"Tin chuẩn chưa anh" là một meme nổi tiếng trong giới người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Nó bắt nguồn từ việc nhà báo - bình luận viên Trương Anh Ngọc đưa tin về sự việc cầu thủ Christian Eriksen bị trụy tim trên sân.[1] Việc bị cộng đồng mạng Việt Nam bóc mẽ việc đưa tin giả khiến bình luận viên Anh Ngọc buộc phải xóa bài đăng và thay bằng 1 bài đăng khác. Trong lúc đó thì một tài khoản Facebook tên là Trịnh Quang Tuyến đã hỏi bình luận viên Anh Ngọc là "Tin chuẩn chưa anh" và bình luận viên Anh Ngọc khẳng định là "Chuẩn em nhé".

Câu nói trên trở thành hiện tượng meme bởi phong thái trả lời của bình luận viên Anh Ngọc và sự thú vị của cộng đồng mạng. Nó đã lan truyền nhanh chóng và trở nên nổi tiếng vào thời điểm đó.

Phản ứng của bình luận viên Anh Ngọc sửa

Ngày 28 tháng 8 năm 2021, siêu sao Cristiano Ronaldo chính thức đầu quân cho Manchester United.[2] Bức xúc trước việc bị cộng đồng mạng troll bằng câu nói nổi tiếng của mình, bình luận viên Anh Ngọc đã thể hiện sự bức xúc bằng cách lên Facebook livestream và thể hiện thái độ bằng việc block những người đã troll anh.[3] Cộng đồng mạng đã không thực sự hài lòng trước cách hành xử không xứng đáng với tư cách là 1 nhà báo thể thao.

Nguyên văn đoạn video mà BLV Anh Ngọc đã phản ứng có nội dung như sau:

Rất nhiều bạn cứ nhai đi nhai lại cái câu là "Tin chuẩn chưa anh?", muốn biết "Tin chuẩn chưa anh?" thì hãy so sánh, hãy đọc các nguồn tin khác, hãy đọc báo. Nếu đọc được một tin mà vẫn còn cảm thấy rằng là "À, chưa tin nổi" thì mình phải đi tìm kiếm các chỗ khác thay vì hỏi một câu cứ nhai đi nhai lại như một con bò là "Tin chuẩn chưa anh" rồi là vào cười haha xong rồi vào viết linh ta linh tinh ở trên đấy. Thì thay vì như thế các bạn hãy làm một việc này cho mình, hãy đi tìm xem, đọc trên các báo khác, hãy tìm đọc trên các fanpage khác, hãy biết tiếng Anh để hiểu các nguồn tin của nước ngoài thay vì cứ đi hỏi "Tin chuẩn chưa anh?", tất cả những ai vào hỏi: "Tin chuẩn chưa anh", mình đều một là xóa, hai là block hết. Mình không thích chuyện này, nếu không tin bất cứ một vấn đề gì, thậm chí nếu không tin mình, các bạn có thể bỏ follow mình, không theo dõi fanpage của mình nhưng đừng bao giờ hỏi một câu là "Tin chuẩn chưa anh?", không hay ho một chút nào cả, các bạn nhá!

Tham khảo sửa

  1. ^ VnExpress. “Chưa rõ nguyên nhân Eriksen bị truỵ tim - VnExpress”. vnexpress.net. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ ONLINE, TUOI TRE (27 tháng 8 năm 2021). “Chính thức: Ronaldo trở lại Manchester United”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ BLV Trương Anh Ngọc bức xúc vì "Tin Chuẩn Chưa Anh" và sự thật Ronaldo về Man United, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022

Liên kết ngoài sửa

SKDA sửa

https://zingnews.vn/tung-co-duong-kim-qua-bong-vang-chau-au-thi-dau-tai-hang-day-post894582.html

https://www.youtube.com/watch?v=2KcJ51Sj_YY

https://www.youtube.com/watch?v=EIF71Ay-6vk

https://giadinh.net.vn/55-nam-the-cong-hoi-ket-bi-hung-cua-mot-tuong-dai-1722010020305361033.htm

https://www.facebook.com/blvquanghuy/photos/469471253255197?locale=vi_VN

https://sanco365.com/featured/danh-thu-mot-thoi-quai-kiet-ba-den-24549

https://vff.org.vn/ky-niem-64-nam-ngay-ttvn-27-3-1946-27-3-2010-tran-van-khanh-gia-dinh-co-7-thu-mon-dtqg/

https://nld.com.vn/the-thao/ngay-dau-mo-ban-cdv-mien-tay-mua-sach-6000-ve-xem-tuyen-viet-nam-20161109180046156.htm

http://www.binhthuansports.vn/bai-viet/anh-van-voi-the-duc-the-thao--3745.html

https://baothuathienhue.vn/the-thao/the-thao-trong-nuoc/cuoc-hanh-ngo-tren-san-tu-do-51937.html

Toán sửa

 
Điền các số tự nhiên từ 1 đến 9 vào các ô trống sao cho kết quả của chuỗi phép tính là 66

Bài toán con rắn là một bài tập về nhà của một học sinh lớp 3 ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, Việt Nam nhưng nhanh chóng lan tỏa toàn cầu và được cộng đồng biết đến với nhiều cái tên: Bài toán lớp 3 làm khó cả Tiến sĩ, Bài toán lớp 3 của Việt Nam làm điên đầu cả Thế giới hay cái tên bình dị Bài toán con rắn và tên tiếng Anh là Vietnamese snake puzzle [1][2].

Có thể hình tượng bài toán thành một con rắn toán học gồm 27 ô, trong đó:

5 ô đã biết số, 12 ô chứa các phép toán số học, 1 ô dấu đẳng thức và 9 ô trống. Bạn cần phải điền các số tự nhiên từ 1 đến 9 theo một thứ tự thích hợp vào 9 ô trống sao cho kết quả cuối cùng là 66.

Sau khi đăng tải, bài toán lập tức nhận được sự quan tâm chưa từng có của bạn đọc cả trong và ngoài nước. Hơn 3.000 người tham gia giải và có rất nhiều tờ báo nước ngoài[3][4][5][6][7][8][9][10] đã trích dẫn lại bài toán từ VnExpress[11] và mời bạn đọc cùng tham gia giải. Đây là dạng bài Toán phổ thông đầu tiên của Việt Nam làm báo chí quốc tế "đau đầu" chiếm sóng bình luận với hơn trăm website đưa tin, thu hút rất nhiều người tham gia tìm lời giải, chỉ sau vài giờ đăng trên một tờ báo uy tín The Guardian của Anh[12][13]. Không chỉ các mạng xã hội ở Việt Nam và hơn 100 website quốc tế trong suốt một thời gian dài vẫn liên tục đăng bài bởi nội dung thú vị của bài toán cũng như sự đa dạng về cách thức tìm ra lời giải.

Ngay sau đó, nó cũng đã trở thành một trong những sự kiện giáo dục của Việt Nam năm 2015[14][15][16].

Nội dung bài toán sửa

Điền các số tự nhiên từ 1 đến 9 vào các ô trống như thiết kế ở hình vẽ bên, sao cho kết quả của chuỗi phép tính từ trái qua phải là 66.

Nguồn gốc bài toán sửa

Bài toán con rắn là biệt danh mà các biên tập viên của The Guardian đặt tên cho câu đố về toán học trong đề ôn tập thi cuối kỳ của một em học sinh lớp 3 sống ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, Việt Nam, được gửi tới chuyên mục "Giáo dục" VnExpress vào giữa tháng 5 năm 2015:

Cháu đã gửi cho chúng tôi nhờ giải nhưng chúng tôi cũng bó tay. Mong Ban Giáo dục hỏi các chuyên gia xem đề như vậy có thực sự phù hợp với học sinh lớp 3 không, để chúng tôi có cơ sở phản ánh với nhà trường, sau này họ ra đề phù hợp hơn [17]

Đây là một bài toán do một giáo viên tiểu học ở Bảo Lộc ra cho học sinh lớp 3 làm khi ôn tập cuối năm. Bài toán được lấy từ cuốn “Phiếu bài tập cuối tuần Toán và Tiếng Việt lớp 3 (là bài tập số 4, trang 72 - Sách do NXB ĐHSP phát hành năm 2012).[18][19][20] Bài toán đã tạo ra cơn bão mạng khi nhiều bạn đọc tham gia giải và bình luận.[21][22][23][24][25][26] Có nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh bài toán này, thậm chí cho rằng: Đây là bài toán cho ngành khoa học máy tính, không thích hợp cho môn Toán. Ngay cả Alex Bellos, biên tập viên của The Guardian, người đưa "Bài toán con rắn" của Việt Nam lên báo Anh cũng viết:

"nếu đây là một bài toán đăng trên tạp chí toán học chuyên ngành thì sẽ chẳng ai quan tâm, nhưng vấn đề là nó đến từ tập đề bài của một học sinh lớp 3"[27][28].

Thầy giáo Trần Phương[29], người thầy tạo ra rất nhiều "tài năng nhí" Toán học của Việt Nam[30][31][32], cộng tác viên thường trực của chuyên mục giáo dục của báo VnExpress đã gửi bài toán đến một số tiến sĩ Toán và tiến sĩ Kinh tế nhưng vẫn chưa có công thức giải thỏa đáng. Và liền sau đó Thầy cũng là người được mời giải bài toán và đã đề nghị chia sẻ bài toán này để mọi người cùng tham gia:

"Khi nhận biên tập bài toán này với các phương pháp nêu trên, lúc đầu tôi cũng chỉ tìm ra được 4 đáp án gốc và phải mất thêm thời gian mới tìm thêm được đáp án gốc thứ 5"[33]

Bài toán này cũng được các trang mạng Quốc tế biết đến[34][35][36], hào hứng chia sẻ và đưa ra các lời giải dưới góc độ thuần tuý Toán học[37] và cả những cách lập trình.[38][39][40][41] Thực ra, nếu chịu tìm tòi, đầu tư thì dễ nhận thấy rằng: Bài toán này có thể giải được bằng phương pháp thử chọn và loại trừ khả năng của Tiểu học[42]. Một bài toán Việt Nam lần đầu tiên được đánh giá không phải vấn đề toán học phức tạp mà chỉ là bài số học cơ bản. Tuy nhiên, "đó không phải cuộc dạo chơi trong công viên". Trong khi:

"Hiện tại, hệ thống giáo dục của Việt Nam đang đứng thứ 17 thế giới về toán học và thứ 8 về khoa học tự nhiên, cao hơn Mỹ (toán 36, khoa học 28) và Anh (toán 26 và khoa học 20). Vậy nên cũng không quá ngạc nhiên khi đề bài toán tiểu học của họ lại khó như vậy." - Alex Bellos viết[43].

