Danh sách thị trấn thuộc tỉnh Thanh Hóa

bài viết danh sách Wikimedia

Tính đến ngày 1 tháng 2 năm 2024, tỉnh Thanh Hóa có 558 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 31 thị trấn.[1] Đây là tỉnh có số thị trấn nhiều nhất Việt Nam (chiếm 31 trong số 618 thị trấn, tương đương hơn 5% tổng số thị trấn toàn quốc).[a] Tổng diện tích tự nhiên của 31 thị trấn chiếm xấp xỉ 6,75% toàn tỉnh Thanh Hóa. Tổng dân số của 31 thị trấn là 408.114 người vào năm 2022, chiếm 9,37% dân số toàn tỉnh. Các thị trấn chia thành 415 tổ chức tự quản, bao gồm 111 tổ dân phố, 268 khu phố và 36 tiểu khu. Tất cả các huyện trong tỉnh đều có thị trấn; phần lớn mỗi huyện chỉ có 1 thị trấn duy nhất đóng vai trò huyện lỵ, 5 huyện có nhiều thị trấn là: Yên Định (4 thị trấn), Thọ Xuân (3 thị trấn), Thạch Thành, Thiệu Hóa, Triệu Sơn (mỗi huyện có 2 thị trấn). Đa số các thị trấn là đô thị loại V.

Bản đồ vị trí các thị trấn thuộc tỉnh Thanh Hóa
Ngọc Lặc
Ngọc Lặc
Lam Sơn
Lam Sơn
Sao Vàng
Sao Vàng
Cành Nàng
Cành Nàng
Phong Sơn
Phong Sơn
Rừng Thông
Rừng Thông
Hà Trung
Hà Trung
Hậu Lộc
Hậu Lộc
Bút Sơn
Bút Sơn
Lang Chánh
Lang Chánh
Mường Lát
Mường Lát
Nga Sơn
Nga Sơn
Bến Sung
Bến Sung
Yên Cát
Yên Cát
Nông Cống
Nông Cống
Hồi Xuân
Hồi Xuân
Sơn Lư
Sơn Lư
Tân Phong
Tân Phong
Kim Tân
Kim Tân
Vân Du
Vân Du
Thiệu Hóa
Thiệu Hóa
Hậu Hiền
Hậu Hiền
Thọ Xuân
Thọ Xuân
Thường Xuân
Thường Xuân
Triệu Sơn
Triệu Sơn
Nưa
Nưa
Vĩnh Lộc
Vĩnh Lộc
Quán Lào
Quán Lào
Quý Lộc
Quý Lộc
Thống Nhất
Thống Nhất
Yên Lâm
Yên Lâm
Vị trí của 31 thị trấn thuộc tỉnh Thanh Hóa

Đô thị loại IV

Đô thị loại V

Đầu thập niên 1950, do tình hình chiến tranh khiến thị xã Thanh Hóa phải giải tán, dân cư di tản và tụ họp thành các thị trấn đặc biệt Cầu Bố, thị trấn đặc biệt Thanh Hóa trước khi khôi phục thị xã. Từ năm 1963 đến năm 1982, tồn tại các thị trấn Sầm Sơn, Bỉm Sơn đặt dưới sự quản lý trực tiếp của tỉnh; sau đó giải thể để hình thành các thị xã có tên tương ứng. Giai đoạn 1966–1969 là khoảng thời gian thành lập các thị trấn nông trường; tính đến năm 2009 thì đã giải thể tất cả các thị trấn nông trường để thành lập đơn vị hành chính mới hoặc sắp xếp dân cư, đất đai về các địa phương lân cận. Phần lớn các thị trấn huyện lỵ được thành lập vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Trong đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính tại Việt Nam 2019–2021, hầu hết các thị trấn mở rộng địa giới hành chính, một số thị trấn huyện lỵ có tên gọi mới được hình thành.

