Wikipedia:Soạn thảo trực quan/Cẩm nang
- Tại sao chúng tôi đang xây dựng công cụ này?
- Hỏi đáp
- Hỏi đáp cho báo chí (tiếng Anh)
- Cách sử dụng Trình soạn thảo trực quan
- Cập nhật các trang trợ giúp
- Bổ sung dữ liệu bản mẫu
- Giúp đỡ người dùng mới
- Trung tâm biên dịch
- Biên dịch và địa phương hóa tài liệu
Trên Wikipedia, bạn có thể sửa bài bằng giao diện Soạn thảo trực quan mới (VisualEditor) hoặc dùng giao diện mã đánh dấu wiki (wikitext) cổ điển. Trên phiên bản tiếng Việt của Wikipedia, VisualEditor tồn tại song song với trình soạn thảo wikitext gốc. Bạn có thể tắt nó hoàn toàn bằng cách sửa tuỳ chọn. (Vì những biên tập viên không đăng ký không thể xác lập tuỳ chọn, họ sẽ luôn thấy VisualEditor.) Bạn có thể dùng VisualEditor bằng cách nhấn vào nút Sửa đổi có thể thấy ở đầu trang và cạnh các tiêu đề của mỗi phần. Tương tự, thay vào đó bạn có thể sử dụng giao diện soạn wikitext bằng cách nhấn Sửa mã nguồn.
VisualEditor có cho các loại trang (không gian tên) sau:
- Bài viết ("không gian tên chính")
- Người dùng
- Thể loại
- Trợ giúp
- Tập tin (trừ tập tin hoặc các trang khác tại Wikimedia Commons)
Hướng dẫn này chứa mô tả từng bước, với ảnh màn hình, sửa bài với VisualEditor. Xin nhớ rằng VisualEditor vẫn đang trong giai đoạn phát triển (gọi là "Beta"), do đó có một số hạn chế và lỗi. Ví dụ, trong nhiều trường hợp, đặc biệt là đối với các trang lớn, bạn sẽ thấy VisualEditor chậm hơn so với sửa wikitext. Trong khi VisualEditor còn trong giai đoạn phát triển, bạn nên xem lại sự thay đổi để đảm bảo rằng không sửa bài viết theo cách không mong muốn.
Lưu ý rằng hướng dẫn này có thể lỗi thời tạm thời khi các tính năng mới được phát hành. Ngoài ra, hãy thoải mái báo các lỗi bạn gặp phải và đưa ra nhận xét và đề đạt về VisualEditor ở trang phản hồi.
Mở Trình soạn thảo trực quan
Để sửa đổi trang dùng Trình soạn thảo trực quan, hãy nhấn chuột vào nút “Sửa đổi” ở đầu trang.
Việc mở chế độ sửa đổi có thể mất vài giây trở lên đối với những trang dài. Nhấn chuột vào nút “Sửa mã nguồn” để mở trang sửa đổi mã wiki cũ. |
|
Bạn cũng có thể mở Trình soạn thảo trực quan bằng cách nhấn chuột vào liên kết “sửa” bên cạnh một đề mục.
