Cổng thông tin:Hoa Kỳ
Cổng thông tin Hợp chúng quốc Hoa Kỳ |
Giới thiệu

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần như hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và Thủ đô Washington, D.C. nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương.
Với diện tích 3,79 triệu mi2 (9,83 triệu km2) và dân số 318 triệu người, Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba về dân số và lớn thứ ba hoặc thứ tư về tổng diện tích trên thế giới (xem phần địa lý để biết thêm chi tiết). Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương).Hình quang cảnh mở rộng
Bài viết chọn lọc

Quốc hội Hoa Kỳ là cơ quan lập pháp của chính quyền liên bang Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Là một định chế quyền lực theo mô hình lưỡng viện, gồm Viện Dân biểu (House of Representatives) hay Hạ Nghị viện, và Thượng Nghị viện (Senate). Viện Dân biểu có 435 thành viên, mỗi dân biểu đại diện cho một khu quốc hội, phục vụ trong nhiệm kỳ hai năm. Số dân biểu đại diện cho mỗi tiểu bang được ấn định theo tỷ lệ dân số. Ngược lại, tại Thượng viện, số thượng nghị sĩ đại diện cho mỗi tiểu bang là hai người, không tính theo tỷ lệ dân số. Như vậy có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ, phục vụ theo nhiệm kỳ sáu năm. Thành viên của cả hai viện đều được người dân bầu trực tiếp. Tại một số bang, thống đốc có quyền bổ nhiệm thượng nghị sĩ tạm quyền khi có chỗ khuyết giữa nhiệm kỳ.
Hiến pháp dành cho Quốc hội quyền lập pháp liên bang; các quyền này được liệt kê rõ ràng trong hiến pháp; những quyền hạn khác được dành cho tiểu bang hay nhân dân, trừ khi có ấn định nào khác trong hiến pháp. Quyền lực to lớn của quốc hội bao gồm thẩm quyền ban hành các văn bản pháp quy trong lãnh vực thương mại giữa các tiểu bang và với nước ngoài, đánh thuế, thiết lập các toà án trực thuộc Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, duy trì quân lực và tuyên chiến. Trong qui trình thông qua các dự luật, cả hai viện có quyền ngang bằng nhau. Thượng viện Hoa kỳ không chỉ đơn giản là "một thiết chế kiểm tra" như một số định chế tương tự trong hệ thống lập pháp lưỡng viện tại nhiều quốc gia khác.
Cả hai viện đều đặt trụ sở tại Điện Capitol, Washington, D.C..50 tiểu bang "tạo nên" Hoa Kỳ
Đơn vị hành chính chủ yếu của Hoa Kỳ sau liên bang là tiểu bang. Tuy nhiên các tiểu bang không phải là các "đơn vị hành chính" được tạo ra từ Hoa Kỳ mà là các đơn vị hành chính "tạo nên" Hoa Kỳ. Dưới luật Hoa Kỳ, các tiểu bang được xem là các thực thể có chủ quyền, nghĩa là quyền lực của các tiểu bang trực tiếp đến từ người dân của các tiểu bang đó chớ không phải là đến từ chính phủ liên bang. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ lúc đầu được thành lập khi các tiểu quốc (bang) có chủ quyền gởi một số đại diện cho chủ quyền của mình đến tham gia vào chính phủ trung ương. Tuy nhiên chủ quyền mà họ gởi đến trung ương không phải là toàn bộ vì vậy chính phủ liên bang được hưởng chủ quyền có giới hạn và các tiểu bang vẫn duy trì được bất cứ phần chủ quyền nào mà họ chưa từng nhượng lại cho chính phủ liên bang qua đại diện của họ.
Danh sách 50 tiểu bang
Alabama • Alaska • Arizona • Arkansas • Bắc Carolina • Bắc Dakota • California • Colorado • Connecticut • Delaware • Florida • Georgia • Hawaii • Idaho • Illinois • Indiana • Iowa • Kansas • Kentucky • Louisiana • Maine • Maryland • Massachusetts • Michigan • Minnesota • Mississippi • Missouri • Montana • Nam Carolina • Nam Dakota • Nebraska • Nevada • New Hampshire • New Jersey • New Mexico • New York • Ohio • Oklahoma • Oregon • Pennsylvania • Rhode Island • Tây Virginia • Tennessee • Texas • Utah • Vermont • Virginia • Washington • Wisconsin • Wyoming
Các vùng chính thức của Hoa Kỳ
- Vùng 1 (Đông Bắc)
- Phân vùng 1 (Tân Anh Cát Lợi)
- Phân vùng 2 (Trung-Đại Tây Dương)
- Vùng 2 (Trung Tây)
- Phân vùng 3 (Trung Đông Bắc)
- Phân vùng 4 (Trung Tây Bắc)
- Vùng 3 (Nam)
- Phân vùng 5 (Nam Đại Tây Dương)
- Phân vùng 6 (Trung Đông Nam)
- Phân vùng 7 (Trung Tây Nam)
- Vùng 4 (Tây)
- Phân vùng 8 (Miền núi)
- Phân vùng 9 (Thái Bình Dương)
Hình ảnh chọn lọc
Nhân vật chọn lọc

