Frédéric Chopin

Nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm người Ba Lan
(Đổi hướng từ Fryderyk Chopin)

Chopin (tiếng Việt đọc như /sô-pen/ theo tiếng Ba Lan, hoặc đọc như /sô-panh/ theo tiếng Pháp, UK: /ˈʃɒpæ̃/, US: /ʃˈpæn/,[1][2]) có tên khai sinh bằng tiếng Ba Lan là Fryderyk Franciszek Szopen (tiếng Ba Lan: [ˈʂɔpɛn]) [gc 1] [3](sinh ngày 1 tháng 3 năm 1810 – mất ngày 17 tháng 10 năm 1849) là nhà soạn nhạcnghệ sĩ dương cầm người Ba Lan của thời kỳ âm nhạc Lãng mạn. Ông nổi tiếng toàn thế giới như một trong những người đi tiên phong của thời kỳ này "với chất thơ thiên tài đi cùng với kỹ thuật không một ai đương thời có thể sánh bằng"[4]

Frédéric Chopin
Chopin chụp chính diện, mặc áo khoác
Chân dung Chopin chụp bằng phương pháp Daguerre, bởi Louis-Auguste Bisson, khoảng năm 1849.
SinhFryderyk Franciszek Chopin
(1810-03-01)1 tháng 3 năm 1810
Żelazowa Wola, Marzovia, Công quốc Warszawa
Mất17 tháng 10 năm 1849(1849-10-17) (39 tuổi)
Paris, Pháp
Nghề nghiệpNhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm, nghệ sĩ organ.
Năm hoạt động1817-1848
Con cáiKhông có
Cha mẹ
  • Mikołaj Chopin (cha)
  • Tekla Justyna Krzyżanowska (mẹ)
Chữ ký

Chopin sinh ra tại Żelazowa Wola, Công quốc Warszawa, và lớn lên chủ yếu ở thành phố Warsaw, sau này trở thành một phần của Vương quốc Lập hiến Ba Lan vào năm 1815. Chopin sớm nổi tiếng là thần đồng, và ông được đào tạo âm nhạcvăn hóa xuất sắc trước khi rời khỏi Ba Lan vào năm 20 tuổi, chỉ vài tuần trước cuộc Khởi nghĩa tháng Mười một. Chuyển tới Paris vào năm 21 tuổi, ông chỉ công diễn hơn 30 buổi — trong 18 năm— chủ yếu trong không khí thân mật của các cuộc họp mặt nghệ sĩ. Ông cũng kiếm sống bằng việc bán các sáng tác và dạy học, công việc mà ông được nhiều người yêu cầu. Ông cũng kết thân với nhạc sĩ người Hungary Franz Liszt và là thần tượng của nhiều nghệ sĩ đương thời, có thể kể tới Robert Schumann.

Năm 1835, ông nhập quốc tịch Pháp. Sau khi đính hôn bất thành với Maria Wodzińska trong 2 năm 1836 và 1837, ông duy trì mối quan hệ nhiều trắc trở với nữ văn hào Pháp Amantine Dupin (nổi tiếng với bút danh George Sand). Chuyến đi thăm ngắn ngủi và khổ sở tại MajorcaTây Ban Nha cùng Sand trong các năm 1838–1839 chính là một trong những giai đoạn sung sức nhất trong sự nghiệp sáng tác của Chopin. Những năm cuối đời, Jane Stirling trở thành người bảo trợ của ông và đưa ông tới thăm Scotland vào năm 1848. Suốt hầu hết cuộc đời mình, sức khỏe của Chopin không được ổn định. Ông qua đời ở Paris vào tháng 10 năm 1849 ở tuổi 39, với nhiều khả năng là do biến chứng của bệnh viêm màng ngoài tim (pericarditis) do bệnh lao phổi, vì nơi ông làm việc đông người và nhiều khói bụi.

