Thảo luận Thành viên:Khốttabít/001

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Dinhtuydzao trong đề tài Thư giãn

Hoan nghênh

Xin chào Khốttabít/001, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào dự án này! Dưới đây là một số liên kết có thể có ích cho bạn:

Bạn có thể tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn. Trungda (thảo luận) 12:25, ngày 21 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thư mời

Mời bạn tham gia vào Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, tôi thấy bạn quan tâm nhiều tới lịch sử --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 12:26, ngày 21 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy thì mời bạn đặt {{Thành viên dự án Chiến tranh thế giới thứ hai}} và ghi tên của mình vào trang dự án. --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 12:39, ngày 21 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hoan nghênh bạn đến với dự án.--Prof MK (thảo luận) 14:27, ngày 21 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sultan

Mời bác Khốt-ta-bít xem tiếp thảo luận bài Sultan. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:11, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

BKAV

Cũng mới dùng thử thôi. Chưa thấy có vấn đề gì lắm. Được cái bên PR của Bkis họ gọi điện hỏi thăm ngay nên cũng thấy đồng tiền bỏ ra có người take care. Newone (thảo luận) 09:41, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trang cá nhân của bạn

Khốttabít vui lòng xoá cái {{chờ xoá}} trong trang cá nhân của bạn, chính mình đã thêm tiêu bản thành viên vô vì chỉ có nó mới khiến tên bạn được nằm trong Thể loại:Thành viên dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, thân chào --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 13:19, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đại Cồ Việt

Tôi không biết chữ Hán, nhưng cho rằng lấy theo mặt chữ ghi trong sử sách (Việt Sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư...) là đúng vì xưa vua chúa Việt Nam cùng chữ đó chỉ quốc hiệu của mình. Nhờ Khốttabít quan tâm về sửa đổi của Lam Hao Sinh và tra cứu giúp để chỉnh lý.--Trungda (thảo luận) 17:48, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Biểu quyết về tên

Mời anh tham gia biểu quyết về tên bài viết tại Thảo luận:Cuộc hành quân Ten-Go.--Prof MK (thảo luận) 07:59, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sao Khốttabít lại chuyển Cao Câu Ly thành Cao Cấu Ly ? Chả nhẽ cái tên Cao Cấu Ly thông dung hơn phỏng ? Tôi lại muốn Cao Câu Ly hơn là Cao Cấu Ly. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:07, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lịch sử thế giới Trung đại và một số sách khác (tôi không nhớ tên, lâu rồi) dùng Cao Câu Ly. Tôi đã định đổi Cao Cấu Ly thành Cao Câu Ly đó thôi, nhưng vì đã có trang đổi hướng tên Cao Câu Ly nên ngại. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:11, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Việc này tôi cũng không hiểu lắm. Nhưng có cảm giác Cao Câu Ly thông dụng hơn ở VN. Chả biết nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:17, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thanks. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:25, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời bạn tham gia biểu quyết tên gọi tại thảo luận:Chiến tranh Xô-Đức--minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 02:37, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

vậy theo ý Khốttabít thì rốt lại là "Vua Cao Câu Ly" hay "Vua Cao Cấu Ly" ? Thống nhất luôn để tôi đổi lại, hoặc giữ tên tiêu bản như cũ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:54, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trungda cũng đã từng đề nghị tương tự đối với tôi. Lúc đó tôi vẫn lưỡng lự chưa quyết vì chưa thấy sách vở nào dùng như vậy. Nhưng nếu xu hướng mọi người muốn gọi "Cao Ly Thái Tổ" thì tôi sẽ đổi lại tên bài. Bạn có thể liên lạc với Trungda (thảo luận · đóng góp) để "tìm đồng minh". Regards. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:02, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thì dĩ nhiên vì romaja có 1 cách gọi theo Bắc Triều Tiên và 1 cách gọi theo Nam Triều Tiên, ngoài ra còn có các phiên âm của Yale nữa. Đối với các bác Triều cổ thì tôi chuộng cách gọi của miền Bắc, còn đối với các bác Triều hiện đại thì người xứ nào tôi dùng cách của xứ đó.Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:10, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Jingmen

Cảm ơn cụ Khốt, tôi đã sửa theo góp ý của bạn, bài này tôi dịch theo en wiki nên cứ một Jingmen, hai Jingmen City. Mà mấy bảo khảo cổ hình như bên de hoặc en wiki có ai hứng thú hay sao đó mới thấy viết tốt, chứ bên zh wiki viết tệ quá. PS: Định theo chân cụ xí cái tài khoản Mít Đặc nhưng hóa ra có người tranh mất rồi. GV (thảo luận) 15:33, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Giật mình tưởng cụ Khốt chửi tôi, hóa ra là về dịch thuật:). GV (thảo luận) 16:09, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cải tiến SAM-2 trong Linebacker II

Mấy cái đó toàn đồ bịa cả đấy "cụ" ạ. Tháng 12 năm 1997, tạp chí "Thế giới mới" tung ra tin vịt này. Dân chúng cũng đồn nhiều. Nhưng sự thật thì không phải như thế. Vì:

  • SAM-2 có tầm bắn cao nhất 22 km (theo hình chiếu vuông góc với mặt đất). Tầm bắn xa nhất 56 km (ở góc ngẩng 45 độ). B-52 chỉ bay cao nhất 15 km (không tải), nếu mang bom chỉ khoảng 10 km. SAM-2 thừa sức vươn tới. Ngày 1-5-1960, hai tiểu đoàn SAM-2 ở thành phố Sverlovsk đã quật rụng một chiếc phản lực trinh sát U-2 của Hoa Kỳ từ độ cao 20 km. Do đó, không cần phải cải tiến động cơ phóng, thêm nhiên liệu như "Thế giới mới" nói.
  • Cái khó của việc đánh B-52 bằng tên lửa nằm ở việc chống nhiễu: Nhiễu điện tử của B-52 (15 máy gây nhiễu mỗi chiếc), nhiễu điện tử từ các máy bay hộ tống (F-4, F-105), nhiễu từ máy bay tác chiến điện tử EB-66 bay sau đội hình hoặc trong đội hình, nhiễu tiêu cực (băng kim loại) từ các máy bay cường kích thả ra. Nhiễu rãnh đạn (gây nhiễu rãnh sóng điều khiển đạn tên lửa, làm tên lửa mất điều khiển, rơi xuống đất hoặc vượt mục tiêu tự huỷ. Năm 1972, Liên Xô giúp Việt Nam chuyển các tần số của đài chỉ huy trận địa tên lửa khỏi dải sóng bị gây nhiễu, gồm cả sóng sục sạo, sóng chỉ thị mục tiêu, sóng điều khiển đạn. Tuy nhiên, không thể khắc phục hoàn toàn vì phổ tần gây nhiễu của máy bay Mỹ rất rộng. Các trắc thủ tên lửa Việt Nam tự tìm ra cách phát hiện B-52 trong nhiễu. Đây là yếu tố quyết định mà Liên Xô và nhiều nước khác phải tâm phục khẩu phục.
  • Đúng là đến đêm 20 tháng 12 thì cả 9 tiểu đoàn tên lửa quanh Hà Nội chỉ còn 12 quả đạn. Lý do là các đơn vị kỹ thuật không lắp ráp kịp. Vì đạn tên lửa SAM-2 khi chưa lắp ráp các cấu kiện rời, hiệu chỉnh tra nạp nhiên liệu (có tên là B-750A và B-750B) thì chưa thể dùng được. Số đạn tiêu thụ trong ba đêm đầu lớn hơn tất cả mọi trận đánh trước đó (đêm 18: 62 quả, đêm 19: 38 quả, đêm 20: 36 quả). Đạn chưa lắp trong kho ở Tây Thanh Hoá, Tây Hòa Bình còn vài trăm quả. Chỉ có điều vận chuyển về Hà Nội, Hải Phòng chậm (do máy bay Mỹ đánh phá liên tục các tuyến giao thông cả ngày lẫn đêm) và không lắp ráp kịp. Việc B-52 phải dãn ra sau trận thua đau đêm 20/12 và dừng đợt 1 vào ngày 24 tháng 12 đã vô hình chung tạo điều kiện cho QĐNDVN chuyển hơn 300 quả đạn từ Thanh Hóa ra, Hòa Bình về. và tăng tốc độ lắp ráp. Đến ngày 30 tháng 12, mặc dù qua 5 ngày đợt 2 bắn khá thoải mái nhưng tên lửa tại Hà Nội và Hải Phòng vẫn còn trên trăm quả đã lắp và hiệu chỉnh. Đặt giả thiết Cuba chuyển đạn cho Việt Nam bằng đường biển từ 20 tháng 12 thì khi đến được Việt Nam (vòng vèo trên 20.000 km đường biển) thì Hà Nội đã tan tành rồi. Vì vậy, không thể có chuyện Cuba chuyển đạn cho Việt Nam bắn B-52. Tất cả đạn B-750 đều được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1971 và nằm tại các kho. --Двина-C75MT 11:33, ngày 26 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời
Cảm ơn "cụ" đã cho lời khen. Nếu cụ đến thăm "Bảo tàng chiến thắng B-52" (Phố Đội Cấn, gần ngã ba với phố Giang Văn Minh), sẽ mua được cuốn "Hà Nội-Điện biên phủ trên không" (NXB Quân đội nhân dân. 2008) do tôi làm chủ biên; hoặc cụ có thể bảo các cháu mua giúp cuốn sách "Điện Biên Phủ trên không, chiến thắng của trí tuệ Việt Nam" (NXB Quân đội nhân dân. 2002) của tác giả Lưu Trọng Lân. Trong hai cuốn sách đó nói rõ tất cả. Chúc "cụ" "tuổi thọ", "sức khoẻ" và "vui vẻ". --Двина-C75MT 11:53, ngày 26 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Phân biệt

