Thảo luận:Phạm Duy

Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Khyem trong đề tài Theo cách mạng
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.
Dự án Âm nhạc Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Âm nhạc Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Âm nhạc Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.
Dự án Âm nhạc
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Âm nhạc, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Âm nhạc. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Đánh giá chất lượng sửa

Cho tôi hỏi bài chất lượng C là thế nào? Đánh giá trên tiêu chí gì? Tại sao bài này và bài Phong Nhã lại cùng xếp loại C khi về quy mô thì 2 bài rất khác nhau? Nếu chỉ là một ý kiến cá nhân của một thành viên chuyên nghịch ngợm rồi bỏ đi không bao giờ trả lời thảo luận như Newone (xem: Thảo luận:Trịnh_Công_Sơn, thảo luận:Phạm_Duy), tôi sẽ gỡ tiêu bản này. Kh. (thảo luận) 00:32, ngày 18 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời
Bài Trịnh Công Sơn được Newone xếp vào loại sơ khai, tôi cảm thấy không hợp lý, đã tìm hiểu lý do mà chưa đọc thấy trong một trang thảo luận hay bầu chọn nào của wiki về chất lượng các bài này cả. Tất nhiên những đánh giá khách quan của người am hiểu sẽ giúp bài phát triển tốt hơn nhưng riêng với Newone, người đã "đóng góp" bà Hoàng Anh vào danh sách bồ Trịnh Công Sơn, Paris By Night làm hãng đĩa của Phạm Duy và Tôm làm nick name của Phạm Duy, thì tôi không tin tưởng vào đánh giá của bạn lắm. Kh. (thảo luận) 00:48, ngày 18 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bản quyền sửa

Công ty Văn hóa Phương Nam đã mua lại bản quyền tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy ([1], [2], [3],...). Tôi e rằng việc đăng tải nguyên văn các bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy trên Wikipedia tiếng Việt là có vấn đề về bản quyền. Phan Ba 08:12, ngày 14 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi thấy cũng nên xóa đi nội dung các bài hát, nhưng vẫn để lại phần nói về bài hát. Nguyễn Hữu Dng 09:36, ngày 16 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

"...nhiều bài đã rất quen thuộc với người Việt như ca dao..." Câu này nghĩa là như thế nào nhỉ, có phải là lấy ca dao để phổ nhạc không ? Casablanca1911 08:37, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chắc vậy, hay có thể bài viết của ông rất quen thuộc. Chắc phải nói cách khác hay hơn. Nguyễn Hữu Dng 08:43, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
"...nhiều bài đã rất quen thuộc với người Việt như ca dao..." nghĩ là người ta nghe quen đến nỗi có lúc tưởng đó là ca dao chứ không phải ca khúc có tác giả. Avia (thảo luận) 03:11, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

gọi là quen thuộc như ca dao thì không có gì sai, những câu như "ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ" có thể gọi là ca dao rồi 58.186.66.188 06:54, 4 tháng 12 2006 (UTC)

Tiêu bản dành cho các gia tộc sửa

Ai có thể tạo giùm một tiêu bản dành cho các gia đình nổi tiếng. Xin cảm ơn nhiều!--Docteur Rieux 23:32, ngày 21 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tên nhạc cổ điển sửa

Bài này viết "Dạ khúc (Serenade của Franz Schubert), Dòng sông xanh (An der schönen blauen Donau op. 314 của Johann Strauss), Mối tình xa xưa (Célèbre Valse của Johannes Brahms)...". Bài Serenade của Franz Schubert là bài nào? Hay có thể là một Schubert khác (hai cha con Franz Schubert người Đức mà không là Franz Schubert người Áo này)? Tôi đã tìm ra bài gốc của bài Dòng sông xanh (của Johann Strauss) và đã sửa cái tên gốc thành tiếng Đức. Còn Célèbre Valse của Johannes Brahms là bài nào vậy? Mekong Bluesman 14:44, ngày 7 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhắc tới "Serenade của Schubert" là nhắc bản Standchen của nhạc sĩ người Áo, cái bản bị phim "hương mùa hè" lợi dụng tới phát ngán ấy, câu hỏi này chưa hiểu rõ ý ông. Còn Célèbre Valse là bản nhạc điệu Valse khá nổi tiếng của Brahms, ở Việt Nam người ta biết nó với tên đó (do người Pháp đặt), ra ngoài thì tên là "Valse in Ab Major" (không phải tên ?) lời...http://tools.wikimedia.de/~gmaxwell/jorbis/JOrbisPlayer.php?path=Brahms-waltz15.ogg&wiki=en. >> Ô có thể Vào đây nghe bài đó, tên tiếng Đức Waltz No. 15Quycuocthat 01:42, ngày 8 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cám ơn Quycuocthat đã trả lời. Tôi đã thêm "bài số 15 trong '16 bài valse cho piano'" bên cạnh Célèbre Valse để người đọc dễ tìm (tôi dịch thành valse vì tôi nghĩ người Việt biết chữ đó nhiều hơn chữ waltz). Và tôi cũng đã tìm ra bài Nächtliches Ständchen của Schubert rồi. Mekong Bluesman 09:09, ngày 8 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trên thực tế bản mà Phạm Duy phổ đó đã được chuyển thành bán cổ điển, ko thể chú thích là bài số 15 trong 16 bài Valse cho Piano được Quycuocthat 11:37, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu bài đó là valse (như theo cái tên Célèbre Valse đưa ra), nếu nó có nói là bài thứ 15 (như Quycuocthat viết bên trên và cái tên Brahms-waltz15.ogg cua tập tin nhạc đưa ra) và nếu nó được viết cho piano thì Johannes Brahms chỉ có 3 opus cho piano mà có nhiều hơn 15 bài: Opus 39 (tên là "16 bài valse cho piano, 4 tay"), Opus 52 (tên là "18 bài valse tình ca cho piano, 4 tay và tứ ca") và Opus (tên là "Tình ca mới - 15 bài valse"). Xem en:List of compositions by Johannes Brahms. Mekong Bluesman 12:09, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiểu sử và vùng cấm sửa

