Thảo luận:Trần Hưng Đạo

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi 116.110.42.12 trong đề tài Cần ghi chức tước cho đúng
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Chưa có tiêu đề sửa

Dường như bài viết này chưa nói hết cái vĩ đại của Trần Quốc Kinh. Vẫn còn thiếu tư liệu về chiến công của ông. thảo luận quên ký tên này là của 203.162.41.165 (thảo luận • đóng góp).

Về Đức Thánh Trần, lịch sử còn ghi chép lại khá đầy đủ. Nhưng trong dân dan, Ngài là hiện thân của một vị thánh, đã có nhiều kiếp giáng hiện làm người trần thế ở nhiều nơi. Ở Trung Quốc thì Ngài là Nhị Lang thần, vị thần có con mắt thứ 3 ở giữa trán. Ở Việt Nam thì ngài là vị thánh trà ma khử yêu, chữa bệnh vô sinh. Trong hệ thống Tam Phủ, tứ Phủ thì chức trách của Ngài là khai đàn mở điện, thuyết pháp dạy dỗ dân chúng.Ở Thiên giới, ngài là Đệ Nhị Đức Ông, sau đệ nhất là Quan Thánh Đế Quân, là một trong bốn vị tướng cai quản bốn phía cửa trời cùng với Na Tra Thái Tử và Chu Quỳ.

Thành viên:Thường Sơn

Chu Quỳ trong Tứ phủ là nhân vật nào vậy?--58.187.89.178 20:17, ngày 23 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cổ nhất sửa

Tôi tạm bỏ đoạn "binh thư cổ nhất do người viết là" ra. Nếu ai có bằng chứng thì mời mang vào lại. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 17:27, 12 tháng 10 2006 (UTC)

Đoạn đó tôi viết nhầm. Đúng ra phải là "tác giả của 2 bộ binh thư cổ nhất Việt Nam là..."Bring Vietnam to the world 03:21, 13 tháng 10 2006 (UTC)

Binh thư yếu lược sửa

Theo tôi được biết rằng hình như Binh thư yếu lược đã được xuất bản (tôi không nhớ rõ là xuất bản năm bao nhiêu, NXB nào)nhưng gần đây thôi. Vậy có thể là nó không thất truyền hoặc là tư liệu của bạn bị sai. Mong bạn kiểm tra lại giúp.

Mời bạn xem bài Binh gia diệu lý yếu lược. Vương Ngân Hà 00:24, ngày 23 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quan hệ với Trần Hấp sửa

Đoạn này không rõ ý:

Lúc này, Thánh Tông là thái tử hay đã lên ngôi? Thái Tông vẫn tại vị hay là Thái thượng hoàng? Nếu Thánh Tông chưa lên ngôi, việc gọi miếu hiệu cho một người chưa lên ngôi chắc không ổn, làm người đọc lẫn lộn không biết ai là vua: Thánh Tông hay Thái Tông? Nguyễn Hữu Dng 17:45, ngày 17 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đoạn này người viết chép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Bản kỷ - quyển VI - Kỷ Anh Tông Hoàng Đế), nguyên văn như sau: "Trước kia, Thánh Tông thân đi đánh giặc,Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương Bắc đến. Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc". Quốc Tuấn trả lời: "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Quang Khải theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Quang Khải. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn"." - chép lại của lịch sử thì không nên thay đổi nhưng nên có chú thích để người đọc dễ hiểu.

Lúc đó Thánh Tông được gọi là Quan gia, nghĩa là Thái Tông đã làm thượng hoàng.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:13, ngày 14 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

10 danh tướng??? sửa

Phần 10 danh tướng được "Viện Hàn lâm quân sự Anh" cần phải có dẫn chứng. Ngoài ra, bài này có ít chú thích trong bài nên có thể đọc giống như một bài ca ngợi không dẫn chứng. Mekong Bluesman (thảo luận) 14:28, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã xóa bỏ phần không dẫn chứng đó. Xem thảo luận tại đây. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:36, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi lại xóa nữa rồi. Tin vịt này được báo chí

Sai mất rồi sửa

Bài này có mấy điểm sai, tôi chỉ ra thế này:

1: ...vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong tước rồi tâu sau. Nhưng Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào.