Theo thống kê gần đây và chi tiết hơn cả, Chopin đã sáng tác 244 nhạc phẩm,[5] chưa kể nhiều tác phẩm (ôput) gồm nhiều bản nhạc độc lập (xem Danh sách tác phẩm của Chopin theo ôput). Tất cả các sáng tác của ông đều có dương cầm, trong đó hầu hết viết cho độc tấu (piano solo), mặc dù ông cũng đã viết hai concerto cho đàn piano, một vài tác phẩm nhạc thính phòng, và 19 bài hát có lời bằng tiếng Ba Lan. Phong cách piano của ông là bí truyền, các sáng tác của ông thường đòi hỏi về mặt kỹ thuật và mở rộng giới hạn của nhạc cụ: những màn trình diễn của ông đã được ghi nhận về sắc thái và độ nhạy. Chopin đã phát minh ra khái niệm về nhạc ballade. Tác phẩm piano chính của ông cũng bao gồm các bản mazurka, waltz, nocturne, polonaise, étude, impromptu, scherzo, preludesonata, một số được xuất bản chỉ sau khi ông qua đời. Những nguồn có ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của ông là dân ca Ba Lan, nhạc cổ điển truyền thống của J. S. Bach, Mozart, và Schubert, và bầu không khí của các cuộc họp mặt nghệ sĩ ở Paris mà ông là khách thường xuyên. Những đổi mới của ông về phong cách, hòa âm, và hình thức âm nhạc, và sự kết hợp âm nhạc với chủ nghĩa dân tộc của ông, đã có ảnh hưởng trong suốt và sau giai đoạn hậu Lãng mạn.

Âm nhạc của Chopin, với danh tiếng của ông như là một trong những siêu sao đầu tiên của âm nhạc, với các mối liên hệ (gián tiếp) với các cuộc biến động chính trị, kèm cuộc sống tình cảm hỗn loạn thường xuyên, và cái chết sớm của Chopin đã khiến ông trở thành biểu tượng hàng đầu của thời đại lãng mạn. Tác phẩm của ông vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay, và ông là chủ đề của nhiều bộ phim và tiểu sử với các mức độ trung thực lịch sử khác nhau.

Tiểu sử sửa

Tuổi thơ sửa

 
Chân dung Frédéric François Chopin của họa sĩ Eugène Delacroix năm 1838. Ban đầu bức hình này là một nửa của chân dung đúp của Chopin và George Sand.

Ông sinh ngày 1 tháng 3[6] năm 1810 tại làng Żelazowa Wola (Ba Lan) (cách phía đông Warsaw 46 km)[7] dưới tên Fryderyk Franciszek Chopin; bố là Mikołaj Chopin, một nhạc sĩ gốc Pháp, mẹ là Tekla Justyna Krzyzanowska, một người Ba Lan.

Cha của Fryderyk, Nicolas Chopin, là một người Pháp từ Lorraine, đã di cư sang Ba Lan năm 1787 ở tuổi mười sáu.[8] Nicolas dạy kèm cho trẻ em của tầng lớp quý tộc Ba Lan, và vào năm 1806 kết hôn với Justyna Krzyżanowska,[9] một người họ hàng nghèo của Skarbeks, một trong những gia đình quý tộc mà ông đã từng tới dạy.[10] Fryderyk đã chịu phép báp têm vào Chủ nhật Phục sinh, ngày 23 tháng 4 năm 1810, trong cùng một nhà thờ nơi cha mẹ ông kết hôn, ở Brochów.[7] Người cha đỡ đầu mười tám tuổi của ông, người mà ông được đặt tên theo, là Fryderyk Skarbek, một học trò của Nicolas Chopin.[7] Fryderyk là con thứ hai của vợ chồng này và là con trai duy nhất; ông có một người chị, Ludwika (1807–1855), và hai em gái, Izabela (1811–1881) và Emilia (1812–1827).[11] Nicolas luôn hướng về quê hương mới của mình, và luôn sử dụng tiếng Ba Lan trong gia đình.[7]

Vào tháng 10 năm 1810, sáu tháng sau khi Fryderyk ra đời, gia đình chuyển đến Warsaw, nơi Nicolas có việc giảng dạy tiếng Pháp tại Warsaw Lyceum, khi đó ở trong Lâu đài Saxon. Fryderyk sống với gia đình của mình trong nền lâu đài. Người cha chơi sáoviolin;[12] người mẹ chơi piano và dạy môn này cho những đứa trẻ trong nhà nội trú, cũng là nơi nhà Chopin ở.[13] Chopin có vóc người mảnh khảnh, ngay cả trong thời thơ ấu ông dễ bị ốm.[14]

 
Nơi sinh ra Chopin tại Żelazowa Wola

Tài năng của Chopin thể hiện từ rất sớm, và được so sánh với thần đồng âm nhạc Mozart. Khi mới 7 tuổi, Chopin đã là tác giả của hai bản polonaise cung Sol thứSi giáng trưởng. Ông cũng tham gia một số buổi hòa nhạc từ thiện. Những buổi học piano chuyên nghiệp của ông bắt đầu từ năm 1816 đến năm 1822, khi mà tài năng của cậu bé đã vượt qua cả người thầy Wojciech Zywny của mình. Sự phát triển tài năng của Chopin được theo dõi bởi Wilhelm Würfel, giáo sư, nghệ sĩ piano danh tiếng tại Nhạc viện Warszawa, người đã cho cậu một số lời khuyên có giá trị trong biểu diễn đàn piano và organ.