Phần này nên nói thêm TẠI SAO nhạc Phạm Duy lại bị cấm ở việt nam những năm đó?--Saigon punkid 08:16, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

vi phạm bản quyền sửa

phamduycondonoibuon.jpg là hình bìa sách mà cũng vi phạm à ? robot của bạn gì đó bị gì về điện rồi Quycuocthat 01:31, ngày 9 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chắc do chú thích hay thông tin giấy phép thiếu.Lưu Ly 02:04, ngày 9 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Viết lại sửa

Bài này hiện nay quá nhiều thông tin nhưng cách viết chưa thực sự tốt. Văn phong nhiều đoạn không mang tính bách khoa, viết sai nguyên tắc chính tả. Bố cục bài cũng mất cân đối. Mong người viết tự đặt mình vào vị trí người đọc, họ cần những thông tin gì khi tìm đọc bài về Phạm Duy.--Sparrow 17:35, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi bỏ cả dãy thông tin như thế mà tự thấy còn thiếu, Sparrow đại tiên sanh thử nói xem người đọc cần những thông tin gì khi đọc bài về Phạm Duy ? Còn như chữ "viết lại" tôi thấy hơi thiếu chính xác vì cái lẽ thứ nhất là những lý do của ông chưa rõ ràng, cái lẽ thứ hai là dù có dựa vào những lý do (sáo rỗng) đó để thi hành thì chỉ nên gọi là "sửa lại" không gọi là "viết lại". Quycuocthat 02:33, ngày 29 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mon Dieu, "sửa lại" và "viết lại". Tôi có thể cho Quycuocthat một con dao nguyên tử (atomic knife) để "chẻ tóc"... ;-{)> Mekong Bluesman 10:27, ngày 29 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các phần Phân loại tác phẩm, Trường ca, Phổ nhạc, đặt lời... nên chuyển sang bài Nhạc Phạm Duy.--Sparrow 11:20, ngày 29 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài nhạc Phạm Duy ngó vào là biết nó chỉ phân loại, liệt kê nhạc PD, ko hiểu ông bảo bỏ vô là bỏ vô cái hóc bà tó nào ?. Còn nhắc tới PD thì ai cũng nghĩ tới trường ca & tài phổ nhạc đặt lời của ông. Vì về những lĩnh vực này PD đặc biệt hơn những nhạc sĩ khác. @Mekong tiên sanh, ko cần dùng tới con dao nguyên tử để thấy cái sự khác nhau giữa 2 cách nói, người Việt nào cũng hiểu Viết lại là xé đi viết lại, rất khác với sửa lại. Trong "viết lại" trọng tâm đặt ở chữ "lại" còn "sửa lại" trọng tâm đặt ở chữ "sửa". Quycuocthat 11:33, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

nhận xét sửa

1 người giấu tên đã thêm vào bài báo của nguyễn lưu, theo tôi bài này không nên cho vào vì:

  • Nguyễn lưu không phải là 1 tên tuổi lớn lao gì để những nhận xét của ông về ns Phạm Duy được ghi lại
  • bài báo đó có rất nhiều chỗ khiếm khuyết và bất cập (đã được công ty phương nam chỉ ra những chỗ sai cơ bản cách đây 2 năm)

mong mọi người trước khi thêm gì vào phần nhận xét nên coi cho kỹ không vơ bừa bãi những bài báo lá cải của những tay bồi bút thiếu kiến thức vào như thế nữa 58.186.69.250 (thảo luận) 11:07, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đồng ý! Nhưng vẫn có những ý kiến tương tự như vậy về PD. Nên trích dẫn các đánh giá của những nhân vật nổi tiếng hơn.--V (thảo luận) 11:43, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ngoại tình sửa

Vụ ngoại tình của Phạm Duy có được nhắc tới trong hồi ký, nhưng rất mơ hồ. Thông tin nhảy cảm về người còn sống, cần nguồn uy tín mới đưa vào được.--195.83.178.10 (thảo luận) 12:06, ngày 24 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Và nên xóa luôn (chứ không cần yêu cầu dẫn chứng) nếu chưa thấy dẫn chứng. Tmct (thảo luận) 12:46, ngày 24 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Scandal này hoàn toàn có thật, từng ầm ĩ ở Sài Gòn. Nhưng Sài Gòn tan, mạng sống nhiều người còn không giữ nổi nói gì đến tư liệu ít quan trọng như thế này. Tôi thử tìm thì thấy chỉ có duy nhất trang của Trần Quan Hải là có chút uy tín nói về điều này. Nhưng Trần Quang Hải lại chép từ Wiki. Rất tiếc phải bỏ qua một thông tin đáng giá về nhân vật.--195.83.178.10 (thảo luận) 12:56, ngày 24 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đây là trích đoạn hồi ký của PD. Mọi người xem thử có đưa được thông tin nào vào không:
Sự buông thả không kìm chế trong sáng tác cũng như trong đời sống hàng ngày đẩy tôi vào một cuộc tình đáng lẽ tôi nên tránh. Thành thực mà nói, tôi muốn tránh cũng không được. Vì nhu cầu của công tác điện ảnh, tôi sống quá gần gũi với người vợ của em vợ, đôi khi còn phải sống chung ở Hồng Kông hay Manila để hoàn tất cuốn phim. Hơn nữa trong đời sống hằng ngày, lẽ ra vợ chồng tôi nên đi ở riêng sau ngày em vợ lấy vợ nhưng khi dọn tới căn nhà rất lớn đường Bà Huyện Thanh Quan, chúng tôi vẫn cứ ở gần nhau. Thế là vụ ngoại tình xẩy ra. Nếu tôi sống trong một xã hội Âu Mỹ thì tai nạn ái tình này cũng dễ giải quyết, nhưng vì gia đình nhà vợ -- trừ vợ tôi -- đã không bình tĩnh lại còn bị hai nhà văn (!) T.N. và T.K.N. xúi giục nên đem vụ này ra chốn công khai và vì tôi đã nổi tiếng rồi cho nên, khác với câu châm ngôn tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại, chuyện không đẹp này trở thành một sì căng đan rất lớn. Báo chí ở Saigon làm ầm lên đã đành, báo chí Hà Nội còn mỉa mai: Cam ở đất Bố Hạ mà đem vào trồng ở nơi không hợp với thủy thổ là hư ngay (!) Dù chưa đến độ lúc nào cũng đấm ngực thùm thụp để nhận cái tội gốc của những người mang số kiếp nòi tình, tôi luôn luôn buồn rầu khi phải nhắc lại mối tình cấm (amour défendu) mà tôi cả gan đi vào khi tôi mới ngoài 30 tuổi. Tôi chỉ buồn vì đã làm buồn lòng người vợ, người em. Buồn vì biết rằng những đổ vỡ này sẽ không bao giờ có thể hàn gắn được.
--195.83.178.10 (thảo luận) 13:03, ngày 24 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chính Phạm Duy nhắc tới trong hồi ký mà không tin nữa thì ông muốn tin ai ? Xiaoao (thảo luận) 14:07, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhưng trong này chẳng có tên nhân vật nào. Thái Hằng có hơn một em trai. Vậy biết Phạm Duy ngoại tình với ai?--195.83.178.10 (thảo luận) 14:09, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo như cái tiểu sử sơ sài ở đây Thái Hằng thì bà chỉ có 1 em trai chứ mấy ? Nếu tiểu sử sai thì có thể điều tra xem ai torng số em của Thái Hằng đã có vợ trong thời gian đó để PD "cắm sừng", nhưng tôi nghĩ chuyện này nếu lui lại vài chục năm thì nhiều người không thấy lạ. Cuốn "Bộ mặt thật của Phạm Duy" in từ lâu rồi, nó ko nổi tiếng vì có 1 cái mục đích hơi bị "đê tiện", hy vọng ông sẽ tìm thấy. Tôi nghĩ bỏ qua chi tiết này rất uổng vì nó làm nổi bật tính trăng hoa của nhạc sĩ Phạm Duy Xiaoao (thảo luận) 14:27, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thái Hằng có tới hai em trai: Hoài Trung và Hoài Bắc. Hoài Bắc là Phạm Đình Chương, có vợ là Khánh Ngọc, nhân vật trong vụ tai tiếng này. Nhưng không có tài liệu ghi rõ ràng, không thể tự suy luận được.--195.83.178.10 (thảo luận) 14:35, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tài liệu rõ ràng gần nhất mà tôi biết là cuốn sách mà tôi đã nói, những ai không có thì nên đi kiếm về mà đọc thay vì cứ ngồi thừ ra bảo là "không có tài liệu". Trên mạng không phải là tất cả, đừng nghĩ internet là cái kho sách đủ để bi bô nói lên những câu chắc chắn là "có" hay "không có". Nhưng tôi nghĩ ông nên chỉnh đốn lại một chút nhận thức của mình rồi mới bương bả làm những việc như thế; đó là Hoài Trung sinh năm 1920 lại là con của vợ trước thì làm sao làm em của Thái Hằng sinh năm 1927 được ? Điều này tôi nghĩ rằng không cần phải tự suy luận mới thấy.. Xiaoao (thảo luận) 20:10, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi cũng xin nói thêm là tôi đã viết cái bài này trong lúc dùng chung nick quycuocthat, người viết vẫn còn sống do đó các ông nên thảo luận kỹ trước khi đưa ra quyết định cắt xén điều gì. Ở đây đã có những chứng cứ: ns Phạm Duy tự thừa nhận rằng mình ngoại tình với vợ em rể, và ông chỉ có 1 em rể là Phạm Đình Chương, như vậy đủ để nói rằng ông ta ngoại tình với vợ Phạm Đình Chương chưa ? Ai còn chưa chắc chắn xin xem tiểu sử của Phạm Đình Chương, xem cái nỗi đau nào đã khiến ông phải "nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt" Xiaoao (thảo luận) 20:02, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Khi nào có dẫn chứng, mời Xiaoao đưa lại thông tin "ngoại tình" vào bài. Còn hiện giờ thì chưa thể, vì đây là tiểu sử người đang sống. Cảm ơn. Tmct (thảo luận) 20:14, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dẫn chứng đã có rồi: PD thú nhận nhưng ko nói tên và tiểu sử đã đọc tên giúp Xiaoao (thảo luận) 20:18, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu hồi ký Phạm Duy có ghi rõ rằng "ngoại tình với vợ em rể" thì có thể viết chính xác ý này vào bài.
Nếu muốn ghi cụ thể "...với bà XYZ" như trên thì cần nguồn cho các thông tin (1) Phạm Duy chỉ có duy nhất 1 em rể là Phạm Đình Chương. (2) Vợ Phạm Đình Chương có duy nhất 1 bà là XYZ.
"nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt" không thể dùng làm nguồn cho "PD ngoại tình với vợ tôi" hay "vợ tôi ngoại tình" vì nó không viết ý đó một cách tường minh.
Tmct (thảo luận) 20:24, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đâu có ai lấy bài Nửa hồn thương đau làm dẫn chứng, vợ PĐC tôi ko biết có bao nhiêu người nhưng vào thời điểm đó chỉ có 1. Như vậy bôi liên kết đến bài Phạm Đình Chương và dẫn chứng về vụ có "bao nhiêu vợ" và "vợ lúc ấy là ai" tôi giao lại cho bài Phạm Đình ChươngXiaoao (thảo luận) 20:28, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thời gian này ông có những hoạt động trong ngành điện ảnh, và đã gây nên một vụ tai tiếng lớn khắp từ Nam chí Bắc khi ngoại tình với vợ của em vợ[2]. Ca sĩ Khánh Ngọc là vợ nhạc sĩ Phạm Đình Chương[cần chú thích] - người gọi ông bằng anh rể[cần chú thích] <--- xin ông Tmct hãm lại 1 chút và xem ông vừa sửa cái ý trên thành 1 đoạn lủng củng lủng ca như thế nào Xiaoao (thảo luận) 20:53, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