Danh sách

sửa

Danh sách 31 thị trấn thuộc tỉnh Thanh Hóa hiện nay được thể hiện dưới đây, gồm các thông tin sau về từng đơn vị hành chính:

  • Tên thị trấn
  • Diện tích tự nhiên (đơn vị: km²)
  • Quy mô dân số (Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022)[4]
  • Mật độ dân số (đơn vị: người/km²)
  • Số lượng tổ dân phố, khu phố, tiểu khu[5][6]
  • Năm thành lập thị trấn
  • Loại đô thị và năm công nhận[b]
  • Huyện mà thị trấn đó thuộc về
  • Bản đồ vị trí của thị trấn trong huyện.

Danh sách được sắp xếp theo thứ tự tên các thị trấn. Ô chứa tên của các thị trấn huyện lỵ được tô màu.

  Thị trấn huyện lỵ
Tên Diện tích Dân số Mật độ Hành chính Thành lập Loại đô thị Huyện Bản đồ
Bến Sung 21,29 11.702 534 16 khu phố 2002[7] V
2018[8]
Như Thanh
 
Bút Sơn 7,74 14.404 1.861 15 tổ dân phố 1989[9][10] V Hoằng Hóa
 
Cành Nàng 25,22 10.527 417 22 khu phố 1994[11] V Bá Thước
 
Hà Trung 5,12 11.133 2.174 10 tiểu khu 1988[12] V
2018[13]
Hà Trung
 
Hậu Hiền 10,41 12.061 1.159 10 khu phố[14] 2024[1] V
2022[15]
Thiệu Hóa
 
Hậu Lộc 9,90 13.850 1.399 14 tổ dân phố 1989[9][16] V Hậu Lộc
 
Hồi Xuân 72,81 7.870 108 14 khu phố 2019[17] V Quan Hóa
 
Kim Tân 10,77 13.442 1.248 16 khu phố 1990[18] V Thạch Thành
 
Lam Sơn 8,92 13.291 1.490 10 khu phố 1991[19] IV
2018[20]
Thọ Xuân
 
Lang Chánh 26,82 9.934 370 14 khu phố 1991[21][22] V Lang Chánh
 
Mường Lát 129,66 7.193 55 11 khu phố 2003[23] V Mường Lát
 
Nga Sơn 7,08 14.673 2.072 15 tiểu khu[24] 1988[25][26] V Nga Sơn
 
Ngọc Lặc 35,40 25.209 712 24 khu phố 1988[12] IV
2017[27]
Ngọc Lặc
 
Nông Cống 11,56 15.744 1.362 11 tiểu khu 1987[28] V Nông Cống
 
Nưa 21,20 10.844 512 11 tổ dân phố 2019[17] V
2015[29]
Triệu Sơn
 
Phong Sơn 34,42 22.018 640 16 tổ dân phố 2019[17] V
2019[30]
Cẩm Thủy
 
Quán Lào 8,24 14.158 1.718 10 khu phố 1989[25][31] V
2018[32]
Yên Định
 
Quý Lộc 13,56 13.990 1.032 10 tổ dân phố[33] 2021[34] V
2018[35]
Yên Định
 
Rừng Thông 5,96 11.167 1.874 9 khu phố 1992[36][37] V Đông Sơn
 
Sao Vàng 18,69 11.610 621 15 khu phố[38] 1999[39] IV
2018[20]
Thọ Xuân
 
Sơn Lư 54,02 5.444 101 11 khu phố[24] 2019[17] V Quan Sơn
 
Tân Phong 14,64 25.063 1.712 23 tổ dân phố[24] 2019[17] V
2018[40]
Quảng Xương
 
Thiệu Hóa 17,21 28.352 1.647 20 khu phố[14] 2019[17] V
2022[41]
Thiệu Hóa
 
Thọ Xuân 4,77 10.598 2.222 9 khu phố 1965[42][43] V Thọ Xuân
 
Thống Nhất 17,43 5.589 321 8 khu phố 2009[44] V
2009[45]
Yên Định
 
Thường Xuân 49,53 10.946 221 11 khu phố 1988[12] V Thường Xuân
 
Triệu Sơn 8,49 19.008 2.239 14 tổ dân phố 1988[12] V Triệu Sơn
 
Vân Du 44,48 10.756 242 13 khu phố 2004[46] V Thạch Thành
 
Vĩnh Lộc 5,41 10.235 1.892 10 khu phố[47] 1992[36][48] V Vĩnh Lộc
 
Yên Cát 31,27 10.072 322 15 khu phố 1989[9][49] V Như Xuân
 
Yên Lâm 17,25 7.231 419 8 tổ dân phố[33] 2021[34] V
2018[50]
Yên Định
 

Các thị trấn không còn tồn tại

sửa

Danh sách dưới đây liệt kê các thị trấn không còn tồn tại từng thuộc tỉnh Thanh Hóa; danh sách có đề cập đến các thị trấn đặc biệt, thị trấn nông trường. Thứ tự sắp xếp các đơn vị theo thời điểm giải thể từ cũ nhất đến mới đây nhất.