Tôi biết việc Khốttabít hỏi có liên quan tới vấn đề chúng ta bàn về Triều Tiên. Tôi cứ xin nói tuần tự:

  • Vương triều = triều đại = nhà abc (Trần, Lê, Tống, Minh...)
  • quốc gia = nước (nói chung)
  • quốc hiệu = tên nước (cái tên cụ thể)

Theo kiểu toán học ta có tỷ lệ tương quan: quốc gia/quốc hiệu = người/tên người <=> quốc gia + quốc hiệu = nước Đại Cồ Việt; người + tên người = ông/anh/em Bình (người thì ko có kiểu nói "người Bình").

Tôi đi vòng quanh bên en.wiki để soi lại điều Vietbook bàn về chuyện nhà Triều Tiên hay vương quốc Triều Tiên, thì thấy có mấy chỗ cần hỏi bạn:

Bài Cao Ly­ có câu mở đầu: "The Goryeo Dynasty or Koryŏ (Officially the Kingdom of Goryeo) (918-1392)": "vương triều/nhà Cao Ly (chính thức được gọi là vương quốc Cao Ly)". Xem thế này thì thấy Triền Tiên đặt tên nước và triều đại kiểu Trung Quốc: coi cả 2 như 1 (nước Kim cũng là nhà Kim, nước Thục Hán cũng là nhà Thục Hán). Sholokhov và 1 IP đã đi hỏi và ra kết quả: bên tiếng Triều, người ta dùng Triều Tiên Thái Tổ, Triều Tiên Thái Tông - coi Triều Tiên như triều đại.

Vấn đề khiến chúng ta cứ lúng:túng và lẫn lộn là: một mặt "Joseon" được phiên thành Triều Tiên, Korea cũng được dịch thành Triều Tiên (bạn link interwiki giữa Triều Tiên ở tiếng Việt và Korea bên en.wiki sẽ rõ). Đến bài về ông vua sáng lập Đế quốc Đại Hàn­ có câu giới thiệu:

"Gojong was the twenty-sixth king of the Korean Joseon Dynasty and the first emperor of the Korean Empire..."

Vậy là thế nào? Tôi chưa hiểu dịch câu này kiểu gì: "Gojong là vua thứ 26 nhà/triều đại Joseon của Korean và là...". Joseon và Korean cùng là Triều Tiên, nói sao cho xuôi? Bạn biết chữ Hán, có liên hệ nào khác để vỡ ra vấn đề không?

Tôi chỉ lúng túng về cái cách người Việt ta dịch cái kiểu gì mà Joseon và Korean cùng là Triều Tiên??

Chỉ có 1 vấn đề rõ ràng là vua Gojong lập ra đế quốc Đại Hàn thì vẫn là vua của nhà Joseon chứ không có chuyện đổi tên vương triều/nhà. Rõ ràng là Lý chỉ là họ riêng của vua, như họ Lý nhà Đường, họ Triệu nhà Tống, không thể gọi là nhà Lý và nhà Triệu của Trung Quốc cũng như không thể nói nhà Lý của Triều Tiên.--Trungda (thảo luận) 16:12, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hình như tiếng Anh và cộng đồng người sứ củ sâm ở hải ngoại ưa dùng cái tên Korea hoặc Goryeo hơn, để tránh động chạm chính trị. Vì đơn giản xứ của bác Kim Nhật Thành thì dùng chữ Triều Tiên, xứ của bác Phác Chính Hy thì dùng chữ Hàn. VN ta thì quen dùng chữ Triểu Tiên hơn, ngày xưa cũng từng gọi Hàn Quốc là CH Nam Triều Tiên thì phải (nhưng sau bên Hàn họ phản ứng dữ quá nên ta gọi là Hàn Quốc để không làm mất lòng họ). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:31, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cho tôi hỏi là tài liệu nào đã gọi "Đại Hàn Dân Quốc" là "Korean Dân Quốc".--Akbar-e-Azam (Thảo luận) 16:38, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Vậy thì chẳng nghi ngờ gì nữa: 110% rằng Triều Tiên theo kiểu TQ: không lấy họ vua làm tên triều đại mà lấy tên triều đại làm tên nước, do đó dứt khoát không có nhà Lý của Triều Tiên mà chỉ có họ Lý nhà Triều Tiên nước Triều Tiên/Hàn - ai gọi sao tùy. Mà gọi nhà Triều Tiên của nước Triều Tiên có sao mà nhiều người cứ sợ lẫn? Người thiên hướng gọi nhà Lý Triều Tiên dường như nhất định muốn hiện tại phải thoát ly quá khứ mới được, nhưng đặc thù mỗi nước 1 khác, giả sử nước mình bây giờ vẫn là Đại Việt thì chắc không ai bảo đây là quốc hiệu thời xưa nữa chứ? Ta hay viết kiểu: "Lê Thánh Tông là vua nhà Hậu Lê nước Đại Việt trong lịch sử Việt Nam", nếu nước vẫn đang có tên là đại Việt thì chỉ cần: "Lê Thánh Tông là vua nhà Hậu Lê trong lịch sử Đại Việt". Cái sự trùng lắp giữa cổ và kim hãy coi là bình thường, đâu có gì lạ?
Và cũng cần lưu ý thêm rằng: bất chấp Nam Triều Tiên đổi gọi tên là Hàn Quốc, tiếng Anh vẫn cứ dùng South Korea đấy, vì thực chất (hình như người nói tiếng Anh-Mỹ cũng như tiếng Việt, dịch cái kiểu gì ấy mà vẫn là) Korea! Rõ ràng cái kiểu gì ấy có lý do xác đáng của nó, ko phải tự nhiên cả 2 ngôn ngữ có chuyện này! Vì tất cả đều trong ngôi nhà chung Triều/Hàn - ai gọi sao tùy, tôi xin để ngỏ cách gọi vì ko bàn chính trị ở đây.--Trungda (thảo luận) 16:41, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trời ạ! Thế thì đức A-cơ-ba con xin cụ đưa sáng kiến đó lên máy chém ngay ạ! Những thứ gì lạ hoắc, ko có sách nói mà lên wiki rất dễ bị chém đấy.--Akbar-e-Azam (Thảo luận) 16:44, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hi hi! Cách gọi đó do Sholokhov khởi xướng trong thảo luận: Thái Tổ.--Akbar-e-Azam (Thảo luận) 16:51, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cứ theo VN mà suy: Thể loại:vua nhà Lý - Thể loại:vua nhà Tiền Lý; Thể loại:vua nhà Trần - thể loại:vua nhà Hậu Trần => Thể loại:Vua nhà Triều Tiên - Thể loại:vua Cổ Triều Tiên.
Cứ trùng thì người có "đệm" người không, hoặc cả hai cùng có đệm Tiền-Hậu như sử đã gọi.--Trungda (thảo luận) 16:57, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu Đại Việt là quốc hiệu hiện tại, ta có: thể loại:vua nhà Nguyễn trong thể loại:vua Đại Việt; Thể loại:Vua nhà Triều Tiên trong thể loại:Vua Triều Tiên. Người xem thấy kỳ kỳ mới càng phải đọc mà hiểu ra. Như ở ta xưa kia, trong Bộ Giao Chỉ (toàn bộ lãnh thổ tới miền trung) lại có quận Giao Chỉ là trung tâm, thì sao nào? Trong tỉnh Nam Định có thành phố Nam Định, thì sao? Ai lẫn lộn hoặc khó hiểu thì cứ tự bấm vào từng "cái xanh xanh" mà xem.--Trungda (thảo luận) 17:17, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Trung-Nhật