Khi bạn rê chuột vào một đề mục, liên kết này bung ra thêm một liên kết “sửa mã nguồn” để sử dụng trang sửa đổi mã wiki cũ. |
Bắt đầu: thanh công cụ của Trình soạn thảo trực quan
Thanh công cụ xuất hiện trên đầu cửa sổ khi mở Trình soạn thảo trực quan. Nó bao gồm một số nút thường gặp: | |
Hoàn tác và Làm lại các thay đổi của bạn. | |
Bảng chọn kéo xuống Đoạn văn: cho phép bạn đổi mức và chèn đề mục của văn bản. Các đề mục bình thường trong bài viết sử dụng mức “Đề mục”. Bạn có thể viết đề mục bằng cách viết hai dấu bằng: "==". Để chèn đề mục, nhấn vào bảng chọn đề mục, chọn mức đề mục và bên dưới sẽ có đề mục mới với mức bạn chọn, bạn hãy nhập tên đề mục mới vào đề mục mới tạo. | |
Định dạng: Chữ “B” viết đậm văn bản đã chọn và chữ “I” viết xiên. Hình cuối cùng (“Xóa") mặc định lại định dạng của văn bản đã chọn. Chú ý, nếu bạn không chọn đoạn văn bản hay từ nào, khi chọn định dạng thì định dạng sẽ được áp dụng ở những kí tự bạn nhập sau khi áp dụng định dạng | |
Đặt liên kết: Hình dây xích là công cụ đặt liên kết. | |
Chú thích nguồn: Truy cập nhanh đến một số bản mẫu chú thích thường dùng hơn. | |
Danh sách & lề: Hai hình đầu tiên cho phép tạo danh sách đánh số hay không đánh số. Hai hình cuối cùng cho phép giảm hay tăng lề ở bên trái nội dung. Để tạo danh sách đánh số hay không đánh số, hãy chọn những đoạn văn dòng cần đánh số và chọn tùy chọn bên trên để áp dụng. Các đoạn văn bản cần giảm và tăng lề cũng như vậy | |
Chèn: Bảng chọn “Chèn” trên thanh công cụ của trình soạn thảo trực quan trình bày một vài tác vụ khác, tùy theo dự án, chẳng hạn chú thích nguồn gốc và nhúng bản mẫu. Các tùy chọn này có thể xuất hiện:
| |
Chèn ký tự đặc biệt: Nút “Ký tự đặc biệt” mở bảng ký tự tại con nháy. Bảng này chứa một số dấu, chữ có dấu, và ký hiệu toán học. Bấm một ký tự để chèn nó vào trang tại con nháy. | |
Bảng chọn Tùy chọn trang nằm bên cạnh các nút cho phép bạn hủy bỏ hoặc lưu các thay đổi của bạn. Dưới Tùy chọn trang hiện có các công cụ cấu hình trang, thí dụ đổi hướng trang, cấm đánh chỉ mục trang, sửa đổi thể loại, và liệt kê các liên kết ngôn ngữ dùng “Ngôn ngữ” (Aあ). Bạn cũng có thể chuyển từ trình soạn thảo trực quan qua chế độ sửa đổi mã nguồn. |
Lưu thay đổi
Sau khi bạn sửa đổi xong xuôi, hãy bấm nút Lưu các thay đổi màu xanh trên thanh công cụ ở cuối bên trái thanh. Nút chỉ cho phép bấm sau khi thực hiện thay đổi. | |
Sau khi bấm nút Lưu các thay đổi màu xanh, một hộp thoại nhỏ sẽ mở. Trong hộp thoại này, hãy tóm lược các thay đổi của bạn, đánh dấu sửa đổi là sửa đổi nhỏ, hoặc theo dõi các thay đổi về sau trên trang này.
Con số cho biết còn bao nhiêu ký tự trước khi lời tóm lược bị giới hạn. Bạn cũng có thể xem lại các thay đổi dưới dạng mã wiki trước khi lưu trang để chắc ăn. |
Sửa liên kết
Để đặt liên kết, hãy bấm nút “Liên kết” (hình dây xích) trên thanh công cụ, hoặc dùng tổ hợp phím tắt Ctrl+K (hoặc ⌘ Command+K trên Mac).
Khi văn bản được chọn hoặc con nháy đang nằm trong một từ, bấm nút “Liên kết” để đặt liên kết vào văn bản đó. | |
Dù bạn bấm nút hay bấm phím tắt, một hộp thoại sẽ xuất hiện. Bạn có thể nhập tên bài hoặc địa chỉ URL. Trong lúc gõ, Trình soạn thảo trực quan tự động tìm kiếm các tên bài trong wiki mà bạn có thể muốn chọn.
Sau khi nhập hoặc chọn tên bài, hãy bấm ↵ Enter hoặc nhấn chuột bên ngoài hộp thoại hay vào nút đóng (<). Liên kết sẽ xuất hiện trong Trình soạn thảo trực quan nhưng chỉ được lưu khi bạn lưu trang. | |
Các liên kết ngoài Wikipedia cũng như vậy: chỉ việc nhập địa chỉ URL trong hộp và nó sẽ được nhúng vào như một “liên kết ngoài”. | |
Để thay đổi hoặc xóa một liên kết hiện có trong bài, hãy nhấn chuột vào văn bản liên kết và bấm nút “Liên kết” xuất hiện bên cạnh liên kết. Bạn cũng có thể bấm nút này trên thanh công cụ hoặc bấm phím tắt Ctrl+K khi liên kết được chọn.