Tên Trực thuộc Năm thành lập Giải thể
Năm Lý do
Thị trấn đặc biệt Cầu Bố Tỉnh Thanh Hóa 1950[51] 1951[52] Sơ tán do chiến tranh.
Thị trấn đặc biệt Thanh Hóa Tỉnh Thanh Hóa 1952[52] 1954[53] Khôi phục thị xã Thanh Hóa.
Thị trấn Sầm Sơn Huyện Quảng Xương 1957[54] 1963[55] Thành lập thị trấn Sầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Tỉnh Thanh Hóa
Huyện Quảng Xương[c]
1963[55][58] 1982[59] Thành lập các tiểu khu Bắc Sơn, Trường Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn.[d]
Thị trấn Bỉm Sơn Tỉnh Thanh Hóa 1977[60] 1982[61] Thành lập các tiểu khu I, II, III thuộc thị xã Bỉm Sơn.[e]
Thị trấn nông trường Hà Trung Huyện Hà Trung
Huyện Trung Sơn[f]
Thị xã Bỉm Sơn[62]
1967[63] 1991[64] Thành lập phường Bắc Sơn thuộc thị xã Bỉm Sơn.
Thị trấn Thiệu Yên Huyện Thiệu Yên 1989[25][31] 1996[65] Đổi tên thành thị trấn Quán Lào thuộc huyện Yên Định.
Thị trấn nông trường Sao Vàng Huyện Thọ Xuân 1967[63] 1999[39] Thành lập thị trấn Sao Vàng.
Thị trấn nông trường Phúc Do Huyện Cẩm Thủy 2004[46] Thành lập xã Phúc Do.[g]
Thị trấn nông trường Yên Mỹ Huyện Nông Cống Thành lập xã Yên Mỹ.
Thị trấn nông trường Thạch Thành Huyện Thạch Thành
Huyện Vĩnh Thạch[f]
1967[66] Thành lập xã Thạch Tân thuộc huyện Thạch Thành.[h]
Thị trấn nông trường Lam Sơn Huyện Ngọc Lặc
Huyện Lương Ngọc[f]
1967[67] Thành lập xã Lam Sơn thuộc huyện Ngọc Lặc.
Thị trấn nông trường Vân Du Huyện Thạch Thành
Huyện Vĩnh Thạch[f]
1968[68][69] Thành lập thị trấn Vân Du thuộc huyện Thạch Thành.
Thị trấn nông trường Sông Âm Huyện Ngọc Lặc
Huyện Lương Ngọc[f]
1968[70][69] Chuyển dân cư về các xã thuộc hai huyện Ngọc Lặc, Thọ Xuân.
Thị trấn nông trường Bãi Trành Huyện Như Xuân 1969[71] Thành lập các xã Bãi Trành, Xuân Hòa.
Thị trấn nông trường Thống Nhất Huyện Ngọc Lặc
Huyện Lương Ngọc[f]
Huyện Thiệu Yên[74]
Huyện Yên Định[65]
1966[75][76] 2009[44] Thành lập thị trấn Thống Nhất thuộc huyện Yên Định.
Thị trấn Tào Xuyên Huyện Hoằng Hóa 2003[23] 2012[77] Thành lập phường Tào Xuyên thuộc thành phố Thanh Hóa.
Thị trấn Nhồi Huyện Đông Sơn 2006[78] Thành lập phường An Hoạch thuộc thành phố Thanh Hóa.[i]
Thị trấn Quan Hóa Huyện Quan Hóa 1987[28] 2019[17] Thành lập thị trấn Hồi Xuân.
Thị trấn Cẩm Thủy Huyện Cẩm Thủy 1989[9][79] Thành lập thị trấn Phong Sơn.
Thị trấn Quảng Xương Huyện Quảng Xương 1991[80] Thành lập thị trấn Tân Phong.
Thị trấn Vạn Hà Huyện Thiệu Hóa 2000[81] Thành lập thị trấn Thiệu Hóa.
Thị trấn Quan Sơn Huyện Quan Sơn 2003[23] Thành lập thị trấn Sơn Lư.
Thị trấn Tĩnh Gia Huyện Tĩnh Gia 1984[82] 2020[83] Thành lập phường Hải Hòa thuộc thị xã Nghi Sơn.