Khốttabít thấy cái tên Chiến tranh Giáp Ngọ phù hợp không ? Đặt thế thì khỏi lấn cấn vụ Nhật-Trung, Trung-Nhật hay Thanh-Nhật. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:55, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi thấy người ta hay gọi theo năm (1894-1895) hơn. Như hiện tại cũng không sai.--Trungda (thảo luận) 17:24, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ cậy ít tiếng Nhật

Nhờ bác lúc rảnh kiểm tra và chỉnh hộ mấy tên tiếng Nhật của những bài trong các thể loại: "Thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản" và "Tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản". Cám ơn nhiều lắm. Dieu2005 (thảo luận) 10:55, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cám ơn Bác nhiều. Nội dung bài tốt hơn rồi. Dieu2005 (thảo luận) 00:35, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thảo luận:Khu vực văn hóa chữ Hán#Name discussion

Hello, Please take a look at here: Thảo luận:Khu vực văn hóa chữ Hán#Name discussion, welcome to add your comments! Cảm ơn bạn!--서공/Tây Cống/セイコゥ (thảo luận) 12:56, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cụ làm ơn nói giúp với anh Tây Cống rằng tôi không phản đối việc Việt Nam nằm trong vùng ảnh huởng của của văn hóa Trung Hoa. Còn nói là "khu vực ảnh hưởng văn hóa chữ Hán" thì e rằng hơi hẹp. Bởi ngôn ngữ mặc dù là một trong các phương tiện chuyển tải văn hóa nhưng không phải là toàn bộ các yếu tố của văn hoá. Xin cảm ơn cụ. --Двина-C75MT 04:08, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Phạm Tuân

IP 117.0.117.35 cũng sai. Cuối tháng 11 năm 1971, Phi công Vũ Đình Rạng (không phải Nguyễn Đình Rạng) đã đánh B52 trên tuyến Tây Đường mòn Hồ Chí Minh bằng MiG-21. Phóng quả tên lửa không đối không đầu tiên: trượt (vì cự ly xa). Ông Rạng vào gần hơn và phóng quả thứ hai: trúng. Nhưng chiếc B-52G này chỉ bị thương và bay về được UDon chứ không rơi. Đến nay, Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bắn rơi B-52 nhưng Không lực Hoa Kỳ dứt khoát không thừa nhận. --Двина-C75MT 02:47, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Hán Việt

Thú thật là mình không xét lại chủ trương của mình: dùng tên Hán Việt cho người và địa danh Triều Tiên cổ. Nhưng những người Triều hiện đại (vd: Park Sung Woo, Lee Myung Bak,...) thì mình dùng romaja, Hán Việt chỉ chua thêm trong ngoặc mà thôi (trừ những ông mà tên Hán Việt quá nổi tiếng như Kim Nhật Thành). Mình không có ý định dùng Phác Thịnh Hữu thay cho Park Sung Woo (thỉnh thoảng ngứa tay thì viết vào chỗ thử thôi). Và những người Triều cổ mình vẫn chua thêm phiên âm Latin và Chosongul trong ngoặc. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:39, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Theo wikipedia tiếng Anh, Chu Mông đổi từ họ Giải (Hae, 解) sang họ Cao (Ko, 高) chứ không phải là họ của ông phát âm thành Cao và Giải. Nhưng nếu Khốttabít tìm được tài liệu có ý kiến khác thì quá tốt. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:39, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trong bài Lưu Ly Vương bên wiki Anh có 1 giả thiết là Lưu Ly không phải con của Cao Chu Mông mà là một kẻ làm phản, giết vua cướp ngôi. Họ cho rằng cái việc đổi từ họ Cao sang họ Giải là 1 bằng chứng về điều đó.
Đến đời của Thái Tổ Đại Vương (53-146) thì đổi lại thành họ Cao như cũ. Bài về Mộ Bản Vương, người tiền nhiệm của Thái Tổ có đoạn sau:
He named his son Ik the crown prince, but upon Mobon's death, there was a power struggle for the throne. Some scholars believe that Mobon was the last of the Hae surname line that began with Goguryeo's second king Yuri, and the sixth king Taejo began the Go surname lineage (then retroactively attributing the Go surname to the founding monarch Jumong.
Và đây là 1 đoạn về Thái Tổ bên wiki Anh: Taejo was the grandson of Goguryeo's second king, Yuri, and the son of Jaesa (재사, 再思), the head of the Go house of the Kyeru lineage, one of the five powerful houses of the royal court. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:52, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

cũng là ý kiến của mình thôi, những ông Triều cổ cổ thì sẽ phiên âm Hán Việt, nhưng những ông Triều hiện đại thì sẽ dùng phiên âm romaja.Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:18, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Khốttabít có thể yên tâm là mình sẽ không cố gắng biến Lee Myung Bak thành Lý Minh Bác. Và tiếng Nhật thì các sách vở VN hiện nay đều dùng phiên âm Latin (sách xưa ở miền Nam thì cứ Hán Việt tất), mình cũng không có ý định biến Ito Hirobumi thành Y Đằng Bác Văn, ngoại trừ những ông mà tên Hán Việt thông dụng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:21, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cao Chu Mông

Bạn xem hộ bài này với nhé, có lỗi đấy (VD: Thái tử Yuri).--Akbar-e-Azam (Thảo luận) 16:18, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Trang thành viên

