Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (viết tắt là BCHTW hoặc BCHTƯ) là cơ quan lãnh đạo thường trực cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu ra bởi Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức 5 năm một lần. BCHTW hiện tại là khóa XIII.

Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Khóa thứ XIII
(2021 - tới nay)
Ủy viên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (2021 - 2024)
Tô Lâm (2024 - nay)
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường
Ủy viên Bộ Chính trị 15 ủy viên
Ban Bí thư Trung ương Đảng 10 uỷ viên
Ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa XIII 175 ủy viên
Ủy viên chính thức 155 ủy viên
Ủy viên dự khuyết 20 ủy viên
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quản Đại hội Đại biểu Toàn quốc
Chức năng Cơ quan lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng giữa 2 kỳ Đại hội
Cấp hành chính Cấp trung ương
Văn bản Ủy quyền Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Cơ quan Kiểm tra Kỷ luật Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Cơ quan thường trực Bộ Chính trị
Ban Bí thư Trung ương Đảng
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ Văn phòng Trung ương Đảng
1A, Hùng Vương, Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, Hà Nội

Theo thủ tục chính thức thì BCHTW bầu ra người đứng đầu là Tổng Bí thư và các thành viên khác trong Bộ Chính trị. Thông thường, BCHTW tổ chức họp Hội nghị từ hai tới ba lần một năm.

Các thành viên của BCHTW được gọi là Ủy viên Trung ương Đảng, số lượng do từng lần Đại hội quyết định. Năm 1976 sau Đại hội IV thì số ủy viên là 101 người. Đến Đại hội VIII thì số ủy viên tăng lên 170.[1] Đại hội khóa X bầu ra 160 ủy viên chính thức và 21 ủy viên dự khuyết. Đến Đại hội XI (2011) gồm 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết. Đại hội XII (2016) bầu ra 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. Con số này được duy trì ở Đại hội XIII (2021).

Nhiệm vụ

sửa
  • Tổ chức chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc; quyết định những chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại, công tác quần chúng và công tác xây dựng đảng; chuẩn bị Đại hội Đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ tiếp theo, Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường (nếu có).
  • Bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Ủy viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Ủy viên Ban Bí thư do BCHTW bầu trong số Ủy viên BCHTW và một số Ủy viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công; bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong số Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Quyết định số lượng Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Bỏ phiếu tín nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữa nhiệm kỳ. Quyết định một số vấn đề nhân sự khác theo thẩm quyền như cho thôi chức Ủy viên Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
  • Triệu tập Đại hội Đại biểu toàn quốc thường lệ 5 năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm. Khi Ban Chấp hành Trung ương xét thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số cấp Ủy trực thuộc yêu cầu thì BCHTW triệu tập Đại hội Đại biểu toàn quốc bất thường.

BCHTW có thẩm quyền giới thiệu người ra ứng cử Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nướcThủ tướng Chính phủ để Quốc hội thảo luận và phê chuẩn [2][3], tham gia ý kiến về nhân sự Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội và các thành viên Chính phủ.

Theo Điều lệ Đảng thì BCHTW quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Ủy viên BCHTW, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nhưng không phải là Ủy viên BCHTW.

Bộ Chính trị có thẩm quyền kỷ luật khiển trách, cảnh cáo Ủy viên BCHTW vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Trong trường hợp cách chức hoặc khai trừ, Bộ Chính trị báo cáo BCHTW xem xét, quyết định.

Điều lệ Đảng sửa đổi năm 2011 có quy định mới mở rộng quyền BCHTW "căn cứ tình hình thực tế quyết định chỉ đạo thí điểm một số chủ trương mới". Theo quy định hiện hành thì BCHTW có quyền xem xét về vấn đề Hiến pháp, trước khi Quốc hội thông qua.

Phương thức làm việc

sửa
 
Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng

Phiên họp thường kỳ của BCHTW được gọi Hội nghị Trung ương. Ban Chấp hành Trung ương làm việc theo chương trình toàn khóa và hàng năm (điều chỉnh khi cần thiết). Ban Chấp hành Trung ương họp thường lệ 6 tháng một lần.

Khi Bộ Chính trị thấy cần thiết hoặc khi có trên một nửa số Ủy viên BCHTW đề nghị thì Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương bất thường.

Chủ tọa các Hội nghị Trung ương là những Ủy viên Bộ Chính trị đảm nhiệm các chức danh:

Thành viên

sửa

Các Ủy viên BCHTW thường gồm các quan chức cấp cao trong bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Những chức vụ được liệt kê đảm bảo là "chức vụ khi được bầu""tiếp tục giữ chức vụ đó".

Cơ quan Ban Ngành Chức vụ
Lãnh đạo chủ chốt
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước
Trung ương Đảng
Nhà nước
Quân đội
Cơ quan trực thuộc Chính phủ
Ban, Ngành, Đoàn thể
Địa phương
  • Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy (trực thuộc Trung ương)
  • Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch UBND: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
  • Phó Bí thư thường trực Thành ủy: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng

Ban Chấp hành Trung ương xem xét việc chuyển Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương dự khuyết có đủ điều kiện để thay thế Ủy viên Trung ương chính thức khi khuyết.

Quyền hạn của các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương theo quy định của Đảng, bao gồm tham gia quyết định các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền Ban Chấp hành Trung ương và các quyền khác. Các Ủy viên dự khuyết không có quyền biểu quyết.

Tại kỳ họp 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã bàn và quyết nghị quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, với các tiêu chuẩn được đặt ra với Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.