tác phẩm sửa

Sao lại đưa các tác phẩm như tình ca, về miền trung vào danh sách nhạc Phạm Duy sáng tác. Tình ca là của Hoàng Hiệp và Về Miền Trung là của An Thuyên cơ mà? Minhlp (thảo luận) 19:14, ngày 27 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin mời đọc Tình caVề miền Trung Xiaoao (thảo luận) 03:09, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phạm Duy và Văn Cao sửa

Trong bài nói Phạm Duy quen Văn Cao tại Hải Phòng năm 1944, nhưng bài Văn Cao lại nói năm 1942 Phạm Duy đã khuyên Văn Cao lên Hà Nội. Vậy, hai ông này quen nhau năm nào? Newone (thảo luận) 08:15, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài có khả năng thành bài chọn lọc sửa

Tôi kêu gọi những người có tài liệu hãy giúp bài này thành một bài chọn lọc. Một nhạc sĩ với số sáng tác và có độ nổi tiếng (có cả trong lĩnh vực quốc tế) như Phạm Duy sẽ dễ tìm tài liệu. Bài này đã có một sườn bài đầy đủ, tuy cần biên tập lại và cần thêm 3, 4 hình ảnh (nếu có thể, hình chữ ký và hình gần đây của Phạm Duy). Bài đang có giọng văn tương đối trung lập, không có quá nhiều ca ngợi như các bài về các ca sĩ nhạc pop khác và bài cũng không phải là bài dịch nên có ít lý do để tôi treo tiêu bản {{chất lượng dịch}}; các tiểu mục đề đã viết, theo tôi, là tương đối đầy đủ; các phần về nhạc và sách thì đầy đủ... Mekong Bluesman (thảo luận) 23:58, ngày 7 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài này ít chú thích. Tiểu sử, sự nghiệp Phạm Duy cũng phức tạp, để viết thành bài chọn lọc không dễ. Trịnh Công Sơn cũng gần như thế. Bài Văn Cao có khả năng hơn, mà cũng không cần dài như hai bài kia.--203.160.1.56 (thảo luận) 12:43, ngày 9 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi sẽ viết lại phâầ tiểu sử và 1 số đoạn cuủ bài này, so với TRCS và VC, PD nhiều tài liệu hơn, nhưng do nhiều quá nên khó viếtXiaoao (thảo luận) 03:07, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhạc ngữ? sửa

Có ai có thể giải thích cho tôi từ "nhạc ngữ" (trong phần giới thiệu của bài này có câu "...giáo sư khoa nhạc ngữ") được không? Mekong Bluesman (thảo luận) 18:47, ngày 24 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mục "Thời kì ở hải ngoại" và chống Cộng sửa

Mục này chưa có, bài hụt mất một giai đoạn. Thời này ông Phạm Duy chống Cộng dữ lắm mà, tôi còn rất ấn tượng với một bài ông viết trên báo của người Việt hải ngoại năm 2000 về đề tài này. Tmct (thảo luận) 12:16, ngày 29 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

"trong đó có một số bài chống Cộng" sửa

Đề nghị IP ngừng xóa các từ ngữ trên vì đó là thông tin kiểm chứng được. IP có thể kiểm chứng tại nguồn đã dẫn, tại đó là nhận xét của chính Phạm Duy về một số bài hát rằng "có nội dung chống Cộng", kèm theo nội dung của chính các bài hát đó. Tmct (thảo luận) 19:23, ngày 15 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

To vinhantran:
Tôi là Học Trò, nguời có liên lạc trực tiếp với nhạc sĩ, và đã viết một ebook 150 trang tại http:\\phamduyproject.googlepages.com
Tốn trên 3 năm để viết, đưa vào cái link để người khác xem, bạn lại lùi lại và nói insignificant nghĩa là sao? Bạn đã đọc chưa???? Có hiểu tôi viết những gì trong đó không?? thảo luận quên ký tên này là của Hoctro2009 (thảo luận • đóng góp).
Nếu đúng là anh Hoc Trò, đề nghị anh viết tại đây 1 bài tóm lược về Nghệ thuật sáng tác trong nhạc Phạm Duy, có đọc một số bài viết của anh về nhạc Phạm Duy và thấy rất công phu. 85.180.220.84 (thảo luận) 06:41, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Phần chống cộng sẽ viết sau, còn cụm chữ của Tmct tôi cho rằng không cần thiết vì truớc đó đã ghi ông ta bị "cấm về nhân thân" và "toàn bộ tác phẩm", thêm đoạn đó vào khiến đoạn văn lủng củng. Nếu thêm đoạn đó có lẽ phải thêm cả "một số bài không chống cộng", "một số bài thiền ca"... vì nhạc Phạm Duy có bao nhiêu bị cấm hết, kể sao cho đủ. Xiaoao (thảo luận) 10:15, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu thành viên Tmct không có ý kiến gì khác, tôi sẽ sửa đoạn này. Thông tin ông Phạm Duy chống cộng là chính xác và nổi bật, đáng đưa lên phần mở bài, nhưng cách đưa của Tmct khiến cho nội dung đoạn giới thiệu bị rời rạc lủng củng như tôi đã phân tích sơ ở trên. Tôi cũng mong rằng những thành viên tham gia Wiki lần sau nên chú trọng về phương pháp sử dụng tiếng Việt hơn nếu như chỗ họ sửa bài là Wiki tiếng Việt Xiaoao (thảo luận) 11:14, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi edit phần của Tmct, đã 2 tháng hơn nói về vụ này mà chưa thấy động tĩnh gì. Lần sau thành viên Tmct nên chú ý xem xét những hành động bộc phát của mình, đã giữ chức "bảo quản viên" mà viết 1 đoạn văn lủng củng rồi người ta góp ý thì...mất hút luôn là không được. Xiaoao (thảo luận) 02:12, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nghệ thuật sáng tác trong nhạc Phạm Duy sửa