Điều này sai, do không đọc kĩ Hịch tướng sĩ văn nên sai mất roài :D

redflowers (thảo luận) 02:16, ngày 27 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hịch tướng sĩ có viết: ...Quan thấp thì ta thăng chức... (官卑者則遷其爵), nhưng chưa có tài liệu nào viết rằng ông đã từng phong chức tước cho ai. Xin mời Redflowers cho dẫn chứng rằng ông đã từng phong chức tước cho bất kỳ ai đó. Đoạn văn trên lấy từ Đại Việt Sử ký Toàn thư Quyển VI - Kỷ Nhà Trần - Anh Tông Hoàng Đế, phần viết về năm Canh Tý, [Hưng Long] năm thứ 8 [1300], nguyên văn bản dịch:
Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư [10b] thượng phụ thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
Thánh Tông có soạn bài văn bia ở sinh từ [của Quốc Tuấn], ví ông với Thượng phụ [ngày xưa]934 . Lại vì ông có công lao lớn, gia phong là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong tước rồi tâu sau. Nhưng Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi giặc Hồ vào cướp, Quốc Tuấn lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không cho họ tước lang thực, ông kính cẩn giữ tiết làm tôi như vậy đấy.
128.197.11.30 (thảo luận) 04:26, ngày 27 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

2: Trước kia, Trần Thánh Tông thân đi đánh giặc, Trần Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương bắc đến. Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc."

Đoạn này không rõ ý. Người đọc có thể nghĩ rằng Thượng hoàng định để cụ Quốc Tuấn làm chức Tư đồ và thay công việc của Tể tướng. Nếu vậy thì sai. Thời gian này, ngôi Tể tướng của nhà Trần là chức Thái sư, và đó là chức của Trần Quang Khải. Tới tận thời kì sau, đời Trần mạt thì chức Đại Tư đồ mới tương đương với Tể tướng. Cho tới tận đầu thế kỉ 14, điều này vẫn không thay đổi khi Trần Nhật Duật lãnh chức Tể tướng và ông (Nhật Duật) là Thái sư.

Sự kiện này, nếu tôi không nhầm, xảy ra vào năm 1277. Khi đó, cho dù Trần Quốc Tuấn có được phong Tư đồ đi chăng nữa thì ông vẫn phải đứng dưới Trần Quang Khải vốn là em ruột vua.

Khi Quang Khải còn sống, ông là chỉ đứng dưới Thượng hoàng và nhà vua mà thôi, chứ vẫn to hơn cụ Quốc Tuấn. Nếu các bạn có đọc ghi chép trong An Nam tức sự của Trương Lập Đạo, thượng thư nhà Nguyên đi sứ An Nam vào năm 1292 thì thấy rất rõ: Khi tiếp sứ Tàu, duy nhất Quang Khải là người được ngồi cùng với vua, trong khi Thái phó, Thái bảo phải đứng hầu, còn các chức khác thì thậm chí phải ngồi ở thềm dưới, không gọi thì không tự tiện được lên.

redflowers (thảo luận) 02:16, ngày 27 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

3: Lãnh thổ của Nguyên Mông, theo chiều ngang, kéo dài từ Viễn Đông (gồm cả Triều Tiên) đến tận Moskva, Muhi (Hungary), Tehran, Damascus; chiều dọc từ Bắc Á xuống hết cả Ấn Độ, Miến Điện. Trong cơn lốc chinh phục của họ, chỉ có Thái Lan (Sukhothai) thoát khỏi họa diệt vong nhờ sách lược cầu hòa, Nhật Bản may mắn nhờ một trận bão biển làm thiệt hại bớt tàu của Mông Cổ, và Đại Việt nhờ khả năng lãnh đạo của Hưng Đạo Đại Vương mà giữ được bờ cõi.

