Vòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2022 là giải đấu bóng đá dành cho độ tuổi dưới 23 được Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức nhằm xác định các đội tuyển tham dự Cúp bóng đá U-23 châu Á 2022, giải đấu 2 năm 1 lần dành cho những cầu thủ trẻ dưới 23 tuổi của châu Á.
Vòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2022
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhà
Qatar
(Bảng A) Tajikistan (Bảng B) Bahrain (Bảng C) Uzbekistan (Bảng D) Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (Bảng E) Jordan (Bảng F) Tajikistan (Bảng G) Singapore (Bảng H) Kyrgyzstan (Bảng I) Mông Cổ (Bảng J) Nhật Bản (Bảng K)
Tổng cộng 16 đội vượt qua vòng loại để tham dự vòng chung kết, trong đó đội chủ nhà của vòng chung kết Uzbekistan cũng đã tham dự vòng loại (thông thường, đội chủ nhà của vòng chung kết các giải trẻ của châu Á cũng tham dự vòng loại, dù không nhất thiết phải làm như vậy).[2]
Do không tuân thủ các quy định về doping tại một số giải đấu thể thao trước đó, vào đầu tháng 10 năm 2021, Cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA) đã cấm Indonesia và Thái Lan sử dụng quốc kỳ của họ trong tất cả các giải đấu thể thao trên thế giới (bao gồm bóng đá) trong vòng một năm, ngoại trừ Thế vận hội. Indonesia đã chuẩn bị cờ của liên đoàn của mình, phòng trường hợp đội của họ sẽ bị cấm sử dụng quốc kỳ.[3]
42 trong tổng số 47 thành viên của AFC đã tham dự vòng loại, riêng Pakistan đã bị FIFA cấm tham dự.[4] Đã có 5 đội bóng xin rút lui khỏi giải đấu, bao gồm Macau, Triều Tiên, Trung Quốc, Brunei và Afghanistan.
Uzbekistan cũng tham dự vòng loại, nhưng kết quả thi đấu của họ sẽ không được tính trong việc xét đến các suất đi tiếp.
Lễ bốc thăm được tổ chức vào lúc 12:00 UTC+5 ngày 9 tháng 7 năm 2021 tại Tashkent, Uzbekistan.[5] 46 đội tuyển được bốc thăm vào chín bảng bốn đội và hai bảng ba đội. Tại vòng bảng, các đội sẽ được phân chia theo hai khu vực:
Phía Tây: 23 đội đến từ khu vực Tây Á, Trung Á và Nam Á, sẽ được bốc thăm vào sáu bảng đấu (Bảng A–F).
Phía Đông: 17 đội đến từ khu vực ASEAN (Đông Nam Á) và Đông Á, sẽ được bốc thăm vào bốn bảng bốn đội và một bảng ba đội (Bảng G–K).
Thứ hạng hạt giống của các đội được xác định theo thành tích tại vòng chung kết và vòng loại của Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020 (xếp hạng tổng thể được hiển thị trong dấu ngoặc đơn). 11 đội tuyển được xác định là chủ nhà của các bảng đấu vòng loại trước khi bốc thăm được chia vào các bảng riêng biệt.
Vào ngày 29 tháng 7 năm 2021, CHDCND Triều Tiên đã rút lui khỏi vòng loại do những lo ngại về an toàn liên quan đến đại dịch COVID-19. Để cân đối lại số lượng đội tuyển ở các bảng đấu, AFC đã tiến hành thêm một cuộc bốc thăm vào ngày 11 tháng 8 để chuyển một đội từ các bảng G đến J sang bảng K, đó là Hồng Kông.[6] Vào ngày 11 tháng 10 năm 2021, Trung Quốc cũng đã rút lui khỏi giải đấu với cùng lý do, khiến bảng G chỉ còn lại hai đội.[7]
Trong mỗi bảng, các đội tuyển thi đấu vòng tròn một lượt tại địa điểm trung lập. Mười một đội nhất bảng và bốn đội nhì bảng có thành tích tốt nhất giành quyền dự vòng chung kết. Riêng với bảng G, do Brunei và Trung Quốc bỏ giải, hai đội còn lại (Úc và Indonesia) sẽ thi đấu với nhau theo thể thức lượt đi - lượt về. Chỉ có đội thắng cuộc sẽ tham dự vòng chung kết, còn đội thua bị loại ngay lập tức.[9][10][11]
Các đội tuyển được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho 1 trận thắng, 1 điểm cho 1 trận hòa, 0 điểm cho 1 trận thua), và nếu trận hòa bằng điểm, các tiêu chí tiêu chuẩn sau được áp dụng, theo thứ tự, để xác định thứ hạng (Quy định bài viết 9.3).[12]
Các điểm trong các trận đấu đối đầu giữa các đội tuyển được liên quan;
Tỷ số bàn thắng trong các trận đấu đối đầu giữa các đội tuyển được liên quan;
Nếu nhiều hơn hai đội tuyển được liên quan, và sau khi áp dụng tất cả các tiêu chuẩn đối đầu ở trên, một nhóm nhỏ của các đội tuyển vẫn còn bắt buộc, tất cả các tiêu chuẩn đối đầu ở trên đều được áp dụng lại cho một nhóm nhỏ này của đội tuyển;
Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng;
Tỷ số bàn thắng trong tất cả các trận đấu bảng;
Sút loại đá luân lưu nếu chỉ có hai đội tuyển được liên quan và họ gặp nhau trong vòng cuối của bảng;
Điểm kỷ luật (thẻ vàng = -1 điểm, thẻ đỏ do hai thẻ vàng = -3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = -3 điểm, thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp = -4 điểm);
^Afghanistan rút khỏi giải đấu vào ngày 25 tháng 10 năm 2021 vì họ không thể đến Bahrain trước trận đấu đầu tiên do không có các chuyến bay kịp thời từ Kabul theo một tuyên bố chính thức.[13]
Tất cả các trận đấu ban đầu được dự kiến tổ chức tại Kuwait, tuy nhiên AFC quyết định đổi nước chủ nhà do lo ngại ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại nước này. Ngày 19 tháng 9 năm 2021, ban tổ chức thông báo dời khẩn cấp địa điểm sang nước chủ nhà vòng chung kết là Uzbekistan.
U-23 Uzbekistan cũng được bốc vào bảng này, nhưng do đã giành quyền tham dự vòng chung kết với tư cách chủ nhà, các trận đấu của họ sẽ chỉ tính là các trận giao hữu và không được xét đến cho việc xếp hạng ở bảng này và xếp hạng các đội nhì bảng có thành tích tốt nhất.
^Vào ngày 29 tháng 7 năm 2021, U-23 CHDCND Triều Tiên đã bất ngờ rút khỏi vòng loại không rõ lý do (theo báo chí Hàn Quốc là do lo ngại lây nhiễm COVID-19) cho nên sẽ có một đội thay thế (nằm trong tất cả các đội ở bảng G-J, trừ các đội ở nhóm hạt giống số 1 và các đội chủ nhà của các bảng đấu để tránh ảnh hưởng đến sự cân bằng tại các bảng đấu và công tác tổ chức) và sẽ nằm ở vị trí K1. Vào ngày 11 tháng 8, AFC đã tiến hành bốc thăm và U-23 Hồng Kông đã thay thế vị trí của U-23 Triều Tiên.