Wikipedia:Thảo luận/Bổ sung quy định biểu quyết xóa bài
Biểu quyết xóa mấy lần?
sửaXin cho tôi hỏi quy định về thời hạn và số lần biểu quyết xóa một bài viết ạ? Tại vì có thành viên vừa đề xuất biểu quyết xóa liên tục cho các bài viết về một vài giám mục (đã đến lần thứ ba), hai lần liên tục cách nhau chưa đầy một tháng. Trước đó, cộng đồng đã giữ lại hoặc không có ý kiến xóa những bài này. Như vậy, phải chăng nếu chúng ta tiếp tục mở biểu quyết xóa lần tiếp theo thì quy định "thời hạn tối đa 1 tháng" của biểu quyết đâu còn ý nghĩa gì vì nó thực sự đã kéo dài thêm hơn một tháng. Bên cạnh đó nó còn thể hiện mong muốn xóa triệt để bài viết của người đề xuất biểu quyết. Xin vui lòng xem xét lại quy định.--Xuanloc (thảo luận) 13:49, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Tôi tán thành phải bổ sung quy định về số lần biểu quyết xóa tối đa của một bài và thời gian tối thiểu giữa các lần biểu quyết. Felo (thảo luận) 13:56, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Hiện chưa có quy định về biểu quyết xóa vì vậy thành viên có thể đưa ra bao nhiêu lần cũng được. Bài biểu quyết chưa thống nhất các lần đã biểu quyết cũng không thể nào gỡ nhãn bảo là đã nổi bật. Các bạn có thể thảo luận, tuy nhiên nếu giới hạn biểu quyết xóa theo số lần nếu không thống nhất sau số lần đó thì bài sẽ ra sao? (xóa hay giữ vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ) Thay vào đó, nên kêu gọi mọi người đánh giá 1 lần cho xong bài, dù xóa hay giữ. TemplateExpert Thảo luận 14:27, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Vậy tôi đề nghị làm rõ chi tiết:
- Bài viết không đủ phiếu biểu quyết xóa có được xem đó là kết quả "giữ"?
- Nếu không, cần giãn cách tối thiểu thời gian giữa hai lần biểu quyết xóa là bao lâu? Tôi không đồng ý giữa hai lần biểu quyết chưa đầy một tháng (hiện tại là chưa đầy một tuần cho cuộc biểu quyết xóa bài giám mục). Nó mang tính chất "biểu quyết xóa cho tới khi nào xóa bằng được thì thôi". --Xuanloc (thảo luận) 14:55, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Tôi hiện tại đang có sự nhập nhằng độ nổi bật cho các nhân vật tôn giáo. Một số thành viên có vẻ lạm dụng điều này để nhắm xóa cho hết các bài về các ông Giám mục nói chung. Việc này đã kéo dài từ 2009 tới nay chứ không phải là mới đây. Xuanloc, Felo nếu có cố gắng ngăn nó lại thì nó cũng sẽ diễn ra. Tôi đề nghị bạn nào thực sự quan tâm đến mảng này nên mau chóng dịch quy định này của Wikipedia tiếng Anh về cái nổi bật các nhân vật Công giáo và đưa nó ra biểu quyết để nó trở thành quy định cứng của Wikipedia tiếng Việt. Xin đừng chần chừ, các bạn hoàn toàn có quyền lập quy định. Wikipedia tiếng Việt là do thành viên Wikipedia xây dựng, và chỉ có cách này các bạn mới có thể giải quyết vấn đề này 1 lần và mãi về sau.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 15:14, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Thêm nữa là nên trách các thành viên bên Công giáo; các bạn không bao giờ giải thích chức Giám mục trong Giáo hội là một chức vị quan trọng; được xem như thừa kế các Tông đồ của Jesus và bản thân Giáo hoàng cũng chỉ được xem là một Giám mục chứ không hề là một tước cao hơn. Điều này mãi tới hôm nay khi tôi tìm hiểu về độ nổi bật của tiếng Anh tôi mới đọc được.