus II được! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:35, ngày 1 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

có cả agis, đúng là bản của tôi là bản tóm lược, nó k0 có những chi tiết mà ti bổ sung:))--nemo (thảo luận) 11:34, ngày 2 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

À, còn ông tướng kêu gọi ko phá tượng đài Philopoemen là Lucius Mummius Achaecus - người đã dẫn quân chinh phạt thành Corinth vào năm 146 trước Công Nguyên!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:05, ngày 2 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

à thì ra là vậy:)), he, mà các bài viết về mấy ông sparta ý, tôi nghĩ là ta sẽ viết giống pyrros, đó là sẽ dịch từ bản tiếng anh rùi bổ sung sách, thế sẽ hay hơn:D--nemo (thảo luận) 03:37, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Agesilaus II và Agis IV đều có bài rất/khá tốt ở en.WP, ta nên dịch hết! Đến việc đưa sách Plutarchus vào sau, sau đó tung thêm mấy sách ngoài Plutarchus sau! Xong! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:54, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok, thế ta nên bắt đầu thui:D--nemo (thảo luận) 03:55, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng là chủ nghĩa anh hùng! Lucius Mummius nghe nói có gây tội ác với nhân dân khi đánh chiếm thành Corinth nhưng vẫn phải kính nể Philopoemen anh dũng! :)) Ít thấy ông anh hùng nào của Plutarchus mà chết sướng như Agesilaus II! Khà khà! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:12, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ông mất trên đường trở về và được ướp xác trong rựou nữa thì phải, chết bình an như timoleon:)):))--nemo (thảo luận) 04:14, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Và còn được người Sparta làm lễ an táng trọng thể! Timoleon hình như là vị bạo chúa thì phải? :)) Eo ơi, đã đại bại tại Leuctra mà người Sparta còn tổ chức cái lễ 'gymna... gì đó nữa, nhỡ quân Thebes nó đánh luôn thẳng vào thành Sparta trong lúc đó thì khổ quá! :)) :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:21, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

à,:)) cái lễ chúc nhau người nhà chết trận đây mà, củ chuối thật:)):)), mà lúc đó ở sparta cũng dang có âm mưu nổi loạn nữa chứ, timoleon có anh trai là bạo chúa, chính ông đã giết anh trai mình, sau đó giải phóng Syracuse khỏi tay của bạo chúa và quân Carthage:))--nemo (thảo luận) 04:27, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo tôi biết thì trong lễ này các cô gái phải trần truồng múa, mới nói quân Thebes mà nó ập đến thì khổ lắm...! :)) Mà sao xứ Syracuse hay bị hết vị bạo chúa này đến vị bạo chúa kia cai trị thế nhỉ? :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:31, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vì nó là thành bang quan trọng nhất ở Sicily của người Hy Lạp mà, mạnh nhất, giàu có nhất, ảnh hưởng nhất:)), đến cả Athen cũng thèm muốn:))--nemo (thảo luận) 04:34, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hơ, nhưng mà hình như mấy ông đó tự xưng là bạo chúa rồi chứ đâu phải cái từ "bạo chúa" là người ta đặt cho đâu nhỉ? :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:40, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Họ bị coi là bạo chúa chứ thời xưa mấy ai tự coi mình là bạo chúa đâu:)):))--nemo (thảo luận) 04:58, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Các WP là trung lập thế cũng dùng họ là bạo chúa chứ ko viết là vua, ví dụ như là bạo chúa Machanidas thay vì vua Machanidas chẳng hạn ! Từ đó tôi mới nghi danh xưng của họ là như vậy, tỷ như chế độ Nga hoàng có danh xưng "Hoàng đế và Đấng cầm quyền chuyên chính của tất cả nước Nga"! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:03, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thường thì các bài viết về các vị vua cổ đại trên wiki, ta sử dụng phần lớn từ các nguồn cổ đại, vì thế danh xưng của các vị vua là do các tác giả này cung cấp còn mấy ông bị coi là bạo chúa ấy, tôi thấy họ dùng danh hiệu basileois mà--nemo (thảo luận) 05:11, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hà hà, chắc cùng lý do với việc tại sao en.WP lại đặt cho Hoàng đế Julianus là Julianus Kẻ bội giáo (en:Julian the Apostate) dù cái tên này thật sự không trung lập! Kiểu như là vì tên đó nghe quen thuộc! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:13, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

haha:)):)), chuẩn đấy:)):))--nemo (thảo luận) 05:17, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hi, mấy pharaon cuối Vương triều thứ 20 chẳng có công trạng và có lẽ còn bị thao túng quyền hành bởi đám tăng lữ ở Thebes nữa thì phải! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:34, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, những ông vua này cai trị ngắn ngủi và quyền lực trong tay lính đánh thuê Lybia và tăng lữ:)):)), mà viết bên en toàn từ ngữ khảo cổ khó hiểu quá:)):))--nemo (thảo luận) 05:36, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Các bài pharaon rất rắc rối ở văn phong khảo cổ! :)) Khoảng sau khi pharaon Ramesses III mất thì Ai Cập cổ suy dần, dù có hưng thịnh trở lại đời các pharaon Necho II, Amasis II...! p/s Tôi đọc en.wiki thì thấy họ viết Timoleon là bạo chúa, vậy có lẽ là ông trị vì theo kiểu độc tài sáng suốt của Friedrich II Đại Đế! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:03, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng là sau khi ramses III qua đời thì ai cập hoàn toàn suy yếu:):), mà tôi thấy plutarch ca ngợi timoleon là người đa khôi phục lại nền dân chủ ở syracuse sao lại bị coi là bạo chúa nhỉ:))--nemo (thảo luận) 10:32, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo tôi biết từ tyrant xuất phát từ τύραννος trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là vua của một thành phố! Vả lại, ta có thể thấy trường hợp của bạo chúa Hiero II được quân đội và nhân dân bầu lên sau khi vua Pyrros rời khỏi Syracuse vào năm 275 trước Công Nguyên! Do đó, chưa chắc các vị tyrannos là người xấu! :)) Ai Cập về cuối cũng có thời hưng thịnh của Psammetichus I, Necho II và Amasis II, thậm chí Nectanebo I cũng phát triển văn minh ra phết! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:57, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

thì danh xưng bạo chúa thừong do các nhà văn hy lạp la mã cổ đại đặt cho các nhân vật này mà, giống như các vị vua của Bosporos thực chất là những vị vua rất tài năng đấy:)), ai cập thời sau cũng k0 có thành tựu nổi bật như các vị vua Ramses II hay thusmosis III được:)):))--nemo (thảo luận) 11:00, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có đấy! Necho II đánh thắng quân Do Thái tại đúng nơi Thutmosis III khi xưa đại phá quân Kadesh, còn Amasis II thì đánh lui quân Babylon và đứng vững trong trận Thymbra giữa liên quân Lydia - Ai Cập và quân Ba Tư! Từ bạo chúa với cái nghĩa tôi nêu ra ở trên thì có lẽ ý các nhà sử học xưa bảo các vua này là vua của dân thành thị chứ ko hẳn là có ý xấu! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:06, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái ý nghĩa của từ Tyrant này ta cần phải xem lại:)):)), necho đánh bại quân do thái trong trận Megido thì phải:)):)--nemo (thảo luận) 11:15, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nên nhớ tyrant/despot/absolute monarch thực chất ko hẳn là người xấu mà họ là những quân vương độc đoán, bởi lẽ điều này ko hề đồng nghĩa với việc họ ko phát triển kinh tế đất nước, mở rộng bờ cõi và cải cách này nọ...! :)) Đúng là trận đánh Meggido! :)) Nhưng nếu Amasis II sống lâu hơn nữa thì rất có thể ông ta sẽ có số phận giống như Heraclius vậy! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:18, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)), nhắc đến Heraclius, ông này nổi được cái vụ dẹp loạn và đánh bại quân Ba tư, sau đó bị quân hồi giáo đánh cho đại bại:)):)), thật là thảm--nemo (thảo luận) 11:29, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
Thực chất chiến thắng quân Ba Tư của Heraclius là thắng lợi kiểu Pyrros vì ông ta mất nhiều nhân lực nhưng không chíêm nổi trại lính của người Ba Tư! :)) Thảm bại của ông đó trước quân Ả Rập là rất thiệt thòi, với nhiều hậu quả lâu daì! :)) --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:34, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, cũng nhờ Ba Tư có nội loạn nữa:)):)), mà ta nên xem xét viết cái định nghĩa về bạo chúa nhỉ:), k0 thì còn nhiều tranh cãi quanh cái này:))--nemo (thảo luận) 11:45, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, Heraclius suýt nữa mất cái kinh kỳ Constantinopolis! :)) Ko, bạo chúa với nghĩa hiện nay thì yên tâm bởi lẽ các vị Quốc vương (king), Hoàng đế (emperor) hiện nay vẫn có bị viết là tyrant nhưng ko với nghĩa là chức vị trị vì! Tỷ như ta có thể viết Nero, Domitianus... là bạo chúa nhưng vẫn phải thường viết họ là Hoàng đế! :)) Chỉ có các nguyên thủ của đảo Sicilia hay của Sparta thời kỳ cuối... (VD: bạo chúa Nabis) mới là trường hợp đáng coi lại! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:54, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, à k0, ý tôi là k0 biết cái định nghĩa bạo chúa là được viết trên wiki tiếng việt chưa nhỉ:)):)), mà thường thường nó dùng cho các quốc gia nhỏ kiểu thành thị hy lạp là thường xuyên hơn--nemo (thảo luận) 11:57, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chưa có, nhưng bên en.wiki thì có đấy (Xem en:tyrant) bạn ạ! Đó là theo thể chế chứ có lẽ ko phải thành bang nào cũng có bạo chúa! Đơn cử là các nền Dân quốc Athena và Thebes và nền Chính trị đầu sỏ Lacedaemon, loại trừ thời kỳ "30 tên bạo chúa" tại Athena và các bạo chúa Machanidas và Nabis tại Lacedaemon! :)) Vấn đề là chính thể của các Nhà nước của các vị bạo chúa đấy, chứ ko phải là cứ có thành bang ở đâu là có bạo chúa tại đấy! :)) Và ý nghĩa thiện hay ác thì chúng ta cũng thấy rõ là các vị bạo chúa Timoleon và Hiero II rất được lòng toàn dân! :)) p/s Bạn nên nhớ khi viết về các pharaon Ai Cập nên có sự hạn chế cao độ với Herodotos vì ông này viết về Ai Cập cùi bắp lắm! Trong bộ sử Ai Cập của Manetho thì ông có phê bình Herodotos đấy! :)) Rất có lẽ Herodotos ko rành ngôn ngữ Ai Cập cổ nên bị lâm vào tình trạng "tam sao thất bản" khi ông nghe mấy tăng lữ Ai Cập cổ kể chuyện, chứ Manetho lại chính là một tăng lữ và ông viết bộ sử đồ sộ của mình theo lệnh của Triều đình Ptolemaios khi ấy! Thế cũng đủ thấy là Herodotos thua xa Manetho về lịch sử Ai Cập cổ đại! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:54, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi thấy herodotus toàn viết về hy lạp và ba tư nhiều hơn là ai cập, có lẽ đó là chủ đề chính của ông, cũng như manetho ông này chỉ thấy viết về các pharaoong hay plutach cũng chỉ viết về hy lạp, la mã thôi đấy:)):)), --nemo (thảo luận) 10:15, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Công tác khảo cổ của các nhà Ai Cập học thời nay cũng thường tham khảo Manetho nhiều hơn là Herodotos! Manetho viết một bộ sử rất đồ sộ, dĩ nhiên là chỉ về một nước là Ai Cập, nhưng kiến thức vững chắc và có thể sánh với bộ sử La Mã vĩ đại của Livius! Nghề chính của Plutarchus thì là các tiểu sử cá nhân, về cái "tôi" của các danh nhân lịch sử, hơn là lịch sử giống như Herodotos, Manetho và Livius! Herodotos là viết nhiều nhất (Ba Tư, Hy Lạp, Ai Cập, Scythia, Amazon, v.v...) chứ như về Ai Cập cổ thì đã minh bạch trắng đen là Herodotos thua xa Manetho! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:20, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, lại còn viết nhiều khi hoang đường nữa chứ, manetho cũng viết nhiều khi không rõ ràng lắm về vài ông vua ai cập nhưng nhìn chung là tương đối đủ các triều đại:))--nemo (thảo luận) 10:33, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng vậy, tỷ như Manetho có nhiều pharaon vĩ đại như Senusret I, Seti I và Ramesses II trong khi Herodotos có 1 pharaon cực kỳ vĩ đại là Sesostris - rất hoang đường! :)) Bộ sử của Manetho đã được đánh giá cao và tin dùng bởi các nhà Ai Cập học! :)) Mà này, tôi ko rõ kẻ đã xóa bỏ bộ luật của Lycurgus là ai vậy? Agesilaos II hay là Leonidas II? Và tôi thấy có người xem Agesilaos II là ông vua biết đạo đức Sparta mà sao có bản ghi là kẻ đi ngược với truyền thống của Lycurgus! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:52, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Agesilaos II, Lysandros, Agesipolis I và Cleombrotos I sửa

Người phá bỏ truyền thống của Sparta là tướng Lysandros, khi mà ông ta đem của cải của chiến thắng từ người Ba tư về, bản thân Agesilaos cũng phá bỏ truyền thống khi mà tuyên chiến liên tục với một kẻ thù đó là người Thebes vì người Sparta lo rằng kẻ thù có thể học được đường lối chiến tranh của họ--nemo (thảo luận) 11:00, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lysandros cũng rất cà chớn, hiếu chiến! Còn thêm hai ông vua bị xem là phá hoại truyền thống Sparta nữa là Areus I và Acrotatus II! Người Sparta sợ bị kẻ thù học được sách lược, binh thư là rất đúng vì Tôn Tử có nói: "biết người biết ta, trăm trận không nguy", và một khi người Nga và người Aó học hỏi được kế hoạch quân sự của Friedrich II Đại Đế thì họ giáng cho ông ba đòn thê thảm tại trận Kolín, Hochkirchen và Kunersdorf! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:23, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)), Federich thua đến mức suýt nữa muốn tự tử, lysandros và agesilaos tranh giành quyền lực và ảnh hưởng của nhau làm cho nhà nước Sparta chia rẽ, chính lysandros định âm mưu lật đổ nhà vua nhưng đã chết trước khi tiến hành và sau khi mà thua trận Leutra tại sparta cũng đã có bạo loạn, agesialaos đã đề nghị giết toàn bộ những kẻ nổi loạn mà k0 xét xử, điều này trái với truyền thống sparta chỉ vì lức đó đang lọ sợ kẻ thù có thể tấn công:))--nemo (thảo luận) 11:36, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
Lysandros đang đỉnh cao huy hoàng tự dưng... tử trận, hi! :D Agesilaos II có lẽ đã quá mạnh tay! Thực ra Agesilaos II lúc mới lên ngôi vua là công cụ của Lysandros vì trước kia ông ta mong muốn Agesilaos II sẽ nghe theo sách lược của ông ta và do đó là con bài của ông ta! Nhưng kể về Thế vận hội Olympic thì quả là triều Agesilaos II cũng có thành tích đáng phục (Cũng chính trong cái môn đua ngựa này Philippos II đã chiến thắng và đem lại điềm báo về sự bất khả chiến bại của Alexandros Đại Đế)! :)) Còn Friedrich II Đại Đế thì ông có tâm lý rất Khắc Kỷ nên những chiến bại còn mang lại cho ông tâm trạng u sầu hơn cả sự thật, dù sau trận trên ông đều hồi phục nhờ có nhiều nguyên nhân khác nhau!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:47, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thực ra lúc đầu Agesilaos cũng rất tôn trọng Lysandros, nhưng rồi thấy Lysandors được mọi người ca ngợi coi trọng hơn cả ông, một vị vua Sparta nên ông cảm thấy ghen tị và bắt đầu chống lại những kế sách của Lysandros nhằm hạ bệ ông ta, chính Agesilaos đã phong cho Lysandros chức phụ trách đầu bếp hoàng gia=)):)), cả 2 người đều có sai lầm,--nemo (thảo luận) 11:51, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chứng tỏ cả hai đều hiếu chiến + tham lam! Trận Leuctra thì lại là lỗi của Agesilaos II và Cleombrotos I!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:57, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng vậy, cả hai đều bị tham vọng làm cho mờ mắt, agesilaos quá vì tình cảm quá nhân nên làm suy yếu Sparta,như vụ chiếm thebes, rồi tấn công athen, ngay cả hạm đội sprata cũng giao cho em rể mình chứ kh0 phải những vị tướng lão luyện --nemo (thảo luận) 11:59, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hừm, Cleombrotos I có vẻ là "cấp dưới" của Agesilaos II!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:06, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có lẽ vai trò của một trong hai vị vua ở sparta k0 quá nổi bật--nemo (thảo luận) 12:15, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi thấy đáng nhẽ ông này cứ "khoanh tay rủ áo" thì hay hơn là nghe lời Agesilaos II đến chuốc họa vào thân! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:21, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

nhưng agesilaos chơi thân với mấy ông giám quan, nhà vua lại phải nghe lệnh điều phái của mấy ông đó;)):)), k0 đi sao được--nemo (thảo luận) 12:26, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thực ra rõ ràng là Agesilaos II giỏi hơn Cleombrotos I nhưng ông đã già yếu nên mới sai vua kia đi như thế! Vua Agesipolis I đồng trị vì với Agesilaos II buổi đầu (và là anh trai của Cleombrotos I) cũng khá tài giỏi nhưng chết năm 380 trước Công Nguyên! Chính ông vua này đã gọi Agesilaos II về Hy Lạp khi ông đi chinh chiến đánh Ba Tư mà Chiến tranh Corinth lại bùng nổ! Tình hình Sparta thật giống Phổ - Đức, rất mạnh về quân sự nhưng nghèo về tài nguyên và có quá nhiều lân bang để phải đấu tranh! :)) p/s Tức cười thật, người Hy Lạp hay tạc tượng nam nữ trần truồng thế mà sự thật thì lại phạt tiền vì cái tội trần truồng ra trận, dù là lập chiến công hiển hách! D: D: D: --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:55, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

bản thân nhà nước sparta là nhà nước quân sự như phổ:)), cái vụ phạt đó là khi quân thebes tấn công phải k0 nhỉ:))--nemo (thảo luận) 11:05, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thì do quá nhiều láng giềng nên họ mới phải vũ trang thật nặng để sinh tồn! Đúng là vụ đó là khi quân Thebes tấn công, nhưng quân Sparta chống trả anh dũng và đại thắng! :)) Tôi nói thật tôi rất ngạc nhiên khi người Hy Lạp lại ngược đời giữa nghệ thuật và hiện thực như vậy! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:27, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

truyền thống sparta là ra trận là phải mặc áo giáp, khi đó quân thebes đến bất ngờ nên anh chàng kia vì muốn bảo vệ tổ quốc nên không mặc áo giáp thôi:)), nhưng có một điều mà sparta khác phổ đó là chưa bao h sparta trở thành một đế quốc hay có thể thống nhất hy lạp như macedonia đã làm--nemo (thảo luận) 11:38, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dù sao thì anh chàng đó cũng được người Sparta ca tụng nhiều, chứ ko chỉ có phạt thôi đâu! :)) Phổ chừng nào thống nhất Đức họ mới làm Đế quốc chứ trước năm 1871 họ là một trong năm liệt cường Âu châu chứ ko phải là Đế quốc, còn Sparta chưa thống nhất Hy Lạp nhưng dưới triều Agesilaos II và anh em Agesipolis I, Cleombrotos I thì họ là bá chủ của toàn Hy Lạp đấy! :)) Mà cũng không thấy ông vua cùng trị vì với Areus tiến hành chống chọi với Pyrros ra sao nhỉ? Hình như ghi nhận lịch sử Sparta về liên lạc, giao tiếp giữa hai vị vua của họ hơi bị ít, và tôi ko rõ là các ông ấy có đóng cùng 1 đô ko hay là có hai kinh đô khác nhau? Đồng thời, Sparta cũng đạt thành tích lẫy lừng trong Thế vận hội Olympic thời Agesilaos II nhưng ko thấy ông vua cùng trị vì với ông này có "mặt mũi" gì trong các kỳ Thế vận hội! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:46, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

vị vua đồng trị vì với aureus chính là kẻ đã mời pyrros đến đó;)):)), sparta chỉ có một kinh đô duy nhất thui mà--nemo (thảo luận) 11:49, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cleonymos là người nhà Agis ko được truyền ngôi chứ ko phải là vua! Có lẽ ngành sử học Hy Lạp cổ đại khi kể đến công trạng/tội lỗi của vua nào thì kể thẳng luôn vua ấy chứ ko có phản ứng của vua kia! Ngoại trừ một số ít trường hợp như Cleombrotos I nghe lời Agesilaos II mà thân hành cầm quân tại Leuctra hay mâu thuẫn giữa Leonidas II và Agis IV!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:52, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

À, quên, nhầm lẫn chút:)), có thể thấy sự mờ nhạt của các vị vua này,một phần nữa là lịch sử của chính bản thân sparta không được ghi lại nhiều nên ta không biết rõ nó--nemo (thảo luận) 11:59, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Athena luôn luôn gây hấp dẫn hơn Sparta! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:07, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

nếu ti là một học giả, ti thích một thành phố của văn học nghệ thuật hay một trại lính^^--nemo (thảo luận) 12:10, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng là thành phố văn hóa - nghệ thuật dễ lôi cuốn hơn thiệt!^-^--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:13, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

^^, athen là nơi mà tất cả các học giả cổ đại đều muốn đến:) còn sparta cấm người nước ngoài^^--nemo (thảo luận) 12:15, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bị cái là thật pótay.com khi mấy vị danh tướng Athena là Miltiades và Themistocles đều bị sa ngã về cuối đường đời của mình!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:18, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Themistocles bị lưu đày vào cuối đời thì phải, ở athens mấy ông lãnh đạo đấu đá nhau cũng ác liệt:)):))--nemo (thảo luận) 12:27, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Miltiades ko hề thua một trận đánh nào mà chỉ không chiếm được cái đảo của người Hy Lạp thân Ba Tư thôi mà đã bị đi đày! Còn Themistocles là do ông này có thái độ ghét Sparta nên mang họa vào thân! Bó tay với cách đối xử của người Hy Lạp đối với những vị anh hùng có tầm vóc lớn đến thế!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:31, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)), người athens lo sợ cái chế độ độc tài được lập lại nên bày ra cái trò bỏ phiếu:)):))--nemo (thảo luận) 12:41, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nếu tôi ko lầm thì điển cố kể vua Theseus là người thiết lập dân chủ tại Athena! Nhưng có điều là ko hiểu sao có bản ghi ông này đánh bất phân thắng bại với người Amazon trong khi theo tôi biết thì ông ta đánh thắng được người Amazon đấy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:45, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời


Bá tước, Công tước sửa

Bạn xem dùm bài AnthemiusFlavius Honorius của tôi coi có chỗ nào cần sửa ko thì chỉnh luôn một thể, nhân tiện giúp tôi dịch lại đúng nghĩa tên mấy chức vụ như comes, magister militum, patriciusconsulate nhé, thank!--Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 14:04, ngày 9 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ti:theo sách của Plutach thì người amazon giao chiến với người athens trong bốn tháng nhưng k0 phân thắng bại cuối cùng họ buộc phải kí hòa ước, có thể coi đó là thất bại, vì họ lẩn trốn khắp nơi trên đường trở về để tránh nỗi hổ thẹn thua trận--nemo (thảo luận) 10:28, ngày 9 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Oh! Vậy thì ít ra lợi thế nghiêng về quân Athena! Còn comes thì tạm thời ta nên để tiếng Latinh! p/s Bạn đã đọc câu chuyện rất nực cười của Herodotos về việc Gyges soán ngôi Candaules chưa? Cái này ko biết ai đúng hơn vì Plutarchus có viết khác: rằng Gyges được một viên cận thần hỗ trợ mà xách động bạo loạn đánh bại Candaules!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:16, ngày 9 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

ông đó là ông tổ của dòng họ croesus nhỉ:)--nemo (thảo luận) 05:15, ngày 11 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng vậy! Plutarchus có viết về truyện này, nhưng mâu thuẫn với Herodotos! Theo Herodotos là do cái trò nham nhở của Candaules, nhưng theo Plutarchus là đảo chính cung đình thường tình!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:51, ngày 11 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi thấy nguồn của plutarch vẫn khá tin cậy hơn vì tác phẩm của ông thường viết rất cẩn thận, không dựa vào qua nhièu thần thánh hóa hay mơ hồ kiểu herodotos--nemo (thảo luận) 05:55, ngày 11 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Plutarchus viết học thuật nhưng mang tính đời thường hơn Herodotos, song cái mánh khóe của Herodotos là ông thường thử nghiệm với tập quán của một nước nào đó trước khi viết về hành động của người nước đó! Tỷ như vụ Candaules: Herodotos dễ tin vì Candaules đã vi phạm phong tục của người Lydia cổ, trong khi Plutarchus viết về cuộc biến loạn cung đình thì chẳng có gì là khó tin!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:25, ngày 12 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cuộc đời của Herdodotos có thể dẫn chứng cho điều này, ông đã đi rất nhiều nơi, nên thấm nhuần tập quán ở các nước đó sau cùng lại qua đời ở nơi đất khách quê người, mà bàn về chức vụ của đế chế La Mã chút, từ comes= bá tước, nhưng k0 rõ việc sử dụng từ bá tước liệu có đúng với lịch sử k0, tôi thấy trong bài theodosius I có sử dụng--nemo (thảo luận) 11:29, ngày 12 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhưng Herodotos viết về Ai Cập có nhiều sai sót dù đã đến tận nước đó và tham vấn các tăng lữ Ai Cập, điều này ta có thể biện minh là do hạn chế về ngôn ngữ thời đó - dẫn đến hiện tượng "tam sao thất bản"! Nếu bạn đã đọc bài Lê dương La Mã sẽ thấy đã có chức "Công tước", vậy gọi ông Theodosius Già là "Bá tước" cũng OK! p/s Tôi thấy các tư liệu ko thống nhất về việc vị Hoàng đế nào đã cấm đoán Thế vận hội Olympic thời cổ đại, nhưng giác đấu thì hẳn là Honorius cấm!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:35, ngày 12 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hình như justian I hoặc theodosius I đã cấm thế vận hội olympic vì nó là của người đa thần, còn vụ cấm võ sĩ giác đấu thì Marcus aurelius cấm đầu tiên thì phải:)), hôm trước xem lại gladiator thấy phim nó bảo thế;)):)), tôi thấy mấy chức bá tước thường sử dụng ở thời cận đại nhiều hơn, có lẽ nên đọc bên en một chút xem thế nào,:):))--nemo (thảo luận) 11:42, ngày 12 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Người ta cho rằng Theodosius I hoặc là Theodosius II đã cấm Olympic! Theo chính sử thì võ sĩ giác đấu đã bị Constantinus I cấm lần đầu tiên nhưng bất hiệu lực, và Honorius cấm đoán hoàn toàn! Công - Hầu - Bá - Tử - Nam là một loạt các tước hiệu chính thức ra đời ở thời kỳ phong kiến chứ ko phải là thời cận đại! Thời phong kiến ở châu Âu và Á Đông đều sử dụng các tước này! Riêng Nhật Bản thì đến đời Thiên hoàng Minh Trị mới ban bố Công - Hầu - Bá - Tử - Nam! Đế quốc La Mã là hệ thống chiếm hữu nô lệ chứ ko phải phong kiến, nhưng có lẽ đã có Công tước (Dux) và Bá tước (Comes)!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:51, ngày 12 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
he^^, tôi nói nhầm, định nói thời trung cổ lại ra cận đại:):)), việc sử dụng võ gĩ giác đấu đã giết chết một lượng lớn nô lệ, mà chế độ La Mã sử dụng nhiều nô lệ , càng về thời kì sau lại càng ít dần, cấm muộn quá:)):))--nemo (thảo luận) 11:57, ngày 12 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
Hi hi, chỉ riêng Nhật ra năm tước ấy muộn nhất (đúng là vào thời kỳ cận đại), giữa lúc chủ nghĩa tư bản đang phát triển! Constantinus I cấm thế đã muộn rồi nhưng các cuộc giác đấu vẫn tiếp tục cho đến tận đời Honorius! Nhưng nhiều truyền thống văn hóa cổ, quý giá (vài ví dụ là Thế vận hội Olympic và Thư viện Alexandria) mà bị cấm đoán một cách tàn nhẫn như ở các đời Gratianus, Theodosius I và Theodosius II thì đương nhiên luôn gây cho ta một cảm giác tiếc nuối, cũng giống như việc Minh Trị ban Thánh chỉ cấm đoán các võ sĩ được mang gươm vậy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:03, ngày 12 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
Các bạn xem thử bài Theodoric Đại đế của tôi nào, vị vua man rợ được gắn mác Đại đế :D, giúp tôi up luôn cái hình bản đồ vương quốc Ostrogoth trong bài này nhé, thank !.--Yakushosama (thảo luận) 09:25, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

@ti: đợt trước xem lại võ sĩ đạo cuối cùng thật cảm động đấy:) tiếc cho truyền thống nhỉ, @yaku: đã xong:D--nemo (thảo luận) 11:26, ngày 14 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đại Đế sửa

Có thành viên nói với tôi là bác ấy đã khóc khi xem phim đó đấy! Truyền thống nó luôn đi sâu và gắn liền với chiều dài lịch sử, dân tộc, do đó họ ko tiếc mới hay? Duy có những thứ đáng dẹp thì phải dẹp như Friedrich II Đại Đế cấm đoán dùng hình phạt tra tấn vào năm 1740! p/s Một quyển sách có ghi rằng sử cũ Đông La Mã viết những ông vua như Constantinus I, Theodosius I, Justinianus I là Đại Đế chỉ là để phân biệt họ với Constantinus II, Theodosius II và Justinianus II! Thú vị thật!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:38, ngày 14 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhưng cũng thấy là các ông vua đại đế đó cũng đã làm được rất nhiều việc trong việc ổn định đế chế sau này, còn mấy ông kia toàn kém cỏi cả:))--nemo (thảo luận) 11:44, ngày 14 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Các vua kế tục đó không có tài trị nước bằng và đúng là Constantinus I, Theodosius I và Justinianus I đã tạo tiền đề cho trị vì Đông La Mã! Nhưng người Đông La Mã dưới triều Hoàng đế Theodosius II đã giữ vững Đế quốc rất thành công đấy! Justinianus II cũng khá tài giỏi nhưng quá độc đoán!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:02, ngày 14 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi thấy những người được mang danh hiệu đó phải thật nổi bật như pie đại đế, federich II, ekaterina, alexander nếu không nổi bật như thế thì sao được mang danh hiệu đại đế được:) --nemo (thảo luận) 11:09, ngày 15 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có Wilhelm Đại Đế ko mang danh hiệu này lâu lắm, vì ông ta chủ yếu là dưới bóng của Bismarck! Về võ công thì cũng khá nhưng còn xa Friedrich II Đại Đế! Vua Friedrich II được nhân dân tôn làm Đại Đế khoảng vào năm 1745 sau cuộc Chiến tranh Silesia lần thứ hai, và nó thể hiện rất đúng vị vua này, thế nên trường tồn mãi mãi! Nhưng đối với Alexandros Đại Đế thì nó xuất hiện sau khi vị vua này mất chứ ko hề tồn tại lúc ông còn sinh thời! Triều Romanov của Nga thật hy hữu khi có hai vị Đại đế cách nhau không lâu là Nga hoàng Pyotr I và Ekaterina II!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:45, ngày 15 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

danh hiệu của alexandros cũng như của mấy ông La Mã đã nêu đấy:), cũng được người đời sau đặt cho nhỉ:)):))--nemo (thảo luận) 11:50, ngày 15 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mấy vị Hoàng đế Đông La Mã đó được sử sách Đông La Mã đặt cho từ khoảng đầu thời kỳ Trung Cổ! Khi ấy Đế quốc Đông La Mã vẫn tồn tại và phát triển trong khi Đế quốc Tây La Mã đã sụp đổ! Vừa ghé qua mấy cuốn sử thì thấy Constantinus I bị nhiều người "mắng nhiếc" ghê quá, ko được "thơm lâu" như Traianus!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:55, ngày 15 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

ông ta bị mắng thế nào vậy,tôi đang hỏng máy tính nên k0 làm gì được--nemo (thảo luận) 12:18, ngày 23 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đại khái người ta phê phán kịch liệt Constantinus I là tên vua tham tàn, độc địa, bất nhân bất nghĩa, phi tôn giáo nhưng vì tham vọng chính trị mà chuyển theo Ki-tô giáo! Ngoài ra, ông còn là vị Hoàng đế đã xây lắm cung điện xa hoa, áp đặt thuế đất làm khổ thần dân! p/s Xem ra Julianus dù rất hiền minh nhưng cuối cùng lại không tránh khỏi tham vọng, thành thử chuốc họa vào thân (bị một cung thủ Ba Tư hạ sát)! Đúng là hết thuốc chữa!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:41, ngày 23 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ông vua nào mà chả có tính xấu kia chứ, lúc này đạo ki tô đang thắng thế trong đế chế La Mã,việc nghiêng theo phe thắng thế là một thành công của ông ta đấy chứ,sẽ có được sự ủng hộ nhiều hơn của người dân, hình như thời kì này đã bắt đầu xuất hiện manh nha của chế độ nông nô bằng các sắc lệnh của các vị vua như contantinus thì phải, julianus bị mang tiếng xấu chỉ vì ủng hộ đa thânhf giáo mà thôi--nemo (thảo luận) 12:48, ngày 23 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hình như mầm mống chế độ quân chủ chuyên chế có từ đời vua Diocletianus thì phải! Thật ra người ta đang tranh cãi rằng ko rõ Constantinus I theo Ki-tô giáo từ trước khi lên nắm Đế quyền hay là sau trận đánh cầu Milvian? Đã có khá nhiều quan điểm rằng vị Hoàng đế này không trọng tôn giáo nhưng theo đạo Ki-tô vì tham vọng chính trị - nhưng nói khách quan thì đây quả là thành công của ông ta! Vả lại, một điều ít ai quan tâm bằng là Constantinus I cũng là một vị vua - chiến binh đại tài đã liên tiếp đánh bại quân German! Julianus là một vị vua - chiến binh kiệt xuất nhưng ông ta có chủ quan nên các quân lệnh của ông thường có sai sót! Tôn Tử có nói: "Biết ta mà không biết người, lúc thắng lúc thua", Julianus không biết rõ tình hình Ba Tư nên tuy thắng trận nhưng không chiếm nổi Ba Tư và lại còn bị cung thủ địch giết hại nữa - dù ông đâu có bị họ đánh bại! Còn về chuyện chỉ trích thì nhà sử học Macaulay có viết Friedrich II Đại Đế là bạo quân, dâm loạn (đồng tính) và làm nên tội ác nữa đến (theo bài tiểu luận rất hay của ông)!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:53, ngày 23 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mỗi ông sử gia có một quan điểm cá nhân riêng, giống như mấy ông cổ đại ghét cái này thì viết thật xấu chẳng hạn, như mỗi người chúng ta có quan niệm khác nhau đấy thôi--nemo (thảo luận) 12:59, ngày 23 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Điều đấy là đương nhiên, nhưng một số nhà sử học chỉ chửi bới Constantinus I cho sướng miệng ra, trong khi Macaulay viết Friedrich II Đại Đế là vị vua vĩ đại nhất thời kỳ Cận Đại, là thiên tài lỗi lạc! Còn Julianus thì cuộc chinh phạt Ba Tư của ông có thể so sánh với cuộc xâm lược của Cyrus vào Vương quốc của người Massagetae vậy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:09, ngày 23 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
)),cuộc viễn chinh của ông ta đã chuẩn bị thiếu kĩ lưỡng, đánh thành mà không mang theo công cụ , cuối cùng để cho kẻ thù đem quân đến cứu thành ra lại bị kẻ thù bao vây ngược lại, mà ông này tham gia chiến đấu trên chiến trường nên mới bị tử thuơng mà chết chứ:))--nemo (thảo luận) 13:18, ngày 23 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
Bị bọn cung thủ Ba Tư bắn cho trọng thương trong một đợt giao chiến dù ông không hề bại trận! Thường vây thành thì công cụ là cái rất quan trọng, mà về trò này thì Friedrich II Đại Đế cũng ko tốt gì lắm (ko hạ nổi mấy cái thành Olmutz và Dresden của địch)!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:22, ngày 23 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thời Federich đại đế dùng pháo bắn thành là có thể hạ được mà:)), mặc dù kiểu thành vauban thời kì này đã hạn chế khá nhiều sức công phá của pháo nhưng về cơ bản thì thời kì này những tòa thành ít có ý nghĩa quan trọng như thời trước--nemo (thảo luận) 13:25, ngày 23 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có điều là thời đó Quân đội Phổ khá nghèo nàn về quân trang khi vây thành, do đó có lúc thắng có lúc thua! Cũng giống như Quân đội Nga thường bị vấn đề về hậu cần và hay chiụ tổn thất khủng khiếp nên đánh các trận chiến xong thì rút lui! Trong trận vây hãm thành Kustrin (cái này trong bản dịch "Người con gái viên đaị uý" viết là "Kixtơrin") thì người Nga cũng nã pháo rất khủng khiếp nhưng không hạ nổi thành này!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:28, ngày 23 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nội chiến mĩ cũng có mấy vụ vây thành mà không hạ được đấy, quân đội nga thường trang bị rất nghèo nàn nhưng sức chiến đấu lại rất tốt đấy--nemo (thảo luận) 13:40, ngày 23 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có đến vài lần Lee phá được vòng vây của quân Bắc ở Petersburg đấy! Có trận Đồng Wagner lần thứ hai cũng là một biểu tượng anh dũng của quân Bắc, dù trận này quân Nam thắng và viên Đại tá Bắc cùng các chiến binh da đen của ông đã anh dũng hy sinh, vả lại cuối cùng quân Nam cũng đầu hàng! Quân Nga thường có vấn đề về hậu cần nhưng kể từ sau trận thắng Poltava thì họ có nhiều chiến thắng rất ấn tượng trước quân Pháp, quân Phổ và quân Ottoman! Nhờ lòng dũg mãnh của binh sĩ chứ ko phải là nhờ Bộ Tư lệnh. Tuy nhiên, lúc đánh quân Phổ thì Nga lúc thắng lúc thua, và chịu quá nhiều tổn thất, đã thế nội bộ còn chia rẽ nên không thành!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:47, ngày 23 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

nga có nhiều tướng tài nhưng lại có thời chuộng mấy ông tướng ngoại quốc:))--nemo (thảo luận) 11:11, ngày 29 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhưng thực chất ngoại quốc đó cũng có những Nguyên soái xuất sắc như Lacy và Münnich! Bạn đang đóng góp bài Julianus thì tôi thấy đây là một chủ đề rất thú vị, và cần phải phát huy nó trên WP! Traianus tuy được tiếng minh quân nhưng ko được nhiều tài như Julianus - chắc phải Hadrianus va Marcus Aurelius mới có thể so sánh cỡ Julianus! Có điều ông này đã chết vì sự hung hăng cỡ Kroisos vượt sông Halys và Cyrus vượt sông Araxes!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:36, ngày 29 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ông này rất thú vị đấy chứ:)), ti cũng tham gia viết nhé:)), tôi h mới sửa xong máy, mấy hôm nữa viết mấy ông agis và agesialaos nữa nhé:)--nemo (thảo luận) 11:44, ngày 29 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hiện nay tôi đang viết các bài trận chiến và quân đội của Friedrich II Đại Đế nên ko để ý lắm đến các chủ đề khác! Tuy nhiên, sẽ cùng quan tâm tham gia các bài cổ đại song hành với các bài nêu trên!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:48, ngày 29 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm. vậy thì ti cứ làm việc của mình đi, rồi có gì bổ sung cũng được:)--nemo (thảo luận) 11:50, ngày 29 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chủ yếu bây giờ tôi viết bài Trận Zorndorf gần xong và sắp bổ sung bài trận Lobositz hoặc là trận Rossbach gì đó tùy hứng! Còn cổ đại thì tôi đang để mắt đến các bài Julianus, Theodosius I với lại Agesilaos II! Về Hy Lạp thì bạn có thể coi sóc bài Agis IV--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:52, ngày 29 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn yên tâm, mấy bài cổ đại tôi quan tâm hết:)--nemo (thảo luận) 12:07, ngày 29 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, ko biết bạn hứng thú với thời kỳ cổ điển hơn hay là khi Ki-tô giáo thắng thế hơn? Xét mấy ông vua mới nói đúng là ko ai đa tài như Julianus! Theodosius I cũng bị coi là có tính khí bạo tàn và có thể thấy một minh chứng là vụ thảm sát đám khán giả đấy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:12, ngày 29 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

theodosius thì có vấn đề rồi, ông này tàn bạo có kém ai đâu, tàn sát dân mình vì mấy ông man rợ--nemo (thảo luận) 10:52, ngày 30 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hà, Minh Trị cũng thay đổi truyền thống cổ điển và rất ác khi hành quyết cả người không tham gia vụ phản nghịch là Kotoku Shuzui. Nhưng Minh Trị là vị vua vì quyền lợi của dân tộc và đưa đất nước từ yếu thành mạnh chứ ko đến nỗi tệ thế. Theodosius I nịnh bọn man rợ đến mức đổ cả máu dân, đã thế mấy cái cuộc Nội chiến đánh tơi bời các vua La Mã khác thì giỏi lắm trong khi đại bại trước quân Goth tại trận Thessalonica vào năm 382! Rõ là vua này có chuyện để chỉ trích chứ ko phải là ko đâu!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:33, ngày 30 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