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Tính đến ngày 1/5/2024, Việt Nam có tất cả 619 thị trấn.[2] Từ ngày 1/9/2024 (khi Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực), số thị trấn còn lại là 618.[3]
  2. ^ Các thị trấn chưa được công nhận loại đô thị bằng văn bản chính thức thì được coi là đạt tiêu chí đô thị loại V mà không có năm công nhận.
  3. ^ Thị trấn Sầm Sơn tạm thời trực thuộc huyện Quảng Xương từ cuối năm 1967,[56] đến gần cuối năm 1968 thì trở lại trực thuộc tỉnh.[57]
  4. ^ Nay là các phường Bắc Sơn, Trường Sơn thuộc thành phố Sầm Sơn.
  5. ^ Nay là các phường Ba Đình, Lam Sơn, Ngọc Trạo và một phần các phường Bắc Sơn, Đông Sơn.
  6. ^ a b c d e f Năm 1977, thành lập các huyện Trung Sơn (hợp nhất 2 huyện Hà TrungNga Sơn), Vĩnh Thạch (hợp nhất 2 huyện Vĩnh LộcThạch Thành), Lương Ngọc (hợp nhất 2 huyện Lang ChánhNgọc Lặc), Thiệu Yên (hợp nhất 15 xã phía bắc sông Chu của huyện Thiệu Hóa với huyện Yên Định), Đông Thiệu (hợp nhất huyện Đông Sơn với 16 xã phía nam sông Chu còn lại của huyện Thiệu Hóa).[72]
    Năm 1982, tái lập các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Lang Chánh, Ngọc Lặc; đổi tên huyện Đông Thiệu thành Đông Sơn nhưng vẫn giữ nguyên địa giới.[73]
    Đến năm 1996, tái lập huyện Thiệu Hóa như trước năm 1977, phần còn lại của huyện Thiệu Yên đổi về tên cũ Yên Định.[65]
  7. ^ Nay là một phần xã Cẩm Tân.
  8. ^ Nay là một phần xã Thạch Bình.
  9. ^ Nay là một phần của phường An Hưng.