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 15:21, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Bạn đã tham gia được bao nhiêu biểu quyết xóa để nói khẳng định "không bao giờ"? Đơn giản là khi quy định chưa thống nhất, quyền lợi cũng như vai trò của Tôn giáo được 1 số bộ phận ko công nhận, công kích; những người muốn bảo vệ cho Tôn giáo đã NẢN và quá mệt mỏi với những thảo luận dài lê thê, và lặp lại ko hồi kết. Cái đúng thì dần sẽ được công nhận. Wiki là cộng đồng nên bạn hoàn toàn có thể làm điều bạn thấy bạn làm được! --Hoàng Linh (thảo luận) 14:17, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Bạn nào thuộc dự án công giáo làm ơn bỏ 15 phút ra dịch các quy định này rồi đem ra biểu quyết dùm để chấm dứt tình trạng cứ đem các bài giám mục ra xóa. Felo (thảo luận) 15:42, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Cảm ơn bạn Tham Gia Cho Vui. Xin tạm dịch đoạn đó: Nhìn chung, một cá nhân được coi là đáng chú ý (nổi bật) nếu họ nhận được sự quan tâm theo dõi đáng kể trong nhiều nguồn kiểm chứng độc lập hoặc đáng tin cậy. Đặc biệt, một cá nhân sẽ hầu như là đáp ứng được tiêu chí đáng chú ý (nổi bật) nếu họ:
- Đang là (hoặc sinh thời họ là) một thành viên trong giám mục đoàn Công giáo (chẳng hạn như giáo hoàng, thượng phụ, hồng y, tổng giám mục, giám mục của giáo phận, hoặc chức vụ tương đương khác của Giáo hội Công giáo);
- Đã được tuyên bố là một vị thánh của Giáo hội Công giáo;
- Đang hiệu lực trong tiến trình phong thánh và được công nhận danh hiệu là "Đấng đáng kính" và/hoặc "Chân phước";
- Đóng vai trò quan trọng trong một sự kiện quan trọng của Giáo hội Công giáo;
- Đóng góp công sức cho nền thần học Công giáo La Mã mà không thể phủ nhận vai trò của họ;
- Đã được hàng giáo sĩ công nhận họ như là một nguồn có thẩm quyền về các chủ đề và văn kiện liên quan đến đạo Công giáo.--Xuanloc (thảo luận) 15:45, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Cảm ơn bạn Xuanloc ! --Hoàng Linh (thảo luận) 14:17, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Mọi người đóng góp ý kiến rồi đem những quy định này ra biểu quyết luôn. Felo (thảo luận) 15:49, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Các bạn nên đưa ra thêm giải thích độ nổi bật theo kiểu "Giám mục" nổi bật vì ... (KÈM NGUỒN DẪN ĐÁNG TIN CẬY). Chân phước, thánh nổi bật vì... (KÈM NGUỒN DẪN ĐÁNG TIN CẬY)... để đảm bảo không bị bắt bẻ và cãi nhau dài dòng. Sau đó ta có thể đưa ra biểu quyết với thời hạn nhất định (1 tuần-2 tuần-1 tháng) và thông báo ở trang thay đổi gần đây.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 16:07, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Nhiều lần tôi đã nói về não trạng suy nghĩ về nhân vật trên Wiki. Chẳng hạn, có thành viên không thuộc lãnh vực A, họ không biết nhiều về nhân vật trong lãnh vực A thế là họ cho rằng nhân vật đó không nổi bật đối với họ và muốn xóa bài. Họ đã không quan tâm đến việc nhân vật này có nổi bật trong cộng đồng lĩnh vực A hay không. Tôi nghĩ mọi lãnh vực lớn nhỏ trên thế giới, với cộng đồng riêng của nó, đều đáng được Wiki quan tâm. Và tôi cũng đã từng nói lên ý kiên này nữa rằng: tại sao chúng ta không làm giàu thêm cho wiki và cứ phải làm nghèo nó đi bằng cách BQX nhỉ? (Ý tôi không phải là làm giàu bằng những bài viết rác rưởi linh tinh).
Nhiều người đọc một bài về nhân vật A, thấy ít thông tin quá, thấy ít nguồn quá, viết ngắn quá..., không chịu bỏ chút thời gian tìm kiếm trên google xem người đó là ai, có nổi bật trong cộng đồng của họ không? lại còn nhanh nhẩu đặt biển {{dnb}} như một đòi hỏi để đáp ứng về nguồn, độ nổi bật. Đó là cách xài wiki ích kỷ. --▐ Trình Thế Vânthảo luận 16:21, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Gửi Tham Gia Cho Vui: đã từng có lời giải thích giám mục nổi bật vì họ là những người kế vị các tông đồ của Giêsu, họ lãnh đạo giáo dân trong địa giới rộng như cả một tỉnh/thành (hoặc hơn thế nữa) tương đương chức chủ tịch tỉnh.. mà mấy thành viên khác còn chưa chịu. Còn vấn đề nguồn Công giáo đáng tin cậy đã tranh cãi bấy lâu nay mà có kết quả gì đâu.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 16:21, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Bạn nào đó thuộc dự án Công giáo đem mấy quy định này ra trang thảo luận để biểu quyết đi. Sau đó đi phát thiệp mời cộng đồng vào biểu quyết. Felo (thảo luận) 16:25, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
@Trần Thế Vinh: ví dụ về giám mục chỉ cần nêu "Giám mục trong Giáo hội là một chức vị quan trọng; được xem như thừa kế các Tông đồ của Jesus và bản thân Giáo hoàng cũng chỉ được xem là một Giám mục chứ không hề là một tước cao hơn."(Tham khảo The Pope, F.L. Cross, E.A. Livingstone (editors), The Oxford Dictionary of the Christian Church (Oxford University Press 2005 ISBN 978-0-19-280290-3), article "apostolic succession"). Các mục sau cũng trình bày tương tự "Thánh, Chân phước được xét qua một thời gian dài, nhiều người làm chứng, nhiều người biết tới, các giáo dân có thể được đặt theo tên thánh... (nguồn:..)".... Là ổn thỏa, không cần giải thích gì thêm. Nói chung nếu bạn không muốn suy nghĩ nữa thì thực hiện việc này đi, chứ đừng ngồi yên nữa.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 17:15, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Bên BQXB thành viên Con Trâu đã có kiến giải về việc biểu quyết có cần giới hạn số lần không, cộng đồng xem qua thử. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:29, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
“ | Mấy lần trước ít được quan tâm nên không đủ phiếu, chứ không phải là bài viết được cộng đồng biểu quyết giữ. Các bạn chớ vội trách người mang bài ra xóa là có ý không tốt cố xóa bằng được. Nếu biểu quyết không đủ số phiếu thì mang ra mấy lần chẳng được, việc gì phải quy định số lần tối đa? | ” |
— Chồng BàLaSát (thảo luận) 16:07, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC) |
Tôi nghĩ không có hoặc có ít người bỏ phiếu biểu quyết nghĩa là cuộc biểu quyết đó thất bại, nó thất bại trong nội dung biểu quyết vì không vận động được sự quan tâm của số đông. Biểu quyết trên wiki nó sờ sờ ra đó, trang này ai cũng xem được, chứ có giấu diếm gì đâu. Chẳng hạn, một cuộc biểu quyết bất tín nhiệm một ai đó, nếu không đủ hoặc không có cử tri thì việc "bất tín nhiệm" đó là vô nghĩa, mặc nhiên ta hiểu người đó còn tín nhiệm. Sẽ là trò hề và sự bất công cho đối tượng nếu tổ chức biểu quyết liên tục ngay sau đó với cùng một nội dung và quy cách.--Xuanloc (thảo luận) 17:10, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Về cá nhân mình, chuyện giám mục rốt cục có nổi bật hay không tôi không muốn nói nhiều thêm vì nói hoài, nói mãi, nói lâu lắm rồi nhưng hình như chưa có 1 cái biểu quyết nào dứt điểm cho vụ này, chỉ toàn dừng ở ý tưởng. Còn về chuyện thông tin trong bài, xin lỗi nói thật có nói cái gì về người đó nổi bật thế nào đâu, có nói gì về việc chủ thể uy tín trong "cộng đồng" như thế lào đâu, ai mà tin ? Tôi không biết những "người xài wiki ích kỷ" nghĩ thế nào khi đặt nhãn dán, nhưng đối với tôi, tôi không muốn mất nhiều thì giờ vào những chủ đề tôi ít biết hoặc ít quan tâm - vì tôi còn nhiều thứ để làm chứ không có rảnh cả ngày làm công việc viết hộ cho những bài mà tôi nói thẳng là "đem con bỏ chợ". Vì vậy cách tốt nhất là dán biển để cảnh báo và thu hút sự chú ý của cộng đồng, và người ngoài nhìn vô biết rằng wikipedia ít nhất là có quan tâm đến các bài chưa tốt chứ không phải là dạng từ điển viết bừa bãi, viết gì cũng được. Ai bảo ích kỷ thì tôi không biết chứ tôi cho đó là có trách nhiệm, ít ra là tôi dán biển thì cũng mong bài viết được cải thiện tử tế chứ không phải là dán bâng quơ hay "ích kỉ" [sic] gì đó. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:54, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Nói nhỏ, từ hồi lùm xùm cãi lộn về Công giáo tôi cạch mấy bài này rồi, ngộ nhỡ mình dán biển hay sửa nhầm thì các bạn CG quá khích lại đội cho mình cái mũ "chia rẽ tôn giáo" [sic]. Các bạn Công giáo hay các đạo khác cho tôi hỏi sửa bài, dán nhãn thế nào mới là "hòa hợp tôn giáo" đây ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:54, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Sholokhov ơi, tôi chỉ nói sâu xa về tình chứ không phải về lý bạn ạ. Còn "đem con bỏ chợ" là cụm từ chưa thực tế lắm cho những người khởi đầu bài viết chưa hoàn thiện. Họ có thể ít thời gian, không chuyên về lĩnh vực... mà bài viết của họ sao gọi là "con" được khi mà người khác có quyền chỉnh sửa? Nếu vậy, trách nhiệm không thuộc về riêng họ. --▐ Trình Thế Vânthảo luận 17:42, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Sholokohv xem còn rất nhiều thứ trên Wikipedia tiếng Việt vẫn chưa có quy định cụ thể. Chỉ có kiểu "tiền lệ" như các ông Tướng, các Trường Trung học phổ thông, Cao Đẳng, Đại Học; các nhân vật bất đồng chính kiến, các sự kiện... Tất cả đều có cãi nhau, nhưng khi bàn về hẳn một quy định cứng thì toàn bàn ra, bàn mãi bàn tới chết rồi tịt ngòi. phải chăng Wikipedia tiếng Việt đang học theo hiến pháp Anh, phải "quy định phải không được viết mới linh".--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 17:15, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Các bạn thuộc dự án công giáo đâu rồi ? Chỉ mỗi chuyện đem mấy cái quy định này ra trang thảo luận để biểu quyết rôi đi phát thiệp mời các bạn cũng không làm được sao ? Felo (thảo luận) 17:20, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Tôi đề nghị Trần Thế Vinh khởi động thực hiện việc này ngay, vì bạn ở đây lâu và tương đối có uy tín trên Wikipedia tiếng Việt.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 17:27, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Chung quy là không ai chịu đứng ra để làm cuộc thảo luận cho độ nổi bật, lần trước tôi có làm nhưng có lẽ làm giữa chừng thấy nản vì một số thành viên không thống nhất. Còn về quy định biểu quyết xóa bài gần nhất là do TP khởi xướng còn tôi đóng luật. Cần các bạn dự án Công giáo đưa ra thảo luận, các bạn nên đóng vai trò chính chứ không phải tôi hay TP nữa. Số lần biểu quyết tôi nghĩ thật sự không cần vì đa số các bài đều có thể giải quyết không quá 5 lần biểu quyết trừ mỗi trường hợp đặc biệt đó là nhóm bài Công giáo. TemplateExpert Thảo luận 17:45, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Phần này không liên quan đến đề mục thảo luận nhưng để đáp ứng phần nào đề nghị của Tham Gia Cho Vui. (Tôi không giải thích nhiều theo cách nội bộ tôn giáo)
Giám mục là chức gì? Giám mục là chức sắc cao cấp nhất trong Công giáo (và một vài nhánh Kitô giáo khác). Giáo hoàng cũng là một giám mục. Họ được coi là những người kế vị các tông đồ của Giêsu, lãnh đạo giáo hội trong một lãnh thổ cụ thể. Giám mục chia sẻ quyền lực quản trị tổ chức tôn giáo với giáo hoàng qua việc họ được quyền tự trị trong vùng lãnh thổ họ cai quản (phù hợp với những điều trong Giáo Luật). Từ cách phân quyền này ta có thể so sánh:
- Nếu giáo hoàng là vua thì các giám mục là các chức quan trong triều đình.
- Như vậy, giám mục tương đương chức quan lại trong triều đình (hoặc chức bộ trưởng trong chính phủ, nội các) thì nếu những chức vụ này đã được xác lập độ nổi bật và được viết bài trên Wiki thì chức giám mục cũng vậy.
- Giám mục lãnh đạo giáo dân trong một lãnh thổ xác định có diện tích tương đương một tỉnh/thành, nghĩa là giám mục tương đương chức chủ tịch, thị trưởng tỉnh/thành.
- Như vậy, nếu chức vụ những chức vụ này được xác lập độ nổi bật và được viết bài trên Wiki thì chức giám mục cũng vậy.
- Khoanh vùng nhỏ hơn, nếu coi giám mục chỉ lãnh đạo một cộng đồng thiểu số trong tỉnh thành đó thì giám mục tương đương chức Bí thư tỉnh thành/ủy.
- Như vậy, nếu chức vụ những chức vụ này được xác lập độ nổi bật và được viết bài trên Wiki thì chức giám mục cũng vậy.
Một khi đã xác nhận giám mục mặc nhiên có độ nổi bật thì các bài viết về giám mục sẽ không còn tranh cãi xóa/giữ như hiện nay nữa.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 18:34, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- thật ra ko nên vẻ chấm nhỏ vậy, ko chính xác đây, cứ khoang vùng là được, coi như vùng biển khu vực Trường Sa là 1 phần của tỉnh Khánh Hòa chẳng hạn, vẻ như ng ta vẻ biên giới trên biển đó --H.P (thảo luận) 12:48, ngày 3 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Tranh luận và biểu quyết liên quan đến BQXB
sửaGiải quyết bài viết sau khi bị đem ra BQXB nhưng không đủ phiếu xóa
sửaDưới đây là những lời đề nghị cho quy định mới.Trongphu (thảo luận) 01:59, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Chỉ biểu quyết 3 lần là OK. Sau 3 lần không thống nhất thì tổng hợp ý kiến + kết quả 3 lần đó sẽ xác định xóa/giữ hay nói cách khác là kết quả 3 lần tổng hợp lại coi như 1 lần. Nếu không thống nhất được nữa bài sẽ được giữ (PS: nói hơi quá chứ, cái này hao hao giống bộ luật xử án hình sự/dân sự, phạm nhân coi như vô tội). TemplateExpert Thảo luận
- Vậy sau 3 lần không có kết quả xóa hay giữ thì có nghĩa là giữ hả? Đó có phải là quy định của Wikipedia tiếng Việt chưa? Mà tổng hợp 3 lần lại thành 1 lần cũng không đúng. Vì giả dụ trong 3 lần, mỗi lần có 2 phiếu xóa thì nếu 3 lần tính thành 1 lần thì bài sẽ bị xóa dù mỗi lần thì có 2 phiếu xóa.Trongphu (thảo luận) 05:59, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Giống như tòa tuyên án 3 lần có tội đó mà, cái câu nói dối 100 lần thành thật TP có nghe chứ nhỉ? Điều đó hạn chế chủ nhân bài thờ ơ không thèm bỏ phiếu để bài giữ mãi mãi cũng đâu tốt? Cái gì cũng có 2 mặt. TemplateExpert Thảo luận 06:31, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Nói vậy đâu đúng, nếu chủ nhân bài thờ ơ thì có thành viên khác bỏ phiếu chứ. Nếu qua 3 lần mà không xóa được nữa thì suy ra giữ là hợp tình hợp lí. Mà nói chung cứ biểu quyết đi đã, khỏi bàn cãi chi cho mệt người HAAA.Trongphu (thảo luận) 06:52, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Giống như tòa tuyên án 3 lần có tội đó mà, cái câu nói dối 100 lần thành thật TP có nghe chứ nhỉ? Điều đó hạn chế chủ nhân bài thờ ơ không thèm bỏ phiếu để bài giữ mãi mãi cũng đâu tốt? Cái gì cũng có 2 mặt. TemplateExpert Thảo luận 06:31, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Vậy sau 3 lần không có kết quả xóa hay giữ thì có nghĩa là giữ hả? Đó có phải là quy định của Wikipedia tiếng Việt chưa? Mà tổng hợp 3 lần lại thành 1 lần cũng không đúng. Vì giả dụ trong 3 lần, mỗi lần có 2 phiếu xóa thì nếu 3 lần tính thành 1 lần thì bài sẽ bị xóa dù mỗi lần thì có 2 phiếu xóa.Trongphu (thảo luận) 05:59, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)