German sửa

chính các cuộc nội chiến là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu của đế chế, người chết nhiều, thiếu lính nên các hoàng đế bắt đầu sử dụng nhiều dân rợ, từ thời cải cách của Diocletianus và contantinus đại đế--nemo (thảo luận) 10:13, ngày 31 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hình như Diocletianus là vị Hoàng đế đầu tiên cai trị theo chính chể chuyên chế thì phải? Cả Constantinus I cũng thế! Còn ko những các cuộc Nội chiến mà ngay từ đời Marcus Aurelius, quân German đã đe dọa đến Đế quốc rồi!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:56, ngày 31 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

đúng là diocletianus đã thay đổi sang chế độ chuyên chế, còn người german thì từ thời marcus aurelius thì họ vẫn k0 thể làm gì được đế chế La mã mà, lúc đó đế chế rất ổn định chỉ có giai đoạn khủng hoảng thế kỉ thứ 3 mới thực sự khiến họ trở thành vấn đề nghiêm trọng--nemo (thảo luận) 10:34, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Marcus Aurelius đã chịu vài thất bại trước quân German. Tuy nhiên, nghiêm trọng nhất vẫn là từ trận Abrittus vào năm 251 - trận này có thể so sánh với trận Hadrianopolis vào năm 378 ấy mà!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:49, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

bên en không rõ bài về ông này lắm thì phải, có thể là tôi đọc chưa kĩ chăng, nhưng tôi thấy lúc đó người German mới chỉ đe dọa biên giới chứ chưa thể định cư ngay trong đế chế gây ra các vấn đề nghiêm trọng sau này--nemo (thảo luận) 10:53, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đương nhiên là vẫn chưa trong chính quốc La Mã nhưng cũng gây khó khăn của quân đội của vua Aurelius thời bấy giờ! Người German thực chất đã đánh nhau với La Mã khi Caesar chinh phạt Gaule và từng đánh tan nát ba binh đoàn Lê dương La Mã của Augustus trong trận rừng Teutoburg! Trận rừng Teutoburg là một khởi đầu tốt cho người German vì dù sau ngày Germanicus có phản công nhưng rồi cũng không thể chinh phạt miền Germania được!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:04, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

quân la mã sau đó dưới quyền germanicus đã chinh phục rất nhiều đất đai của german thậm chí bắt được vợ của vua german đã chiến thắng trận teutoburg đấy chứ, đạo này tôi cũng k0 theo dõi thường xuyên các bài viết lịch sử cổ đại mới được, vì bắt đầu học tập nhiều, ti nếu thấy bài nào mới viết nữa thì có thể viết vào trang thảo luận cho tôi với nhé, để tôi có thể theo dõi nó--nemo (thảo luận) 11:08, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chỉ thắng nhiều trận thôi nhưng về mặt chiến dịch từ Germanicus gặp rủi ro và cuối cùng biên giới vẫn bên sông Rhine, dù cho nàng Thusnelda có bị Germanicus bắt sống thật. Có điều thú vị là tù trưởng Arminius - vị anh hùng của trận rừng Teutoburg - cũng từng gia nhập quân ngũ La Mã! Bài trận rừng Teutoburg đã viết hơi lâu hơn nhưng bây giờ tôi có để tâm đến, và cũng sẽ để ý đến sự ra đời cuả các bài cổ đại! Bài Trận rừng Teutoburg tôi cũng khá quan tâm vì nó thuộc chủ đề mà dạo này tôi hay viết là lịch sử, quân sự của nước Đức xưa nay!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:15, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hôm trước tự nhiên tôi lên đúng lúc ti viết bài này:)) nên mới biết đấy chứ:)), cũng nên viết về các dân tộc đức nữa ti à, tôi thấy bạn cũng rất quan tâm đến nước đức, một số dân tộc như người Alemani, người marcomanni cũng rất thú vị đấy--nemo (thảo luận) 11:22, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ồ, thế lúc ấy bạn có sửa đổi ko hay chỉ theo dõi thôi? Các dân tộc German cũng có nhiều điều rất bổ ích, trong đó quân Alammani và Marcomanni đã có nhiều cuộc đấu đá lớn với Marcus Aurelius và Julianus Kẻ Bội giáo, còn Frank với Tây Goth là đáng nhớ nhất vì họ góp phần đánh đổ Đế quốc Tây La Mã và tạo nên chế độ phong kiến trong lịch sử châu Âu! Tôi rất yêu thích nước Đức kể từ buổi đầu, khi Tacitus ca ngợi quân dân German là những chiến binh anh dũng, trung thành với tù trưởng! Tacitus có vẻ rất đề cao chiến thắng rừng Teutoburg và tù trưởng Arminius là vị anh hùng giải phóng dân tộc!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:30, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi chỉ xem thôi, vì dùng đt mà:)):)), tacitus là tác giả viết rất nhiều về người German cổ đại, tôi thì yêu thích la mã và hy lạp hơn mấy ông đức này^^--nemo (thảo luận) 11:31, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Người German đóng góp rất lớn với sự hình thành hệ thống phong kiến phương Tây, nhưng tác phẩm của Tacitus bị mất tích trong một thời gian dài giữa đêm trường Trung Cổ. Sự tìm thấy quyển sách quý này đóng góp rất lớn đến sự ra đời của chủ nghĩa dân tộc Đức, kết hợp với phong trào Kháng Cách của Martin Luther thời Cận Đại! Tôi thích các tộc này nhất là qua những trận rừng Teutoburg, Abrittus, Hadrianopolis và Thessalonica!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:38, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), chủ nghĩa dân tộc của người đức cũng rất mạnh, kiểu như hitler sau này dùng tuyên truyền đấy nhỉ, còn một dân tộc như người vandal cũng phải nhắc đến nữa, ngoài ra còn dân lombardi, mà mấy ông đức này toàn đánh lộn lẫn nhau cũng k0 thực sự đoàn kết lắm, khi nào có quân xâm lược mới đoàn kết thôi--nemo (thảo luận) 11:45, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Vua Chlodwig I người Frank đã mở đầu thành công công cuộc thống nhất dân tộc, nhưng tan rã sau khi Karl Đại Đế mất! Hitler tuy tuyên truyền nhưng thực ra chính quyền của ông đâu có trọng dụng tầng lớp quý tộc tăng lữ như Nhà nước phong kiến quân sự Phổ đời vua Friedrich Wilhelm I đâu, chưa kể khi đánh Áo thì đuổi tàn dư của Hiệp sĩ phong kiến Teuton đi! Trong khi Karl Đại Đế còn nối tiếp Constantinus I và Theodosius I trong việc mở mang thế lực Ki-tô giáo nữa! p/s Có sách nói quân Goth đã đánh bại vua Ba Tư Cyrus trong trận chiến cuối cùng của ông này đấy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:50, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lại một tác phẩm chém gió của ông nào thế nhỉ:)):)), charles đại đế khá tàn bạo với dân saxony nhưng đó là một ông vua giỏi và tài năng--nemo (thảo luận) 11:57, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tàn bạo vì quân dân Sachsen khi đó hết mực sùng bái tôn giáo đa thần nguyên thủy của họ, chứ quyết ko theo Giáo hội Ki-tô! Karl Đại Đế đánh dân này rất gian khổ và thương vong nhiều! Có "kẻ chém gió" này ko ai khác ngoài Jordanes, và một điều tối hậu mà tôi đã nói nhiều lần với bạn là ko ai viết đến trận cuối của Cyrus mà ko có nổ một quả bom cả! Quả bom có sức nổ kinh hoàng nhất có lẽ là của Xenophon - rằng vua này mất ở kinh đô, trên giường bệnh!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:04, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ông jordanes này tưởng viết sử La Mã cũng được đấy chứ mà sao cũng chém vậy:)):)),--nemo (thảo luận) 12:06, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Điều đó ghi nhận trong cuốn sách tuyệt hay của Jordanes về dân tộc Goth, theo đó vị Nữ hoàng giết Cyrus, cướp rất nhiều chiến lợi phẩm và thiết lập thành phố Tomis! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:09, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)), làm quả dân german chạy từ châu á sang hay dân german chạy từ bán đảo justland hay ukcrana tới persia để đánh một trận giết cyrus rồi về:)):))--nemo (thảo luận) 12:16, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Đến tính xác thực của việc thiết lập thành phố Tomis nêu trên cũng nằm trong vòng tranh cãi, thậm chí ko có bằng chứng nào cả! Nhưng thật ra ý của Jordanes là người Goth cũng chính là người Getae, mà ko rõ người Massagetae có liên hệ với người Getae ko nữa! Chứ địa lý cho thấy dân rợ Getae ko có ở Trung Á!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:36, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ông jordanes này chắc lại bắt chước mấy kiểu di cư của dân hung nô, dân sarmatian, dân alans để viết rằng dân mesagetae là dân getae sau này đây mà, theo bên rn thì có vẻ dân getae là một nhánh của dân thrace, có vẻ họ gần với dân celt nữa--nemo (thảo luận) 01:46, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có nơi coi người Hung chính là người Hồ/Hung Nô sau khi bị quân Hán do Đậu Hiến chỉ huy đánh đuổi chạy sang châu Âu, nhưng có sách khác lại viết người Hung gốc từ người Massagetae... Do đó, ko thể nói rõ người Hung là dân Hung Nô bị đánh bại đời Hán Hòa Đế được! Dân Getae ko rõ có liên hệ gì với dân Massagetae ko, nhưng tên của họ giống nhau và Jordanes ko có ý đánh đồng Massagetae và Getae nhưng ông này đánh đồng Getae với Goth. Ctesias còn viết là người Derbices, Berossus viết là người Dahae trong khi Diodoros Sikolos viết là người Scythia giết Cyrus mà!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:07, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

về gốc gác scythia, thì họ có rất nhiều bộ tộc, người dahae cũng chỉ là một nhánh thôi, như người goth, người bủgundi, người alemanni cũng là người gốc german, tôi cũng k0 rõ dân hung thế nào như sự biến mất của họ vậy. --nemo (thảo luận) 10:42, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Riêng người Massagetae thì Herodotos ko giám chắc rằng dân này thuộc tộc Scythia, dù nhiều sử gia khác bảo thế! Còn người Hung bắt đầu biến khỏi châu Âu kể từ khi bị liên quân German đánh bại tại Nedao! Các sử gia đời sau ít nói đến số phận của người Hung sau trận này! Riêng cái gốc gác của người Hung cũng là một vấn đề: ko rõ họ là dân Massagetae hay là dân Hồ bị quân Hán thời vua Hòa Đế đuổi đi, hay là cái dân nào ở Trung Á?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:53, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

có khả năng là người hung nô từ châu á cao hơn, --nemo (thảo luận) 10:58, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

He, các sử gia gán câu này cho Attila: "Nơi nào vó ngựa của ta đi qua, nơi đó cỏ không mọc lại được"! Vua Trần lúc khai mạc Hội nghị Diên Hồng có đề cập đến nội dung này, vậy xem ra từ thời đó người Á Đông đã coi dân Hung gốc từ Hung Nô rồi thì phải?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:01, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)), cái này thì còn chờ mấy ông sử học nghiên cứu thêm, tôi thấy họ phải đến từ vùng thảo nguyên của trung á, vì bản thân họ không phải dân alan hay sarmatia nên họ chắc chắn phải sống ở khu vực từ thảo nguyên mông cổ hay ít nhất là từ tây trung quốc đến, cũng k0 phải dân saka--nemo (thảo luận) 11:06, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Thực chất cái tên Hung Nô (Xiongnu) và Hung (Huns) ko hẳn là tương đồng, mà do phiên âm thế! Mà cũng chẳng có ai nói là quân Hung giết Cyrus đâu! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:12, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)), có thể cả hai là cùng trong nhóm các dân du mục ở trung á thôi:)):)), có thể xung đột về nơi sống là nguyên nhân khiến tộc huns di cư về phía tây, có một điều là dân huns biến mất nhanh như vậy thì dân cư của họ cũng k0 đông lắm--nemo (thảo luận) 11:17, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ko đông lắm, nhưng chiến tranh liên miên thế thì dân số Hung cũng dễ suy yếu thật! Một sử gia với tư tưởng là có lẽ Hung = Hung Nô thì cho rằng những chiến thắng của họ là nhờ kinh nghiệm từ thất bại trước người Hán, song dù sao thì Hung Nô đã gây nhiều phiền toái cho quân Hán mà đến cả Lưu Bang còn đại bại ở Bình Thành!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:19, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không chỉ người hung mà dân du mục luôn là mối đe dọa cho bất kì quốc gia nào, chiến thuật sử dụng kị binh của dân du mục đã đem lại thành công cho họ--nemo (thảo luận) 11:24, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có lẽ bạn còn nhớ trận Hadrianopolis khi Bộ Binh La Mã "bách chiến bách thắng" bị Kỵ Binh Goth đánh tan nát! Đó là một chiến công điển hình của Kỵ Binh đấy! Có lẽ Kỵ binh Massagetae cũng là nhân tố quyết định mang lại thất bại ê chề cho Cyrus!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:29, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

điểm yếu của quân La mã là thiếu kị binh nặng hỗ trợ đấy chứ, nhưng ti cũng thấy nhiều trận quân La mã sử dụng kị binh nặng của mình giúp đánh bại quân German khá nhiều đấy:))--nemo (thảo luận) 11:37, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng là quân Thiết Kỵ Binh La Mã rất hùng mạnh! Song, việc Bộ Binh La Mã bị xéo nát ở Hadrianopolis có ý nghĩa rất xấu với một đội quân "bách chiến bách thắng" như thế! Rõ ràng là điểm yếu của quân La Mã đã bị khai thác rõ ràng, đến cả ông vua Đông La Mã cũng trận vong! (tương tự với trận cuối cùng của Cyrus vậy!)--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:42, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ông valens này bị thiêu chết trên chòi lá:)):)), kị binh La mã thời kì này mang xu thế của cataphract và kị binh bắn cung Ba tư, --nemo (thảo luận) 11:47, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, ảnh hưởng văn hóa Đông - Tây! Còn vua Valens đó thì thật ra tiên hoàng Valentinianus I khi đánh người German cũng mất mát rất nhiều binh sĩ rồi!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:58, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Valen và valetianus là hai anh em mà, hai người cai trị hai nửa đế quốc thì quân đội của họ riêng chứ--nemo (thảo luận) 12:07, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ko, ý tôi nói là quân La Mã chứng tỏ ngay trước chiến tranh giữa Valens và người Goth đã phải thấy sức mạnh của người German: trong trận trước, quân German đánh giết xối xả quân Valentianus I mãi mới chịu rút đi! p/s Tôi vẫn chưa rõ tại sao viện Nguyên lão La Mã lại ko muốn phong Hadrianus làm Thánh đế! Traianus đã được phong làm Thánh đế!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:22, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi cũng chưa biết:)), cái này cần đọc sau:)), ngay từ thời xưa quân La Mã đã gặp thiệt hại nặng mỗi khi đánh nhau với người german rồi mà--nemo (thảo luận) 12:25, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có Germanicus ít tổn thất đấy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:31, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

germanicus tài năng mà chết sớm quá, có lẽ do tiberius ám hại--nemo (thảo luận) 12:36, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhân vật lịch sử Tiberius cũng thật lạ kỳ đấy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:42, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

con người có cả tính tốt và xấu đấy chứ--nemo (thảo luận) 09:17, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nói chung ông này là một tướng giỏi, có công đưa Đế quốc La Mã trở nên mạnh hơn, nhưng có lẽ quá ham muốn Đế quyền nên trở nên đa nghi! Nhưng cũng ko phải là ko có lý lẽ vì ở La Mã chuyện ám sát Hoàng đế là rất bình thường, cả hai vị Hoàng đế kế tục Tiberius đều bị ám hại đấy thôi!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:48, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

có lẽ ông ta lo cho sự kế vị của con trai mình chăng, mấy vụ ám sát quyền lực sảy ra thường xuyên trong đế chế La Mã--nemo (thảo luận) 09:50, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Sau khi Constantinus I giải tán đội Vệ binh Pháp quan thì tình hình có đỡ hơn chút!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:02, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong việc phế lập hoàng đế và thủ tiêu các đối thủ, là một sự đe dọa tới bất cứ ai,giải tán cũng phải, nhưng constantinus thay bằng mấy ông người đức thì phải--nemo (thảo luận) 10:07, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xem ra con người trong xã hội Tây Âu cổ đại ko hề ý thức rõ thế nào là lòng trung thành với Đức Vua!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:21, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lực lượng pretorian thì trung thành bằng tiền bạc, thời trung cổ tôi thấy sự trung thành luôn được đánh giá khá cao đấy chứ--nemo (thảo luận) 10:27, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trong xã hội phong kiến thì luôn phải có lòng trung thành với nhà vua và các lãnh chúa! Bản "Hùng ca Rolland" là một khúc tráng ca về lòng trung dũng của đẳng cấp Hiệp sĩ phong kiến!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:35, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Rolland bị dân basque giết trong lúc chặn hậu cho charlemanhe thì phải:))--nemo (thảo luận) 10:37, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hruodland là một vị Trưởng quan Biên phòng của Karl Đại Đế trong cuộc chinh phạt Tây Ban Nha! Chính nhờ sự hy sinh của Hruodland mà vua Karl đã được cứu sống! Điều đó khiến cho trận đèo Roncesvalles được huyền sử coi là một chiến thắng của quân Frank dù họ đã bại trận! Trong xã hội phong kiến Trung Cổ thì lòng trung thành với nhà vua, với lãnh chúa khác hẳn xã hội chiếm hữu nô lệ cổ đại! Mà Hruodland là một tấm gương Hiệp sĩ rất mẫu mực thời phong kiến!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:54, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mỗi xã hội có một đặc điểm riêng mà, nhưng cuối cùng đều có mâu thuẫn bóc lột gay gắt cả--nemo (thảo luận) 10:59, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thực chất tầng lớp nông nô thời phong kiến vốn là nô lệ La Mã bị người German bắt về sau khi Đế quốc Tây La Mã sụp đổ! Mà tôi vẫn ko rõ là Đông La Mã có chế độ phong kiến từ khi nào thế nhỉ?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:04, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chế độ phong kiến ở Tây âu được coi là bắt đầu từ Diocletianus--nemo (thảo luận) 11:13, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re: Parthia sửa

Ok! Cái này kể về giao thiệp giữa nhà Đông Hán và Parthia đây mà!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:51, ngày 5 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, cái này tôi k0 thạo lắm:)), mấy cái tên trung quốc bị en hóa khó hiểu quá:))--nemo (thảo luận) 11:02, ngày 5 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo "Hậu Hán Thư" thì người Parthia mua tơ lụa của Hán triều và bán cho người La Mã với lãi cao lắm! Lúc ấy vua La Mã có ý định sai sứ thần sang thông thương với người Hán nhưng Parthia luôn ngăn chặn, để cho La Mã không trực tiếp mua hàng hóa của Đại Hán được! Tuy nhiên, vua La Mã là Marcus Aurelius đã phái sứ theo đường qua quận Nhật Nam đến Đại Hán, đời Hoàn Đế! Bạn biết đã có người La Mã đi qua VN chưa?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:09, ngày 5 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

vụ này tôi đã đọc rùi:D, sau này La Mã và ba tư còn đánh nhau vì tơ lụa thời Byzantine:))--nemo (thảo luận) 11:15, ngày 5 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tiếc là lúc đấy người Việt còn bị ách áp bức, đô hộ của phong kiến phương Bắc nên khó thể tiếp cận với nền văn minh La Mã được! Tôi thấy Đông La Mã và Ba Tư có rất nhiều cuộc chiến tranh lắm đấy, mà đánh vì tơ lụa là đời Hoàng đế nào thế nhỉ? Chỉ có Julianus tôi ko rõ vị Hoàng đế đức độ này xâm lược Ba Tư vì lý gì vậy?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:21, ngày 5 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

chính là justinianus đã phái quân tiến đánh Ba tư nổ ra cuộc chiến tranh tơ tằm--nemo (thảo luận) 11:25, ngày 5 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Về việc binh thì triều vua Justinianus I có quân sĩ thiện chiến với đại tướng Belisarius tài ba, do đó họ suýt nữa lập lại được Đế quốc La Mã năm xưa! Hình như kết thúc chiến tranh thì Justinianus I được lợi về lãnh thổ nhưng phải cống tiền cho Khosrau I thì phải! Vậy coi như là bất phân thắng bại!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:42, ngày 5 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bài Majorian --> mời các bạn xem qua và cho tôi biết ý kiến nhé--Yakushosama (thảo luận) 22:55, ngày 5 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ti: vì đánh nhau với ba tư nên k0 có tơ lụa chuyển sang châu âu, dân làm tơ lụa ở syria k0 có cái ăn, justinia muốn hòa hoãn nhưng bị ba tư ra yêu cầu quá cao, đòi cống nộp, sau này có hai vị tu sĩ giúp mang tơ tằm đến châu Âu và cách nuôi luôn đấy,--nemo (thảo luận) 03:50, ngày 6 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, Ba Tư hưng thịnh đời Khosrau I mà thế nên hống hách như vậy là đương nhiên rồi! Còn tôi thấy cái vua Majorianus khá tài năng nhưng rất tiếc là chẳng thành công được, nói chung tình hình Tây La Mã sau khi Theodosius I mất phải nói là rất tệ! Lúc thì vài Hoàng đế dỏm giết mấy ông Đại tướng có taì chỉ huy, mà cũng có khi mấy ông Đại tướng phế lập như chơi vậy! Điển hình là các phế đế Majorianus và Anthemius! Đã thế còn có trường hợp chết cười là thiếu đế Romulus Augustus làm vua trong lúc chính cha mình còn làm đại tướng! Đế quốc Tây La Mã quá là tệ hơn so với Đông La Mã, khi đó hưng thịnh dưới triều vua Theodosius II!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:40, ngày 6 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

đế chế phía tây quả thực là quá yếu, có vẻ các cuộc nội chiến liên miên ở phía tây cùng với làn sóng di cư của man tộc toàn hướng đến đây đã đánh gục nó, mặc dù nó vẫn có những vị tướng rất tài năng, nhưng có vẻ các hoàng đế thường bất tài và nằm trong tay tướng rợ, ngay cả quân đội cũng tràn ngập người rợ.--nemo (thảo luận) 10:10, ngày 6 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bài Parthia bạn viết khá tốt đấy! Cố lên!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:00, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mình đang tắc mấy chỗ nguồn văn liệu cổ đại đang viết đấy, ti giúp mình với:D--nemo (thảo luận) 03:01, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn gặp vấn đề ở đoạn nào trong phần "Native and external sources"?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:10, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

hầu như cả, ti viết hộ mình phần đó được k0:D--nemo (thảo luận) 03:12, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đang viết và phân tích về việc Friedrich II Đại Đế đưa Vương quốc Phổ thành liệt cường châu Âu! Đã tạm ngưng và sẽ kiểm tra bài Parthia!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:15, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok, cảm ơn ti:D--nemo (thảo luận) 03:15, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Sắp xong rồi! Chỉ còn quan điểm của sử cũ Trung Hoa về Parthia nữa thôi! Lúc ấy người Hán hay gọi xứ Parthia là nước An Tức! Theo tôi được biết thì Hán Vũ Đế đã phái sứ đến chầu vua Mithridates II bên Parthia!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:32, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, tôi sẽ viết tiếp các phần sau:), còn vụ hán vũ đế thì tôi h mới nghe đấy:)--nemo (thảo luận) 03:36, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xem bài Mithridates II của Parthia sẽ thấy có thỏa thuận này! :)) Nói chung Parthia cũng đúng là một nền văn minh lớn trong lịch sử Trung Đông nói riêng và lịch sử nhân loại nói chung, về cả quân sự và văn hóa! Tôi thấy trận Carrhae là một chiến thắng khó quên của họ! Chỉ có cái lạ là Jordanes viết Cyrus Đại Đế là vua nước Parthia (ông này ghi rằng Nữ hoàng người Goth tận diệt quân Parthia do Cyrus Đại Đế chỉ huy)!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:40, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)) có lẽ do ảnh hưởng của Parthia quá lớn:)):)), quân Parthia được trận Carrhae là đánh hay nhất:))--nemo (thảo luận) 03:46, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Trận Carrhae là một chiến tích hiển hách đáng so sánh với các trận Cannae, Edessa, Rừng Teutoburg, Abrittus và Hadrianopolis! Rất tiếc là vị danh tướng thắng trận này là Surena cũng chung số phận với đại tướng Stilicho và Flavius Aetius cuối thời Tây La Mã! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:53, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Điều này cũng k0 co gì lạ với Parthia, khi mà họ có sự tranh chấp nội bộ ác liệt chẳng kém La mã, khi đó ông vua Parthia sẽ sợ uy tín của Surena chẳng kém gì Aetius sau này, sợ bị cướp mất ngôi--nemo (thảo luận) 04:00, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Và Stilicho cũng là nạn nhân của tên nịnh thần Olympius khi ấy, dù ông từng là công thần của tiên hoàng Theodosius I! Parthia phút cuối cũng có tranh chấp nội bộ mới tạo điều kiện thuận lợi cho vua Ardashir I khai quốc nhà Sassanid đấy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:07, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

chỉ có thể nói rằng honorius thực sự là một vị vua nhu nhược bất tài vô dụng, kẻ vô dụng nhất trong các hoàng đế sau thời Theodosius cùng với valetinianus III, --nemo (thảo luận) 04:12, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Honorius chết sớm còn là cái may của ông ta đấy, chứ trị vì lâu hơn nữa thế nào cũng bị giết hoặc là phế lập gì đó cho mà coi! Hoàng đế Arcadius cũng bất tài nhưng còn giỏi hơn 1 chút! Giá như Constantius III trị vì lâu hơn nữa thì có lẽ tình hình sẽ đỡ tồi hơn!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:57, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi vừa bổ sung thêm mọt đoạn chỗ xâm chiếm và củng cố, đoạn nói về buôn bán với trung quốc, ti giúp tôi biên soạn lại chỗ đó nhé,:), vì tôi cũng k0 rõ mấy cái liên quan đến trung quốc lắm:)--nemo (thảo luận) 05:07, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

OK! Nếu mập mờ tôi sẽ hỏi anh Trungda thêm vì Trungda vốn rành lịch sử Trung Quốc, đã thế còn có những bản Sử ký Tư Mã Thiên mà tôi ko có nữa!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:11, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok, cảm ơn ti nhé--nemo (thảo luận) 05:14, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Phải chăng ý bạn muốn nói đoạn dâng tặng thú lạ cho Hán Chương Đế? Tôi thấy đoạn đấy ko có vấn đề gì lớn!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:19, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

đoạn sau ấy, chỗ đoàn caravan vận chuyển từ tây á? và thủy tinh cao cấp La Mã tới trung quốc, có lẽ là mang thủy tinh la mã từ tây á chăng--nemo (thảo luận) 05:22, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đoạn này kể rằng các đoàn lữ hành mang thủy tinh "xịn" Tây Á và có khi là La Mã đi qua Parthia và sang Trung Quốc, chứ ko phải đoàn lữ hành đến từ Tây Á! Điều ấy là nguyên nhân cho việc vài mộ cổ bên Tàu Khựa có thủy tinh La Mã!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:26, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok, có vẻ các chú khựa thời hán rất thích xài đồ ngoại,:)):))--nemo (thảo luận) 06:01, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, điều đó làm một giai đoạn rất đẹp về giao lưu văn hóa và thương mại của Đại Hán, La Mã và Ba Tư!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:07, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

đúng vậy, con đường tơ lụa đã góp phần tạo ra sự giao thoa giữa các nền văn hóa--nemo (thảo luận) 06:21, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hi, nền thương mại của Parthia trở nên thịnh vượng lâu dài là nhờ vậy! Mà đọc bài này tôi chỉ khó hiểu rằng là Nữ hoàng Musa có bị điên hay ko mà lại làm vậy? Thành ra mất ngai báu?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:47, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi cũng thấy bà này có vấn đề sao ấy hay đây là một âm mưu của người La mã--nemo (thảo luận) 06:48, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nếu đúng thật thì coi bộ đầu óc của các ngài La Mã cũng quái gở thật! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:55, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), có thể bà này định bắt chước truyền thống của nhà Arsaces , nhưng có lẽ là quá loạn luân, ti giúp tôi dịch chỗ văn hóa hy lạp nhé:)), phần đó mình cũng k0 hiểu lắm:)), coi là có vẻ mấy ông parthia cũng rất ưu chuộng những thành tựu của văn minh Hy Lạp--nemo (thảo luận) 06:59, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Loạn luân có một không hai trong lịch sử Ba Tư! Nếu tôi ko nhầm là vậy! Còn triều Arsaces rất trọng văn hóa Hy Lạp và thậm chí các vị Đại Vương còn xưng làm "bạn hữu của người Hy Lạp" nữa! Có thể coi Ba Tư đời nhà Arsaces là một sự kết tinh giữa nền văn minh Hy Lạp cổ đại và nền văn hóa truyền thống Ba Tư xưa!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:19, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

có lẽ là khá đặc biệt, k0 kể đến các truyền thuyết thần thoại hy lạp cổ thì đây có lẽ là có 1 k0 hai:)):))--nemo (thảo luận) 07:34, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thì tôi mới nói là 1 ko hai trong lịch sử Ba Tư đấy, tính từ thời Media tới khi vua Reza Shah đổi tên nước thành Iran luôn!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:57, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

có lẽ là hiếm hoi tới thế giới ngày nay đấy chứ, k0 biết có hoàng gia nào từ xưa tới nay có trường hợp như thế k0 nhỉ, mấy ông ai cập chỉ có lấy con gái chứ chưa có ai như thế bao h--nemo (thảo luận) 07:59, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi ko biết rõ trường hợp nào khác!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:09, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Tôi hơi bận, nên quá trình sẽ hơi chậm! Bạn thông cảm nhé!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:37, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ ti giúp mình viết tiếp phần tôn giáo:), phần này có liên quan tới cả dạo mani và đạo phật tới trung quốc:)--nemo (thảo luận) 08:12, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, k0 sao cả, tôi cũng chưa thể hoàn thành nó ngay được--nemo (thảo luận) 08:42, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Minh giáo thật thú vị, là kết tinh giữa vài tư tưởng tôn giáo thời đó!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:02, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), tư tưởng của nó là sự đấu trnah giữa cái thiện và cái ác:))--nemo (thảo luận) 12:04, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Rốt cuộc tư tưởng cái thiện thắng caí ác vẫn luôn là muôn thưở trong các tư tưởng! Mà lạ thật, ko rõ ai truyền Phật giáo vào nước Parthia thế nhỉ?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:08, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có thể là khi người Parthia xâm chiếm ấn độ để thành lập nước Ấn-Parthia chăng, lúc đó có thể đạo phật đã được truyền bá tới Parthia--nemo (thảo luận) 12:10, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, tông giáo ở Parthia quả là rất hấp dẫn, tiếc là triều Sassanid lên lại xóa tan tành cả! Mà hình như bạn chưa dịch một đoạn mà triều Arsaces coi mình là hậu duệ của Cyrus Đại Đế! Song con vua Khosrau I nhà Sassanid cũng là tín đồ Ki-tô giáo đấy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:20, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi k0 chắc lắm nên cũng k0 dịch vào, bạn dịch vào luôn nhé--nemo (thảo luận) 12:26, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Finish! Người Parthia rất có lòng trung thành với văn hóa truyền thống!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:31, ngày 7 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

bất cứ dân tộc nào cũng có bản sắc của nó:))--nemo (thảo luận) 11:19, ngày 9 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bản sắc là cái rất quý của dân tộc, nhưng vấn đề là nó có thể dẫn đến chủ nghĩa bá đạo. Điển hình như đế quốc Tàu, thực dân Pháp đô hộ và đồng hoá dân ta, người Ba Tư xâm phạm Ai Cập, hoặc là người La Mã chiếm đóng Anh trong một thời gian lâu dài! Do đó, những chiến công hiển hách như của tù trưởng Hermann tại rừng Teutoburg là rất đáng mến vì nó thể hiện sự bền vững của bản sắc của một dân tộc yếu hơn trước kẻ xâm lăng mạnh! Dân Kazakhstan bây giờ cũng rất đề cao trận đánh của quân Massagetae tiêu diệt quân Ba Tư vì lẽ tương tự đấy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:28, ngày 9 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

cũng như dân việt nam ta chống bọn tàu khựa, mà bài parthia tôi lại tịt chỗ nghệ thuật rồi:)), chả hiểu lắm--nemo (thảo luận) 11:34, ngày 9 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, dân VN ta đã đánh thắng bọn Tàu Khựa ngay từ buổi đầu lịch sử rồi (Thánh Gióng đánh thắng quân Ân, Thục Phán đánh thắng quân Tần, chưa kể nhiều lần quân ta đánh bại quân Triệu sang xâm phạm), như ngay từ buổi đầu thịnh vượng của Ba Tư, La Mã của Cyrus và Augustus thì họ phải chịu những thất bại đắng cay đắng trước "bọn rợ"! Zopyrion là một tướng lĩnh của Alexandros Đại Đế cũng chung số phận! Còn nghệ thuật Parthia thì tôi sẽ xem xét, nhưng có lẽ tiến độ hơi chậm!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:44, ngày 9 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, chậm cũng được, vì tôi thực sự k0 hiểu nghệ thuật lắm:), nói chung là dốt đặc:)):)), --nemo (thảo luận) 11:52, ngày 9 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Oh! Tôi cũng nhớ là bạn từng nói rằng bạn ko quan tâm đến văn hóa lắm!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:54, ngày 9 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, đúng là liên quan đến mấy cái đó tôi thường k0 hứng thú lắm:)), tôi tranh thủ bổ sung các bài về vương quốc cổ đại vậy--nemo (thảo luận) 11:56, ngày 9 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Được đấy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:59, ngày 9 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Khởi nghĩa năm 1750 trước Công Nguyên của người nô lệ sửa

Thành viên Sholokhov có thắc mắc với tôi về sự quá ít tư liệu viết về cuộc chiến này (xem trang của tôi)! Ko rõ bạn có đọc về nó chưa?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:34, ngày 10 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi cũng biết về cuộc khởi nghĩa này từ lâu, nhưng tiếc là tôi cũng k0 biết được nhiều, cũng chỉ những gì được ghi lại trong sách thôi, rất ngắn ngủi--nemo (thảo luận) 11:40, ngày 11 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đã nói Sholokhov còn kể đến việc vua Sneferu phải xưng làm "Con của thần Mặt Trời" cho hợp lòng dân, do cuối triều thứ 13 nhân dân khởi nghĩa và "vứt xác tiên vương ra khỏi lăng tẩm"! Không biết bạn nghĩ sao về trường hợp này?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:52, ngày 11 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

cái đó cũng là lẽ thường tình, dân chúng đói khổ thì cướp phá lăng một thôi, giống như lăng một các vị vua bị cướp phá vậy,--nemo (thảo luận) 12:06, ngày 11 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế cụ thể là vua nào bị phá mộ ấy nhỉ? Theo tôi được biết là sau đời vua Djoser thì các vua kế tục cũng có xây vài Kim Tự Tháp vặt, không biết cự thể là ông nào "Chịu trận" (liệu phải chăng là Huni, nhạc phụ của Sneferu?)?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:09, ngày 11 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi cũng k0 rõ, nhưng có thể thấy các kim tự tháp sau này hầu như chỉ còn tàn tích, nhiều xác ướp k0 bao giờ được tìm thấy, còn thời sau này thì hầu như ông vua nào cũng bị cướp mộ,--nemo (thảo luận) 12:16, ngày 11 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có mỗi vua Tutankhamun là còn nguyên vẹn à! Mà này, bạn hãy chờ thêm vì văn phong bài Parthia có nhiều chỗ khó viết, cái này phải nghiên cứu thêm mới được! Kiến thức nghệ thuật của tôi cũng ko phải là cao!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:26, ngày 11 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, bài parthia khó xơi nhất chỗ đó:(--nemo (thảo luận) 04:18, ngày 12 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tuy các Đại Vương Armenia không có dòng dõi Hy Lạp nhưng xem ra họ cũng có trình độ Hy hóa của mình đấy! Đại Vương Tigranes thì đúng là ông vua vĩ đại nhất nhưng ông này đại bại quá đau: quân số đông như kiến cỏ mà thảm bại! Nói chung ông này có thể là vua giỏi nhưng tôi nghĩ là chẳng có thiên tài quân sự đâu!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:45, ngày 12 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi thấy Tigranes cũng phải có tài năng mới xây dựng được đế chế rộng lớn như vậy đấy chứ:)), nhưng có lẽ ông đã chạm chán với kẻ thù quá mạnh và đang ở giai đoạn đỉnh cao đó là đế chế La Mã, ngay cả cha vợ ôn\g vua mithridates cũng bại trận kia mà:)), nhưng một số chính sách của ông có lẽ hơi bất cập, như vụ bắt dân từ khắp nơi tới thành tigranokerta khiến cho nó dễ dàng thất thủ--nemo (thảo luận) 09:50, ngày 12 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không ý tôi nói là thiên tài quân sự cơ! Tôi thấy vua này đánh phá Parthia, Seleukos nhưng điều này ko có nghĩa là ông ta có thiên tài quân sự! Cũng giống như là vua Mithridates VI xứ Pontos, vua Antiochos III xứ Seleukos và vua Philippos V xứ Macedonia!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:06, ngày 12 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