Biên giới của Đế quốc Nguyên Mông chỉ có quá Trung Á thôi. Phần đất ở Nga và châu Âu là của Hãn quốc Kim trướng. Kim Trướng cũng do con cháu Thành Cát Tư Hãn lãnh đạo nhưng đã tách ra khỏi Nguyên Mông. Cho nên, viết "lãnh thổ của người Mông Cổ" kéo dài tới châu Âu thì đúng, chứ viết "lãnh thổ của Nguyên Mông" kéo dài tới châu Âu thì sai.

redflowers (thảo luận) 02:16, ngày 27 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

4: Mông Cổ không xâm chiếm được Ấn Độ, họ chỉ tiến được đến biên giới miền bắc Ấn ngày nay và bị chặn lại. Họ cũng chỉ vào được miền bắc Myanma trong một thời gian ngắn rồi phải rút lui. Ngoài Đại Việt đánh bại được đế chế Mông Cổ còn có Java (Indonesia), Ai Cập, Ấn Độ, tuy nhiên chiến công của Đại Việt là hiển hách nhất[cần chú thích].

Nói thế là sai. Người Mông chiếm được nhiều tỉnh ở Bắc Ấn. Họ tấn công đất mà ngày nay là Ấn nhiều lần, có lần thua, không kiếm chác được gì, nhưng nhiều lần thắng to và chiếm được nhiều đất. Thậm chí, người Mông còn lập tỉnh và thiết lập đội ngũ quan lại cai trị trên đất Ấn (vùng họ chiếm được rồi).

Vì những điểm sai này, trong dăm ngày nữa, nếu không có vị nào tranh biện lại, tôi sẽ sửa những đoạn trên.

Thân, redflowers (thảo luận) 02:16, ngày 27 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chúng sửa

Gọi người phương Bắc là "chúng" thì có trung lập không?Rommel (thảo luận) 10:31, ngày 6 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời


Về Miến Điện sửa

Trong bài viết này, có đoạn quận mông cổ chỉ đến miến điện trong một thời gian ngắn rồi rút lui. cầm xem lại vì các tài liệu đều viết rằng quận mông cổ 5 lần tấn công miến điện và miến điện đã phải thần phục. nói tóm lại là mông cổ đã chiến thắng và thống trị miến điện (Nhan Luong) (thảo luận) 08:35, ngày 9 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngày mất có vấn đề sửa

Ngày mất của Hưng Đạo Vương chuyển đổi âm - dương lịch trong Lịch vạn niên cho thấy không khớp nhau.

Nếu là 20 tháng 8 năm Canh Tý, dương lịch sẽ nhằm ngày 3 tháng 10 năm 1300 (không phải là 03/09/1300 như đã viết).

Nếu là ngày 03/09/1300 thì âm lịch là ngày 20 tháng 7 năm Canh Tý. thảo luận quên ký tên này là của Tribattuc (thảo luận • đóng góp).

Tôi đồng ý rằng ngày 3-9-1300 (trên thực tế trong bài trước khi tôi sửa đổi thì ghi là ngày 5-9-1300) không thể là ngày 20 tháng 8 âm lịch được, do quy tắc ngày đông chí phải nằm trong tháng một (11) âm lịch. Ngày đông chí nói chung rơi vào ngày 21 hoặc 22/12 dương lịch (tính theo múi giờ Việt Nam) của lịch Gregory. Suy ra khoảng chênh lệch nhỏ nhất khi nó rơi vào ngày 30/11 âm lịch, còn khoảng chênh lệch lớn nhất khi ngày đông chí rơi vào ngày 1/11 âm lịch. Như vậy, ngày tháng tính theo dương lịch nói chung chênh (nhanh hơn, nếu coi ngày tháng âm lịch là "ngày tháng dương lịch giả") so với ngày tháng tính theo âm lịch trong khoảng từ 21 tới 52 ngày (nghĩa là ngày Tết Nguyên Đán không thể sớm hơn ngày 21/1 dương lịch và không muộn hơn ngày 21/2 dương lịch), và cho dù lấy bất kỳ ngày tháng âm lịch nào ra so sánh thì ngày tháng dương lịch tương ứng cũng vẫn giữ nguyên quy tắc trên, nghĩa là phải "nhanh hơn" trong khoảng 21-52 ngày. Mà từ 20/8 tới 3/9 thì chênh nhau không quá 14 ngày, suy ra sự chuyển đổi này là sai. Khi quy đổi theo trang này thì 20/8 âm lịch tương đương với 11/10/1300, sự chênh nhau là khoảng 51-52 ngày (tối đa), do trang này cho thấy có tháng 6 âm lịch nhuận trong năm đó. Meotrangden (thảo luận) 02:39, ngày 5 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Kết cấu sửa