Madonna Louise Veronica Ciccone (sinh ngày 16 tháng 8 năm 1958) với nghệ danh là Madonna cùng các biệt danh là Cô gái vật chất ("Material Girl"), Madge hay Maddie, là một ngôi sao giải trí nổi tiếng người Mỹ. Bên cạnh lĩnh vực thành công và được biết đến hơn cả là ca hát, cô còn hoạt động trong ngành công nghiệp giải trí-nghệ thuật dưới vai trò một diễn viên-đạo diễn, nhạc sĩ-nhạc công-vũ công, nhà văn và nhà thiết kế thời trang. Sinh ra tại tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ, Madonna đã rời bỏ quê hương, một mình lên thành phố New York để theo đuổi nghiệp vũ công năm 1979. Sau khi khởi nghiệp ca hát bằng một album năm 1983, cô đã phát hành ba album phòng thu đều đạt hạng nhất tại Mỹ trong suốt thập niên 1980 và thêm bốn album như vậy trong thập niên 2000.
Madonna luôn thu hút sự chú ý của công chúng không chỉ bởi những video ca nhạc đặc sắc và gây sốc, những màn biểu diễn trên sân khấu sôi động mà còn bởi cách thức sử dụng những đề tài, biểu tượng nhạy cảm liên quan đến chính trị, tình dục và tôn giáo, gây nên sự chỉ trích từ phía Vatican trong cuối thập niên 1980
Đầu thập niên 1990 cũng là khoảng thời gian mà cô tạo ra nhiều vụ bê bối liên quan đến tình dục, lại dẫn đến sự chỉ trích từ phía báo giới cùng với sự sụt giảm của tiêu thụ album. Tuy nhiên sự nghiệp của Madonna đã thăng hoa trở lại khi cô phát hành album năm 1998 Ray of Light nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình và giành được ba giải Grammy.Thuật từ về phân cấp hành chính của Hoa Kỳ
- Quận: đơn vị hành chính của tiểu bang
- Xã: chỉ có khoảng 20 tiểu bang có đơn vị xã
- Khu chưa hợp nhất: chưa có chính quyền tự quản
- Hội đồng khu tự quản: là chính quyền tự quản địa phương
- Khu tự quản: là thành phố, thị trấn, làng có chính quyền tự quản.
- Khu quốc hội: Hoa Kỳ được chia thành 435 khu, mỗi khu có một dân biểu.
- Vùng quốc hải: là các hải đảo thuộc Mỹ trong Thái Bình Dương và biển Caribe
- Quận-thành phố thống nhất: có chính quyền thành phố và chính quyền quận là một.
- Vùng đô thị: gồm 1 thành phố hạt nhân cộng các thành phố vệ tinh xung quanh và khu vực nông thôn lân cận.
- Nơi ấn định cho điều tra dân số': nhằm mục đích cho điều tra dân số ở những nơi không có chính quyền tự quản
- Thành phố/thị trấn: đa số nằm trong 1 quận, một số lấn vào các quận lân cận, cũng có một số có cùng địa giới với quận. Đặc biệt Thành phố New York bao gồm đến 5 quận.
- Khu học chánh: Khu vực đặc trách về giáo dục công cộng, thường thường địa giới bằng một thành phố hay một quận với quyền lực riêng bao gồm thuế, trưng dụng và lực lượng cảnh sát riêng.
- Khu bưu điện: ít nhất 1 khu trong một khu tự quản nhỏ trong khi một thành phố lớn có nhiều khu. Một khu bưu điện có thể nằm chồng lấn giữa các thành phố.
Bạn có biết?

- ...Chiếc thủy phi cơ lớn nhất thế giới, Hughes H-4 Hercules, hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Hàng không Evergreen, McMinnville, Oregon?
- ...Ngũ Đại Hồ chứa đựng gần 20% thể tích nước ngọt trên thế giới, gần bằng thể tích của hồ Baikal?
- ...Virginia là nơi sinh ra tám Tổng thống Hoa Kỳ, nhiều hơn bất cứ tiểu bang nào khác?
- ...thành phố San Jose, California là thành phố có số người Mỹ gốc Việt đông nhất so với các thành phố khác ở Hoa Kỳ?
- ...Quản đốc thành phố tuy dưới quyền một thị trưởng nhưng đảm nhiệm gần như các chức năng hành chính công cho một thành phố có chính quyền kiểu hội đồng-quản đốc?
Chính phủ và chính trị Hoa Kỳ
|
|
Địa lý Hoa Kỳ
|
Lịch sử Hoa Kỳ
Kinh tế Hoa Kỳ
![]() |
|
Các cổng thông tin khác