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Ủy ban Thường vụ Quốc hội (13 tháng 12 năm 2023). “Nghị quyết số 939/NQ-UBTVQH15 về việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ “Đơn vị hành chính”. danhmuchanhchinh.gso.gov.vn. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (23 tháng 7 năm 2024). “Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023–2025 của tỉnh Nam Định” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (8 tháng 4 năm 2020). “Quyết định 1238/QĐ-UBND năm 2020 về việc phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (18 tháng 12 năm 2020). “Quyết định số 5389/QĐ-UBND về việc chuyển thôn thành tổ dân phố tại các phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ Chính phủ (11 tháng 4 năm 2002). “Nghị định số 44/2002/NĐ-CP về việc thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và thị trấn Bến Sung thuộc huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (11 tháng 7 năm 2018). “Quyết định số 2605/QĐ-UBND về việc công nhận thị trấn Bến Sung và khu vực dự kiến mở rộng, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn đô thị loại V” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ a b c d Quyết định số 124-HĐBT ngày 14-9-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Như Xuân, Hậu Lộc, Hoằng Hóa và Cẩm Thủy thuộc tỉnh Thanh Hóa
  10. ^ “Giới thiệu về thị trấn Bút Sơn”. Cổng thông tin điện tử Thị trấn Bút Sơn. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ Tiến Đông (23 tháng 8 năm 2019). “Tọa đàm kỷ niệm 25 năm ngày thành lập thị trấn Cành Nàng, Bá Thước”. Báo Thanh Hóa điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.
  12. ^ a b c d Hội đồng Bộ trưởng (3 tháng 6 năm 1988). “Quyết định số 99-HĐBT về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Hà Trung, Ngọc Lặc, Thường Xuân và Triệu Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (12 tháng 1 năm 2018). “Quyết định số 158/QĐ-UBND về việc công nhận thị trấn Hà Trung và khu vực dự kiến mở rộng, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn đô thị loại V” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  14. ^ a b Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2 tháng 4 năm 2024). “Quyết định số 1285/QĐ-UBND về việc chuyển thôn, tiểu khu thành khu phố thuộc thị trấn Thiệu Hóa và thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2024.
  15. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (8 tháng 6 năm 2022). “Quyết định số 1984/QĐ-UBND về việc công nhận khu vực dự kiến hình thành đô thị Hậu Hiền (xã Minh Tâm), huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại V” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  16. ^ Linh Hương (14 tháng 9 năm 2019). “Thị trấn Hậu Lộc kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Cờ thi đua của Chủ tịch UBND tỉnh”. Chuyên trang Văn hóa đời sống của Báo Thanh Hóa điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  17. ^ a b c d e f g Ủy ban Thường vụ Quốc hội (16 tháng 10 năm 2019). “Nghị quyết số 786 /NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  18. ^ “Lịch sử hình thành Thị trấn Kim Tân”. Trang thông tin điện tử thị trấn Kim Tân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
  19. ^ Nguyễn Văn Tuyến (17 tháng 4 năm 2020). “Giới thiệu tổng quan về thị trấn Lam Sơn”. Trang thông tin điện tử thị trấn Lam Sơn. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  20. ^ a b Bộ trưởng Bộ Xây dựng (20 tháng 6 năm 2018). “Quyết định số 834/QĐ-BXD về việc công nhận khu vực Thị trấn Lam Sơn, Thị trấn Sao Vàng và khu vực dự kiến mở rộng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại IV”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  21. ^ Quyết định số 185-TCCP ngày 13-4-1991 của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ
  22. ^ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001), tr. 58.
  23. ^ a b c Chính phủ (6 tháng 11 năm 2003). “Nghị định số 131/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn thuộc các huyện Mường Lát, Quan Sơn và Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  24. ^ a b c Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa (16 tháng 6 năm 2020). “Nghị quyết số 274/NQ-HĐND về việc đổi tên thôn (bản), tổ dân phố (tiểu khu) tại các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  25. ^ a b c Quyết định số 188/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 23-12-1988
  26. ^ Như Hải (21 tháng 6 năm 2019). “Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng bộ Thị trấn Nga Sơn”. Cổng thông tin điện tử huyện Nga Sơn. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  27. ^ Bộ trưởng Bộ Xây dựng (15 tháng 3 năm 2017). “Quyết định số 136/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Ngọc Lặc và khu vực dự kiến mở rộng, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2024.