Xuất xứ tên gọi: Bài toán lớp 3 làm khó cả Tiến sĩ sửa

Nếu như Toán học là môn khoa học nền tảng để phát triển tư duy thì số học có thể được coi là "nữ hoàng" của Toán học. Khởi đầu phát triển tư duy Toán số học cho trẻ em chính là dạng Toán điền số vào các ô trống với muôn vạn các hình thái Toán học tích hợp logic hoặc tích hợp với các vị trí hình học trong các trò chơi: Kakuro hay Sudoku nổi tiếng toàn cầu.

"Bài toán con rắn" là một bài toán lớp 3 của Việt Nam không chỉ với hình thức bề ngoài giống như một chú rắn mà đặc tính của nó cũng được ẩn ý bao hàm bởi chính độ khó lắt léo khiến bao phụ huynh, giáo viên và thậm chí cả một số giáo sư, tiến sĩ cũng cảm thấy khó hiểu và khó có thể đưa ra đáp án ngay được[44][45][46]. Có lẽ đó chính là lý do khởi phát của cái tên "Bài toán lớp 3 làm khó cả Tiến sĩ" .

Bài toán này từng là một trong số rất ít bài toán tiểu học của Việt Nam gây xôn xao mạng xã hội[47][48][49][50]. Dù cho về mặt kiến thức, theo ý kiến của các chuyên gia, nó vẫn phù hợp với học sinh lớp 3 bởi ở cuối kỳ II, các em đã học thứ tự thực hiện các phép tính, nhân chia trước, cộng trừ sau nhưng để tìm ra lời giải đúng là một chuyện khác. Bài toán này khó ngay cả với những người lớn giỏi toán, vì vậy sẽ rất khó cho học sinh lớp 3, và còn thách thức hơn đối với học sinh ở vùng cao.

Tiến sĩ Giáp Văn Dương[51] đã từng mời các nhà toán học là Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Hà Văn, Giáo sư Phùng Hồ HảiGiáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng giải bài toán gây sốt ở Việt Nam và báo chí quốc tế[52][53][54][55][56]. Tiến sĩ Giáp Văn Dương đặt câu hỏi:

"Thực sự muốn biết các giáo sư làm bài này hết bao nhiêu thời gian?".

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng (giảng dạy tại Đại học Toulouse, Pháp) cho biết, làm xong bài trong 18 phút. Giáo sư Tiến Dũng nhận định:

Bài này dùng để dạy số học thì dở, dạy về thuật toán không đến nỗi nào”.

Về mặt tổ hợp, bài toán có 9! hay có 362.880 khả năng điền số, nhưng chỉ một vài đáp án đúng. Nếu các kết quả trung gian của các phép tính nhân chia phải tạo ra số nguyên dương thì một Tiến sĩ Toán sẽ mất rất nhiều giờ để hoàn thành lời giải Toán học với 5 trang A4 để có kết quả là 5 bộ nghiệm gốc và 20 bộ nghiệm đầy đủ khi giao hoán. Nhưng nếu bỏ đi yếu tố này, thì Tiến sĩ Toán cũng không thể giải bằng tay, khi đó phải nhờ đến lập trình mới có thể tìm đầy đủ 128 bộ nghiệm từ 9! = 362.880 khả năng. Vì thế, nếu quy ước cụm các phép toán nhân chia có kết quả là số nguyên thì với khả năng tư duy của Tiến sĩ mới có thể khởi tạo sơ đồ phân loại để thử số khả năng là ít nhất có thể (khoảng 60 khả năng).

Nhận xét tổng quan sửa

1. Phạm vi kiến thức: Cuối học kỳ II, học sinh lớp 3 được học thứ tự thực hiện các phép toán: “Nhân chia trước, cộng trừ sau” nhưng chưa được học về phân số. Vì thế kết quả các phép tính nhân chia phải dựa trên phép chia hết và như thế bài toán mới có số lượng nghiệm không nhiều. Nếu bỏ đi yếu tố chia hết mà chấp nhận khái niệm phân số thì phải dùng lập trình mới tìm đầy đủ các bộ số.

2. Ra đề - Bài toán xuôi: Cách ra đề cho các dạng toán này vô cùng dễ. Chúng ta vẽ trước sơ đồ hình học tùy ý, sau đó cho một vài phép toán; dấu bằng và một vài con số. Tiếp theo tự điền các số vào ô trống và thực hiện toàn bộ các phép toán để cho ra kết quả. Cuối cùng ta giữ nguyên kết quả, các phép toán và xóa hết các số mà ta đã điền vào các ô trống, thế là ra đời 1 bài toán. Với học sinh lớp 3 cần chú ý việc chọn các số phải phù hợp với các phép nhân, chia để kết quả là số tự nhiên.

3. Điền số - Bài toán ngược: Ra đề thì dễ nhưng việc giải thì không dễ, thậm chí là rất khó. Chúng ta có thể hình dung khi đi theo xe máy của một người quen vào trong một con hẻm có 5 ngã rẽ (trái; phải) thì dường như chúng ta cho rằng việc tìm đường ra ngược lại là không khó. Nhưng nếu mỗi ngã rẽ có 4 phương án lựa chọn khác nhau thì việc tìm đường đi đúng khi đi ngược lại chỉ có xác suất là 1/1024. Tương tự như vậy, khi ra đề các dạng toán phân tích thành nhân tử hay giải phương trình bậc cao, chúng ta có thể lấy một số đa thức nhân tử bậc thấp nhân với nhau sau đó ước lược các số hạng đồng dạng để tạo ra một bài toán với đa thức bậc cao. Khi đó, quá trình phân tích ngược lại sẽ khó hơn rất nhiều.

4.Thẩm mỹ: Bố cục đề bài rất đẹp: các số cần điền là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 kết hợp với các số cho trước là 10, 11, 12, 13, cùng với đầy đủ 4 phép toán số học cộng, trừ, nhân, chia để cho ra kết quả là 66” (con số "lộc lộc" mang ý nghĩa phong thuỷ, biểu thị tài lộc dồi dào, phát triển mà nhiều người Châu Á ưa thích).

Bình luận và Ý nghĩa sửa

Dưới đây là tập hợp ý kiến sau khi trao đổi trực tiếp với tác giả, thầy giáo Trần Phương, chủ nhân của phần lời giải chi tiết bài toán này:[cần dẫn nguồn]

Toán họclogic chứa đựng các phép toán và các cặp phạm trù đối lập nhau: phép cộng đối lập với phép trừ, phép nhân đối lập với phép chia ...hay tư duy phân tích đối lập với tư duy tổng hợp và đơn giản hơn là bài toán xuôi và bài toán ngược đối lập nhau. Ngay từ lớp 1, trẻ em đã được học các bài toán điền số vào 1 ô trống hay vào dấu ? Ví dụ: 2 + ? = 5

Sau đó, có thể nâng dần độ khó bằng cách tăng thêm nhiều dấu ? để học sinh biện luận tìm ra nhiều đáp án. Ví dụ: ? + ? = 5 .

Nếu thay các dấu ? hay các ô trống bởi các ẩn x, y, z,... ta có các phương trình vô định nghiệm nguyên mà trên Thế giới thường dạy cho học sinh bắt đầu từ lớp 7. Nhìn về lịch sử Toán học, có phương trình Diophang bậc nhất nghiệm nguyên 2 ẩn: ax + by =c, rồi phương trình Pell, phương trình Pytago cùng bậc 2 nghiệm nguyên mà đỉnh cao là phương trình Fecmat bậc n mà phải mất 300 năm loài người mới chính thức chinh phục được.

Ngoài ra, phương trình nghiệm nguyên bậc n được đặc biệt hóa cũng xuất hiện khá nhiều trong các kỳ thi Olympic Toán của các Quốc gia và Quốc tế. Tuy nhiên, các bài thi Olympic này dù xét nghiệm trên tập hợp vô hạn các số nguyên thì cũng chỉ thông thường chứa 3 biến số. Vì thế, bài toán lớp 3 này của Việt Nam dù chỉ cần tìm nghiệm trong tập hợp gồm 9 số tự từ nhiên từ 1 đến 9 (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) thì với 9 ẩn số ở 9 ô trống trong 9!= 362.880 khả năng cũng đã là dạng bài toán rất khó với các tiến sĩ Toán. Và tất nhiên nó sẽ là một trong những bài toán khó nhất Thế giới ở mọi thời đại với các bé 8 tuổi học lớp 3 dẫu chỉ là yêu cầu cần tìm 1 bộ nghiệm đi nữa!

Mặt khác, tư duy đặt vấn đề hay giải quyết các bài toán ngược cũng rất hữu ích và phổ biến trong xã hội. Ví dụ như áp dụng giải mã, truyền tin trong điện tín, trong quốc phòng hay giải mã để tìm lại password (mật khẩu) của các email, mật khẩu đã mất của các giao dịch ngân hàng, thương mại điện tử, hoặc ứng dụng trong blockchain hay trong an ninh mạng... Bên cạnh đó, trong lĩnh vực y tế chẳng hạn, chỉ từ các dấu hiệu bệnh lý ban đầu, bác sỹ có thể chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh, hay trong hình sự, từ các dấu vết trên hiện trường, những người làm công tác điều tra có thể suy luận bằng các khả năng tư duy logic của mình để truy tìm thủ phạm phá án. Đấy chính là thành quả của các bài toán ngược. Các bài toán điền số ở bậc tiểu học và các trò chơi điền số như: Sudoku hay Kakuro ...được phổ cập toàn cầu cũng chính là phát triển tư duy toán học để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống đa dạng sau này.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Can You Solve This Vietnamese Maths Puzzle For 8-Year-Olds?”. The Guardian.
  2. ^ “This Math Puzzle For 3rd Graders Is Deceptively Simple. Can You Solve It?”. The Huffington Post.
  3. ^ “The Answer to the Third-Grade Math Problem from Vietnam that has Stumped Millions”. Miracle Math Coaching - WordPress.
  4. ^ “Move over Cheryl's birthday, meet the latest Maths puzzle to scramble your brain”. Independent Premium News (UK).
  5. ^ “Get Stumped by This Math Problem for 8-Year-Olds”. Popular Mechanics - Hearst Magazine Media.
  6. ^ “Viral Math, Part Deux - Vietnam is getting in on the fun”. The Atlantic (USA).
  7. ^ “This Maths Puzzle For Vietnamese 8-Year-Olds Has Completely Stumped Parents And Teachers”. The Huffington Post (USA).
  8. ^ “Problème de maths vietnamien: serez-vous meilleurs que la rédaction de l'Express?”. L'EXPRESS (Pháp).
  9. ^ “Saurez-vous résoudre ce problème de maths de CE2 qui rend fou le web ?”. Lefigaro (Pháp).
  10. ^ “This incredibly difficult maths puzzle is somehow aimed at eight-year-olds in Vietnam”. The Indy100 (UK).
  11. ^ “Báo Anh mời độc giả giải bài toán lớp 3 của Việt Nam”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam.
  12. ^ “Báo Anh thách thức độc giả giải bài toán lớp 3 của VN”. Người đưa tin Pháp luật (Tạp chí điện tử của Hội Luật gia VN).
  13. ^ “Báo chí quốc tế "khóc ròng" với bài toán lớp 3 siêu khó của Việt Nam”. Vietnamnet - Infonet - (Bộ Thông tin và Truyền thông).
  14. ^ “8 sự kiện giáo dục năm 2015”. Sổ tay cha mẹ.
  15. ^ “8 câu chuyện nóng của giáo dục năm 2015”. Trang thông tin điện tử - Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam - Giáo dục.
  16. ^ “8 câu chuyện nóng của giáo dục năm 2015”. VnExpress - Giáo dục.
  17. ^ “Bài toán lớp 3 làm khó cả tiến sĩ”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam.
  18. ^ “Giám đốc NXB ĐH Sư phạm: 'Giải bài toán gây sốt bằng tư duy lớp 3'. VnExpress - Ý kiến Cộng đồng. Trao đổi với VnExpress, TS Nguyễn Bá Cường - Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Sư phạm cho biết, bài toán lớp 3 gây “sốt” trong nước và được báo chí Anh, Mỹ đăng lại thời gian qua được lấy từ cuốn “Phiếu bài tập cuối tuần Toán và Tiếng Việt lớp 3”. Ông Cường thông tin, cũng giống như các sách, tài liệu tham khảo khác, đây là tài liệu không bắt buộc học sinh, phụ huynh phải mua, cũng như không bắt buộc giáo viên phải lấy đó làm bài kiểm tra trên lớp. Vì vậy, bài toán đơn thuần là bài tập dành cho những học sinh muốn mở mang kiến thức, không bắt buộc phải làm, nên không lấy đó làm căn cứ đánh giá học sinh. NXB ĐH Sư phạm. line feed character trong |series= tại ký tự số 245 (trợ giúp)
  19. ^ “Đã tìm được nguồn gốc bài toán lớp 3 gây tranh cãi”. Dân trí - Giáo dục - Hướng nghiệp. Bài toán được lấy ra từ cuốn “Phiếu bài tập cuối tuần toán và tiếng Việt lớp 3 của Nhà xuất bản ĐH Sư Phạm” do một học sinh mang đến lớp và được cô photo lại làm tài liệu ôn tập. Theo thông tin trên sách, cuốn sách do công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục 123 chịu trách nhiệm nội dung và bản quyền, biên tập nội dung: tác giả Đặng Thanh Thúy, chịu trách nhiệm xuất bản: ông Đinh Ngọc Bảo, giám đốc nhà xuất bản ĐH Sư phạm. NXB Đại học Sư phạm. Chú thích có tham số trống không rõ: |nopp= (trợ giúp); line feed character trong |series= tại ký tự số 179 (trợ giúp)
  20. ^ “Nhìn lại sách có bài toán lớp 3 siêu khó”. Sao Today. (Hình ảnh trang sách) (Được biết, cuốn sách “Phiếu bài tập cuối tuần Toán và Tiếng Việt lớp 3” do Nhà xuất bản ĐH Sư phạm phát hành là sách tham khảo dành cho học sinh lớp 3. Cuốn sách trên được nhà xuất bản in 5.000 cuốn và lưu chiểu vào tháng 6.2012.Trong đó, bài toán lớp 3 siêu khó gây “bão mạng” trong nước và quốc tế là bài tập số 4, (trang 72) sách “Phiếu bài tập cuối tuần Toán và Tiếng Việt lớp 3”.). Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
  21. ^ “Báo chí quốc tế đau đầu với bài toán lớp 3 siêu khó của Việt Nam”. Khoa học phổ thông.
  22. ^ “Báo chí quốc tế đau đầu với bài toán lớp 3 siêu khó của Việt Nam”. Đại học Thái Nguyên.
  23. ^ “Having hard time to solve this vietnamese puzzle?”. Linkedin (USA).
  24. ^ “Don't Freak If You Can't Solve a Math Problem That's Gone Viral”. Scitech Connect Elsevier.
  25. ^ “Can You Solve This Vietnamese Maths Puzzle For 8-Year-Olds?”. Gizmodo (Liên minh châu Phi).
  26. ^ “Can you solve this mind-boggling maths puzzle for eight-year-olds that has bamboozled teachers and parents?”. Daily Mirror and Sunday Mirror Newspaper - (UK).
  27. ^ “Báo Tây "khóc" vì đề toán khó của học sinh lớp 3 Việt Nam”. Báo Bắc Giang.
  28. ^ “Báo chí quốc tế đau đầu với bài toán lớp 3 siêu khó của Việt Nam”. Dân Việt (báo).
  29. ^ “Hồ sơ Giáo viên bộ môn Toán của trang Hocmai.vn”. Học Mãi.
  30. ^ “Công nghệ đào tạo 'thần đồng' của thầy Trần Phương”. Báo Tiền Phong.
  31. ^ “Việt Nam giành 6 Huy chương Vàng Olympic Toán châu Á - Thái Bình Dương”. VnExpress.
  32. ^ “Nam sinh lớp 7 giành 15 huy chương vàng Toán”. VnExpress.
  33. ^ Trần Phương (21 tháng 5 năm 2015). “Bài toán lớp 3 chỉ có 5 đáp án theo phép tính”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 6 tháng 5 năm 2021.
  34. ^ “Un problème de maths vietnamien sème le trouble (Faites le test)”. La Libre Belgique (Bỉ).
  35. ^ “Can you solve this math puzzle for third graders?”. Eyeswitness News - (USA).
  36. ^ “Solving This Vietnamese Mathematical Puzzle for 8-Year-Old Children”. Stack Exchange.
  37. ^ “Opération pannumérique sur rail Puzzle serpent Puzzle vietnamien”.
  38. ^ “Une solution radicale à ce casse-tête vietnamien...En Javascript”.
  39. ^ “Solution to [Viral] Math Puzzle for Vietnamese Eight-Year-Olds (Using R)”.
  40. ^ “Solution to [Viral] Math Puzzle for Vietnamese Eight-Year-Olds (Using R)”. Pythonandr.
  41. ^ “Une solution radicale à ce casse-tête vietnamien...En Javascript”. Shantee.
  42. ^ “TRAO ĐỔI VIỆC DẠY VÀ HỌC TOÁN TIỂU HỌC: BÀI TOÁN CON RẮN - ThS. Ngô Trí Hinh (Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt)” (PDF). Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
  43. ^ “Can you do the maths puzzle for Vietnamese eight-year-olds that has stumped parents and teachers?”. The Guardian (UK).
  44. ^ “Bài toán lớp 3 của Việt Nam khiến báo Anh "đau đầu". VietnamNet (Bộ Thông tin & Truyền thông).
  45. ^ “Báo chí quốc tế "khóc ròng" với bài toán lớp 3 siêu khó của Việt Nam”. Vietnamnet - Infonet (Chuyên trang của Vietnamnet.vn).
  46. ^ “Bài toán lớp 3 siêu khó gây "choáng": Chuyên gia giáo dục nói gì?”. Tạp chí Đời sống & Pháp luật.
  47. ^ “Ba bài toán tiểu học từng gây tranh cãi nảy lửa”. VTC News.
  48. ^ “Lâm Đồng truy tìm bài toán lớp 3 khiến báo ngoại "choáng". Báo Kiến thức.
  49. ^ “Lời giải cho bài toán lớp 3 Việt Nam khiến phương Tây đau đầu”. Vietnam Plus (TTXVN).
  50. ^ “Bài toán lớp 3 của Việt Nam khiến báo Anh "đau đầu". Báo Ký giả (Ukraina).
  51. ^ “Giảng viên: TS. Giáp Văn Dương”. GiapCoach.
  52. ^ “TS Giáp Văn Dương "thách" GS Ngô Bảo Châu giải bài toán lớp 3 gây tranh cãi”. New Times VN.
  53. ^ “Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời giải bài toán lớp 3”. VN Ngày nay.
  54. ^ “Bài toán lớp 3 gây 'bão' mạng: Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng 'xin khất'. Báo Thanh Niên.
  55. ^ “GS Ngô Bảo Châu từng 'bó tay' trước bài toán lớp 3”. VnExpress.
  56. ^ “GS Ngô Bảo Châu nói gì với vị TS thách giải bài toán lớp 3?”. Soha.


Dưới đây là danh sách các địa danh trên thế giới được phiên âm thành tiếng Việt. Phần lớn là phiên âm trung gian qua tiếng Trung, bằng cách dùng âm đọc của tiếng Trung (chủ yếu là âm Quan thoại) phiên âm từ gốc, viết chữ Hán theo âm tiếng Trung đó và đọc âm Hán Việt của chữ Hán đó. Một số là phiên âm trực tiếp từ âm gốc, viết kiểu phiên âm Việt thay vì viết theo từ gốc. Một số khác là dịch nghĩa. Cách gọi này áp dụng cho các thành phố khác nhau và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong lịch sử và hiện tại. Danh sách này không bao gồm các khu vực và thành phố nói tiếng Việt, bao gồm cả bản thân Việt Nam. Các thành phố in đậm là thành phố thủ đô của quốc gia tương ứng của nó. Phiên âm tiếng Việt đặt ngay sau khi tên của các thành phố trong tiếng Anh (ngôn ngữ quốc tế). Dấu (*) là tên không còn phổ biến ngày nay ở Việt Nam nữa.

Afghanistan (A Phú Hãn*, Áp-gan-nít-xtan) sửa

Argentina (Á Căn Đình*, Ác-hen-ti-na) sửa

Armenia (Á Mỹ Ni Á*, Ác-mê-ni-a) sửa

Australia (Úc, Úc Đại Lợi*, Ốt-xtrây-li-a) sửa

Austria, Autriche (Áo Địa Lợi*, Áo) sửa

  • Wien - Viên ("Viên" là tên phiên âm từ gốc tiếng Pháp "Vienne" nhưng viết theo âm đọc tiếng Việt)

Belgium, Belgique (Bỉ Lợi Thời*, Tỷ Lợi Thì*, Biên Xích*[2], Bỉ) sửa

  • Brussels, Bruxelles - Bức San* Brúc-xen

Brazil (Ba Tây*, Bi Lê Diên Lô*[3], Bra-xin) sửa

Bulgaria, Bulgarie (Bảo Gia Lợi Á*, Bảo Lợi Gia*, Bun-ga-ri) sửa

Cambodia, Cambodge (Cam Bốt*, Cao Miên, Cao Man*, Trấn Tây Thành*, Chân Lạp*, Campuchia) sửa

Canada, Canada (Gia Nã Đại*, Can-na-da) sửa

  • Ottawa - Ốt-ta-oa, Ốc Đa Hoa*
  • Montréal - Môn-rê-an, Mông Triệu*, Ngự Sơn*, Mộng Lệ An*
  • Toronto - Tô Luân*
  • Québec - Kê Bích*, Quế Bích*, Quê Béc
  • Vancouver - Văn Cầu*

Chad (Sát) sửa

China (Trung Hoa*, Trung Quốc) sửa

Ngoại trừ Hồng Kông, Ma Cao là đọc từ tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha, các địa danh ở Trung Quốc thường đọc theo âm Hán Việt của chữ Hán cho địa phương đó mà chính phủ Trung Quốc sử dụng. Một số địa danh có tên chính thức vốn không phải tiếng Trung như Harbin (tiếng Mãn), Tibet và Lasha (tiếng Tạng).

Chile (Chí Lợi*,Chi-lê) sửa

Cuba (Quy Ba*, Cổ Ba*, Cu-ba) sửa

Czech Republic (Cộng hoà Tiệp Khắc*, Tiệp*, Cộng hòa Séc, Séc) sửa

Czechoslovakia (Tiệp Khắc) sửa

Denmark (Đa Na Mặc*[5], Đan Mạch) sửa

Egypt (Y Diệp*, Ai Cập) sửa

England (Anh Cách Lan*, Ăng Lê*, Anh Quốc) sửa

Finland (Phần Lan) sửa

France (Pháp Lan Tây*, Phú Lãng Sa*, Phú Lang Sa*, Lang Sa*, Pháp) sửa

Germany (Nhật Nhĩ Man*, An Lê Mân*, Đức Ý Chí*[9], Đức) sửa

Greece (Cự Liệt*, Cừ Sách*, Gừ Rách*[11], Hy Lạp) sửa

Iceland (Đảo Băng*, Băng Đảo*, Ai-xơ-len) sửa

India (Thiên Trúc*, Ấn Độ) sửa

Indonesia (Nam Dương*, Ấn Độ Nê Tây Á*, In-đô-nê-xia) sửa

Iran (I Răng*, Y Lang*, I-ran), Persia (Ba Tư) sửa

  • Tehran - Tề Lan*, Tê-hê-ran

Iraq (Y Lạp Khắc*, I-rắc) sửa

Ireland (Ái Nhĩ Lan*, Ai-len) sửa

  • Dublin - Đạp Lân*, Đớp-blin

Israel (Ích Diên*, Yết Linh*, Dĩ Sắc Liệt*, Do Thái*, Ít-xơ-ren) sửa

Italy (Ý Đại Lợi*, I-ta-li-a, Ý) sửa

Japan (Phù Tang*, Đông Doanh*, Oa*, Đại Hòa*, Nhật Bản) sửa

Do phần lớn địa danh của Nhật Bản trong tiếng Nhật được viết chính thức bằng Kanji (Hán tự), nên có thể đọc trực tiếp âm Hán Việt mà không cần phải trung gian qua tiếng Trung.

Kuwait (Khoa Uy Đặc*, Cô-oét) sửa

Laos (Ai Lao*, Lão Qua*, Nam Chưởng*, Lào) sửa

Luxembourg (Lục Xâm Bảo*, Lư Sâm Bảo*, Lúc-xăm-bua) sửa

Marocco (Ma Lặc Kha*, Ma-rốc) sửa

Malaysia (Mã Lai Tây Á*, Mã Lai, Ma-lai-xi-a) sửa

Mexico (Mễ Tây Cơ*, Mặc Tây Ca*, Mê-hi-cô, Mê-xi-cô) sửa

  • Thành phố México - Thành phố Mễ Tây Cơ*, Thành phố Mê-hi-cô, Thành phố Mê-xi-cô

Myanmar (Miến Điện, Mi-an-ma) sửa

Mongolia (Mông Cổ) sửa

Netherlands (Hòa Lan*, Hà Lan) sửa

New Zealand (Tân Tây Lan*, Niu Di-lân) sửa

North Korea (Bắc Hàn, Triều Tiên, Bắc Triều Tiên, Cao Ly*) sửa

Tên các địa danh của Triều Tiên thường là âm Hán-Triều nên có thể đọc trực tiếp bằng âm Hán Việt qua Hanja (Hán tự) do tiếng Triều tiên sử dụng mà không cần trung gian qua tiếng Trung.

Norway (Na Uy) sửa

Pakistan (Tây Hội*, Hồi Quốc*, Ba Cơ Tư Thản*, Pa-kít-xtan) sửa

Bangladesh (Đông Hội*, Băng-la-đét) sửa

Philippines (Phi Luật Tân*, Phi-líp-pin) sửa

  • Manila - Ma Ní*, Man-ni-la
  • Luzon - Lữ Tống*, Lu-dông

Poland (Ba Lan) sửa

Portugal (Bồ Đào Nha) sửa

Romania (Lỗ Ma Ni, La Mã Ni Á*, Rô-ma-ni, Ru-ma-ni, Rô-ma-ni-a ) sửa

Russia Federation (Nga La Tư*, Liên bang Nga) sửa

Singapore (Tân Gia Ba*, Xin-ga-po) sửa

  • Singapore - Tân Gia Ba*, Long Nha (Thế kỷ XVIII)*, Hạ Châu*, Tinh Châu*,[16] Chiêu Nam* (khoảng thế kỷ XX)

South Africa (Nam Phi) sửa

South Korea (Nam Triều Tiên*, Hàn Quốc, Nam Hàn*, Đại Hàn, Cao Ly*) sửa

Ngoại trừ Seoul là tên thuần tiếng Hàn nên không có chữ Hán (Hán Thành là tên cũ, Thủ Nhĩ là tên trung gian qua tiếng Trung), tên các địa danh của Hàn Quốc thường là âm Hán-Triều nên có thể đọc trực tiếp bằng âm Hán Việt qua Hanja (Hán tự) mà tiếng Hàn Quốc sử dụng.

Spain (Y Pha Nho*, Tây Ban Nha) sửa

Sri Lanka, Ceylon (Sai Lăng*, Tích Lan*, Tư Lý Lan Ca*, Sri-lan-ka) sửa

Sudan (Xu-đăng) sửa

South Sudan (Nam Xu-đăng) sửa

Sweden (Xu Y Đà*[22], Thụy Điển) sửa

Switzerland (Thụy Sĩ) sửa

  • Geneva - Nhật Nội Ngỏa*, Giơ-ne-vơ

Thailand (Xiêm La*, Xiêm*, Thái Lan) sửa

Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) sửa

Taiwan (Đài Loan) sửa

  • Taipei - Đài Bắc
  • Taichung - Đài Trung
  • Tainan - Đài Nam

Timor Leste (Đông Ti-mo) sửa

Ukraine (Uy Kiên*, Ô Khắc Lan*, U-crai-na) sửa

United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (Anh Cát Lợi*, Hồng Mao*, Anh Quốc, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) sửa

  • London - Long Đôn*, Luân Đôn
  • Scotland - Tô Cách Lan*, Ê Cốt*
  • Wales - Uy Nhĩ Sĩ*, Huệ Châu*

United States of America (Hợp Chúng Quốc Á Mỹ Lợi Gia*, Huê Kỳ*, Mỹ Quốc*, Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ, Mỹ, Hoa Kỳ) sửa

Uruguay (Điểu Hà*, Ô Lạp Khuê*, U-ru-guay) sửa

Vatican (Phạn Đế Cương*, Va-ti-căng) sửa

Vanuatu, New Hebrides (Tân Đảo*, Va-nu-a-tu) sửa

Vietnam (An Nam*, Đại Cồ Việt*, Đại Nam*,Đại Việt*, Đại Ngu*, Việt Nam) sửa

Yugoslavia (Nam Tư Lạp Khắc, Nam Tư) sửa

Khác sửa

Tham khảo sửa

  • Lữ-y Đoan. Sấm truyền ca Genesia. Montréal: Tập san Y sĩ, 2000.
  • Phạm Phú Thứ. Nhật ký đi Tây. HCM: Đà Nẵng, 1999.

Chú thích sửa

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ Phạm Phú Thứ, p 190
  3. ^ Phạm Phú Thứ. p 198
  4. ^ Lê Hương. Chợ trời biên giới Việt Nam-Cao Miên. Glendale, CA: Đại Nam, ?. p 99.
  5. ^ Phạm Phú Thứ. p 191
  6. ^ a b c Phạm Phú Thứ. p 336.
  7. ^ a b Phạm Phú Thứ. p 252.
  8. ^ Phạm Phú Thứ. p 251.
  9. ^ Phạm Phú Thứ. p 190
  10. ^ Phạ Phú Thứ. P 190
  11. ^ Phạ Phúc Thứ. p 191, 195
  12. ^ Chương Thâu. Đông Kinh nghĩa thục. Hà Nội: Hồng Đức, 2015. p 343
  13. ^ Phạm Phú Thứ. p 267.
  14. ^ a b Phạm Phú Thứ. p 250.
  15. ^ Chương Thâu. Đông Kinh nghĩa thục. Hà Nội: Hồng Đức, 2015. p 250
  16. ^ Chương Thâu. Đông Kinh nghĩa thục. Hà Nội: Hồng Đức, 2015. p 307
  17. ^ Phạm Phú Thứ. p 358.
  18. ^ a b Phạm Phú Thứ. p 233.
  19. ^ Phạm Phú Thứ. p 235.
  20. ^ Phạm Phú Thứ. p 232.
  21. ^ a b Phạm Phú Thứ. p 244.
  22. ^ Phạm Phú Thứ. p 199
  23. ^ [1]
  24. ^ "Cộng đồng người Việt ở Washington"
  25. ^ "New York Tháng Mười Một"
  26. ^ a b Lữ-y Đoan. p 9