Họ Lan nhật quang
Asphodelaceae là một danh pháp thực vật cho một họ trong thực vật có hoa. Họ này được rất ít các nhà phân loại học công nhận và định nghĩa của nó thay đổi theo hệ thống phân loại được sử dụng[1]. Trong một số tài liệu về thực vật học bằng tiếng Việt người ta gọi họ này là họ Lô hội, lấy theo tên chi Aloe, tuy nhiên trong Wikipedia lấy theo tên gọi của chi điển hình là chi Asphodelus (lan nhật quang), do vậy bài này có tiêu đề là họ Lan nhật quang.
Họ Lan nhật quang | |
---|---|
Lan nhật quang vàng (Asphodeline lutea) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Monocots |
Bộ (ordo) | Asparagales |
Họ (familia) | Asphodelaceae Juss., 1789 |
Chi điển hình | |
Asphodelus L., 1753 | |
Các phân họ | |
Hệ thống APG II năm 2003 không công nhận họ này nhưng cho phép nó có thể được tách ra từ họ Xanthorrhoeaceae, như là một tùy chọn. Khi được chấp nhận tách ra thì theo APG II nó được đặt trong bộ Asparagales, thuộc nhánh monocots (thực vật một lá mầm). Đây là một thay đổi nhỏ so với hệ thống APG năm 1998, trong đó người ta công nhận họ này.
Hệ thống APG III năm 2009 không công nhận họ này và cũng không cho phép nó có thể được tách ra từ họ Xanthorrhoeaceae mà chỉ coi nó như là phân họ Asphodeloideae.
Quyết định bảo tồn tên Asphodelaceae thay vì Xanthorrhoeaceae (được thông qua vào năm 2017), hệ thống APG IV sử dụng Asphodelaceae làm tên cho họ mở rộng.
Theo Website của AP, phân họ này hiện nay bao gồm khoảng 21 chi, với khoảng 785 loài. Chi được biết đến nhiều nhất là chi Aloe (hay Aloë - tức chi chứa khoảng 400 loài lô hội). Phân họ này có nguồn gốc ở châu Phi và lưu vực Địa Trung Hải tới khu vực Trung Á, với một chi (Bulbinella) có ở New Zealand. Sự đa dạng lớn nhất có ở Nam Phi.
Đặc trưng
sửaAsphodeloideae được phân biệt bởi sự hiện diện chung của các anthraquinon, phát sinh tiểu bào tử đồng thời, hình thái học noãn phi điển hình, và sự có mặt của áo hạt[2]. Asphodeloideae cũng có đặc trưng phát triển thứ cấp bởi sự dày lên thứ cấp của mô phân sinh[2]. Tuy nhiên, đặc trưng này cũng có ở các nhóm khác trong bộ Asparagales, như trong Agavaceae, Iridaceae, và Xanthorrhoeoideae. Đặc trưng này chỉ thấy có ở Asparagales trong số các nhóm thực vật một lá mầm và người ta tin rằng nó đã tiến hóa độc lập ở phần lớn các họ[2].
Phân loại
sửaNhiều nhà phân loại học cho rằng Asphodeloideae có thể phân chia tiếp thành một nhóm đơn ngành là Alooideae (bao gồm Aloe, Astroloba, Chamaealoe, Gasteria, Haworthia, Lomatophyllum và Poellnitzia[2]), và một nóm không đơn ngành bao gồm các chi còn lại[2][3][4]. Alooideae chủ yếu là thực vật mọng nước có lá mọc thành hình nơ hoa hồng nhiều tầng, trong khi các chi khác thì không là thực vật mọng nước. Các chi thuộc Alooideae tập trung ở miền nam châu Phi, trong khi các chi khác lại có sự phân bố chủ yếu là thuộc khu vực đại lục Á-Âu[4].
Các chi
sửa- Aloe hay Aloë: Lô hội (bao gồm cả Busipho, Chamaealoe, Leptaloë, Pachidendron, Ptyas): Khoảng 400 loài.
- Aloiampelos
- Aloidendron
- Aristaloe
- Astroloba (bao gồm cả Apicra Haworth, Poellnitzia)
- Asphodeline
- Asphodelus (bao gồm cả Glyphosperma): Chi Lan nhật quang
- Bulbine: Khoảng 75 loài.
- Bulbinella
- Chortolirion
- Eremurus
- Gasteria
- Gonialoe
- Haworthia (bao gồm cả Apicra Willd., Catevala)
- Haworthiopsis
- Jodrellia
- Kniphofia
- Kumara (bao gồm cả Rhipidodendron)
- Lomatophyllum
- Tulista
- Trachyandra
Các chi có thể có nguồn gốc lai ghép
- × Gasterohaworthia = Gasteria × Haworthia
- Gasterolirion = Gasteria × Chortolirion
- × Gastrolea (bao gồm cả × Gasteraloë) = Aloë × Gasteria
Phát sinh chủng loài
sửaCây phát sinh chủng loài của các họ trong phạm vi bộ Asparagales như dưới đây lấy theo APG III.
Asparagales |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Về cây phát sinh chủng loài của phân họ Asphodeloideae / họ Asphodelaceae, xem bài Xanthorrhoeaceae.
Hình ảnh
sửaTham khảo
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Họ Lan nhật quang. |
Tư liệu liên quan tới Asphodelaceae tại Wikimedia Commons
- ^ Chase, M.W.; Reveal, J.L. & Fay, M.F. (2009), “A subfamilial classification for the expanded asparagalean families Amaryllidaceae, Asparagaceae and Xanthorrhoeaceae”, Botanical Journal of the Linnean Society, 161 (2): 132–136, doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00999.x
- ^ a b c d e M.W. Chase & A. Y. De Bruijn, A. V. Coz, C. Reeves, P.J. Rudall, M. A. T. Johnson, L. E. Eguiarte (2000). “Phylogenetics of Asphodelaceae (Asparagales): An analysis of plastid rbcL and trnL-F DNA sequences”. Annals of Botany. 86 (5): 935–951. doi:10.1006/anbo.2000.1262.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Smith, G. F.; B. E. Van Wyk (1991). “Generic Relationships in the Alooideae (Asphodelaceae)”. Taxon. 40 (4): 557–581. doi:10.2307/1222765.
- ^ a b Treutlein, J.; G. F. Smith; B. E. van Wyl; M. Wink (2003). “Evidence for the polyphyly of Haworthia (Asphodelaceae subfamily Alooideae; Asparagales) inferred from nucleotide sequences of rbcL, matK, ITS1 and genomic fingerprinting with ISSR-PCR”. Plant Biology. 5 (5): 513–521. doi:10.1055/s-2003-44793.
Liên kết ngoài
sửa- Asphodelaceae Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi). Các họ thực vật có hoa Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine: Miêu tả, minh họa, nhận dạng, thông tin tra cứu. Phiên bản ngày 9 tháng 3 năm 2006. http://delta-intkey.com Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine
- Họ Lan nhật quang trong NCBI
- Liên kết tại csdl.tamu.edu, Texas, Hoa Kỳ Lưu trữ 2008-10-12 tại Wayback Machine