  28. ^ a b Hội đồng Bộ trưởng (5 tháng 1 năm 1987). “Quyết định số 4-HĐBT về việc điều chỉnh địa giới hành chính của một số xã và thị trấn của các huyện Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống và Quan Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  29. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (24 tháng 12 năm 2015). “Quyết định số 5425/QĐ-UBND về việc công nhận xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn đạt tiêu chuẩn đô thị loại V” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  30. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (25 tháng 1 năm 2019). “Quyết định số 393/QĐ-UBND về việc công nhận thị trấn Cẩm Thủy và khu vực dự kiến mở rộng huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn đô thị loại V” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  31. ^ a b K.H (26 tháng 3 năm 2019). “Đảng ủy thị trấn Quán Lào: Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập”. Chuyên trang Văn hóa đời sống của Báo Thanh Hóa điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  32. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (23 tháng 11 năm 2018). “Quyết định số 4657/QĐ-UBND về việc công nhận thị trấn Quán Lào và khu vực dự kiến mở rộng huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn đô thị loại V” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  33. ^ a b Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (23 tháng 8 năm 2021). “Quyết định số 3215/QĐ-UBND về việc chuyển thôn thành tổ dân phố tại các phường thuộc thành phố Thanh Hóa và thị trấn thuộc huyện Yên Định” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  34. ^ a b Ủy ban Thường vụ Quốc hội (27 tháng 4 năm 2021). “Nghị quyết số 1260/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị trấn Quý Lộc và thị trấn Yên Lâm thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  35. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (23 tháng 11 năm 2018). “Quyết định số 4656/QĐ-UBND về việc công nhận xã Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn đô thị loại V” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  36. ^ a b Quyết định số 49-TCCP ngày 28-1-1992 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ
  37. ^ Đài TTRT (8 tháng 4 năm 2022). “Thị trấn Rừng Thông kỷ niệm 30 năm thành lập (28/01/1992–28/01/2022)”. Trang thông tin điện tử thị trấn Rừng Thông. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.
  38. ^ Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa (21 tháng 9 năm 2020). “Nghị quyết số 327/NQ-HĐND về việc đổi tên thôn, tổ dân phố tại các xã, thị trấn thuộc các huyện Thọ Xuân, Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  39. ^ a b Chính phủ (5 tháng 8 năm 1999). “Nghị định số 65/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Quan Sơn, Mường Lát, Như Xuân và Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.
  40. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (26 tháng 1 năm 2018). “Quyết định số 375/QĐ-UBND về việc công nhận thị trấn Quảng Xương và khu vực dự kiến mở rộng huyện Quảng Xương đạt tiêu chuẩn đô thị loại V” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  41. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (8 tháng 6 năm 2022). “Quyết định số 1983/QĐ-UBND về việc công nhận thị trấn Thiệu Hóa và khu vực dự kiến mở rộng, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại V” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  42. ^ Quyết định số 34-NV ngày 9-2-1965 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê chuẩn việc thành lập xã Tân Lập và thị trấn Thọ Xuân thuộc tỉnh Thanh Hóa
  43. ^ Dương Bạch Long (2003), tr. 443.
  44. ^ a b Chính phủ (15 tháng 10 năm 2009). “Nghị quyết số 52/NQ-CP về việc giải thể thị trấn nông trường Thống Nhất; điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập thị trấn Thống Nhất thuộc huyện Yên Định và mở rộng địa giới hành chính thị trấn Bút Sơn thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.
  45. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (17 tháng 2 năm 2009). “Quyết định số 456/QĐ-UBND về việc công nhận thị trấn nông trường Thống Nhất, huyện Yên Định đạt tiêu chuẩn đô thị loại V”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  46. ^ a b Chính phủ (9 tháng 1 năm 2004). “Nghị định số 15/2004/NĐ-CP về việc giải thể thị trấn Nông Trường để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Như Xuân, Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  47. ^ Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa (6 tháng 12 năm 2020). “Nghị quyết số 383/NQ-HĐND về việc đổi tên thôn thành khu phố tại thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  48. ^ Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn Vĩnh Lộc (2017), tr. 8.
  49. ^ “Lịch sử hình thành”. Trang thông tin điện tử Thị trấn Yên Cát - huyện Như Xuân. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
  50. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (7 tháng 12 năm 2018). “Quyết định số 4901/QĐ-UBND về việc công nhận xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn đô thị loại V” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  51. ^ Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Thanh Hóa (2022), tr. 96.
  52. ^ a b Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Thanh Hóa (2022), tr. 97.
  53. ^ Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Thanh Hóa (2022), tr. 101.
