Thiếu tướng Việt Nam Cộng hòa

Cấp bậc Thiếu tướng Việt Nam Cộng hòa đặt ra ngay sau khi Quân đội Việt Nam Cộng hòa được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Quân đội Quốc gia Việt Nam. Ban đầu, đây là cấp đầu tiên của cấp bậc tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa. Từ thượng tuần tháng 3 năm 1964, sau khi cấp bậc Chuẩn tướng được đặt ra, cấp bậc này được phân loại xếp trên cấp Chuẩn tướng.

Trong lịch sử 25 năm tồn tại của Quân đội Quốc gia và sau này là Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1950-1975) đã có 46 vị có cấp bậc cuối cùng là Thiếu tướngĐề đốc. Người nổi tiếng nhất là Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, sau này làm Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.

  • Quân hàm thiếu tướng của các quân chủng

Danh sách

sửa
Stt Họ và tên Thời gian sống Năm thụ phong Chức vụ sau cùng Chú thích
1
Lê Văn Viễn
(A)[1]
Bảy Viễn
Pháp đào tạo[2]
1904-1971
1952[3]
Tư lệnh Lực lượng Bình Xuyên
(bị tước binh quyền và truy nã)
Nguyên là Đại tá trong Quân đội Liên hiệp Pháp, sau phục vụ cho Quân đội Quốc gia

-Ngày 22 tháng 4 năm 1952 được Quốc trưởng Bảo Đại ký sắc lệnh phong cấp Thiếu tướng

2
Nguyễn Giác Ngộ
(A)
Nội ứng Nghĩa đinh Cái Vồn
1897-1967
1954
Giám đốc Nha Nghiên cứu Du kích chiến Bộ Tổng tham mưu
Giải ngũ năm 1965

- Nguyên là sĩ quan cao cấp của Quân đội Hòa Hảo. Được Quốc trưởng Bảo Đại phong cấp Thiếu tướng trong Quân đội Quốc gia

3
Nguyễn Văn Vận
(A)
Võ bị Tông Sơn Tây
1905-1999
Tổng Thư ký thường trực Bộ Quốc phòng
Giải ngũ năm 1955

- Được Quốc trưởng Bảo Đại phong cấp Thiếu tướng trong Quân đội Quốc gia

4
Văn Thành Cao
(A)(B)[4]
Nội ứng Nghĩa đinh Cái Vồn
1924-2022
1955
Tổng cục phó Tổng cục Chiến tranh Chính trị
Nguyên là sĩ quan cao cấp của Quân đội Cao Đài

- Năm 1955 ra hợp tác với Chính phủ Quốc gia, được Thủ tướng Diệm phong cấp Thiếu tướng Tổng Tư lệnh Lực lương Cao Đài Liên minh thay thế cố Trung tướng Trình Minh Thế

5
Lê Quang Vinh
(A)
Ba Cụt
Nội ứng Nghĩa đinh Cái Vồn
1923-1956
1956
Tư lệnh đội quân Hòa Hảo ly khai
Nguyên là lãnh tụ một đội quân ly khai với Giáo phái Hòa Hảo, sau có nhiều lần ra hợp tác với quân đội Pháp, được phong từ cấp Thiếu tá đến Đại tá

- Năm 1956 ra hợp tác với Việt Nam Cộng hòa được phong cấp Thiếu tướng, nhưng sau đó bị xử tử hình với tội danh mưu phản

6
Hồ Văn Tố
(C)[5]
Võ bị Quốc gia Huế K2
1915-1962
1958
Chỉ huy trưởng Liên trường Võ khoa Thủ Đức
7
Nguyễn Chấn Á
(A)(B)
Pháp đào tạo
1923-1998
1960
Cố vấn Tổng cục Chiến tranh Chính trị
8
Huỳnh Văn Cao
(B)(C)
Võ bị Quốc gia Huế K2
1927-2013
1962
Tư lệnh Quân đoàn I & Vùng 1 Chiến thuật
Giải ngũ năm 1966
9
Trần Tử Oai
(C)
Võ bị Tông Sơn Tây
1921-1999
Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Giải ngũ năm 1965
10
Đỗ Mậu
Trường Hạ sĩ quan An Cựu Huế
1917-2002
1963
Đệ tam Phó Thủ tướng đặc trách Văn hóa-Xã hội
Giải ngũ năm 1965
11
Phạm Văn Đổng
(C)
Võ bị Móng Cái
1919-2008
1964
Tổng trưởng Bộ Cựu chiến binh
Giải ngũ năm 1965