Từ năm 1823 đến năm 1826, Chopin học tại Warsawa Lyceum, nơi bố cậu là một trong những người giảng dạy. Cậu bé đã dành những kì nghỉ ở những căn nhà của gia đình những người bạn học ở nhiều nơi trên khắp đất nước. Nhà soạn nhạc trẻ tuổi đã nghe và ghi lại những bài hát dân ca, tham gia vào những đám cưới của những người nông dân và những lễ hội đồng quê, đồng thời chơi một thứ nhạc cụ dân gian giống như cây đàn contrabass. Và tất cả những hoạt động này đã được cậu bé miêu tả trong những lá thư của mình. Chopin đã trở nên gắn bó với âm nhạc dân gian của vùng đồng bằng Ba Lan, với sự thanh khiết, đặc sắc, giàu tính giai điệu và âm hưởng dân vũ. Khi sáng tác những bản mazurka đầu tiên và một số bản khác sau này, Chopin đã dựa vào nguồn cảm hứng được ông lưu giữ đến cuối đời.

Mùa thu năm 1826, Chopin bắt đầu học lý thuyết âm nhạcsáng tác âm nhạc tại trường trung học phổ thông về âm nhạc tại Warszawa, một bộ phận của Nhạc viện Warsawa và Đại học Warsawa. Tuy nhiên, Chopin đã không theo học lớp piano. Nhận thấy tài năng xuất chúng của Chopin, Józef Elsner - nhà soạn nhạc và hiệu trưởng của trường - đã cho phép Chopin tập trung vào piano nhưng vẫn buộc ông học các môn lý thuyết. Chopin vốn có khả năng trời phú về sáng tác âm nhạc, đã học được ở trường sự kỉ luật và chính xác trong kết cấu tác phẩm, cũng như hiểu được ý nghĩa và logic của từng nốt nhạc. Đây là thời gian ra đời của những tác phẩm có tầm cỡ đầu tiên của Chopin, ví dụ như bản Sonata cung Đô thứ, những khúc biến tấu opus số 2 dựa trên một chủ đề trong vở Don Giovanni của Mozart, bản Rondo á la Krakowiak op. 14 và bản tam tấu cung Sol thứ, opus 8 cho piano, violincello. Chopin kết thúc quá trình học tập của mình tại trường phổ thông vào năm 1829 và sau 3 năm học tại trường, Elsner đã viết trong một bản báo cáo: "Chopin, Fryderyk, học sinh năm thứ 3, một tài năng lớn, thiên tài âm nhạc".

 
Mikołaj Chopin, vẽ bởi Mieroszewski, 1829
 
Maria Wodzińska

Khi trở về Warszawa, Chopin cống hiến cho sự nghiệp sáng tác và đã viết một số tác phẩm, trong đó có hai bản concerto cho piano và dàn nhạc cung Fa thứMi thứ. Bản Concerto số 1 đã được gợi cảm hứng rất lớn từ cảm xúc của nhà soạn nhạc đối với Konstancja Gladkowska, sinh viên thanh nhạc tại nhạc viện. Đây cũng là thời kì Chopin cho ra đời những bản nocturne, étude, waltz, mazurka đầu tiên. Trong những tháng cuối cùng trước ngày Chopin dự định ra nước ngoài sinh sống, Chopin đã có một số buổi biểu diễn trước công chúng, chủ yếu là ở Nhà hát quốc gia Warsawa, nơi hai bản concerto lần đầu tiên được biểu diễn. Vào ngày 11 tháng 10 năm 1830, ông đã có một buổi hòa nhạc chia tay tại Nhà hát quốc gia Warsawa, trong đó ông đã biểu diễn bản concerto cung Mi thứ, và K. Gladkowska đảm nhiệm vai trò ca sĩ. Ngày 2 tháng 11, cùng với người bạn Tytus Woyciechowski, Chopin đã đến nước Áo, với dự định đi tiếp sang Ý.

Mùa thu năm 1831, ông đến Paris. Ở Paris, ông chọn nghề chơi và dạy đàn cùng lúc soạn nhạc, ông lấy tên tiếng PhápFrédéric-François Chopin. Cả cuộc đời, sức khoẻ ông không được tốt. Ông có mối quan hệ gần gũi nhưng đầy trắc trở với nhà văn Pháp George Sand trong suốt 10 năm trước khi ông qua đời do lao phổi ngày 17 tháng 10 năm 1849 tại Paris, thọ 39 tuổi.

Khi Ba Lan bị phát xít Đức xâm chiếm vào năm 1939, những người yêu nước tìm cách cất giấu trái tim của Chopin để không bị lọt vào bàn tay nhơ nhuốc của chúng. Mùa thu năm 1949, trái tim được bí mật mang về Ba Lan, trong một chiếc hộp gỗ sồi. Ngày nay trái tim được đặt sau một phiến đá hoa cương tại nhà thờ Holy Cross, Warszawa.

Cái chết và tang lễ sửa

Tháng Sáu năm 1849, Ludwika, chị gái của ông đến Paris cùng với chồng và con gái. Và vào tháng Chín,ông dời đến căn hộ ở Place Vendôme 12 nhờ vào sự giúp đỡ và khoản vay từ Jame Stirling (bạn của ông). Đến sau ngày 15 tháng Mười, tình trạng sức khỏe của ông trở nên ngày một tồi tệ. Các bạn của ông đến thăm và quyết định ở lại với ông.

Nằm trên giường bệnh, ông nhờ các bạn của ông chơi nhạc cho ông. Ông yêu cầu mọi người hãy để xác của ông được thông thoáng (vì ông sợ mình bị chôn) và đưa trái tim của ông về Warszawa. Ông để lại những ghi chú còn dang dở (Projet de méthode) cho Alkan hoàn thành nó. Vào nửa đêm 17, bác sĩ nghiêng đầu hỏi ông có đau lắm không, Chopin thì thào trả lời: "Không lâu nữa đâu". Còn vài phút nữa là đến hai giờ sáng, ông âm thầm ra đi. Bên giường bệnh lúc đó có chị gái ông, công chúa Marcelina Czartoryska, Solange con gái của Sand và Thomas Albrecht.

Phong cách âm nhạc sửa

Tất cả các sáng tác của Chopin đều dành cho đàn piano. Hầu hết chúng đều là tác phẩm độc tấu, ngoài ra còn có hai concerto cho piano, vài hòa nhạc và vài sáng tác theo âm hưởng nhạc Ba Lan truyền thống. Phong cách âm nhạc và trình diễn của ông đòi hỏi tính cá nhân và kỹ thuật điêu luyện, và những buổi trình diễn của ông vẫn luôn được nhớ tới bởi sự đa dạng và tinh tế. Ông cũng là người khai sáng ra khái niệm ballad hòa tấu trong nhạc cổ điển. Các tác phẩm của Chopin bao gồm nhiều thể loại, từ mazurka, waltz, nocturne, polonaise, étude, impromptu, cho tới scherzo, prelude và sonata, trong đó nhiều tác phẩm được công bố sau khi ông qua đời. Giai điệu của Chopin mang nhiều âm hưởng từ âm nhạc Ba Lan, cũng như từ J. S. Bach, Mozart hay Schubert, ngoài ra cả không khí ở thành phố Paris nơi ông gắn bó. Những cách tân của ông trong hình thức, hòa âm, biến tấu cùng với những hoạt động gắn liền với chủ nghĩa dân tộc đã ảnh hưởng rất lớn tới thời kỳ âm nhạc Lãng mạn.

Âm nhạc của Chopin, đi cùng với hình ảnh của một trong những nghệ sĩ lừng danh nhất thế giới, những mối quan tâm tới chính trị, tình yêu và cái chết của ông đã đưa ông trở thành biểu tượng lớn của thời kỳ âm nhạc Lãng mạn. Các tác phẩm của ông vẫn tiếp tục được hâm mộ cho tới ngày nay và là chủ đề cho rất nhiều phim, sách, ảnh và tiểu sử dưới nhiều góc độ lịch sử khác nhau.

Hơn 230 tác phẩm của Chopin còn được lưu giữ cho đến ngày nay; một số tác phẩm từ thời thơ ấu đã bị mất.

Ngày 30 tháng 1 năm 2018, Viện Fryderyk Chopin thông báo tổ chức này sẽ đưa toàn bộ sưu tập (gần 40.000 kỷ vật của Chopin, nằm trong bộ sưu tập Di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) của Frédéric François Chopin lên Internet và đến năm 2020 và công chúng có thể truy cập miễn phí. Thêm nữa, bất cứ ai cũng có thể tải các bản thu âm từ các cuộc thi piano Chopin toàn cầu do Viện tổ chức ngoài việc nghiên cứu và quảng bá tác phẩm của nhà soạn nhạc trên khắp thế giới. Người truy cập không chỉ có thể tìm kiếm và tải các bản nhạc hoặc trích đoạn mà còn có được các phân tích đa dạng về nhịp điệu, hòa âm, giai điệu và nhiều khía cạnh khác của âm nhạc.[15]

Sự nghiệp sáng tác sửa

Polonaise sửa

18 bản polonaise:

Mazurka sửa

  • 4 Mazurka Op. 6, các cung: fa thăng thứ, đô thăng thứ, mi trưởng, mi giáng thứ
  • 5 Mazurka Op. 7, các cung: si giáng trưởng, la thứ, fa thứ, la giáng trưởng, đô trưởng
  • 4 Mazurka Op. 17, các cung: si giáng trưởng, mi thứ, la giáng trưởng, la thứ
  • 4 Mazurka Op. 24, các cung: sol thứ, đô trưởng, la giáng trưởng, si thứ
  • 4 Mazurka Op. 30, các cung: đô thứ, si thứ, re giáng trưởng, đô thăng thứ
  • 4 Mazurka Op. 33, các cung: sol thăng thứ, đô trưởng, re trưởng, si thứ
  • 4 Mazurka Op. 41, các cung: mi thứ, si trưởng, la giáng trưởng, đô thăng thứ
  • 3 Mazurka Op. 50, các cung: sol trưởng, la giáng trưởng, đô thăng thứ
  • 3 Mazurka op. 56, các cung: si trưởng, đô trưởng, đô thứ
  • 3 Mazurka op. 59, các cung: la thứ, la giáng trưởng, fa thăng thứ
  • 3 Mazurka op. 63, các cung: si trưởng, fa thứ, đô thăng thứ
  • 4 Mazurka op. 67, các cung: sol trưởng, sol thứ, đô trưởng, la thứ
  • 4 Mazurka op. 68, các cung: đô trưởng, la thứ, fa trưởng, fa thứ
  • Mazurka cung Si giáng trưởng
  • Mazurka cung Sol trưởng
  • Mazurka cung Re trưởng
  • Mazurka cung Đô trưởng
  • Mazurka cung Si giáng trưởng

Waltz sửa

  1. Grande Valse Brillante cung Mi giáng trưởng Op. 18
  2. Grande Valse Brillante cung La giáng trưởng Op. 34 số 1
  3. Grande Valse Brillante cung La thứ Op. 34 số 2
  4. Grande Valse Brillante cung Fa trưởng Op. 34 số 3
  5. Grande Valse cung La giáng trưởng Op. 42
  6. Waltz cung Re giáng trưởng Op. 64 số 1
  7. Waltz cung Đồ thăng thứ Op. 64 số 2
  8. Waltz cung La giáng trưởng Op. 64 số 3
  9. Waltz cung La giáng trưởng Op. 69 số 1
  10. Waltz cung Si thứ Op. 69 số 2
  11. Waltz cung Sol giáng trưởng Op. 70 số 1
  12. Waltz cung Fa thứ Op. 70 số 2
  13. Waltz cung Re giáng trưởng Op. 70 số 3
  14. Waltz cung Mi thứ Op. posth.
  15. Waltz cung Mi trưởng Op. posth.
  16. Waltz cung La giáng trưởng Op. posth.
  17. Waltz cung Mi giáng trưởng Op. posth.
  18. Waltz cung Mi giáng trưởng Op. posth.
  19. Waltz cung La thứ Op. posth.