Theo quy định hiện hành thì hàng năm, sẽ lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, với đối tượng ghi phiếu tín nhiệm là các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.[5]

Trách nhiệm và nhiệm vụ

sửa
  • Tham gia các tiểu ban, các Hội đồng tư vấn của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có trách nhiệm xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức trong địa phương và ngành phụ trách.
  • Đề xuất với BCHTW cụ thể hóa đường lối của Đảng, trước hết là trong các lĩnh vực công tác được phân công, quán triệt các quyết định của Trung ương trong đơn vị.
  • Các Ủy viên Trung ương công tác trong các cơ quan nhà nước có trách nhiệm lãnh đạo cơ quan nhà nước thể chế hóa và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng; khi giải quyết công việc, không lấy danh nghĩa thay mặt Trung ương, trừ trường hợp được Trung ương ủy nhiệm.
  • Chấp hành nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ Đảng viên, công dân,...
  • Báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công và xin ý kiến về những chủ trương, chính sách lớn.
  • Chủ động báo cáo và đề xuất những vấn đề quan tâm với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và BCHTW
  • Có quyền được thông tin, chất vấn hoạt động của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cá nhân Ủy viên Trung ương khác và phải được trả lời.
  • Có quyền ứng cử, đề cử vào Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vào các chức vụ Tổng Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và xin rút khỏiBCCHHTTW, các cơ quan lãnh đạo và chức danh trên.

Cơ quan tham mưu giúp việc

sửa

Ban Chấp hành Trung ương Đảng có các cơ quan tham mưu giúp việc là:

  1. Văn phòng Trung ương Đảng
  2. Ban Tổ chức Trung ương
  3. Ban Tuyên giáo Trung ương
  4. Ban Dân vận Trung ương
  5. Ban Đối ngoại Trung ương
  6. Ban Kinh tế Trung ương
  7. Ban Nội chính Trung ương
  8. Ban Bảo vệ, Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ Trung ương
  9. Ủy ban Kiểm tra Trung ương
  10. Hội đồng Lý luận Trung ương

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

sửa

Hiện có bốn cơ quan đào tạo cán bộ, nghiên cứu, báo chí, xuất bản. Về mặt tổ chức, các cơ quan này tương đương với các Ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam:

  1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
  2. Báo Nhân dân
  3. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
  4. Tạp chí Cộng sản

Các Đảng ủy cơ quan trực thuộc

sửa
  1. Quân ủy Trung ương
  2. Đảng ủy Công an Trung ương
  3. Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương
  4. Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương
  5. Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương

Ban Chấp hành Trung ương trước Đại hội lần thứ nhất của Đảng

sửa

Ban Chấp hành Trung ương lâm thời thành lập sau Hội nghị thành lập đảng tháng 2 năm 1930 có: Trịnh Đình Cửu (Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam), Nguyễn Hới, Trần Văn Lan, Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Phạm Hữu Lầu, Hoàng Quốc Việt, Lưu Lập Đạo (bổ sung), sau đến tháng 7 bổ sung thêm Trần Phú. Ít lâu sau hội nghị trên, Trịnh Đình Cửu xin rút khỏi Ban Chấp hành Trung ương lâm thời để nhận công tác ở Xử Ủy Bắc Kỳ. Một số bị Pháp bắt sau đó (Nguyễn Hới, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hữu Lầu, sau Nguyễn Hới hi sinh). Xứ Ủy Nam Kỳ cử Nguyễn Trọng Nhã và Ngô Đức Trì tham gia Ban Chấp hành TW lâm thời.

Sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất tháng 10 năm 1930, Ban Chấp hành Trung ương gồm 6 Ủy viên: Trần Phú, Ngô Đức Trì, Nguyễn Trọng Nhã, Trần Văn Lan, Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao. Tổng Bí thư: Trần Phú.

Phong trào nổi dậy 1930-1931, nổi bật là Xô-viết Nghệ Tĩnh bị Pháp đàn áp. Tổ chức của đảng bị tan vỡ, kể cả Ban Chấp hành TW, Trần Phú, Trần Văn Lan, Nguyễn Phong Sắc... hi sinh. Cuối năm 1931, Lê Hồng Phong trở về Trung Quốc bắt liên lạc với cán bộ Việt Nam ở nước ngoài như: Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ... mục đích lập lại Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng và thảo chương trình hành động của Đảng.

Tháng 3 năm 1934, Ban chỉ huy ở ngoài được thành lập gồm có Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Dựt do Lê Hồng Phong làm Bí thư. Sau đó còn có thêm các người khác như Phùng Chí Kiên. Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng trước Đại hội I có chức năng như là Ban chấp hành Trung ương Lâm thời và được Quốc tế cộng sản công nhận, quy định rõ chức năng nhiệm vụ.

Chú thích

sửa
  1. ^ Abuza, Zachary. Renovating Politics in Contemporary Vietnam. Boulder, CO: Lynne Rienner Publishers, 2001. Trang 19.
  2. ^ “Thủ tướng Chính phủ sẽ trả lời chất vấn? - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2009. Truy cập 4 tháng 3 năm 2015.
  3. ^ “Các ông Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An chính thức xin từ nhiệm:Các ông Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An chính thức xin từ nhiệm”. Báo Bắc Kạn. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2011. Truy cập 4 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ “Quyết định số 145-QĐ/TW ngày 08/8/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” (PDF).
  5. ^ Quy định số 165-QĐ/TW ngày 18/2/2013 của Bộ Chính trị
Tham khảo

Liên kết ngoài

sửa