Phật giáo

một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học khởi nguồn từ Thích-ca Mâu-ni

Phật

Tranh vẽ Bồ tát Văn-thù và Phổ Hiền

Văn-thù-sư-lợi là một vị bồ-tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị bồ-tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹthế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.

Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn-thù được Phật Thích-ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi bồ-tát thuyết pháp. Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Văn-thù. Một thuyết khác bảo rằng, bồ-tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế.

Pháp

Một nhà sư đang ngồi thiền

Ngồi thiền là phương pháp tu tập trực tiếp để đưa đến Giác ngộ. Mới đầu ngồi thiền đòi hỏi thiền giả tập trung tâm trí lên một đối tượng, hay quán sát về một khái niệm trừu tượng. Sau đó ngồi thiền đòi hỏi thiền giả phải thoát ra sự vướng mắc của tư tưởng, ảnh tượng, khái niệm vì mục đích của ngồi thiền là tiến đến một tình trạng vô niệm, tỉnh giác, không dung chứa một nội dung nào. Sau một giai đoạn kiên trì trong vô niệm, hành giả sẽ bỗng nhiên trực ngộ thể tính của mình, đó là tính Không, cái "thể" của vạn vật.

Như Tổ Thiền Trung Quốc Bồ-đề-đạt-ma đã ngồi chín năm quay mặt vào vách tại chùa Thiếu Lâm, ngồi thiền là phép tu chủ yếu của Thiền và được mọi Thiền sư hành trì. Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền cho rằng ngồi thiền là "đường dẫn đến cửa giải thoát".

Tăng

Tranh vẽ Padmasambhava

Padmasambhava là một đại sư Ấn Độ, sống cùng thời vua Tây Tạng Trisong Detsen. Sư truyền Phật giáo sang Tây Tạng và sáng lập tông Ninh-mã, một trong bốn tông phái lớn của Tây Tạng và được các đệ tử gọi là "Phật thứ hai". Sư hay sử dụng thần thông, nhiếp phục ma quái và thiên tai. Cách tu hành của sư rất đa dạng, từ cách sử dụng đao chủy thủ đến tu tập các phép thiền định theo hệ thống Đại cứu cánh. Sư thuộc dòng của các vị Đại thành tựu, để lại rất nhiều truyện thần thoại cho đời sau và ở các nước vùng Himalaya, người ta tôn thờ gọi sư là "Đạo sư quý báu".

Tương truyền rằng, Padmasambhava sinh ra trong một hoa sen, tại Tây Bắc Kashmir, sớm thông tất cả kinh sách, nhất là Mật giáo. Trong thế kỉ thứ 8, sư đến Tây Tạng, một vương quốc còn bị ảnh hưởng bởi các tôn giáo thiên nhiên. Sư đến đây chinh phục ma quỷ, thiên tai và ảnh hưởng của giáo phái Bön. Sư cũng cho xây tu viện Tang-duyên năm 775 và thời gian hoạt động tại Tây Tạng xem như chấm dứt tại đó. Có nhiều tài liệu cho rằng sư hoằng hóa ở Tây Tạng lâu hơn, truyền giáo cho 25 đệ tử, trong đó có nhà vua Tây Tạng và giáo thuyết quan trọng nhất là "Tám tuyên giáo". Ngoài ra, sư còn để lại nhiều bài dạy được dấu trong rừng núi, chỉ được khám phá ra vào một thời điểm nhất định. Một trong những bài dạy đó là bộ Tử thư. Đệ tử quan trọng và là người viết lại tiểu sử của sư là bà Yeshe Tsog-yel.

Hình ảnh

Những bức tượng Phật trên đống đổ nát của thành phố Nagasaki sau khi bị ném bom hạt nhân
Ảnh: Cpl. Lynn P. Walker, Jr.

Kinh điển

Kinh Duy-ma-cật sở thuyết là một tác phẩm quan trọng của Phật giáo Đại thừa, có ảnh hưởng rất lớn đến nền Phật giáo tại Trung Quốc, Việt NamNhật Bản. Kinh xuất hiện khoảng thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên, mang tên của Vimalakīrti, một cư sĩ giàu có, sống cuộc đời thế tục nhưng vẫn đi trên con đường Bồ-tát. Nhờ kinh này mà người ta có thể xem cư sĩ và tăng sĩ có một mục đích như nhau trên đường tiến đến giác ngộ.

Điều may mắn hiếm có là Phạn bản của kinh này - được cho là thất truyền từ bao nhiêu thế kỉ - đã được Giáo sư Takahashi Hisao phát hiện ngày 30 tháng 6 năm 1999, trong khi ông cùng nhóm nghiên cứu đang sưu tầm thư tịch trong thư viện của cung điện Potala, kinh đô Lhasa, Tây Tạng. Sau hơn bốn năm nghiên cứu và ký âm la-tinh, bản này được nhóm Nghiên cứu Văn học Phật giáo Sanskrit, Viện Đại học Taisho, Tōkyō phát hành tháng 3 năm 2004. Chất lượng văn bản khá tốt mặc dù còn nhiều lỗi ghi chép, cần được chỉnh lại trước khi dịch. Tuy nhiên, việc cho ra một bản khảo cứu vẫn còn là một điều đáp ứng được, đòi hỏi một công trình nghiên cứu, đối chiếu phục hồi văn bản hẳn hoi.

Tông phái

Tịnh độ tông là một pháp môn quyền khai của Phật giáo, trường phái này được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật BảnViệt Nam do cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn sáng lập và được Hōnen phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại cõi Cực lạc Tịnh độ của Phật A-di-đà.

Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật này, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là "tín tâm", thậm chí có người cho là "dễ dàng", vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài là Phật A-di-đà. Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng cực lạc. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là: Vô lượng thọ, A-di-đàQuán Vô Lượng Thọ.

Trích dẫn

« Nếu người muốn biết cảnh giới Phật, Ý căn thanh tịnh như hư không, Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ, Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại. »
Hoa nghiêm kinh

Bài viết

Tăng đoàn tại Lào

Tăng đoàn là đoàn thể của tu sĩ Phật giáo, sau khi các tu sĩ thọ giới tì-kheo. Ðời sống của tăng đoàn được quy định trong các giới luật được ghi trong Luật tạng. Bên cạnh PhậtPháp, thì tăng đoàn là một trong Tam bảo của Phật giáo. Tăng được xem là các vị đệ tử của Phật Thích Ca, các tu sĩ và cả những Phật tử nếu đã đạt được bất kỳ một trong bốn giai đoạn giác ngộ, những người đang tu học và thực hiện Chính pháp, giữ giới và dựa trên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, được gọi là lục hòa. Theo sách cổ, bên cạnh việc tu hành, việc khất thực và an cư kiết hạ được xem là phẩm hạnh tu hành cần có của một vị tăng.

Thư mục

Tông phái

Thuật ngữ

Nhân vật

Kinh điển

Thánh địa

Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo