Thạch Bảo Khanh (sinh ngày 25 tháng 4 năm 1979) là một huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam. Thời còn thi đấu, Thạch Bảo Khanh chơi ở vị trí tiền đạo cho các câu lạc bộ Hà Nội, Thể CôngThanh Hóa. Anh cũng từng là tuyển thủ U-23đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Thạch Bảo Khanh
Thông tin cá nhân
Tên khai sinh Thạch Bảo Khanh
Ngày sinh 25 tháng 4, 1979 (44 tuổi)
Nơi sinh Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
Chiều cao 1,73 m
Vị trí Tiền đạo cánh, Hộ công
Thông tin đội
Đội hiện nay
Thể Công – Viettel (Giám đốc kỹ thuật)
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
Thể Công
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1998–2009 Thể Công 233 (36)
2009–2010 Lam Sơn Thanh Hóa 24 (12)
2010–2014 Hà Nội T&T 32 (10)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2001–2006 U-23 Việt Nam 12 (4)
2002–2008 Việt Nam 22 (6)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
2015 Hà Nội B (trợ lý)
2015 Trẻ Hà Nội
2020–2021 Trẻ Viettel
2021–2022 Viettel (trợ lý)
2022 Công an Nhân dân
2023 Thể Công – Viettel
2023– Thể Công – Viettel (Giám đốc kỹ thuật)
Thành tích huy chương
Bóng đá nam
Đại diện cho  Việt Nam
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á
Vô địch Thái Lan & Indonesia 2008 Đồng đội
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Thạch Bảo Khanh từng huấn luyện viên trưởng cho câu lạc bộ Viettel. Kể từ tháng 12/2023, anh làm Giám đốc kỹ thuật của Thể Công – Viettel.[1]

Sự nghiệp cầu thủ sửa

Năm 1998, 19 tuổi Thạch Bảo Khanh xuất hiện ở đội một Thể Công và gây được ấn tượng ngay ở giải các đội mạnh toàn quốc. Những từ của các tờ báo Việt Nam dành cho anh vào thời điểm đó là "cơn lốc", "bùng nổ", "người làm sôi động cầu trường Cột Cờ Hà Nội". Giải năm đó, Thể Công giành chức vô địch và lập tức Bảo Khanh được triệu tập lên đội tuyển quốc gia Việt Nam chuẩn bị cho Tiger Cup 1998 tổ chức trên sân nhà. Tuy nhiên, anh dính chấn thương háng trong khi tập luyện và bị loại trước ngày Tiger Cup khai mạc.[2]

Tại Tiger Cup 2004, dù đội tuyển Việt Nam không vượt qua được vòng bảng nhưng Bảo Khanh vẫn gây được ấn tượng với người hâm mộ, anh đóng góp tổng cộng 4 bàn sau 4 trận cho đội nhà.[3] Sau đó, anh đoạt giải Quả bóng bạc Việt Nam 2004.[4]

Thống kê sự nghiệp sửa

Quốc tế sửa

Đội tuyển quốc gia Năm Trận Bàn
Việt Nam[5] 2004 10 6
2007 4 0
2008 8 0
Tổng cộng 22 6

Bàn thắng quốc tế sửa

Bàn thắng của đội tuyển Việt Nam được ghi trước.
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1 20 tháng 8 năm 2004 Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam   Myanmar 2–0 5–0 LG Cup 2004
2 24 tháng 8 năm 2004 Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam   Ấn Độ 2–0 2–1 LG Cup 2004
26 tháng 8 năm 2004 Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam   Thành phố Hồ Chí Minh 1–0 5–0 LG Cup 2004
5–0
28 tháng 8 năm 2004 Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam   Sinh viên Hàn Quốc 1–2 4–5 LG Cup 2004
3 7 tháng 12 năm 2004 Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam   Singapore 1–0 1–1 Tiger Cup 2004
4 9 tháng 12 năm 2004 Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam   Campuchia 1–0 9–1 Tiger Cup 2004
5 2–0
6 15 tháng 12 năm 2004 Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Việt Nam   Lào 3–0 3–0 Tiger Cup 2004

Danh hiệu sửa

Cầu thủ sửa

Thể Công
Lam Sơn Thanh Hóa
Hà Nội FC
Việt Nam
Cá nhân

Huấn luyện viên sửa

Công an Nhân dân

Tham khảo sửa

  1. ^ “Thể Công thay HLV Thạch Bảo Khanh”. VnExpress. 18 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ Sĩ Minh; Văn Hùng (13 tháng 2 năm 2005). “Thạch Bảo Khanh và ước mơ năm mới”. Báo Tiền Phong.
  3. ^ “Thạch Bảo Khanh - Cầu thủ VN hay nhất Tiger Cup 2004”. Báo Khánh Hòa. 31 tháng 12 năm 2004.
  4. ^ “Xông đất Thạch Bảo Khanh”. VnExpress. 14 tháng 2 năm 2005.
  5. ^ “Thạch Bảo Khanh”. National Football Teams. Benjamin Strack-Zimmerman. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2017.

Liên kết ngoài sửa