Thưa quí vị,

Tôi là Học Trò, tác giả của loạt bài viết - đã làm thành một e-book và tải lên Google tại địa chỉ: http://phamduyproject.googlepages.com/. Email của tôi là imfine02@yahoo.com. Sở dĩ tôi viết post này vì lý do link của tôi nối đến bài viết ấy thì bị Vinhtantran cho lùi lại. Tôi lúc đầu thấy rất bất bình vì có lẽ bạn ấy chưa có thì giờ đọc mà đã vội xét đoán "liên kết ngoài không nổi bật". Sau khi xem rõ lý lịch trích ngang của anh ta, thấy cũng là một người làm việc trong ngành vi tính như tôi, chỉ khác là thua tuổi đời, tuổi nghề, tôi không chấp nữa. Tôi nhớ lại khi còn ở nhà, đã được học lớp về vi tính đầu tiên Pascal do Nhà Văn Hóa Thanh Niên ở đường Duy Tân Quận 1 tổ chức, khoảng năm 1985 gì đó, (25 năm trước - time flies when you're having fun, they say) rồi nhờ những hiểu biết sơ đẳng ấy mà đi lên.

Nay có người đề nghị tôi viết một bài về "Nghệ thuật sáng tác trong nhạc Phạm Duy", tôi thấy ý kiến cũng hay hay. Nhưng vì mới gia nhập Wikipedia, tôi chưa biết tổ chức này là của ai, làm việc ra sao. Lấy gì làm bảo đảm tôi viết một bài gì đó, rồi bà con tự nhiên vô thêm vào, xóa đi, trong khi tên tôi vẫn chình ình dưới cuối bài - như là tác giả bài viết?Hoctro2009 (thảo luận) 12:56, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chào bạn Học Trò! Khi thảo luận trong Wikipedia, bạn chỉ nên chú ý đến ý kiến của thành viên, không cần xem xem lý lịch trích ngang để rồi đưa ra kết luận "tôi không chấp nữa". Điều này ít nhiều vi phạm quy định không công kích cá nhân và thái độ văn minh. Điều thứ hai, bài viết của bạn tôi nghĩ chỉ là một nghiên cứu chưa công bố. Như vây, nó chưa thể sử dụng tại Wiki, nơi mà mọi thông tin đều phải kiểm chứng được. Nếu bạn yêu thích nhạc Phạm Duy, mời bạn tham gia sửa đổi bài viết hiện nay, vốn chưa được tốt lắm. Nhưng đầu tiên, mời bạn tìm hiểu thêm về Wikipedia. Xiaoao cũng là một người quan tâm và hiểu biết về đề tài này, bạn có thể hợp tác cùng. Mong bạn đóng góp nhiều hơn cho Wikipedia tiếng Việt.--203.160.1.56 (thảo luận) 13:14, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời bạn xem đoạn này của bài viết:

== Thời Kỳ Kháng Chiến ==

Thời kỳ tiền chiến

Năm 1942, khi còn đang hát cho gánh hát Đức Huy, Phạm Duy cho ra đời tác phẩm đầu tay Cô hái mơ, phổ nhạc cho bài thơ Cô hái mơ của Nguyễn Bính. Năm 1944 đến bài hùng ca Gươm tráng sĩ, là bài hát đầu tiên ông viết cả lời lẫn nhạc.

Thời kháng chiến Nam bộ (1945–1946) ông chơi thân với Văn Cao, ngoài việc cùng ra vào chốn ăn chơi, ông còn được Văn Cao giúp đỡ nhiều trong việc sáng tác. Những nhạc phẩm đầu tay của ông có nhiều hùng ca: Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Thu chiến trường, Chiến sĩ vô danh, Nợ xương máu... Bên cạnh đó còn có nhạc tình lãng mạn, trong đó có nhiều bài giúp ông trở nên nổi tiếng: Cây đàn bỏ quên, Khối tình Trương Chi, Tình kỹ nữ, Tiếng bước trên đường khuya...