Bạn có thể sửa trang đích của liên kết hoặc xóa hẳn liên kết dùng nút “Dời” (hình thùng rác) ở góc phải bên trên của hộp thoại. |
Sửa hình ảnh và tập tin phương tiện khác
Để thêm hình mới (hoặc một loại tập tin phương tiện khác) vào trang, hãy kéo xuống bảng chọn “⧼visualeditor-toolbar-more⧽” và chọn “Phương tiện” (hình dãy núi). Hình sẽ được chèn vào vị trí của con nháy. | |
Sau khi bấm nút “Phương tiện”, một hộp thoại sẽ xuất hiện. Hộp thoại này tự động tìm tập tin phương tiện trong Wikimedia Commons có liên quan đến trang bạn đang sửa đổi.
Thay đổi văn bản trong hộp tìm kiếm của hộp thoại để tìm tập tin phương tiện khác. Nhấn chuột vào một hình nhỏ để chọn tập tin. |
|
Hộp thoại phương tiện cho phép thêm (và sửa) lời chú thích. Bạn có thể định dạng hóa hoặc đặt liên kết vào văn bản này. | |
Sau khi xong xuôi, hãy bấm “Áp dụng các thay đổi” để đóng hộp thoại và trở về trình soạn thảo trang. | |
Hình sẽ được chèn và chọn (bôi đen). Cầm kéo móc ở góc hình để chỉnh kích thước. Kéo thả hình để đưa nó vào vị trí khác.
Bấm nút “Phương tiện” trên hình hoặc trên thanh công cụ để sửa chú thích. |
Sửa chú thích tham khảo
Sửa một chú thích đã tồn tại | |
Để sửa một chú thích đã tồn tại, nhấn chuột vào nó trong văn bản và bấm nút “Chú thích tham khảo” (hình dấu trang) ở bên cạnh hoặc nút trên thanh công cụ. | |
Nút Chú thích tham khảo mở cửa sổ có một hộp sửa đổi nhỏ cho phép sửa đổi văn bản của lời chú thích.
Bạn có thể trang trí lời chú thích này giống như bình thường, chẳng hạn in xiên hoặc đặt liên kết. | |
Nhiều wiki sử dụng bản mẫu để chuẩn hóa các chú thích tham khảo. Các chú thích chứa bản mẫu được tô màu xanh khi được lựa chọn.
Bấm nút Bản mẫu (hình miếng ghép hình) để sửa nội dung của bản mẫu. | |
Nút Bản mẫu (hình miếng ghép hình) cũng cho phép sửa mỗi tham số của bản mẫu. | |
Sau khi đâu vào đấy, bấm nút “Áp dụng các thay đổi” để quay lại cửa sổ sửa chú thích.
Nếu không còn gì để sửa đổi, bấm nút “Áp dụng các thay đổi” lần nữa để quay lại trình soạn trang. | |
Sử dụng lại một chú thích đã tồn tại | |
Nếu trang đã chú thích tham khảo, bạn có thể sử dụng lại một chú thích nếu nguồn này cũng có liên quan đến văn bản mà bạn đã chọn.
Để sử dụng lại một chú thích đã tồn tại, đưa con nháy vào vị trí mà bạn muốn chèn chú thích, kéo xuống bảng chọn “⧼visualeditor-toolbar-more⧽”, và chọn “Chú thích tham khảo”. | |
Trong cửa sổ sửa chú thích, bấm nút “Sử dụng một nguồn có sẵn” ở góc dưới bên trái cửa sổ. | |
Nếu trang có nhiều chú thích, bạn có thể sử dụng hộp tìm kiếm (đề “Bạn muốn ghi chú gì?”) để lọc chú thích theo văn bản.
Tìm và chọn chú thích mà bạn muốn sử dụng lại từ danh sách này. | |
Thêm chú thích mới | |
Để thêm một chú thích mới, đưa con nháy vào vị trí mà bạn muốn chèn chú thích, kéo xuống bảng chọn “⧼visualeditor-toolbar-more⧽” trên thanh công cụ, và chọn “Chú thích tham khảo” (hình dấu trang). | |
Trong cửa sổ chú thích tham khảo, bạn có thể thêm, sửa, và trang trí lời chú thích của bạn.