Kết cấu của bài hiện nay có sự trùng lặp giữa 2 phần "tiểu sử" và "sử liệu liên quan". Người đọc đã xem qua về cuộc đời và sự nghiệp của ông trong "Tiểu sử", sau loạt mục "Tác phẩm" và "ghi nhận công lao" lại quay trở về nội dung nói về cuộc đời trong sử liệu. Cần trộn sử liệu vào cuộc đời và sự nghiệp của ông thành một quá trình xuyên suốt cho thống nhất.--Trungda (thảo luận) 09:57, ngày 21 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Công lao của Trần Quốc Tuấn ở lần chống Nguyên lần thứ 1 sửa

Tôi đặt ra câu hỏi này vì thường người ta gắn 3 cuộc chiến tranh với ông Trần Quốc Tuấn. Nhưng TQT sinh 1232, năm 1258 quân Nguyên xâm lược, lúc đó ông 26 tuổi, ở độ tuổi này tôi không biết ông có phải là nhà lãnh đạo số 1 hay không ?

Đại Việt sử kí chép rằng, Thái Tông lúc nguy cấp, ông gọi Nhật Hiệu; tại sao ? Vì ông này là em, quan thái úy, và nắm giữ đạo quân tinh nhuệ nhất, người thứ 2 ông hỏi là thái sư Trần Thủ Độ, chắc là người quan trọng thứ 2, ông TTĐ trả lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, Bệ hạ đừng lo gì khác." Như vậy, câu nói ấy đã chứng tỏ ông TTĐ là nhân vật quan trọng thứ 2, vì ông nói ông có thể QUYẾT ĐỊNH tới vận mệnh quốc gia.

Trần Thủ Độ là người lập ra nhà Trần, là người chuẩn bị cho cuộc chiến tranh, là nhà lãnh đạo quan trọng hàng thứ 2, vậy sao không hề nhắc tới ông TTĐ ? Lần thứ nhất là lần TTĐ đã vạch ra sách lược để chống Nguyên. Chính ông đã có kế vườn không nhà trống, ông đã nhận ra nhiều điểm yếu của quân Mông Cổ, tức là họ phải đánh nhanh, thắng nhanh, không thể duy trì lâu dài cuộc chiến. ==) Điều này có thể làm giảm uy danh của ông TQT, nhưng chúng ta phải nói cho CÔNG BẰNG các bạn thân mến. Tôi mong rằng chúng ta có thể viết nổi bật được điều này. Vả lại sử chép ông chỉ làm "TIẾT CHẾ" mà thôi, chứ không ghi gì khác. Tôi nghĩ không thể ghi rằng ông ấy có công lớn ở 3 cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên được. Thanhliencusi (thảo luận) 10:29, ngày 26 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cả đời ông Trần Quốc Tuấn không được làm chức gì cả sửa

Chức tước ở đây nghĩa là chức danh hành chính. Các bạn thấy rằng ông ấy không được làm chức vụ gì cả, chỉ Tiết chế thống lĩnh khi chiến tranh, chiến tranh xong ông lại về quê. Tôi cũng đề nghị làm nổi bật điều này. Nghĩa là vua Trần vẫn nghi kị ông, chứ không ĐOÀN KẾT như nhiều người nghĩ.\ Thanhliencusi (thảo luận) 10:33, ngày 26 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nghi vấn về năm sinh sửa

Trong bài thì hộp infobox mâu thuẫn với hai thông tin:

  • Đoạn đầu: Trần Hưng Đạo (1228 - 1300), tên thật là Trần Quốc Tuấn...., mâu thuẫn với hộp infobox là năm sinh còn nghi vấn.
  • Đoạn "Qua đời" nói ông 68 tuổi, mâu thuẫn với đoạn đầu.