- Ngày 8/4/1964 thăng cấp Chuẩn tướng sau khi rời chức Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh

12
Nguyễn Cao Kỳ
Võ khoa Nam Định[6]
1930-2011
Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa
Giải ngũ năm 1967 để tham chính (đắc cử Phó Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa)

- Ngày 8/4/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Không quân

13
Dương Ngọc Lắm
(C)
Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt
1924-1973
Phụ tá Đặc biệt Phủ Thủ tướng
Giải ngũ năm 1964
14
Đặng Thanh Liêm
(C)
Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt
1925-2017
Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh
Giải ngũ năm 1965

- Ngày 8/4/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh

15
Nguyễn Văn Quan
Thiếu sinh quân Pháp
Sĩ quan Đặc biệt Pháp
1910-1969
Giám đốc Nha An ninh Quân đội
Giải ngũ năm 1965
16
Tôn Thất Xứng
(C)
Võ bị Quốc gia Huế K1
1923-2018
Chỉ huy trưởng Trường Đại học Quân sự
Giải ngũ năm 1967
17
Nguyễn Cao
Albert
Võ bị Đà Lạt K4
1925-1998
1965
Chánh Văn phòng Thủ tướng Nguyễn Khánh
Giải ngũ năm 1965

- Ngày 11/8/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Chánh Văn phòng Thủ tướng Nguyễn Khánh

18
Nguyễn Văn Chuân
(C)
Võ bị Quốc gia Huế K1
1923-2002
Tư lệnh Quân đoàn I & Vùng 1 Chiến thuật
Giải ngũ năm 1966

- Ngày 11/8/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Trưởng phòng 4 Bộ Tổng tham mưu

19
Bùi Hữu Nhơn
(C)
Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt
1928-2022
Ủy ban Điều hành Quốc tế Quân viện
Giải ngũ năm 1968

- Ngày 11/8/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Chỉ huy trưởng Trường Sĩ quan Thủ Đức

20
Đoàn Văn Quảng
(B)
Võ bị Lục quân Pháp
1923-1982
1966
Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung
Ngày 1/11/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt
21
Trương Quang Ân
(C)(D)[7]
Võ bị Đà Lạt K4
1932-1968
1968
Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh
Ngày 8/9/1968 tử nạn trực thăng gần Đức Lập (Quảng Đức) khi đang làm nhiệm vụ, được truy thăng cấp bậc Thiếu tướng

- Ngày 19/6/1968 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Sư đoàn 23 Bộ binh

22
Nguyễn Văn Kiểm
(C)
Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt
1924-1969
Tham mưu trưởng Biệt bộ Phủ Tổng thống
Năm 1969 bị đặc công Việt Cộng đánh bom ám sát tại Sài Gòn, khiến ông bị thương (cụt chân) và sau đó tử vong

- Ngày 11/8/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt

23
Nguyễn Ngọc Loan
Võ khoa Thủ Đức K1 [8]
1930-1998
Thanh tra Quốc phòng
Ngày 1/11/1966, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia
24
Hoàng Văn Lạc
Võ bị Quốc gia Huế K2
1927-2014
1969
Tư lệnh phó Lãnh thổ
Quân khu 1
Ngày 19/6/1968, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Thứ trưởng Xây dựng Nông thôn
25
Nguyễn Xuân Trang
(B)(C)
Võ bị Nước Ngọt[9]
1924-2015
Tham mưu phó
Bộ Tổng tham mưu
Ngày 11/8/1964, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tham mưu trưởng Quân đoàn IV
26
Trần Văn Chơn
(B)(E)[10](F)[11]
Sĩ quan Hải quân
Nha Trang Khóa 1
1920-2019
1970
Tư lệnh Hải Quân
Giải ngũ năm 1974