Đã giữ lại bản đầu tiên và bán khoá (khoá với thành viên mới và IP sửa đổi) để tránh phá hoại. conbo trả lời 06:35, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đã bán khoá trang thảo luận trong 1 tuần để tránh phá hoại. conbo trả lời 14:53, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hehe, mình có một cách tốt nhất để khỏi lo phá trang thành viên, đó là tẩy trống rồi đưa nội dung vào trang bí mật:D --minhhuy*=talk-butions 15:02, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Với trang thành viên có thể bán khoá (khoá) vĩnh viễn nhưng với trang thảo luận cũng nên để đất cho IP và thành viên mới (nhất là một số lão làng thích dùng IP) thảo luận, nhiều khi họ có điều muốn trao đổi với bạn nhưng không nói ra được vì bị khoá mất rồi. conbo trả lời 15:05, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

À cũng có vài vị, nếu bạn để ý quan sát sẽ thấy. Những vị đó rất thông thạo các mã wiki, những chuyện trên wiki từ vài năm trước, tất nhiên họ cũng là những người đóng góp chứ không phải IP phá hoại. conbo trả lời 15:10, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ý mình nói là trang thành viên chứ đâu phải trang thảo luận --minhhuy*=talk-butions 15:06, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quân hàm Đế quốc Nhật

Bác viết bài này từ nguồn nào mà sao mọi cấp bậc trong hải quân đều là Trung tướng, Đại tướng cả? Vào giai đoạn đó Hải quân Nhật đã có quân hàm Đô đốc rồi mà?Dieu2005 (thảo luận) 03:26, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Anh xem bài Danh sách các đô đốc Hải quân Đế quốc Nhật Bản để biết thêm về quân hàm của hải quân Nhật Bản. Mong anh sớm hoàn thiện bài.--Prof MK (thảo luận) 13:07, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Trong hải quân không có hàm cấp tướng anh à, chỉ có chuẩn đô đốc, phó đô đốc và đô đốc thôi.--Prof MK (thảo luận) 13:14, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nguyên soái chỉ được dùng cho các nước XHCN như nguyên soái Zhukov của Liên Xô, nguyên soái Bành Đức Hoài của Chí nguyện quân Trung Hoa còn khi dùng cho các nước tư bản chủ nghĩa Đức, Nhật, Anh thì phải dùng thống chế.--Prof MK (thảo luận) 12:47, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không rành tiếng Nhật lắm, nhưng mình chạy qua bên wiki Phù Tang thì thấy có cái cụm này 元帥陸軍大将, vừa có Nguyên soái (元帥) vừa cò Đại tướng Lục quân (陸軍大将) là sao nhỉ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:18, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thực ra trong các tài liệu tôi đọc, nguyên soái, thống chế đều được sử dụng lẫn lộn. Tuy nhiên, tại wiki, để cho thống nhất, tôi đề nghị sử dụng nguyên tắc chia theo khối TBCN hay XHCN.--Prof MK (thảo luận) 15:39, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Vậy tôi sẽ thỉnh giáo bác Tâm là người trong quân đội và xem bác ấy giải thích làm sao.--Prof MK (thảo luận) 15:59, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đúng là việc dùng Nguyên soái hay Thống chế vẫn có đôi chỗ nhập nhằng. Các bạn tin hay không thì tùy, bản dịch tiếng Việt của sách Thập đại tùng thư gọi là Nguyên soái Rommel đấy. Nhưng có một cái common sense ở VN là: các ông của Tây Mẽo thì được gọi là Thống chế, các ông của Liên Xô, Đông Âu và Á Đông thì là Nguyên soái. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:12, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chắc là thế. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:15, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chắc Nguyên soái không đơn giản chỉ ở các nước Đỏ mới có, thật ra thì theo mình nghĩ nó cũng có ở các nước Á Đông đấy. Vì các bác Á Đông ngày xưa vẫn hay có cái tước hiệu Đại Nguyên soái xxx gì đó mà ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:20, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hay là ta cứ gọi ông người Nhật này là Nguyên soái Đại tướng như bên Nhật ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:26, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bác xem bài en:Naval ranks of the Japanese Empire during World War II chưa ? Dieu2005 (thảo luận) 13:43, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chắc là nên như thế. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:14, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trong cái bảng của bác Dieu đưa ra thì Hải quân chỉ có Đại tướng chứ không có Soái như lục quân, hay là chức Soái này chỉ dành cho Thiên hoàng chăng ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:29, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mà thường thấy các bác bên Hải quân hay có cấp hàm (cao nhất) thấp hơn Lục quân 1 bậc. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:31, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy đúng thật chỉ là "danh dự" rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:26, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hơ hơ, nhìn cái này mình cứ ngỡ là cờ đỏ sao vàng:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:25, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xin Chao

Hello Khốttabít, Thank you for your message! About the Kulturkreis, I have read another article related to "Cộng đồng", it is Cộng đồng Đông Á. This is a term related to economics; do you think it is proper to use "Cộng đồng" here? Can you find any reference in academic articles? By the way, because Vietnamese also shares a large Sino-Xenic vocabularies with Chinese, Japanese and Korean, I think, if we can use the same word with these language? The term in Chinese, Japanese and Korean is the same Sino-Xenic word:

  • tiếng Trung文化圈 (văn hóa khuyên)wén huà quān
  • (文化圏 (văn hóa khuyên) bun ka ken?)
  • tiếng Hàn문화권文化圈 (văn hóa khuyên)mun hwa gwon

can we use "khuyên văn hóa" for "Kulturkeis" in Vietnamese?--서공/Tây Cống/セイコゥ (thảo luận) 13:27, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lỗi trong Bản mẫu:Trả lời: Chưa nhập tên thành viên.
  1. Chu-Han can be easily changed by using its phonogrammic alternatives like Latin alphabets, but the original Sino-Xenic keeps. Adopting chữ quốc ngữ is a change in form but not in content or essence.
  2. I admit that some Sino-Xenic words’ meaning varies among Chinese, Korean, Vietnamese and Japanese, although the original Chu-Han is the same. But in this case, I’m not quite sure if "cộng đồng" is the most proper word here. Because Kulturkreis is only linked with Cultures, no economics, no politics. That's why I doubt the accuracy of "cộng đồng" using here. All we need to do is find academic materials, I think.
--서공/Tây Cống/セイコゥ (thảo luận) 18:25, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lỗi trong Bản mẫu:Trả lời: Chưa nhập tên thành viên. Cảm ơn bạn. Tôi đã sửa đổi mà bản mẫu. --서공·Tây Cống·セイコゥ (ㄊㄛㄦㄎ) 12:57, ngày 15 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

An Jung-geun

Nguyên âm trong tiếng Hàn phát âm giống nguyên âm ư trong tiếng Việt. Do đó An Jung-geun, tên chữ Hàn là 안중근 --> có thể đọc trong tiếng Việt là An-Chung-gưn hoặc An-Chung-kưn. An Apple of Newton thảo luận 08:03, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tin nhắn cho bảo quản viên

Cảm ơn đã đề nghị cấm tôi! Tôi vừa mới vào phần Tin nhắn cho bảo quản viên và thật bất ngờ thấy có một đề mục mang tên mình trong đó.
Tôi đến với Wikipedia không phải để truyền lên những hình ảnh vi phạm bản quyền. Ban đầu cũng chỉ muốn cống hiến một chút hiểu biết và làm cho bài viết thêm sinh động bằng những hình ảnh. Nhưng có lẽ tôi đã sai.
Tôi thích Wikipedia không chỉ bởi nguồn tri thức nó đem lại mà còn bởi những câu nói như "Không có hình. Bạn có không? Nếu có, hãy cho Wikipedia". Nhưng khi cho thì Wikipedia không cần mà vứt đi, thậm chí còn cho người cho là phá hoại. Tất nhiên nếu hình ảnh vi phạm bản quyền thì bị xóa là việc đương nhiên. Nhưng tôi không phải là một kẻ phá hoại. Có thể tôi là một kẻ không hiểu biết. Nhưng tôi vẫn biết tôn trọng những ý kiến nếu họ nói với tôi và cho tôi hiểu. Xin lỗi đã làm phiền! Bongdentoiac (thảo luận) 02:18, ngày 16 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Diễn đàn 4 trường Đại học Đông Á