Hiện mình tạm thời xóa thông tin 2; và bạn nào chuyên sử có thể làm rõ thông tin 1. -- Messi  - M10 -- 12:50, ngày 18 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nếu theo bài Trần Quốc Tung thì Trần Hưng Đạo sinh năm 1232 hoặc 1233 (tức khi mất 68 tuổi) thì hợp lý hơn vì Trần Quôc Tung là anh, sinh năm 1230. Én bạc (thảo luận) 00:04, ngày 4 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tra lại lịch sử bài thì thấy năm sinh bị sửa từ 1232 thành 1228 từ tháng 9 năm 2015 bởi thành viên Superkarot. Tôi đã phục hồi lại thông tin sinh 1232. Én bạc (thảo luận) 00:08, ngày 4 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

không có chức gọi là quốc công tiết chế sửa

Tiết chế là động từ,tương đương với điều khiển,chỉ huy quân đội.nhà Trần không có chức tiết chế.quốc công tiết chế tức là ông quốc công có quyền tiết chế(chỉ huy) quân đội mà thôi.nên tôi sẽ xóa đi cách hiểu lầm tai hại này.Tongoctuvip (thảo luận) 07:42, ngày 21 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Phiền bạn Tongoctuvip có thể đưa ra một nguồn nào đó giải thích rằng "Quốc công tiết chế" không phải là một chức thời nhà Trần ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 07:28, ngày 22 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nguồn hàn lâm thì tôi không có vì chẳng có sử gia nào nhìn ra điều này cả. Tôi chỉ tham khảo trên diễn đàn lịch sử Việt Nam và trang leanhchi. Tất nhiên không được coi là một nguồn chính thống. Nhưng bạn thử nghĩ xem theo sử cũ có đoạn nào chép Trần Hưng Đạo được phong chức quốc công tiết chế không. Tiết chế theo tôi hiểu là chỉ huy quân đội. Nó là động từ không phải là một chức vụ.Tongoctuvip (thảo luận) 08:36, ngày 22 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn cho dùm tôi cái link với. Vấn đề động từ hay danh từ không quá quan trọng ở đây, bởi Hán văn, mà thể Văn ngôn là chính thống thời đó, người ta không phân chia từ loại như hiện nay (đây là cách phân chia kiểu Tây phương), mà chỉ chia thành thực từ và hư từ. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 08:56, ngày 22 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thành thật xin lỗi bạn vì tôi dùng điện thoại nên không dẫn được link.mai tôi sẽ ra net dẫn link cho bạn.bạn rành hán văn nên chắc hiểu chữ hán nếu chỉ đặt thêm một dấu phẩy vào giữa câu thì sẽ thay đổi nghĩa cả câu chứ.Tongoctuvip (thảo luận) 09:43, ngày 22 tháng 7 năm 2017 (UTC)gTrả lời

http://www.leanhchi.com/VanHoc1x/TietCheKhongChucDanh.htmlTongoctuvip (thảo luận) 00:03, ngày 24 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Từ này là của 1 member biết Hán văn hay là trang leanhchi tôi cũng không nhớ rõ nữa. Trần Quốc Tuấn bị nghi ngờ, nên suốt đời chả có chức vụ gì cả. Đánh xong, vua Trần ko dùng, lại nhẫn nhục quay về nhà trồng rau nuôi gà.