-Ngày 19/6/1968, thăng cấp (Phó Đề đốc) Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Hải quân

27
Bùi Đình Đạm
(C)
Võ bị Quốc gia Huế K1
1926-2009
Tổng Giám đốc
Tổng nha Nhân lực Quốc phòng
Ngày 19/6/1968, thăng cấo Chuẩn tướng đương nhiệm Giám đốc Nha Động viên
28
Vũ Ngọc Hoàn
(B)
Đại học Quân y K1
1922-1993
Phó Tổng thanh tra
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Ngày 19/6/1968, thăng cấp Y sĩ Chuẩn tướng đương nhiệm Cục trưởng Cục Quân y
29
Lâm Quang Thơ
(C)
Võ bị Đà Lạt K3
1931-1985
Chỉ huy trưởng
Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam
Ngày 19/6/1968, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Chỉ huy trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức
30
Lê Ngọc Triển
(C)
Võ bị Quốc gia Huế K2
1927-2019
Tham mưu phó
Hành quân Bộ Tổng tham mưu
Ngày 19/6/1968, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung
31
Phạm Văn Phú
Võ bị Đà Lạt K8
1928-1975
1971
Tư lệnh Quân đoàn II
Quân khu 2
Tự sát ngày ngày 30 tháng 4 năm 1975

-Ngày 16/4/1967, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Biệt khu 44 (Khu vực Đồng Tháp Mười)

32
Nguyễn Huy Ánh
(D)
Không quân Pháp
1934-1972
1972
Tư lệnh
Sư đoàn 4 Không quân
Ngày 27/4/1972 Tử nạn trực thăng tại Bình Thủy, Cần Thơ. Được truy thăng cấp bậc Thiếu tướng

-Ngày 1/11/1971, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 4 Không quân

33
Trần Bá Di
(B)(C)(G)[12]
Võ bị Đà Lạt K5
1931-2018
Chỉ huy trưởng Trung tâm
Huấn luyện Quang trung
Tháng 4/1970, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 9 bộ binh
34
Nguyễn Khoa Nam
Võ khoa Thủ Đức K3
1927-1975
Tư lệnh Quân đoàn IV
Quân khu 4
Tự sát ngày 30 tháng 4 năm 1975

-Ngày 19/6/1970, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Sư đoàn 7 bộ binh

35
Nguyễn Thanh Sằng
(B)(C)
Võ bị Quốc gia Huế K2
1926-2005
Tư lệnh Tiền phương
Quân đoàn IV
Giải ngũ năm 1973

-Ngày 1/11/1964, thăng cấp Chuẩn tướng sau khi rời chức Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh, trước khi nhậm chức Tư lệnh Sư đoàn 25 bộ binh

36
Phan Đình Soạn
(C)(D)
Võ khoa Thủ Đức K1
1929-1972
Tư lệnh phó Quân đoàn I
Quân khu 1
Ngày 25/2/1972, tử nạn trực thăng tại vùng biển gần Vịnh Đà Nẵng khi đang bay làm nhiệm vụ. Được truy thăng cấp bậc Thiếu tướng

-Ngày 1/7/1970, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Chỉ huy trưởng Pháo binh