Năm 1947, Phạm Duy bắt đầu quan tâm đến dân ca. Ông muốn sáng tác nhạc âm hưởng dân ca để xâm nhập sâu vào chốn thôn quê hơn, từ đó cho ra đời nhiều bài mà ông gọi là "Dân ca mới", rất được đông đảo quần chúng yêu thích: Nhớ người thương binh, Dặn dò, Ru con, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Người lính bên tê, Tiếng hát sông Lô, Nương chiều... Những bài này được ông sáng tác dựa trên 2 tiêu chí:

Nét nhạc vẫn dùng âm giai ngũ cung cố hữu nhưng áp dụng nhạc thuật chuyển hệ làm cho giai điệu không nằm chết trong một ngũ cung nào đó như trong dân ca cổ mà chạy dài trên nhiều hệ thống ngũ cung khác nhau; Lời ca tuy nằm trong thể thơ lục bát, nhưng có nhiều khi được biến thể, do đó tiết điệu cũng theo âm tiết của lời ca mà trở nên phong phú hơn


Tôi có vài câu hỏi về đoạn trên, mong các bạn góp ý:

1. Tôi thấy đoạn trên chủ yếu nói về thời kháng chiến, không hiểu sao ai lại đặt tựa là "tiền chiến"?

2. Trong "Phạm Duy Hồi Ký 1, chương 27" có đoạn:

"Bạn cùng nghề và sẽ dính líu với mình suốt đời là Lê Thương, đang ở Bến Tre, hớt hơ hớt hải từ một đồn điền nào đó ra nghe tôi hát. Là Trần Văn Khê ở Vĩnh Long, hãy còn là thư sinh nhưng không mình hạc vóc mai mà to béo như ông Hộ Pháp, tới nghe hát rồi chúng tôi kéo nhau ra một nhà thủy tạ ở bờ sông gọi là Cầu Lộ, ngồi nói chuyện huyên thuyên tới 3 giờ sáng vẫn chưa hết chuyện. Tại Vĩnh Long, tôi cho Trần Văn Khê mượn cuốn sách dạy nhạc của Lavignac mà tôi coi như một bảo vật. Yêu bạn nên sẵn sàng trao bảo vật. Trải qua một cuộc chiến dài dòng và khốc liệt, sau hơn 30 năm, khi tôi qua Florida, Hoa Kỳ vào năm 1975, từ Paris Trần Văn Khê gửi trả lại tôi cuốn sách đó, sách vẫn còn y nguyên, không mất một trang nào, không mất một dòng chữ nào của tôi ghi chú trên những trang sách đó."

Ở thời điểm đó là 1944, ông đã có trong tay quyển Lavignac. tôi tình cờ tầm nguyên quyển này thì thấy một bản in được scan miễn phí, với tựa đề La musique et les musiciens (1904).Tôi đã điện thư hỏi nhạc sĩ, và ông đã xác nhận đó chính là quyển ông muốn nói tới. Nếu ông đọc quyển này rồi, thì tất các nhạc thuật tây phương ông đều phải biết hết. Tại sao bài này lại nói là ông "được giúp đỡ nhiều từ nhạc sĩ Văn Cao". Có thể tôi chưa đọc kỹ hay đọc sót chỗ "giúp đỡ", nếu ai làm ơn chỉ ra chỗ đó trong Hồi Ký tôi rất cám ơn.

3. "Năm 1947, Phạm Duy bắt đầu quan tâm đến dân ca. " Câu này không đúng là vì 1947, ông đã soạn "Nhớ Người Thương Binh" với 4 chuyển cung (metabole) như tôi đã đăng ở phần Phụ Lục trong bài viết mới nhất của tôi Tìm Hiểu Về Tiến Trình Hòa Âm Trong Nhạc Phạm Duy. Ý tôi muốn nói, "quan tâm" phải là một cái gì đó xảy ra từ rất lâu, đến năm 1947 thì tìm ra "gamme phamduyrienne". tôi nghĩ câu trên nên viết lại là: "Năm 1947, Phạm Duy khởi sự viết một loạt bài mà ông đặt tên là "Dân Ca Mới" Hoctro2009 (thảo luận) 13:18, ngày 29 tháng 6 năm 2009 (UTC)Hoctro2009 (thảo luận) 13:25, ngày 29 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Anh HocTro, những câu anh trích dẫn (và cho là sai) trong bài, hiện không có nguồn, cho nên bất cứ ai cũng có thể sửa đổi, nếu tin là điều khác hợp lý hơn. Những đề nghị của anh ở trên, tôi sẽ đem vào trong bài viết.92.226.29.138 (thảo luận) 19:00, ngày 29 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi trả lời hộ người viết cũ về chữ "tiền chiến" mà ông Hoctro thắc mắc: Thời kỳ "Tiền chiến" ở đây tức trước khi chia đôi đất nước 1954, trong wiki có bài về Nhạc tiền chiến đó. Nếu cứ nghĩ đơn giản Tiền chiến là trước chiến tranh vậy chắc phải dùng nhạc hú hét từ thời tiền tiền tiền sử ? Những câu hỏi khác rườm rà quá. Theo ý tôi:nếu ông sửa được thì cứ sửa, nếu hợp lý thì nhiều người sẽ hoan nghênh, còn nói một lô một lốc như vậy nghĩa lý gì. Mà tới khi ông bắt tay vào viết mới thấy là khó, nhất là viết về một tiểu sử đa sự như tiểu sử Phạm Duy, đứng ngoài nói vô thì dễ lắm. Xiaoao (thảo luận) 05:09, ngày 14 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có nên viết tiểu sử dài dòng văn tự như đang có hay không? sửa

Chào quý vị,

Trước hết tôi xin cám ơn người bạn ẩn danh nói sẽ sửa bài viết (về tiểu sử ns PD) này.

Nhưng càng tầm nguyên, tôi càng thấy bài viết này dài quá, quá nhiều chỗ không cần viết, hãy để người ta tự tìm lấy bằng cách đọc 4 bộ Hồi Ký trên liên mạng.

Hãy nhìn bài viết vị thầy học của ns Phạm Duy khi ông qua học bên Pháp Jacques Chailley: http://fr.wikipedia.org/wiki/Jacques_Chailley. Đơn giản biết bao nhiêu, người ta là giảng sư nhạc, nên chỉ cần hai đoạn là xong.

Còn nữa, trang tiếng Anh về nhạc sĩ PD cũng ngắn ngủi và cô đọng như vậy, tuy có chỗ về "Criticisms" là tôi không ưa lắm http://en.wikipedia.org/wiki/Pham_Duy.

