Liên đoàn bóng đá Việt Nam

cơ quan quản lý thể thao có trụ sở tại Việt Nam
(Đổi hướng từ VFF)

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN; tiếng Anh: Vietnam Football Federation - VFF), tên đầy đủ hơn là Liên đoàn bóng đá nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức quản lý và điều hành tất cả các hoạt động bóng đáViệt Nam.[2]

Liên đoàn bóng đá Việt Nam
AFC
Huy hiệu liên đoàn
Tên đầy đủLiên đoàn bóng đá nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tên ngắnVFF / LĐBĐVN
Thành lập1960 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[1]
Gia nhập FIFA1961 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Gia nhập AFC1978
Gia nhập AFF1996
Chủ tịchTrần Quốc Tuấn
Websitewww.vff.org.vn

VFF hiện là thành viên của Liên đoàn bóng đá Quốc tế (FIFA), Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và Liên đoàn bóng đá ASEAN (AFF). Trụ sở VFF nằm ở số 1 đường Lê Quang Đạo, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình).[3]

Chủ tịch hiện tại của VFF là ông Trần Quốc Tuấn và Tổng thư ký là ông Dương Nghiệp Khôi.[4]

Lịch sử

sửa

Tổ chức tiền thân của Liên đoàn bóng đá Việt Nam là Hội bóng đá Việt Nam (Vietnam Football Association,viết tắt là VFA). Hội thành lập năm 1960 có chủ tịch là Hà Đăng Ấn và phó chủ tịch là Trương Tấn Bửu.[5]

Tháng 8 năm 1989 tại Đại hội lần thứ nhất, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ra đời thay thế Hội bóng đá Việt Nam, chủ tịch liên đoàn là Trịnh Ngọc Chữ, phó chủ tịch là Ngô Xuân Quýnh, Trần Vĩnh LộcLê Bửu. Tổng thư ký là Lê Thế Thọ.

Liên đoàn đã tổ chức thêm 8 lần đại hội vào các năm 1993, 1997, 2001, 2005, 2009, 2014, 2018 và 2022.

Chủ tịch

sửa
  1. Trịnh Ngọc Chữ (tháng 8 năm 1989–1991)
  2. Dương Nghiệp Chí (quyền chủ tịch, 1991–tháng 10 năm 1993)
  3. Đoàn Văn Xê (tháng 10 năm 1993–tháng 10 năm 1997)
  4. Mai Văn Muôn (tháng 10 năm 1997–tháng 8 năm 2001)
  5. Hồ Đức Việt (tháng 8 năm 2001–2003)
  6. Trần Duy Ly (quyền chủ tịch, tháng 1 đến tháng 8 năm 2003)
  7. Mai Liêm Trực (năm 2003–tháng 6 năm 2005)
  8. Nguyễn Trọng Hỷ (tháng 6 năm 2005–2013)
  9. Lê Hùng Dũng (quyền chủ tịch từ tháng 12/2013 đến tháng 3/2014; chủ tịch chính thức từ 3/2014 đến tháng 12/2018)
  10. Lê Khánh Hải (từ tháng 12 năm 2018 - 31 tháng 12 năm 2021)
  11. Trần Quốc Tuấn (quyền chủ tịch từ 31 tháng 12 năm 2021 - 6 tháng 11 năm 2022; chủ tịch chính thức từ 6 tháng 11 năm 2022 - nay)

Tổng thư ký

sửa
  1. Lê Thế Thọ (tháng 8 năm 1989–tháng 10 năm 1993)
  2. Trần Bảy (tháng 10 năm 1993–tháng 10 năm 1997)
  3. Phạm Ngọc Viễn (tháng 10 năm 1997–21 tháng 1 năm 2005, từ chức[6][7])
  4. Phan Anh Tú (quyền tổng thư ký, 21 tháng 1 năm 2005[7]–tháng 6 năm 2005)
  5. Trần Quốc Tuấn (ngày 2 tháng 6 năm 2005–26 tháng 12 năm 2011[8])
  6. Ngô Lê Bằng (ngày 28 tháng 2 năm 2012[9]–2014)
  7. Lê Hoài Anh (ngày 31 tháng 3 năm 2014-ngày 6 tháng 11 năm 2022)
  8. Dương Nghiệp Khôi (ngày 6 tháng 11 năm 2022 đến nay)

