Thảo luận:Trần Thái Tông

Bình luận mới nhất: 9 tháng trước bởi Giá quí trần trong đề tài Hoàng thái tử trần trịnh
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Untitled sửa

Nội dung bài này được chép lại nhiều nơi [1]. Xin người đăng bài đưa bằng chứng là được phép đăng bài. Nguyễn Hữu Dụng 08:44, 8 tháng 8 2005 (UTC)

Theo như mình được biết, thì do Trần Cảnh và Chiêu Thánh không có con (chứ không phải là có con mà chết yểu) nên Trần Thủ Độ mới ép Trần Cảnh lấy Thuận Thiên công chúa làm vợ. Nếu người đăng bài có dẫn chứng rõ ràng về điểm này, xin vui lòng cung cấp.

Xin lỗi sửa

Xin lỗi các bạn là tôi vừa sửa đổi "phá hoại" một chút. Không rõ bạn Lưu Ly có hài lòng không? Nhưng có thể bạn Phan Ba lại hủy sửa đổi của tôi. 203.160.1.42 08:00, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên và hiệu sửa

Chiêu Thánh và Thuận Thiên chỉ là hiệu, ko phải là tên của 2 chị em công chúa họ Lý được gả cho 2 anh em họ Trần (mà sau về ông em cả). Bà em thì có tên Phật Kim, vì làm nữ hoàng nên sử "ưu ái" mà chép lại tên, còn bà chị thì "thiệt thòi" hơn. Bạn IP 203.162.3.165 đừng cố gán cho bà chị cái "huý Thuận Thiên" nữa.--Trungda (thảo luận) 10:45, ngày 4 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trúc Lâm Yên Tử sửa

Ông này quan hệ thế nào với thiền phái này nhỉ? 222.252.8.34 (thảo luận) 10:48, ngày 27 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mục Nguyễn Hiền sửa

N Hiền đỗ trạng, vào vẫn phải học tiếp, chưa có làm được gì, chức gì cả. Mấy câu đối đáp vớ vẩn có thể là dân gian truyền miệng. Vậy mà làm 1 mục lớn Triệu tập N Hiền.

Ơ hay, 1 vị đế vương mà bài chỉ có vài mục, nay cho đứa con nít vào bài của đế vương ? Triệu tập, triệu hồi, là từ dùng để chỉ việc mà gọi những người có gia thế, danh gia vọng tộc, hoặc có quyền bình hoặc tài năng đặc biệt; và gọi vào cũng để làm cái gì đó đặc biệt. Chứ N Hiền có cái gì mà nhà vua lừng lẫy của nhà Trần phải triệu tập ? Rồi gọi vào chỉ để học hành. ...nói chung, vớ vẩn.

Awaywaraway (thảo luận) 09:51, ngày 7 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ý kiến này nghe cũng đúng, nhưng cách ăn nói bố đời trịch thượng thế này chắc lại là người cũ Búp sen xanh phải không? Én bạc (thảo luận) 20:34, ngày 7 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Theo mình thì con ng ai cũng có sơ suất, ko phải ai cũng toàn vẹn được. Cho nên chuyện lời ăn tiếng nói có thể gác lại sau. Riêng về mặt lịch sử – vốn liên quan trực tiếp đến bài này, thì mình hoàn toàn đồng ý với bạn trên. Mục Nguyễn Hiền là không cần thiết vì Nguyễn Hiền chỉ là một trong rất nhiều anh tài khác trong thời kỳ Trần Thái Tông mà thôi. Và dù Nguyễn Hiền trẻ tuổi tài cao, nhưng ông mất quá sớm và điều đó có nghĩa là ông không thể cống hiến nhiều bằng những Lê Văn Hưu, Lê Phụ Trần... vốn cũng là danh thần thời Thái Tông. Đã có "Triệu tập Nguyễn Hiền" ko lẽ lại phải có thêm "Triệu tập Lê Văn Hưu" (Lê Văn Hưu làm quan lâu hơn và nổi tiếng hơn NH vì có bộ ĐVSK)? Ngoài ra, mục này mang tính chất kể chuyện, giai thoại hơn là ghi chép có khoa học về cách trị dân của Thái Tông. Với lại nội dung mục này chủ yếu cho thấy con người của NH chứ ko phải con người của vua Trần Thái Tông, nên đưa vào bài riêng về NH thì hợp hơn.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:17, ngày 8 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Viết tốt quá sửa

Ai đã phát triển bài này tốt quá, đúng bản chất của từ Bách khoa, tức là có nguồn đàng hoàng, viết có đề mục rõ ràng, câu từ khúc chiết. Phải đàng hoàng như thế thì quốc gia này mới thay đổi được, từ trong cái suy nghĩ cũng phải đàng hoàng.

Khoailangvietnam (thảo luận) 03:24, ngày 14 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Về Thiên Thành Công chúa sửa

Nguyên Từ Quốc Mẫu (Thiên Thành công chúa) là vợ của Trần Hưng Đạo, là con/em của Trần Thái Tông. Nhưng trong mục gia quyến thì không có tên nhân vật này. Kỳ lạ!!!!!




Những nhân vật này ko cần thiết, ko cần phải nghiên cứu, Trần Thái Tông là vua đầu của triều Trần, cái cốt lõi là kinh tế- chính trị- quân sự thi hành như thế nào, còn mấy nhân vật này có ảnh hưởng chi tới history VN ?Khoailangvietnam (thảo luận) 04:13, ngày 4 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Vấn đề TÊN GỌI sửa

Tôi thấy nhiều người nghiên cứu ở Vn ta, tìm nghiên cứu những mảng như vợ vua Lê Hoàn như Dương Vân Nga, rồi tên gọi ông này, ô kia, rồi quê hương,...nó cũng hay nhưng suy cho cùng, nó vẫn chưa hay lắm khi nghiên cứu các vấn đề khác quan trọng hơn, như nghiên cứu về các chính sách, rồi ngoại giao, đường lối,...Nó mới cao cấp, gọi là có tí hàn lâm.

Nguyên do là do hoàn cảnh hoặc do gì gì đó, không biết tiếng Anh, ko biết ngoại ngữ, học hành ko bài bản....nên ko nghiên cứu như Tây được. Tây như KW Taylor, ông ta đọc rồi kết luận được cả thời kì lịch sử rất logic, ta không ai làm được như thế.

Loay hoay mãi, nói là NGHIÊN CỨU, chứ thực ra chỉ tìm các bản chép tay, không đủ uy tín gì, của các dòng họ, cá nhan, rồi nâng nó lên thành THẦN PHẢ, NGỌC PHẢ, GIA PHẢ, chứ bản chất nó vô giá trị về mặt khoa học sử.

Tên gọi thì nó cũng chẳng quan trọng gì, người ta biết có 1 ông Trần Thái Tông là được. Nên để vào mục sau, làm như vậy người đọc phân tâm, và LAN MAN vào những thứ không cần thiết.

Khoailangvietnam (thảo luận) 14:47, ngày 3 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Ok. Tôi đồng ý. May có bạn nhắc tôi mới phát hiện ra. Đang kể Trần Cảnh lúc nhỏ sinh ra trong bối cảnh nhà Lý suy yếu thì phải kể tiếp việc ông được đưa vào cung nhà Lý thế nào mới mạch lạc! Đằng này tự nhiên chen ngang ở giữa mấy đoạn trao đổi thư từ và sứ thần với Mông Cổ thời ông đã làm vua, thái thượng hoàng thì đúng là lan man!103.253.89.42 (thảo luận) 02:45, ngày 4 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời


  • Tôi cho ràng tên gọi nên dùng 1 tên là Trần Cảnh, theo Đại Việt sử kí toàn thư, Quốc sử của Đại Việt, không cần thêm thắt là Trần Nhật Cảnh, Q Bính từ sử Tàu làm gì, bởi vì là cách gọi của nước đối địch, không phải là nguồn uy tín nhất, nó chỉ được xem là thứ cấp.
  • Chúng ta ko nên sa đà vào điều này. Cái này là phổ biến trong giới làm sử của VN hiện nay, ko có phát hiện gì, loay hoay mấy cái tên, cái gia phả,... những thứ rất đơn giản, cơ học, cứ đọc sách là thấy. Wikipedia sẽ làm những người này ko còn đất để diễn nữa. Ví dụ con cháu nhà họ Mạc mà cứ biện bạch gì về Mạc Đăng Dung, cứ hỏi về Mạc Thúy, là im ngay, chả nói gì.

113.188.219.119 (thảo luận) 10:25, ngày 20 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tượng Trần Thái Tông? hay tượng Trần Thánh Tông đây? sửa

Tập tin:Trần Thái Tông.png
Trần Thái Tông

Trần Thái Tông? và Trần Thánh Tông?

Tập tin:Trần Thánh Tông.jpg
Trần Thánh Tông

Một hình ảnh của cùng một bức tượng nhưng lại gán cho 2 nhân vật cha con vua nhà Trần. Giống nhau cả vết mốc ở trên trần mái (góc trên bên phải 2 hình). – Doãn Hiệu (thảo luận) 14:10, ngày 7 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời

  Đã giải quyết (Thảo luận:Trần Thánh Tông). Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 20:18, ngày 8 tháng 10 năm 2021 (UTC)Trả lời

Hoàng thái tử trần trịnh sửa

Hoàng thái tử trần trịnh có thể là con có chiêu thánh hoàng hậu. Vì chỉ con của chính cung hoàng hậu mới được phong làm hoàng thái tử. Trừ khi vua đã lớn tuổi rồi mà hoàng hậu vẫn không có con thì mới lập con của phi tần làm thái tử. – Gia quí trần (thảo luận) 19:53, ngày 24 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Trần Thái Tông”.