Could you please help us to improve this article: Diễn đàn 4 trường Đại học Đông Á? Cảm ơn! --서공·Tây Cống·セイコゥ (ㄊㄛㄦㄎ) 17:32, ngày 16 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Khóa

Tôi thấy conbo khóa bán vô hạn rồi mà. Hay là bạn muốn khóa niêm phong luôn?--Trungda (thảo luận) 01:23, ngày 17 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có lẽ nào conbo lại thế. Tôi mở trang thành viên của Khốttabít thấy báo khóa bán vô hạn rồi. Hay Khốttabít cần khóa trang thảo luận nữa?--Trungda (thảo luận) 09:28, ngày 18 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thảo luận về tên của bản dịch của bài Deadweight loss.

 
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Khốttabít. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận:Tổn_thất_tải_trọng_do_thuế.
Tin nhắn được ghi vào 16:04, ngày 21 tháng 11 năm 2009 (UTC). Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

Bản mẫu:Thành viên talk:UKURL/si.

Sử thông

Tôi chỉ biết Chương Học Thành qua cùng cuốn sách "10 nhà sử học TQ", còn Trịnh Tiều thì không rõ. Ông Chương chắc sẽ có bài trong tương lai, còn ông Trịnh, nếu Khốttabít có đủ tài liệu mà đưa lên thì tốt quá.

Lưu Tri Kỷ có lẽ là người rất hiếm hoi trong thời PK TQ cực thịnh vẫn phản đối coi TQ là trung tâm thiên hạ...--Trungda (thảo luận) 11:41, ngày 23 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Binh pháp Tôn Tử

Này, tưởng bạn giúp mọi người bình tĩnh 100% chứ, ai lại gọi t/v khác là "cái tay" hả? D:--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 13:33, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

bạn nghĩ coi binh pháp mà nói vận dụng vào kinh doanh được, bạn nghĩ có tức điên không chứ, mình đã nói rồi mình học kinh tế mà, bây giờ đang học MBA, chưa từng nghe ai nói vậy, mà lại còn nói "phổ biến" nữa chứ, bực không thể tưởng, nói càn hết sức, trên thế giới thiếu gì học giả kinh tế đương đại, làm quái gì mà phải vận dụng binh pháp Tôn Tử đã ra đời cách đây mấy ngàn năm, Tôn Tử biết cái quái gì về kinh doanh, các khái niệm tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán, cung cầu, marketing,PR... mới ra đời gần đây mà sao vận dụng sách Tôn Tử ra đời cách đây cả mấy ngàn năm được.Y như mấy đứa khùng nói chuyện!!!Maassi (thảo luận) 13:39, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi đã gạch câu cuối: 1 thái độ "văn minh" quá mà!--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 15:39, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chết thật, tôi cứ nghĩ ai cũng hiểu về BPTT, nên cố gắng viết cô đọng nhất. Trong tay tôi đang cầm cuốn Tôn Vũ Tuyệt tác Binh thư hàng đầu Thế giới dưới cách nhìn hiện đại. Binh pháp Tôn Tử, NXB Hà Nội, 2009, khổ 19x27, bìa cứng, rất đẹp, giá bìa 139 000 đồng, có bán nhiều trên thị trường (phần ứng dụng trong kinh doanh rất hay). Bạn hãy tìm đọc. - Duyphuong (thảo luận) 15:40, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)DuyphuongTrả lời

Bài này tạo ra lâu rồi có lẽ tới 3, hoặc 4 năm rồi mà chất lượng còn quá kém. Tôi nghĩ các thành viên khác thiếu thông tin mà mình lại có, nên tôi viết. Nguồn thì có lẽ ở Việt Nam dịch chủ yếu chỉ là nguồn Tầu, có thế nào thì tôi viết thế. Tôi không định chứng minh về một vấn đề nào cả, nên không có ý định tìm các nguồn khác. Nếu bạn hoặc bất kỳ 1 thành viên nào tìm ra nguồn thông tin khác (thậm chí là phản bác lại những thông tin tôi đưa vào) thì cũng là làm cho bài viết có thông tin nhiều chiều. Đó cũng là một điều tốt. Tôi hiện còn đang tại ngũ, cũng không phải một nhà kinh doanh. Trước đây tôi đã đọc qua vài ba cuốn sách giới thiệu về BPTT ứng dụng trong kinh doanh, nhưng không để tâm đến lắm cứ nghĩ ai cũng biết BPTT ứng dụng trong kinh doanh rồi, nhưng khi viết ra lại thấy thảo luận về bài viết sôi nổi quá nên mới định viết thêm, chỉ đơn giản là tôi có sách. - Duyphuong (thảo luận) 19:08, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)DuyphuongTrả lời

Theo thời báo kinh tế thế giới ra ngày 24-1-1983, một phái đoàn quản lý doanh nghiệp TQ đi thăm Nhật Bản để tham khảo quản lý doanh nghiệp, đã được phía NB tặng cho phái đoàn TQ một cuốn sách đó là BPTT - Duyphuong (thảo luận) 19:25, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)DuyphuongTrả lời

Tôi bận quá, giờ mới vào wiki được. Tôi chỉ có quyển Binh pháp Tôn Tử, còn mở rộng hơn thì không. Hôm rồi khóa vì có hiện tượng tranh cãi và lùi đi lùi lại. Bài đó mở lại để bác Phương bổ sung lớn.--Trungda (thảo luận) 04:02, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cá chắc là troll. Nếu đó ko phải là troll thì tôi dám giao huy chương "rosetta barnar" cho bác đó D: Lúc đầu, bác Minh Tâm cũng bị "mắc lừa", nhưng đã có 1 IP kịp phát hiện ra đây là troll!--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 05:16, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trời ơi, đoạn bị con troll xoá đi có nguồn của Tây, ko thể hiện sự cuồng tín thì lạ!--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 07:51, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời Khốt đọc t/l của bác Tâm, Ti xin mạn phép copy xuống đây:

"Thành viên Maassi này làm mất nhiều thì giờ của các thành viên quá. Tốt nhất là đề nghị các BQV cảnh cáo anh ta về tội quấy rối. Nếu còn tiếp tục, sẽ bị cấm với thời hạn ngày càng tăng lên. Lần sau dài gấp đôi lần trước". --Двина-C75MT 02:17, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Thế đấy!--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 08:22, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Khốt-ta-bít có thấy bác Tâm nói trước hết phải cảnh cáo ko? Nếu ko muốn làm như bác Tâm, thì các người (Trungda, Phuong và Khốt) nên tự t/l với nhau, hoặc cứ ung dung viết bài, đó là 1 cách tránh nóng giận hiệu quả: "Don't feed the troll"! "Hãy bỏ đói troll"! Đừng ngh và tin troll nói! Điển hình hơn, DVN01 đã nhắc Maassi về 1 nguồn nói Khổng Khâu hủ bại, mà cuối cùng anh ta vẫn bàn luận kiểu vậy?--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 08:33, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xoá mấy chữ đó đi.--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 08:45, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ok!--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 08:55, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Offline dự án WW2

Mời Khốttabít cho ý kiến tại đây nhé.--Prof MK (thảo luận) 13:50, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

thanks bạn hỗ trợ mình trong bài Tôn Tử

mình tính đưa toàn bộ giáo trình kinh tế của đại học kinh tế lên, có điều, rất mất thời gian, mình cũng rất bận, hehe, chắc phải từ từ, nếu mình ghét TQ thì đã sao, bọn nó cũng ác ôn lắm mà, vừa rồi còn đưa tàu chiến tới đe dọa VN nữa: http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2009/11/3BA161E7/ Maassi (thảo luận) 06:32, ngày 28 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xem t/l của maassi sẽ thấy tôi phân tích hơi bị nhiều, bực quá phải kéo cả truyện Alexandros Đại đế vào, mà chẳng được tích sự gì =) 80% troll. Đã nhờ Ed "phục kích" sẵn, tôi ko có ý cấm mà muốn cho t.v này gặp trường hợp của t/v NapoleonQuang trước đây.--Alexandros Megas (Thảo luận/bài viết) 12:49, ngày 28 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn hãy vào đóng góp của Maassi thì thấy sự "vô tích sự" của thành viên này. Mất thời gian quá - Phuongcacanh (thảo luận) 04:00, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)DuyphuongTrả lời

Phải. Chúng ta nên quên t/v này đi là khoẻ D:--Alexandros Megas (Thảo luận/bài viết) 05:05, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngủ

Tôi ngủ nghe lời Khốttabit đây. Nhớ đọc thư(s) tôi nhắn.--Trungda (thảo luận) 18:15, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Thái Bình Dương

Những chỗ Khốttabít để là cần dẫn nguồn, nếu được anh tìm giúp tôi nhé. Hi vọng 2 chúng ta sẽ hợp tác tốt để nâng cao chất lượng bài viết này.--Prof MK (thảo luận) 08:43, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tại tôi đang tập trung hết sức vào phần Diễn biến nên phần hoàn cảnh này nọ chưa xem kĩ. À mà phần LX giữ trung lập từ 8/39 đến 4/45, trong phần nội dung có đủ đấy (Hiệp ước trung lập Nhật-Xô, Chiến dịch Mãn Châu), tôi không nghĩ là cần dẫn chứng nữa.--Prof MK (thảo luận) 08:54, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trận Trân Châu cảng

Bài này sắp hết hạn đề cử chọn lọc rồi. Mọi người vào xem và góp ý nhé.--Prof MK (thảo luận) 09:46, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thơ sấm

Rất cảm ơn Khốttabít hỗ trợ phần chữ Hán, tôi vốn cũng biết nên đưa vào lắm nhưng chưa biết xoay sở ra sao.

Nói riêng về bài thơ, dẫu là đời sau thêm 2 câu về nhà Trần và Hậu Lê đi nữa thì chỉ riêng "Chấn cung kiến nhật (Mạc), Đoài cung ẩn tinh Trịnh)" thôi cũng đã quá tài (sách Việt sử lược viết thời Trần Phế Đế).

Chưa biết thực hư ra sao, nhưng những bài như vậy đã từng ứng nghiệm. Đại Việt SKTT từng chép bài thơ của sứ nhà Minh nói về Lê Uy Mục (vận nước Nam còn 400 năm, sao sinh ra vua quỷ?). Thời ĐVSKTT xuất bản là 1676, làm sao biết trước 1 phép trừ là từ Lê Uy Mục (1505) tới khi VN mất nước về tay Pháp (1884) là (lạ thay, đúng là gần) 400 năm được? Chẳng quá tài đấy sao!--Trungda (thảo luận) 18:20, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quả là có nhiều điều đã ứng nghiệm mà chúng ta có thể khẳng định không phải "do người đời sau gán ghép thêm vào".--Trungda (thảo luận) 04:26, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tán phét bàn xa 1 tí nữa: nghĩ đến câu "Mộc dị tái sinh", tôi nghĩ giá như Hồ Quý Ly đừng "tham" cái "dòng dõi vua Thuấn" mà đổi sang họ Hồ, cứ giữ họ Lê (Lê Quý Ly) thì biết đâu lại ứng luôn với câu này, lại giữ được triều đại lâu dài và không "còn cửa" cho Lê Lợi! Thực tế lịch sử cho thấy dường như nhà Hồ và thuộc Minh là 1 "khúc quanh" trong hơn 20 năm, còn cây Lê khác thế nào cũng mọc lại như là 1 định mệnh lịch sử ko thể đổi thay! Cứ theo lẽ ấy mà suy thì tiếc cho Quý Ly tham bắt quàng họ sang mà phải trả giá!--Trungda (thảo luận) 06:34, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Khốttabít check mail nhé, tôi có một số trao đổi khác. Còn chủ đề thơ sấm này thì có lẽ chưa cạn đâu.:D--Trungda (thảo luận) 16:40, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đã nhiều người cố diễn giải câu "lục thất niên gian" nhưng không có lời giải thỏa đáng. Sấm Trạng Trình cũng có 1 câu băn khoăn:
Chữ rằng lục thất niên gian
Ai mà đoán được mới gan mới tài
Dường như chính Trạng Trình cũng chưa có lời giải cụ thể cho câu này.--Trungda (thảo luận) 16:47, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không hiểu nữa. Nhưng xem những đoạn khác của Trạng Trình có nhắc cả lại mấy chữ nhà Lê, nhà Mạc. Bác đoán vì sao thời Lê-Mạc đó đối với Trạng Trình đã là hiện tại và quá khứ mà ông còn nhắc lại làm gì nhỉ? Thực ra ông ko nói nhảm chuyện cũ. Đã có người tán ra thế này tôi mới bật ngửa: Mạc = phiên âm chữ (Karl) Max, còn Lê = phiên của Lenin! chủ nghĩa Mác - Lê mà ta hay gọi ảnh hưởng vào đây! Lại 1 điều quá kinh ngạc nữa! Đơn giản mà ko đơn giản!--Trungda (thảo luận) 17:00, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

TQ cũng có Mã tiền khóa của Gia Cát Lượng, có dự đoán xuyên suốt chiều dài gần 2000 năm. Hy vọng lại có dịp Khốttabít giúp cho phần chữ Hán:D--Trungda (thảo luận) 17:12, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

chữ Thất

Điều mọi người bàn luận làm tôi chợt nghĩ biết đâu, chữ thất đó phải hiểu là chơi chữ đồng âm khác nghĩa. Chữ thất (mất) kia mới là hướng suy đoán cho câu này?:D Đại để bài này sư Vạn Hạnh không nói gì ngoài thời phong kiến VN.--Trungda (thảo luận) 17:18, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thế chả trách Trạng Trình cũng hồ nghi để lại mấy lời; còn đối với tương lại, ông đưa ra dự đoán riêng của ông.--Trungda (thảo luận) 17:28, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
À, bác biết chữ Hán thử lục tìm (online thôi) xem có "Càn khôn vạn niên ca" của Khương Tử Nha không? Tôi đọc Mã tiền khóa của Gia Cát Lượng, thấy dịch giả nhân tiện giới thiệu cả "Càn khôn vạn niên ca", nữa. Trong đó có nêu vài ví dụ như:
Tứ bách niên lai canh thế giới
Nhật thượng nhất khúc hoài độc hại
Được giải nghĩa: nhà Hán trải qua 400 năm thì có 1 người mà tên người này: trên chữ Nhật lại có chữ Khúc và chữ Nhất là chữ Tào - tức Tào Tháo, làm hại. Chưa rõ độ xác thực tới đâu (người ko tin hay cho là sản phẩm của đời sau gán vào), nhưng thấy giới thiệu tầm dự đoán của Khương Tử Nha còn kéo dài suốt 1 hội, tức là suốt 10.800 năm (gồm chiết tự vua chúa, nguyên thủ các triều sau nhà Chu)!--Trungda (thảo luận) 17:36, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tức muốn...bình Ngô

Hả, người nước ngoài nào lại đặt chuyện vu khống về nguồn gốc người VN thế ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:48, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thế bác có nện cho họ một chập không ? Cũng nói thật luôn là dạo này cháu gặp mấy người bạn Tàu, nghe họ nói về nguồn gốc của người TQ và người VN sao mà muốn lên ruột. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:52, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sấm ký

Tôi chỉ đọc được bản dịch tiếng Anh và hiểu sơ. Thấy nguyên văn Hán có 110 câu, chắc lời giải chưa nói toàn bộ, vì phần đó chỉ nói từ Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh (954 SCN), trong khi Khương Tử Nha viết suốt từ thời Chu trở đi.--Trungda (thảo luận) 10:08, ngày 12 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hình

Tôi không hiểu lắm về các quy định, nên không biết phải ghi như thế nào ? Vào đâu ? Những hình này tôi chụp lại những tranh vẽ trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Tôi nghĩ những hình trong tiểu thuyết này đã thuộc phạm vi công cộng rồi. - Phuongcacanh (thảo luận) 13:31, ngày 12 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

1937

Đặt chứ bạn, đừng quên Chiến tranh Trung-Nhật nằm trong Thế chiến II --minhhuy*=talk-butions 13:52, ngày 12 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mà bạn tạo bản mẫu Chiến tranh Trung-Nhật còn sơ sai quá, nên bổ sung đầy đủ như bên en. Bài trận Vũ Hán thấy bên en có nhiều thông tin lắm mà? --minhhuy*=talk-butions 14:41, ngày 12 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ngay từ đoạn đầu của Thế chiến II cũng nói rằng có thể là 1937 cũng có thể là 1939 mà, với lại Chiến tranh Trung Nhật kéo dài từ 1937-1945, coi như nằm luôn trong cuộc chiến --minhhuy*=talk-butions 14:58, ngày 12 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mình ko hiểu, có liên quan gì đến thứ nhất đâu??? --minhhuy*=talk-butions 15:01, ngày 12 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Có liên quan gì đâu, thôi mình sang trận Mindanao đây, nói thế xong nhé:D --minhhuy*=talk-butions 15:05, ngày 12 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phân chia phạm vi hoạt động ở TBD

Vừa rồi mình đã có gặp mặt offline với Lê Văn Lộc cũng là một thành viên của dự án chúng ta chuyên viết về chiến tranh TBD. Cả 2 đã chia phạm vi hoạt động như sau: tôi sẽ chuyên viết về quá trình Nhật Bản đánh chiếm Đông Nam Á và 1 phần TBD (giai đoạn 12/1941-2/1943), anh Lộc sẽ viết về chiến dịch Phi Luật Tân 1944-45 của Hoa Kỳ. Thấy gần đây Khốttabít đang viết nhiều bài về Chiến tranh Trung-Nhật, vậy anh sẽ nhận "trách nhiệm" hoàn thành khu vực chiến sự này luôn nhé được không ?--Prof MK (thảo luận) 06:26, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bỏ quên mình rồi, mình sẽ đi vòng vòng khu vực Solomon và Borneo:D --minhhuy*=talk-butions 10:24, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dịch

Bác có thể dịch giúp cháu mấy bài thơ và tục ngữ này ko?

1) 人们以为财富和权力是最伟大的天道, 但在这个世界上健康的魔力才是最好的国家.但在这个世界上健康的魔力才是最好的国家。 人们所说的君权只是世俗的吵闹和不断的征伐;人们所说的君权只是世俗的吵闹和不断的征伐; 崇拜真主才是至尊的宝座,最幸福的财宝. 崇拜真主才是至尊的宝座、最幸福的财宝。

2) "我寂寞壁龛的宝座、我的爱、我的月光。 我最真诚的朋友、我的知己、我存在的理由、我的苏丹[55]、我唯一的爱。 美人中最美的人…… 我的春天、我面露欢快的爱、我的白昼、我的甜心、带笑的树叶…… 我的绿树、我的芳香、我的玫瑰、这世上唯一不会让我悲伤的人…… 我的伊斯坦布尔、我的卡拉曼、我安纳托利亚的土地 我的巴达赫尚、我的巴格达和呼罗珊 秀发亮丽的我的妻、蛾眉弯弯的我的爱、眼中充满淘气的我的爱…… 我会永远歌唱你的赞歌 我,痛心的爱人、眼中充满泪水的穆希比,我很快乐。"[57]

3) 每个人的归宿都一样,但故事的版本多种多样

cám ơn trước.--Akbar/Mogul-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 08:24, ngày 15 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ko, cháu muốn dịch những bài thơ của nhân vật đượ lên trang chính tuần này. Bác sang en:Suleiman the Magnificent sẽ thấy có phiên bản tiếng Anh đấy. Xem các phần Cultural achievementHurrem Sultan.--Akbar/Mogul-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 13:05, ngày 15 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sau khi nhận thư của bác, cháu đã tra lại giữa bản Việt và bản Anh, quả thật bản Anh cũng gọi cái nhà nướcstate, 1 số cái bác đửa dấu chấm hỏi cháu đã giải thích.--Akbar/Mogul-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 17:13, ngày 15 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngô Quý Trát

Nhờ Khốttabít thêm hộ tên chữ Hán của ông này.--Trungda (thảo luận) 11:08, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trận Nam Xương

Có đúng là trận này chỉ có Lục quân Đế quốc Nhật Bản không, Sholokhov thấy là trong số các đơn vị Nhật Bản tham gia có cả các đội xuồng, tàu thuyền, máy bay, hải quân đánh bộ cơ mà ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:12, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Châu Dung Cơ

Theo mình Châu Dung Cơ mới là tên chính xác vì 朱 là châu mà lâu này người ta vẫn gọi lẫn Chu với Châu. Bongdentoiac (thảo luận) 12:07, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mình nghĩ là nên dùng tên đúng để người không biết biết và hiểu đúng. Chứ cứ lẫn lộn giữa Chu và Châu thế này thì không được hay. Chu thì dịch là Châu (như Châu Nhuận Phát), Châu thì dịch là Chu (như Chu Nguyên Chương). Nếu không đổi tên hoặc cách gọi tên thì cần có thêm mục tên thật, tên khai sinh, tên phiên âm đúng... Bongdentoiac (thảo luận) 12:53, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mình nghĩ bách khoa phải nói những gì thật chính xác. Không nên hùa theo cả thiên hạ nếu họ sai. Cái đúng phải được tôn trọng chứ! Mình đổi như thế nhưng cũng biết rồi có thể người ta sẽ sửa lại. Chính mình cũng muốn sửa lại một vài cái tên mình đã đổi vì nghe không thuận tai. Nhưng biết làm sao khi biết mình sai mà vẫn cố không hiểu. Bongdentoiac (thảo luận) 05:46, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với bạn là Chu, nếu không thì báo đài trung ương và các tỉnh ở Việt nam từ thế kỷ 20 người ta ghi sai và đọc sai à? Làm gì có trò cười nào như thế.--Vietuy (thảo luận) 11:33, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi bàn thêm với bạn một thí dụ minh họa: Con cá sấu nhưng lại không cùng họ với con cá chép, con cá mập cũng không cùng họ với con cá chép. Nếu cứ ốp nguyên cái công thức khoa học kỹ thuật vào mọi nơi thì chúng ta sẽ không được gọi cá mập và cá sấu là là đằng trước nữa.--Vietuy (thảo luận) 11:43, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bạn bongdentoiac đã OK và tôi đã đổi lại.--Vietuy (thảo luận) 11:55, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời thảo luận