Hay nhất là bài viết tiếng Anh của giáo Sư Eric Henry, giảng sư tại University of North Carolina (1982-present). Xem cuối trang link http://www.lib.washington.edu/SouthEastAsia/vsg/biblio/Wikivietlit%20.html để thấy tiểu sử cô đọng ông viết về nhạc sĩ PD GS Eric Henry chỉ nói về ns PD thuần túy là một nhạc sĩ.

Theo ý tôi thì ta nhớ đến ông là nhớ đến nhạc của ông, mà nhạc thì có thể phân tích và phê bình được, nhưng cũng viết ít thôi, để người ta tự đi tìm hiểu, không cần phải chia đoạn ra: tiền chiến, kháng chiến, vùng cấm. Rồi cón mục nhận xét nữa!!! Cứ như là đang chứng minh một điều gì đó. Hữu xạ tự nhiên hương, nếu nhạc ông dở òm chúng ta đâu ngồi đây bàn thào phải không quý vị? Cách hay nhất là làm bài này ngắn lại, in ít như của GS Eric Henry là vừa.

(Tôi biết đây không phài là một forum theo nghĩa như các forum hiện đang sử dụng trên internet, nhưng thào luận là gì nếu không là "forum" - where else? Không có chỗ này thì dẫn nhau đi đâu thảo luận bây giờ?)

Thân chào các bạn.Hoctro2009 (thảo luận) 00:27, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu vậy mỗi tiểu sử chỉ cần 1 dòng là đủ:"Nã Phá Luân đệ nhứt là vua nước Pháp, oánh nhộn rất giỏi", "Phạm Duy là nhạc sĩ, sáng tác từ 1942 mà tới giờ vẫn chưa giải nghệ". Mà như vậy thì đi hỏi bà con trong nhà đi, đừng lên wiki chi cho nó mệt. Tự điển bách khoa là chỗ mà người ta có nhiều hy vọng để tìm hiểu về một nhân vật nào đó, vậy mà vừa lên đã thấy nó treo bảng "tự tìm hiểu đi" "hãy đọc 4 bộ Hồi Ký trên liên mạng", tôi tưởng Wiki mà như vậy thì cư dân mạng thất vọng không kể xiết Xiaoao (thảo luận) 05:13, ngày 14 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mà anh hoctro nói không cần viết tiểu sử dài dòng văn tự, hay dở chưa biết, chứ cái kiểu thảo luận dài dòng văn tự mà ít ý của anh cũng là một vấn đề đáng xem xét Xiaoao (thảo luận) 05:22, ngày 14 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Họ viết ngắn chẳng quả là họ không thể viết dài, vì không có khả năng, không có thời gian hoặc không có tài liệu. Hoctro2009 thử xem các bài được coi là chất lượng tốt tại Wikipedia Anh ngữ xem họ viết dài đến mức nào. Nhìn thảo luận đoán, nếu Hoctro2009 viết lại bài Phạm Duy này, khả năng lớn sẽ dính biển không trung lập. Phạm Duy tư cách nhiều vấn đề, âm nhạc cũng chẳng phải đều ngon nghẻ cả, viết không dễ đâu. Bù lại được cái tư liệu khá phong phú.--123.27.180.144 (thảo luận) 05:24, ngày 14 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
"Tư cách nhiều vấn đề, âm nhạc không hoàn toàn..." tôi tưởng ai cũng mắc phải cả dưới con mắt thiên hạ, kể cả thành viên:123.27.180.144 cũng không thể không có "nhiều vấn đề". Chuyện ở đây khác, là vì ông Phạm Duy có tài năng và đã nổi tiếng đến mức bị bỏ vào WIKI thì ta cứ việc bới móc tất cả cái hay dở của ổng lên đây, nếu ổng thắc mắc thì ta trả lời là "ai biểu ông nổi tiếng làm chi". Xiaoao (thảo luận) 05:37, ngày 14 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thì thế mới khó. "Bới móc" cần có nguồn, mà phải là nguồn uy tín. Cái gì đáng nêu, cái gì không. "Bới móc" ở mức độ nào để vẫn giữ được trung lập...--123.27.180.144 (thảo luận) 05:41, ngày 14 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tuổi sửa

Không rõ bản mẫu Ngày mất và tuổi có sai không, sao chỉ hiển thị ông có 91 tuổi? ~ Violet (talk) ~ 09:27, ngày 27 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Các nguồn tính 92 tuổi là tính tuổi ta. NHD (thảo luận) 00:04, ngày 28 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời
Theo cách tính tuổi của Âu Mỹ, phải qua ngày sinh nhật mới tính là thêm 1 tuổi, dù rằng ông Phạm Duy 2013-1921= 92 nhưng chưa qua sn, nên chỉ tính là 91 tuổi. Ở VN còn có trường hợp, khi qua đời cộng thêm 1 tuổi (gọi là tuổi mụ ?) nên có báo ghi là ông Phạm Duy 93 tuổi. --Langtucodoc (thảo luận) 01:03, ngày 28 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Nâng cao chất lượng bài tiếng Anh sửa

Hiện tôi đang đề cử bài này vào mục "Recent deaths" ở trang chính bên Wikipedia tiếng Anh. Hiện tại chất lượng bài còn hơi thấp, mong các bạn quan tâm đóng góp cải thiện bài để giải thích độ ảnh hưởng của Phạm Duy trong âm nhạc Việt Nam. NHD (thảo luận) 00:04, ngày 28 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đã được đưa lên trang chính ở tiếng Anh. NHD (thảo luận) 19:26, ngày 31 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Sửa bài sửa