Ngoài ra còn nhiều Waltz khác bị thất lạc

Rondo sửa

  1. Rondo cung Đô thứ Op. 1
  2. Rondo a la Mazur cung Fa trưởng Op. 5
  3. Rondo cung Mi giáng trưởng Op. 16
  4. Rondo cung Đô trưởng cho song piano Op. 73
  5. Rondo cung Đô trưởng Op. posth.

Những khúc biến tấu sửa

  1. Những khúc biến tấu cung Mi trưởng trên chủ đề bài dân ca Đức Der Schweitzerbub Op. posth.
  2. Những khúc biến tấu cung Re trưởng trên chủ đề các bài hát của T. Moore Op. posth (bốn tay)
  3. Những khúc biến tấu cung Si giáng trưởng dựa trên bản La ci darem la mano từ vở Don Juan của Mozart

Op. 2 (cho piano và dàn nhạc)

  1. Những khúc biến tấu cung La trưởng
  2. Những khúc biến tấu cung Si giáng trưởng dựa trên bản rondo Je vends des scapulaires từ vở opera Ludovic của Hérold và Halévy
  3. Những khúc biến tấu cung Mi trưởng từ tập Hexameron trên chủ đề hành khúc từ vở opera Puritans của Bellini

Étude sửa

  1. 12 Etude Op. 10 các cung: đô trưởng, la thứ, mi trưởng, đô thăng thứ, sol giáng trưởng, mi giáng thứ, đô trưởng, fa trưởng, fa thứ, la giáng trưởng, mi giáng trưởng, đô thứ
  2. 12 Etude Op. 25 các cung: la giáng trưởng, fa thứ, fa trưởng, la thứ, mi thứ, sol thăng thứ, đô thăng thứ, re giáng trưởng, sol giáng trưởng, si thứ, la thứ, đô thứ
  3. Trois Nouvelles Etudes các cung: fa thứ, la giáng trưởng, re giáng trưởng

Prelude sửa

  1. 24 Prelude Op. 28 các cung: đô trưởng, la thứ, sol trưởng, mi thứ, re trưởng, si thứ, la trưởng, fa thăng thứ, mi trưởng, đô thăng thứ, si trưởng, sol thăng thứ, fa thăng trưởng, mi giáng thứ, re giáng trưởng, si giáng thứ, la giáng trưởng, fa thứ, mi giáng trưởng, đô thứ, si giáng trưởng, sol thứ, fa trưởng, re thứ.
  2. Prelude cung Đô thăng thứ Op. 45
  3. Prelude cung La giáng trưởng Op. posth

Impromptu sửa

  1. Impromptu cung La giáng trưởng Op. 29
  2. Impromptu cung Fa thăng trưởng Op. 36
  3. Impromptu cung Sol giáng trưởng Op. 51
  4. Impromptu-Fantaisie cung Đô thăng thứ Op. posth. 66

Nocturne (dạ khúc) sửa

  1. 3 Nocturne Op. 9 các cung: si giáng thứ, mi giáng trưởng, si trưởng
  2. 3 Nocturne Op.15 các cung: fa trưởng, fa thăng trưởng, son thứ
  3. 2 Nocturne Op.27 các cung: đô thăng thứ, re giáng trưởng
  4. 2 Nocturne Op.32 các cung: si trưởng, la giáng trưởng
  5. 2 Nocturne Op.37 các cung: sonl thứ, sol trưởng
  6. 2 Nocturne Op.48 các cung: đô thứ, fa thăng thứ
  7. 2 Nocturne Op.55 các cung: fa thứ, mi giáng trưởng
  8. 2 Nocturne Op.62 các cung: si trưởng, mi trưởng
  9. Nocturne cung Mi thứ Op.72 số 1
  10. Nocturne cung Đô thăng thứ Op.posth.
  11. Nocturne cung Đô thứ Op.posth.

Ballade sửa

  1. Ballade cung Sol thứ Op. 23
  2. Ballade cung Fa trưởng Op. 38
  3. Ballade cung La giáng trưởng Op. 47
  4. Ballade cung Fa thứ Op. 52

Scherzo sửa

  1. Scherzo cung Si thứ Op. 20
  2. Scherzo cung Si giáng thứ Op. 31
  3. Scherzo cung Đô thăng thứ Op. 39
  4. Scherzo cung Mi trưởng Op. 54

Sonata sửa

  1. Sonata cung Đô thứ Op. 4
  2. Sonata cung Si giáng thứ Op. 35
  3. Sonata cung Si thứ Op. 58
  4. Sonata cung Sol thứ Op. 65 cho piano và cello

Các nhạc phẩm cho piano và dàn nhạc sửa

Những khúc biến tấu cung Si giáng trưởng Op. 2 trên chủ điểm La ci darem la mano từ vở opera Don Juan của Mozart.

