Thảo luận:Lê Thánh Tông

Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Newone trong đề tài Hoàng đế thứ tư?

Untitled

sửa

Bạn nào có điều kiện bổ sung và viết bài nàyVanminhhanoi 18:36, ngày 7 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi thấy bối cảnh nhà Hậu Lê chỉ nên được nhắc qua thôi, không cần phải kể hết tất cả những chuyện xảy ra trước khi Lê Thánh Tông sinh. Nội dung nên chú trọng và cuộc đời của Lê Thánh Tông. Nguyễn Hữu Dng 16:08, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đoạn đầu

sửa

Tôi nghĩ phần thân thế của vua không nên để ở đoạn đầu, mà nên dời vào một phần trong bài. Đoạn đầu nên nói về những thành tích nổi bật nhất của Lê Thánh Tông để độc giả có một khái niệm về vị vua này trước khi nhập vào bài. Nguyễn Hữu Dng 15:38, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập Bia Tiến Sỹ lần đầu tiên ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào năm 1484
Tôi cũng không hiểu sao lại viết như thế này. Những từ "lập" và "khởi xướng" vì sao cần in đậm. Mà ảnh này nên cho xuống dưới phần giáo dục. Từ "bia tiến sĩ" cũng không cần viết hoa--Docteur Rieux 15:43, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ngoài ra, phần bối cảnh quá dài và không liên quan trực tiếp đến nhân vật. 134.157.5.212 15:42, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nói như bạn (134) thì khối người dạy khôn! Bạn ca ngợi cái áo bạn đang mặc trên người, thì bạn nói trống không à? Bạn phải phân tích do nguồn vải của hãng này, nguồn chỉ may của hãng kia và do tài khéo léo của người may. Gớm, Bạn đi viết bài khác đi! Đầy việc để làm, bạn hãy chứng minh bằng sản phẩm của chính mìnhVanminhhanoi 18:13, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sao bạn cứ hay nói móc người khác. Phải chăng đó là văn minh Hà Nội ?thưsinhviệt (thảo luận) 22:52, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bài viết chọn lọc

sửa

Tôi thấy bài viết này có triển vọng thành bài viết chọn lọc. Xin các bạn hãy giúp tay để biến bài thành một bài có thể đưa lên trang chính được. Nguyễn Hữu Dng 16:08, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nội dung bài này có tính cách ca tụng cá nhân, xin tác giả sửa lại cho đúng thái độ trung lập, trước khi nó được chọn lọc. 134.157.5.212 16:14, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đồng ý. Nguyễn Hữu Dng 16:16, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời


Các bạn cho biết điểm nào không đúng sự thật?Vanminhhanoi 16:18, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Không trung lập không nhất thiết là không đúng sự thật, mà có thể chỉ đưa thông tin của một phía, trong trường hợp này của người Việt. Có lẽ người Champa không coi trọng vị vua này cho lắm. Nguyễn Hữu Dng 16:22, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
"Nhưng việc các đại thần thời ấy chọn ông là một may mắn cho xã tắc Đại Việt."
"Lê Thánh Tông là một nhà văn hóa lớn của Đại Việt: nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự tài ba, nhà thơ lớn, nhà ngoại giao khéo léo."
"Lê Thánh Tông trị vì Đại Việt được 38 năm và ông đã để lại cho Đại Việt những di sản khổng lồ."
Và phần này nằm sai chỗ; mục "lên ngôi" không thích hợp cho những nhận xét tổng quát; thay vào đó nên nêu các sự kiện lịch sử lien quan đến việc lên ngôi. 134.157.5.212 16:24, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lịch sử là lịch sử. Bạn có thể nói rằng người Ai Cập sẽ thấy lịch sử của La Mã là trung lập? Bởi vì người La Mã đã từng đo hộ người Ai Cập.Vanminhhanoi 16:27, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Wikipedia không đưa ra quan điểm lịch sử. Chúng ta chỉ nêu các sự kiện; các nhận xét và quan điểm nên trích nguyên văn lại từ các tác giả/nguồn có uy tín. 134.157.5.212 16:28, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cám ơn bạn chỉ bảo! Nếu tôi trích các lời ca ngợi của các nhà nghiên cứu nước ngoài ra đây, tôi tin bạn nóng lạnh luôn.Vanminhhanoi 16:34, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn cứ trích, chú ý là trích các nguồn có uy tín và trích đủ các nguồn, không lẫn lộn giữa trích nguồn và mang ý kiến vào nội dung thông thường của bài viết hay đưa ra ý kiến của riêng bạn. 134.157.5.212 16:38, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời


Bạn đùa dai! Tôi hỏi bạn rằng hiện nay ai có uy tín? ai không có uy tín? Riêng các bài viết về Lê Thánh Tông hiện tại, chưa có bài nào viết miến phí và đầy đủ hơn bài này! Tay tôi viết, đầu tôi nghĩ, tặng không Wiki, mà chẳng phải văn phong của tôi thì của ai? Bạn đùa dai!Vanminhhanoi 17:58, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với bạn Vanminhhanoi, đây là bài viết có chất lượng. Lê Thánh Tông là vị vua vĩ đại, chẳng có gì sai khi ca ngợi ông, còn xét về tính trung lập thì bài này đáp ứng rồi, bạn 134.157.5.212 chắc không phải người Việt nên phản ứng hơi quá, hay bạn là người gốc Chăm????Đại Nam Việt (thảo luận) 06:45, ngày 27 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ai Lao của Thái Lan?

sửa

Theo Việt Nam sử lược, Ai Lao là Lào ngày nay. Nguyễn Hữu Dng 15:58, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trong quá khứ, có lúc Ai Lao là thuộc địa Thái Lan, nhưng sau khi Pháp nhảy vào thì Ai Lao đã được giải phóng một phần, phần được "giải phóng" này, phía đông Mekong, là Lào ngày nay. Lào có lẽ là phần lớn diện tích Ai Lao; tuy nhiên dân số Ai Lao hình như lại nằm phần lớn ở bờ tây, thuộc vùng Isan Thái Lan hiện nay. Xem thêm bài Lịch sử Lào.193.52.24.125 16:02, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Được nhiều nhà sử học đánh giá là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam

sửa

Trong bài có câu:và được nhiều nhà sử học đánh giá là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam. Để có tính khoa học và báck khoa, khi viết như vậy thì tôi đề nghị phải nêu nguồn tham khảo, nếu không thì cắt câu này ra khỏi bài. Phan Ba 05:58, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đang thêm phần Đánh giá để bổ sung. Nguyễn Hữu Dng 06:33, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Trong phần đánh giá đó phải có 1. chữ "vĩ đại nhất" và 2. người nhận xét phải là một nhà sử học thì tôi mới chịu vì tôi rất dị ứng với các chữ như thế. Phan Ba 06:37, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Quên, ít nhất là phải có 2 nhà sử học viết ra chữ "vĩ đại nhất", vậy thì mới đúng là "được nhiều nhà sử học". Phan Ba 06:40, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi đang tìm một số tài liệu tiếng Anh có nói LTT là "the greatest Lê emperor" ([1]) nhưng phải đọc xong nội dung đã. Nguyễn Hữu Dng 06:45, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lê Thánh Tông là vị vua anh minh nhất của nhà Hậu Lê thì đúng. Avia (thảo luận) 07:22, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thế Avia nghĩ rằng vua vĩ đại nhất của nhà Hậu Lê/Việt Nam là ai? DHN nói đúng là cả đống sách phương Tây ghi LTT là vua vĩ đại nhất, mà tôi nghĩ đến ko phải là vấn đề nhạy cảm, dễ tranh cãi mà phải xét nét, tại sao chúng ta cứ phải "dè đặt" với cụm từ này nhỉ? Nếu mọi người ko phản đối tôi sẽ thêm 1 đoạn kiểu này!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 14:54, ngày 8 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trời, vấn đề từ 2006 rồi mà bạn tỏ ra căn thẳng làm chi cho mệt óc vậy:|. Có nguồn thì cứ viết vào, mà mà nhớ nêu tên Nhà sử học cho đúng yêu cầu bên trên--115.75.26.123 (thảo luận) 15:03, ngày 8 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thử chờ đồng thuận:D Nói chugn quan điểm của tôi là quá đồng ý với chữ "vĩ đại nhất"!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 15:12, ngày 8 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi thường đọc được từ những sử gia hiện đại của VN ca ngợi đây là những vị vua vĩ đại nhất, nhưng để xem vĩ đại nhất thì hãy xem thời đại của ông ấy cai trị ra sao. Ca dao của nhân dân chỉ ca ngợi độc nhất 2 vị vua: Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn/ Con dắt, con bế, con bồng, con mang.

