Bột Hải Văn Vương

Văn Vương (trị vì 737–793) có tên là Đại Khâm Mậu (대흠무, 大祚榮, Dae Heum-mu), là vị vua thứ ba và có thời gian trị vì dài nhất của vương quốc Bột Hải. Ông kế vị phụ thân là Vũ Vương khi ông qua đời năm 737. Miếu hiệu của ông là Thế Tông

Bột Hải Văn Vương
Hangul
문왕
Hanja
文王
Romaja quốc ngữMun wang
McCune–ReischauerMun wang
Hán-ViệtVăn Vương

Trị vìSửa đổi

Ông đã mở rộng lãnh thổ của Bột Hải đến lưu vực Hắc Long Giang ở phía Bắc và khu vực phía Bắc của bán đảo Liêu Đông ở phía Nam.

Trong thời kỳ trị vì của Văn Vương, quan hệ ngoại giao với nhà Đường đã được thiết lập, và nhiều học giả Bột Hải đã đến Trung Quốc để tu học,[1] mở rộng ảnh hưởng của Phật giáoNho giáo tại Bột Hải. Ông cũng củng cố quan hệ với Tân La, thế lực đã thống nhất bán đảo Triều Tiên phía nam Bột Hải, giám át sự phát triển của tuyến thương mại được gọi là Tân La đạo (Hangul: 신라도, Hanja: 新羅道). Bột Hải cũng tăng cường ngoại giao và thương mại với Nhật Bản.

Văn Vương đã vài lần chuyển kinh đô của Bột Hải (Thượng Kinh và Đông Kinh), ổn định và tăng cường quyền quản lý của triều đình trung ương với các bộ lạc thiểu số khác nhau trong vương quốc của mình. Năm 755, ông lập ra thành phố Thượng Kinh, một trong những kinh đô của Bột Hải, tọa lạc tại khu vực gần hồ Kính Bạc ở Nam phần của tỉnh Hắc Long Giang ngày nay. Ông cũng ổn định và tăng cường sức mạnh của triều đình Bột Hải, tăng cường sự khống chế của triều đình trên nhiều dân tộc cùng sống chung trong vương quốc - đang được tạm thời mở rộng. Ông cũng cho phép lập ra Trụ tử giám (주자감, Jujagam, 胄子監), học viện quốc gia phỏng theo Quốc tử giám của nhà Đường.

Loạn An Sử nổ ra năm 756, vua Đường Túc Tông bãi bỏ An Đông đô hộ phủ vào năm 761, Hầu Hi Dật không còn làm An Đông đô hộ nữa, Liêu Tây Cổ Thành không còn là trú địa của An Đông đô hộ phủ nữa. Ông yên tâm về việc nhà Đường sẽ không thể tấn công quốc gia của mình vào thời điểm này. Năm 762 vua Đường Đại Tông công nhận Bột Hải là một vương quốc[2] nhằm khiến cho ông đừng thừa cơ nhà Đường còn loạn An Sử mà xâm phạm biên cương.

Mặc dù nhà Đường công nhận ông là "vương" năm 762, nhưng tại Bột Hải ông được gọi là Đại Hưng Bảo Lịch Hiếu Cảm Kim Luân Thánh Pháp Đại Vương (대흥보력효감금륜성법대왕, 大興寶曆孝感金輪聖法大王, Daeheung Boryeok Hyogam Geumryun Seongbeop Daewang), Khả Độc Phu (가독부, 可毒夫, Gadokbu), Thánh Vương (성왕, 聖王, Seongwang) và Cơ Hạ (기하, 基下, Giha),[3] Một số sử gia Triều Tiên coi ông là Thiên tôn và một hoàng đế.[4]

Người Bột Hải tự hào là người thừa kế của Cao Câu Ly. Các thư tín gửi cho Nhật Bản chỉ ra rằng các vị vua Bột Hải tự nhận mình là "vua Cao Câu Ly".

Lăng một công chúa thứ tư của ông, Công chúa Trinh Hiếu, được phát hiện vào năm 1980. Bia mộ công chúa cả của ông, Công chúa Trinh Huệ, cũng đã được tìm thấy.[5]

Niên hiệuSửa đổi

  • Đại Hưng (대흥 大興, Daeheung 737-774, ?-793)
  • Bảo Lịch (보력 寶曆, Boryeok, 774-?, ít nhất là đến 781)

Xem thêmSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “A Concise History of Korea”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2012.
  2. ^ Kim 2011a, tr. 349.
  3. ^ Tân Đường tư, quyển 209
  4. ^ 야청도의성(夜聽도衣聲)
  5. ^ http://www.kcna.co.jp/calendar/2003/12/12-01/2003-12-01-016.html

Liên kết ngoàiSửa đổi