  1. Piano concerto 1 (Chopin) (Piano Concerto No. 1 in E minor op. 11)
  2. Fantasy on Polish Airs cung La trưởng Op. 13
  3. Rondo a la krakowiak cung Fa thứ Op. 14
  4. Concerto số 2 cung fa thứ Op. 21
  5. Andante spianato và Grand Polonaise cung Mi giáng trưởng Op. 22

Các bài hát sửa

  1. Jakież kwiaty, jakie wianki Op. posth.
  2. Życzenie (A Young Girl's Wish) Op. 74 số 1
  3. Gdzie lubi (A Girl's Desire) Op. 74 số 5
  4. Czary (Witchcraft) Op. posth.
  5. Hulanka (A Drinking Song) Op. 74 số 4
  6. Precz z moich oczu (Out of My Sight) Op. 74 số 6
  7. Poseł (The Messenger) Op. 74 số 7
  8. Wojak (The Warrior) Op. 74 số 10
  9. Piosnka litewska (A Lithuanian Song) Op. 74 số 16
  10. Smutna rzeka (Sad River) Op. 74 số 3
  11. Narzeczony (The Betrothed) Op. 74 số 15
  12. Leci liście z drzewa (Leaves are Falling) Op.74 số 17
  13. Pierścień (The Ring) Op.74 số 14
  14. Moja pieszczotka (My Sweetheart) Op. 74 số 12
  15. Wiosna (Spring Song) Op. 74 số 2
  16. Śliczny chłopiec (The Handsome Lad) Op. 74 số 8
  17. Dwojaki koniec (Death's Divisions) Op. 74 số 11
  18. Nie ma, czego trzeba (Faded and Vanished) Op. 74 số 13
  19. Z gór, gdzie dźwigali Op. 74 số 9

  Frédéric ChopinSách Wikipedia

Các tác phẩm khác sửa

  1. Trio cung Sol thứ Op. 8 cho piano, violoncello
  2. Bolero cung La thứ Op. 19
  3. Tarantella cung La giáng trưởng Op. 43
  4. Allegro de Concert cung La trưởng Op. 46
  5. Fantasy cung Fa thứ Op. 49
  6. Berceuse cung Re giáng trưởng Op. 57
  7. Barcarolle cung Fa thăng trưởng Op. 60
  8. Funeral March cung Đô thứ Op. posth.
  9. Trois Ecossaises Op. 72 các cung: Re trưởng, Sol trưởng, Re giáng trưởng
  10. Allegretto Op. posth.
  11. Grand duo concertant cung Mi trưởng Op. posth. trên chủ đề Meyerbeer's Robert Le Diable cung Mi trưởng cho piano và cello
  12. Cantabile cung Si giáng trưởng Op. posth.
  13. Presto con leggierezza cung La giáng trưởng Op. posth.
  14. Andantino cung Sol thứ Op. posth.
  15. Sostenuto cung Mi giáng trưởng Op. posth.
  16. Moderato cung Mi trưởng Op. posth.
  17. Largo cung Mi giáng trưởng Op. posth.

Nhạc cụ sửa

Khi sống ở Warsaw, Chopin đã sáng tác và chơi trên một cây đàn piano của nhà chế tạo đàn Buchholtz.[16] Sau đó, khi chuyển đến Paris, Chopin đã mua một cây đàn của Pleyel. Ông đánh giá những cây đàn piano của Pleyel là “non plus ultra” (không có gì tốt hơn).[17] Làm bạn với nhà soạn nhạc ở Paris, Franz Liszt đã mô tả âm thanh của cây đàn piano này là “sự giao thoa giữa pha lê và nước”.[18] Trong các bức thư của mình Chopin viết rằng ông có ba cây đàn piano tại căn nhà ở London: “Tôi có một phòng khách lớn với ba cây đàn piano, một Pleyel, một Broadwood và một Erard."[17] Vào năm 2018, bản sao cây đàn piano Buchholtz của Chopin do Paul McNulty chế tạo ra lần đầu tiên được trình diễn trước công chúng tại Teatr Wielki - Nhà hát Opera Quốc gia Ba Lan[19] và được Viện Chopin Warsaw sử dụng cho Cuộc thi Chopin Quốc tế đầu tiên trên các nhạc cụ thời xưa.[20]

Danh sách đĩa nhạc sửa

  • Alexei Lubimov. Chopin, Bach, Mozart, Beethoven. At Chopin’s Home Piano. Fortepiano 1843 Pleyel
  • Krzysztof Książek. Fryderyk Chopin, Karol Kurpiński. Piano Concerto No.2 f-moll (solo version), Mazurkas, Ballade; Fugue & Coda B-dur. Fortepiano Buchholtz (Paul McNulty)
  • Viviana Sofronitsky, Sergei Istomin. Fryderyk Chopin. Complete works for cello and piano. Fortepiani 1830 Pleyel, 1819 Graf (Paul McNulty)
  • Dina Yoffe. Fryderyk Chopin. Piano Concertos No. 1 & 2, version for one piano. Fortepiani 1848 Pleyel, 1838 Erard
  • Riko Fukuda, Tomias Koch. Chopin, Mendelssohn, Moscheles, Hiller, Liszt. Grand duo Œuvres pour duo de pianofortes. Fortepiani 1830,1845 Graf
  • Tomasz Ritter. Fryderyk Chopin. Sonata in B Minor, Ballade in F minor, Polonaises, Mazurkas. Karol Kurpinski. Polonaise in D minor. Fortepiani 1842 Pleyel, 1837 Erard, Buchholtz 1825-1826 (Paul McNulty)

Chú thích sửa

  1. ^ Bản mẫu:Cite LPD
  2. ^ Jones, Daniel (2011). Roach, Peter; Setter, Jane; Esling, John (biên tập). Cambridge English Pronouncing Dictionary (ấn bản 18). Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-15255-6.
  3. ^ Henry L. and Lucy G. Moses. “Frédéric Chopin”.
  4. ^ Rosen (1995), tr. 284.
  5. ^ Robert Ståhlbrand. “Chopin's Works - Complete List”.
  6. ^ Theo giấy rửa tội còn giữ tại nhà thờ nơi ông sinh ra thì ông sinh ngày 22 tháng 2, nhưng gia đình và chính Chopin thường khẳng định Chopin sinh ngày 1 tháng 3, và ngày 1 tháng 3 cũng được chọn là ngày sinh nhật Chopin ở Ba Lan và nhiều nước trên thế giới.[1]
  7. ^ a b c d Zamoyski (2010), pp. 4–5 (locs. 115–130).
  8. ^ Zamoyski (2010), p. 3 (loc. 100).
  9. ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Chopin, Frederic François” . Encyclopædia Britannica. 6 (ấn bản 11). Cambridge University Press. tr. 268.
  10. ^ Michałowski and Samson (n.d), §1, para. 1.
  11. ^ Zamoyski (2010) p. 7 (loc. 158).
  12. ^ Zamoyski (2010), pp. 5–6 (locs. 130–144).
  13. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên woyciechowski
  14. ^ Zamoyski (2010), 6 (loc. 144).
  15. ^ “Ba Lan số hóa các tác phẩm của nhà soạn nhạc Chopin”.
  16. ^ Majorek, Czeslaw; Zasztoft, Leszek (1991). "Popularyzacja nauki w Krolestwie Polskim w latach 1864–1905". History of Education Quarterly. 31 (1): 109. doi:10.2307/368794. ISSN 0018-2680. JSTOR 368794.
  17. ^ a b Audéon, Hervé (2016). "L'œuvre de Frédéric Kalkbrenner (1785–1849) et ses rapports avec Frédéric Chopin (1810–1849)". In Hug, Vanya (ed.). Chopin et son temps / Chopin and his time (in French). ISBN 978-3-0343-2000-9.
  18. ^ Liszt, Franz; Cook, M. Walker (1 April 1877). "Life of Chopin". The Musical Times and Singing Class Circular. 18 (410): 184. doi:10.2307/3351980. ISSN 0958-8434. JSTOR 3351980.
  19. ^ Fortepiany Chopina. Wyjątkowa wystawa instrumentów z kolekcji Narodowego Instytutu Fryderyka Chopina
  20. ^ Moran, Michael. “1st International Chopin Competition on Period Instruments. 2–14 September 2018”. Classical Music Festivals and Competitions in Poland and Germany - with occasional unrelated detours.
Ghi chú

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa