Wikipedia:Ứng cử viên danh sách chọn lọc

Làm sạch trang này
Làm sạch trang này
Nội dung chọn lọc Nội dung tốt Nội dung mới
Bài viết Hình ảnh Danh sách Chủ điểm Cổng thông tin Bài viết Chủ điểm Bạn có biết
Danh sách
chọn lọc
Tiêu chuẩn Đề cử (2) Rút sao (0) Thảo luận Thống kê

 

Quy trình đề cử
  • Hãy xem các tiêu chuẩn của một danh sách chọn lọc và phải chắc chắn rằng danh sách mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
  • Đặt {{UCDSCL}} (viết tắt của "Ứng cử danh sách chọn lọc") vào trang thảo luận của bài được đề cử.
  • Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho danh sách và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
    1. Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử danh sách và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu danh sách đã từng được đề cử trước đó, hãy lưu lại bằng cách chuyển tất cả nội dung tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên danh sách chọn lọc/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
    2. Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên. "tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử.
  • Ngoài ra nhằm thu hút trang ứng cử danh sách chọn lọc tới nhiều đối tượng độc giả/những thành viên mới chưa biết gì về trang này, bạn có thể gửi thư mời tại trang thảo luận của những thành viên đó bằng cách viết mã {{Thư mời tham gia biểu quyết danh sách chọn lọc|tên bài được đề cử}} hoặc {{TMTGBQDSCL|tên bài được đề cử}}.
Quy trình nhận xét
Các hình thức nhận xét
Ý nghĩa
 Đồng ý {{Đồng ý}} Đồng ý chọn lọc
 Chưa đồng ý {{Chưa đồng ý}} Bài viết còn vấn đề
 Ý kiến {{Ý kiến}} Bình luận, ý kiến
Xin hãy đọc danh sách được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
  • Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
    • Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[1]
    • Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 200 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[1] Không tính các sửa đổi ở không gian Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn vẫn được phép cho ý kiến.
  • Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề danh sách (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
  • Nếu bạn nhận thấy danh sách đủ điều kiện chọn lọc, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã  *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào danh sách, hãy nói rõ điều đó.
  • Nếu bạn thấy danh sách vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn chọn lọc, hãy viết mã  *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng danh sách chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu danh sách đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
  • Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
  • Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[2]
Kết luận
  • Một danh sách để được chọn lọc thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
  1. Có ít nhất 3 phiếu Đồng ý hợp lệ.
  2. Giải quyết hết những điểm Chưa đồng ý (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
  3. Thời gian ứng cử tối thiểu là 14 ngày và tối đa là 30 ngày mới được gắn sao danh sách chọn lọc.[3] (Riêng đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[4]
  • Các Ý kiến không có giá trị trong việc kết luận.
  • Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu Chưa đồng ý (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
  • Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[5] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
  • Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng ứng cử viên đủ điều kiện để trở thành danh sách chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào đề cử thành công.
    3. Thêm bản mẫu {{Sao danh sách chọn lọc}} vào danh sách. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao danh sách chọn lọc để biết cách điền các tham số.
    4. Xóa bản mẫu {{UCDSCL}} và thêm {{Chọn lọc 3}} vào trang thảo luận của bài.
    5. Cập nhật thông tin tại danh sách các danh sách chọn lọc, cổng thông tin nội dung chọn lọcdanh sách các danh sách chưa lên Trang Chính.
    6. Thêm tên bài được chọn tại Wikipedia:Danh sách chọn lọc/2024/Các tựa.
    7. Đưa bài lên Trang chính bằng cách tạo trang mới: "Wikipedia:Danh sách chọn lọc/2024/Tuần được đưa lên".
    8. Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "danh sách chọn lọc" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng chọn lọc sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
    9. Thông báo đến các thành viên viết bài bằng cách viết đoạn mã {{thế:Thông báo Danh sách chọn lọc|Tên bài}} tại trang thảo luận của họ.
  • Nếu các thành viên thấy danh sách chưa đủ điều kiện chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
    3. Xóa bản mẫu {{UCDSCL}} và thêm bản mẫu {{UCDSCL-TB}} vào trang thảo luận của bài.
Chú thích

Gợi ý

Đề cử hiện hành

Danh sách hồng y Việt Nam

  • Đây là một bài danh sách tự viết, và là lần thứ hai bài danh sách này được đưa ra khu vực danh sách chọn lọc, sau lần biểu quyết thất bại vào năm 2016. Sau tám năm, với nhiều tư liệu được cập nhật bổ sung trên không gian mạng, và khả năng viết bài đã được bồi dưỡng trở nên tốt đẹp hơn, tôi tin rằng bài danh sách này đủ tiêu chuẩn để trở thành một danh sách chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết đã được kiểm tra và lưu trữ nguồn dẫn, định dạng chú thích và nội dung một cách cẩn trọng với văn phong trung dung và nhiều liên kết hỗ trợ cho bạn đọc không có kiến thức về lĩnh vực. Tuy đã cố gắng chỉnh sửa và hoàn thiện bài, vì thời gian có hạn và vì những hạn chế khác trong công tác viết bài, bài danh sách có khả năng vẫn còn có các lỗi có thể cải tiến thêm; phần này, tôi xin nhờ cộng đồng hỗ trợ đánh giá.
  • Tóm tắt nội dung: Danh sách các giám mục Công giáo Việt Nam đã nhận được tước vị danh dự hồng y từ giáo hoàng. Danh sách cho thấy các số liệu tổng quan, những liên kết của các hồng y trong danh sách, cũng như các thông tin cơ bản của từng chủ thể trong danh sách cũng như vị trí và các số liệu chung của "nhóm" các hồng y người Việt Nam.

 ✠ Tân-Vương  05:18, ngày 6 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

  1.   Đồng ý Danh sách tuy ngắn nhưng đầy đủ thông tin, duyệt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:24, ngày 6 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.   Đồng ý Danh sách chọn lọc. Squirrel (talk) 02:45, ngày 10 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.   Đồng ý Chất lượng không cần phải bàn cãi! Hongkytran (thảo luận) 12:55, ngày 11 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.   Đồng ý Bài danh sách xuất sắc, chúc bạn Thiên Đế sớm hoàn thành chủ điểm chọn lọc.  Jimmy Blues  08:32, ngày 15 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

Ý kiến

Quả bóng vàng châu Âu 2023

  • Giới thiệu: Quả bóng vàng châu Âu 2023 là lễ trao giải thường niên lần thứ 67 của Quả bóng vàng châu Âu, một giải thưởng bóng đá do France Football tổ chức, theo đó ban tổ chức trao những giải thưởng cho các cầu thủ có thành tích thi đấu tốt nhất thế giới vào mùa giải 2022–23. Bằng màn trình diễn xuất sắc của mình để đưa đội tuyển Argentina lên ngôi vô địch FIFA World Cup 2022, Lionel Messi có lần thứ tám giành danh hiệu Quả bóng vàng, trong khi danh hiệu Quả bóng vàng nữ được trao cho Aitana Bonmatí qua những đóng góp lớn của cô giúp cho đội tuyển nữ Tây Ban Nha lên ngôi vô địch FIFA Women's World Cup 2023.
  • Nhận xét: Bài viết này do bản thân mình tự soạn hết nội dung và hoàn thành cập nhật dựa trên Wikipedia tiếng Anh. Hôm nay mình xin đề cử danh sách này là một danh sách chọn lọc. Mời mọi người nhận xét và góp ý cho bài này.
  • Người nhận xét: Mickey Đại Phát 14:17, ngày 1 tháng 3 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Đề cử đã qua