Mời bạn cho ý kiến ở Wikipedia:Thảo luận/Đại học.--Ngokhong (thảo luận) 10:17, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chúc mừng bạn nhận huy chương, đã chuyển sang trang t/v --minhhuy*=talk-butions 08:40, ngày 20 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nhờ, vâng, bây giờ thì đến tôi, lại phải nhờ Khốttabít ghé trở lại trang thảo luận này cho thêm ý kiến: "trường" trong "trừơng ĐH XD" có vai trò khác hay giống "tỉnh" trong "tỉnh Bắc Ninh"? Một số thành viên có quan điểm "trường" là cái gì đó rất rất rất cá biệt không thể mang các ví dụ khác ra so sánh.--Trungda (thảo luận) 18:40, ngày 20 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn cần gì phải nóng vội đổi tên bài trong khi đang thảo luận?.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 17:21, ngày 26 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không cho là vội khi quy định đã rõ. Cần "trả lại tên cho em" sau mấy ngày sai lạc.--Trungda (thảo luận) 17:42, ngày 26 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Và kết quả cho chúng ta thấy: không cần "bà" nữa mà lấy giải pháp khác (như "Ngô Bá Thành (Bà)" - trong trường hợp không phải "Ngô Bá Thành (luật sư)" như hiện nay), cũng như ko cần nước khi nói tới Việt Nam, còn nếu trùng nữa thì Ngô (nước) - như giải pháp đang dùng. Minh Tâm có ý kiến tương tự về công thức "tên" + "(trường/viện)" - cũng là giải pháp đang dùng.--Trungda (thảo luận) 16:50, ngày 23 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Láng giềng ?

Nếu bạn là ông bạn già láng giềng, thì bài tôi đang thử. Bạn viết hộ là thích hợp nhất. Xin lỗi nếu không phải ! -- Duyphuong (thảo luận) 04:25, ngày 25 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vừa rồi mạng bị hỏng nên không trả lời được. Xin lỗi bạn ! Thế là không phải láng giềng rồi. -- Duyphuong (thảo luận) 14:05, ngày 26 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thăm dò ý kiến về trường đại học

Sau khi thảo luận dài dằng dặc ở Wikipedia:Thảo luận/Đại học, đến khi Apple đưa ra một số quyết định về cách đặt tên các cơ sở giáo dục và đào tạo ở bậc đại học thì tôi đã nghĩ như vậy có thể đạt được thống nhất được. Nhưng sự thật là Trungda vẫn không thống nhất. Tôi muốn hỏi xem ý kiến của bạn về trường hợp này như thế nào, vì nếu Trungda không phải là cá biệt thì tôi sẽ cố gắng huy động thời gian mọi người để mở một cuộc biểu quyết. Mà cuộc biểu quyết sắp tới này (nếu có) các bên sẽ phải tự tóm tắt những quan điểm của mình tại trang biểu quyết để những người khác không tham gia thảo luận phải nắm được những quan điểm chính để mà lựa chọn bỏ phiếu. Tôi thì nản thảo luận lắm rồi. Tân (thảo luận) 11:30, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hàn Thế Trung

Nhờ Khốttabít thêm giúp tên chữ Hán của ông này.--Trungda (thảo luận) 09:00, ngày 30 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Di, Tề

Không rõ thế nào, Sử ký chỉ ghi "con vua Cô Trúc", ko ghi tên ông bố. Thậm chí ông anh 2 được làm vua (vì cả và 3 bỏ đi) cũng ko ghi tên. Nếu bản tiếng Trung có nguồn thì có thể là đúng. Không rõ bên đó dùng sách nào. Nếu đọc thấy tên sách "chuẩn" thì nhờ Khốttabít cứ bổ sung luôn vào là OK.--Trungda (thảo luận) 09:53, ngày 30 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chúc mừng năm mới !

Sang năm mới, chúc Khốttabit và gia đình mạnh khỏe, thành công trong cuộc sống. -- Duyphuong (thảo luận) 15:06, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trường hợp Maassi đã công kích cá nhân quá độ, có nên cấm ko?--Meiji-tenno ? 15:52, ngày 1 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ok!--Meiji-tenno ? 15:55, ngày 1 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảng Dung Quất

Không sai, nhưng cần phải viết kỹ hơn. Cám ơn Bạn, Chúc sức khỏe, Chào.--Да или Нет (thảo luận) 03:37, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

OK, trao đổi vẫn tốt hơn. Cám ơn nhiều.--Да или Нет (thảo luận) 03:42, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Định hướng

Tôi là thành viên mới, cám ơn sự giúp đỡ tận tình của bạn. Mọi việc trên Vi.Wiki, tôi sẽ cố gắng tiến bộ dần.--Да или Нет (thảo luận) 03:45, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Yêu nó (Wiki) thì theo được hết. Nếu rảnh thì đọc Chu Dung Cơ phần Về hưu (Hiểu đời).--Да или Нет (thảo luận) 04:05, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thúy

Cảm ơn bác đã giảng giải.--Trungda (thảo luận) 07:49, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảng Dung Quất

Em cám ơn Ông già KhốtTaBít, phần này Bác cứ sửa lại đi. Chào Bác nhé, Chúc Bác vui vẻ, yêu đời. 60 tuổi vẫn chưa già, còn nhiều đơn vị vẫn là thanh niên.--Да или Нет (thảo luận) 08:49, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mời giúp cuộc biểu quyết về tên cơ sở giáo dục Đại học

Xin chào. Tôi thấy bạn là người tham gia thảo luận tích cực tại Wikipedia:Thảo luận/Đại học nên muốn nhờ bạn một ít việc. Cuộc thảo luận của chúng ta đã rất dài, vì vậy một cuộc biểu quyết để lấy ý kiến cộng đồng và tạo một quy ước chung là một điều cần thiết cho sự ổn định của Wikipedia tiếng Việt. Để có một cuộc biểu quyết thật sự hiệu quả, những người bỏ phiếu sẽ cần được cung cấp thông tin một cách ngắn gọn về lý lẽ của mỗi bên để từ đó ra quyết định. Mời bạn tóm tắt lý lẽ chung của mỗi bên tại Wikipedia:Thảo luận/Đại học#Tóm tắt lý lẽ cho cuộc biểu quyết, nếu lý luận của bạn thiên về một bên cụ thể, bạn nên hợp tác với những người cùng quan điểm để việc soạn thảo được tốt hơn. Thời gian soạn là hết ngày 11 tháng 1, giới hạn tối đa 500 chữ, viết ở dạng gạch đầu dòng. Thông tin thêm có tại Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết/Cơ sở giáo dục bậc Đại học. Xin cảm ơn. Tân (thảo luận) 03:25, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

@1C:Vừa đọc sơ qua thôi (vì trình độ en của tôi cũng không tốt lắm) thấy là công ty phát triển phần mềm lớn nhất Nga.Chờ tôi chút tôi sẽ cải thiện lại bài viết.--*khi người ta trẻ* 16:36, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Thư giãn

Có thể Bác chưa nghe chuyện này: Có 1 lần đỗ xe chờ đèn đỏ, ngứa đầu quá và không tiện bỏ mũ bảo hiểm, Tôi đã dùng tay gãi vào mũ. Cô gái bên cạnh thắc mắc: "Sao anh không bỏ mũ ra mà gãi thì mới hết ngứa được". Tôi vặn lại Cô ta: "Thế Cô ngứa mông, thì phải tụt quần ra mà gãi à". Vui một chút, nếu làm phiền, mong Bác thông cảm.--Да или Нет (thảo luận) 16:41, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quay lại trang của thành viên “Khốttabít/001”.