Lãnh đạo hiện nay

sửa
  • Chủ tịch: Trần Quốc Tuấn
  • Phó Chủ tịch thường trực (phụ trách chuyên môn): Trần Anh Tú
  • Phó Chủ tịch (phụ trách truyền thông - đối ngoại): Nguyễn Xuân Vũ
  • Phó Chủ tịch (phụ trách tài chính - tài trợ): Nguyễn Trung Kiên
  • Tổng Thư ký: Dương Nghiệp Khôi

Liên đoàn thành viên

sửa

Hiện tại có 24 tổ chức Liên đoàn bóng đá tỉnh thành là thành viên của VFF:[10]

Miền Bắc

sửa

Tây Bắc Bộ

sửa

Đông Bắc Bộ

sửa

Đồng bằng sông Hồng

sửa

Miền Trung

sửa

Bắc Trung Bộ

sửa

Duyên hải Nam Trung Bộ

sửa

Tây Nguyên

sửa

Miền Nam

sửa

Đông Nam Bộ

sửa

Tây Nam Bộ

sửa

Quản lý

sửa

Đội tuyển

sửa

Giải đấu

sửa

Biểu trưng

sửa

Năm 1994, Ban Chấp hành Liên đoàn bóng đá Việt Nam nhiệm kỳ II tổ chức cuộc thi vẽ mẫu biểu trưng VFF. Kết quả, mẫu của hoạ sỹ Nguyễn Ngọc Thân trúng giải Nhất, được Liên đoàn chọn làm biểu trưng chính thức của Liên đoàn. Biểu trưng nền màu vàng, màu đỏ là màu cờ Tổ quốc, màu xanh ở vòng trong cùng là màu sân bóng đá, tên Liên đoàn bóng đá Việt Nam được in đậm nét màu đen. Trong hình tam giác màu đỏ có hình quả bóng đá cách điệu, nó cũng giống với hình ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ. Những nét đỏ và vàng phía bên phải có hình 3 chữ VFF (viết tắt của Vietnam Football Federation trong tiếng Anh).

Biểu trưng hiện tại của VFF lấy hình ảnh quả bóng đá có hình 3 chữ VFF bên trong quả bóng và Quốc kỳ Việt Nam nền đỏ sao vàng trong thế phát triển vút cao nhằm tôn vinh các giá trị của bóng đá Việt Nam trong quá trình hình thành phát triển và khẳng định đáp ứng thịnh tình của người hâm mộ trong nước, bạn bè quốc tế và các tổ chức bóng đá quốc tế biết thêm về bóng đá Việt Nam. Nó được thiết kế bởi Nguyễn Công Quang và được sử dụng từ năm 2008 đến nay.[12]

Ngày 28/04/2008, Ban chấp hành VFF đã chính thức ra quyết định công bố sử dụng biểu trưng mới của VFF trong mọi giao dịch có liên quan từ ngày 01/05/2008. Việc sử dụng biểu trưng cũ kết thúc vào ngày 31/12/2008.

Chú thích

sửa
  1. ^ “FIFA COURSE FOR REFEREES”. The Straits Times. 6 tháng 11 năm 1951.
  2. ^ Nguyễn Tiến Dĩnh (21 tháng 3 năm 2014). “Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam 2014 (file PDF)”. Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ “Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam”. Liên đoàn Bóng đá châu Á. 21 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ https://tuoitre.vn/ong-duong-nghiep-khoi-bat-ngo-tro-lai-lam-tong-thu-ky-vff-thay-ong-le-hoai-anh-20221106201008098.htm
  5. ^ Lịch sử Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Lưu trữ 2012-05-05 tại Wayback Machine.
  6. ^ Tổng Thư ký VFF Phạm Ngọc Viễn từ chức, Báo Tiền phong, ngày 7 tháng 1 năm 2005.
  7. ^ a b Ông Phan Anh Tú nhận chức quyền Tổng thư ký LĐBĐVN, VnExpress, ngày 22 tháng 1 năm 2005
  8. ^ Ông Trần Quốc Tuấn được chấp thuận từ chức, VnExpress, ngày 26 tháng 12 năm 2011.
  9. ^ Ông Ngô Lê Bằng giữ chức Tổng thư ký VFF, Tienphong, ngày 28 tháng 2 năm 2012.
  10. ^ “VFF”. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  11. ^ VFF. “Thông tin Hội nghị Ban chấp hành LĐBĐVN lần thứ 6- Khoá VII”. vff.org.vn. Truy cập 25 tháng 12 năm 2015.
  12. ^ “VFF - Giới thiệu”. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008.

Liên kết ngoài

sửa