Chứ không hề nói thời Lê Thánh Tông là thời THỊNH TRỊ, các chính sách của vua Lê Thánh Tông là HOÀN THIỆN những gì mà vua Lê Thái Tổ đã làm, bao gồm sửa sang quan chế, pháp luật, hành chính và chinh phục Chiêm Thành, chứ bản thân ông ấy không khai sáng CHÍNH SÁCH gì mới mẻ.

Các sử gia đương thời cũng đã nhận xét vua Lê Thánh Tông giỏi thơ ca, mở mang bờ cõi… chứ không bao giờ nhắc đến thời đại L Thánh Tông, như nhận xét thời Lê Thái Tổ là ‘’10 năm đại trị’’, hoặc thịnh trị cả.

Ví như việc đánh Chiêm Thành, thì trước đây Lê Thái Tổ đã điều những viên tướng có năng lực nhất của mình là Nguyễn Chích, Lê Khôi trấn thủ, ngay bản thân Lê Khôi cũng đã đánh tới thành Đồ Bàn, bắt vua Chiêm là Bí Cai rồi. Viên tướng cũ của vua Lê Thái Tổ cũng là 1 viên tướng tham gia đánh Chiêm dưới thời vua Lê Thánh Tông.

Vua Lê Thái Tổ mới là vị vua vĩ đại nhất Việt Nam, vì vua đã đánh đổ 1 đội quân xâm lược mạnh, đang thực hiện cai trị bằng những biện pháp xuất sắc của kẻ cai trị. Có thể nói không có Lê Thái Tổ thì VN có thể đã bị sát nhập vào bản đồ Trung Quốc. Sau khi chiến thắng quân Minh thì (theo thiển ý của tôi) nghệ thuật tiến hành chiến tranh của Đại Việt đã vượt xa các nước xung quoanh, và cho đến bây giờ, nghệ thuật tiến hành chiến tranh của người Việt vẫn vượt trội, kể cả Trung Quốc. Hãy xem nhà vua đã tiêu diệt nhanh chóng những đội quân của các tù trưởng miền núi, dù chúng không phải không mạnh, vì nhà vua phải điều tướng Lê Khôi để trở về dẹp loạn thì đủ biết chúng mạnh như thế nào. Thu châu Phục Lễ (Cao Bằng) là công lao của vua Lê Thái Tổ, không phải ai cũng biết.

Sau chiến tranh, chỉ 6 năm (vua Lê Thánh Tông cai trị 38 năm) mà vua Lê Thái Tổ đã làm được những việc lớn lao, thông kê dân số, số ruộng của tất cả mọi người, tiền tệ, pháp luật, nền hành chính,…1 việc tôi cho là vượt xa những vị vua khác.

Vua Lê Thái Tổ đã để lại cho con cháu 1 đội ngũ quan lại, tướng lĩnh xuất sắc. 113.170.92.227 (thảo luận) 13:04, ngày 2 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bách khoa hay là sách?