Ông ta là TỘC TRƯỞNG họ Trần, mà họ Trần phong đất cho người nhà, mỗi vị này đều có quân đội riêng, như bên Tây. Nên khi uýnh nhau- THỜI BUỔI LOẠN LẠC, vua Trần có thể cũng ko gọi họ được, mà phải là TỘC TRƯỞNG ĐỨNG RA KÊU GỌI, thì các vị vương hầu này mới nghe theo.

Nên Trần Quốc Tuấn đứng ra kêu gọi, với chức năng hội quân, nên có thể gọi là Tiết chế cũng được, 1 chức danh cho có thôi. Sử chép lần 1 kháng Mông khá sơ sài, nhưng khi vua Trần nguy cấp, người ông ta hỏi là Trần Nhật Hiệu, cầm quân Tinh cương- đội quân tinh nhuệ nhất, người thứ 2 là Trần Thủ Độ, thì có vẻ 2 nhân vật này là quan trọng nhất. TQ Tuấn lúc ấy mới 26 tuổi, chắc cũng không tham dự gì quá quan trọng.

Đên lần 2, lần 3, T Thủ Độ chết rồi, TQ Tuấn có thể mới trở thành nhân vật trọng yếu của quân đội nhà Trần. Nhưng dù thế nào, ông ko đc tham dự triều chính, ko có chức vị gì cả.

Đây là soái ca của Đại Việt, nên viết lại cho bài bản. Tongoctuvit sao không sửa bài nhỉ ? Khoailangvietnam (thảo luận) 13:59, ngày 22 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Viết về nhân vật Vn, đc tay nào kha khá là dân ta lại bốc thơm lên trên trời, dùng các từ rất khoa trương như vĩ đại, kiệt xuất,...Dùng như thế làm gì ? Giỏi hay không thì ai cũng có não, họ tự đánh giá được. Thắng đc kẻ xâm lược, thì cũng là tài, nhưng cũng thường thôi, vì chỉ giữ đc sự độc lập thôi. Đánh giết chiếm đc đất như trường hợp Chiêm Thành mới là giỏi.

Mình tự khen mình, thành ra hạ thấp mình, vì sao ? Vì chỉ bảo toàn được mình thôi, dùng từ VĨ ĐẠI, KIỆT XUẤT, là từ theo tôi chỉ dành cho kiểu như dân tộc Nga và mấy tay tướng của họ.

Vì khi Nga bị đánh, nó đều bật lại, đánh đuổi kẻ thù trên đất của mình đã đành, mà còn theo diệt đến tận thủ đô của kẻ thù, bắt dân tộc đó phải làm đàn em. Như thế mới giỏi, chứ như mình chỉ chạy trốn, họ ko làm gì đc nên về thôi. Khiếp thật, Pháp thời Napoleon đánh nó, nó đánh cho Pháp thua, rồi đánh đến tận Paris, Đức cũng vậy. Nó bá đạo quá.

Khoailangvietnam (thảo luận) 14:23, ngày 22 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tr Quốc Tuấn muốn làm phản cũng chịu sửa

Suốt đời ông Trần, luôn luôn bị đề phòng, chả có quyền chức gì ở Triều đình cả, Trần Thủ Độ có thể về Quắc Hương, nhưng Trần Thủ Độ là Thái sư, là cán bộ của triều đình. Thử hỏi T Q Tuấn có chức gì ?

TQ Tuấn già rồi, chống cái gậy bịt sắt cũng bị thuộc hạ vua Trần gườm mắt, sợ quá nên phải quẳng đi. Sự thật là vua Trần, phe cánh vua Trần đều rất lo sợ T Q Tuấn làm phản, vì TQ Tuấn có thực lực, thế thôi. Đó là nguyên tắc chính trị, chứ không phải là tình riêng, TQ Tuấn về danh nghĩa phải là vua Trần, người đứng đầu tộc Trần, lại thạo việc binh, lại có danh tiếng, lại nhiều người tài trợ giúp.