Bài hiện nay quá lộn xộn, nhiều thông tin vụn vặt bị "chêm" sai mục, ví dụ đang nói về tiểu sử thì lôi một bài cảm nhận trên báo vào... tôi sẽ thử hệ thống lại, mong rằng bạn nào có thông tin gì cảm thấy cần thiết, thì nên rút gọn ý lại rồi đặt vào đúng chỗ, một đoạn văn phong đang gãy gọn các bạn bỏ thêm một khúc dông dài lê thê vào, đọc rất mệt và loãng nội dung. Ngoài ra phần tiểu sử và sự nghiệp có nhiều thông tin trùng, hoặc lấn sân nhau, tôi nghĩ nên gạt bớt. Riêng phần Phạm Duy và Văn Cao, tôi sẽ xóa đề mục và gom nội dung vào chỗ khác, vì Phạm Duy và Văn Cao không có sự hợp tác lớn trong sự nghiệp mà chỉ là tình thân, mà tình thân thì không cần phải làm rầm rộ thành một mục lớn. Kh. (thảo luận) 21:15, ngày 29 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tên thân mật sửa

Tôi đề nghị thành viên Newone cho biết lý do vì sao ông nhất định cho cái "tên thân mật: Tôm" đó vào phần giới thiệu? Theo cái dẫn chứng của ông chọn, thì đây chỉ là 1 cái tên vui lúc nhỏ do ông hàng xóm gọi ông Phạm Duy, hoàn toàn không phải là tên phổ biến được nhiều người đặt cho trong 1 thời gian dài. Tôi tin rằng nhiều người đã đọc được điều này vì hồi ký Phạm Duy đã xong từ chục năm trước, chứ không phải đợi BBC phát rồi mới "phát hiện" như ông, nhưng ông khác với người ta là ông cố gắng cho cái nick name này vào bảng giới thiệu một cách cưỡng ép và thậm chí rất trẻ con, sau khi nhiều lần người ta đã xóa, có lý do đàng hoàng, mà ông vẫn im im bỏ vô lại. Ông có vấn đề gì không? Kh. (thảo luận) 10:10, ngày 30 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi xin trích cái đoạn dẫn chứng mà Newone chọn cho việc thêm "Tôm" vào làm tên thân mật của Phạm Duy: "Mẹ tôi vừa ù xong ván bài tổ tôm thì dở dạ và người nhà vội vàng đưa vào nhà đẻ. Do đó, khi tôi lớn lên, mỗi lần gặp Bác Hàn là bác nhắc tới chuyện ván bài tổ tôm và gọi tôi là thằng "Tôm". Ai ngờ bây giờ về già, tôi cũng trở thành một thứ Uncle Tom." . Tôi không biết thành viên này ngoài việc biết viết thì có biết đọc không? Ở đây là cái nick name do 1 người biết, 1 người gọi, 1 (vài) người hiểu, mang tính cá nhân, nếu cho vô phần giới thiệu thì tôi nghĩ sau này phải khui ra nhiều nick name nữa "anh yêu", "đồ quỷ sứ hàaa", "bố già"... Kh. (thảo luận) 10:22, ngày 30 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời
Lưu ý là trong tiếng Anh, cụm từ Uncle Tom là một từ miệt thị, có nghĩa gần giống như "Việt gian", "tay sai ngoại bang" trong tiếng Việt và "Hán gian" trong tiếng Trung. NHD (thảo luận) 19:30, ngày 31 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Dẫn chứng sửa

Tin không biết nên vui hay nên buồn, hôm qua tôi có điều chỉnh lại vài đoạn trong bài, hôm nay google tìm dẫn chứng bổ sung thì thấy có báo bê gần nguyên si nội dung đó lên http://thebox.vn/Showbiz-Viet/Ho-so-gia-dinh-co-nhac-sy-Pham-Duy/28534.html.Vậy chắc là có thể dẫn chứng ngược lại rồi. Kh. (thảo luận) 22:49, ngày 31 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Trang web thuộc công ty TNHH thì chất lượng có ra gì?  TemplateExpert  Thảo luận 05:09, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)#Trả lời
Khyem có 1 nhầm lẫn khi xếp Thiền ca vào thời chia cắt đất nước. Thiền ca là thời kỳ ở hải ngoại. --109.91.101.43 (thảo luận) 05:33, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đã sửa lại. Cám ơn bác. Kh. (thảo luận) 15:01, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Theo cách mạng sửa

Tôi không rành về ông này, đoạn này IP có sửa khá nhiều [4], trong đó nói PD theo cách mạng hả?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 20:54, ngày 15 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thông tin Phạm Duy theo cách mạng có nhiều chỗ, ví dụ trong hồi ký, hay như Jason Gibbs: Lãnh đạo văn nghệ của Việt Minh đã nhận ra tài năng của ông và muốn khai thác tài năng ấy. Họ ưu đãi Phạm Duy cho kết nạp Đảng, làm đại diện liên hoan ở nước ngoài, được thưởng huân chương và thành một cán bộ văn nghệ đàng hoàng. Lúc ấy Phạm Duy đang ăn lương của Việt Minh. Ông đã lưu diễn và đi thực tế nữa để sáng tác những tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc kháng chiến ấy. Song, mặc dù ông là người của cơ chế, Phạm Duy có cá tính độc lập. Còn về ca ngợi Hồ Chí Minh, thì tuy là chỉ là gợi nhắc loáng thoáng, chứ không hô hào như VănCao, Lưu Hữu Phước... nhưng cũng là có. Nghe Phạm Duy (lúc ở Mỹ) hát ca khúc kháng chiến của mình, trong đó có câu "Ôi tưởng chừng nghe tiếng Cha Già vọng rời đông": http://phamduy.com/vi/album-mp3/P/33-pham-duy/776-khang-chien-ca/9613-duong-ve-que Kh. (thảo luận) 15:58, ngày 12 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Phạm Duy”.