sửa

Tôi thấy các bạn sửa quá nhiều và các bạn đang hiểu rằng mình làm mất đi những luận cứ của bài và lịch sử của Việt Nam đang bị các bạn viết khô cứng và dễ bị xa lánh.Vanminhhanoi 07:08, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin bạn hãy nhớ đây là bài bách khoa, mục đích chính là đưa thông tin, không phải để thuyết phục độc giả hay đưa ra một tiểu thuyết có nhiều gay go hồi hộp. Nguyễn Hữu Dng 07:12, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý với Nguyễn Hữu Dng. Vì là một cuốn từ điển bách khoa, tức là nơi để người khác đến để tra cứu, nên cái chủ yếu nhất là nêu thật đầy đủ sự kiện, chứ cái chủ yếu không phải là bàn luận. Một bài viết về một nhân vật hay và xuất sắc ở chổ là nêu đầy đủ sự kiện, đóng góp của nhân vật đó, tầm quan trọng của những đóng góp đó, tránh những từ quá hoa mỹ không cần thiết mà người đọc vẫn có thể có đánh giá riêng của mình về nhân vật đó, không cần phải nêu nhận xét của cá nhân người viết bài. Phan Ba 07:16, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bài viết trong Wikipedia không được đưa ra bất cứ luận cứ nào. Nó chỉ cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ. Bài khô trong mắt bạn, nhưng nó có ích trong mắt tôi, và có những người tìm đến đọc vì nó trung lập và khách quan, không bị ảnh hưởng thiên lệch của các tư tưởng khác nhau. Một lần nữa chú ý, nếu bạn muốn viết tiểu thuyết hay các bài viết có quan điểm riêng, hãy thử viết tại Wikibook.193.52.24.125 07:16, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi muốn nói thêm là trong bài vẫn đưa bình luận được, nhưng phải trích dẫn từ sử sách, từ những nguồn đã công bố và có thể kiểm chứng được, chứ KHÔNG đưa ý kiến riêng của người viết bài hoặc trích dẫn tài liệu riêng. Avia (thảo luận) 07:29, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Vua lên ngôi lấy tên..."

sửa

Vua lên ngôi chỉ đặt niên hiệu hoặc đổi tên huý, còn Thánh Tông, Nhân Tông là miếu hiệu khi vua chết người sau mới đặt. Những tên "Tông", "Tổ" không bao giờ vua tự đặt khi còn sống. Tôi đã chỉnh lý lại lỗi nhỏ này. Qua đây tôi càng thấy cấp bách vấn đề xây dựng một mục "Từ điển nhỏ" những thuật ngữ chuyên ngành (như đã đề cập trong phần thảo luận bài Lê Uy Mục) vì vẫn còn khá nhiều người chưa phân biệt rõ "Tên huý" với "niên hiệu", "miếu hiệu", "thụy hiệu".--Trungda 07:37, 19 tháng 9 2006 (UTC)

Vua thứ mấy

sửa

Thánh Tông là vua thứ mấy nhà Hậu Lê? Sao trong ĐVSKTT và VNSL chỉ có 3 vị vua trước Thánh Tông? Nguyễn Hữu Dng 23:03, 21 tháng 9 2006 (UTC)

ĐVSKTT là quốc sử, đương nhiên không tính Lạng Sơn vương Nghi Dân là vua. Avia (thảo luận) 01:32, 22 tháng 9 2006 (UTC)

Tông và Tôn

sửa

tại Hà Nội (và các tỉnh phía Bắc) gọi là Lê Thánh Tông còn tại Sài Gòn (và các tỉnh phía Nam) gọi là Lê Thánh Tôn. Xin giải thích???--Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 04:08, ngày 3 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Do kỵ húy thời nhà Nguyễn (có lẽ từ tên của Thiệu Trị - Nguyễn Phúc Miên Tông), chứ hai chữ này đều là 宗; như 宗教 nguyên gốc âm Hán Việt là tông giáo. Nguyễn Thanh Quang 05:43, ngày 3 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lời nhận xét NT của Vua LTT

sửa

Wiki trích từ tác phẩm Nguyễn Trãi Toàn tập mà tôi cũng không biết của ai như sau: Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng[26]

Ô hô, không có 1 người giỏi mà nói LỦNG CỦNG như mấy câu trên, NT cả đời chỉ làm hành khiển, thời bình cũng làm chức ấy, lấy đâu ra mà nói dẹp loạn, sửa sang thái bình.

Câu 2 nói văn chương, đức nghiệp các danh tướng không ai sánh bằng, sánh là sánh cái gì ? Các vị danh tướng cầm quân ra trận, lập chiến công, đổ máu mà thành, nay lại so với anh viết thư ? Họ chết rồi đều tước vương, công như Lê Khôi, Đinh Liệt, Lê Chích. Nếu nói vậy LTT tiền hậu bất nhất, không ai sánh bằng thì sao chỉ tặng chức tán trù bá, chức thấp hơn cả chức hầu khi NT còn sống ?