Bạn có thể xếp chú thích này vào nhóm, để chèn danh sách chú thích theo nhóm dùng công cụ “Danh sách chú thích tham khảo”. | |
Để đưa bản mẫu vào một chú thích tham khảo mới, kéo xuống bảng chọn “⧼visualeditor-toolbar-more⧽” trên thanh công cụ của cửa sổ sửa chú thích và chọn Bản mẫu (hình miếng ghép hình). | |
Tìm bản mẫu, thêm nó vào chú thích, và tùy biến nếu cần.
Bấm nút “Áp dụng các thay đổi” để quay lại cửa sổ sửa chú thích, và bấm nút “Áp dụng các thay đổi” lần nữa để quay lại trình soạn trang. | |
Nếu chưa có danh sách chú thích tham khảo trên trang – thí dụ nếu bạn đang thêm chú thích đầu tiên của trang – bạn phải chèn danh sách chú thích để hiển thị lời chú thích.
Đưa con nháy vào vị trí mà bạn muốn liệt kê các nguồn gốc (thường ở cuối trang), và bấm nút “Danh sách chú thích tham khảo” (hình ba cuốn sách) để chèn danh sách vào trang. | |
Để chèn một danh sách chú thích tham khảo bình thường, bấm “Áp dụng các thay đổi” trong cửa sổ.
Nếu bạn đã xếp các chú thích vào nhóm, bạn có thể xác định một nhóm trong cửa sổ này, để chỉ liệt kê các chú thích trong nhóm này. |
Sửa bản mẫu
Để thêm một bản mẫu mới vào trang, đưa con nháy vào vị trí mà bạn muốn chèn bản mẫu, kéo xuống bảng chọn “⧼visualeditor-toolbar-more⧽” trên thanh công cụ và chọn “Bản mẫu” (hình miếng ghép hình). | |
Nhập tên bản mẫu mà bạn muốn chèn, và bấm nút “Thêm bản mẫu”. | |
Để sửa một bản mẫu đã được chèn vào trang, lựa chọn nó – nó sẽ được tô đậm màu xanh – và bấm nút “Bản mẫu” (hình miếng ghép hình) mà xuất hiện, hoặc nút trên thanh công cụ. | |
Cửa sổ “Bản mẫu” xuất hiện khi nào bạn thêm một bản mẫu mới hoặc sửa một bản mẫu đã có sẵn. Cửa sổ có danh sách các tham số và giá trị.
Bạn có thể thêm tham số hoặc sửa các giá trị đã được liệt kê. |
|
Để đổi một giá trị tham số, chọn tham số trong danh sách, và sửa giá trị trong hộp bên cạnh. | |
Khi một bản mẫu nhúng bản mẫu khác, các bản mẫu con này được hiển thị như tham số. Để sửa đổi hoặc tháo gỡ các bản mẫu này, bấm vào tên bản mẫu con.
Để thêm một bản mẫu con, thêm một tham số mới. Bạn có thể cần tham khảo tài liệu bản mẫu để chắc chắn rằng bản mẫu mẹ hỗ trợ bản mẫu con. |
|
Sau khi xong xuôi, hãy bấm “Áp dụng các thay đổi” để đóng hộp thoại và trở về trình soạn thảo trang. | |
Thay thế bản mẫu | |
Khi nào cần thay thế một bản mẫu, viết thế: hoặc subst: (kể cả dấu hai chấm) đằng trước tên bản mẫu.
Các đề xuất tự động sẽ không xuất hiện sau khi viết Sau đó, bấm nút “Thêm bản mẫu” màu xanh. |
|
Thêm các tham số giống như bình thường và bấm nút “Áp dụng các thay đổi”. | |
Bản mẫu sẽ chưa được bung ra trang trong bước đầu tiên này.
Sau khi bạn hoàn thành các thay đổi và lưu trang, bản mẫu sẽ biến đổi khi nội dung bản mẫu được đổ ra trang. |
Sửa thể loại
Để xếp trang vào các thể loại, bấm nút “Tùy chọn” trên thanh công cụ. | |
Nút “Tùy chọn” mở cửa sổ có danh sách các thể loại mà trang đã được xếp vào và cho phép xếp trang vào thêm thể loại.
