Tiêu Xước (萧綽, 953–1009), hay Tiêu Yến Yến (萧燕燕), là một hoàng hậu, hoàng thái hậuchính trị gia triều Liêu. Bà là hoàng hậu của Liêu Cảnh Tông, và sau khi Cảnh Tông qua đời năm 982, bà trở thành hoàng thái hậu và người nhiếp chính cho nhi tử là Liêu Thánh Tông cho đến năm 1009.

Tiêu Xước
Hoàng hậu, Hoàng thái hậu Trung Hoa
Hoàng hậu triều Liêu
Tại vị969 - 982
Tiền nhiệmTiêu hoàng hậu
Kế nhiệmTiêu hoàng hậu
Hoàng thái hậu triều Liêu
Tại vị982 - 1009
Nhiếp chính triều Liêu
Tại vị982 - 1009
Thông tin chung
Sinh953
Mất1009
Phu quânLiêu Cảnh Tông
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Tiêu Yến Yến (tên Khiết Đan)
Tiêu Xước (tên Hán)
Thụy hiệu
Thánh Thần Tuyên Hiến hoàng hậu (聖神宣獻皇后)
Duệ Trí hoàng hậu (睿智皇后)
Hoàng tộcnhà Liêu
Thân phụTiêu Tư Ôn (萧思溫)
Thân mẫuGia Luật Lã Bất Cổ (耶律呂不古)

Thân thếSửa đổi

Tổ tiên của bà nguyên mang họ Bạt Lý, sau được Liêu Thái Tổ Gia Luật A Bảo Cơ ban cho họ Tiêu. Cha của bà là Tiêu Tư Ôn (蕭思溫)- Bắc phủ tể tướngphò mã của triều Liêu, mẹ của bà là Yên quốc đại trưởng công chúa Gia Luật Lã Bất Cổ, cũng là hoàng tỉ của Liêu Mục Tông. Tiêu Xước có hai tỉ tỉ, ba tỉ muội cách biệt lớn về năm sinh theo ghi chép. Nhị tỉ Y Lặc Lan (萧伊勒蘭) được gả cho Tống vương Gia Luật Hỉ Ẩn (耶律喜隱), từng được phong là Tống vương phi, song sau khi Tống vương tiến hành chính biến thì bị phế làm phu nhân. Trưởng tỉ Tiêu Hòa Hãn (萧和罕) được gả cho Tề vương Gia Luật Yểm Triệt Cát (耶律罨撤葛), trở thành Tề vương phi.

Làm hoàng hậuSửa đổi

Từ nhỏ, Tiêu Xước đã có tính thông minh tài trí, mĩ lệ, và thành thục từ rất sớm. Có một lần, Tiêu Tư Ôn trông thấy ba nữ nhi của mình quét dọn, Tiêu Xước là người quét sạch nhất, cao hứng nói: "Con bé này sau đã có thành gia được rồi". Sau khi Liêu Cảnh Tông kế vị, do Tiêu Tư Ôn có công giúp đỡ, Tiêu Xước được tuyển làm 'quý phi'. Năm Bảo Ninh thứ 1 (969), Tiêu Xước được sách phong làm hoàng hậu.

Vào năm 969 hoặc năm sau đó, Tiêu hoàng hậu sinh hạ trưởng nữ cho Liêu Cảnh Tông, đặt tên là Quan Âm Nữ. Năm Bảo Ninh thứ 4 (972), Tiêu hoàng hậu sinh hạ trưởng tử cho Liêu Cảnh Tông, đặt tên là Long Tự, sau này trở thành Liêu Thánh Tông. Sau đó, Tiêu hoàng hậu còn sinh hạ được hai hoàng tử: Long Khánh và Long Hựu cùng hai công chúa: Trường Thọ Nữ và Diên Thọ Nữ. Theo "Tục tư trị thông giám trường biên" (續資治通鑑長編), hoàng tử chết yểu là Gia Luật Trịnh Ca có khả năng là hoàng tử thứ 4 mà Tiêu hoàng hậu hạ sinh.[1][2]

Liêu Cảnh Tông thể nhược đa bệnh, có những lúc không thể thượng triều, việc quốc gia đại sự nhiều phần nhiều do Tiêu hoàng hậu thay mặt giải quyết. Năm Bảo Ninh thứ 8 (975), Liêu Cảnh Tông nói với sử quán học sĩ: "Trong thư tịch hãy ghi hoàng hậu xưng "trẫm" hoặc "dư"". Rất nhiều chính tích của Liêu Cảnh Tông đều có công lao của Tiêu hoàng hậu.

Nhiếp quốc chínhSửa đổi

Năm Can Hanh thứ 4 (982), Liêu Cảnh Tông băng hà, Liêu Thánh Tông kế vị, tôn Tiêu Xước làm hoàng thái hậu, trở thành người nhiếp chính. Khi đó, Tiêu Xước 30 tuổi, còn Thánh Tông 12 tuổi. Năm Bảo Ninh thứ 2 (970), Tiêu Tư Ôn bị hại, không có nhi tử kế tự, vì thế không còn ngoại thích có thể dựa dẫm Tiêu Xước. Nhưng chư vương tông thất hơn 200 người nắm giữ quyền binh, khống chế triều đình, tạo thành mối đe dọa lớn với Tiêu thái hậu và Thánh Tông. Bà than khóc và nói: "Mẹ góa con yếu, người trong tộc thì hùng cường, biên phòng chưa yên, phải làm sao đây?", Gia Luật Tà Chẩn, Hàn Đức Nhượng hồi đáp: "Chỉ cần tín nhiệm chúng thần, chẳng có gì phải lo lắng", vì thế Tiêu hoàng hậu cho hai người tham quyết đại chính, ủy thác vấn đề quân sự ở mặt nam cho Gia Luật Hưu Ca. Sau đó, Tiêu hoàng hậu lại cho Hàn Đức Nhượng tổng quản túc vệ sự, gánh vác an nguy của mẫu tử Thánh Tông. Hàn Đức Nhượng rất được Tiêu thái hậu sủng tín, đã tiến hành thay thế một số đại thần, và hạ lệnh cho chư vương không được mời tiệc lẫn nhau, yêu cầu họ không có việc gì thì không được ra khỏi cửa, cố gắng giải trừ binh quyền của họ. Vì thế, địa vị của Thánh Tông và Tiêu hoàng hậu được ổn định. Năm Thống Hòa thứ 1 (983), Thánh Tông suất quần thần phong tôn hiệu cho Tiêu Xước là "Thừa Thiên hoàng thái hậu".

Thời thơ ấu, Tiêu Xước từng được hứa gả cho Hàn Đức Nhượng, tuy nhiên hôn ước đã không được thực hiện. Sau khi Cảnh Tông qua đời, Tiêu Xước nhận thấy Hàn Đức Nhượng rất có tài năng chính trị, quyết định cải giá Hàn Đức Nhượng. Tuy nhiên theo phong tục Khiết Đan đương thời thì không được phép làm như vậy, bà nói với Hàn Đức Nhượng: "Ta từng được hứa gả cho ngươi, nay nguyện làm theo hôn ước cũ, nay ấu chúa đương cai trị, hãy xem như là con của ngươi". Sau đó, Tiêu hoàng hậu phái người bí mật hạ độc sát hại thê tử Lý thị của Hàn Đức Nhượng. Để tránh bàn tán về việc xuất nhập cung, Hàn Đức Nhượng giả vờ đi săn bắn để bàn chính sự, ông cùng thái hậu bày đồ ăn lên bàn, ngồi cạnh nhau, đến đêm ngủ chung một trướng.

Tiêu thái hậu trị quốc tốt đẹp, nếu là kiến nghị hợp lý thì tất sẽ được chuẩn thuận, thưởng phạt phân minh. Để lung lạc quần thần, Tiêu thái hậu đã gia quan tiến tước cho rất nhiều đại thần, hoặc là vẽ hình Càn lăng của Cảnh Tông, khiến quần thần tận trung và dốc hết sức lực. Để thủ đắc nhân tâm, bà cũng phải rất nhiều lần tiến hành bình phản. Chẳng hạn như vào tháng 12 năm Thống Hoà thứ 1 (983), bà hạ lệnh rằng người bị kết án nếu thấy oan uổng có thể đến thẳng ngự sử đài thượng tố. Tháng 4 năm Thống Hòa thứ 2 (984), từ mùng một đến cuối tháng, cùng với tháng 6 năm sau, Tiêu thái hậu đã tự mình thẩm quyết các vụ án tồn đọng. Trước đó, triều Liêu quy định rằng nếu người Khiết Đanngười Hán phát sinh tranh chấp thì người Hán bị trách phạt nặng hơn, Tiêu thái hậu đã đổi thành người Khiết Đan và người Hán nếu cùng tội thì phải chịu hình phạt như nhau, điều chỉnh quan hệ giữa hai tộc.

Quan hệ với TốngSửa đổi

Năm Thống Hòa thứ 4 (986), Tống Thái Tông thấy triều Liêu có hoàng thượng nhỏ tuổi và thái hậu nhiếp chính, vì thế đã phái quân Bắc phạt để thu phục Yên Vân thập lục châuThạch Kính Đường dâng cho người Khiết Đan khi xưa. Tháng 1, quân Tống phân làm 3 lộ, Đông lộ công U châu, Trung lộ công Uý châu, Tây lộ công Vân châu và Sóc châu; trong đó danh tướng Dương Nghiệp nằm trong Tây lộ. Tiêu thái hậu lệnh Gia Luật Hưu Ca thủ U châu, Gia Luật Tà Chẩn ngăn Trung lộ quân và Tây lộ quân của Tống, còn bà cùng Thánh Tống đến trú trát tại Đà La Khẩu (nay thuộc Bắc Kinh) ứng phó. Thoạt đầu, quân Tống giành được thắng lợi lớn, công hãm Kì Câu Quan, Cố An, Trác châu, còn Hoàn châu, Ứng châu, Sóc châu thì hàng Tống. Tuy nhiên, Tiêu thái hậu và Thánh Tống đã chi viện cho Gia Luật Hưu Ca, đánh bại Đông lộ quân của đại tướng Tống là Tào Bân (曹彬), quân Tống tử thương không đếm xuể. Tháng 7, Tiêu thái hậu lại lệnh cho Gia Luật Tà Chẩn phản kích Đông lộ quân và Trung lộ quân của Tống. Do Đông lộ quân thảm bại nên chiến dịch của Tống thực tế đã thất bại, Tống Thái Tống hạ lệnh toàn tuyến triệt thoái.

Tháng 9 nhuận năm Thống Hòa thứ 22 (1004), Tiêu thái hậu ra yêu sách đòi lại vùng Quan Nam mà Hậu Chu Thế Tông đã thu phục, đem quân phạt Tống. Trừ việc bị ngăn cản tại Doanh châu, quân Liêu thế như chẻ tre, đến tháng 11 thì tiến đến Thiền Uyên- cửa ngõ của kinh đô Khai Phong của Tống. Tống Chân Tông lo sợ, muốn rời đô về phương nam, song do tể tướng Khấu Chuẩn kiên trì thuyết phục, Tống Chân Tông ngự giá thân chinh đến tiền tuyến Thiền Uyên, quân Tống thấy vậy thì phấn chấn. Đại tướng tiên phong của Liêu là Tiêu Thát Lẫm (蕭撻凜) khi xem xét địa hình đốc chiến ở tiền tuyến đã bị bắn vào đầu, đến tối thì chết. Sĩ khí của quân Liêu vì thế mà suy giảm, lại có quân Tống thâm nhập nên rất mệt mỏi, ngoài ra, quân Tống còn tấn công hậu lộ của quân Liêu. Tiêu thái hậu tận dụng tâm lý muốn cầu hòa của Tống Chân Tông, cùng triều đình Tống đàm phán, ký kết Thiền Uyên chi minh, rồi cho quân triệt thoái. Sau đó, mỗi năm triều Tống mỗi năm phải nộp cho triều Liêu 10 vạn lượng bạc trắng, 20 vạn thất lụa.

Những năm cuối đờiSửa đổi

Năm Thống Hòa thứ 24 (1006), Liêu Thánh Tông xuất quần thần phong tôn hiệu cho Tiêu Xước là Duệ Đức Thần Lược Ứng Vận Khải Hóa Pháp Đạo Hồng Nhân Thánh Vũ Khai Thống Thừa Thiên hoàng thái hậu (睿德神略應運啟化法道洪仁聖武開統承天皇太后). Năm Thống Hòa thứ 27 (1009), Tiêu thái hậu quy chính cho Liêu Thánh Tông, không tiếp tục nhiếp chính nữa. Tháng 12 cùng năm, Tiêu thái hậu bệnh mất ở hành cung, hưởng thọ 57 tuổi. Năm sau, bà được táng ở Càn lăng.

Trong văn hoá đại chúngSửa đổi

Được diễn bởi diễn viên Quy Á Lôi trong phim truyền hình Đại Tống cung từ (2018) và Đường Yên trong phim truyền hình Yến Vân Đài (2020).

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ 《续资治通鉴长编 卷五十五》(咸平六年秋七月)己酉,契丹供奉官李信來歸。信言其國中事云:「戎主之父明記,號景宗,后蕭氏,挾力宰相之女,凡四子:長名隆緒,即戎主;次名贊,偽封梁王,今年三十一;次名高七,偽封□王,年二十五;次名鄭哥,八月而夭。女三人:長曰燕哥,年三十四,適蕭氏弟北宰相留住哥,偽署駙馬都尉;次曰長壽奴,年二十九,適蕭氏姪東京留守悖野;次曰延壽奴,年二十七,適悖野母弟肯頭。延壽奴出獵,為鹿所觸死,蕭氏即縊殺肯頭以殉葬。
  2. ^ 《续资治通鉴长编 卷五十五》行文未提及渤海妃所生第四女耶律淑哥。