LTT dám nói câu ấy trước những danh tướng thời LTT như Đinh Liệt sao ? Ô hô, Nguyễn Trãi toàn tập cũng là sách tào lao mà thôi. Tôi nói tào lao là có chứng cứ nhé.

Tại sao lại trích dẫn 1 nguồn vô lí như vậy ? NGUỒN là NGUỒN NÀO ? Tôi đề nghị xóa bỏ, đây là 1 hành động phá hoại. Nguyễn Trãi không cần như vậy, không cần những hào quang không có thật.

Thanhliencusi (thảo luận) 05:54, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thú vị đây. Tôi xem sử cũ cũng không đề cao Nguyễn Trãi lắm, nhưng tôi nghĩ là phải có gì đó thì ông ta mới được UNESCO công nhận chức. Và tôi rất muốn biết chứng cứ nào nói Nguyễn Trãi toàn tập (tôi từng mượn của một người bạn và đọc một ít) cũng là sách tào lao, bạn có thể chỉ cho tôi không--TT 1234 (thảo luận) 06:45, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
  • Thứ nhất, Nguyễn Trãi không được Unessco công nhân cái gì cả, làm gì có danh hiệu danh nhân văn hóa. Unessco chỉ đề nghị cho mỗi nước nếu tên 1 vài người nào đó để làm lễ kỉ niệm mà thôi. Hãy thử tưởng tưởng, nếu phong danh hiệu danh nhân văn hóa, tổ chức ấy sẽ phải cấp bao nhiêu bằng, bao nhiêu tranh cãi ???
  • Thứ 2, trích dẫn 1 câu nói của 1 vị vua, mà không dùng cổ sử, lại dùng nguồn 1 cuốn sách viết năm 1975 là sai lầm. Câu nói ấy nguồn ở đâu ?
  • Thứ 3, sách ấy tào lao là đọc thì biết thôi, tôi thử trích vài ví dụ nhé.

Trang 13, nói Nguyễn Phi Khanh bị bắt, ông ấy như Đại việt sử ký toàn thư ghi là HÀNG chứ không phải bắt.

Tiếp, N Trãi đến chỗ quân Minh tìm cha, ô hay Ngự sử đài chính chưởng không phải là 1 vị quan sao ? Đến tìm cha đang bị Trương phụ bắt mà như đến chốn không người. Lúc ấy cả triều đình bị bắt, sử có ghi mấy ai chạy thoát đâu, 1 gã thư sinh như NT thì chạy nhảy được đâu. Theo logic, NT đầu hàng, hoặc bị bắt, rồi đưa sang TQ trong vòng 10 năm. Sau đó sau chiến thắng lớn như Thi Lang, Sách Khôi, Lê Lợi đánh bại hơn 10 vạn quân, tiếng vang những trận này vang xa, NT biết, và nhiều người biết, mới sang đầu quân LÊ Lợi ở Lỗi Giang. Có thể năm 1420, hoặc 1423

Rồi NT trao cho Lê Lợi Bình Ngô Sách, Bình Ngô Sách là cái gì ? Những cuốn sử như Lam Sơn thực lục, Toàn Thư,...đâu có nhắc đến, ngay văn thơ NT đâu có nhắc. Ngô Thế Vinh đoán mò, rồi sau này nói là của Đinh tộc ngọc phả chứ làm gì sử nào ghi.

Nói vua ghét bỏ nghi ngờ Nguyễn Trãi là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì điều rất đơn giản, NT làm Nhập nội hành khiển, 1 chức thân cận vua nhất, 1 vị vua như Lê Lợi vì điều gì mà chọn NT làm người thân cận nhất, nên nói NT bị ghét bỏ là SAI LẦM. Việc vua L Thái Tông đến thăm trang viên của ông, chứng tỏ gia đình Lê Lợi vô cùng tin tưởng NT.

rồi vụ Lê Chi Viên, tự dưng nói là bà Nguyễn Thị Anh giết vua. Giết làm gì khi vua đang sủng ái mình, con mình đang được lập hoàng thái tử. Vô lí.