T Q Tuấn khi vắng người ở triều, vua Trần muốn cho QT 1 chức quan, Q Tuấn cũng không dám nhận. Ấy là Q Tuấn sợ các thế lực phò vua Trần. Nên nói đức độ TQ Tuấn thì cũng thường thôi. Cái đáng khen của Q Tuấn là cái ý chí lẫm liệt của 1 vị tướng quân, y như Trần Thủ Độ, là chả sợ bố con thằng nào cả. Xem xét việc chinh trị thì phải gắn nó với chính trị, cái thế giới của mưu công, lợi lộc, lợi ích nhóm, sự tàn nhẫn của con người, chả có thằng nào là đức độ cả. Chẳng qua, mấy tay sử quan cứ khen thế thôi.

27.78.119.46 (thảo luận) 02:49, ngày 23 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tên sửa

Nhân vật T Q Tuấn, tên như thế, Toàn thư cũng gọi là Q tuấn, hà cớ gì lại gọi là Trần Hưng Đạo nhỉ ? Như thế là gọi bố láo với ngay cả nhân vật. Tên người ta là gì thì gọi như thế, đằng này chắp vá tên, hiệu lung ta lung tung cả lên.thảo luận quên ký tên này là của Khoailangvietnam (thảo luận • đóng góp) vào lúc 00:49, ngày 12 tháng 12 năm 2017 (UTC).Trả lời

Ưikipedia dùng tên phổ biến nhất làm tên bài. Tuanminh01 (thảo luận) 23:45, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cá nhân mình thích để tên Trần Quốc Tuấn hơn vì đồng bộ với những người khác như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật,... Vì trong tâm thức dân gian, nhắc đến các hoàng thân nhà Trần người ta nhớ đến ông Quốc Tuấn nhất, thành ra tên "Trần Hưng Đạo" rất phổ biến, đang khi không ai nói "Trần Chiêu Minh", "Trần Chiêu Văn", "Trần Hưng Nhượng",... :))) Nhưng đây là nhân vật lớn, nếu đổi thì đưa đến tranh cãi rất nhiều, cứ tạm để vậy đã.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:24, ngày 14 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trần Hưng Đạo là tên mới dùng mấy chục năm nay chứ mấy, đó là sự sai lầm của chúng ta, hoặc nói rõ hơn là 1 số người làm văn hóa. Làm gì có cái tên mà ghép giữa họ của ông ấy và tước ? Sai về bản chất. Chẳng qua là do dốt nát 1 thời, sau rồi sẽ đổi lại thôi.

  • Nhà Trần thời ấy đặt tên con rất rõ, ví như con của dòng Trần Liễu đều dùng từ Quốc, người vợ Trần Liễu bị bắt cho vua lúc đang mang thai đẻ ra tuy là con vua, nhưng vẫn đặt là T Quốc Khang với hàm ý là con của Trần Liễu.
  • Còn con của Trần Thái Tông là dùng từ Quang, ví dụ Trần Quang Khải, vua Trần Thánh Tông con Thái Tông sử Tàu ghi là Trần Quang Bính (điều này là hợp logic với từ Quang)

Ghi Trần Hưng Đạo là cái tên chả ai dùng cả, cực kỳ sai lầm.


Khoailangvietnam (thảo luận) 02:51, ngày 24 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thảo luận về phần nguồn gốc của T Hưng Đạo sửa

  • Cần rõ hơn về gốc tích, để hiểu rõ là T Hưng Đạo là tôn trưởng của nhà Trần, tức tộc trưởng, dòng đích.
  • Theo tôi ko nên thêm vào những cái mà gọi là nghiên cứu về mẹ của ông, đây là việc của 1 số người tự nhận là học giả đã và đang làm hiện nay. Vì nhân vật mẹ của T Q Tuấn không ảnh hưởng, nên sử ko chép, vậy thôi, ko nên thêm vào các nguồn web site. Chẳng qua 1 số người ở Viện sử học chẳng hạn, dốt quá ko có vc gì làm, cực chẳng đã họ mới đi làm lung ta lung tung cho có việc, để nhận lương cho nó hợp thế thôi. Tôi nói là logic chứ chẳng có gì sai cả.