  54. ^ Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa (27 tháng 8 năm 1957). “Quyết nghị số 1712 TC/CB về việc thành lập Ban Quản trị Thị trấn Sầm Sơn”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  55. ^ a b Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 7 năm 1963). “Quyết định số 1654 TCCB/TH về việc giải thể Ban Quản trị Thị trấn Sầm Sơn thuộc UBHC huyện Quảng Xương, thành lập Thị trấn Sầm Sơn trực thuộc UBHC tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  56. ^ Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 12 năm 1967). “Quyết định số 2842 TCDC/UBTH về việc tạm thời quy định Thị trấn Sầm Sơn trực thuộc UBHC huyện Quảng Xương”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  57. ^ Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa (9 tháng 9 năm 1968). “Quyết định số 1890 TC/UBTH về việc huỷ bỏ Quyết định số 2842/TC-DCUB ngày 22/12/1967 của UBHC tỉnh Thanh Hoá”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  58. ^ Quyết định số 50/CP ngày 15/4/1963 của Hội đồng Chính phủ phê chuẩn việc thành lập Thị trấn Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa.
  59. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (15 tháng 2 năm 1982). “Quyết định số 71 TC/UBTH về thi hành Quyết định số 157-HĐBT ngày 18/12/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Thị xã”. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  60. ^ Bộ trưởng Phủ Thủ tướng (29 tháng 6 năm 1977). “Quyết định số 140-BT về việc thành lập thị trấn Bỉm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  61. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (20 tháng 2 năm 1982). “Quyết định số 81 TC/UBTH về thi hành Quyết định số 157-HĐBT ngày 18/12/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập hai Thị xã”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  62. ^ Hội đồng Bộ trưởng (18 tháng 12 năm 1981). “Quyết định số 157-HĐBT về việc thành lập hai thị xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  63. ^ a b Bộ trưởng Bộ Nội vụ (8 tháng 3 năm 1967). “Quyết định số 89-NV về việc thành lập 4 thị trấn nông trường thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  64. ^ “Thị xã Bỉm Sơn: Phường Bắc Sơn 30 năm hình thành và phát triển”. Tạp chí Việt Nam Hội nhập. 4 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2022.
  65. ^ a b c Chính phủ (18 tháng 11 năm 1966). “Nghị định số 72-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Quan Hóa, Như Xuân, Đông Sơn, Thiệu Yên thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.
  66. ^ Bộ trưởng Bộ Nội vụ (25 tháng 4 năm 1967). “Quyết định số 162-NV phê chuẩn việc thành lập thị trấn nông trường Thạch Thành, thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  67. ^ Bộ trưởng Bộ Nội vụ (8 tháng 8 năm 1967). “Quyết định số 310-NV thành lập một thị trấn nông trường thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  68. ^ Quyết định số 44-NV ngày 8-2-1968 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê chuẩn việc thành lập một thị trấn Nông trường thuộc tỉnh Thanh Hóa
  69. ^ a b Dương Bạch Long (2003), tr. 484.
  70. ^ Quyết định số 89-NV ngày 18-3-1968 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê chuẩn việc thành lập một thị trấn Nông trường thuộc tỉnh Thanh Hóa
  71. ^ Bộ trưởng Bộ Nội vụ (15 tháng 3 năm 1969). “Quyết định số 128/NV phê chuẩn việc thành lập Thị trấn nông trường Bãi Trành”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.
  72. ^ Hội đồng Chính phủ (5 tháng 7 năm 1977). “Quyết định số 177-CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  73. ^ Hội đồng Bộ trưởng (30 tháng 8 năm 1982). “Quyết định số 149/HĐBT về việc phân vạch địa giới một số huyện và đổi tên huyện Đông Thiệu thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.
  74. ^ Hội đồng Chính phủ (23 tháng 10 năm 1978). “Quyết định số 267-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  75. ^ Quyết định số 99/NV ngày 13/4/1966 của Bộ Nội vụ phê chuẩn việc thành lập Thị trấn nông trường Thống Nhất trực thuộc huyện Ngọc Lặc
  76. ^ Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa (9 tháng 5 năm 1966). “Quyết định số 1675 TCDC/UBTH về việc thành lập Ủy ban Hành chính lâm thời thị trấn nông trường Thống Nhất trực thuộc huyện Ngọc Lặc”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.
  77. ^ Chính phủ (29 tháng 2 năm 2012). “Nghị quyết số 05/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn và Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  78. ^ Chính phủ (21 tháng 4 năm 2006). “Nghị định số 40/2006/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn Nhồi thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  79. ^ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001), tr. 25.
  80. ^ Hoàng Tuấn Phổ (2012), tr. 131.
  81. ^ Chính phủ (30 tháng 10 năm 2000). “Nghị định số 63/2000/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn huyện lỵ huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  82. ^ Hội đồng Bộ trưởng (14 tháng 12 năm 1984). “Quyết định số 163-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  83. ^ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (22 tháng 4 năm 2020). “Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.

Nguồn sách

sửa