Nói chung sách viết không có CHỨNG, chỉ toàn SUY ĐOÁN tào lao mà thôi, như vụ Lệ Chi Viên, tôi thấy ngán ngẩm cách suy đoán của mấy ông này quá. Thôi tôi có nói thì bạn cũng không tin.

Kiểu như sách NT toàn tập đánh giá NT là nhà kinh bang tế thế thì tôi sợ, tâng bốc kinh quá. Cả đời ông chỉ làm Hành khiển, lấy đâu ra mà Kinh bang thế thế. Những người đứng đầu sử học như Phan Huy Lê, bạn đọc wiki thì rõ. Thanhliencusi (thảo luận) 00:39, ngày 27 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bài viết thiếu nguồn, viết theo ý riêng

sửa

Rất nguy hiểm, viết bài không có nguồn. Viết Thị Lộ cứu vua, nguồn ở đâu ? Hàng loạt các sai phạm. Wikipedia đang bị thống trị bởi những thành viên như Errru, Trungda, viết bài kém chất lượng.14.172.87.136 (thảo luận) 10:06, ngày 14 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Các bố trẻ viết gì thì viết, biết là cũng hoành tráng, tự hào, nhưng phải có nguồn chứ ? Cứ viết khơi khơi thế mà làm gì ? Thấy cứ quoanh năm sửa, mà chả đâu vào đâu cả. 113.188.186.81 (thảo luận) 13:36, ngày 17 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bài viết

sửa

Đây là 1 vị vua lớn, làm vua 38 năm, ban bố rất nhiều chính sách. Tôi không hiểu sao những người soạn trước đó, lại viết hết sức sơ sài như thế. Riêng phần Giáo dục, tôi thấy Lê Quý Đôn và P Huy Chú viết trong sách của họ đã rất phức tạp.

Xin cùng cố gắng sửa lại bài, đúng với tầm vóc của ông vua lớn này.Awaywaraway (thảo luận) 08:04, ngày 14 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Phần Quan hệ với bề tôi

sửa

Theo tôi N Trãi là 1 vị quan nhỏ, chẳng may mà vua đến chơi mà, vua chết, ông bị vạ lây, điều đó là thường thôi, không có gì đặc biệt cả. Sự kiện đó, hay bản thân N Trãi, 1 vị quan thường thường, chả ảnh hưởng gì chung cả. Nghĩa là 1 tai nạn,

Thế nên, cũng đừng làm ầm ĩ lên, đây là triều Hậu Lê, với các việc lớn trọng đại quốc gia, rảnh đâu mà khi nào cũng thấy chuyện ông Nguyễn Trãi. Đi đâu cũng thấy N Trãi, đường N Trãi,...chúng ta quá rảnh.

Thế nên, phần quan hệ với bề tôi, nên xóa đi, viết ngắn thôi. 1 vị Thánh vương như Lê Thánh Tông, chêm vào 1 mục rất lớn, là truy tặng cho N Trãi.

Về truy phong, cho là tước bá đi, thì cũng thua nhiều vị khác, tước vương, cao hơn hẳn N Trãi. Đừng làm lố quá. Cái gì cũng phải có trên dưới chứ nhỉ ? Awaywaraway (thảo luận) 02:48, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Các ông như Lê Sát, Lê Ngân, là những người theo vua Thái Tổ từ buổi đầu, vào sống ra chết, các ông cứ bảo là trọng võ hơn văn. Thế không trọng mấy ông tướng võ vào sinh ra tử thế thì trọng ai ? Trọng cái anh mà 2 cha con đầu hàng giặc Minh, chỉ việc viết lách, thư từ à ? Giống như bây giờ, người ta tôn trọng ông Võ Nguyên Giáp.

Lê Sát, Lê Ngân rốt cuộc chết oan, cái oan còn hơn N Trãi gấp nhiều lần, chết vì công việc. Bản thân họ trọng thần, phụ chính triều đình. Chứ như N Trãi, về hưu rồi, có gì đâu.Awaywaraway (thảo luận) 02:52, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lê T Tông không phải là minh quân

sửa
  • Dưới cái nhìn của tôi, Lê Thánh Tông đã bỏ mô hình mà ông của ngài đã xây dựng, trên dưới trông coi lẫn nhau, mà hoàn toàn theo nhà Minh. Trần Phong, viên quan đã phê phán Lê Thánh Tông điều này.
  • L T Tông đã quá nhiều lần động binh, nên ngài tiêu hết tiền, hệ quả ngài đã phải thu thêm sắc thuế, kiểu như thuế thân, thuế nhân dân được miễn từ thời Thái Tổ đến nay.
  • Ngài đã cho xây dựng rất nhiều cung điện.
  • Ngài làm thơ, đề cao phù hoa, cũng có viên quan chê ngài là phù phiếm. Hệ quả, là sĩ tử không theo thực học, trọng bóng bẩy.

....

Lê Thánh Tông thành công 1 phần vì nhờ các triều vua trước để lại, chứ ngài thực ra là vị vua phá hoại. Nhân dân đã ko coi trọng ngài, vì ngài đánh thuế họ quá cao, bắt họ phục dịch xây dựng rất nhiều,...Trần Phong, vị quan hồi còn dạy các thái tử, đã rất ngưỡng mộ Thánh Tông, hẳn đã ủng hộ ông lâu dài, sau đó chắc phê phán Thánh Tông quá nhiều, nên ông ấy bị giết. Tuyệt nhiên, Thánh Tông ko phải là vua giỏi.

Tóm lại thành công lớn nhất của ngài là dẫn quân đánh Chiêm 1 trận mà Chiêm quị hẳn, ko gượng dậy nổi, thành thiểu số. Còn việc cai trị, ngài đã sai lầm, hệ quả là đất nước tan tác sau cái chết của ngài.

Khoailangvietnam (thảo luận) 12:51, ngày 6 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời

Thịnh quá hóa suy thôi. Cũng không khác Louis XIV bên Pháp, mở ra một thời kỳ rực rỡ về kinh tế, quân sự, văn hóa,... Thời kỳ có nhà trí thức lỗi lạc mà Voltaire sau này còn hết lời ca ngợi. Nhưng trên đà thịnh trị đó Louis XIV xây nhiều cung điện và phát động chiến tranh nên đưa đến sự suy vong của nền quân chủ Bourbon.
Tôi thấy bạn có sách của các sử gia uy tín như Đào Duy Anh và Tạ Chí Đại Trường; trong đó họ có viết gì về ảnh hưởng của Lê Thánh Tông đối với sự suy yếu của triều Lê sau năm 1497 không? Sẽ rất có ích nếu những nội dung này được đưa vào bài.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:31, ngày 29 tháng 6 năm 2018 (UTC)Trả lời

Cảm ơn tiên sinh :d, tiên sinh cứ tự nhiên, tôi đây tài hèn sức mọn, nếu có cái gì cảm thấy được thì sẽ liều liều thêm vào vậy. Khoailangvietnam (thảo luận) 07:58, ngày 27 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Phần Minh oan cho N Trãi

sửa

Ông Trãi chỉ được phong làm Tán trù bá, 1 chức thưởng sau khi chết rồi mà vẫn rất thấp trong hệ thống Công- Hầu- Bá Tử... của chế độ quân chủ. Lê Thánh Tông minh oan cho nhiều người chứ ko riêng gì Nguyễn Trãi, với các tước CÔNG, rất cao cấp, nên viết vào. Và tôi sẽ đổi là MINH OAN CHO MỘT SỐ CỰU THẦN. Bao gồm minh oanh cho Lê Sát, Lê Ngân,....nữa. Như thế mới hợp lý. Như Lê Ngân được truy phong làm Thái phó, Hoằng quốc công, hiển hách hơn N Trãi nhiều. Còn vì lí do gì thì đơn giản là những ông này là công thần, từ đầu đến cuối đều chức cao hơn N Trãi, không nên sa đà vào tranh cãi. 2001:EE0:5203:E2D0:BD96:271B:ED93:1106 (thảo luận) 01:18, ngày 8 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Phần Quan hệ với Tàu

sửa
  • ĐVSKTT đã chép LÊ THánh Tông đã thực hiện lễ tế Giao, nghi lễ chỉ dành cho Thiên tử. Vào năm 1401, cha con HQ L dám Tế giao, dùng chứ Nôm, oánh Chiêm để làm bá 1 phuơng, thoát ly Tàu nên Tàu nó đánh.
  • Đến nay LTT lại thực hiện lễ Tế giao, ko rõ đã làm Hoàng đế hay chưa, 1 phần cũng rất quan trọng.