Về vợ của Trần Hưng Đạo sửa

Nguyên Từ Quốc Mẫu (Thiên Thành công chúa) là vợ của Trần Hưng Đạo. Là co,/em của Trần Thái Tông. Nhưng khi xem đến trang của vua Trần Thái Tông, quan hệ thân tộc của anh/em và con cái đều không có cái tên Thiên Thành công chúa.

Vợ Trần Hưng Đạo là cong chúa Thiên Thành- con gái cong chúa Thuỵ Bà. NGO DINH VUI (thảo luận) 16:40, ngày 23 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Xin xem CÁC CÔNG CHÚA VÀ PHI HẬU NHÀ TRẦN tác giả Ngô Vui-Trần Dương, NXB Văn học/ 2011 NGO DINH VUI (thảo luận) 16:43, ngày 23 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Trận Bạch Đằng sửa

Wiki hiên nay viết:

Đây là trận đánh nổi bật nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba, mang tính chất khẳng định cũng là lần cuối cùng quân Nguyên - Mông xâm lược Đại Việ

Đây là nhận định ko nguồn, chủ quan. Trận BD xảy ra khi quân Nguyên quyết định rút về nước. Nói nó có ý nghĩa quyết định là ko đúng. Trận quyết định là trận phá được thuyền lương của chúng, khiến cho đội quân này thiếu lương và phải rút về. Cả 3 lần, TQ Tuấn chỉ có vai trò thống lĩnh, trung thành với nhà Trần. Chứ đóng góp ở mức vừa phải.

Lần cuối ô được thưởng vì già sắp chết rồi.

Ông ấy về nguyên tắc trong họ tộc là tộc trưởng, nên vẫn có ý nghĩa tinh thần nhất định, nên khi nào cũng làm Tiết chế thống lĩnh để kêu gọi các vương hầu. Rồi 3 lần cũng chăm chỉ, trung thành,...chứ ko có gì đặc biệt.

2001:EE0:520F:7750:C8D:229:B474:8E49 (thảo luận) 03:07, ngày 1 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bài viết yếu sửa

Bài viết chất lượng quá thấp, đọc lên hầu như rất khó hiểu, thiếu logic về nhà Trần. Nên sửa lại để trở thành bài viết chọn lọc với nhân vật này.

2001:EE0:520C:97F0:E558:4905:8584:CA4D (thảo luận) 01:47, ngày 21 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời


Phần lớn tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian thời sau thường dùng tên gọi vắn tắt là "Trần Hưng Đạo" thay cho cách gọi tên đầy đủ và trang trọng hơn là "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" dành cho ông. Cách gọi tên các danh nhân theo kiểu vắn tắt này là phổ biến dưới thời phong kiến ngày xưa. Cần lưu ý rằng "Hưng Đạo đại vương" là tước phong chính thức cao nhất do vua nhà Trần ban tặng cho Trần Quốc Tuấn lúc sinh thời do công lao trận mạc của ông và tước "Hưng Đạo đại vương" có cấp bậc cao hơn tước "Hưng Đạo vương" dù cùng thuộc hàng vương tước được ban cho những người thân cận trong hoàng tộc nhà Trần đương thời.

Viết thế này thì nát quá. Không nguồn, tự bịa lung tung.Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 08:46, ngày 11 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời


Cần ghi chức tước cho đúng sửa

Ghi "Hưng Đạo vương được phong làm Quốc công Tiết chế" là không đúng, bởi vì ông được phong Quốc công Tiết chế năm 1257, đến năm 1289 mới được phong vương.


Cách tốt nhất là dùng tên "Trần Quốc Tuấn" xuyên suốt bài viết, và chỉ dùng chức tước hoặc quân hàm khi đề cập trực tiếp đến chức tước hoặc quân hàm ở thời điểm cụ thể.

116.110.42.12 (thảo luận) 07:54, ngày 28 tháng 5 năm 2022 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Trần Hưng Đạo”.