K0 phải ai cũng là thiên tài quân sự đâu ti à, hiếm lắm mới được một người:))--nemo (thảo luận) 10:46, ngày 12 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, thế mà trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ thấy có khá nhiều thiên tài quân sự đấy: Grant, Sherman, Sheridan, Lee, Jackson!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:26, ngày 12 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thiên tài quân sự là từ dành cho những vị tướng cực kì tài năng,hiếm gặp và có những chiến thuật tài giỏi, độc đáo,còn thời nội chiến tôi thấy là ở mĩ đã có trường wespoint trước nội chiến rồi thì phải, ngoài ra mĩ cũng vừa kết thúc cuộc chiến với mexico nên các tướng được trui dèn qua chiến trận, nói về ai cập chút, tôi đọc sách thấy bảo các vương quốc thời kì trung vương quốc yếu hơn nhiều so với thời cổ vương quốc đấy--nemo (thảo luận) 03:49, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hà, có những nhà quân sự thiên tài như Hannibal, Napoléon, Lee, Rommel đều thất trận cả, song tên tuổi vẫn lưu danh! Cái đáng tiếc là thiên tài quân sự của những danh tướng thắng trận của họ như Scipio, Wellington, Grant theo đó lại bị lu mờ đi, dù rằng những chiến công hiển hách của Scipio, Wellington và Grant đều rất đáng phục! Ai Cập thời Trung Vương quốc thì mạnh nhất là ở Vương triều thứ 12 với các vua Senusret I, Senusret III và Amenemhat III thì rất hùng mạnh và liên tiếp mở cõi, song hình như chỉ mỗi Vương triều thứ 12 là thật sự vĩ đại ở thời đại này! Mạnh hơn cả có lẽ là Tân Vương quốc, thời đấy họ gọi là "Đế quốc Ai Cập"!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:58, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng thế:)), thời này quân đội ai cập đã cải cách nhiều, sử dụng ngựa chiến và có nhiều pharaoh tài giỏi, ngoài ra cũng k0 còn mấy vụ xây kim tự tháp, mà hình như các vua thời kì này đã xây mộ trong núi thì phải, có lẽ họ sợ như các ông vua bị vứt xác ra khỏi kim tự tháp chăng;))--nemo (thảo luận) 04:02, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Kim Tự Tháp Ai Cập cuối cùng là của vua Ahmose I - ông vua khai quốc Vương triều thứ 18! Nhưng xem ra nhà vua không muốn chôn cất mình trong đó mà chỉ cho đó là đài kỷ niệm! Vua này đã được mai táng trên vùng đồi, sau các vua còn được an táng ở thung lũng các vua tại kinh kỳ Thebes! Thực ra triều thần Ineni có khuyên Thutmosis I nên yên nghỉ ở thung lũng hoang vắng: "Chỉ có Thần biết đường khai quật lăng tẩm đá của Bệ Hạ, chẳng ai thấy, chẳng ai nghe".--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:06, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhưng cuối cùng thì ông nào cũng gần như bị bọn trộm viếng thăm mộ,:))ti có biết người Hy lạp bactria là những người đầu tiên sử dụng tiền bằng hợp kim chứ:)), k0 biết bên vi.wiki có bài viết về dân vandal chưa nhỉ:)), tôi dạo này rất hứng thú với những bộ tộc german:))--nemo (thảo luận) 04:15, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vào năm 1881 thì có "bọn khảo cổ" nó thăm viếng một mớ vua luôn đấy, bây giờ thì nơi yên nghỉ của các vua lại là viện Bảo tàng Cairo! Tổng thống Sadat từng có lần đến viếng vua Ramesses II tại bảo tàng này! Người Hy - Đại Hạ đứng là dân tộc đầu tiên dùng tiền hợp kim và họ rất giàu mạnh, đến nỗi Thiên tử Khựa cũng phải biết đến qua lời các sứ thần! Các dân tộc là chủ để hiếm trên WP (chỉ có người Hung, người Scythia, Cozak...), người Vandal là một dân tộc rất thú vị về sức tàn phá của họ, đến mức trong tiếng Anh có chữ "vandal" nghĩa là kẻ phá hoại! Trong WP này, các hành vi phá hoại cũng là "vandalism"!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:10, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

từ thời xưa trộm đã viếng hết các ông vua rồi, sau này vị giáo sĩ tối cao của ai cập đã tập trung lại các xác ướp vào chỗ cất giấu mà năm 1881 đã phát hiện được đấy chứ, ramses II còn được đi taxi để chụp tia x kia mà;)), người Hy Lpaj bac tria giàu có nhưng hay bạo loạn, không chỉ dân vandal mà các dân german khác cũng rất thú vị đấy--nemo (thảo luận) 09:58, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hình như vua Tutankhamun cũng đã được chụp tia X rồi thì phải! Mà lăng tẩm Tutankhamun có chuyện "lời nguyền pharaon" trứ danh chứ mấy vị vua khác đâu thấy có! Tôi đọc thấy có vị vua Hy - Đại Hạ còn giết hại phụ vương và kéo lê xác đi, ác đến tàn nhẫn! Xưa kia vua A Xà Thế nước Ma Kiệt Đà đã bỏ đói Bình Sa Vương, còn chưa kinh tởm bằng! German thì tôi ấn tượng nhất với Goth vì họ tiêu diệt được ba vua La Mã là Decius, Herennius Etruscus và Valens, chưa kể còn đánh bại Hoàng đế Theodosius I trong trận Thessalonica! Thế mà sau trận này Theodosius I cũng "ca khúc khải hoàn" trở về kinh thành Constantinopolis được, pótay.com!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:27, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

chắc là giả vờ phao tin thắng trận để dân chúng k0 hoảng sợ đây mà:)):))--nemo (thảo luận) 10:35, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hà hà, Theodosius I nghe danh là tướng giỏi nhưng lên làm vua thì ko có nhiều chiến thắng hiển hách chống ngoại xâm, ngoài việc đập tan nát quân của mấy ông vua Đa Thần giáo La Mã! Ngay cả chiến thắng trước quân Đông Goth vào năm 386 cũng không biết là đích thân Hoàng đế hay là các tướng lĩnh nữa!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:40, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩa ông này dựa vào các tướng lĩnh và quân lính man rợ nhiều hơn--nemo (thảo luận) 10:42, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có Đại Đế Valentinianus I cũng nhờ vào sự phù tá của Bá tước Theodosius đấy! Nhưng bản thân mình thì cũng lập chiến công lớn đấy! Có Constantius III lại yểu mệnh thành ra không thể hiện được là vị Hoàng đế - chiến binh. Chính sự tin cậy vào chiến binh rợ của Đại Đế Theodosius I đã khiến ông ta giao Đại tướng Stilicho quyền nhiếp chính đấy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:51, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Stilicho là người gốc vandal hay sao ấy nhỉ, nhưng con trai của Theodosius lại k0 tin vào vị tướng người rợ này--nemo (thảo luận) 10:54, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi rất ghét những loại vua chúa đã ngu xuẩn mà còn tàn ác giống như vậy, thà như mấy ông vua có tài nhưng làm nhiều điều ác còn đáng tha thứ hơn! Có những vị vua ko có tài trị nước nhưng hiền lành còn đỡ hơn! Còn Stilicho thì có cha là người Vandal, mẹ là người La Mã! Ông này có làm nên nhiều chiến công nhưng có lẽ ko trung quân lắm, vì thế ko hoàn toàn chịu cái oan của Aetius!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:02, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi cũng thế:D, thà làm được nhiều mà ác còn hơn là ngu xuẩn bất tài mà ác, aetius phò hôn quân nên cũng phí công:))--nemo (thảo luận) 11:08, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

He, thế mong Aetius chứng giám được cảnh bộ tướng của ông báo thù! :D :D :D Rõ ràng chiến công tại Chalons của ông là rất phí vì khi quân Hung quay lại đánh La Mã thì chẳng ai thèm hợp lực với ông cả, trong khi chiến thắng to lớn ấy vẫn không thể đẩy Đế quốc La Mã về lại thịnh vượng nhưng ở các đời Diocletianus, Constantinus I và Valentinianus I!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:17, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

lúc đó đế chế La Mã đã rã đám lắm rồi, bất kì chiến công như vậy cũng sẽ khiến ông trở thành một kẻ đe dọa ngai vàng.Thậm chí nhiều nguồn bên en còn cho rằng aetius là hình mẫu của vua arthur đấy:)), bạn đã xem king arthur năm 2004 chưa--nemo (thảo luận) 11:21, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vua Arthur bữa ấy tôi ko xem được khúc đầu, song Arthur rất lừng danh! Ở Đại Việt đời Hậu Lê có "Vua Quy" và "Vua Lợn" vậy La Mã sau Theodosius I đúng là có "Vua ", ha ha ha! (nói vui vụ "con gà La Mã" lúc thành La Mã bị người German tàn phá) :D :d :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:29, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), có vẻ honorius bị thiểu năng hay có vấn đề sao ấy nhỉ, tôi đọc sách thấy bảo honorius là người đã tổ chức trận giác đấu cuối cùng khi đánh thắng người goth, và khi có thêm viện binh khi bị vây thành rome thì ông ta lại sai người chửi bới Alaric khiến cho ông này càng quyết tâm đánh thành phố, mà cái chết của alaric cũng là truyền thuyết, khi mà dân goth bắt tù binh la Mã tát cạn một khúc sông để trông vị vua của mình rồi giết sạch tù binh để k0 ai tìm ra--nemo (thảo luận) 11:33, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Những câu chuyện trên đều rất hay, sách nào vậy bạn? Nên cho vào bài Honorius và bài Alaric I!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:05, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

quyển sách đó tôi đọc từ lâu, với lại k0 có ở đây nên cũng k0 nhớ chắc lắm, một điều nữa là tôi chưa tìm được nguồn nào bên en khẳng định đó là đúng hay ghi chép tương tự vậy, --nemo (thảo luận) 11:05, ngày 16 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xét về logic thì tôi thấy là đúng vì nó phản ánh rõ tính cách của vị Hoàng đế này! Tôi vừa tìm được vài cuốn sách nói rằng Honorius ban Thánh chỉ cấm giác đấu vào năm 399, nhưng vào năm 404 thì trong buổi lễ khải hoàn của Đại tướng Stilicho thì Hoàng đế lại tổ chức giác đấu thêm một lần cuối! Vua Alaric I chết thế nào thì quả là khá huyền bí, còn vụ Honorius sai người ra sỉ nhục Alaric I thì cũng hợp logic! Sau năm 404 thì giác đầu bị cấm luôn số là vì giáo sĩ Telemachus can ngăn và bị ném đá đến chết trong lần cuối cùng này! p/s Ngày mai (17 tháng 8) là ngày mất của Friedrich II Đại Đế vào năm 1786, do đó tôi sẽ khá bận rộn!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:35, ngày 16 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

oh, ti quả là người đọc rộng biết nhiều:)), mà ngày mai ti có vụ gì à, chắc kỉ niệm ngày mất của Federich chăng:))--nemo (thảo luận) 11:39, ngày 16 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có nghĩa là ngày mai tôi sẽ khuếch trương hơn trong việc viết về Friedrich II Đại Đế! Tối nay sẽ ghé qua Honorius một chút! Sang 18 tháng 8 sẽ trở lại theo dõi các bài Vương quốc Ấn, Hy, Bactria, Parthia...!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:46, ngày 16 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

oh, chúc ti thành công nhá:), mà ti biết viết cái đề cử của bạn có biết thế nào k0:), chỉ tôi với, định đề cử vụ người Hy Lạp -Bactria là những người đầu tiên sử dụng đồng tiền hợp kim ấy mà:)--nemo (thảo luận) 11:49, ngày 16 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, cám ơn bạn! Cái "đọc rộng biết nhiều" quá ư là cần thiết cho chủ đề "Friedrich II Đại Đế và Vương quốc Phổ", vì nó quá nhiều tư liệu và các tư liệu còn có sự mâu thuẫn giữa nhau và nhau! Còn việc Hy - Đại Hạ dùng đồng tiền hợp kim thì trước hết, dung lượng bài đã được mở rộng trong tuần này, thứ hai là phải có nguyên văn mà bạn muốn đề cử và kèm theo nguồn dẫn chứng!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:07, ngày 16 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Cho tôi hỏi thuật ngữ powers behind the throne trong bài Romulus Augustus (bản en wiki) phải dịch sao cho phù hợp, ngắn gọn đây ?--Yakushosama (thảo luận) 10:47, ngày 16 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

@ti: có vẻ rắc rối thế nhỉ:)), mình chỉ quen viết bài nên nhiều công cụ mình cũng k0 hiểu luôn@ @, à giải thích luôn hộ yakushosama luôn nhé, thuật ngữ này thường dùng bên trung quốc hơn thì phải, chỉ những vị vua bù nhìn, tôi cũng k0 nhớ rõ lắm nên dịch thế nào cho gọn--nemo (thảo luận) 03:27, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re: Quyền thần + cha con Theodosius I sửa

  • Có thể hiểu cái đó là người nắm thực quyền trong chính phủ của nguyên thủ làm vì! Ví dụ như là cố Thủ tướng Tōjō đời vua Hirohito vậy. Hoặc là do vua Lê Thái Tông còn quá nhỏ lên Lê Sát, Lê Ngân nắm thực quyền. Trường hợp tương tự có thể thấy là vua Quang Toản thơ ấu nên Thái sư Bùi Đắc Tuyên nắm quyền bính.
  • Về Theodosius Già, thì khó thể hiểu nếu một sủng thần như vậy mà chỉ vì một tội trạng lại bị hành quyết! Do đó, tôi nghĩ rằng tiên hoàng Valentinianus I vẫn luôn sủng ái ông nhưng sau khi tiên hoàng băng thì Theodosius Già mới bị mưu sát như vậy! Tội mất hai binh đoàn Lê dương La Mã thì có lẽ là của người khác, bài viết về Valentinianus I có đề cập đến điều này!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:45, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, ta nên sửa chữa lại bài theodosius I cho đúng:), mà bài theodosisu già thoe ti nên đổi tên thế nào cho dễ hiểu, theo ý kiến của thành viên tranletuhan--nemo (thảo luận) 11:46, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

"Già" này có lẽ cũng giống như Constantinus Đại Đế, Julianus Kẻ bội giáo (ở đây ta ko dùng vì 0 trung lập), v.v... thôi! Tôi nghĩ nên để là Theodosius Già vì đây ko phải là vấn đề tên Latinh hay tên Việt mà là cách thường gọi của người Hy - La để phân biệt giữa các nhân vật! Ví dụ như là Cato Già với Cato Trẻ vậy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:50, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, thế thì ta vẫn để nguyên vậy, à mà vụ mất hai quân đoàn thì đó có lẽ là lỗi của theodosius đại đế đấy ti à, k0 phải của ông cha--nemo (thảo luận) 11:51, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đọc lại bài Theodosius I: đoạn dịch cho thấy có nhẽ Hoàng đế Valentinianus I cách chức Theodosius sau trận đánh đó, chứ ko phải là sát hại! Và theo đó cũng có khi đoạn này thực chất chỉ Theodosius Đại Đế chứ ko phải là thân phụ của ông ta! Nói chung là việc mất hai binh đoàn này ko liên quan chết chóc gì hết, nhưng hình như là một trong hai cha con bị nhà vua cách chức!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:59, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

đúng thế, nhưng bạn đọc bài theodosius già sẽ thấy cái chết của ông là một oan khuất đấy:)--nemo (thảo luận) 12:01, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thắng xong bị giết, hơi giống cái motif của Stilicho và Aetius! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:09, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

quả là phong cách kiểu La mã:)), có lẽ sự lo sợ ảnh hưởng to lớn của theodosius cả, vốn là một vị tướng tài năng:)), như stilicho và aetius sau này--nemo (thảo luận) 12:12, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế mà La Mã ko suy yếu được thì lạ! Nghe nói Theodosius Già dạy được Theodosius I nhiều kỹ năng quân sự nhưng có lẽ do quá bận bịu việc triều chính nên vị Hoàng đế này không làm điều tương tự với hai con của mình!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:17, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

theodosius I mất sớm mà, trong khi các con ông còn quá nhỏkhi lên ngôi--nemo (thảo luận) 04:03, ngày 18 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hoàng đế Constantius Chlorus sửa

Quan điểm của ông này rất khó hiểu!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:44, ngày 18 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

sao lại khó hiểu vậy ti:))--nemo (thảo luận) 10:35, ngày 19 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theodosius I lúc mất thì quá niên cũng đã trạc ngoại tứ tuần, vậy cũng ko đến nổi tệ! Tiếc là hai con còn quá nhỏ nhưng rõ ràng là hai vị Hoàng đế này cũng ko có tài trị quốc, mưu lược! Còn Constantius Chlorus thì hình như là vị Hoàng đế có sự trấn áp Gi giáo nhưng bên cạnh đó lại thiện cảm với đạo Gia Tô!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:42, ngày 19 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có lẽ ông k0 muốn gây sáo trộn dân cư trong đế quốc chăng, vì trước đây những đợt trấn áp đạo cơ đốc đã gây ra sự bất ổn, nghiêm trọng--nemo (thảo luận) 10:47, ngày 19 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quả là xáo trộn rất lớn trong những vụ bức bách đạo Gia Tô, mà khủng khiếp nhất có lẽ là vụ thảm sát theo Thánh chỉ của Diocletianus! Constantius xem ra cũng tạo tiền đề cho vua con Constantinus I theo Gia Tô giáo, nhưng cũng không thể quen được chiếu Khoan dung do Galerius ban hành!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:31, ngày 19 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Galerius vốn tham gia nhiệt thành thế mà sau này ban chiếu khoan dung thì chắc cũng phải có động cơ gì đó--nemo (thảo luận) 11:41, ngày 19 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chính ông vua này là một trong các kẻ chủ mưu tạo vụ đàn áp khốc liệt này! Thế nhưng ông ta lại ra chiếu Khoan dung, đúng là ko rõ có sự thay đổi suy nghĩa hay là nhận ra sự thắng thế của đạo Gia Tô là như thế nào?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:44, ngày 19 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có thể ông ta muốn lấy lòng dân chúng để sau này lật đổ Constantius nhằm chiếm đoạt lấy quyền lực của đế chế chăng, vì lúc này h rất đông dân chúng trong đế chế đả ngả theo đạo thiên chúa rồi thì phải, mà bài theodosius I chỗ mấy cái liên quan đến đạo thiên chúa tôi chịu k0 hiểu được:)), bạn giúp tôi nhé--nemo (thảo luận) 11:46, ngày 19 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái đó có những thuật ngữ rất khó hiểu! Theo tôi được biết thì Hoàng đế Theodosius I không những chà đạp Đa Thần giáo mà còn đàn áp cả Dị giáo, như Arius đấy! Ko rõ sao ông này lại cực đoan đến vậy trong khi đến cả Valentinianus I không lâu trước đó vẫn khoan dung Đa Thần giáo mà! Còn dạo này tôi luôn bị phân tâm bởi rất nhiều bài tập về lịch sử cận đại nên khó thể viết nhiều về cổ đại! Bạn có thể nhờ Yakushoshama giúp cho Theodosius I!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:57, ngày 19 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái đó theo tôi nghĩ là theodosius là một loại người cuồng tín, điên cuồng, kiểu như vụ mấy tên lính goth bị giết ấy, tôi dạo này cũng phải học nhiều, nên chưa có thời gian đọc thêm quyển lịch sử văn hóa dầy cộp của mình, nên chưa hiểu mấy, cái này cứ để đó vậy, h tôi tập trung tu bổ bài về những vi hoàng đế La Mã có mặt trên wiki mà còn sơ khai, để tôi thử nhờ yakushoma vậy--nemo (thảo luận) 12:08, ngày 19 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ông này gọi là bạo chúa cũng ko sai tí nào cả! Thổ Nhĩ Kỳ ngày xưa có Sultan Selim I bị gọi là "điên khùng" thì tôi thấy Theodosius I cũng đáng có những từ mang tính phê phán nặng như vậy! (cần nhớ Selim I là vị Sultan có tài mưu lược và rất có công trong lịch sử dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ)! Tôi thì dạo này có hứng với hoặc là lịch sử cận đại hoặc là những câu chuyện của Herodotos, Plutarchus, nhưng ưu tiên hơn cả thì vẫn là cận đại! Và theo đó các ngành công nghiệp vua Phổ và lịch sử Đức của tôi sẽ cạnh tranh với nền công nghiệp Hy Lạp - La Mã cổ của bạn cùng với các ngành công nghiệp Hoàng đế La Mã và vua chúa man rợ của Yakhushoshama! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:16, ngày 19 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)), thú vị thật, nhưng mà mảng ai cập thì k0 có ai nhỉ--nemo (thảo luận) 12:22, ngày 19 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Thì cứ gộp cha nó vào mảng cổ đại của bạn hoặc là Yakushoshama luôn đi! Dù sao thì Công ty tôi vẫn luôn theo dõi hoạt động của các bạn và sẽ cài người vào giúp cho các bài liên quan đến bộ sử của Herodotos, Agesilaos II và Agis IV!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:26, ngày 19 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, nhưng quả thật phần ai cập rất khó nhai, mà bài tutankhamun tôi thấy chất lượng dịch có vấn đề thì phải, cần phải xem xét lại--nemo (thảo luận) 04:25, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tutankhamun có vấn đề rồi! Dịch máy! Còn Ai Cập cổ nó gắn liền với ngành Ai Cập học và những thuật ngữ, định nghĩa, v.v... của ngành này gây rất khó cho chúng ta dịch, viết! Do đó, nếu có quan tâm đến Ai Cập thì có lẽ phải tìm hiểu Ai Cập học, để hiểu những từ khó! Bạn qua xem ở trang thảo luận của tôi sẽ thấy thành viên Sholokhov dạo naỳ có vẻ chịu đọc về Ai Cập cổ đại!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:00, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh, tôi cũng đã xem qua trao đổi của hai bạn về vua ramses III và các vị vua khác như nectano:)), k0 biết bài tutankhamun được viết khi nào nhỉ, mà k0 thấy ai chỉnh sửa--nemo (thảo luận) 05:02, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, do các IP bổ sung, lúc ấy tôi thường chú tâm tới các bài liên quan đến Nhật hoàng Minh Trị hoặc là Đại Đế Friedrich II cho nên chưa để ý kỹ! Chủ đề Ai Cập cổ rất huyền bí, và cho đến nay vẫn chưa hết bí ẩn!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:10, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, tự nhiên hôm qua thấy bài đó nên tôi cũng mới vào đọc:d, mà chủ đề ai cập này tư liệu khá là ít đấy nhỉ, có rất ít trận đánh được ghi lại cụ thể, các vị vua cũng vậy,--nemo (thảo luận) 05:17, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nếu nói về các tư liệu kinh điển thì chủ yếu có Manetho! Quyển 2 của Herodotos có những đánh giá rất hay về các thắng cảnh (thí dụ như là về cái "mê cung" của nhà vua Amenemhat III), song nhiều chi tiết không đáng tin cậy lắm! Những phần viết về Khufu, Khafre và Menkaure của Herodotos rất hấp dẫn và xứng đáng được dẫn ra! Herodotos chê bai Khufu và Khafre rất nhiều, nhưng một khi hai vị vua này xây những Kim Tự Tháp to lớn như thế thì quả nhiên viêc họ bóc lột sức lao động của nhân dân là chuyện hợp logic!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:23, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

hà, tôi cũng đã biết về những chuyện chê bai của herodotos với 2 ông vua này mà ông còn khen một ông vua triều đại thứ 4 nữa thì phải, --nemo (thảo luận) 05:29, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tác phẩm dân gian Ai Cập cũng ghi nhận rằng Khufu là bạo quân! Cái này cũng giống như sự oán thán của nhân dân Trung Quốc cực khổ khi Tần Thủy Hoàng cho xây cung A Phòng và lăng tẩm của ông vậy đó! Rất kỳ lạ vì bây giờ chỉ mỗi một bức tượng Khufu, liệu nhân dân Ai Cập đã phẫn nộ đốt phá các tượng của nhà vua sau khi ông qua đời, và Khafre đã đàn áp khởi nghĩa??? Còn theo Herodotos thì vị minh chúa của Vương triều thứ tư là Menkaure, khác hẳn với các bậc tiên vương của mình!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:36, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng là khufu chỉ còn một bức tượng nhỏ, thế mà dân chúng k0 đạp đổ luôn cái kim tự tháp của ông ta nhi;));)). mà chỉ có vứt xác ông ta thôi--nemo (thảo luận) 05:49, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đó chỉ là suy đoán của tôi rằng nhân dân lao động Ai Cập phá vỡ các pho tượng Khufu! Còn Kim Tự Tháp thì thật kiên cố nên ko thể nào làm gì được! Đến cả quân Ottoman tinh nhuệ nhất của vua Selim I cũng đâu có dám phá, vì nó rất đồ sộ! Nên nhớ đó là Kim Tự Tháp lớn nhất trong các Kim Tự Tháp Ai Cập xưa!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:59, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

chà, 2 triệu khối đá chứ có ít đâu nhỉ:))--nemo (thảo luận) 06:02, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Uí dà, Khufu đã huy động đến 30 vạn nhân công và xây Kim Tự Tháp này trong suốt 20 năm! "Thành xây xương lính, hào đào máu dân" chẳng sai! :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:06, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

quả xứng danh bạo chúa chẳng khác gì tần thủy hoàng:)):))--nemo (thảo luận) 06:08, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Các miêu tả của Herodotos đã đủ để so vị Pharaon này với Doanh Chính, chưa kể là tác phẩm dân gian Ai Cập xưa cũng lên án ông ta rất nhiều! Đặc điểm của các quốc gia cổ đại phương Đông là vậy đấy! Pharaon xưng là "Con của Thần Thái Dương" cũng giống như các vị vua nhà Chu xưng làm "Thiên tử" vậy! Do đó hình thành quyền lực tối cao của nhà vua chuyên chế! Mỗi vị Pharaon kiệt xuất đều gầy dựng nên công trình kiến trúc đồ sộ (nhất là Khufu và Ramesses II), đủ để thấy họ cùng với bọn quý tộc bóc lột sức dân rất khủng khiếp!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:05, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

k0 chỉ riêng ai cập mà bất cứ quốc gia cổ hay trung đại nào thì tầng lớp quý tộc là những kẻ bóc lột thậm tệ nhất:), công nhận ông ramses II dựng quá nhiều đền đài, đâu đâu cũng xây, nhưng công nhận có đền ngôi đền abu simbel thật sự là kiệt tác--nemo (thảo luận) 10:46, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ngôi đền đó hoành tráng thật đấy! Hẳn là Ramesses II rất có tài bóc lột sức dân nên thu hút được một đội ngũ nhân công hùng hậu đến vậy! Mà này, nghe nói vị Pharaon này có "tội trạng" là xóa tên các tiên vương ở các công trình mà họ xây rồi thế tên mình vào! Đặc trưng của các quốc gia cổ đại phương Đông là uy quyền to lớn của nhà vua với sự hỗ trợ của tầng lớp quý tộc, nên cũng tạo tiền đề cho chế độ phong kiến sớm ra đời ở Đông phương! Ngay đến thời Nectanebo I thì nhà vua cũng làm nên những công trình nguy nga!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:57, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hình như là thế, ông ta còn khắc làm sao cho tên của mình k0 bị xóa bỏ được nữa chứ:))--nemo (thảo luận) 11:22, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Con người tham lam, tham vọng và hoài bão lớn lao khủng khiếp! Tầm vóc của ông này trong lịch sử to lớn thật!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:23, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

ông đó nhiều con chả kém gì minh mạng nhà ta:))--nemo (thảo luận) 11:24, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nguyễn Phúc Chu và Minh Mạng nhà ta đều ở cuối thời Trung đại mà lắm con kinh khủng, trong khi Ramesses II ở tận thời Cổ đại mà đã quá khủng khiếp! Nhưng ở phương Đông ngày xưa có một bi kịch là con vua nhiều khi mất trước vua cha : Có thể thấy quốc trưởng Ai Cập Muhammad Ali Pasha trao quyến bính cho Ibrahim Pasha nhưng cậu công tử này còn chết một năm trước cha mình! Tương tự, bi kịch khá thảm khốc với Nhật hoàng Minh Trị! Đến cả Nhật hoàng Đại Chính con ông này cũng yếu ớt!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:34, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

mà mấy ông vua thời cổ đại thường hay lấy vợ là con cháu anh em, họ hàng 1 hay 2 đời đấy ti à, kể cả mấy ông vua La Mã--nemo (thảo luận) 11:37, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cổ Ai Cập còn có chuyện anh chị em khác mẹ lấy nhau nữa cơ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:50, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

mấy ông nổi tiếng với vụ cha con lấy nhau là chính:)):)), khà khà, thấy ghê quá, mà cũng k0 bằng vua nhà arsaces lấy mẹ mình--nemo (thảo luận) 11:57, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nữ hoàng Musa có thể được coi là điên nhất trong lịch sử! Còn ko rõ ông vua nào lấy con gái của mình vậy bạn?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:21, ngày 20 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

vua ramsesII này, akhenaten này, nhiều vua nữa đấy chứ:))--nemo (thảo luận) 04:08, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Akhenaton nghe nói là lấy Công chúa Ankhesenaum, riêng Meritaten là con ông nhưng cũng có thể là "Đại Hoàng phi" của một ông Smenkhkare nào đó chứ không phải là Akhenaton

à mời ti góp ý kiến về tên bài HY Lạp kinh điển, tôi nghĩ nó sai:)--nemo (thảo luận) 04:15, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đồng ý với Ledinhthang, và tôi có thảo luận rất dài ở đấy. Nhưng mẹ tiên sư cha cái máy ra, nó bị sao ý, làm hỏng hết? :)):))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:26, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), bình tĩnh thôi bạn:) , nhiều khi tôi cũng bực với máy như thế:), hôm trước viết xong một đoạn dài bài Diocletianus tự dưng cái máy dở chứng thế là xóa sạch:((, mất công viết lại, hic, còn đôi khi con chuột của tôi nó còn nhảy lung tung khi đang viết nữa chứ, rất bực:)--nemo (thảo luận) 04:30, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Phù, cuối cùng cũng viết xong! Hôm nọ tôi còn bị mất nguyên một đoạn của bài Trận Leuthen rồi đất, phải lục lại tài liệu rất mất công! Hưc, tôi phải dùng một đống tài liệu để viết bài mà nó bị xáo trộn cả! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:36, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

hi, nhiều khi con người cũng bực mình với máy tính và công nghệ thật:))--nemo (thảo luận) 04:41, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhưng đều phải bỏ qua vì chính nó mới tạo nên những cái hứng thú cho chúng ta, mà khi ko được mới tạo cho chúng ta bực chính nó! Dù sao thì những người đi trước đã khổ công phát minh! Tất nhiên, các phát minh trong lịch sử cũng có tác động tiêu cực ví dụ như sinh sản vô tính thì gây vấn đề về đạo đức, và Nobel - ông hoàng thuốc nổ - phải hối hận vì các phát minh của ông! Song, dù sao đây nữa thì loài người vẫn phải tiến triển và những thứ như máy tính, ti vi phải được đón nhận, nhưng điều ấy không có nghĩa là tôi bỏ qua sách báo!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:47, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

ha, ti vẫn có hứng thú với sách báo nhỉ, tôi cũng thế, thói quen của tôi là mua sách đọc chứ k0 lên mạng đọc truyện hay sách, vì mình cầm quyển sách vẫn thấy sự cuốn hút của nó hơn là công nghệ:))--nemo (thảo luận) 05:08, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dạo này tôi ko thường vào web, nhưng thường vào Google Book! Đọc truyện trên mạng chẳng thấy ăn nhằm gì so với đọc được cuốn sách (ở Google Book), do đó tôi thấy lên Google Book hấp dẫn hơn rất nhiều! Với lại sách ở Google Book nhiều cuốn không có ở VN nên càng tạo thêm tính hấp dẫn lôi cuốn của chúng! --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:13, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi thì k0 có thời gian và mạng để đọc những cuốn sách bằng tiếng anh trên google book:((--nemo (thảo luận) 05:15, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thường thì khi đã lên đọc những cuốn đó thì tôi giảm lệ thuộc vào WP tiếng Anh rất mạnh! Nói ngay vừa rồi mấy bài Trận Zorndorf, Trận Liegnitz (1760), Trận KayTrận Leuthen tôi không chút lệ thuộc vào các bài khá/rất ngắn + ít nguồn về chúng bên en.WP! Sau này viết bài Trận LobositzTrận Roßbach thì tôi cũng sẽ phải đọc nhiều ở Google Book nhưng chẳng lệ thuộc tẹo nào vào en.WP cả!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:19, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

khà, bạn có vẻ tự lập phết nhỉ, he, tôi thì muốn ít nhất các bài phải bằng được bên en đã, rồi sau đó ta sẽ bổ sung thêm, --nemo (thảo luận) 05:22, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thực chất không phải là bao giờ en.wiki cũng là chuẩn cả! Điển hình như bài en:Battle of Leuthen, sở dĩ mình ko dịch nó là vì quá ít chú thích, nội dung cũng ko đầy đủ, tầm vóc quan trọng của trận đánh cũng ko rõ! Riêng về bài Agesilaos II thì tôi cũng ko dịch phần Nhận định vì sợ nó tương phản với bổ sung của chúng ta: là sẽ đặt sự thọt chân của nhà vua và lời tiên đoán ra đằng đầu chứ ko phải là bỏ vào phần nhận định, song bài ấy bên en.WP có chất lượng khá tốt nên tôi đã dịch!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:25, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

hi, tất nhiên nếu chúng ta có nguồn và cảm thấy bài viết bên en nó k0 được như ý muốn thì chúng ta sẽ viết theo ý mình, như bài Pyrros tôi và bạn đã viết:))--nemo (thảo luận) 05:33, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Một trong rất nhiều lý do để tôi viết các bài trận đánh, chiến tranh, lịch sử Phổ - Đức là để thu gọn bớt độ dài của bài Friedrich II Đại Đế (dịch en WP + tự viết) đi! Bài Pyrros theo tình hình hiện nay thì chắc khỏi thu gọn vì ông này sống ngắn mà đánh cũng có ba trận là lớn nhất mà thôi!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:05, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mà thực ra 2 trong số 3 trận đánh lớn của pyrros đã được viết rồi, chỉ còn trận beneventum mà thôi:)--nemo (thảo luận) 10:19, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trận Beneventum thì hơi có vấn đề đấy : nhưng dẫu sao thì Friedrich II Đại Đế ko tận diệt được quân Nga trong trận thắng ở Zorndorf và Napoléon ko tiêu diệt được liên quân Áo - Nga trong trận thắng tại Austerlitz, cho nên việc quân La Mã ko tiêu diệt được quân Ipiros ko phải là vấn đề để bảo trận Beneventum ko phải là chiến thắng của Pyrros! Vì dù có ko tiêu diệt được quân Ipiros nhưng quân La Mã có lẽ đã thỏa mãn với kết quả của trận này!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:20, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Một chiến thắng về mặt chiến thuật vì sau trận này, pyrros buộc phải trở về nước và nguồn lực của ông cũng cạn kiệt:)) để có thể tiếp tục cuộc chiến với rome, mà bạn có thể thấy ngay cả hannibal cũng thua vì nguồn lực dồi dào của rome--nemo (thảo luận) 11:23, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hannibal đại tài đến thế nhưng cũng phải thua! Cũng vì yếu về nguồn lực mà quân Đức không phá vỡ nổi các tuyến quân Anh - Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đấy! Chưa kể là lúc ấy quân Anh, Pháp còn có Mỹ tham chiến, trong khi Áo-Hung, Thổ Nhĩ Kỳ ko giúp lớn gì cho Đức!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:32, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quân thổ và quân anh pháp cũng đánh nhau một trận tơi bời máu lửa và chết cũng vô số trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất đấy chứ:))--nemo (thảo luận) 11:34, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng là vậy nhưng Thổ tổn thất nặng nề ở trận đó đồng thời ăn nhiều đòn của Nga, Anh! Chưa kể Đức cũng bị Nga cầm chân khá lâu, đến khi Nga lui thì Đức cũng yếu đi và tuy thắng lợi ban đầu nhưng Ludendorff mất quyền chủ động về tay Foch! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:39, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đức tuy lúc đó đã yếu nhưng cũng chưa bị hạ ngay được, sau này do cách mạng nên nước đức mới phải chịu thất bại như vậy--nemo (thảo luận) 11:41, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái đó nó gọi là bất đồng trong nội bộ ! Nói đến chuyện này làm tôi nhớ đến việc Heraclius thấy Ba Tư có nội loạn mà đại thắng được Ba Tư! Song, chiến thắng của Đông La Mã cuộc chiến ấy cũng Pyrros nhưng chiến thắng của Pháp trong Thế chiến thứ nhất vậy! Cả hai đều gặp những chiến bại và tổn hại về sau !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:10, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

cuối cùng thì cả 2 đều là miếng mồi ngon cho quân hồi giáo--nemo (thảo luận) 11:14, ngày 23 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đầu triều Heraclius thì đất nước lâm nguy, cuối triều lại lâm nguy tiếp! Thế chiến thứ nhất thì trước đó Pháp cũng bị Đức nện te tua vào năm 1815 và 1870 rồi, chiến thắng kiểu Pyrros vào năm 1918 góp phần mở đầu cho chiến bại của bọn này trước Đức năm 1940 và trước Việt Minh năm 1954. Cũng có những tương đồng là vậy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:32, ngày 23 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

đầu triều thì heraclius bước lên đỉnh cao, đến cuối thì ông ta lại thất bại:)), người đức tôi thấy giỏi hơn người pháp, người pháp bản thân họ đã có quá nhiều vấn đề, mặc dù họ cũng có nhiều tinh hoa về toán học--nemo (thảo luận) 11:45, ngày 23 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thì tuy bảo 1918 Pháp là Pyrros nhưng ngay cái đó cũng đã là nhờ Pháp liên minh với Anh, Ý, Nga, Mỹ rồi! Đúng là người Đức giỏi hơn người Pháp thật, nhưng mà nếu đụng cả Anh, Mỹ vô thì có vấn đề đấy! Người Đức nhiều lần là hùng mạnh nhất cả châu Âu và tôi thấy những lần ấy đều rất xứng đáng (đến nay nước nay vẫn rất xứng đáng là mạnh nhất ở châu Âu lục địa)! Với lại về toán học thì những thiên tài như Gauß, Lenz, Ohm, Cantor, v.v... đều rất đáng phục! Heraclius đầu triều thì họa Ba Tư xâm lược, giữa triều thì tột đỉnh hoàng kim mà cuối thì tệ quá! Nhưng đó cũng là do Quân đội của các Khalip lúc ấy quá tinh nhuệ, với lại châu Âu bị cái "bệnh dịch Justinianus" ngay cả ở kinh kỳ Constantinopolis nên cũng đã gục!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:55, ngày 23 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

ti nhớ hitler từng nghiên cứu chỉ ra là dân đức thông minh thế nào chứ nhỉ, chỉ sau dân do thái:))--nemo (thảo luận) 11:56, ngày 23 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, thú vị thật đấy ! Ngay cả Mỹ thì những danh tướng như Pershing và Eisenhower đều có dòng máu Đức, trong khi nếu bạn đã xem phim "Titanic" rồi sẽ thấy giới quý tộc tư sản người Đức - Do Thái rất được tôn trọng! Dân Do Thái thì cực thông minh và cống hiến của họ cho sự tồn tại của Phổ trong cuộc chiến tranh 7 năm rất lớn với chính sách tài chính đúng đắn của họ ! Có điều là chịu khổ từ thời Pharaon rồi!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:00, ngày 23 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

một điều đặc biệt mà tôi đọc được là trong chiến tranh napoleon nước anh và đức đã có những gia đình và người do thái giúp cho nước mình chống lại napoleon, trong khi ở nhiều nước họ đứng về phía quân pháp đấy, và nhiều người do thái coi nước đức khi mới thành lập là quê của họ mặc dù họ ở mĩ khi đó--nemo (thảo luận) 03:29, ngày 24 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, người Cozak trong cuộc Nội chiến Nga và Chiến tranh Xô - Đức cũng đứng về hai phe vậy! Ý bạn nói nước Đức mới thành lập là sau khi Bismarck nhất thống phải ko ? Thật những ông như Marx, Cantor, Einstein, v.v... cũng đều có dòng máu Do Thái đấy ! Cho nên tôi thấy chính sách khoan dung Do Thái của Cyrus và Darius là rất hay vì nó tạo điều khiện cho nhân tài quy tụ về Ba Tư !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:30, ngày 24 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

ngoài ra người do thái cũng là những người đem lại thịnh vượng, nhưng đời nào họ cũng bị xua đuổi, săn giết, tàn sát hết, ngoài ra còn phải đeo ngôi sao của họ để phân biệt nữa chứ--nemo (thảo luận) 01:21, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mời sửa

Mời bạn vô đây xem xét cho ý kiến và bỏ phiếu phần anh Minh và Dụng. Mình nói chung muốn xem ý kiến cộng đồng ra sao.Trongphu (thảo luận) 02:24, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chuyện nhỏ ấy mà, tùy bạn thôi. Mình hỏi gì thì hỏi chứ không thích làm là quyền của mỗi người, mình tôn trọng nó dĩ nhiên. Nói không thích cứ từ chối thẳng thắn có sao đâu. Ờ mà nói thiệt mình cũng không thích cãi nhau nhưng phải chiến đấu cho tới cùng vì niềm tin của mình.Trongphu (thảo luận) 02:29, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ờ thì cảm ơn cho lời khen nhé, tính mình là vậy đó. Đánh chết cũng đi, bỏ cuộc chỉ giống như kẻ hèn thôi. Mình cũng thận trọng chứ có phải lỗ mãn đâu bạn khỏi lo. Thú thận có nhiều khi bị một số phần tử khiêu khích, nóng máu cũng nói... không được hay lắm nhưng không chửi thề. Ở một cái nơi văn hóa như thế này thì chửi thề là nhục nhã lắm.Trongphu (thảo luận) 02:33, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Thấy bạn dịch hàng loại những bài mới từ tiếng Anh. Mời bạn dịch dùm bài Ngày Valentine từ bên tiếng Anh, đây cũng thuộc lĩnh vực lịch sử nếu mình không nhầm. Mình cũng là fan hâm mộ ngày lễ tình nhân. Cảm ơn trước!Trongphu (thảo luận) 06:54, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn khiêm tốn đấy thấy chứ, mình thấy bạn đóng góp với khối lượng còn nhiều hơn mình. Khổ nỗi mình dịch rất chậm nên mất nhiều thời gian để viết bất cứ bài nào, không viết nhanh bằng bạn được.Trongphu (thảo luận) 06:58, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ờ mà mình nhờ thì nhờ chứ bạn không muốn làm cứ nói thẳng đừng ngại. Làm khó bạn thì mình ngại lắm.Trongphu (thảo luận) 06:59, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Mình cũng viết phụ nếu rãnh ngày mai. Chắc viết cũng được mấy đoạn nhỏ và dễ thôi chứ mấy câu khó hiểu và khó dịch thì chịu.Trongphu (thảo luận) 07:09, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn ngừng dịch rồi hả? Một mình mình viết đâu có nổi. Nếu bạn không thích dịch nữa cũng không sao. Dù gì cũng cảm ơn bạn khởi tạo viết một phần.Trongphu (thảo luận) 18:49, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Apama II sửa

Lật lại bài đó thì tôi ko hề thấy có câu này, ko biết bạn lấy từ đâu ? Nhưng tôi dịch là: "Hãy để tôi gợi bạn nhớ rằng bạn đã gan dạ như thế nào ngay từ khi bạn còn là một thiếu nữ : bạn có nhớ hàng động quả cảm đã mang lại hôn nhân cho bạn?" Nếu đã đọc được ngữ cảnh, Ledinhthang hãy thay những từ "Ta", "Ngươi"... này nọ gì đó cho các từ "bạn", "tôi", để đúng với văn phong sử học! p/s Tôi thấy huy chương mà Trongphu trao tặng là xứng đáng với bạn! Tôi cũng định làm nên một cái Huy chương nào đó tặng bạn dựa theo Huy chương Friedrich II Đại Đế mà Phương Huy trao tặng cho tôi ở trang thành viên tôi, nhưng Trongphu đã tặng trước! --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:40, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

bài này bên en có câu đó mà, chỗ có câu thơ phía dưới ấy:), mình cảm ơn sự ghi nhận của hai bạn, thực sự thì mình cũng phải cố gắng nhiều hơn nữa:), một thành viên khác mình thấy xứng đáng chả kém đó là yashu, cậu ấy cũng đáng được ghi nhận:)--nemo (thảo luận) 02:39, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Câu thơ ấy có lẽ chỉ Công chúa Berenice chứ ko phải là Apama II! Các bạn đều đóng góp rất tốt và bản thân tôi cũng hy vọng mình sẽ có nỗ lực lớn hơn nữa cho WP! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:35, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), thì nó chỉ Berenice mà:)), nhưng nó có trong bài Apama:)), tôi cũng đang cố sức hết mình:D, --nemo

(thảo luận) 03:41, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi thấy Ledinhthang đang quan tâm chủ đề các quốc gia Hy Lạp Hóa, nói vậy chứ nó rất thú vị đấy ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:48, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

he, tôi là một philhellene mà:), với lại đây là một trong những thời kì ảnh hưởng nhất đến văn hóa của thế giới:), cũng giống ti thì cũng rất quan tâm đến ba tư và nước đức đấy thôi:)), mà công nhận nền văn hóa Parthia rất ít được ghi chép trong sử sách:(,khó mà tìm đọc được ở vn:(--nemo (thảo luận) 03:52, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nền văn hóa Parthia đọc mới thấy nó thật hấp dẫn, là tinh hoa trong kho tàng văn hóa nhân loại, tiếc là ít được nhớ đến! Trong khi những kỳ tích vang dội của các chiến binh Hy - La được ghi công rất nhiều, thì những chiến công hiển hách của Ba Tư thì ít ai nhớ đến hơn! Tôi thường quan tâm đến Ba Tư và nước Đức chủ yếu là để viết rõ hơn về những cống hiến có giá trị to lớn của hai quốc gia này đối với nhân loại!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:00, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

mình cũng rất quan tâm đến Parthia, nhưng tiếc là k0 được đọc nhiều về nó lắm, thế nên h vẫn chưa hoàn thành bài đế chế Parthia được:(, nền văn minh Ba Tư còn được ghi chép nhiều hơn ấy chứ--nemo (thảo luận) 04:02, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Arsaces đúng là hơi có lu mờ so với Achaemenes và Sassanid! Thậm chí có người còn khen rằng Cyrus vĩ đại hơn Alexandros dù rằng Alexandros có tài chiến thuật trội hơn Cyrus! Hiện nay tôi thấy ở các quốc gia dân chủ di sản của Cyrus cũng rất được trân trọng! Đến cả Thomas Jefferson cũng mang bên mình cuốn sách Cyropaedia của Xenophon, dù rằng Xenophon viết về Cyrus không được khách quan và chân thật lắm!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:07, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhưng cũng phải công nhận là alexandros được thừa hưởng khá nhều thứ từ vua cha Philip, tướng lĩnh quân đội, nhưng đổi lại ước mơ xây dựng một thế giới duy nhất của alexandros thự sự là vĩ đại và ông cũng là nhà chinh phục vĩ đại hơn so với Cyrus(tiến xa hơn và đế chế to hơn) và cũng hơi hâm hâm hơn;)), nhưng Cyrus thì cũng đâu có kém đâu nhỉ, nếu alexandros là cyrus thì cũng chưa biết thế nào, và ngược lại:))--nemo (thảo luận) 04:12, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hà Hà, Alexandros mà là Cyrus, Cyrus mà là Alexandros thì phức tạp thật! Có vấn đề là Cyrus cuối cùng đã thua dân Scythia trong khi Alexandros đại thắng quân Scythia trong trận sông Jaxartes! Về quân sự thì Alexandros cứ coi là vĩ đại hơn, nhưng về tài làm vua thì rất có thể Cyrus giỏi hơn! Chính sách khoan hồng văn hóa và tôn trọng Do Thái của Cyrus là một thay đổi rất lớn lao kể từ thời Cổ Ai Cập, Babylon và Assyria!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:28, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

đúng thế, cyrus là vị vua hiếm hoi của thế giới có cách cư sử nhân từ với người do thái:)), các vị vua đều tìm cách bóc lột sự giàu có của họ, --nemo (thảo luận) 04:30, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, Darius cũng khá tốt với việc xây dựng miếu đền Do Thái!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:38, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có một điều về mấy vị vua hy lạp hóa thời này đó là tình trạng hôn nhân quá là rắc rối và nhiều cuộc là anh em, họ hàng, chú, bác và cháu lấy lẫn nhau--nemo (thảo luận) 04:40, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

He, cũng hơi giống Ai Cập Cổ đấy!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:47, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

hehe, quả là quá hỗn loạn:))--nemo (thảo luận) 04:48, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Độc nhất vô nhị thì là trường hợp của Nữ hoàng Parthia, song có lẽ Parthia ko nhiều vụ bằng Cổ Ai Cập và các nước Hy Lạp hóa!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:00, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), bà này có gốc Ý thì phải:))--nemo (thảo luận) 05:03, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Là một cung tần được Hoàng đế Augustus biếu cho nhà vua Phraates IV! p/s Đúng là Cyrus là một vị vua rất sáng suốt như riêng trường hợp Kroisos thì mập mờ: nhà thi hào Bacchylides có viết rằng lúc Kroisos lên giàn hỏa thiêu thì thần Apollo cứu lấy nhà vua và đem ông về miền đất của người Hyrborea ở Bắc Cực và xây dựng cuộc sống ở đó! Suy xét cho cùng thì có ám chỉ đấy! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:18, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

hehe, vụ kroisos này chúng ta bàn khá nhiều rồi đấy chứ, hôm trước có từ tác phẩm của mấy ông nó về vụ này:)), à,bàn một chút về mấy ông Lydia, ông kroisos này có số phận bi thảm thật, con cái cũng gặp điều k0 may, sau này thua trận, trong khi lại sống giàu sang nhất:)), rồi còn bị Solon chê cho thối mặt:))--nemo (thảo luận) 11:52, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng là tôi đã bàn nhiều với bạn về vụ này ! Vua Kroisos giàu có đến vô song, bách chiến bách thắng buộc người tộc Hy Lạp phải thần phục và kiêng nể! Nhưng thằng con của ông này chết quá nhảm trong khi Solon rất thẳng thắn khi ko hề khen gì vua này! Tỷ dụ như Lĩnh Nam chích quái viết rằng An Dương Vương cầm sừng tê chống nước và theo chân Rùa thần Kim Quy xuống biển, nhưng thực chất vua này đã tự sát sau khi thua trận! Ngoài ra, các lãnh đạo nổi tiếng như vua Friedrich II (của Đế quốc La Mã Thần thánh), Adolf Hitler và ông hoàng nhạc rock Elvis Presley đều có người tin là còn sống! Vậy rất có thể Bacchylides ám chỉ rằng Kroisos đã bị thiêu chết! Có người so sánh cuộc vượt sông Halys định mệnh của Kroisos với cuộc vượt sông Jaxartes của Cyrus ! Kẻ thắng trận cuối cùng cũng chung số phận với kẻ bại trận !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:59, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

hehe, mấy ông đấy chết lòi mắt ra mà vẫn còn tin được à:)), Kroisos hình như tôn thờ thần Appolo thì phải, bạn đọc trong sử kí của herodotos thấy ông này viết rằng thần Apollo bảo trợ cho Kroisos đấy:))--nemo (thảo luận) 12:03, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vụ tin rằng Elvis Presley còn sống là khá nổi tiếng đấy, thậm chí gần đây có người còn tin rằng Michael Jackson còn sống nữa cơ (nhưng mà giả chết) ! Dù rằng có người kể rằng đã thấy linh hồn của Michael Jackson! Còn Bacchylides cũng viết rằng chính nhờ sự tôn kính thần linh của Kroisos mà ông được Apollo đưa về miền Bắc Cực! Herodotos cũng viết rằng chính nhờ lòng mộ đạo của nhà vua Kroisos mà khi lửa giàn thiêu quá lớn thì thần Apollo đã làm mưa gió giúp cho ông sống sót! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:08, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

hehe mình cũng nhớ mấy vụ nhậu ở VN quá, vui quá chừng chỉ tội là hồi ở VN còn bé nên chưa tham gia nhậu được, hic. Bạn giờ tròn 20 tuổi nha, chà tuổi này là tuổi mộng mơ đấy, một trong những tuổi đẹp nhất. Có bồ bịch gì chưa, có vài người 20 tuổi là có vợ con rồi đó. HAAA. Mình thì đang thất tình đây huu, nhưng mà vụ đó qua rồi không khóc nữa.Trongphu (thảo luận) 06:38, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

@trong phú: hơ hơ, mình đang ế thảm hại đây:)), suốt ngày có thời gian rỗi là lên wiki thế này thì đâu ra ny:)), trên giấy tờ tớ năm 1990:)) rồi nhá:));@ti: hôm trước có vụ hồn ma michael thì tôi đã nghe rồi:)), mà herodotos cũng ghi lại vụ mưa cứu kroisos đấy, hehe, một cách lý giải nữa là do sự hạn chế về kiến thức của thời cổ đại khiến mọi nguơig giải thích những hiện tượng như vậy là do thần linh gây nên, bạn xem agora đấy:)), đạo thiên chúa đã dùng vài tiểu xảo để chứng minh đạo đa thần k0 tồn tại=))--nemo (thảo luận) 06:47, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Người xưa thường tin vào thế giới thần linh nên thường giải thích mọi việc theo lối mang tính thần thánh ! Tỷ dụ như sức mạnh vô song của Achilles thì họ giải thích là do chàng được ngâm người dưới sông Styx, hoặc là lòng chung thủy của Sita thể hiện qua việc Hỏa thần A Kỳ Ni không thiêu cháy nàng ! Khát vọng của nhân dân có thể coi là thể hiện qua một hình tượng rất cao đẹp - Prometheus cướp ngọn lửa của Zeus!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:02, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

về Achilles và prometheus là những hình tượng đẹp nhất về những người anh hùng, một người hết lòng vì bạn bè, một người sẵn sàng hy sinh mình chống lại sự áp bức:), và người xưa rất tôn trọng những hình tượng vĩ đại như vậy--nemo (thảo luận) 07:08, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mà này, Herodotos viết về cuộc chiến thành Troia ở quyển nào thế nhỉ ? Hình như Herodotos cũng có đề cập đến Homeros dù chúng ta ko xác định được nhà thi hào này!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:20, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi cũng k0 nhớ nữa:)),--nemo (thảo luận) 10:57, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có nên đổi tên các bài đó "Legio" thành "binh đoàn" ko? Nghe cho nó Việt hóa?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:10, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

legio là tên la tinh của nó mà:)), với lại nếu đổi thế thì k0 hay lắm vì trong bài đã dịch nó rồi--nemo (thảo luận) 11:16, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vậy nó chắc chắn ko phải là tên tiếng Anh chứ? Tôi muốn hỏi thế để biết xem en.WP có dịch tên nó ko hay là đã để nguyên tiếng La Tinh?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:41, ngày 27 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh mà, bạn thử tra từ tiếng anh xem nó có dịch k0:D, hi, từ tiếng anh của nó là legion mà:)--nemo (thảo luận) 03:40, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vậy thì đúng là WP tiếng Anh ko dịch rồi !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:52, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

?, tôi thấy các wiki khác cũng thế thì phải, --nemo (thảo luận) 04:07, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Kiểu để nguyên tên í mà ! p/s Nên viết Pompey là Pompeius cho đúng tiếng La Tinh, riêng "Pompey Đại Đế" là một cách dịch rất ko nên dùng vì thực chất "Pompeius Magnus" hoàn toàn ko hẳn là "Pompey Đại Đế"!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:12, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

à, pompey cứ quen cách viết cũ:)), sẽ sửa lại:)), mà từ đại đế tôi thấy toàn dùng cho các vị vua, ngay cả ceasar cũng k0 có tên này:),--nemo (thảo luận) 04:16, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ở đây "Đại Đế" là chỉ những vị vua có công bất kể là Đế hay là Vương ! Tuy nhiên, ngay những vị vua từ Công trở xuống thì đã ko thể dùng được từ này ! Thí dụ như vua Eudes xứ Aquitaine là Eudes Vĩ đại chứ ko phải là Eudes Đại đế !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:56, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

thì nó chỉ dùng để chỉ những vị vua lớn đấy mà, nhưng pompey thì chỉ là một vị tướng, như vậy mà dùng ý nghĩa đó thì cũng k0 có vẻ phù hợp lắm--nemo (thảo luận) 05:11, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tốt hơn cả thì để nguyên là Pompeius Magnus hoặc là dịch thành Pompeius Vĩ đại ! Trong lịch sử thực chất ko phải là vị anh quân nào cũng được gọi là "Đại Đế" ! Vì lẽ Theodosius I có công nhưng cũng có tội mà cũng là "Đại Đế", trong khi vua Phổ Friedrich Wilhelm I có công lao to lớn thế mà không được danh hiệu này ! Hoặc là vua Thụy Điển Karl XII là một nhà chỉ huy quân sự xuất sắc nhưng có vẻ cũng ko là "Karl Đại Đế" ! Tôi vẫn cứ quanh quẩn suốt với bài Trận Leuthen đến giờ còn chưa xong, do đó tôi hiểu tại sao bạn phải đọc bài Ngày Valentine đến cả tuần : với những nội dung phức tạp như vậy thì ta phải tốn rất nhiều thời gian mới được !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:15, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, đúng như bạn nghĩ vậy, pompeius nên gọi là vĩ đại, còn bài valentine thì do tôi đã mất 2 ngày đầu tuần hầu như k0 lên được wiki nên phải mất nhiều như vậy, ngoài ra nhiều từ ngữ k0 phải chuyên môn của mình cần phải tra nhiều từ điển nữa:((--nemo (thảo luận) 05:21, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ok ! Bài khó thì dễ phải đọc nhiều ! Nhưng tốt nhất thì gác tạm lại ở đấy và tập trung vào các bài Hy Lạp cổ, Hy Lạp hóa và La Mã hay hơn là phải phân tâm như thế !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:41, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

hj, tôi vẫn đang tập trung vào Hy Lạp đấy chứ:))--nemo (thảo luận) 05:53, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, tôi đang chinh chiến ở Phổ tốn khá nhiều thời gian và công sức nên nếu bạn bỏ qua và tôi phải chú tâm sang Hy Lạp - La Mã nữa thì có thắng trận Tannenberg cũng thua trận sông Marne lần thứ nhất mà thôi ! :)) Cám ơn bạn ! :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:01, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

hơ, có gì đâu mà tôi còn phải cám ơn bạn đã giúp nhiều ấy chứ,:))--nemo (thảo luận) 06:04, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi hiện có cánh cửa thần kỳ của Đôrêmon nên trong lúc đánh trận ở Tannenberg tôi vẫn có thể ghé qua đánh trận sông Marne được ! Nhưng nếu bạn rút khỏi sông Marne thì tình hình gay go đấy ! Hiện trận sông Marne có một Tập đoàn quân Pháp tên là Demosthenes, có vẻ bạn đang bắn hạ nó khá thuận lợi ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:07, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tạm thời tôi chưa bắn thủng được hoàn toàn tập đoàn Demosthenes này đâu:)), phải từ từ,:)) tìm hiểu thêm:))--nemo (thảo luận) 06:09, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái trại quân "Historiai" do Herodotos trấn giữ có khá nhiều quân tinh nhuệ như binh đoàn Cyrus hoặc là tiểu đoàn Kroisos, tiếc là chúng ta khá bận nên chưa đủ thời gian với nó ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:12, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

nhiều vô số kể luôn ấy chứ:)), mới nhìn thôi đã hoa hết cả mắy @ @:))--nemo (thảo luận) 06:26, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Riêng việc viết về cái chết bí ẩn của Cyrus cũng tốn khá nhiều công sức đấy nhé ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:28, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bàn đi bàn lại nó nữa thì chắc còn dài nữa ấy chứ,:))--nemo (thảo luận) 06:29, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Câu hỏi muôn thưở là "Tại sao lại có những giả thiết khác nhau về cái chết của Cyrus như thế" ? Cái này thì bó tay, song theo Justinus là do không một ai còn sống để chứng kiến những gì diễn ra sau trận đánh định mệnh đó !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:34, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

một lý do quan trngj là quân ba tư đã hầu như bị tiêu diệt toàn bộ thì phải, trong khi người Maesegatae thì có lẽ theo tình trạng du mục nên họ k0 có ghi chép, văn bản và ngoài ra sự tồn tại của họ cũng khá bí hiểm--nemo (thảo luận) 06:42, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo Herodotos thì diệt gần hết, theo Ctesias là cả hai bên thiệt hại nặng còn Justinus cho là ko một lính Ba Tư nào còn sống sót ! Người Ba Tư ko ghi chép gì và họ chỉ tôn kính các bậc minh quân thánh chúa bằng việc làm lễ cúng tế ở tông miếu mà thôi ! Tôi cho rằng chắc chắn Cyrus tử trận ở biên giới phía Bắc, vấn đề chỉ là ai chỉ huy bộ lạc kia ? đồng thời cũng ko chắc là Cyrus bị chặt đầu ! :)) Tôi sẽ ghi những vấn đề này vào WP ở những bài thích hợp !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:51, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

he, cái này chúng ta nói cũng nhiều phết rồi đấy chứ:)), k0 biết có cái wiki nào có bài về cyrus mà cũng chi tiết k0 nhỉ:)--nemo (thảo luận) 11:09, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ko thấy en.WP đặt dấu chấm hỏi cho hai câu hỏi trên của tôi (ai chỉ huy quân kia và ông ta có bị chặt đầu hay ko?) !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:13, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

hehe, bàn chủ đề khác vậy về demosthenes đi,:)), 2 hôm nay h tôi mới vào được wiki đấy:)), trong tác phẩm của Plutarch hình như ai bên phe dân chủ thì toàn bị coi là kẻ mị dân thì phải??, tôi thấy vài ông Hy lạp bị coi như vậy đấy--nemo (thảo luận) 11:16, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hì hì, Plutarchus có vẻ hay rầy la các nhân vật dân chủ vĩ đại ghê ! Nếu thế có lẽ ông sẽ chửi bới rất dữ cái chính phủ Đệ tam Cộng hòa Pháp giả thử như ông sống cùng thời đó ! Cái chế độ ấy tuy cứ ca vang lên bài "Marseille" chứ đúng là đồ Đế quốc Thực dân, liên minh với Sa hoàng chuyên chế (cho Đế quốc Nga, Thổ Nhĩ Kỳ vay nặng lãi), đàn áp Công xã Paris chưa kể là nhờ quân Phổ hỗ trợ, gây cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm 1914 làm xiết bao người trên toàn thế giới phải ngã xuống...--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:27, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

hehe, tôi mỗi khi đọc về công xã pari hay cái cộng hòa đó thật đáng căm ghét, bán nước, quỳ gối trước đức, đàn áp nhân dân, bảo vệ cho quyền lợi của mình--nemo (thảo luận) 11:39, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chính sách trả thù Đức và lập thuộc địa của nền Cộng hòa đó (là sự nối tiếp của chính sách bành trướng của Napoléon III) cũng gây cho tình hình quốc tế lộn xộn và dẫn đến những cuộc chiến tranh xiết bao người chết, những trận đánh kinh hoàng... Tôi ko rõ Plutarchus dựa vaò đâu để nói các nhân vật dân chủ là "mị dân" nhưng những thành quả của Washington, Jefferson và Lincoln thì chúng ta ko thể phủ nhận được ! Dù sao chăng nữa thì "dân chủ" cũng là cái người ta hay dùng để tuyên truyền, kêu gọi dân chúng nhất, cả Cộng sản và chống Cộng sản đều hô hào 'dân chủ' đó thôi ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:49, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

hờ, trên này ta k0 bàn mấy cái chính trị nhé:)), chủ đề nhạy cảm:)), mà hình như mấy ông mĩ là thành viên của hội tam điển khá nhiều thì phải:))--nemo (thảo luận) 01:33, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Yên tâm đi, tôi nói đàng hoàng chứ ko tuyên truyền, xuyên tạc, lên án, kích động,... đâu ! :)) "kẻ mị dân" là có lẽ ý Plutarchus rằng những người này nói nhiều hơn là làm, vì thực ra trong trận Chaeronea thì Demosthenes chỉ chiến đấu như 1 người lính hoplite của quân Athena ! Hội Tam Điểm thì Friedrich II Đại Đế cũng lén lút tham gia vào năm 1738, tránh sự phát giác của phụ vương !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 01:45, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

plutach cũng hay bôi bác Demosthenes nữa, sau này còn ghi là ông ta ăn hối lộ của kẻ ăn cắp kho báu của Alexnadros đấy, hội tam điển toàn dính líu tới những con người vĩ đại:)--nemo (thảo luận) 01:49, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng là vậy, có điều số đông là khen Demosthenes chứ ko chê bai như vậy ! Rất may là việc Friedrich II Đại Đế tham gia Hội Tam Điểm đã ko bị vua cha phát hiện !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 02:02, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

mà cái hội này cũng hơi bị khó hiểu, chả hiểu mục đích của họ là để bảo vệ hay làm gì--nemo (thảo luận) 02:04, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có nhẽ là liên quan đến chủ nghĩa tự do, thời kỳ Khai sáng, chủ nghĩa Cộng hòa, dân chủ,... gì đấy chẳng rõ nữa ! Các giá trị này nói chung đều có sự đóng góp từ hai nền văn hóa Hy - La cổ ! Solon là một lãnh tụ dân chủ vĩ đại, nhưng Plutarchus có vẻ khen Solon nhiều !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 02:08, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Solon thực sự là người đã góp công rất lớn đối với nền dân chủ athen đấy chứ, một con người hy sinh khá nhiều lợi ích của bản thân cho việc bổ sung các bộ luật, xóa bỏ luật pháp hà khắc của dracon--nemo (thảo luận) 02:16, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vậy có lẽ Plutarchus ko thích các nhà hùng biện ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 02:18, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

kiểu như hitler thì ai cũng ghét:))--nemo (thảo luận) 03:09, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chỉ có một trong số những điểm mà tôi đồng tình với nhà lãnh đạo này là ông ta muốn phá hoại cái Hòa ước Versailles chết tiệt đi ! Thực ra nhân dân Đức ai cũng muốn hủy hoại cái Hòa ước này, điều đó khiến cho Hitler rất dễ dàng hô hào nhân dân Đức ! Kể cũng lạ, Foch nói đó là hưng chiến 20 năm mà quả thật đúng là 20 năm (1919 - 1939), tiếc là Foch đã về chầu Trời giữa thời gian đó nên ko được biết ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:37, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

thì cái hòa ước mà pháp bị thua trận nhục nhã năm 1870 cũng là nguyên nhân khiến năm 1918 đức phải kí một cái khác nhục nhã lại, hitler sau này kí còn bắt phải kí như thời 1918 nữa chứ:)), nói chung là mấy cái hòa ước này đem lại chiến tranh cả--nemo (thảo luận) 03:42, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hitler thì ko bắt ký ở Versailles nhưng lại là ở toa tàu hỏa riêng tư của Foch ! Chưa kể Hitler còn ngồi trên ghế của Foch ! Thú vị thật ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:46, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

thì ông ta cố tình làm thế để làm nhục nước pháp mà:))--nemo (thảo luận) 03:48, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Sử cũ Hy - La có viết nhiều về báo mộng, nghe cứ tưởng như Thống chế Foch được báo mộng thế nào ấy nên nói đúng luôn là 20 năm ! Tôi cho rằng đây là một trong những điều kỳ diệu trong lịch sử, ko biết thời Hy - La có ai nói được đến thế chưa nhỉ ?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:51, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi cũng k0 rõ, hình như có cái vụ của alexandros đại đế và vespasianus, Kroissos:))--nemo (thảo luận) 03:54, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng khổ, Cyrus là đế quốc nhưng mới thành lập thôi, Kroisos là đế quốc đã lâu rồi ! Nghe nó nói thì cũng nên thận trọng một chút, chứng tỏ ngòi bút của Herodotos đã khắc họa được sự qúa hung hăng của Kroisos đến mức chẳng thèm đắn đó lời tiên tri !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:01, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

hờ hờ, herodotos nói rằng, kroissos sau khi quá đau buồn vì số phận 2 người con trai nên đã k0 còn quá minh mẫn sáng suốt, ông tìm đến lời tiên tri nhưng mà k0 hiểu đúng nó, quá nóng vội nên diệt vong:))--nemo (thảo luận) 04:13, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Herodotos thường nêu lên quan điểm "nhân quả" của mình, rằng một khi anh ở trên thành công tuyệt đỉnh thì anh sẽ bất ngờ gặp một sự chuyển biến vận mệnh của mình ! Lúc mất con như thế thì nhà vua cũng đang ở đỉnh điểm hùng cường đấy thôi ! Cuộc vượt sông Halys đầy định mệnh của Kroisos được so sánh với cuộc vượt sông Jaxartes cũng định mệnh ko kém của vua Cyrus ! Nói chung, những gì ngòi bút của Herodotos khắc họa lên có thể làm liên tưởng đến cuộc xâm lược nước Nga của vua Karl XII và của Napoléon !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:22, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

napoleon đúng kiểu hiếu chiến như cyrus hay darius, xerxes--nemo (thảo luận) 04:24, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thực chất với Hiệp định Tilsit thì Napoléon đã quá vinh quang rồi, nhưng với tư cách là một vị Hoàng đế - chiến binh lỗi lạc, đầy tham vọng, ông vẫn cứ không dứt ! Do đó trên tột đỉnh vinh quang thì cuối cùng ông đã hứng chịu thảm bại, cũng giống như Cyrus vậy ! Kark XII cũng là một vị vua "điên rồ", là bài học bi kịch cho các đời vua chúa, quá ham danh vọng cá nhân nên lúc thắng Nga vào năm 1700 thì lại quay sang đánh Sachsen - Ba Lan thay vì truy kích vào đất Nga ! Theo tôi được biết thì Alexandros Đại Đế cũng là một loại tương tự mà thôi !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:29, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Người đời có câu: Tham thì thâm, quả k0 sai:D--nemo (thảo luận) 04:39, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chuẩn ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:42, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ấn-Scythia sửa

Cái đó nên là người Ấn-Scythia, vì Indo-Scythians) có phần "s" ở cuối nên tôi nghĩ nó chỉ dân tộc này! chứ ko phải là vùng di trú cổ đại của họ!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:01, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok, đã rõ:D--nemo (thảo luận) 06:05, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thú vị thật ! Hermaeos có lẽ từng là chư vương của Hán triều đấy ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:17, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mấy lão tàu khựa chắc lại chém gió k0 ít đấy:)), mà bên en cái tiêu bản lại đề là vương quốc Ấn-Scythia???--nemo (thảo luận) 06:19, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cách không lâu sau vụ Hermaeos thì mấy lão Đông Hán còn bảo là Hai Bà Trưng bị xử tử nữa cơ ! Vương quốc Ấn-Scythia có nhẽ là họ chỉ các Vương quốc do người Ấn-Scythia lập nên đó !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:35, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok, mấy lão tàu khựa không phải lúc nào cũng đáng tin, mà thực sự vương quốc của người ấn scythia là một thể chế lỏng lẻo thì phải, mà nó tương tự như một phó vương hay một chư hầu thì đúng hơn, nó k0 giống vương quốc Quý sương:)--nemo (thảo luận) 06:38, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chính Hậu Hán thư của Khựa đã viết là Hai Bà bị Mã Viện chém đầu mang về kinh thành Lạc Dương, thế mới ghê ! :)) Còn khi nói đến người Massagetea thì một số bản dịch Herodotos cũng có ghi "Vương quốc của người Massagetae", viết về người Ấn-Scythia thì ta cũng nghĩ đến "Vương quốc của người Ấn-Scythia" mà thôi, chẳng phải là cấu trúc Nhà nước gì vững chắc ! Ngay cả nghe một số giọng văn mang tính chém gió ta cũng hiểu Tomyris là vị Nữ hoàng phất cờ khởi nghĩa đánh bại Cyrus vậy, hoặc rõ ràng hơn là Fritigern là vị vua động binh khởi nghĩa tiêu diệt Valens ! :)) Dễ hiểu thôi, có thể thấy khi Lê Thánh Tông tấn công Lan Xang thì Khựa cũng lên giọng thế này : "nếu có phạm lỗi nói trên, nên gấp lui quân; nếu không, Vương phải sang báo ngay để triều đình truy xét kẻ báo cáo bậy trị tội theo pháp luật." !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:44, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
)) , mà thực sự thì vương quốc của người Ấn-Scythia đã thành lâph dưới thời Maues, còn mấy lão tàu khựa thì bựa thôi rồi:))--nemo (thảo luận) 06:48, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ừ thì thành lập nhưng VN cũng có nước riêng, có Thiên tử riêng mà vẫn làm chư hầu với TQ trên danh nghĩa, còn bị mấy lão Khựa dùng những lời lẽ như đã nêu, chưa kể còn phải sang báo tang vua chết, triều cống,... ! Huống chi những Vương quốc như của người Massagetae và người Ấn-Scythia đều có cơ cấu không vững chắc, nếu họ đánh nhau với các nước lớn (Ba Tư, Tàu, La Mã, Quý Sương...) thì rất có thể một số giọng điệu sẽ dùng từ nổi loạn đấy ! p/s Mà này, có nhẽ Phraates IV và Artabanus I là hai trong số ba vị Đại Vương hy sinh khi đánh người Massagetae đấy ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:53, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), thằng to thì cậy mình khỏe, giống như lúc này thôi:)), mà đặc điểm của các nước lớn luôn coi các nước khác là man di--nemo (thảo luận) 02:42, ngày 2 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Tùy, người Hy Lạp có những thành bang nhỏ bé hơn Ba Tư nhưng họ coi Ba Tư man di đấy ! Chưa kể Demosthenes cũng chửi vào mặt Philippos là tên man rợ ! Trong một thời gian dài ấy người Macedonia bị coi là rợ đấy chứ !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:18, ngày 2 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

uh nhỉ,:)):))--nemo (thảo luận) 04:30, ngày 3 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well: "Romanus liên quan đến những vụ mâu thuẫn gây đổ máu giữa các con hợp pháp và ngoài giá thú của Nubel, một vị tiểu vương người Moor và là chư vương hàng đầu của La Mã tại Phi châu"--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:11, ngày 3 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

hehe, thank ti nhá:), bạn dịch nhanh thật đấy:))--nemo (thảo luận) 05:12, ngày 3 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Wah, mới ngủ trưa dậy đã lập tức nhận ngay tin nhắn này, mình cũng dịch ngay thôi ! :)) Mà này, nếu căn cứ vào bài người Ấn-Scythia thì trong lịch sử có ba Đại vương Ba Tư tử trận khi đánh người Massagetae, cũng như có ba Hoàng đế La Mã hy sinh khi đánh người Goth vậy (Decius, Etruscus và Valens) !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:14, ngày 3 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

he, hình như từ lâu rồi ấy chứ, tôi nhớ là đã biết cái này từ các bài vua Parthia mà mình đã viết ấy ti à:)--nemo (thảo luận) 05:33, ngày 3 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Để tra lại coi, vì mấy bài đó hình như ko nói là hai Đại vương đó chết khi đánh với quân Massagetae mà chỉ nói chung chung là một quân Scythia/Đại Hạ nào đó ! Nếu tôi nhớ ko nhầm thì một ông trong số đó bị thương rất nặng rồi mới "đai" ! Mà này, Valentinianus I có cái chết rất bi hài là khi quát tháo mấy tên sứ giả rợ thì bị đứt mạch maú não và đương nhiên là về chầu Chúa ! :)) --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:36, ngày 3 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), lúc đó người Parthia chiêu mộ quân scythia làm lính đánh thuê, sau lại k0 cần nên họ phản lại:)), valentianus chết khá giống Demetrios II của Macedon sao ấy nhỉ:)), chết khi la hét--nemo (thảo luận) 05:45, ngày 3 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Xem ra quân Scythia đúng là rất hùng mạnh nên mới tiêu diệt được hai Đại vương Parthia liên tiếp như vậy (nếu xét cả lịch sử Ba Tư tính cả Cyrus vào nữa) ! :)) Hah, mà Valentinianus I xem ra quá thô cộc, nóng tính trong ứng xử đó, để thế cuối cùng lại hại cho mình : thân thì mất, Đế quốc Tây La Mã thì nhanh chóng suy vong !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:49,en ngày 3 tháng 9 năm 2011 (UTC)

ha, người scythia là những kị binh tinh nhuệ, có điều là họ không bao h có thể thành lập một đế chế như người hung sau này--nemo (thảo luận) 04:00, ngày 4 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đời vua Ateaes thì cũng khá là "Đế chế" đấy, nhưng bị vua Macedonia tiêu diệt ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:05, ngày 4 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), mà hình như tên gọi scythia hình như là tên gọi có vẻ chung chung thì phải:d--nemo (thảo luận) 04:08, ngày 4 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ừm ! :))04:18, ngày 4 tháng 9 năm 2011 (UTC)
Ko biết voi chiến lần đầu tiên được sử dụng khi nào thế nhỉ ? Rõ là phức tạp ! Có lẽ là do quân Derbices trong trận đánh năm 530 TCN ! --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:41, ngày 4 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái này tôi cũng chịu:)), có lẽ là bởi quân Derbices như bạn bảo:))--nemo (thảo luận) 05:50, ngày 4 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ok! Xin lỗi bạn vì mới bấm nhầm nút ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:14, ngày 4 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hơ, có gì đâu mà phải xin lỗi:), cũng chỉ là bạn bấm nhầm thôi mà:)), he, nghe nói ti vừa được cấp quyền lùi sửa thì phải:D--nemo (thảo luận) 06:23, ngày 4 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng vậy ! Tôi vừa xin anh Lê Thy cấp cho quyền này và do đó có nút lùi sửa, tiện tay hơn ! Nhất là với những bài nặng ký mà đặc biệt là bài Friedrich Đại Đế, mà dùng nút lùi cũ thì quá vất vả ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:27, ngày 4 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), well, thế thì tiện lợi quá nhỉ:D--nemo (thảo luận) 06:28, ngày 4 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Wah ! Trong một thời gian dài luì sửa theo lối thường thì tôi luôn rất chậm chân, giờ thì khác ! :)) Thực chất các bộ sử thi Ramayana và Mahabharata đã viết về việc dùng tượng binh nhưng chưa viết về những con tượng binh trên trận mạc, song cũng có điểm tương đồng với sử cũ của Ctesias, ông ghi rằng thực chất người Derbices được người Ấn Độ cung cấp tượng binh chứ ko phải là họ tự có ! Nhưng rất có thể là do người Derbices ko nắm rõ cách điều khiển tượng binh như người Ấn Độ nên họ đã mất mát biết bao chiến binh trong đó có cả thủ lĩnh ! :)) Tuy nhiên, có người coi tình tiết này là tưởng tượng và điều phức tạp ở chỗ Ctesias khét tiếng là Đại ca chém gió đấy ! --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:54, ngày 4 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), lão ctesias này chém gió vãi, hèn gì các nhà sử học cổ đại dáng tin được nhắc đến chả thấy tên lão này đâu:))--nemo (thảo luận) 05:03, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Lucianus có lời phê phán và cho rằng Herodotos, Ctesias cùng với nhiều tên nữa xứng đáng bị đày ra một hòn đảo nơi trừng trị những kẻ tội lỗi ! Thế đấy ! Việc Ctesias ít được tin là do ông ta viết về Đế quốc Assyria toe tóet từ đầu chí cuối ! Tuy nhiên, vấn đề người Derbices và lực lượng tượng binh nằm ngoài điều đó ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:26, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ ti viết về voi chiến phần liên quan đến trung quốc và việt nam nhé:)), thực ra herodotos là người đầu tiên có một tác phẩm lịch sử khá đồ sộ nên cũng k0 thể trách ông ta viết bố láo được, vì mọi thông tin thời đó toàn là truyền miệng kiểu như người ta nói rồi ông at ghi laih:))--nemo (thảo luận) 05:39, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ok, chờ tôi một chút ! Đang mắc cái bài khác nhưng sắp xong rồi ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:42, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok:D--nemo (thảo luận) 05:42, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

À rồi, đoạn đó nói về cuộc chiến giữa nhà Triệu nước Nam Việt và Thiên tử nhà Hán đây mà ! :)) Có hồi Triệu Đà có đánh bại được quân Hán, nhưng nhờ Hán Văn Đế chiêu dụ mà vẫn phải thần phục ! Sau thì Vũ Đế diệt Triệu luôn, hẳn là mấy vụ này !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:02, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

trong quyển các vị vua việt nam vẫn coi triệu đà là một ông vua nước ta đấy, mà còn chém cho lão sống lâu vãi:)), hôm trước tôi thấy có quyển 350 vị vua trung quốc ở ngoài hàng sách đấy, nhưng xem qua thấy nó nói có ngắn tí nên mình cũng chả mua:)), dạo này chả có quyển sử cổ đại nào hay cả, thật chán:(--nemo (thảo luận) 06:05, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vấn đề "sách quá ngắn" ko nghiêm trọng với thời cổ đại bằng cận đại như tôi đây đâu ! :)) Tỷ như là viết về Chiến tranh Kế vị Áo, Chiến tranh Bảy Năm, Chiến tranh Napoleon hoặc là Chiến tranh thế giới lần thứ nhất mà trang bị có một quyển ngắn tí vậy thì không được rồi ! Còn Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng chép Triệu Đà sống 121 tuổi, và tôi biết rằng Chu Mục Vương và vài ông vua Triều Tiên xưa cũng sống đến cả trăm ! :)) Riêng chuyện nhà Triệu có dùng tượng binh chưa là chưa rõ và đoạn ấy khó thể mà dịch !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:11, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), hờ, đối với một con người như tôi, tôi k0 thích những quyển sách ngắn tí nào:)), bài viết càng dài ,càng thích đọc, chỗ dùng tượng binh đó cứ bỏ lại vậy --nemo (thảo luận) 06:12, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Hì Hì, tôi cũng nghĩ càng dài, càng hấp dẫn ! Còn WP tiếng Anh cũng có những cái ko chính xác, tỷ như hôm nọ tôi viết bài thì thấy "Phép lạ của Nhà Brandenburg" thực chất liên quan đến một vài tình huống nhưng bản en. chỉ cho một tình huống duy nhất mà thôi ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:17, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

bên en có một số bài nó không khớp nhau lắm:))--nemo (thảo luận) 06:24, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng vậy, nhất là đối với những trường hợp mập mờ như trận Beneventum của Pyrros ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:30, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), một điều đáng chú ý là tên beneventum là do người La Mã đặt sau này, nó có nghĩa là gió mạnh , hình như là để kỉ niệm chiến thắng trước Pyrros:)--nemo (thảo luận) 06:32, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Dĩ nhiên, người La Mã tuyên bố thắng trận chứ ko bảo là bất phân thắng bại ! Polybius có viết trận này La Mã bất thành trong việc hủy diệt đội quân của Pyrros song ông là người Hy Lạp nên đương nhiên là đối địch rồi ! Trận này có vẻ hơi hơi giống trận sông Marne lần thứ nhất hồi năm 1914 ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:41, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

hà, có lẽ là khá giống đấy chứ, dù gì thì quân pyrros cũng đã quá tàn tạ sau trận này, còn khoảng 8500 quân thôi thì phải, nếu kể cả quân đồn trú ở tarentum thì cũng chỉ bằng 1/2-1/3 số quân trước khi đánh sicily--nemo (thảo luận) 06:45, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thì trước trận sông Marne thì quân Đức cứ rượt quân Pháp miết nên đã suy kiệt rồi ! Còn lần kia thì họa 8500 chiến binh là do cả ba trận Heraclea, Asculum và Beneventum, chưa kể là các trận vây hãm và đánh với quân Carthage nữa ! Cũng giống như cả cuộc xâm lược nước Nga của Napoleon làm cho Đội quân vĩ đại của ông bị hủy diệt, chứ ko phải chỉ có mỗi thảm kịch vượt sông Berezina ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:02, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quân pháp tuy thua trận ở nga nhưng họ trở về rất nghiêm chỉnh hàng ngũ đấy chứ:)--nemo (thảo luận) 10:53, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

"Đội quân vĩ đại" bị tổn hại một cách quá khủng khiếp, đồng thời đây là chiến bại dẫn đến sự sụp đổ của Napoleon ! Đặc biệt là trong những trận đánh như Borodino và sông Berezina ! Còn thực ra Pyrros sau khi chiến bại trở về cũng đại thắng quân Antigonos và quân Gaule chứ chả chơi. Chưa kể trên đường rút khỏi Sparta ông còn đánh cho quân đội của Areus một trận nhừ đòn ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:03, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

hai sai lầm của napoleon đó là đánh tây ban nha và nga, khiến hao binh tổn tứơng:)), ngoài ra chưa kể sự phản bội của lính chư hầu đức,--nemo (thảo luận) 11:11, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ở Tây Ban Nha thì Đại Thống chế Soult bị Quận công Wellington đánh cho liên tiếp thảm bại, góp phần tạo nên tiếng tăm lừng lẫy cho vị Thống chế Anh vĩ đại này ! Còn Yorck chỉ huy quân Phổ thỏa thuận bí mật với Nga là do ông được truyền cảm mãnh liệt từ phong trào yêu nước nồng nàn, quyết tâm cải cách Phổ lúc ấy, do những danh thần, kiệt tướng như Stein, Scharnhorst, Gneisenau và Blucher cầm đầu ! Chưa kể là tuy cuộc khởi nghĩa của Schill đã thất bại nhưng ngọn cờ oai hùng của ông có ảnh hưởng ko nhỏ đến nhân dân Đức khi ấy ! Còn sử thi Aeneid thì tôi chưa đọc nhưng Nữ hoàng Dido đúng là đồ dại trai và chọn lựa cái chết ngu xuẩn cho mình, bó cả hai tay và hai chân ! :)) Chính lời nguyền rủa của bà này đã trở thành hiện thực, nhưng kết thúc của nó là sự đổ vỡ tan tành của những gì bà ta xây nên, gây ra bởi những gì mà Aeneas xây nên ! :)) Second-in-command : Phó Tổng tư lệnh/Phó Chỉ huy ! --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:18, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok, có thể là do virgil viết để đề cao người La Mã và hạ thấp người Carthage thì sao:)), wellington và napoleon từng yêu cùng một người phụ nữ thì phải:)):)), tôi nhớ từng đọc báo an ninh thế giới nó nói thế đấy--nemo (thảo luận) 11:23, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chưa đọc kỹ nữa, nhưng An ninh thế giới có viết về những lời sấm của nhà tiên tri đại tài Nostradamus về cuộc Chiến tranh Vệ quốc 1812 như thế này : "Một đội quân lớn sẽ tràn vào nước Nga/Những người bị xâm lược sẽ phá hủy một thành phố/Quân chủ lực sẽ phản công/Những kẻ chiến bại sẽ chết trên miền đất trắng". (hẳn câu thứ hai chỉ cuộc đốt phá Moskva sau chiến thắng về mặt chiến thuật trong trận Borodino) ! Còn Virgil viết cái đó ko rõ ông ta dựa vào đâu, nhưng nếu thật sự vị Nữ hoàng khai quốc mà như vậy thì bôi bác quá ! :)) Song nếu tôi là Aeneas thì tôi ko như vậy đâu à nha :D :D--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:29, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), kiểu này là lừa tình rồi;)):)), những tiên tri của nostradamus liệu có giống của đền thờ Apollo k0 nhỉ, khó hiểu:))--nemo (thảo luận) 11:48, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Xem ra anh hùng như Aenaes mà cũng thật kỳ quá đi, song một cách nhìn khác có thể coi là đề cao trách nhiệm của mình hơn là tình yêu, chứ vua Edward VIII nước Anh ngày xưa còn thoái vị vì tình yêu cơ đây ! :)) Còn những lời sấm của Nostradamus thì văn phong khó hiểu nhưng khá chính xác, như là về cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất : ông đoán được cả cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, với những tình tiết như nước Pháp ba huynh đệ (tức phe Hiệp Ước Anh - Pháp - Nga), trận thủy chiến bất phân thắng bại tại Jutland, chiến bại thảm hại của quân Đức trong trận sông Marne lần thứ hai,... Chưa kể ông còn đoán được rằng người da đen cũng chết rất nhiều trong những trận chiến trong cuộc chiến tranh này ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:01, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Người da đen trước nay luôn bị đem ra làm bia đỡ đạn đấy chứ, trong các cuộc chiến tranh như nội chiến mĩ hay chiến tranh việt nam họ cũng chết rất nhiều, trong chiến tranh thế giới thì quân pháp sử dụng rất nhiều anh lính da đen này:)):))--nemo (thảo luận) 12:04, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thật ra câu đó có thể hiểu là người da đen mà cũng có thể hiểu là những "Chiến sĩ vô danh" trong trận huyết chiến tại Verdun của cả hai phe ! Ko những da đen mà da vàng nữa, người VN cũng chết nhiều ở trận sông Somme ! :)) Còn Nội chiến Hoa Kỳ thì có tình tiết rất bi tráng là sự hy sinh anh dũng của Trung tá Shaw và đội quân da đen dưới làn đạn của quân thù ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:09, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

trận verdun thật là đẫm máu:)), người da đên trong nội chiến mĩ đã chiến đấu rất anh dũng đấy, có những quân đoàn toàn lính da đen nữa--nemo (thảo luận) 03:09, ngày 8 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trận sông Somme hãy còn đẫm máu kinh hoàng hơn nữa cơ ! :)) Thì Trung tá Shaw cũng có nguyên một đội quân da đen của ông đấy ! Sự hy sinh của họ đã được báo thù rất đích đáng khi quân Bắc bắn phá đồn Wagner ! Những chiến sĩ da đen chiến đấu mãnh liệt cho quân Bắc là điều đương nhiên, vì khi ấy quân Bắc có ý muốn là giải phóng nô lệ ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:33, ngày 8 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), nhưng giải phóng xong rồi thì cũng đang còn phân biệt chủng tộc chán chê nữa:))--nemo (thảo luận) 09:22, ngày 9 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Giải phóng xong là kết thúc vấn đề chiếm hữu nô lệ, nhưng bước sang bóc lột kiểu tư sản ! :)) Có một điều đáng tiếc trong lịch sử là Scipio lại ít nổi danh hơn Hannibal, Wellington lại ít nổi danh hơn Napoleon và Grant lại ít nổi danh hơn Lee, rất đáng tiếc ! Tuy nhiên, hình như chính sự hy sinh của Nelson trong trận thủy chiến Trafalgar cũng như sự hy sinh của Lincoln ngay sau đại thắng khiến họ không thể bị quên đi trong lịch sử nhân loại ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:57, ngày 9 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

hannibal và lee nổi danh hơn có lẽ vì những chiến thắng vĩ đại của 2 ông trong hoàn cảnh mà bản thân hai người này không có quân đội tốt, một cơ sở hậu cần tốt nên họ được đánh giá cao hơn, nepoleon nổi tiếng hơn thì tôi nghĩ k0 cò gì phải đáng bàn vì ông ta làm rung chuyển cả châu âu:)), như alexander đại đế, hay hannibal vĩ đại làm rung chuyển cả La Mã, nelson và lincoln thì quá vĩ đại rồi, họ là những con người hi sinh cả thân mình, cuộc đời cho quốc gia, dân tộc, như bác hồ vậy,--nemo (thảo luận) 04:32, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, đến lúc đó thì một vấn đề đặt ra cho Scipio, Grant, Sherman rằng anh phải là người rất tài giỏi anh mới thắng trận được ! Anh có quân số đông nhưng những người tiền nhiệm của anh đã dùng nó theo cái kiểu gì mà để nó thảm bại tại Cannae, Bull Run, Chancerlosville vậy ? Napoleon thì những chiến thắng lớn như cầu Arcole, Ulm, Austerlitz, Friedland, Wagram,... là rất ấn tượng nhưng xét cho cùng thì tuy Kutuzov ko thể có thiên tài quân sự như Napoleon nhưng ông có lòng kiên trì, bền chí và được lòng nhân dân yêu nước Nga, do đó ông đã chiến thắng cuộc Chiến tranh Vệ quốc ! Ông cũng là một người hết lòng tận tụy vì dân tộc, vì quốc gia vậy ! :)) Nếu Ledinhthang đã đọc phần đóng góp của tôi rồi sẽ thấy sự hy sinh của Philopoemen cũng gây cảm xúc hết sức cao độ trong lúc quân Achaea đại thắng trở về !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:52, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

tất nhiên tôi đã đọc rồi,không những thế mà còn trong tác phẩm của plutach nữa,cái chết của ông ta thật hào hùng.mọi người đều tiếc thương--nemo (thảo luận) 05:08, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Plutarchus kể rất chi tiết về đám tang Philopoemen ! Đây quả là nghệ thuật kể chuyện của ông rất hiệu quả của ông, nhấn mạnh phút giây ra đi của người con vĩ đại cuối cùng của Hy Lạp cổ đại ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:15, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), đúng vậy ông ta nhấn mạnh điều này để chứng tỏ sau Philopoemen không còn người nào xứng đáng như vậty nữa--nemo (thảo luận) 05:16, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Cách chọn chi tiết đặc sắc của Plutarchus cũng thể hiện qua chỗ cái chết của Pyrros : ông kể rằng Antigonos II khóc thương và cho an táng trọng thể, mà không kể về phản ứng gì của nhân dân Ipiros ! Như thế có lẽ thể hiện một cái kết có hậu cuối cùng cho vị vua - chiến binh, được kẻ thù tiếc nuối, và qua việc hỏa thiêu đầu và xác ông ta thấy ông sẽ ko trở thành con ma ko đầu ! :)) Tuy nhiên, ko có kể gì về phản ánh của nhân dân Ipiros, vậy biết đâu họ thấy ông chinh chiến quá nhiều, bỏ bê việc nước nên ko còn mến thương gì nữa, cũng giống như lúc thi hài nhà vua Karl XII được đem về kinh thành Stockholm thì nhân dân Thụy Điển ko có tiếc nuối gì cả ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:23, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

một điều quan trọng đó là trong tác phẩm của Plutach rất ít khi đề cập đến phản ứng của dân chúng hay có lẽ ông chỉ muốn đề cập ca ngợi mà bỏ qua những điều này, pyrros chinh chiến suốt thế dân chúng chắc phải bất mãn lắm chứ, thuế má đổ lên đầu họ kia mà:)) như các vị vua anh thời trung cổ hay chinh phạt thì cũng đổ hết chu phí lên người dân, và một điều nữa là sau này ở Ipiros đã thành lập nhà nước cộng hòa:D--nemo (thảo luận) 05:31, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thường Plutarchus viết truyện về các anh hùng và có nhẽ ông muốn đặt cho mỗi vị một kết thúc có hậu ! Đối với những người chiến binh hết lòng vì dân, đấu tranh vì chính nghĩa, như Pelopidas (chống lại ách bá quyền của Sparta), Philopoemen (chống lại sự xâm nhập của La Mã), ông có kể về nỗi đau xót của nhân dân nước họ, chưa kể là dân chúng Messenian cũng thương cảm cho Philopoemen !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:41, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

đó chính là tính nhân văn trong cách viết văn của ông:))--nemo (thảo luận) 05:42, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, nhưng khi viết truyện Pyrros thì ông ko nói gì đến phản ánh của nhân dân, điều đó thể hiện sự khác biệt giữa người anh hùng Pyrros với hai người anh hùng nêu trên ! :)) Và qua ngòi bút của Plutarchus, có thể rút ra rằng phẩm chất của Pelopidas và Philopoemen cao đẹp hơn Pyrros !

điều này thể hiện ở cách plutarch gọi pyrros là kẻ hão huyền:)), mà pyrros chết vì tham vọng cá nhân của mình, một cái chết k0 vẻ vang cho lắm trong khi 2 người kia lạihi sinhvif tổ quốc, cái chết vinh quang nhất, theo một câu nói của một người thời cổ đại mà tôi k0 nhớ lắm,:))--nemo (thảo luận) 05:49, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Câu đó có nhẽ là của Solon tâu lên nhà vua Kroisos khi được hỏi ai là người hạnh phúc nhất ? Với lại, Pyrros chết dưới tay một người phụ nữ bình thường, để bảo vệ con trai của mình, trong khi hai người anh hùng kia đã hy sinh trong cuộc tranh đấu với những kẻ bạo chúa, quý tộc xấu xa, mất lòng dân ! :)) Pyrros thì đâu có nghĩ gì đến "Tổ quốc" đâu, nên chi ông có lừng danh đến cỡ mấy thì cái "Tổ quốc" của ông cũng vẫn vô danh trong lịch sử, khác với Friedrich II Đại Đế một cái "Tổ quốc" nhỏ bé, rời rạc, khô cằn... như vậy mà đã đưa nó trở thành liệt cường! --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:55, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

về khoản này thì nepoleon và pyrros giống hệt nhau:)):)), friederich thì giống như alexandros vậy:))--nemo (thảo luận) 06:06, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

1 điểm rất chung của Alexandros và Friedrich II Đại Đế là thành công vang dội của họ là nhờ gia tài đồ sộ mà tiên vương để lại cho họ, bất chấp 1 sự thật rằng tiên vương của họ ko được gọi là "Đại Đế" ! :)) Còn Pyrros giống nhất là Karl XII của Thụy Điển. Trong truyện Karl XII thì nhà văn hào Voltaire có những lời bàn đọc nghe khá cảm động về cái kết bi thảm của người anh hùng này, nó áp dụng cho Pyrros rất đúng. Và một chi tiết đặc sắc nữa mà ngòi bút của Plutarchus đã chọn đã xây dựng kết thúc có hậu cho Pelopidas và Philopoemen là ông kể rất rõ về cái chết nhục nhã của những tên bạo chúa, quý tộc ác ôn đối đầu với họ, chứ thấy Plutarchus ko để tâm gì đến bất cứ 1 quả báo nào giành cho kẻ thù của Pyrros ! :)--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:15, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
)),đúng thế:)), plutach có vẻ phân biệt anh hùng chân chính và anh hùng tham lam rõ rệt đấy chứ--nemo (thảo luận) 06:22, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Đúng là như vậy đấy ! Nên dù bạo chúa Alexandros vốn đã đại bại rồi nhưng Plutarchus vẫn ko "tha thứ" cho hắn, tuy sự thất bại của hắn chứng tỏ Pelopidas đã Vinh quang nhưng Plutarchus vẫn có chủ ý viết thêm chi tiết về cái chết ô nhục của hắn ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:30, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

he, điều này thể hiện chân lý gieo gió ắt gặt bão:))--nemo (thảo luận) 06:33, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chân lý ấy rất thông dụng trong các câu chuyện của Herodotos, có thể gọi là tư tưởng đạo đức chủ đạo của ông ! :)) Plutarchus thì có cách nhìn sâu sắc hơn với các anh hùng !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:39, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

giống như việc ông coi rằng ta có thể học được rất nhiều điều từ một người xấu, như demetrios I vậy, plutach cũng viết về ông này nhưng k0 còn tồn tại tới nay--nemo (thảo luận) 06:41, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Demetrios I thì hình như bản tiếng Anh có nhưng trích bản tiếng Việt thì ko ! Trích bản tiếng Việt chỉ chọn có 15 anh hùng và ko có các anh hùng La Mã ! :)) Plutarchus chọn đúng kẻ cái tư tưởng "gieo gió gặt bão" (điển hình : Pyrros), nhưng với những người có công như Pelopidas và Philopoemen thì cái tư tưởng ấy là 1 ngọn lao đâm xuyên thẳng vào lão bạo chúa Alexandros xấu xa và tên nhà giàu Dinokrates trụy lạc, cùng với cái chết nhục nhã của chúng ! :)) Herodotos khi cầm được ngọn lao này thì lại đâm luôn cả Cyrus, dù ông có chọn 1 tình tiết đặc sắc là lúc Cyrus bị báo mộng và đa nghi thì Hydaspes rất đề cao công ơn của Cyrus ! :)) Nói chung về giá trị văn học của Herodotos và Plutarchus thì thật phong phú !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:48, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), không biết bản viết về các ông La mã thì thế nào nhỉ:)--nemo (thảo luận) 06:51, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Có vẻ cũng hay, nhưng ít được quan tâm hơn Hy Lạp thì phải ? Ông chọn chi tiết rất đặc sắc kể về sự kiên cường từ thưở nhỏ của người anh hùng Cato Trẻ, cũng là một tấm gương anh hùng cao đẹp trong các truyện của ông ! Sẽ quan tâm đế gratianus !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:03, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

trong phe dân chủ thì thực sự cato tre là người gan dạ nhất và cũng là người đáng nể nhất--nemo (thảo luận) 07:17, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Phải vậy, vì ông là một tấm gương quan liêm, ko tham nhũng ! :)) Mà bản tiếng Anh của Plutarchus còn có so sánh giữa một danh nhân Hy Lạp và một danh nhân La Mã nữa cơ, trong đó Pyrros với Gaius Marius, Demetrios I với Marcus Antonius ! Nhưng hai cái so sánh tiêu biểu, chuẩn mực nhất của ông là Theseos với Romulus và Alexandros với Caesar.--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:45, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

romulus cũng là một nhân vậ khá bí ẩn như theseus vậy:)), có điều là ông ta lại giết chính em trai mình--nemo (thảo luận) 07:54, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, cả hai đều sáng lập ra thành La Mã mà, Romulus giết Remus để độc chiếm Vương vị ! Có điều Romulus là vị vua chuyên chế trong khi Theseos là người đặt ra nền dân chủ đầu tiên tại Athena ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:36, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

ha, có ai dám từ bỏ quyền lực như thế không nhỉ:))--nemo (thảo luận) 08:14, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:33, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Pyrros sửa

Theo tôi nhớ thì Plutarchus viết là trận đánh Asculum diễn ra có một ngày chứ ko phải là hai ngày, một trong những tác giả mà ông dẫn ra còn kể rằng trận đánh chỉ kết thúc bất phân thắng bại: đêm đến và hai đoàn quân tách rời nhau! Ko rõ nguồn nào viết là 2 ngày ? --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:33, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

tôi cũng không nhớ rõ, để tôi xem lại thế nào nhé--nemo (thảo luận) 06:37, ngày 16 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bản tóm lược viết ko rõ, chứ tôi đọc lại kỹ Plutarchus rồi : theo ông thì Pyrros đánh La Mã trong hai ngày trong đó ngày đầu là bế tắc còn ngày thứ hai mới thắng trận ! Nhưng theo Dionysius thì trận đánh chỉ có một ngày và khi màn đêm buông xuống thì hai đoàn quân mới tách rời nhau, với tổn thất đều nặng nề cả ! :)) Mà này, thành thật xin lỗi Ledinhthang vì tôi sẽ phải đóng góp muộn, rất muộn cho bài Gratianus ! Tôi có ít thời gian nên phải tập trung hết phần thời gian ấy vào các cuộc Chiến tranh của Friedrich II Đại Đế, Napoleon, ba cuộc Chiến tranh Thống nhất nước Đức cùng với hai cuộc Chiến tranh thế giới nữa !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:49, ngày 18 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

uhm, dạo này tôi cũng bận, --nemo (thảo luận) 08:58, ngày 20 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, điều đó tôi cũng đã hiểu ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp)

11:57, ngày 21 tháng 9 năm 2011 (UTC)

Còn nữa : phần nghệ thuật của bài Parthia và phần tôn giáo của bài Gratianus ! Nói chung cả ba cái này thì mình ko quên nhưng nếu thực thi thì chắc phải đến Tết may ra còn có cơ may ! --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:41, ngày 22 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vậy thì cứ từ từ làm thôi:)), kẻo cố quá thành quá cố mất đấy:)), --nemo (thảo luận) 10:38, ngày 24 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, hôm trước tôi nói đùa với Ledinhthang cũng đã cho thấy tôi ko dám lâm vào tình cảnh của quân Đức giữa trận Gumbinnen và trận sông Marne lần thứ nhất đâu ! :)) Có vẻ Ledinhthang còn bận hơn tôi nữa thì phải ? p/s Mà này, có vẻ một trong những vị danh tướng sướng nhất trong Plutarchus là Aristides, qua 3 đặc điểm sau đây : người anh hùng chính nghĩa đấu tranh chống ngoại xâm, chết khi đã cao tuổi và được toàn thể nhân dân thương tiếc !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:16, ngày 24 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

dạo này tôi cũng khá bận và cũng đang bị stress nữa nên tôi ít lên wiki tu à, chắc phải nghỉ thêm 1 -2 tuần:((--nemo (thảo luận) 04:24, ngày 28 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái chủ đề mấy ông vua rợ gần Hy Lạp cũng khá thú vị đấy ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:20, ngày 28 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

ha, không những thế, mà chủ đề về các dân tộc rợ này rất thú vị đấy chứ:D

Well, các dân này sinh sống bên cạnh nền văn minh Hy Lạp trong suốt thời kỳ cổ đại ! Tuy nhiên, so với các dân tộc man rợ khác thì họ ko có trình độ Hy Lạp hóa cao như Macedonia (rợ phương Bắc nhưng lại truyền bá nền văn hóa Hy Lạp khắp cả thế giới), Molossia (nổi tiếng với vua Pyrros) ! --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:55, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

trong số những dân tộc man rợ này thì dân thraco-dacian và dân iberia cũng đã có trình độ phát triển đáng kể, người scythia cũng thế:), tôi chắc sẽ tập trung về dân dacia đợt này, quan tâm đến mấy ông la mã hy lạp dạo này đau đầu quá:))--nemo (thảo luận) 07:01, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Người Scythia thì mạnh quá rồi, một dân tộc rợ như vậy mà đánh bại được bao nhiêu là kẻ thù thuộc hàng "bá chủ thế giới" (Cyrus, Darius, Zopyrion) - một đặc điểm rất giống nước Nga về sau đánh thắng Karl XII, Napoleon và Hitler ! Mãi đến khi Alexandros Đại Đế chiến thắng trong trận sông Jaxartes thì họ mới lần đầu tiên thực sự hứng chịu thất bại ! Dacia cũng khá mạnh và mãi đến Traianus thì mới bị thần phục, còn người Tây Bồ thì cũng rất giỏi khi thời đó mà đã phát huy thương mại, ảnh hưởng tinh hoa văn hóa Hy Lạp và Phoenicia ! Mấy món này được nhiên là nhẹ hơn Hy Lạp - La Mã, nhưng cũng rất nên nếm thử mùi vị của nó !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:11, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Một số bộ lạc iberia đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của dân hy lạp và phoenicia, nhưng có vẻ như họ không phải là một dân tộc hùng mạnh, cụ thể là quân carthage đã dễ dàng đánh bại họ--nemo (thảo luận) 07:14, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thì đấy, trong mấy dân tộc nằm gần nền văn minh Hy Lạp cổ thì Scythia là hùng mạnh nhất mà thôi ! Tuy nhiên, hình như các chiến binh Scythia thường khó phát huy thế mạnh của mình, như sau khi đánh bại của xâm lược của Cyrus thì họ không thẳng tiến vào đất Ba Tư hoặc là sau khi đánh thắng Darius thì Ba Tư cũng ko có bị tấn công gì ! Quân Carthage thì thời đó rất mạnh và là liệt cường hàng đầu vùng Địa Trung Hải mà lị !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:18, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

hà, người scythia có thói quen sống du mục, khó mà từ bỏ thói quen đó để sống định cư như những nền văn hóa khác được, chỉ có một nhánh nhỏ lập nên vương quốc Ấn-scythia, tiếc là lịch sử quân sự của carthage là rất hạn chế, hầu như k0 có ghi chép lại, mà dạo này bản wiki trên đt bị lỗi sao ấy, tôi k0 xem thay đổi gần đây được--nemo (thảo luận) 07:29, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Một mình Hannibal hẳn cũng đủ làm rạng danh lịch sử quân sự Carthage đấy ! Chiến thắng Cannae của ông thật quá kinh điểm ! Thường Carthage chỉ nổi tiếng nhất là kẻ thù của Pyrros rồi sau là La Mã !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:38, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

mà trước đó cả Carthage và La Mã là đồng minh của nhau từ rất lâu trước chiến tranh Pyrros đấy:)), tiếc là 2 quốc gia Carthage và pyrros kh0 thể sản sinh ra những con người kiệt xuất như vạy nữa, trong khi La Mã là rất nhiều--nemo (thảo luận) 07:46, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế nên mới có "tự hào Hy Lạp, huy hoàng La Mã" chứ ko dính tới Carthage là vậy ! :)) Thực chất tôi rất ko đồng tình với danh hiệu "Người La Mã cuối cùng" của Aetius và nó nên được đặt cho Majorianus thì hợp lý hơn !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:48, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

nếu hannibal đánh sập thành rome thì chắc k0 còn cái gọi là La Mã:)),--nemo (thảo luận) 07:50, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

À, vụ này dzui đây ! Chiến thuật của Fabius thực chất là rất hay và ko ít vị danh tướng sau này áp dụng, ví dụ như là Washington trong những năm tháng đầu của cuộc Cách mạng Mỹ ! Hoặc là trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc 1812 thì Barcklay-de-Tolli và Kutuzov đã áp dụng chiến thuật này, dẫn tới chiến thắng quyết định của nước Nga !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:56, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

dân ta cũng còn dùng nữa là;)):)):)))--nemo (thảo luận) 08:04, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nước Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất cũng rời khỏi kinh đô Thăng Long như nước Nga trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc 1812 từ bỏ Moskva vậy ! Nhưng chính kẻ chiếm đóng đã chịu thiệt thòi do hậu quả của "vườn không nhà trống" ! Sử Nguyên chép cũng giống luận điệu của Napoleon khi cho rằng ông bị thua "Đại tướng Mùa Đông" chứ ko phải là Quân đội Nga, rằng quân Nguyên đã chiếm được Thăng Long nhưng do khí hậu oi bức nên phải rút đi !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:13, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
)):)),luận điệu của kẻ thua trận bao h cũng cố bào chữa để cho mình đỡ xấu hổ phải vậy không nào:)), như tàu khựa thôi:))--nemo (thảo luận) 08:21, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
Điêu ngoa về kết quả trận chiến là bản chất đặc trưng của Tàu Khựa ! Tuy nhiên, như trường hợp của Kutuzov trong trận Borodino thì rất quan trọng đối với quân thanh, sĩ khí của Quân đội Nga ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:29, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng, sĩ khí quân đội được củng cố thì mới thắng được:)), như chiến tranh việt nam vậy:)), mà ti đã giải quyết xong mấy việc bận chưa:D, đang định nhờ chút:)), từ Etymology nên dịch thế nào thì sát nghĩa nhất nhỉ--nemo (thảo luận) 08:43, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Là "từ nguyên" ! Việc bận thì endless cũng giống như là Ledinhthang đối với các chủ đề cổ đại vậy !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:57, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

haha, thế thì cũng vô cùng vô tận:)), dạo này bên en cũng có nhiều bài cổ đại được mở rộng và viết mới phết:D, thích thật đấy--nemo (thảo luận) 09:00, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xem nào, phần lớn các bài Hoàng đế La Mã bên en.wiki đều có chất lượng khá tốt ! Dưng cơ lịch sử cổ đại ko gây tranh cãi cao độ như lịch sử cận - hiện đại nên dĩ nhiên là dễ viết hơn rồi, chứ những cuộc chiến rất điển hình như Chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc 1812 hoặc là Trận Borodino cùng năm đó đều hứng chịu ghi nhận khác biệt từ nhiều nguồn tin khác nhau ! Anyway, trận Borodino có chút điểm giống với Asculum !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:33, ngày 2 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

không chỉ mình nó mà các trận chiến trong chiến tranh việt nam cũng có sự tranh cãi rất lớn giữa các bên đấy:)--nemo (thảo luận) 02:48, ngày 3 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dịch sửa

Chưa rõ văn cảnh bạn hỏi ra sao, chỉ biết rằng tiền tố này mang nghĩa nguyên sơ, ban đầu.--Trungda (thảo luận) 07:56, ngày 3 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi không rõ lịch sử các tộc người này. Nếu đó là quá trình pha trộn và phát triển lâu dài, có thể coi đây là cách gọi những người Celt cổ nguyên thủy, gốc ban đầu (chưa lai với tộc khác trong quá trình di cư, chiến tranh...); hoặc là tổ tiên (tiền thân) của người Celt (nếu người Celt chỉ là sản phẩm của sự lai tạo nào đó sau khi di cư đến vùng mới...).--Trungda (thảo luận) 08:11, ngày 3 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
Dạo này tôi đang bận ôn bài để chuẩn bị thi lại vào cuối tháng 10 này nên tạm thời gác các dự án lại một bên, thi xong rồi tha hồ làm, mà tôi đang kiêm hai chủ đề là lịch sử và trò chơi điện tử nên dự án các vị hoàng đế La Mã chắc cuối tháng này hoặc đầu tháng sau dự kiến mới tiến hành được. À nhắc mới nhớ, bạn Ledinhthang nên chuyển sang trang thảo luận mới đi, mỗi lần vào trang thảo luận của bạn tôi thấy dài kinh khủng :)--Yakushosama (thảo luận) 15:55, ngày 3 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
"Dromichaetes crowned Lysimachus with a wreath" : "Dromichaetes đội một chiếc vòng nguyệt quế lên đầu Lysimakhos" !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:11, ngày 3 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re: Long-life chief magistracy sửa

Về nghĩa thì đây là một ông "quan lớn" nắm quyền lực suốt đời! Về cách dịch thì có nhẽ nên tra cứu và suy nghĩ thêm! Cái này nó gắn với archon là chức quan Chấp chính ở Hy Lạp cổ đại, tuy nhiên mình cảm thấy nên có cách dịch khác để tránh nhầm lẫn với quan Tổng tài của La Mã cổ đại và chức Đệ nhất Tổng tài của Napoleon Bonaparte sau khi đảo chính nền Đệ nhất Cộng hòa Pháp!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:25, ngày 4 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok, tôi cũng sẽ tìm tài liệu xem thế nào:)--nemo (thảo luận) 10:28, ngày 5 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hình như tai ông Archon này ko to bằng ông Consul và mặt của ổng cũng ko lớn bằng ông Consul đâu ! :)) Dân chủ mà !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:08, ngày 5 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

hehe, tất nhiên rồi, ông này không chỉ huy quân đội thì phải, và làm cả mấy vụ tôn giáo, trong khi mấy ông cónul k0 làm tôn giáo:))--nemo (thảo luận) 10:25, ngày 6 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tại Athena cổ thì hình như chức Archon cũng có nắm quyền lực về quân sự đấy ! Tuy nhiên với nền Dân chủ của Athena thì dĩ nhiên là họ ko nắm quyền trị nước (thay vì đó là các vị Tướng quân), khác với Tổng tài trong nền Cộng hòa La Mã ! Thực ra thì ngay cả sau khi La Mã trở thành Đế quốc thì đâu đó tôi vẫn thấy họ được gọi là nền Cộng hòa, và đến đời Diocletianus thì Hoàng đế mới thực sự là Quân vương theo cách hiểu thường tình ! Ngôi Hoàng đế của Napoleon I và Napoleon III (nền quân chủ tư sản) cũng giông giống, chứ không phải như ngôi Hoàng đế của Pyotr I và Nikolai II (vốn giống ngôi Hoàng đế của Diocletianus và các Hoàng đế Đông La Mã hơn) !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:36, ngày 6 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

cái vỏ cộng hòa chỉ là mị dân:)):)), đến thời diocletian mới thực sự loại bỏ nó:))--nemo (thảo luận) 09:52, ngày 14 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đương nhiên, quyền uy của Augustus phải nói là rất lớn ! Chỉ có điều là cái thể chế nó khác với Vương quốc La Mã xưa thôi : chính Augustus đã khước từ ngôi Quân vương, song ông ta lại xưng Hoàng đế ! Thực chất Tiberius đã bắt đầu cai trị kiểu quân chủ hơn rồi ! --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:25, ngày 14 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

nếu không thì cái lí do ông ta chiến đấu chống mark antony chả khác gì bản chất của việc Antony chống lại ông ta:)):)) hay những việc làm của ông ta trước đó vậy:), mà cái áo dân chủ vẫn dễ mặc hơn, không như ceasar thì toi;))nhờ ti dịch giúp mình câu này "I seem to carry on war like Pompey the Great, not so much commanding now as commanded.":D--nemo (thảo luận) 11:35, ngày 14 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đại khái như Brutus muốn phát động chiến tranh giống như Pompeius Magnus ngày trước. Câu rất khó hiểu nên khó thể bỏ qua ! Còn đương nhiên không tội gì Augustus lại mặc bộ long bào của Romulus cả trong khi chính nguyên nhân ám sát Caesar là do người Cộng hòa sợ ông sẽ lên làm vua ! Ở nhiều thành bang Hy Lạp cổ đại thì người ta còn đã tống cổ vua chúa từ lâu rồi !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:42, ngày 14 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hi, nói chung vị Hoàng đế bội giáo có những bản chất giống Friedrich II Đại Đế ra phết: vừa viết văn, cầm kiếm! Nên nhớ Đế quốc La Mã ko phải là nhiều vị Hoàng đế võ công văn trị nên Julianus thật vĩ đại!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:35, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

tiếc một điều là ông ta bạc mệnh quá:)), bài đấy mình đang tắc tịt nên chưa viết thêm được:)--nemo (thảo luận) 13:20, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vẫn là cái chuyện quá cũ của Cyrus II, Darius I, Xerxes I, Karl XII, Napoleon I và Hitler ! Ông này quá tham vọng trong chiến dịch phạt Ba Tư, nên cuối cùng mới lâm vào thảm cảnh như vậy ! Lại trúng lúc đó Ba Tư đang hùng mạnh với một vị Đại Vương tài giỏi nữa ! Mà này, không biết trận Châlons thì Ledinhthang cho rằng có tầm vóc quan trọng hay không ? Tôi thấy trận này đúng là một Sông Marne 1914 của thế giới cổ đại, khi nó mang tính chất quyết định về chiến lược nhưng kẻ bại trận vẫn có khả năng đánh tiếp sau này !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:53, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ trận châlons sẽ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh hơn sự sụp đổ của đế chế tây la Mã và đánh dấu sự suy vong của đế chế hung nô nữa, tuy dù chiến thắng nhưng đây có thể coi là vinh quang cuối cùng của một đế chế như vậy, trận sông marne cũng thế, --nemo (thảo luận) 14:00, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái Trận sông Marne lần thứ 1 thì nó biểu hiện một thời khắc huy hoàng giữa suốt thời đại đầy những thảm cảnh của nước Pháp (đại bại 1871, gần bại 1914, thảm bại 1940, 1954, 1962), trong khi thực chất Trận Châlons cũng chưa hẳn hoàn toàn là vinh quang cuối cùng của Đế quốc Tây La Mã nếu xét đến những chiến công của Hoàng đế Majorianus ! Và tuy trận sông Marne lần thứ 1 báo hiệu tình hình Chiến tranh Hầm hào dẫn tới chiến bại của nước Đức nhưng nó cũng phải mất 4 năm để khẳng định điều này, vậy trận Châlons tôi thấy cũng vậy : Attila vẫn xâm lược Ý được, chỉ có khi bị quân Đông La Mã tấn công vào lãnh thổ và bị thế lực Giáo hoàng chặn chân bằng ngoại giao thì mới thôi (trong khi 4 năm sau trận sông Marne lần thứ 1 vẫn có những thảm họa như Chiến dịch Nivelle) ! Cho nên rốt cuộc trận Châlons vẫn có tính quyết định dù không phải là chiến thắng hoàn hảo ! Có một sự thật là Aetius sau trận này đã rất khôn khéo ngầm chặn chân Attila chứ ko nướng lính như Joffre !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:13, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

nếu người hung nô không thất bại hoặc rút lui thì liệu các bộ tộc chư hầu có nghi ngờ sức mạnh của họ rồi nổi dậy khiến cho họ biến mất bí ẩn như vậy chăng:)), mà công nhận lão attila mê tín thật:)), thời thế chiến thứ nhất quả là khá nướng lính, như quân nga cũng thế, toàn biển người:)) mặc dù nhiều binh lính trang bị thiếu thốn--nemo (thảo luận) 14:17, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đương nhiện, về tinh thần trận Châlons có ý nghĩa rất lớn : lần đầu tiên một ông vua kỳ tài là Attila đã bại trận, cũng như trận sông Marne lần thứ 1 đã cứu nguy Paris thoát khỏi tình trạng như các năm 1419, 1814, 1815 và 1871 ! Về cái gọi là "biến mất bí ẩn" thì có thể hiểu là sau khi các bộ tộc người German đại thắng trận Nedao thì người Hung bị phân tán, rải rác mai đây mai đó chứ ko phải là một Đế quốc nữa (mèo vẫn hoàn mèo) ! Lão vua đó kẻ du mục hung bạo thờ bách thần thì đương nhiên là mê tín rất cao độ rồi ! :)) Còn Thế chiến thứ 1 thì có một số lão "đồ tể" tiêu biểu nướng lính mùi thơm ra phết ! (tiêu biểu như ông kẹ Nivelle của Pháp và ông kẹ Haig của Anh Quốc)--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:29, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

trận verdun nướng cũng thơm:)), mà mấy ông anh pháp lần nào đánh nhau với đức trong hai cuộc thế chiến lúc đầu cũng thua tan tác, chả rút ra kinh nghiệm gì cả:)), dân du mục thời xưa hình như không có mấy dân tộc có khái niệm định cư lâu dài nhỉ, nổi nhanh rồi tan nhanh,--nemo (thảo luận) 14:42, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ở Verdun thì ông Falkenhayn này muốn nướng sạch quân địch, song ông lại nướng chính luôn cả địch lẫn ta vào một cái lò ! :)) Anh - Pháp chủ yếu là dựa dẫm vào Hoa Kỳ, tệ nhất là Pháp thua tan tác năm 1940 mãi đến năm 1944 thì được Anh Quốc - Hoa Kỳ giải phóng ! Dân Massagetae, dân Scythia cũng đâu xác định rõ là chấm dứt trong thời điểm nào đâu, dù những chiến công quân sự của họ đều rất lớn ! Người Hung sau trận Nedao thì đúng là "sạch không kình ngạc" !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:58, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

vấn đề dân Massagetae cần phải xem xét nhiều:)), ngay cả các nhà sử học hiện nay cũng chưa xác định rõ họ mà, lão Ctesias lại chém gió trong vụ bactria nữa đấy:))--nemo (thảo luận) 15:00, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nếu ai quan tâm thì sẽ thấy một cuộc Chiến tranh Ba Tư - Massagetae lần thứ hai bùng nổ vào thời Đại Vương Shapur II của triều Sassanid ! :)) Vấn đề là người Massagetae thường bị đánh đồng với người Scythia dù Herodotos không cho là vậy, do đó gây mâu thuẫn ! Tỷ như khi vua Ateas trị vì dân Scythia thì dân Massagetea có ai cai trị độc lập hay ko ? Nhưng câu chuyện về người Massagetae mà Herodotos kể lại thì thực chất có đầy trong các mẩu truyện dân gian của người Trung Á, thậm chí có nước còn coi đó là cuộc Chiến tranh Vệ quốc đầu tiên của họ, giống như cuộc chiến của Thánh Gióng đánh quân Ân hoặc là cuộc kháng chiến chống Tần của Thục Phán vậy ! Ctesias không rõ có thực chém gió hay ko nhưng tính xác thực của vị vua - anh hùng Ninus này là rất nghi ngờ ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:14, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

có lẽ là truyện dân gian chăng:)), như vậy thì tính xác thực của vụ nữ hoàng Tomyris là một dấu hỏi lớn:)), ngay cả vụ Ninus này nữa:) có lẽ là truyện dân gian--nemo (thảo luận) 15:17, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nói chung truyện dân gian của các quốc gia cổ đại phương Đông thì có bộ Sử thi anh hùng Gilgamesh là tiêu biểu nhất ! Rất có thể vua Ninus, nữ hoàng Semiramis và Tomyris là những vị anh hùng như vậy ! Biết đâu Gilgamesh có thực thì sao, là một ông vua rất giỏi có công xây thành, mở nước ? Tomyris và Ninus thì không thuộc thể loại Sử thi anh hùng mà là các truyền thuyết do người ta kể lại, nên ít có hệ thống hơn ! Ngay cả Friedrich II Đại Đế cũng có rất nhiều tích truyện xoanh quanh ông, và thực hư thì tùy câu truyện ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:29, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

giống như những câu chuyện về vua thuấn hay nghiêu của trung quốc hay lạc long quân và vua hùng vậy, đó là ước mơ có được những vị vua giỏi vì dân của dân chúng:)--nemo (thảo luận) 15:34, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Còn nữa là các truyện về Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Hoàng Đế, Chuyên Húc,... hoặc là vua Toại Nhân phát hiện ra lửa, và Thánh Gióng An Dương Vương xây thành dựng nước, ngay đến cuộc kháng chiến thắng lợi của Hoàng đế Lê Thái Tổ vẫn còn có truyền thuyết nữa là ... ! Lê Thái Tổ thì có thật chắc chắn rồi, còn các vị vua kia vẫn có thể là có thật nhưng nhân dân ngày xưa với đầu óc sáng tạo của mình thì tô đậm thêm cho họ ! Cũng tương tự, dù người anh hùng Friedrich II Đại Đế là hoàn toàn có thật nhưng những chiến tích hào hùng của ông đã đưa ông vào văn hóa dân gian Đức thời đó ! Nhưng với Ninus, Semiramis, Tomyris thì là những mẩu truyện lẻ tẻ và được các sử gia phương Tây cổ đại thâu lại ! Tham khảo thêm : Menes, Minos, Theseus, Romulus, ... !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:49, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

chuyện con rùa của lê thái tổ đúng là chém gió siêu hạng:))--nemo (thảo luận) 16:13, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, trong thời buổi kháng chiến nên những truyền thuyết như vậy có ý nghĩa tinh thần cao ! Nhất là thanh kiếm Thuận Thiên là do Lạc Long Quân ban tặng - một biểu hiện rất lớn của lòng ái quốc VN ! Các truyện dân gian Trung Á về Tomyris còn phổ biến đến mức mà có nhà hàng ở xứ Kazakhstan mang tên bà này ! Trong cuộc Âu chiến lần thứ nhất thì quân Anh giao tranh lần đầu tiên với quân Đức trong trận Mons, chiến thắng về tinh thần của nước Anh trong trận này cũng thể hiện qua truyện truyền miệng là một nhóm liệt sĩ trận Agincourt đã hiện ra giúp quân Anh kìm chân quân Đức !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 01:00, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

giống như vụ theseus hiện về giúp quân athens đánh ba tư:))--nemo (thảo luận) 03:06, ngày 4 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng vậy ! Trí tưởng tượng của nhân dân là một cái rất thú vị, phong phú làm tô vẽ màu sắc rực rỡ cho nhiều sự kiện lịch sử từ cổ chí kim ! Trận Mons (1914) là một Sự kiện nổi trội vì đây là lần đầu tiên Lực lượng Viễn chinh Anh đương đầu với Quân đội Đế chế Đức, và quan trọng hơn cả là quân Anh dù quân số ít ỏi hơn nhiều đã đánh lui được mấy đợt tiến công của quân Đức ! Chính từ đó nhân dân Anh Quốc mới tưởng tượng ra chuyện thú vị như vậy ! :)) Chiến thắng lừng lẫy cuả người Hy Lạp trong trận Marathon cũng tương tự như vậy ! Những truyện như thế cũng khiến cho nêu cao tinh thần chiến đấu vệ quốc của nhân dân Hy Lạp vậy ! --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:22, ngày 4 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

ở đâu đâu thì tinh thần người anh hùng luôn được coi trọng mà:)), thế nên mấy ông hollywood mới hay làm phim về mấy anh hero:))--nemo (thảo luận) 04:26, ngày 4 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mà này, bài Ấn - Hy Lạp xem có vẻ hấp dẫn! Cám ơn Ledinhthang đã khai hóa WP nhiều hơn về những chủ đề ít phổ biến này!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:35, ngày 4 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

nó khá hấp dẫn đấy chứ sự giao thoa của các nền văn hóa khác nhau, giữa phương đông và phương tây, nhưng cũng dài quá:)), ti cũng khai hóa nhiều vấn đề khác trên wiki hơn mình nữa đấy chứ, bạn quá khen mình thui:)--nemo (thảo luận) 04:40, ngày 4 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, mình thường thích khai phá nhìn nhận về những trận đánh : tỷ như trận Leuthen và trận Austerlitz khi người chiến thắng của chúng đã phải chiến đấu rất gian khổ, chứ ko ngon lành, sướng như người đời tưởng ! Và trong trận sông Somme (1916) thì người Đức cũng chịu nỗi kinh hoàng chứ ko chỉ riêng gì người Anh cả ! Nhưng các nền văn minh nửa Đông nửa Tây như Ấn - Hy lại ít người biết đến, mà có Ledinhthang khai phá cho thì tốt quá ! Chúng thể hiện rằng hai nền văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây đến thời điểm đó đã gặp gỡ nhau, và đây chính là một thành tựu khó thể quên của các cuộc chinh phạt của Alexandros Đại Đế !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:06, ngày 4 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

^^, có thể nó ít được biết đến ở việt nam thôi, chứ trên thế giới thì nó khá được quan tâm đấy, mà nền văn minh này thể hiện ước mơ của alexander đại đế đó là sự chung sống của các dân tộc, chắc ti cũng biết được ước mơ này của ông:), mình chỉ làm những gì mình làm được thui, chứ chưa hoàn chỉnh hơn như bên parthia được--nemo (thảo luận) 05:28, ngày 4 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tính vĩ đại của nền văn minh này thể hiện ở sự giao thoa văn hóa Đông - Tây rất chuẩn mực chứ ko phải là ách thống trị, áp bức của dân tộc này lên dân tộc khác, giống như là thời kỳ Bắc thuộc và Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam ! Ước mơ của Alexandros Đại Đế đã được thể hiện một cách đẹp đẽ : nền văn minh rất mực "công bằng", người phương Đông cũng chịu ảnh hưởng bởi người phương Tây nhưng đồng thời người phương Tây (điển hình là đấng minh quân Menandros I) cũng chịu ảnh hưởng ko kém ! Bạn xem, Menandros I là vị vua hiền minh và cho dầu Plutarchus có ái mộ chủ nghĩa anh hùng đến đâu thì ông vẫn phải rất mực kính nể nhà vua này ! Như đã nói, Plutarchus có thể không khắc họa hình ảnh của nhân dân đối với cái chết của một số vị anh hùng như Pyrros, nhưng khi viết vua Menandros I băng hà thì ông không thể thiếu sự nuối tiếc của thần dân tới mức mà còn dành nhau bình tro cốt của nhà vua !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:25, ngày 4 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

ông này chắc là ông vua ngoại quốc đầu tiên theo đạo phật nhỉ:)), dạo này bận quá, mình không lên thường xuyên được--nemo (thảo luận) 03:33, ngày 16 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Văn hóa cổ đại sửa

Thế ko biết trong bối cảnh ít thời gian thế này thì bạn muốn tập trung đầu tư cho các quốc gia cổ đại phương Đông hay là phương Tây ? --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:38, ngày 16 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

mình chắc tập trung vào mấy ông văn minh Hy Lạp ở phương Đông:)--nemo (thảo luận) 04:40, ngày 16 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, tuy Đế quốc Macedonia tan rã, nhưng di sản của Alexandros Đại Đế thì thật đồ sộ !!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:00, ngày 16 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

đó cũng là mong muốn của alexander mà, ông muốn xây dựng một thế giới có chung nền văn hóa Hy Lạp, mà quả thực đã như ông muốn mặc dù về lịch sử thời kì sau khá là lộn xộn--nemo (thảo luận) 05:16, ngày 16 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lộn xộn về chính trị trong thế giới Hy Lạp cổ đại mới là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lan truyền văn hóa như vậy ! Rất may, người Hy Lạp đã nhanh chân truyền bá văn hóa của mình ra đến nền văn minh cổ đại phương Đông trước khi người La Mã trỗi dậy và xâm chiếm Hy Lạp ! Chính La Mã còn chưa mở rộng đến Ấn Độ như Hy Lạp ! Về các lời thoại trong "Di Lan Đà Vấn đạo" thì tôi thấy đều liên quan đến việc binh cả ! Ko rõ "Di Lan Đà Vấn đạo" đã được dịch ra tiếng Việt chưa ? Nếu chưa thì nên dùng lời dẫn gián tiếp cho cuộc đàm luận giữa Tỳ Kheo Na Tiên và Nhà Vua Menandros I !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:28, ngày 17 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

mấy cái này bên đạo phật,mà mình thì không đọc sách loại đó bao h:)) nên cũng k0 biết nó đã xuất bản bao h ở vn chưa;)), tôi đang viết về nhà sassanid và quý sương:)), có thể cả achaemenid:))--nemo (thảo luận) 09:32, ngày 17 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Để tôi tra thêm coi Phật tử VN đã dịch hết bộ kinh đó ra chưa ? Tôi đã đọc được vài trích đoạn rất hay, nhưng chưa thấy có cả bộ kinh đồ sộ ấy ! Ta cứ viết theo kiểu gián tiếp ! Đế quốc Quý Sương thì nổi tiếng với vua Ca Nị Sắc Vương, cũng là một Hộ Pháp vương của Phật giáo như Mi Lan Đà của Ấn - Hy Lạp vậy ! Các Vương triều Achaemenid và Sassanid nữa thì càng tốt !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:41, ngày 17 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

mấy cái phiên âm tiếng việt của mấy ông nước ngoài hay phật giáo đúng là quá khó hiểu với tôi^^, đọc mà chả hiểu ông nào ông nào luôn ấy chứ:)):))--nemo (thảo luận) 01:28, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha, Kinh Phật có nhẽ do người VN dịch từ Hán văn nên thường có những tên gọi như A Xà Thế, Di Lan Đà Vương, A Dục Vương, Ca Nị Sắc Vương, v.v... ! Mà đã tìm thấy cái này, ta có thể đối chiếu các đoạn đối thoại giữa Di Lan Đà Vương và Tỳ kheo Na Tiên trong en.wiki !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:18, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok,:)), đúng là mấy cái tên này đọc tới ngọng hết cả miệng:)), à ti rà soát mấy bài sassanid và quý sương hộ mình luôn nhé:))--nemo (thảo luận) 03:23, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Được ! Từng xem Tây Du Ký nên khi đọc mấy tên đấy tôi cũng ko thấy vấn đề gì lắm ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:31, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), công nhận ti đã tìm được một tài liệu quý thế:), đọc thật thú vị:D--nemo (thảo luận) 03:33, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
Đó là những câu hỏi rất thú vị của Menandros I Soter khi tiếp kiến vị Thánh tăng Na Tiên ! Xem ra ông cũng rất "ngông" khi miêu tả rõ rệt về tài nghệ quân sự cuả mình !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:41, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

haha:)), một khi thành công thì ai cũng ngông cuồng, công nhận là mình phải đọc hết cái này mới được:D, một điều nữa là menander được miêu tả là một ông vua thật là tài giỏi:)), biết đủ thứ:))--nemo (thảo luận) 03:45, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hi, Bộ Kinh này đã lâu rồi mà đọc vẫn hay ! Thời cổ đại, hai nền văn hóa Đông - Tây đều liên tục có chiến tranh. Do đó, Bộ Kinh rất hấp dẫn này cũng khắc họa được điều ấy ! Nó thể hiện Menandros I là một nhà chiến lược quân sự vĩ đại và một bậc minh quân lớn nhất thời đó ! Thế hèn chi Plutarchus lại ngưỡng mộ Menandros I như vậy ! Sự siêu hạng của Menandros I mà Bộ Kinh này vạch ra cũng không lấy làm lạ gì do ông là vị vua thừa hưởng tinh hoa của cả hai nền văn minh cổ đại ! Dĩ nhiên, ông cũng rất tham vọng khi chinh phạt đất đai rộng lớn như vậy !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:53, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

he, nhưng đế chế của ông ta cũng nhanh chóng sụp đổ sau khi ông ta mất vậy:)) mà cũng không rõ là quân đội của ông ta chắc phải dựa vào người ấn khá nhiều đấy nếu k0 thì lấy đâu người hy lạp như vậy:)), nhưng chính thời đại của Menandros cũng đánh dấu sự giao thoa mạnh của 2 nền văn hóa đông tây, --nemo (thảo luận) 03:56, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chiến tích của Menandros I là rất đáng ấn tượng nhưng đời sau lại lục đục và không có tài như ông - thế dĩ nhiên là tan rã rồi ! :)) Menandros I hẳn là chủ yếu sài chiến binh Ấn Độ, tuy nhiên ít nhất thì sách lược của ông cũng có ảnh hưởng gì đó của binh thư Hy Lạp cổ đại ! Nói chung ông đã làm đúng theo ước nguyện của Alexandros Đại Đế ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:17, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), chắc là ông dùng người ấn chiến đấu theo phong cách Hy Lạp:)), nghệ thuật của vương quốc này đã chứng minh cho ước muốn đó của alexandros:))--nemo (thảo luận) 04:22, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
Các chiến binh Ấn Độ vốn rất thiện chiến, các chiến thuật Hy Lạp cổ thì xuất sắc quá rồi, nên khi áp dụng nó hẳn Quân đội Ấn - Hy Lạp rất hùng mạnh !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:41, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

có vẻ như người ấn độ cũng thiên về chiến thuật sử dụng số lượng hơn là sự tinh nhuệ hay chiến thuật, bằng chứng là ấn độ bị quân đội nước ngoài xâm chiếm khá nhiều lần trong lịch sử:D--nemo (thảo luận) 12:46, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quân Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư cũng có sự tôn trọng về số đông ! Tuy nhiên, khi chiến đấu với những đoàn quân châu Âu trung - cận đại quả cảm, tinh nhuệ và có chiến thuật tốt thì Thổ Nhĩ Kỳ đã hứng chịu nhiều chiến bại thê thảm như các trận đánh Vaslui, Zenta, v.v... và không ít trận đánh trong mấy cuộc Chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ ! Quân Ba Tư cũng tương tự, và hai cuộc Chiến tranh Nga - Ba Tư hồi đầu thế kỷ XIX đã cho thấy quân Nga đánh bại tan tác được những đoàn quân Ba Tư đông hơn gấp bội lần ! Dần dần quân Thổ mất lợi thế về quân số và ở đầu thế kỷ XX họ đã hứng chịu chiến bại hoàn vẹn trong cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất (sự thê thảm của thất bại này phải tầm cỡ vài cuộc chiến gần thời như Chiến tranh Pháp - Phổ và Chiến tranh Nga - Nhật) !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:01, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Một điều đặc trưng của lịch sử cổ và giai đoạn thời trung đại là việc sử dụng kị binh:)), hầu hết các đế chế lớn hay các quốc gia xưng hùng đều có sức mạnh kị binh đáng kể, người thổ cũng thế:)), quân ba tư thời đầu cũng vậy, sau này thuốc súng mới thay đổi tính chất của chiến tranh và các dân tộc này mới mất dần lợi thế, ngoài ra một nguyên nhân khác là sau khi thành lập đế chế rồi, các dân tộc du mục kiểu này sẽ dần bị đồng hóa, như nhà thanh chẳng hạn, mất dần đi tính kỉ luật của quân đội, trong khi kỉ thuật quân sự không mấy thay đổi:))--nemo (thảo luận) 13:06, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Kể từ sau khi vua Osman II thua trận ở Khotyn thì ông đã ngấm ngầm tư tưởng Duy Tân nhưng liền bị bọn kiêu binh "xử đẹp" ! Nói chung một nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của Đế quốc Thổ là nạn kiêu binh xuất phát từ mâu thuẫn về vấn đề cải cách - chính nạn kiêu binh này cũng đã làm mất đi sinh mạng của một vị vua muốn canh tân là Selim III ! Dù cho phong trào Duy Tân ở Thổ có những thành công nhưng nó vẫn không thể áp chế hoàn toàn được tư tưởng bảo thủ và ngoài ra một điểm chết người là mâu thuẫn sắc tộc ! Thêm nữa tới lúc đó mà cải cách thì cũng đã muộn vì đế quốc - thực dân phương Tây và Nga đã lấn sâu vào nội tình Thổ ! Cho nên Thổ yếu đi là vậy ! Ngay cả ở Ba Tư, dù Thái tử Ba Tư sau này có cử người sang Tây học tập binh thư nhưng vẫn cứ bị Nga đánh cho tơi bời - chính bản thân người phương Tây còn bị Nga đập cho nhiều đòn nặng như ở Chiến tranh Vệ quốc 1812, Chiến tranh Krym, v.v... chứ đừng có nói là Thổ, Ba Tư !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:15, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

tinh thần chiến đấu của quân nga vô cùng quả cảm, ngay trong chiến tranh napoleon đã chứng tỏ điều đó rồi, nhưng kĩ thuật của quân nga và trang bị có vẻ không theo kịp với các nước phương tây nhưng thừa ăn đứt mấy anh thổ, Ba tư đấy chứ:))--nemo (thảo luận) 13:19, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bất chấp cả thiếu sót, quân Nga đã đánh thắng Pháp trong Chiến tranh Vệ quốc 1812, tiến chiếm Paris, và thắng Anh, Thổ, Pháp nhiều trận trong Chiến tranh Krym ! Nói chung kể từ sau thời Pyotr Đại Đế và đặc biệt là từ thời Ekaterina Đại Đế thì nước Nga là gần như vô địch ! Trong quá trình ấy, Nga vẫn có những chiến bại lớn như các trận chiến Zorndorf, Austerlitz, Friedland, ... và Chiến tranh Krym nhưng thực chất cái thế thượng phong của Nga chỉ thực sự suy sụp từ khi bị Nhật đánh cho đại bại trong Chiến tranh Nga - Nhật và bị Đức đập cho tơi tả trong Thế chiến thứ nhất ! Nhưng ngay trong suốt từ đầu chí cuối thì Ba Tư, Thổ và cả kẻ cựu thù Áo - Hung của Thổ cũng chẳng là quái gì cả ! (xem Nga đập cho Áo - Hung nhừ đòn vào năm 1916 sẽ thấy) --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:24, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

hehe, ở đây mình xem xét theo quan điểm trung lập:D,k0 thiên vị ông nào cả:D, mặc dù cũng thích mấy dân tộc du mục đấy chứ:))--nemo (thảo luận) 06:08, ngày 19 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thì ... khách quan thôi ! :)) Phân tích lý luận có chứng cớ thực tiễn thì sẽ thấy rõ là các đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư về sau bị Nga, Anh, Pháp áp đảo như thế nào ? Riêng Áo - Hung, kẻ cựu thù của Thổ, đã không thể hạ nổi Thổ, song chính bản thân Áo - Hung sau cũng bị Anh, Nga, Pháp áp đảo ! Còn mấy dân tộc du mục ở Trung Á thì thời cổ đại họ chiến đấu rất hiệu quả chống các đại đế quốc, sang thời cận đại cũng tương tự khi đối chọi với Nga, dù cuối cùng họ đã thua Nga như trong Chiến tranh vùng Kavkaz chẳng hạn !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:18, ngày 19 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

hehe, cũng giống như đối chiếu với bên nhà thanh của tàu khựa cũng vậy:))--nemo (thảo luận) 03:58, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ha ha, quân Thanh chỉ có hồi Chiến tranh 1884 - 1885 là đánh giỏi hơn, ít ra họ còn đập cho bọn thực dân Pháp một đòn đau ở Lạng Sơn ! :)) Quân Thổ trong Chiến tranh Nga - Thổ 1788 - 1792 thì còn gây khó khăn cho Nga hơn so với cuộc Chiến tranh Nga - Thổ 1768 - 1774 ! Chứ như quân Thanh đánh trong Chiến tranh Giáp Ngọ với quân Nhật thì ... thôi rồi, cũng giống như quân Thổ đánh trong Chiến tranh Balkan lần thứ nhất vậy (tệ ! quân Thanh thua Nhật là một liệt cường mới nổi còn quân Thổ thì thua mấy quốc gia tư bản mới nổi ở miền Balkan, chưa kể từng là thuộc địa cũ của Thổ) !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:01, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

haha, quân thổ thời sau còn có vụ thua quân bộ lạc Ả Rập trong phim lawrence ở xứ ả rập nữa:)), quân thanh thua là đúng rồi, quân nhật họ hiện đại, kỉ luật, huấn luyện tốt, trong khi chế độ nhà thanh thối nát thôi rồi:)), quân nhật chắc phải cảm ơn từ hy thái hậu nữa đấy:))--nemo (thảo luận) 05:05, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Khekhekhe, các quốc gia phong kiến Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Đại Thanh khi đó đều là cái bánh ngon của đế quốc - thực dân vậy ! (tỷ dụ như Ba Tư bị Anh và Nga chia phần, còn Đại Thanh và Thổ Nhĩ Kỳ thì bị nhiều đế quốc - thực dân hơn nữa) ! Về mặt nguyên nhân thì cũng chẳng khác gì cả : chế độ phong kiến Thổ, Ba Tư, Thanh lúc ấy đều suy thoái, mà đế quốc - thực dân thì lại xâm nhập mạnh ! Mầm mống từ hồi thế kỷ XVI thì phong kiến Pháp đã liên minh với Thổ nên sau Thổ yếu đi thành "con quay gió" của nó ! Nga từ khi đánh bại được Đế quốc Thụy Điển cũng bành trướng không ngừng, gây ảnh hưởng xấu đến cả ba đế quốc phong kiến nêu trên ! Bọn đế quốc - thực dân trong suốt quá trình áp chế Thổ cũng xúi dục các dân tộc nằm trong Đế quốc Thổ khởi nghĩa (điển hình như Nga kích động Hy Lạp hồi năm 1770, Anh - Pháp - Nga trợ giúp Hy Lạp vào năm 1827, hoặc là Anh hỗ trợ cho nhân dân Ả Rập khởi nghĩa) ! Anh, Pháp, Nga, Mỹ, ... cũng lăm le sang Nhật Bản, nhưng nhờ có cuộc Minh Trị Duy Tân mà Nhật đã lớn mạnh đến thế, đánh thắng cả Đế quốc Nga một thời bách chiến bách thắng (dầu cho một sự thật rằng chế độ Mạc phủ trước cũng đã đặt nền móng cho canh tân đất nước) !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:17, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái vụ Hy lạp thì lúc đó lại được coi là chiến tranh giải phóng dân tộc, như các nước Ả Rập sau này thời thế chiến 1 cũng nhờ mấy lão đế quốc kích động, nhưng mà mỗi thời một khác, lúc thì mấy lão đế quốc mang danh giúp đỡ giải phóng dân tộc lúc thì lộ rõ bộ mặt ngay thôi, còn mvuj Nhật lùn thì mấy ông Nhật đã thông minh khi thấy rằng chống lại bọn đế quốc sẽ chẳng tốt đẹp gì, thôi thì bắt chước nó=))--nemo (thảo luận) 05:26, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cuộc Chiến tranh giải phóng dân tộc Hy Lạp năm 1821 - 1829 thì đúng là do tinh thần đấu tranh khởi nghĩa của dân tộc Hy Lạp thật, nhưng mà vụ nổi dậy năm 1770 thì là do Nga "đi đêm" với nhân dân Hy Lạp (rốt cuộc : dù cuộc nổi dậy bị đàn áp thẳng tay nhưng Nga được lợi, đại thắng Thổ) ! Ngay cả cuộc Chiến tranh giải phóng 1821 - 1829 cũng cho thấy tầm quan trọng của đế quốc (Anh, Nga, Pháp) khi họ hủy diệt thủy binh Thổ ở trận thủy chiến Navarino giữa lúc nghĩa quân Hy Lạp đã sát mép bờ vực thẳm ! Bắt chước đế quốc nhưng người Nhật vẫn luôn giữ tinh thần tự cường, và trong Chính phủ Minh Trị thì tầng lớp võ sĩ phong kiến tư sản hóa nắm vai trò rất lớn !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:33, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chủ nghĩa quân phiệt của Nhật là khá khác biệt so với các đế quốc khác đấy chứ:)), mấy lão Nga cũng toàn đàn áp các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của nhân dân các nước đông âu giai đoạn thế kỉ 19 đấy, --nemo (thảo luận) 05:38, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đế quốc Nhật Bản hồi ấy áp dụng Hiến pháp kiểu Phổ, và có phong cách mang máng giống Phổ - Đức vậy ! (Có thể thấy tầng lớp võ sĩ tư sản hóa có vai trò như quý tộc tư sản hóa Junker của Đức) Mấy lão Nga thì cải cách giải phóng nông nô hời hợt (năm 1861), chưa làm cách mạng tư sản gì nhưng tiến thẳng lên chủ nghĩa đế quốc ! Chủ yếu những sự "cải tổ" của Sa hoàng trong năm 1861 và năm 1905 là do thua trận (Chiến tranh Krym, Chiến tranh Nga - Nhật), chứ xem kìa hồi đầu Thế chiến thứ nhất binh sĩ Nga còn quỳ lạy dưới chân Sa hoàng cầm hình Chúa ! Đối với các thuộc địa của Thổ Nhĩ Kỳ thì họ là cứu tinh (như Bulgaria, Romania xem Sa hoàng là Nhà Giải phóng trong cuộc chiến tranh Nga - Thổ 1877 - 1878), chứ như Ba Lan, người Do Thái chẳng hạn thì ... ôi thôi thôi rồi !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:44, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chế độ nông nô của Nga thì thôi rồi, vô cùng lạc hậu chưa kể giai cấp quý tộc phong kiến hủ bại, kìm hãm khá nhiều sự phát triển của nga đấy chứ, thế mà khối dân nga vẫn mù quáng ôm hình sa hoàng diễu hành thời chiến tranh thế giới thứ nhất:)), người nga nhiều lần can thiệp dập tắt cách mạng rumani và bulgari những năm 1870 đấy chứ,--nemo (thảo luận) 06:00, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bên cạnh đó Nga giúp cho các Công quốc Romania và Bulgaria lập nước sau khi đánh bại Thổ trong cuộc Chiến tranh 1877 - 1878, đơn giản chỉ vì quyền lợi của Đế quốc Nga mà thôi ! Như đã thấy, người Nga lập mưu truất phế Vương công xứ Bulgaria vào năm 1886 do ông này có xu hướng tiến bộ ! Tuy nhiên, vì Đế quốc quân chủ chuyên chế Sa hoàng thời ấy thường tụng Sa hoàng lên hàng bán thần bán thánh, giống như Thiên tử ở phương Đông vậy, nên chi trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Sa hoàng là nguyên thủ quyền lực nhất châu Âu !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:09, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

thế nên số phận của ông ta và gia đình mới bi thảm nhất:D--nemo (thảo luận) 06:12, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trong mấy vị Hoàng đế mất ngôi thời Thế chiến thứ nhất thì đỡ nhất có nhẽ là Wilhelm II : sống thọ và hay tin Hitler đánh bại Pháp ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:30, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ông này có vụ chuyện tình lãng mạn nữa đấy:D--nemo (thảo luận) 10:35, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hoàng đế Áo - Hung Franz Joseph I cũng tương tự ! Còn Hoàng đế Thổ thì vẫn có nguyên cái hậu cung !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:55, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), mấy cái ông thổ đúng là ham hố vãi, hôm trước ông thái tử cũ của áo hung vừa mất thì phải:)--nemo (thảo luận) 13:26, ngày 21 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
Hoàng thân cuối cùng của Vương triều Osman cũng đã mất mới đây ! Mà này, Artaxerxes III là một vị vua mạnh mẽ nhưng rất tiếc là không gặp thời, lúc Macedonia đang vươn lên!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:18, ngày 25 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

whole, nhà Ottoman còn ai nữa không nhỉ, Artaxerxes giỏi đấy nhưng ông ta tàn bạo quá, ti cũng thấy sự khát máu của ông ta thế nào--nemo (thảo luận) 04:26, ngày 25 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hình như hết rồi ! Mà cư dân Ai Cập luôn căm ghét bọn xâm lược Ba Tư ở chỗ là họ hay khinh dể tông miếu ! Artaxerxes III xem ra cũng chẳng kém gì Cambyses II, trong việc phá hủy đền miếu của Ai Cập ! Trái lại, Alexandros Đại Đế rất kính nể chư thần Ai Cập !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:34, ngày 25 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

cũng như dân việt ta căm ghét dân tàu khựa:)), đó chính là sự đồng hóa dân tộc, mà ngoài ra sưu thuế nặng nề cũng khiến dân AI Cập căm ghét lũ đô hộ này, còn alexander và nahf ptolemaios tôn trọng văn hóa ai cập cũng khiến cho họ dễ cai trị và được lòng dân:))--nemo (thảo luận) 04:44, ngày 25 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tuy nhiên bọn thống trị Hy Lạp cũng chỉ che mắt được cư dân Ai Cập cho đến sau chính chiến thắng vẻ vang của họ tại trận Raphia, vì trong trận này họ đã dùng nhiều lính đánh thuê Ai Cập nên cư dân Ai Cập đã cảm thấy lý do chính đáng của họ để giành lại chủ quyền !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:51, ngày 25 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

ha, họ đã được huấn luyện theo phong cách của MAcedonia, nhưng cuối cùng vẫn không thể giành lại vương quốc của mình, mà đáng lý quân đánh thuê ở đây mới là người Hy Lạp trong quân nhà ptolemaios và các dân tộc khác chứ không phải người ai cập:)), một điều đáng kể là ta vẫn chưa biết được nơi chôn giấu hay đúng hơn là xác ướp của các vị pharaoh macedonia này +alexandros đại đế:))--nemo (thảo luận) 04:59, ngày 25 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tình hình cho thấy là quân khởi nghĩa tuy thất bại nhưng cũng khá mạnh chứ ko phải là chơi ! Ít ra vua Ankhmakis cũng làm chủ được đến 80% lãnh thổ đất nước - đủ hiểu là ông đã gây cho quân nhà Ptolemaios nhiều chật vật ! Những vấn đề liên quan đến Cyrus và Alexandros Đại Đế thật kỳ bí và thú vị ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:39, ngày 25 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

hehe, xung quanh những người anh hùng vĩ đại thời xưa luôn có những câu chuyện thú vị:))--nemo (thảo luận) 04:14, ngày 26 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Well, nhất là những vị anh hùng thời cổ đại ! Chúng ta chưa rõ những tình tiết thực sự liên quan đến họ là ra sao (VD ta nắm gần hoàn toàn chắc là Cyrus trận vong nhưng không rõ diễn biến cụ thể và kết thúc thắng hay thua ?), nhưng đóng góp của họ cho nền văn minh nhân loại lại quá lớn ! Mà này, một phần mà chúng ta ít biết cụ thể hơn về những chiến tích của cuộc khởi nghĩa Ankhmakis có nhẽ cũng là vì họ đã bị vùi dập quá thẳng tay và suốt một quá trình lâu dài nước Ai Cập không có người bản xứ làm chủ (thuộc Hy Lạp, thuộc La Mã, thuộc Ba Tư, thuộc Ả Rập, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, thuộc Anh) cho nên ông đã bị quên lãng đi !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:28, ngày 26 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Darius I sửa

Khekhe, xem ra Darius I đã làm nên một nghi án lịch sử khá lớn! Nếu như một số nhà sử học hiện đại nói đúng rằng Gaumata thực sự là Bardiya và Darius I soán ngôi thì "Bi văn Behistun" quả là một tư liệu tuyên truyền có giá trị cao trong lịch sử phương Đông cổ đại! Mà xem ra Darius I cũng tham thích khoe công thật, ông ghi khắc rất rõ việc ông đại thắng cả một mớ các vua khác! Có vẻ các vua chuyên chế thời cổ đại phương Đông thường rất ngạo mạn (Cyrus II cũng không kém với Vương hiệu "Đức Vua của các vị vua", "Đức Vua của bốn phương thế gian")!:))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:24, ngày 26 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

hehe, ông vua nào mà chả ham khoe khoang chiến tích của mình, mấy ông ai cập từ xưa tới tận thời kì cuối vẫn dựng các bia tưởng niệm và những bia khoe chiến công thôi:)), ai cũng muốn hậu thế nhớ đến tên mình, không chỉ darius ngạo mạn mà ông vua hùng mạnh nào cũng ngạo mạn:)), hà, ti đã đọc câu chuyện của tổ tiên croesus chưa, về vụ cướp ngôi:)), --nemo (thảo luận) 10:11, ngày 26 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Darius I và Xerxes I là những vị vua hùng mạnh điển hình của phương Đông cổ đại, vậy thử hỏi họ không ngông cuồng sao được ? Ramesses II coi bộ cũng tuyên truyền không kém, ông luôn nhấn mạnh cái sự thật rằng trận huyết chiến Kadesh là một chiến thắng lớn về mặt chiến thuật của ông ! Về vụ Gyges soán ngôi Candaules thì Herodotos viết nghe khá thú vị, hình như thằng cha Candaules này bị thiếu i-ốt hay sao mà lại làm như thế ? Truyền thống ở Lydia, Ba Tư vốn rất ghét những trò bỉ ổi đó (Xem Herodotos) ! Nếu như Herodotos quả thật là "Ông tổ nói láo", điều ấy có nhẽ khắc họa rất rõ tài năng "chém gió" của Herodotos, tương tự nghi vấn ông dựa vào hiểu biết về sự gắn chặt của hình ảnh người có cánh đối với các vua nhà Achaemenes để mà chế ra giấc chiêm bao của Cyrus trong đêm vua ngủ trên đất địch ! --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:05, ngày 26 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
)), có câu ngu thì chết mà:)), nhưng nhiều khả năng là herodotos cũng chém gió không ít vụ này, còn vụ Gydes cướp ngôi thì cũng chưa có nguồn tư liệu nào chính xác cả:))--nemo (thảo luận) 03:26, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
Điều đáng chú ý ở đây là con mụ này xử Candaules quá ác trong khi mụ ta lại cưới Gyges là kẻ đã thực hiện trò thô bỉ đó ! :)) Xem ra Herodotos có vẻ yêu thích những người đàn bà đầy quyền lực và nhẫn tâm, thấy cả vụ Nữ hoàng Tomyris nữa ! Vụ giấc mộng về Darius nghe ko hợp logic rằng kẻ nối ngôi là Cambyses II chứ ko phải Darius I ! Về các sự kiện lịch sử, người xưa thường rất sáng tạo nên rất có thể những người mà Herodotos gặp trong các chuyến du hành của ông đã chế ra chuyện này.--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:46, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có lẽ là những câu chuyện dân gian mà nhân dân truyền miệng rồi herodotos ghi lại, cũng như việc ông ta cho rằng người Kolchis là dân Ai Cập, tàn quân của vị Pharaoh nào đó:))--nemo (thảo luận) 03:52, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo tôi nghĩ rằng theo truyền thống cổ Lydia khi ấy thì hành vi của Candaules và Gyges thật thô thiển, bỉ ổi và dĩ nhiên là phải chịu hình phạt ! Tuy nhiên, nếu như Candaules đã bị giết vậy thì đáng nhẽ Gyges cũng phải bị ... gì gì đó đó chứ khó thể sướng vậy được ! Cho nên có nhiều dị bản khác nhau về điển tích này ! Nhưng, khi được nghe nhân dân nơi ông đến kể về điển cố này thì do Herodotos thấy hợp với truyền thống Lydia, Ba Tư nên tiếp nhận ngay ! Người xưa có truyền miệng rằng Pharaon Sesostris đã bành trướng sang tận Âu châu và lập thuộc địa tại Kolchis, ngoài ra ông còn chia đất nước thành các nôm để dễ bề cai trị ! Nhưng dựa theo sử cũ của Manetho và khảo cổ thì có thể đoán Sesostris là sự thần tượng hóa một vị vua nào đó của Vương triều thứ 12 hoặc cũng có thể là Seti I hay Ramesses II ... Cũng giống như rất có thể Nghiêu và Thuấn là các vị thủ lĩnh tài năng vào thời kỳ công xã nguyên thủy, nhưng Khổng Tử đã tô vẽ thêm cho họ !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:01, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

hà, theo herodotos thì chính crosos, con cháu của Gyges phải nhận báo ứng từ những việc mà tổ tiên mình đã làm, còn gyges đã chết trong khi đánh nhau với dân du mục thì phải, cái ông sesostris còn được coi là người đã đánh cắp chiếc hòm thánh của dân Do Thái:)) --nemo (thảo luận) 04:04, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Waaahhh ! Cái này là nhân sinh quan của Herodotos, cũng giống như đạo lý của nhân dân ta là "ở hiền gặp lành" vậy ! Gyges đã tử trận trong cuộc chiến với người Cimmerii, và những xui xẻo của Kroisos (mất con, mất nước, mất ngôi) trở nên quả báo cho sự thất đức của ông ta ; cũng giống như chiến thắng của Tomyris là quả báo cho sự tham vọng của Cyrus ! Vị vua huy hoàng Xerxes cũng lãnh chịu quả báo tương tự ! Nhưng nhân sinh quan (nghe dân gian truyền lại, cái gì hợp với nhân sinh quan của mình thì Herodotos ghi vào) vẫn không thể nào áp đảo các sự thật lịch sử ! Sesostris, tên nghe giống Vương triều thứ 12 huy hoàng, ở đây dựa trên sự thật rằng đây là Vương triều hùng mạnh nhất thời Trung Vương quốc Ai Cập ! Ta thấy các vua Senusret I, Senusret III và Amenemhat III đã lập nên rất nhiều công tích oanh liệt. Cũng như Khổng Phu Tử thần thánh hóa Nghiêu Thuấn có nhẽ đã dựa vào sự thật : 1) hai ông là thủ lĩnh tài giỏi, tuân thủ đúng đắn nguyên tắc "công bằng bình đẳng". 2) trong thời ấy trị thủy là rất quan trọng, hai ông luôn tận tâm chăm lo tới công cuộc trị thủy !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:12, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

một số nghiên cứu gần đây cho rằng đó là vua Shoshek thời vương triều của dân Lybia cai trị:)), điều này nghe có vẻ hợp lý hơn đấy chứ:D--nemo (thảo luận) 04:23, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thú vị đây, tôi chưa biết cái này, bạn đọc ở đâu vậy ? :D Vua Shoshenq I là một nhà chinh phạt tài ba và ông ta đã thắng to trong chiến dịch phạt Do Thái, nhưng tôi chỉ nghe có người đánh đồng ông ta với pharaon Shishak trong Kinh Thánh (người khác bảo là Ramesses II, Ramesses III hoặc là Thutmose III) chứ chưa nghe ông là vua Sesostris bao giờ ?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:29, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

haha:)), bên en thấy ghi thế, mà ngoài ra trong tác phẩm các cuốn kinh của dân do thái cũng đề cập tới, chưa kể thời điểm vương quốc Do thái thành lập cũng đã rất lâu sau thời của các pharaoh mà Ti nêu:),tôi thấy thế cũng hợp lý hơn--nemo (thảo luận) 04:31, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

À mà vua Sesostris trong huyền sử Ai Cập và sử cũ Herodotos đâu có chinh phạt Do Thái đâu ? Đó là chiến tích lừng lẫy của vua Shishak trong Kinh Thánh ! Do đó, theo logic thì Shishak chính là vua Shoshenq I, nhưng ở đây ta đang bàn về Sesostris thưở xa xưa mơ hồ hơn nhiều nữa, mà các giả thiết đặt ra là Ramesses II, Seti I và các vua của Vương triều thứ 12 huy hoàng !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:35, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

he, một điều chú ý là Sesostris đó được cho là đã tiến quân tới Kolchis, nhưng vào thời đó k0 có ghi chép về vị pharaoh nào tiến quân xa đến thế cả?, các vua vương triều 12 thì đã cho dân châu Á định cư ở Ai Cập, có lẽ có dân Do thái nhưng chưa hề nhắc đến họ như một quốc gia thì phải, mà chỉ nhắc đến cannaan, còn Ramesses II và Sethi I thì nổi tiếng thêm qua vụ phim hoàng tử Ai cẬp rùi:)), bắt dân Do thái xây dựng công trình cho mình:))--nemo (thảo luận) 04:41, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quả vậy !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:47, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

mình vừa tìm được cái này, nói về mấy ông pharaoh, khá ngắn nhưng cũng đề cập tới chiến dịch của Sheshong http://www.phouka.com/pharaoh/pharaoh/dynasties/dyn22/01sheshonq1.html --nemo (thảo luận) 10:43, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mình có tìm thấy cuốn sách này kể khá đầy đủ về cuộc xâm lược của vua Shishak/Sheshonq I mà Thánh Kinh đề cập ! cuốn sách này nói rất chi tiết về chiến dịch phạt Do Thái của Sheshonq I ! Ngoài ra, cuốn này có nói sơ về công cuộc xây dựng Vương triều của Sheshonq I cũng như chiến dịch phạt Do Thái của ông, lợi dụng tình hình bất ổn của Vương quốc Do Thái sau khi vua Solomon băng hà ! Về Đế quốc Ba Tư, có nhẽ multi-state empire là chỉ một Đế quốc "đa quốc gia" ! Hiểu như Cyrus II vừa là vua Ba Tư, kiêm luôn vua Media và Lydia ! Cũng có tài liệu coi Cyrus II là vị vua đã lập nên Đế quốc Thế giới đầu tiên trong lịch sử - một thành tựu mà Alexandros Đại Đế sẽ kế tục !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:08, ngày 29 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

hi, mình hôm trước cũng đọc về cuộc xâm lược của Shishak trong kinh thánh, thấy kể cũng khá chi tiết nhưng lại thấy có ghi chép từ trang đó bảo là đó là Ramses II:)), mấy ông này loạn xì ngầu hết cả:)), mà mình muốn làm cái chú thích là lấy nguồn từ trang Livius thì phải làm thế nào nhỉ, mình định bổ sung bài Ptolemaios I từ trang đó, công nhận đọc trang đó có nhiều thông tin thú vị và chi tiết--nemo (thảo luận) 03:36, ngày 30 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có nghi vấn Ramesses II là Shishak nhưng đa số và gần như là chuẩn cho là Sheshonq I ! Sesostris - vị vua huyền thoại trong sử cũ Hy Lạp, không hề liên quan gì đến nước Do Thái, thì mới có khả năng là Ramesses II hơn ! Về bài Ptolemaios I Soter, ở mấy đoạn trước tôi đã dùng mã <ref name="H_H_Ptolemy"/>, bạn cứ việc "cá chép" vô !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:47, ngày 30 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

HI, thanhk ti nhiều:D, đúng là tôi cũng nghĩ là liên quan tới Sheshonq hơn vì nó liên quan tới con cháu của Salomon và việc thành lập nhà nước Do thái sau thời Ramses II thì chuẩn hơn--nemo (thảo luận) 03:59, ngày 30 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đúng vậy !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:54, ngày 30 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xem trang thảo luận của tôi, có thành viên muốn viết về người Hyksos và thành Avaris! Ledinhthang nghĩ sao ? Đây cũng thuộc về chủ đề lịch sử và địa lý các quốc gia cổ đại phương Đông đấy!:))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:32, ngày 3 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hyksos sửa

Tôi nghĩ các dân tộc này rất thú vị:)), tôi cũng muốn viết về họ, và dân Vandal thì ti rất yêu thích đấy:)), nhưng mà tôi đang ôn thi:D, nên thời gian cũng có hạn:), Ti có thể tạo ra rồi dần dần ta cùn viết:D--nemo (thảo luận) 04:46, ngày 3 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi cũng đã nhắn với thành viên đó. Do bận chuyện ngoài đời nên chiến lược của tôi lần này vẫn chủ yếu là tập trung hầu hết binh lực lên Mặt trận Cận - Hiện đại, do đó tôi đang để rất ít sinh lực ở Mặt trận Cổ đại để mà tung hoành ! :)) May ra đết Tết mới chia binh lực ra đều được ! :)) Dần dần chúng ta tạo ra sau cũng được !--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:54, ngày 3 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok, tôi dạo này cũng bận rộn, tết rỗi ta làm:)), mấy ngày mùng 1, mùng 2,3:)), tôi đang nhảy sang mấy ông tướng bạn bè của Alexandros:))--nemo (thảo luận) 11:15, ngày 8 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re sửa

Chào bạn! Dạo này mình vẫn luôn bận bịu với các trận đánh, Chiến dịch trong lịch sử châu Âu (nhất là thời từ Cận đại đến Thế chiến II) và mấy bài vua Trần, vua Lê! Lâu lâu cũng qua Nội chiến Hoa Kỳ coi! Tình hình WP gần đây hơi inh ỏi với cái luật SOPA của Hoa Kỳ, hy vọng luật này sẽ bị xóa bỏ và chí ít là WP ta sẽ không bị ảnh hưởng xấu gì! Nghe nói Tổng thống Hoa Kỳ đã phản đối luật này!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:08, ngày 21 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chúc mừng năm mới ! sửa

Năm mới chúc bạn an khang thịnh vượng, sức sống trỗi dậy mạnh mẽ, tràn đầy hạnh phúc, không buồn bực lo lắng, thành công trên cả WP và cuộc sống! Chúc cho cống hiến của bạn trên WP càng thêm đồ sộ!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:47, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

hi, mình vừa trải qua một giai giai đoạn gặp nhiều vấn đề bế tác trong cuộc sống và công việc, nhuneg h mình đã ổn, cái dự luật đó thật vớ vẩn thật đấy--nemo (thảo luận) 04:24, ngày 12 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Welcome ! Bạn biết chưa ? Hôm đó WP tiếng Anh phủ đen 1 ngày để phản đối đấy ! May là bây giờ nó hoạt động lại rồi !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:29, ngày 12 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

cái đó mình biết chứ, báo chí đưa tin ầm ĩ thế kia mà:))--nemo (thảo luận) 05:10, ngày 12 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Có thể dịch là "Chính cung Hoàng hậu" !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:15, ngày 12 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cộng hòa Ezo sửa

Mời bạn xem qua bài Cộng hòa Ezo mình vừa dịch và cho biết ý kiến.--Yakushosama (thảo luận) 11:05, ngày 5 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

nói game online sửa

bạn chơi game online như pangya,gunbound,gunny,boom chưa 12:27, ngày 2 tháng 3 năm 2012 (UTC)tungin

mình chỉ chơi chút ít boom, k0 chơi mấy cái còn lại, cũng k0 rành mấy thứ đó đâu--nemo (thảo luận) 14:16, ngày 2 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bạn đã chơi trò này chưa ? Thể hiện khá rõ nỗi khổ của người lính trong chiến hào thời Thế chiến thứ nhất !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:33, ngày 2 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

nói viết bài troing wiki sửa

huhu sao giờ thấy không ai dịch mấy bài về mấy nền văn minh cổ đại như như văn minh accac (akkadi) guti,amorite,hyksos,bài về những dân tộc giecman như người valdan, hay các nền văn minh châu mỹ tiền inca như nấc,mochi,chimu vvvvvvvvvvvvvvvvvv 01:26, ngày 3 tháng 3 năm 2012 (UTC)tungin

Một vài tuần nữa mình sẽ viết tiếp những bài về các nền văn minh này, đợt này đang phải đọc lại tài liệu+ bận công việc ngoài đời nên không thường xuyên viết--nemo (thảo luận) 11:39, ngày 7 tháng 3 năm 2012 (UTC)--nemo (thảo luận) 11:39, ngày 7 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

nói dịch bài viết sửa

bạn biết không mình cũng có lúc muốn dịch mấy bài kia để viết vô wikipedia nhưng lười viết và lười dịch quá,một phần 0 có time một phần lười dịch vì không biết dịch thế nào để người ta hiểu,chỉ riêng viết bài mộng du cũng mệt và phải suy nghĩ viết thế nào cho hay chứ còn nói gì đến mấy cái bài kia............. 08:03, ngày 21 tháng 3 năm 2012 (UTC)tungin

h mình sẽ viết tiếp đây, thật sự cũng bận việc ở ngoài đời và có nhiều vấn đề riêng cần giải quyết nên ít lên wiki--nemo (thảo luận) 01:04, ngày 6 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

nói viết bài trong wikipedia sửa

huhu không biết bao lâu nữa mới xem được bài người hyksos,vandal và mấy bài kia

Hoan nghênh ! sửa

Chúc mừng bạn đã trở lại đóng góp cho WP!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:34, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

^^, mình đôi khi vẫn vào đấy chứ, nhưng lại chả có hứng nên lại chả viết được gì:)), đợt này cũng quay lại viết lách tí:D--nemo (thảo luận) 06:46, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Có các bài sau đây khá hấp dẫn : Trận Hadrianopolis, Trận Thessalonica (380), Trận Mons Badonicus... Bạn có thể bổ sung cho ! Cám ơn !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:54, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

wow, bạn đã viết các bài này rồi kia à, mình còn chưa đọc tí gì kia:)), mình sẽ cố gắng vậy:D--nemo (thảo luận) 06:57, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Với cái này nữa : trận sông Frigidus ! Và mời bạn xem cái này !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:08, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

đó là cái gì vậy ti, mình dùng d com 3 g nên k xem video được, tốn tiền lắm:D, mình đang viết bài trận hadrianople, có gì ti xem xét bổ sung thêm nhé--nemo (thảo luận) 07:20, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chọn tính năng mức cước tối đa của 3g đi bạn ;=) Hungda (thảo luận) 07:26, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Đó là phim về trận rừng Teutoburg. À, giới thiệu luôn cho bạn cả hai cái này nữa : trận Chaeronea !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:31, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

hờ, tại k có hộ khẩu hà nội nên nó chỉ cho cái trả trước, với lại cũng chả làm gì ngoài lên wiki và facebook nên lười đăng kí:)), @ Ti: bài chaeronea thứ nhất viết rất là đầy đủ rồi, bài thứ hai thì mình sẽ đọc rồi bổ sung sau:))--nemo (thảo luận) 07:37, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xem ra trận Hadrianopolis đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử quân sự ! Song, cái "di sản" của trận này có thể đã bị đặt dấu chấm hỏi khi cung thủ Anh quét sạch Kỵ binh Pháp ở các trận Crécy, Poitiers và Agincourt !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:39, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

có thể nhận thấy trong chiến tranh 100 năm, lúc đầu mấy ông pháp đánh quá kém, như trận crecy chẳng hạn, bị quân anh đánh cho tơi bời, nhưng cũng phải công nhận cung thủ quân anh là lính chuyên nghiệp và quân anh có thể bắn nhanh hơn quân nỏ của người pháp, chưa kể vị trí bố phòng và thời điểm tấn công thì quân anh chiếm lợi thế--nemo (thảo luận) 09:53, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Quân Pháp hồi đó thuộc hạng mạnh nhất châu Âu, xem ông Thống chế bị bắt trong trận Agincourt cũng không vừa gì đâu ! Tuy nhiên rõ là họ quá chủ quan và không nhận thức được sự thay đổi của nền quân sự châu Âu mà hai trận Crécy và Poitiers khởi đầu ! Họ tệ hơn rất nhiều so với Thống chế Villars thời Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha và thậm chí là so với giới chỉ huy Pháp sau Thế chiến thứ nhất !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:59, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

kiểu này lại giống ông valens, quá chủ quan khinh địch mà chết thảm đây mà, chiến tranh kế vị Tây Ban Nha thì quân pháp cũng chẳng đạt được ưu thế lắm:)), cuối cùng chỉ nhờ hòa ước mà thôi, trong chiến tranh 100 năm, vua pháp cũng bị bắt sống nữa đấy,:))--nemo (thảo luận) 10:24, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Có thể quân Pháp giữa hai trận Crécy - Poitiers và trận Agincourt đã bị những thắng lợi của Nguyên soái Gueslin che mắt ! Trước Valens thì Valentinianus I cũng thắng mấy trận kia mà ! Hòa ước cũng buộc Pháp phải nhượng nhiều quyền lợi cho Anh và Áo, nhưng thế là giỏi lắm rồi vì nước Pháp đã từng bị rất nhiều nước hợp vây ! Trận vua Pháp bị bắt là trận Potiers !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:55, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

xem ra ông anh valetianus tài giỏi hơn nhiều, chứ cái ông valens chỉ được cái con ông cháu cha ăn nhờ anh trai:)), mà lúc đó nước pháp cũng chưa hoàn toàn thống nhất hoàn toàn, vẫn còn nhiều lãnh chúa chống lại chính quyền trng ương, ngay cả mấy lão vua anh cũng có lãnh địa thừa kế trên đất pháp:)), mà sau này quân pháp xài pháo nên thắng cuộc chiến trăm năm thì phải:))--nemo (thảo luận) 11:01, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Pháo cũng là nhân tố dẫn đến thắng lợi của quân Anh ở trận Crécy. Hồi ấy chế độ phong kiến phân quyền hãy còn tồn tại ở Anh, Pháp, Đức, và sau này Anh và Pháp hướng đấy quân chủ tập quyền mau hơn Đức nhiều ! Pháp thắng cuộc Chiến tranh Trăm Năm có thể được xem là nhờ nữ anh hùng Jeanne d'Arc và cũng là do Pháp có nhân lực hùng hậu hơn Anh Quốc ! Valentinianus I xứng đáng là vị Hoàng đế tài giỏi cuối cùng của Đế quốc Tây La Mã,m còn Valens thường được ca ngợi là một nhà cai quản tốt, nhưng không có tài quân sự !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:15, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

cái vụ jeanne d arc là do mấy lão người pháp cố tình bán đứng, nước đức sau thời đế chế La Mã thần thánh cũng tan rã thành các công quốc nhỏ rồi mây ông áo mới mạnh lên được, mình đang viết cho hoàn chỉnh bài sassanid đây, ti có gì viết cùng nhé--nemo (thảo luận) 11:22, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bởi vì khi ấy chính quyền Pháp bị phân hóa thành hai tập đoàn phong kiến trong đó có một phe thân Anh ! Thời phong kiến, ngay đến Hoàng đế Barbarossa đã nỗ lực thống nhất nước Đức nhưng không thành công ! Áo mạnh lên nhưng Phổ cũng mạnh lên và đánh cho Áo te tua ! Bài Sassanid ? Hay đây ! Mình sẽ coi qua bài trận Hadrianopolis và bài đó !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:32, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

cái lão barbarosa ấy thế mà k biết bơi, lại chết đuối:))--nemo (thảo luận) 13:32, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thế mà Hiler lại đặt tên cho cái Chiến dịch Barbarossa này, cuối cùng cũng "nghỉm" trước ngưỡng cửa Moskva !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp)

có vẻ như anh hitler khá là hâm mộ ông này đây,:)), ferderich râu hung đã đựoc viết kĩ trên wiki chưa nhỉ:)), ông này cuộc đời cũng thú vị lắm, nhiều lần chinh phạt nước Ý bị nhân dân Ý đánh cho không ít lần thua đau,:))--nemo (thảo luận) 04:08, ngày 14 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Có bài Friedrich Barbarossa viết về vị Hoàng đế này !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:33, ngày 14 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

lão này còn bắt ông con trai phải lấy bà công chúa già hơn chục tuổi của Sicily để có thêm lãnh điạ đấy, nhưng mà cuối cùng thì triều đại của ông ta cũng k tồn tại lâu được, cũng nhanh chóng sụp đổ, con cháu khá bạc mệnh:))--nemo (thảo luận) 06:01, ngày 14 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xem ra sự vững mạnh của chế độ phong kiến phân quyền ở Ý và Đức đã gây rất rắc rối cho tiến trình phát triển của cả hai dân tộc này ! Hoàng đế Barbarossa cũng mong muốn truyền bá kiểu phong kiến tập quyền của Anh vào nước Đức nhưng thất bại ! Điều đáng nói là cả ba vị vua có máu mặt là Otto I, Friedrich I và Friedrich II (không phải là vua Phổ) đều không thể thiết lập chế độ phong kiến tập quyền ở Đức và Ý ! Điều thú vị là, sự gia tăng quyền lực của lãnh chúa cùng với thất bại của Barbarossa tại Ý đã dẫn tới quá trình chinh phạt người Slavơ của Đức mà ảnh hưởng tới Hitler sau này ! --The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:37, ngày 14 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

mà cũng lạ, mấy nước này cùng các nứoc anh pháp, tây ban nha cũng có chế độ cát cứ của lãnh chúa thười kì đầu mà sao chỉ có 2 quốc gia này là khó thống nhất nhất:)), chưa kể ông tây ban nha còn bị giặc ngoại xâm nữa, Hitler chắc đã bị ảnh hưởng nặng rồi:)), kiểu như mấy ông việt nam hay lấy hình mẫu kiểu quang trung nguyễn huệ nhỉ:)),--nemo (thảo luận) 10:27, ngày 15 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hai vị Hoàng đế Barbarossa và Quang Trung đều là anh hùng dân tộc của Đức và VN ! Sau khi nước Đức thống nhất còn có vụ coi Hoàng đế Wilhelm I là "hậu thân" của Barbarossa, trong khi nhà soạn nhạc Richard Wagner từng xem ông là hậu thân của người anh hùng Siegfried trong thần thoại ! Cần nhớ rằng vị vua đầu tiên của Tây Ban Nha - Carlos I - cũng đã từng làm Hoàng đế Đức, nhưng vẫn không xóa bỏ được hệ thống phong kiến tập quyền ở Đức !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:36, ngày 15 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

mà cái thời đó, các ông vua thừa kế các lãnh địa khác khá nhiều, ngay cả thời nước phổ sau này lãnh địa cũng nhiều khi không nằm chung nơi đấy thôi,:)),mấy cái trò hậu thân này là tuyên truyền lòe bịp nhau cả:)), giống mấy lão thời xưa tự nhận mình là con trờ đấy thôi:))--nemo (thảo luận) 05:17, ngày 16 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đúng rồi, các vua chúa phong kiến ở phương Tây thường kiếm chác đất đai bằng hôn nhânbành trướng, do đó có thể kiêm nhiệm ngôi Đế Vương với lãnh chúa nhiều nơi (ta có thể thấy có hồi các vua Phổ còn làm Quận công xứ Neuchatel ở Thụy Sĩ) ! Sự rời rạc về cương thổ chính là một trong trở ngại lớn nhất của Nhà nước phong kiến Phổ ! Rất dễ hiểu là khi ấy Wilhelm I cần được nhân dân ủng hộ, mà Barbarossa là vị anh hùng của nhân dân Đức do đó việc Wilhelm I tự nhận là "hậu thân" của Barbarossa là chuyện thường ! Về vụ Siegfried - Barbarossa thì ta có thể hiểu là sự khen ngợi của Wagner đối với Hoàng đế Barbarossa vĩ đại !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:33, ngày 16 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

nếu người đức mà thống nhất từ sớm và không bị chia rẽ về mấy cái lãnh chúa phong kiến thì chắc họ đã bá chủ chứ không phải là người áo, pháp hay tây ban nha rồi, vì bản thân họ là dân tộc rất dũng mãnh +kỉ luật thì tàn bạo thôi rồi:))--nemo (thảo luận) 04:25, ngày 17 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ngay từ thời cổ La Mã Tacitus đã phải ghi nhận về sự mãnh liệt của dân tộc Teuton rồi ! Chính vì thống nhất muộn nên Đức mới trở thành một "Con hổ đói đến bàn tiệc muộn" giữa lúc Anh, Pháp đã trở thành những đế quốc thực dân lớn nhất nhì thế giới, mặc dù kinh tế Đức vượt qua hai nước kia ! Song, lịch sử đã cho thấy chính sách chạy đua thuộc địa ở châu Phi của Hoàng đế Đức là 1 sai lầm ! :)) Chính Hitler đã tuyên bố sẽ không tái phạm sai lầm này của Đế quốc Đức !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:19, ngày 17 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

đúng thế, khi đó châu phi đã bị các tên kia xơi tái(chủ yếu là thằng anh và pháp):)), chính vì muốn được chia sẻ quyền lợi ở châu phi thế nên đã dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất:)), xem lại anh sassanid thì thấy mấy chú ả rập quả là may, khi mà hai con hổ đánh nhau chí tử sắp chết đến nơi rồi thế là chú ta nhảy ra thu dọn tàn cuộc:))--nemo (thảo luận) 15:29, ngày 17 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

He he, điều kiện rất thuận lợi cho Ả Rập trong đó kết quả của chiến tranh Ba Tư - La Mã cũng được phản ánh : kẻ thua thì bị diệt hết còn kẻ thắng thì bị mất nhiều đất ! Hoàng đế Đức cũng có chiếm thuộc địa nhưng đã bị vài nước lấy mất và trong đó có cả Nhật Bản !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:59, ngày 17 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

anh nhật hình như ăn ké vụ chia chác hồi kết thúc chiến tranh thế giới 1 chứ k đánh nhau với anh đức thì phải:)), anh đức có chiếm được một vùng hình như là cameroon hay gì đó ở châu phi trước đó, còn sau chiến tranh mất sạch mà đất đai ở chính quốc cũng bị mấy lão kia chia sẻ, phần đông phổ bị anh ba lan nuốt:))--nemo (thảo luận) 16:03, ngày 17 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nhật cũng bao vây Thanh Đảo là thuộc địa của Đức ở TQ và buộc quân Đức ở đây phải đầu hàng đấy chứ chẳng chơi ! Thời Thế chiến thứ nhất có Chiến dịch Đông Phi nổi tiếng, là cuộc tấn công của quân Anh - Ấn vào Đông Phi thuộc Đức !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:32, ngày 18 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

mình chưa biết về cái chiến dịch này của quân Anh, nhưng cũng công nhận là với ít thuộc địa cũng như những thuộc địa này khó mà tiếp tế (khi mà quân anh làm bá chủ vùng biển) thì thật khó để bảo vệ.--nemo (thảo luận) 13:17, ngày 18 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Có thể nói chiến dịch này là thắng lợi chiến lược của liên quân thực dân Anh - Bỉ - Bồ Đào Nha dù là thắng lợi chiến thuật của quân Đức ! Liên quân chiếm được Đông Phi khá nhanh nhưng hoạt động du kích của quân Đức vẫn tiếp diễn cho đến sau khi Đức đầu hàng !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:37, ngày 18 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

trong hoàn cảnh như vậy mà vẫn cầm cự được thì thật đáng nể:))--nemo (thảo luận) 13:40, ngày 18 tháng 5 năm 2012 (UTC)--nemo (thảo luận) 13:40, ngày 18 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trong chiến dịch đó Đại tá Lettow-Vorbeck ko hề nếm mùi thất bại - xứng đáng là Lawrence xứ Ả Rập của Đức !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:38, ngày 18 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi cũng chưa nghe đến ông này bao h:)), --nemo (thảo luận) 03:19, ngày 19 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ông ấy đã đập cho liên quân Anh - Bỉ - Bồ Đào Nha nhừ tử ở Đông Phi, cuối cùng thì đầu hàng khi nghe một tù binh Anh thông báo về sự đầu hàng của quân Đức trên chiến trường châu Âu ! Minister of Agriculture có thể dịch là Nông nghiệp Đại thần hoặc là Bộ trưởng Nông nghiệp tùy theo ý muốn của bạn !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:46, ngày 19 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

oh, ti có thể viết bài về ông đại tá này được k, mà cái Vice Chancellor là gì nhỉ, mình nghĩ nên dùng cái Đại thần nông nghiệp hơn là bộ trưởng, nghe nó hiện đại quá:))--nemo (thảo luận) 05:49, ngày 19 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đại thần Ngoại giao dành cho các Nhà nước phong kiến cũ thì đúng là hợp lý hơn rồi ! Đã có bài Paul von Lettow-Vorbeck !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:09, ngày 19 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

wow, bài viết về cuộc đời binh nghiệp của vị tướng này thật vang dội, chứng tỏ tài cầm quân của ông ta thật đáng nể,chưa kể là sống cũng thọ phết:)):))--nemo (thảo luận) 08:49, ngày 19 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thực sự ông là một nhân vật rất độc đáo trong lịch sử Đức và Thế chiến thứ nhất ! Vice Chancellor có thể là Phó Chưởng ấn !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:41, ngày 19 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Dịch sửa

Khi dịch bài, mong bạn để ý dịch luôn các chữ trong phần miêu tả hình ảnh, hộp thông tin. CNBH (thảo luận) 06:02, ngày 17 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

bạn thông cảm, mình có ít thời gian nên đôi khi trong mấy chỗ hình ảnh mình hơi lười tí:), còn chỗ trong hộp thông tin thì mình vẫn sẽ dịch mà:)--nemo (thảo luận) 08:02, ngày 17 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nhà Sassanid sửa

Văn hóa Cổ Hy Lạp đã một thời ảnh hưởng mạnh vào Ba Tư, nhưng rất tiếc là các vua nhà Sassanid chủ trương xóa bỏ nó! Thấy nhà Sassanid từng có chiến tranh với Ethiopia: cái này có lẽ là rất khó vì Ethiopia là một dân tộc khá mạnh, từng đánh lại được nhiều kẻ thù trong đó có cả thực dân Ý!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 02:12, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bạn nhớ cuộc chiến tranh tơ tằm của byzantine và nhà Sassanid chứ, chính hoàng đế Byzantine đã yêu cầu quân Ethiopia tấn công Yemen để có thể kiểm soát con đường vận chuyển ở biển đỏ, từ đó mua tơ tằm mà không chịu sự đánh thuế của nhà Sassanid(vừa làm suy giảm nguồn thu của kẻ thù:)), tiếc là quân Ethiopia cũng k phải đối thủ của quân ba Tư lúc đó,:)), quân Ý thời chiến tranh thế giới thứ hai phải dùng khí độc mới thắng được quân Ethiopia trang bị thô sơ hơn nhiều, vì họ dùng chiến thuật du kích giống việt nam ta đánh mĩ:)), nhân tiện nhờ ti viết đoạn của Marcelinus về kị binh Sassanid với nhé:), có thể thấy là nhà Sassanid rất chi sùng bái nhà Achaemenes xa xưa đấy, trong cả việc tổ chức quân đội--nemo (thảo luận) 02:26, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Vụ này diễn ra dưới thời Khosrau II ! Quân Ý hồi năm 1896 bị Ethiopia đập cho nhừ đòn ở Adwa, đến năm 1936 (chứ ko phải là Thế chiến thứ hai) mới đánh bại được Ethiopia ! (Ý và Áo-Hung cũng thể được xem là những cường quốc "cùi bắp" nhất trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 cho đến năm 1918) Còn "All the companies were clad in iron, and all parts of their bodies were covered with thick plates, so fitted that the stiff-joints conformed with those of their limbs; and the forms of human faces were so skillfully fitted to their heads, that since their entire body was covered with metal, arrows that fell upon them could lodge only where they could see a little through tiny openings opposite the pupil of the eye, or where through the tip of their nose they were able to get a little breath. Of these, some who were armed with pikes, stood so motionless that you would have thought them held fast by clamps of bronze." thì có thể dịch là "Mọi Đại đội đều mặc giáp sắt, và khắp cơ thể họ được bao bọc với kim loai nặng..." (từ từ dịch tiếp) !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 02:38, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

ok, mà trước h quân áo hung cũng cùi bắp nhất thật:))--nemo (thảo luận) 04:33, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đến năm 1916 khi quân Nga đã điêu đứng mà nó vẫn giáng cho Áo-Hung 1 đòn chí mạng đấy thôi ! Dường như quân Áo-Hung chỉ có mỗi trận Caporetto là thắng lớn nhất song trận này còn có sự tham chiến của quân Đức ! Xem ra Vương triều Sassanid trang bị thật chu đáo cho quân đội của mình và tôi nhớ ko nhầm thì cái tên "Chosroes" có liên hệ với "Cyrus" !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:08, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

ngay cả thời trứoc đó, quân áo hung còn không đánh dẹp nổi quân khởi nghĩa trong đế quốc mấy lần, có lúc phải nhờ cả quân nga can thiệp, Tôi cũng chưa biết mấy ông vua này nhà sassanid lấy tên theo kiểu gì:)), quân Sassanid chỉ có kị binh là trang bị tốt nhất, còn bộ binh có vẻ kém xa so với quân La mã thì phải, được mỗi đạo quân người Dailamite có vẻ ngon nhất:))--nemo (thảo luận) 05:23, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Uh ! Hồi đó Bộ binh La Mã được xem là "đệ nhất thiên hạ" mà, tiếng tăm này chỉ tan vỡ sau khi bị Kỵ binh Goth đánh tan ở trận Hadrianopolis !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:25, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bộ binh la Mã mặc dù mạnh nhưng nếu gặp địa hình bất lợi thì vẫn có thể thất bại:)), quan trọng nhất trận hadrianopolis đó chính là tài cầm quân của tướng lĩnh 2 phe:)), ti cũng thấy đấy lúc đầu chiến sự giữa hai bên vẫn diễn ra khá cân bằng:))--nemo (thảo luận) 07:34, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Valens cũng không giỏi bằng Hoàng đế Decius bị chết thảm trong trận Abrittus năm xưa ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:55, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
)), Valerianus cũng rất giỏi như 2 lão kia đấy, cầm 7 vạn quân cuối cùng để cho quân sassanid bắt sống đem về làm nhục hay hoàng đế Byzantine bị thua trận Manziket sau này trước quân Thổ khiến cho 100000 quân Byzantine vong mạng:)),--nemo (thảo luận) 08:00, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Được cái là Romanos IV ứng đối có khẩu khí nên được Sultan nhà Seljuk tha về ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:06, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
)))kiểu này giống như lão Croesus thời xưa đây mà:)). may mà không phải nộp 1 triệu thỏi vàng mà chuộc:)), phần nhà Sassanid có đoạn giáo dục rất hay đấy, mình k hiểu hết được, mong ti viết đoạn này hộ mình:D--nemo (thảo luận) 08:08, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Mà sau khi Romanos IV được tha về thì tình hình cũng có ổn hơn đâu ? Lúc ấy Đông La Mã có nội loạn, ông ta xuất chinh lại thua nữa ! Con về giáo dục thời Sassanid thì có thể nói đại khái là ở đế đô Ctesiphon có một cái giống như "Quốc tử giám" ở VN và TQ vậy ! Thưở đó người sinh ra thuộc tầng lớp nào thì vẫn thuộc tầng lớp đó chứ ko thể chuyển sang tầng lớp khác nhờ có thành tích đặc biệt nào đó, và nhà vua cũng giúp cho xã hội ổn định, ko có sự mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo. Xã hội Sassanid có dân tự donông dân vốn không thuộc tộc Aryan !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:17, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

đặc biệt là vị vua Byzantine tiếp theo đã cầu xin giáo hoàng giúp đỡ, điều đó thấy được sự kiệt quệ của đế chế Byzantine lúc đó, chế độ phân chia giai cấp của nhà sassanid có vẻ rất cứng nhắc như sự phân biệt giai cấp ở đất nước Ấn Độ vậy,--nemo (thảo luận) 08:24, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chế độ phong kiến của đế quốc Sassanid xem ra ko còn mềm mỏng như đế quốc Achaemenes nữa ! Đế quốc Đông La Mã kể từ Heraclius thì qủa là có những sự lên - xuống rất đáng kể !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:53, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

nhưng phải công nhận là nhà Byzantine sống khá là dai:):)), mãi mới bị tắt thở, nhưng nhà nước Byzantine cũng bị coi là nhà nước của người Hy lạp hơn là La Mã rồi:), mà cái từ Professor dịch theo nghĩa xưa thì nên gọi là gì nhỉ, k lại gọi là giáo sư thì kì quá:))--nemo (thảo luận) 02:05, ngày 21 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nếu liên quan đến tôn giáo thì là "giáo đồ", "tín đồ" ! Đông La Mã càng về sau càng thấy giống Hy Lạp hơn là La Mã ! :)) Có thể thấy các Hoàng đế Đức thừa tự từ Tây La Mã nhiều hơn trong khi các Nga hoàng thì Đông La Mã nhiều hơn !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:17, ngày 21 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
)):)), ngoài ra còn khác biệt giữa chính thống giáo phương đông và Ki tô giáo phía Tây :)), cũng như mấy lão hồi giáo có cái vụ Sunni và Shi ai gì gì đó;)), cùng 1 tôn giáo mà chia rẽ quá nhỉ:)), và phải công nhận là cứ mỗi khi viết về mấy phần nghệ thuật các quốc gia thời cổ đúng là khó nhằn kinh khủng :))--nemo (thảo luận) 09:19, ngày 21 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Sunni và Shia chia rẽ còn kinh nữa, đến nay vẫn còn đổ máu ! Cái "khó nhằn kinh khủng" ấy mới cho thấy sự phong phú và đa dạng của nền văn minh thế giới cổ đại ! Cũng giống như các bài trận Verdun, Somme và Passchendaele phải khó viết, vì chúng thể hiện sự kinh hoàng của Thế chiến thứ nhất !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:49, ngày 21 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

nhưng mà được cái các trận chiến trong thế chiến 1 và 2 có nguồn sử liệu vô cùng phong phú ở việt nam và được nghiên cứu rất nhiều, trong khi những nền văn minh rực rõ như thế này thời xưa lại rất ít tài liệu tiếng Việt ghi cụ thể để mình có thể tra cứu, thật sự là rất khó viết khi mà thiếu thốn sự tra cứu:)) vì sợ dịch sai nghĩa của nó--nemo (thảo luận) 15:05, ngày 21 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Qủa là vậy ! Dưng cơ cái này còn đỡ hơn bài về các vua Ai Cập cổ đại đấy ! Viết về các vua Ai Cập cổ cứ phải thông qua mấy cái niên đại, cũng như mấy thứ gây loạn óc như cái này chẳng hạn !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:43, ngày 21 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

uh, nhiều khi các bài về mấy ông Ai cập sử dụng quá nhiều thuật ngữ:)), loạn hết cả, bài đế quốc Tây La Mã đã gần hoàn chỉnh, mời Ti chú ý, xem xét bổ sung nó nhé^^--nemo (thảo luận) 16:04, ngày 21 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nhắc đến Ai Cập lại nhớ đến Pharaon Horemheb ! Có thể thấy ông là một vị vua có công lớn trong lịch sử Cổ Ai Cập, song dường như đã bị vứt vào cái sọt rác của Clio (mới thấy có 1 người tìm ra và lượm lên ở đây, hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ "tẩy rửa" cho ông này) ! Về Đế quốc Tây La Mã thì "tiêu" nhiều hơn là "tích cực", do đó nó suy yếu và sụp đổ sớm hơn Đông La Mã ! Với đế hiệu Kaiser thì các Hoàng đế Đức và Áo sau này thiên về Đế quốc Tây hơn là Đông !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:08, ngày 21 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
)), chắc là phải đợi khôi phục xong các đế quốc cổ đại thì sẽ có thời gian để phục sinh Mr Horemheb này,:)), mà lão này cũng hơi quá khi đã xóa hết các kí ức về những vị vua tiền triều,(tutankhamun, akhenaton,ay..),mà hình như cũng chưa tìm được cái xác ướp của lão thì phải, hôm trước mình có đi lên mạng đi xem mấy cái hình ảnh xác ướp các lão vua và hoàng hậu Ai cập thì k có lão này và vài lão nữa, nhờ ti viết tiếp phần di sản +đoạn cuối phần kinh tế của đế quốc Tây La mã hộ mình với nhé,^^, đi khai quật đế quốc Akkad thử xem sao:))--nemo (thảo luận) 16:22, ngày 21 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Chủ trương của Pharaon này là mang lại ổn định cho đất nước, trước tình hình hỗn loạn gây ra bởi các chính sách của Akhenaton ! Lăng tẩm của Horemheb đã được khai quật trong Thung lũng các vị Vua, nhưng xác ướp thì có nhẽ là đã bị đào phá từ xưa ! Nhìn chung Đế quốc Tây La Mã có nền kinh tế không ổn định còn phần "Di sản" thì có nhiều điều thú vị đây, nhưng sự thừa hưởng của các Hoàng đế Đức đối với Đế quốc này !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:11, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