2001:EE0:5205:2FD0:D4C7:8013:3C70:F5AB (thảo luận) 06:21, ngày 18 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Vài lời nhận xét

sửa
  • Sử Việt ta thường chỉ ghi chép lại, mà chưa nghiên cứu kĩ, như sách các ông T Trọng Kim, Đào Duy Anh,...cũng chỉ là ghi chép lại các sự kiện. Chỉ có vài lời nhận xét của các sử quan như N Sĩ Liên, P Phu Tiên, hay Ngô Thì Sĩ,...đại thể là việc NGHIÊN CỨU ở xứ ta rất yếu.
  • Đến thời cận hiện đại ngày nay, chúng ta chứng kiến thời kì mà anh chột làm vua xứ mù, kiểu như mấy anh già đời, có vài kiến thức, rồi lòe dân ta. Nhưng đến nay nhờ các nghiên cứu như bài LTT này, thì các nhân vật trên không thể múa máy như trước được. Vì chất lượng, ví như bài Lê Thánh Tông này rất cao rồi.
  • Hai là nó sẽ thực sự giải phóng đầu óc cho dân ta, hiểu thêm về sử Việt. Nó diễn ra rất sống động và logic dưới wikipedia.

Cảm ơn các tác giả đã đóng góp.

2001:EE0:520D:F020:D91D:7624:BC3:A61 (thảo luận) 03:07, ngày 7 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Cám ơn sự nhận xét và góp ý của bạn! Là một trong những người mở rộng bài viết này, tôi muốn dựa trên các tư liệu lịch sử để chuyển tới người đọc hình ảnh của một Lê Thánh Tông với tài trí, sự năng động phi thường và nhân cách đa chiều, phức tạp! Theo hiểu biết nông cạn, có phần phiến diện của tôi thì trước giờ người ta chưa quan tâm đúng mức đến Lê Thánh Tông, vì họ cho ngài là vua thánh, là minh quân, là "tốt toàn diện" rồi, nên họ dễ bị cuốn vào những đề tài nhân vật phức tạp, trái chiều hơn, như đề tài Tây Sơn với nhà Nguyễn! Do vậy, tôi hy vọng rằng những dòng văn và chú thích của bài viết, người đọc sẽ được tiếp cận cả những điểm huy hoàng và những góc đen tối của ngài qua những trang quốc sử và các tác giả hiện đại như Tạ Chí Đại Trường. Tôi không muốn tâng bốc hay bôi bẩn Lê Thánh Tông mà chỉ muốn hình ảnh ngài lôi cuốn và hấp dẫn hơn đối với những người đam mê lịch sử ngày nay! Bên cạnh đó, vì năng lực và thời gian có hạn nên tôi thừa nhận còn nhiều điều mình chưa làm được như mở rộng 1 cách xứng đáng cho các mục Luật pháp, Văn hóa, Kinh tế, chính sách đồn điền, cũng như vấn đề minh oan cho Lê Sát, Lê Ngân, Lê Khả,... Mong các bạn hãy mạnh dạn nhận xét, phê bình cho việc hoàn thiện bài viết!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 15:41, ngày 8 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Hoàng đế thứ tư?

sửa

Lê Thánh Tông là hoàng đế thứ mấy nhỉ? Theo phần đầu bài thì là thứ tư, nhưng theo đếm thì là thứ năm: 1 Lê Thái Tổ 2 Lê Thái Tông 3 Lê Nhân Tông 4 Lê Nghi Dân. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 09:28, ngày 23 tháng 7 năm 2019 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Lê Thánh Tông”.