37
Nguyễn Duy Hinh
(C)
Võ khoa Nam Định
1929
1973
Tư lệnh
Sư đoàn 3 Bộ binh
Ngày 1/7/1970, thăng cấp Chuẩn tướng Tư lệnh phó lãnh thổ Quân đoàn IV
38
Đào Duy Ân
(C)
Võ bị Đà Lạt K4
1932
1974
Tư lệnh phó Quân đoàn III
Quân khu 3
Ngày 1/7/1970, thăng cấp Chuẩn tướng Tư lệnh phó Quân đoàn III
39
Võ Văn Cảnh
(C)
Võ bị Địa phương
Trung Việt Đập Đá Huế K3
1922-1994
Thứ trưởng Nội vụ
Tổng giám đốc Nhân dân Tự vệ
Ngày 1/7/1970, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Sư đoàn 23 bộ binh
40
Đỗ Kế Giai
(B)(C)(G)
Võ bị Đà Lạt K5
1929-2016
Tư lệnh
Binh chủng Biệt Động quân
Trung ương
Ngày 1/11/1967, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 10 bộ binh (Sư đoàn 18 sau này)
41
Võ Xuân Lành
Võ khoa Thủ Đức K1
1931-1982
Tư lệnh phó Không quân
Năm 1969, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh phó Không quân
42
Lâm Ngươn Tánh
(E)(F)
Sĩ quan Hải quân
Nha Trang K1
1928-2018
Phụ tá Quốc vụ khanh
Ngày 1/11/1970, thăng cấp (Phó đề đốc) Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh phó Hải quân
43
Nguyễn Khắc Bình
Võ khoa Thủ Đức K1
1931
1975
Tư lệnh
Cảnh sát Quốc gia
Đặc uỷ Trung ương
Ngày 1/11/1970, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia
44
Lê Minh Đảo
(B)(G)(H)[13]
Võ bị Đà Lạt K10
1933-2020
Tư lệnh
Sư đoàn 18 Bộ binh
Ngày 1/11/1972, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 18 bộ binh
45
Bùi Thế Lân
(H)
Võ khoa Thủ Đức K4
1932-2014
Tư lệnh Sư đoàn
Thủy quân Lục chiến
Ngày 28/5/1972, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
46
Phan Đình Niệm
(H)
Võ bị Đà Lạt K4
1931
Tư lệnh
Sư đoàn 22 Bộ binh
Ngày 1/11/1972, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 22 bộ binh

Ghi thêm

sửa
-Cấp Thiếu tướng Giáo phái Cao Đài

Chú thích

sửa
  1. ^ (A) Những tướng lĩnh không có nguồn gốc từ Quân đội đầu tiên của Việt Nam là Quân đội Quốc gia, nhưng đã có thời gian phục vụ và được phong tướng ở thời kỳ này. Vì Quân đội Quốc gia là tiền thân của Quân đội Việt Nam Cộng hòa và sau nữa là Quân lực Việt Nam Cộng hòa nên những vị này vẫn có tên trên danh sách tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa.
  2. ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan.
  3. ^ Thứ tự theo năm được phong cấp.
  4. ^ (B) Bị tù lưu đày (cải tạo) sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
  5. ^ (C) Đã du học lớp Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại Học viện Fort Leavenworth, Hoa Kỳ.
  6. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định.
  7. ^ (D) Tử nạn và tử trận, được truy thăng (chữ đậm).
  8. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
  9. ^ Có tên Pháp: École Militaire Nuoc Ngot, còn gọi là khóa 2 Võ bị Liên quân Viễn Đông đặt tại Vũng Tàu với tên khóa Đỗ Hữu Vị
  10. ^ (E) Đề đốc Hải quân
  11. ^ (F) Đã du học lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp Hải quân tại trường Cao đẳng Hải chiến New Port, Rhode Island, Hoa Kỳ (tương đương với lớp Chỉ huy Tham mưu Fort Leavenworth của Bộ binh)
  12. ^ (G) Bị tù lưu đày thời gian 17 năm (1975-1992)
  13. ^ (H) Một trong 3 Chuẩn tướng của QLViệt Nam Cộng hòa được thăng cấp Thiếu tướng vào tháng 4 năm 1975, thời điểm cuối cùng sau khi Việt Nam Cộng hòa đã để mất Quân khu 1 (Quân đoàn I) và Quân khu 2 (Quân đoàn II).

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011), Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng hòa

Liên kết ngoài

sửa