Cửa sổ cũng cho phép tùy biến từ khóa sắp xếp, từ khóa này xác định vị trí của trang này trong danh sách trang của thể loại. | |
Để xếp trang vào một thể loại mới, viết tên của nó vào hộp “Thêm thể loại”. Bạn có thể tạo một thể loại mới hoặc chọn một thể loại đã có sẵn. | |
Để dời một thể loại đang chứa trang, nhấn chuột vào thể loại và bấm nút “Dời” (hình thùng rác) trong cửa sổ nổi lên.
Trong cửa sổ nổi lên, bạn cũng có thể tùy biến từ khóa sắp xếp riêng cho thể loại này, ghi đè từ khóa sắp xếp mặc định. | |
Sau khi đâu vào đấy, bấm nút “Áp dụng các thay đổi” để quay lại trình soạn trang. |
Thay đổi tùy chọn trang
Để thay đổi các tùy chọn trang, mở bảng chọn “Tùy chọn trang” và bấm nút “Tùy chọn trang”. | |
Nút “Tùy chọn trang” mở cửa sổ có nhiều tùy chọn về trang. | |
Để làm cho trang đổi hướng đến trang khác, bấm hộp kiểm “Đổi hướng trang này đến” và nhập tên trang đích vào hộp văn bản.
Hộp kiểm bên dưới đó cho phép làm cho trang không được cập nhật khi trang đích được đổi tên. Tùy chọn này ít dùng. | |
Hộp kiểm này ẩn các liên kết “sửa” bên cạnh các đề mục. | |
Bạn có thể ẩn hay hiện bảng mục lục của trang dùng ba nút này. Nút “Nếu cần” (mặc định) có nghĩa rằng trang sẽ có bảng mục lục nếu có ba đề mục trở lên. | |
Sau khi đâu vào đấy, bấm nút “Áp dụng các thay đổi” để quay lại trình soạn trang. |
Sửa đổi công thức toán
Cửa sổ công thức toán đang được phát triển. Trên một số wiki, bạn có thể cần bật lên tính năng sửa đổi công thức toán để sử dụng nó. Bấm nút “Beta” trên thanh cá nhân ở góc trên bên phải của mọi trang, đánh hộp kiểm bên cạnh “Sửa công thức toán học trong Trình soạn thảo trực quan”, và bấm nút “Lưu tùy chọn” ở cuối trang.
Để chèn một công thức toán mới vào trang, để con nháy vào vị trí của công thức, mở bảng chọn “Chèn” và bấm nút “Công thức toán” (Σ). | |
Cửa sổ công thức toán sẽ xuất hiện, cho phép bạn nhập công thức bằng cú pháp LaTeX. Trình soạn thảo trực quan sẽ cập nhật trang khi gõ công thức để cho bạn xem trước các thay đổi của bạn. Sau khi đâu vào đấy, chỉ việc nhấn chuột bên ngoài cửa sổ.
Bạn hãy xem thêm các cách viết công thức toán học tại đây. |
|
Để sửa đổi một công thức đã tồn tại trên trang, nhấn chuột vào nó rồi bấm nút “Σ” nổi lên. Cửa sổ công thức sẽ mở để cho bạn thay đổi công thức. | |
Sửa các phần tử đặc biệt như bài thơ
Trình soạn thảo trực quan chưa hỗ trợ một số phần tử nâng cao, thí dụ như bài thơ và khuông nhạc. Trong thời gian hiện nay, bạn phải sửa mã nguồn của trang trực tiếp trong chế độ sửa đổi văn bản thuần để thay đổi hoặc chèn các phần tử này.
Phím tắt
Nhiều người quen nhập mã wiki trực tiếp, nhất là mã viết đậm, xiên, và liên kết. Các phím tắt cho phép định dạng hóa văn bản nhanh lẹ mà không phải bấm nút trên thanh công cụ. Một số phím tắt thường gặp trong trình soạn khác cũng hoạt động trong Trình soạn thảo trực quan:
Phím tắt PC | Tác động | Phím tắt Mac |
---|---|---|
Ctrl+B | Đậm | ⌘ Cmd+B |
Ctrl+I | Xiên | ⌘ Cmd+I |
Ctrl+K | Đặt liên kết | ⌘ Cmd+K |
Ctrl+X | Cắt | ⌘ Cmd+X |
Ctrl+C | Chép | ⌘ Cmd+C |
Ctrl+V | Dán | ⌘ Cmd+V |
Ctrl+Z | Hoàn tác | ⌘ Cmd+Z |