, uhm, có lẽ nhờ những việc mà Horemheb làm mà triều đại 19 của nhà Ramses sau này mới có được căn cơ vững chãi để có thể đánh ngang sức với quân Hitte hùng mạnh. ha, người Đức có một câu nói mà tôi k nhớ lắm, nhưng đại ý là họ là những người gìn giữ di sản của đế chế La mã để lại thì phải, kiểu như dạy cho con cháu họ:)), mình tạm thời gác lại Sassani và Tây La Mã chút, đi chuyển sang anh Assyria và Akkad tí^^, --[[Thành viên:Ledinhthang|nemo]] (thảo luận) 10:33, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sự quá tay của Horemheb cũng có thể thấy qua việc ông ta thẳng tay xóa bỏ chính quyền theo kiểu Akhenaton ! Ngoài ra, ông ta đã vững tin với khả năng trị nước của Tể tướng Ramesses, và việc truyền ngôi cho Ramesses đã trở thành một quyết sách đúng đắn ! Còn vụ chiến tranh Ai Cập - Hittite thì tình hình đã cho thấy rốt cuộc là hai đế quốc này không thể đánh bại được nhau, có nhẽ đây có là một câu chuyện cổ tích về sự cân bằng quyền lực ! Rõ là Tây La Mã dễ nuốt hơn Sassanid, Assyria và Akkad cũng khá hấp dẫn !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:44, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Có thể thấy rõ là đế chế Tây la Mã lúc đó đã suy yếu lắm rồi nên hầu như cũng k có thành tựu khoa học nghệ thuật gì nổi bật, mà nếu nói đến điều đó thì sẽ liên quan đến đế chế La Mã trước đó và Byzantine sau này, k như anh Sassanid, khá khó xơi, mà mấy cái cái nước Parthia và sassanid, achaemenes này đều khó viết thật, --nemo (thảo luận) 10:51, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Qua sử cũ, ta có thể thấy rất nhiều lời ca ngợi cao chót vót giành cho Cyrus Đại đế và di sản của ông ! Càng đọc ta mới càng thấy những gì Cyrus Đại đế làm nên là quá to lớn ! Đế quốc Tây La Mã thì chỉ toàn thấy ngồi chờ sụp đổ thôi chứ có gì đâu ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:58, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

ha, từ xưa đến nay các vị vua khai quốc công thần của triều đại bao h cũng được ca ngợi nhất vì công lao sáng lập của họ,:)), còn đế quốc tây La mã thì đúng là chỉ còn da bọc xương k:)):)), --nemo (thảo luận) 11:18, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không những là vị vua sáng lập một Vương triều mà Cyrus Đại đế còn là vị vua sáng lập một Đế quốc, công tích lẫy lừng ! --The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:38, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ông ấy còn nổi tiếng với câu chuyện giấc mơ của ông ngoại người Medes

Đấy, đấy là một trong những giấc mơ điển hình trong sử cũ Hy Lạp nói chung và Herodotos nói riêng đấy ! Nỗi lo của Astyages giảm xuống khi Cyrus làm vua của chúng bạn - cũng giống Đinh Bộ Lĩnh của chúng ta ra phết ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:48, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

những câu chuyện về các vị vua như thế luôn chứa đựng những yếu tố như truyện dân gian hay dã sử ấy nhỉ:)), điều đó khiến cuộc đời họ trở nên thú vị--nemo (thảo luận) 13:24, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nó chứng tỏ sự yêu mến của nhân dân giành cho các vị vua ấy ! Ở Đức còn có huyền thoại Hoàng đế Barbarossa ko chết nữa kia !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:19, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

giống như vụ chồng của nữ hoàng Ekaterina k0 chết ở bên nga(mặc dù chết rồi):)), mà ở bên đức chắc là do nhân dân kính mộ barbarosa còn bên nga thì là lợi dụng để khởi nghĩa mà thôi:))--nemo (thảo luận) 14:39, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Có nhẽ bạn đang muốn nhắc đến cuộc nổi dậy của Pugachyov lấy danh nghĩa Nga hoàng Pyotr III - người chồng đã bị Ekaterina II ám sát theo một số sử liệu ! Thực ra chúng ta cứ hay nói xấu ông ta (do bị "nhiễm" từ các tư liệu của nước Nga Sa hoàng) chứ Pyotr III đã thực hiện một số cải cách tiến bộ mang tính chất tư sản : vừa rồi có ý kiến rằng một nguyên nhân khiến cho ông ta bị lật đổ chẳng qua là quyền lợi của bọn quý tộc phong kiến Nga khi ấy ! Còn Barbarossa là anh hùng dân tộc Đức mà !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:53, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

ngoài ra cũng phải thấy là ông ấy lấy phải một bà vợ quá chi là tham vọng, mà bản thân ông ấy có vẻ nhu nhược, --nemo (thảo luận) 15:20, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Vị Sa hoàng này thực sự là có bản tính thất thường ! Song rất nhiều phê phán lịch sử về các chính sách của ông ta là sự xuyên tạc của triều đình Ekaterina II ! Có ý kiến coi chính vì ông ta giảng hòa với Phổ vào năm 1762 mà Vương triều Romanov giàu có mới thoát khỏi tình trạng kiệt quệ của nhiều nước trong Chiến tranh Bảy năm ! Ekaterina II thì phải nói : cả châu Âu có đấng mày râu nào bằng bà ta đâu ngoài Friedrich II Đại Đế (mà ông này cũng đâu có "râu" :))) ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:30, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

mà rõ ràng bà ta là người đức đấy:)), friedrich có vẻ bê đê thì phải;)), lịch sử nga thì ca ngợi bà ekaterina thôi rồi nhưng có mấy ai chê bà ta giết chồng cướp ngôi mấy đâu nhỉ,:)):)), nếu k thì đời nào một con người ngoại quốc như vậy có thể ngồi vững trên ngai vàng mà k bị giai cấp quý tộc bản địa lật đổ, mà cũng thấy rõ là người Nga thời xưa rất chuộng các tướng lĩnh ngoại quốc, mặc dù bản thân họ cũng có nhiều tướng tài--nemo (thảo luận) 15:52, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bà ta là con gái của một vị Thống chế Phổ mà ! Về sự LGBT của Friedrich II Đại đế thì có khá nhiều chi tiết từng nói. Đương nhiên, lúc đó chế độ phong kiến Nga rất hưng thịnh nên với sự ủng hộ của vô số quý tộc như thế thì Ekaterina II đã thành công như vậy ! Nghe cái tên "Sankt-Peterburg" cũng đủ biết là người Nga chuộng văn hóa Đức đến đâu rồi !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:57, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

chưa kể thời Hitler sau này 2 bên còn bắt tay với nhau để chia sẻ ba lan, hợp tác quân sự(huấn luyện cho mấy ông Đức) rồi mấy ông nga còn bị người đức dắt mũi sau này nữa--nemo (thảo luận) 16:01, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không ai khác, trò đó là do vua Friedrich II Đại đế và Nga hoàng Ekaterina II gây ra ! Vua Phổ khi ấy đã lấy được phần đất nhỏ nhưng có lợi nhất của Ba Lan, mang lại bất lợi lớn cho Nga hoàng : miền Đông Phổ đã được lưu thông với lãnh thổ Phổ và do đó Nga không thể tiến chiếm Đông Phổ như hồi Chiến tranh Bảy năm được nữa ! Nói chung Nga và Đức ảnh hưởng nhau qua lại rất nhiều lần trong suốt một thời kỳ rất dài trong lịch sử : sau vụ chia cắt Ba Lan giữa vua Phổ và Nga hoàng, sự ra tay của Bismarck vào năm 1878 cũng ngăn trở sự vươn lên của Nga sau khi đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:27, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không có anh nga thì chắc liệu một mình nước anh có thể cứu cả châu âu khỏi anh napoleon của chúng ta k nhỉ:)), đặc biệt là khi mà nước phổ lúc đó cũng tan bành:))--nemo (thảo luận) 05:38, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Anh Quốc có thể cứu vãn quyền lợi và sự sinh tồn của mình thôi chứ thật khó thể giải cứu cả châu Âu nếu như ko có Nga ! :)) Nhưng thất bại của Napoléon I là do chính tại ông ta chứ ko chỉ tại nước nào khác !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:41, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

nói chung cũng vì lòng tham làm mờ mắt mà thôi:))--nemo (thảo luận) 12:43, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chính xác ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:49, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đế quốc Tây La Mã sửa

Dựa vào cái đám rợ kia thì nói thật là, chỉ có thể cố sống còn 1 chút mà nát thì càng nát thêm! Tiếc là sau Hoàng đế Justinianus I có đánh bại đám rợ đã tiêu diệt Đế quốc Tây La Mã nhưng rồi mọi hy vọng tái sinh đế quốc đều tiêu tan!:)) Sau Đông La Mã cũng mất Carthage về tay quân Ả Rập!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:29, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

)), tôi cũng thấy lạ là trải qua vài trăm năm mà nửa phía Tây của đế chế vẫn ít dân và không có nhiều đô thị như phía đông, thế nên đế quốc phải dựa vào đám rợ này, còn mấy bác đông La Mã đánh nhau hoài thì cũng chết thôi, có ai đời đánh hết thằng này thằng nọ tứ phía rồi tự đập nhau chí tử đi còn sức đâu nữa:)), mình đang viết bài về mấy lão rợ này, hiện đã mở rộng bài về dân vandal và một ít của dân Alemanni:))--nemo (thảo luận) 13:33, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Vài trăm năm nhưng mà đánh nhau nhiều và nội chiến nhiều, có nhẽ vì vậy nên sụp đổ chăng ! Còn Đông La Mã sụp đổ song kẻ "gieo" nên ngọn gió ấy cuối cùng cũng đã gặt bão ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:49, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
)), bài viết về cuộc chiến tranh giành độc lập thổ nhỉ kỳ chưa có thành viên nào bổ sung nhỉ, mình quen thuộc với mấy thời cổ đại hơn là thời kì hiện đại này:)), sắp tới nhờ ti bổ sung cho bài về người Vandal nhé:D--nemo (thảo luận) 13:52, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Rất xin lỗi bạn vì đã gây sửa đổi mâu thuẫn vừa qua ! :)) Tương tự như Đông La Mã, sau quá nhiều cuộc chiến tranh, nguồn nguyên liệu của Đế quốc Ottoman cũng giảm dần và cho đến khi Chiến tranh Balkan thứ nhất bùng nổ vào năm 1912 thì họ ko còn lợi thế thường thấy về quân số nữa ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:29, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

oh, mình có thấy gì bảo sửa đổi mâu thuẫn đâu Ti^^, có gì đâu mà anh bạn, một điều nữa là nhà ottoman sau thời thịnh trị đã quá ham mê hưởng lạc và đấu đá nội bộ, không chịu cải tiến kĩ thuật cũng như huấn luyện quân đội, chưa kể k chịu chăm lo cai trị nên phải gánh lấy hậu quả thôi:D--nemo (thảo luận) 14:37, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Một số Sultan có chủ trương cải cách, nhưng đã bị đội Ngự Lâm quân Janissary phế bỏ ! Có thể so sánh lực lượng này với "Vệ binh Đế chế" (Praetorian Guard) của Cổ La Mã vậy !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:40, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

quân Jannissary này hình như cũng giống quân Praetoria thì phải, họ đựoc tuyển mộ từ những cư dân k phải người thổ giống như lính đức trong vệ binh hoàng gia, chưa kể không được kết hôn, mà họ cũng sử dụng súng hỏa mai đấy chứ:)), mà bên thổ còn có cái tục lệ giết hết anh em sau khi lên ngôi một thời nữa, mà ti có biết người phụ nữ của dân tộc nào đã giúp cho đế chế Thổ nhĩ kì bắt đầu suy tàn vì cuộc chiến hậu cung chứ:))--nemo (thảo luận) 14:43, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ngự Lâm quân Janissary được Sultan Murad I thành lập từ các thiếu niên Ki-tô giáo và trở thành công cụ đắc lực cho các Sultan ! Nhưng kể từ khi sự phát triển của Thổ chậm lại vào thế kỷ 17 thì lực lượng này nhiều lần phế lập Sultan và sát hại những Sultan có tư tưởng cải cách - điều đi ngược với quyền lợi của họ ! (ha, thời điểm khá tương đồng với "nạn kiêu binh" ở Đại Việt) Sultan Ahmed I về sau có cấm cái luật giết anh em đó, nhưng rồi dẫn đến tình trạng những hoàng tử đần độn trong hậu cung ! Một số hậu, phi đầy quyền lực như Roxelana (gốc Ukraina) và Kosem Sultan (gốc Hy Lạp) đã có ảnh hưởng rất lớn và góp phần đến sự sup đổ của đế quốc !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:50, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

bà Roxelana là người khởi đầu:)), hồi trước mình có xem một phim tài liệu nói về đế chế Thổ cũng đã có biết đến bà này:)), hầu như ở các quốc gia lớn đều có nạn kiêu binh nhỉ, ở Iran xưa cũng có nạn kiêu binh:))--nemo (thảo luận) 15:08, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)--nemo (thảo luận) 15:08, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bà này khá khét tiếng và thành công của bà ta cũng có thể được kết luận bằng 1 câu là "yêu mẹ thì bế con" ! Trong các nước lớn thì nạn kiêu binh ở La Mã và Thổ có vẻ thuộc dạng nghiêm trọng nhất, Ba Tư có nạn kiêu binh vào thời nào nhỉ ? Nạn kiêu binh ở VN có những điểm tương đồng song cũng khác biệt !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:18, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

đó chính là người Qizilbash mà Abbas I của ba tư đã kiềm chế tiến đến xóa bỏ đặc quyền của họ:D--nemo (thảo luận) 15:41, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đúng như tôi dự đoán ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:58, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
)), bài này hình như là bạn viết mà--nemo (thảo luận) 16:06, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
 Y !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:10, ngày 23 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Người Vandal đúng là tự làm suy yếu bản thân mình, họ đấu đá nhau cũng chỉ vì đức tin tôn giáo để cuối cùng bị quân Byzantine tiêu diệt, mà có vẻ như là vị vua cuối cùng của họ chỉ như bù nhìn ấy, đánh trận mà mất tinh thần quá:))--nemo (thảo luận) 03:53, ngày 24 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thống lĩnh ba quân mà yếu kém đến thế thì ko được rồi ! Ông này mà giống như Thiên hoàng Minh Trị nghe tin con gái chết yểu vẫn ngồi họp với bá quan thì Belisarius thua chắc ! Xem ra trong lịch sử có rất nhiều dân tộc/quốc gia tự làm suy yếu nhau !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:22, ngày 24 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
)), một người cai trị phải có đựoc tinh thần cực kì vững vàng thì mới có thể làm nên nghiệp lớn được :))--nemo (thảo luận) 02:19, ngày 25 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Đúng thế ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:16, ngày 25 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Re : Đế quốc Đông La Mã sửa

In 293, Diocletian created a new administrative system (the tetrarchy), in order to guarantee security in all endangered regions of his Empire. He associated himself with a co-emperor (Augustus), who was then to adopt a young colleague given the title of Caesar, to share in their rule and eventually to succeed the senior partner. The tetrarchy collapsed, however, in 313 and a few years later Constantine I reunited the two halves of the Empire as sole Augustus.[23] --> Năm 293, Diocletianus thiết lập một cơ cấu hành chính mới (gọi là Tứ đầu chế), để trấn an tình hình các miền đất đang lâm nguy của Đế chế. Ông liên kết với một đồng hoàng đế (Augustus) - người sẽ phải kiếm một đồng sự trẻ tuổi mà phong làm Caesar, để cùng nhau trị vì và sau này kế tục vị cộng sự cao cấp hơn (ở đây chỉ Diocletianus). Tuy nhiên, nền Tứ đầu chế sụp đổ vào năm 313 và vài năm sau Constantinus I trở thành Augustus duy nhất, thống nhất hai nửa của Đế chế. Mình sẽ xử lý Theodoric Đại đế !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:52, ngày 27 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hi, thạnk anh bạn nhiều nhé:D--nemo (thảo luận) 11:36, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hiểu như là : Diocletianus cùng trị vì với một Augustus, rồi Augustus này sẽ kiếm một Caesar cùng trị vì và sau đó kế ngôi Diocletianus ! Cũng phức tạp thật, cha nội Diocletianus này ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:29, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

có lẽ ông ta vốn xuất thân k danh giá như nhữn vị vua trước đây, lại ít học nên muốn làm thế để giúp quản lý đế quốc và dập tắt các âm mưu phản loạn vốn nhan nhản thời kì này:))--nemo (thảo luận) 10:47, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Có lẽ chính vì thế mà ông ta chính thức trở thành vua chứ ko phải là nguyên thủ như các Hoàng đế trước !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:12, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

mà tại sao ông ta lại thoái vị mà không nắm quyền cho đến khi qua đời nhỉ:))--nemo (thảo luận) 14:27, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sau có một trường hợp nữa là Carlos Quintos - vua Tây Ban Nha đồng thời là Hoàng đế Đức ! :)) Nhìn xem, ta thấy Đế quốc La Mã thời đấy có rất lắm Hoàng đế bị giết, nên có nhẽ hai Hoàng đế "may mắn" nhất là Claudius Gothicus... chết sớm và Diocletianus tự giác thoái vị ! Thành ra ông đã có một kết thúc "có hậu" ! :)) Mà này, có nhẽ thời Diocletianus ký ức về các vua La Mã xưa đã qua đi lâu nên ông mới coi mình như vua vậy (các Hoàng đế trước không bao giờ xưng "vua") !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:42, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Claudius chết vì bệnh dịch quả là đáng tiếc, mà thời đó, ông tướng nào có sự ủng hộ của quân đội đều tự xưng hùng cả, ông nào cũng thích làm vua nhỉ;)), chắc tại ngai vàng hấp dẫn quá cho dù bị giết sớm chắc cũng k tiếc mấy, Diocletianus tỏ ra khôn đấy k như Maximian thoái vị rồi mà vẫn còn ham hố, k biết có phải vì muốn tỏ ra khác biệt với các ông trước và đánh dấu tên mình trong sử sách của ông ta hay k:)). Diocletianus cũng xây một cung điện xa hoa ở quê mình thì phải:)),--nemo (thảo luận) 14:48, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đó là tư dinh của ông sau khi từ bỏ ngai vàng ! Ngày xưa mà thọ đến 66 tuổi là được đấy ! :)) Qủa thật là trong lịch sử ông "tốt số" hơn hẳn các Hoàng đế trong giai đoạn đó (tính cả Claudius Gothicus) ! Nói chung lịch sử cũng có ko ít trường hợp vua chúa chết vô cùng đáng tiếc, như chuyện của vị vua cùng quê với bạn là Lê Túc Tông ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:57, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sống chết nó có số cả, đến lúc phải chết thì sẽ chết thôi:)), lão augustus cũng thọ lắm thì phải, còn mấy lão càng về sau thì càng nhanh ngỏm củ tỏi, hiếm có ông nào sống lâu hơn được 60 thì phải, mà lão Justin I cũng thọ đấy:)), 77 tuổi mới chết:))--nemo (thảo luận) 15:07, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Augustus và Tiberius đều thọ 77 tuổi, nói chung tuổi thọ của đế vương thì rất khó xét đoán ! Lại có chúa rợ thọ kinh khủng là Genseric người Goth chẳng hạn ! :)) Quan trọng là nó có ảnh hưởng lớn gì đến vận nước hay ko ? Mà ảnh hưởng xấu thì điển hình là vụ Lê Túc Tông ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:20, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Một ông vua tốt chết sớm như vậy thường báo hiệu một giai đoạn khủng hoảng hỗn loạn tiếp theo, điều này thì việt nam ta đã quá rõ ràng rồi, ở La Mã xưa có hoàng đế Titus cũng như thế:)):))--nemo (thảo luận) 15:30, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xưa thì có cả khối chuyện vua tốt chết vua xấu lên ! Nhưng chết sớm mà để một ông vua xấu lên như vậy thì quá là bất hạnh ! :)) Như Friedrich II Đại Đế "gần đất xa trời" rồi mất để ông cháu nhu nhược lên ngôi cũng ko thể nói là "bất hạnh" được !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:42, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Công nhận ông cháu của federich đại đế quả là bất tài, nước phổ dưới tay ông ta bị napoleon đem ra làm trò cười sỉ nhục, nhất là phải nhờ vợ mình xin với napoleon k thì ông ta mất gần hết đất đai:)):))--nemo (thảo luận) 16:05, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Vua mà thua Napoleon là Friedrich Wilhelm III - con của Friedrich Wilhelm II là cháu của Friedrich II Đại Đế ! 2 vua này đều kém tài như nhau ! :)) --The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:18, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
)):)), nhánh này của nhà Friederich có vẻ quá bất tài nhỉ, mà cũng chả thấy có ông nào đáng gọi là có tài, nói chung là toàn dựa vào tướng lĩnh tài năng thì đúng hơn:)):))--nemo (thảo luận) 16:21, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Nhánh đó xuất phát từ người con thứ của vua Friedrich Wilhelm I là August Wilhelm - một vị tướng không giỏi lắm ! Nhưng về sau có Wilhelm I và Friedrich III là những ông vua - chiến binh được lắm đấy ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:29, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Friedrich III làm vua có 99 ngày thôi à:)):)),ông này đoản mệnh quá--nemo (thảo luận) 16:35, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

À đây còn vụ này cũng giống mấy chuyện nãy : Kaiser này mà trị vì lâu hơn thì có thể nước Đức sẽ được tự do, chứ ko quân phiệt, chuyên chế, độc tài như dưới thời Kaiser Wilhelm II hay Hitler ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:38, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

cũng giống như Lê Túc Tông vâyh, nếu sống lâu thêm tí thì chưa chắc mạc đăng dung lên cầm quyền được nhỉ:))--nemo (thảo luận) 16:42, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Yes ! :)) Các vị Hoàng đế ấy mất đi cùng với biết bao triển vọng của đất nước ! Mà bạn nghĩ Domitianus là minh quân hay bạo chúa ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:46, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bài Domitian cũng rất thú vị đấy, mình thấy ông ta không hoàn toàn là một vị bạo chúa, chỉ là quan điểm của các nhà sử học xưa nhà thôi, chứ nếu coi là bạo chúa thì còn nhiều ông tàn bạo và điên loạn hơn nhiều, chắc tại ông này có quan điểm chính trị hơn tàn nhẫn hơn so với ông cha và anh, hai người này đã bỏ nhiều đạo luật kết tội phản quốc trước kia mà:)):)). Bài này mình nghĩ nên tập trung phát triển, khá hay dấy:D--nemo (thảo luận) 16:50, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Khác với cha và anh, vị Hoàng đế này cũng tiến gần hơn đến ngôi vua ! Viện Nguyên lão La Mã vốn rất ghét các vị vua nên chắc họ ghép cho Domitianus cái mác "bạo chúa" này ! Chứ Caligula và Nero cũng đều là những nguyên thủ thôi nhưng còn điên loạn hơn nhiều !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 00:13, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

chuẩn, một điều nữa là ông đã làm suy yếu quyền lực của viện nguyên lão, giết nhiều nguyên lão nên họ căm ghét ông coi ông như bạo chúa:))--nemo (thảo luận) 02:47, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Qủa là dễ hiểu! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:10, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Assyria sửa

Người ta nói đế quốc này sụp đổ là do mở quá rộng! Phải vậy ko nhỉ ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 03:56, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

nếu thế thì Achaemenes hay Parthia, La Mã cũng nhanh chóng sụp đổ cả, đó chỉ là một phần thôi, chứ chính sách cai trị tàn bạo của người Assyria là nguyên nhân chính khiến cho họ bị căm ghét nhiều hơn, nếu họ có khả năng cai trị tốt như các đế quốc trên thì ít ra nó cũng dài đấy, mà đế quốc Assyria cũng k to bằng các đế quốc kia:))--nemo (thảo luận) 08:27, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ngay cả vua Ashurbanipal gì đó là người có thư viện nổi tiếng mà cũng tàn bạo ghê ! :)) Mà ta chưa có bài về Sennacherib nhỉ ? 1 ông vua rất quan trọng của Assyria !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:35, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

cách họ đối xử với dân cư bị chinh phục thật tàn bạo, chả khác gì quân mông cổ sau này:)):)), mà tàn bạo thì chắc sẽ k được bền lâu rồi:)), mà có một đặc trưng là dân du mục khá tàn bạo thì phải, k biết do đâu mà thế nhỉ, không chỉ mình ông đó mà rất nhiều ông vua hay các vị tướng nổi tiếng xưa nay cũng chưa có bài trong wiki ta:)--nemo (thảo luận) 09:40, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thêm quân TimurNader Shah nữa là đủ bộ ! :)) Du mục mà như người Hung thì phải biết ! Đương nhiên, đời sống khó khăn của họ đã tạo điều kiện cho thói tàn bạo ! --The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:54, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
)):)), timur què hơi bị tàn ác nhưng mà đến cả nhà ottoman còn bị lão đánh cho tơi bời thì phải biết, còn ông kia mình cũng chưa biết nhiều lắm, hôm nào phải hoàn tất nốt bác Hannibal vĩ đại :))--nemo (thảo luận) 09:57, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Quân Ottoman thua to ở Ankara và cả Sultan Bayezid I "Thần sấm" cũng bị bắt ! Mà bạn có thể chỉ cho mình xem cái phần bài thỉnh cầu mà có bài Hy Lạp thời Hy Lạp hóa ở đâu ko ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:59, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

nó ở trong phần bài thỉnh cầu, vị trí 153:)), mời bạn xem qua một chút bài người Kassite, một dân tộc ngoại quốc từ Iran đã cai trị babylon suốt mấy trăm năm:))--nemo (thảo luận) 10:12, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Phần Wikipedia:Bài thỉnh cầu ko thấy có ? Bạn đưa hẳn link ra đây được ko ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:15, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

hi, mình nhầm chút^^,http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Wikipedia:Thay_%C4%91%E1%BB%95i_g%E1%BA%A7n_%C4%91%C3%A2y/B%C3%A0i_th%E1%BB%89nh_c%E1%BA%A7u--nemo (thảo luận) 10:18, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hmm ! Ko thấy gì ở link này ! :)) (đã tìm ra, xin lỗi Ledinhthang) Mà sao họ còn yêu cầu viết bài Giải phóng Paris nữa vậy ?????--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:21, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

uh, mình cũng k hiểu, một số bài như vậy không được kết nối liên wiki là sao nhỉ, chắc là do lỗi gì đó:)--nemo (thảo luận) 10:38, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Có nhẽ do bot chưa để ý ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:42, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
)):)) bot cũng chỉ là máy, nó cũng k thể làm hết việc thay chúng ta được, cuối cùng vẫn là con người :)):))--nemo (thảo luận) 10:53, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tất nhiên, cái gì của chỉ có hạn ! :)) Người Kassite này thấy nhắc cũng khá nhiều trong sử cũ !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:09, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

tuy vậy lịch sử của các nước thời Ai cập hay Babylon và kassite này k được ghi lại hay lưu giữ lại nhiều nên ta không biết rõ hơn về họ lắm--nemo (thảo luận) 13:32, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nhất là Ba Tư ko có ghi chép ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:48, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

nhờ anh bạn một chút, viết hộ mình đoạn Diocletianus và maximianus gặp nhau ở Milan với nhé^^--nemo (thảo luận) 14:16, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Mình đã xong : chẳng qua là mấy vấn đề dời đô dời điếc ! Mà tốt nhất đừng nên dùng chữ "vua" kẻo đêm bị (nhiều) người La Mã hiện về bóp cổ đấy : họ rất ghét các vị vua mà ! :)) Nghĩ cũng lạ, Romulus giỏi thế mà để tiếng xấu quá ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:35, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
)), khổ thế hôm nay vừa ngủ mơ thấy ma quỷ cứ lùa theo đòi ăn tuơi nuốt sống mình, chắc tại phong chức cho họ nhiều quá nên thế:)), Romulus cũng thật tàn nhẫn, giết cả em trai mình, có vẻ ông ta khá nóng tính --nemo (thảo luận) 14:54, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Hmmm, "phong chức" là sao bạn ? :)) Còn ông vua cuối của La Mã có thằng con mất dạy nên nghìn thu tội ác ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:57, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

kiểu như một số ông được gọi là nguyên thủ thì mình gọi ông là vua, một số chưa phải vua lắm thì cũng gọi là vua:)), cái lão Tarquin ấy cũng tàn bạo chả kém, k cần đến thằng con thì lão cũng đã bị ghét rồi, thằng con ấy chỉ là mồi lửa để dẫn kho thuốc nổ đang chờ nổ của dân La Mã mà thôi:)):))--nemo (thảo luận) 15:02, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Uh, thực tế có khi đây là giáng chức chứ ko phải là phong chức vì Hoàng đế xem chừng oai hơn Quốc vương ! Hy vọng bạn Ledinhthang của chúng ta sẽ ko mắc rủi ro thế nữa ! :)) Câu chuyện liên quan tới thằng con của Tarquin cũng rất nổi tiếng trong các thư tịch cổ --> lại 1 chuyện nữa chưa nói rõ trong WP tiếng Việt !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:07, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

chưa nói rõ là sao hả Ti, hay là do chưa được viết đầy đủ trên wiki vậy:)):))--nemo (thảo luận) 15:20, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đúng rồi, viết chưa đủ ! Đây là một điển cố rất hay trong cổ sử Hy - La !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:37, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

mình từng đọc câu chuyện về Brutus người lật đổ tarquin cũng có nhắc đến câu chuyện này nhưng mà lâu rồi nên cũng k nhớ nữa,nói chung là thằng con giở trò đồi bại với vợ của một ông quý tộc nào đó:)):))--nemo (thảo luận) 15:39, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tiểu sử 12 hoàng đế sửa

Mời bạn xem qua bài này!:))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:42, ngày 1 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

ok^^, --nemo (thảo luận) 15:18, ngày 1 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Mình cũng đang kiếm tài liệu bổ sung bài Ptolemaios II Philadelphos - một ông vua khét tiếng ăn chơi của Ai Cập ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:07, ngày 1 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

^^, mình đã thấy bạn đang bổ sung bài đó, bài 12 tiểu sử để mình đọc kĩ đã nhé:)), bạn có thể tìm về ông Ptolemaios II trên trang livius thử xem, trên đó có nhiều thông tin độc đấy:))--nemo (thảo luận) 16:16, ngày 1 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Okie !^_^--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 16:19, ngày 1 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Hình như nhà Ptolemaios chỉ có mỗi Ptolemaios I, Ptolemaios II và Ptolemaios III là giỏi thôi !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:29, ngày 2 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

hà, hình như chính là vậy, mấy ông vua đời sau có vẻ kém cỏi bất tài nhiều hơn, k phải là quá trẻ khi lên ngôi thì cũng nhu nhược:)), đặc biệt các vị vua sau quá dựa vào người La Mã --nemo (thảo luận) 11:37, ngày 2 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xem bài Ai Cập thuộc Hy Lạp thấy Ptolemaios III là vị pharaoh có lãnh thổ lớn nhất từ khi Ai Cập có lịch sử ! Thực sự mnih2 hơi bất ngờ và ko biết Ledinhthang có tài liệu nào nói thế ko ? :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:45, ngày 2 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
)), mình thì lâu nay k hề mua tài liệu gì nên cũng k biết:)), nhưng có thể thấy rõ là thời Ptolemaios các vị phẩoh đã có lãnh thổ ở pamphylia thuộc tiểu á, ở ven biển Agean nữa, ngoài ra là vùng Coele-Syria, nhưng mà tôi k rõ là các vị Pharaoh này có sở hữu vùng Nubia hay k, nếu k thì chắc cũng k hơn là bao đâu:)) --nemo (thảo luận) 05:02, ngày 4 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
À, ý bài này thì Ptolemaios III chỉ làm chủ khối đất cực lớn đó trong 1 thời gian ngắn ngủi trong chiến tranh Syria lần 3 ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:40, ngày 4 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

à, mình quên mất, ông này được bảo là đánh tới tận Seleucia của nhà Seleucid đây mà^^, gần như đế chế Seleucid đã đứng trên bờ vực của sự sụp đổ:))--nemo (thảo luận) 03:26, ngày 5 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nhìn chung thì Vương quốc Seleukos có vài lần "Chết lên chết xuống" ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:57, ngày 5 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
)), đế quốc nào cũng thế cả :)):)), đợt sắp tới tôi ôn thi nên k lên nhiều được--nemo (thảo luận) 09:35, ngày 5 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Oh, chúc Ledinhthang thành công vang dội trong thi cử ! :)) Thực sự thì sự "chết lên chết xuống" của Seleukos ko ấn tượng bằng Đông La Mã mà chúng ta từng bàn ! Tôi đang xem xét bài Domitianus ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:23, ngày 5 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

hồ, thành công trong thi cử thì mình k dám:)):)), nói lại thấy xấu hổ:)):))--nemo (thảo luận) 06:46, ngày 10 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Vậy thì chúc và cũng hy vọng nữa !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:01, ngày 10 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bài trận rừng Teutoburg đã từng được thành viên Sholokhov bổ sung khá nhiều! Tuy dưng chúng tôi biết về ý nghĩa nhiều hơn là... diễn biến (:D) nên lúc nào bạn rảnh nhờ bạn bổ sung Diễn biến! Cảm ơn!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:33, ngày 11 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

ok, mình sẽ để tâm:), mình đang phải học tư tưởng hồ chí minh đau đầu quá nên lên nghịch tí:))--nemo (thảo luận) 08:35, ngày 11 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hỏi thầm: bữa trước bạn cảm thấy khó thuộc tư tưởng HCM hay sao mà "xấu hổ" ? Mà bạn đã học tư tưởng Marx - Engels, Lenin chưa ? :)) Qua WP tôi còn thấy vài cái nữa là tư tưởng Stalin, Mao... nghe điên đầu lắm !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:39, ngày 11 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
)),mình có bao h chịu học mấy cái tư tưởng đó đâu, toàn thi lại k hà:))))--nemo (thảo luận) 08:53, ngày 11 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Đúng là mấy cái ấy thường nặng ký lắm ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:16, ngày 11 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trận Solicinium sửa

Có nhẽ vì nhớ đến chuyện cũ ở Teutoburg mà Valentinianus I ko dám tiếp tục tấn công sau trận Solicinium!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:17, ngày 12 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

hoặc vì lúc này đế chế đã quá tàn tạ, ông ta k muốn mạo hiểm để khiến cho nó sụp đổ nhanh hơn chăng^^, hi, mà bạn kiếm được ở đâu nguồn sử liệu quý về trận này vậy, mình thấy bên en có vẻ sơ sài ^^--nemo (thảo luận) 15:36, ngày 12 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đó là nhờ mình bấm mục từ "Solicinium" + "Victory" trên Google Book, bên en ko những sơ sại lại còn ko có nguồn dẫn nữa ! Valentinianus I có lúc súyt toi mạng nhưng rất may mắn, hơn hẳn em ông ! Nhưng đối với người xưa thì "Đi quá xa" thường là bất ổn nên Valentinianus I rút về thế là khôn ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 00:26, ngày 13 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

he, ti rất chăm lên google book nhỉ, mấy ông này chả ông nào có các ý chí đi xa vạn dặm như alexandros năm xưa nhỉ;))--nemo (thảo luận) 10:20, ngày 13 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Phải nói là Google Book hiện nay ko thể thiếu đối với mình ! :)) 1 số Hoàng đế như Traianus cũng có ý chí đó nhưng người La Mã thường áp dụng cho Ba Tư chứ ko cho rợ German, chắc họ hãy còn nhớ đống xương khô cao chót vót củ cố nhân trong rừng Teutoburg, nghĩ lại còn ghê sợ - "Thảm nhiên bất lạc,/Trữ lập ngưng mâu./Niệm hào kiệt chi dĩ vãng,/Thán tung tích chi không lưu."... (trích Trương Hán Siêu) ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:37, ngày 13 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
)):)),bạn lại còn tâm hôn thơ ca nữa chứ:)):)), theo mình nghĩ là vùng đất germania quá khắc nghiệt ,dân cư man rợ dũng mãnh phần nhiều còn chưa được khai phá văn minh nên họ ngại tiến xa chăng, trong khi ba tư lại sản vật phong phú, dễ đánh bại, nên họ yêu thích hơn chăng:))--nemo (thảo luận) 10:52, ngày 13 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Mình dốt văn chương nhưng mình thích văn chương ! :)) Bây giờ nếu đi thăm Verdun thì có nhẽ mấy câu trích dẫn đó hãy còn lắng đọng ! Ba Tư có liên quan đến "con đường tơ lụa" đã thấy thèm, chứ chiếm Germania bao nhiêu gian khó các Hoàng đế La Mã ngu gì ? Khi xưa Cyrus đánh Massagetae, Darius đánh Scythia với một bộ tướng của Alexandros đánh Scythia đều thua hết, vậy ko nên liều lĩnh ! :)) Có hồi vua Hán Cao Tổ của Khựa còn thực thi chính sách hơi bị nhục với rợ Hung Nô, mà bên đó đâu khó bằng ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:56, ngày 13 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

công nhận là mấy ông rợ thảo nguyên hơi bị khó xơi, nhưng mà một khi các ông ấy định cư chuyển sang đời sống nông nghiệp rồi thì dễ bị đánh bại hơn nhiều:)):))--nemo (thảo luận) 08:27, ngày 18 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đúng vậy !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:58, ngày 18 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Không biết Caligula đã gây ảnh hưởng lớn gì đến nền Thái bình La Mã chưa nhỉ ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:32, ngày 19 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

chưa biết thế nào chứ, Caligula đã làm gương cho các bạo chúa khác không ít về cách lấy lòng dân chúng, sự ăn chơi, tiêu xài tiền như rác và sự điên cuồng thôi rồi:)):)), là tạo hình lý tưởng về hình mẫu bạo chúa:)):))--nemo (thảo luận) 10:37, ngày 19 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Quay lại trang của thành viên “Ledinhthang/Lưu 2”.