Wikipedia:Thảo luận/Lưu 80
Giai đoạn bỏ phiếu cộng đồng của cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị năm 2022 đã bắt đầu
sửaHello,
The Community Voting period of the 2022 Board of Trustees election started on August 23, 2022, and will close on September 6, 2022 23:59 UTC. There’s still a chance to participate in this election. If you did not vote, please visit the SecurePoll voting page to vote now. To see about your voter eligibility, please visit the voter eligibility page. If you need help in making your decision, here are some helpful links:
- Try the Election Compass, showing how candidates stand on 15 different topics.
- Read the candidate statements and answers to Affiliate questions.
- Learn more about the skills the Board seek and how the Analysis Committee found candidates align with those skills
- Watch the videos of the candidates answering questions proposed by the community. For translated versions, please see here.
Best,
Movement Strategy and Governance
VChang (WMF) & RamzyM (WMF) 13:13, ngày 2 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Từ "liberal" trong bối cảnh chính trị Mỹ thì dịch là gì đây?
sửaMình là người tạo bài RationalWiki, trong bài này có xác định hai mặt đối lập khá rõ ràng là conservative và liberal, "conservative" thì rõ nghĩa rồi, nhưng "liberal" thì không.
"Liberal" nếu theo nghĩa đen thì quả là "tự do", nhưng 2 phe này, phe nào mà chẳng muốn có "tự do"? Hình như bên Mỹ, từ "liberal" này có nghĩa hẹp hơn một tí so với "freedom", có thể là "phóng túng", "phóng khoáng"?
Khi mình dịch bài này từ tiếng Anh thì từ ngữ duy nhất mình nghĩ ra được để cho người đọc nhìn ra sự tương phản conservative-liberal đó là từ "cấp tiến", có thể không thực sự hợp lý lắm.
Nhân hôm nay có IP vào sửa lại từ này thành "phóng khoáng", "cởi mở", mình đưa ra đây cho mọi người thảo luận xem. 🙇♂️ – Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:46, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Liberal được dịch thành "khai phóng" trong Giáo dục khai phóng. P.T.Đ (thảo luận) 05:51, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ờ nhưng mà chẳng lẽ bên conservative không có tinh thần "khai phóng"? Phe này mang danh luôn cổ vũ cho tự do kinh tế, nhà nước không can thiệp cơ mà nhỉ? – Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:25, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Xét về từ ngữ thôi nhé, nếu "conservative" và "liberal" là đối lập, thì "bảo thủ" và "cởi mở/cấp tiến/khai phóng" đã khá thỏa mãn tính đối lập này về mặt cảm giác ngôn từ. Còn nội hàm thì dù tiếng nào cũng sẽ cố đắp thêm cho phù hợp ngữ cảnh, dù cái gốc trần trụi nó không thâm sâu đến vậy. P/S: "phóng khoáng" thì khá hẹp, mang ý chỉ tính cách con người, hơn là dùng cho một ý nghĩa khái quát. P.T.Đ (thảo luận) 06:32, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ok vậy mình sẽ theo phương án "phóng khoáng"/"phóng túng", mà chắc sẽ là
"phóng túng""phóng khoáng" nhiều hơn. – Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:39, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)- Sơ bộ thì vẫn thấy "cấp tiến" dùng nhiều (ví dụ), vậy giữ bản trước IP sửa là ok. "phóng khoáng"/"phóng túng" thì hẹp hơn so với "cởi mở/cấp tiến/khai phóng", nhưng không chắc hẹp hơn so với "freedom" ("tự do") → vụ hẹp này không có nhiều ý nghĩa tranh luận lắm (không có dẫn chứng cụ thể), bỏ qua vậy. P.T.Đ (thảo luận) 06:48, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ok vậy mình sẽ theo phương án "phóng khoáng"/"phóng túng", mà chắc sẽ là
- Xét về từ ngữ thôi nhé, nếu "conservative" và "liberal" là đối lập, thì "bảo thủ" và "cởi mở/cấp tiến/khai phóng" đã khá thỏa mãn tính đối lập này về mặt cảm giác ngôn từ. Còn nội hàm thì dù tiếng nào cũng sẽ cố đắp thêm cho phù hợp ngữ cảnh, dù cái gốc trần trụi nó không thâm sâu đến vậy. P/S: "phóng khoáng" thì khá hẹp, mang ý chỉ tính cách con người, hơn là dùng cho một ý nghĩa khái quát. P.T.Đ (thảo luận) 06:32, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ờ nhưng mà chẳng lẽ bên conservative không có tinh thần "khai phóng"? Phe này mang danh luôn cổ vũ cho tự do kinh tế, nhà nước không can thiệp cơ mà nhỉ? – Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:25, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ý kiến User:MeigyokuThmn Dịch thành
khai phónglà được rồi. Liberal và conservative chỉ tên gọi thôi (cái tag) mà người đời hay dùng thôi. Mỗi cái tag đều có những lập trường và định nghĩa riêng. Ví dụ, bên Mỹ có hai đảng: Dân chủ và Cộng hòa. Chả lẽ đảng Cộng hòa không có tinh thần dân chủ? Có hay không không quan trọng. Tên gọi và bản chất của một thứ là hai cái hoàn toàn khác nhau. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:03, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)- Kiểu như đối lập nhưng không triệt tiêu nhau, không phải kiểu thằng này mà có cái này thì thằng kia buộc không có cái đó (có thể rơi vào trường hợp mỗi bên có một phần cái đó thì sao?). Tôi từng đọc đâu đó là đảng Dân chủ bên Mỹ đại diện cho tả khuynh, nhưng nó còn "hữu khuynh" hơn cả mấy đảng cánh tả ở châu Âu. P.T.Đ (thảo luận) 06:20, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Bản chất với cái tên chả có liên quan gì nhau. Giả sử, ông A tạo ra đảng Tự do, nhưng bản chất của nó có thể lại theo chủ nghĩa phát xít. Kết luận, cái tên đảng Tự do chỉ là cái mác, khác với bản chất. Wikipedia chỉ có nhiệm vụ viết định nghĩa và bản chất chứ không có nhiệm vụ chế ra cái "mác" mới. Nói thêm, đảng Dân chủ bên Mỹ vẫn có một phần theo chủ nghĩa xã hội. Bên châu Âu thì họ theo chủ nghĩa xã hội nhiều hơn dưới những cái "mác" khác nhau. Bên châu Âu, ít ai nhận mình theo chủ nghĩa xã hội nhưng bản chất giống thì cũng vậy thôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:01, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- À, riêng bài này thì các từ đó đều không phải là tên đảng phái, mà là tính từ để mô tả hẳn hoi, mô tả thiên hướng của website RationalWiki. Thành ra mình nghiêng về "phóng khoáng" hơn (mà từ điển cũng dịch phóng khoáng là liberal thật). Cũng dẫn cả link và mở ngoặc ghi từ gốc nên chắc là đã đủ rõ ràng và tránh nhập nhằng cho người đọc rồi. – Meigyoku Thmn (💬🧩) 11:45, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- User:MeigyokuThmn Tôi chỉ lấy đảng làm ví dụ. Ý của tôi bao gồm tất cả mọi thứ chứ không riêng gì đảng. Bản chất và cái mác của một thứ là hai điều khác nhau. Liberal (người theo chủ nghĩa tự do) và conservative (người theo chủ nghĩa bảo thủ) đều chỉ là những cái mác. Ai muốn tìm hiểu thêm về bản chất của liberal và conservative thì có thể tự đọc hai bài đó để tìm hiểu thêm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:21, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Dịch thì phải dựa vào ngữ cảnh nữa. Trong ngữ cảnh chính trị thì liberal dịch thành "phóng khoáng" là sai rồi. Phóng khoáng chỉ dùng cho ngữ cảnh bình thường thôi. Liberal dịch thành phe tự do hoặc người theo chủ nghĩa tự do là đúng nhất. Tôi mới dò lại thì thấy từ "khai phóng" là từ tự chế chứ không có nguồn hàn lâm. Nếu bạn không có nguồn hàn lâm dịch liberal thành "phóng khoáng" trong ngữ cảnh chính trị thì bạn không được phép dịch như vậy. Wikipedia không phải là nơi để tự chế ra những cái tên mới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:27, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Nguyentrongphu Không rõ bạn dò ở chỗ nào, mình thấy cụm từ "giáo dục khai phóng" không có vẻ là tự chế, có khá nhiều nguồn sách báo tiếng Việt từ trước đến nay dịch "liberal education" thành "giáo dục khai phóng" (sách: [1], [2], [3], [4]; nguồn khác: [5], [6], [7]). Nếu bạn đã đổi tên bài từ Giáo dục khai phóng thành Giáo dục tự do thì bạn cũng nên đổi tên các bài liên quan khác như Giáo dục các môn khai phóng, Trường đại học khai phóng, và theo mình tốt nhất vẫn nên đem vấn đề đổi tên bài này ra thảo luận trước vì đây đã là tiêu đề chính cố định suốt 8 năm qua. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:09, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Uh tôi có chút nhầm lẫn. Đúng là trong giáo dục thì lại dịch thành khai phóng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:02, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Nếu vậy thì nên để nguyên cụm "liberal" luôn chứ cứ nhất quyết dịch là "tự do" thì mình cá là 100 người vào đọc thì 101 người sẽ hoang mang. Còn "liberal education" thì nó nằm ở lĩnh vực giáo dục, cái này đã được dịch rộng rãi ở VN là "giáo dục khai phóng" rồi. – Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:35, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Tôi không thấy gì là hoang mang. Đã có inner link + (liberal) -> độc giả chắc chắn hiểu liberal khác với freedom. Liberalism chưa bao giờ được dịch thành chủ nghĩa khai phóng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:04, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- ??? Sao vạ sang bài giáo dục vậy. Thuật ngữ này có lâu lắm rồi. Cái "giáo dục tự do" mới là không có nguồn đó. Đã đổi lại P.T.Đ (thảo luận) 05:17, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Nguyentrongphu Không rõ bạn dò ở chỗ nào, mình thấy cụm từ "giáo dục khai phóng" không có vẻ là tự chế, có khá nhiều nguồn sách báo tiếng Việt từ trước đến nay dịch "liberal education" thành "giáo dục khai phóng" (sách: [1], [2], [3], [4]; nguồn khác: [5], [6], [7]). Nếu bạn đã đổi tên bài từ Giáo dục khai phóng thành Giáo dục tự do thì bạn cũng nên đổi tên các bài liên quan khác như Giáo dục các môn khai phóng, Trường đại học khai phóng, và theo mình tốt nhất vẫn nên đem vấn đề đổi tên bài này ra thảo luận trước vì đây đã là tiêu đề chính cố định suốt 8 năm qua. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:09, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- À, riêng bài này thì các từ đó đều không phải là tên đảng phái, mà là tính từ để mô tả hẳn hoi, mô tả thiên hướng của website RationalWiki. Thành ra mình nghiêng về "phóng khoáng" hơn (mà từ điển cũng dịch phóng khoáng là liberal thật). Cũng dẫn cả link và mở ngoặc ghi từ gốc nên chắc là đã đủ rõ ràng và tránh nhập nhằng cho người đọc rồi. – Meigyoku Thmn (💬🧩) 11:45, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Bản chất với cái tên chả có liên quan gì nhau. Giả sử, ông A tạo ra đảng Tự do, nhưng bản chất của nó có thể lại theo chủ nghĩa phát xít. Kết luận, cái tên đảng Tự do chỉ là cái mác, khác với bản chất. Wikipedia chỉ có nhiệm vụ viết định nghĩa và bản chất chứ không có nhiệm vụ chế ra cái "mác" mới. Nói thêm, đảng Dân chủ bên Mỹ vẫn có một phần theo chủ nghĩa xã hội. Bên châu Âu thì họ theo chủ nghĩa xã hội nhiều hơn dưới những cái "mác" khác nhau. Bên châu Âu, ít ai nhận mình theo chủ nghĩa xã hội nhưng bản chất giống thì cũng vậy thôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:01, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Kiểu như đối lập nhưng không triệt tiêu nhau, không phải kiểu thằng này mà có cái này thì thằng kia buộc không có cái đó (có thể rơi vào trường hợp mỗi bên có một phần cái đó thì sao?). Tôi từng đọc đâu đó là đảng Dân chủ bên Mỹ đại diện cho tả khuynh, nhưng nó còn "hữu khuynh" hơn cả mấy đảng cánh tả ở châu Âu. P.T.Đ (thảo luận) 06:20, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ý kiến theo tôi thì để nguyên nghĩa "Tự do", đảng liberal vẫn được dịch chính thức là Đảng Tự Do thì để liberal là tự do là đúng rồi. Trong ngữ cảnh chính trị này thì conservative và liberal đều sẽ không hiểu đơn giản theo nghĩa đen của từ kể cả conservative cũng vậy. Spinx (thảo luận) 06:29, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Cách dịch "tự do" là cái mình muốn tránh nhất, mình đã tìm hiểu và xác định là họ không dùng từ "liberal" giống như từ "freedom", ít nhất trong bài này. Dịch "tự do" thì người đọc sẽ hiểu nhầm. – Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:35, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Nếu được định nghĩa rõ bản chất và trình bày tốt thì sẽ không có chuyện hiểu nhầm. Còn cách nữa là liên kết kiểu này, phe tự do. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:38, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Cách dịch "tự do" là cái mình muốn tránh nhất, mình đã tìm hiểu và xác định là họ không dùng từ "liberal" giống như từ "freedom", ít nhất trong bài này. Dịch "tự do" thì người đọc sẽ hiểu nhầm. – Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:35, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ý kiến Trong nền chính trị ở Mỹ, chữ "liberal" nay đã có nghĩa khác với nhiều nơi khác, nay được dùng chủ yếu để tương phản với "conservative". Do ảnh hưởng của phe cánh hữu trong thập niên 1980, chữ "liberal" nay có ý nghĩa tiêu cực nên ít người Mỹ tự nhận là vậy. Nhiều người theo Đảng Cộng hòa sẽ tự nhận mình có quan điểm tự do nhưng rất ít người tự nhận mình là "liberal"; ngay cả trong Đảng Dân chủ chỉ 50% tự nhận là "liberal". Trong tiếng Việt chữ "phóng khoáng/cấp tiến" thì có hàm ý tích cực hơn. Trong ngữ cảnh bài RationalWiki, các nguồn dùng chữ "liberal" để so với "conservative"; nếu dịch "conservative" thành "bảo thủ" thì tôi nghĩ nên dịch thành "cấp tiến" để tương phản. NHD (thảo luận) 07:34, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- NHD Bạn nói hợp lý. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, chữ "liberal" lại không được dịch thành "cấp tiến" trong nguồn hàn lâm. Progressive mới là cấp tiến. Nhập nhằng giữa hai khái niệm liberalism (chủ nghĩa tự do) và progressivism (chủ nghĩa cấp tiến) là không nên. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:17, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Hiện nay tên gọi cuộc thi hoa hậu này đang là đối tượng tranh chấp giữa hai công ty là Minh Khang và Sen Vàng. Bài viết trên wiki cũng đang xảy ra tình trạng tranh chấp sửa đổi, mà tôi nghi ngờ là có xung đột lợi ích. Ca này tôi thực sự bó tay vì chưa từng gặp bao giờ, hi vọng có tv nào am hiểu về chủ đề này cho phương hướng giải quyết. – Trân 06:54, ngày 4 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- cá nhân mình trong lúc xem lịch sử sửa đổi gần đây bằng RTRC thì mình cũng đã nhìn thấy sửa đổi này, xong cũng có nghi ngờ phá hoại nhưng những sửa đổi này như tranh chấp nhau vậy, nên mình cũng không dám bấm lùi sửa đổi. Nói chung là mình cũng nhìn thấy phá hoại, đã có TĐDTT xử lý rồi, nhưng việc sửa đúng duy nhất từ "Miss Grand" -> "Miss peace", đồng thời là sửa từ Minh Khang sang Sen Vàng cũng làm mình đau đầu, do ngay lúc đấy mình đã google thông tin trên thì ra kết quả là công ty Sen Vàng, nhưng mình cũng chưa chắc nó là thông tin chính xác. Tóm lại ca này khá khó giải, cần lắm một người thực sự có chuyên môn trong lĩnh vực này đính chính thông tin chính xác – Mùa xuân nho nhỏ💻 12:42, ngày 4 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Miss Grand của Sen Vàng Entertainment là thông tin chính xác bạn nhé – Nguyễn Mi Lô (thảo luận) 03:59, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Miss Peace Việt Nam của Minh Khang ban đầu vốn có tên gọi là Hoa Khôi Hòa Bình còn mời cả chủ tịch Sen Vàng Entertainment đơn vị nắm bản quyền Miss Grand Vietnam Hoa hậu Hòa Bình Việt Nam là bà Phạm Kim Dung làm ban giám khảo nữa mà. Sau khi Hoa hậu Thùy Tiên đăng quang Hoa hậu Hòa bình quốc tế thì Minh Khang đổi tên Hoa Khôi sang Hoa hậu sau đó đòi tranh chấp tên với Sen Vàng – Nguyễn Mi Lô (thảo luận) 04:04, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Tạm thời khóa bài cho yên ổn rồi tính tiếp. P.T.Đ (thảo luận) 02:52, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ý kiến Phương án giải quyết là tách ra thành 2 bài "Miss Grand Việt Nam" và "Miss Peace Việt Nam". Sau này, chính quyền VN giải quyết như thế nào rồi tính tiếp. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:56, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Thể loại này không biết tiêu chuẩn như thế nào? Nhiều người trong thể loại này hiện tại đã 20, 30 tuổi và không còn là học sinh. Liệu xếp vào thể loại này có còn phù hợp? – Nguyenhai314 (thảo luận) 14:40, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Không nhầm thì hay có thể loại Cựu sinh viên trường XXX. Còn Cựu học sinh VN thì cũng có thể. P/S: Cần người có tâm dọn giúp trang thảo luận chung. P.T.Đ (thảo luận) 15:08, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Nếu là "cựu học sinh" thì thể loại quá rộng. Tôi dám khẳng định hơn 95% nhân vật người Việt Nam trên Wikipedia đều được xếp vào thể loại này, vì tất thảy họ đều phải trải qua giai đoạn giáo dục phổ thông (giáo dục bắt buộc), ít nhất là hết tiểu học hoặc lớp 1. Đã đi học thì là "cựu học sinh" là điều hiển nhiên. Sẽ hẹp hơn nếu là cựu học sinh của một trường cụ thể, hay tỉnh, thành phố. – Nguyenhai314 (thảo luận) 03:48, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ban đầu để to cũng được, sau to quá (>100 item) thì chia nhỏ dần, và trở thành thể loại mẹ chứa thể loại con. P.T.Đ (thảo luận) 05:20, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Nếu là "cựu học sinh" thì thể loại quá rộng. Tôi dám khẳng định hơn 95% nhân vật người Việt Nam trên Wikipedia đều được xếp vào thể loại này, vì tất thảy họ đều phải trải qua giai đoạn giáo dục phổ thông (giáo dục bắt buộc), ít nhất là hết tiểu học hoặc lớp 1. Đã đi học thì là "cựu học sinh" là điều hiển nhiên. Sẽ hẹp hơn nếu là cựu học sinh của một trường cụ thể, hay tỉnh, thành phố. – Nguyenhai314 (thảo luận) 03:48, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Bản tin Kỹ thuật: 2022-36
sửaBản tin kĩ thuật mới nhất từ cộng đồng kỹ thuật Wikimedia. Hãy cho những thành viên khác biết về những thay đổi này. Không phải tất cả thay đổi sẽ ảnh hưởng đến bạn. Các bản dịch đã có sẵn để dịch.
Thay đổi trong nửa sau tuần này
- Phiên bản mới của MediaWiki sẽ được triển khai trên các wiki thử nghiệm và MediaWiki.org từ ngày 6 tháng Chín. Nó sẽ được cài đặt trên các wiki không phải là Wikipedia và trên một số Wikipedia từ ngày 7 tháng Chín, và trên mọi wiki từ ngày 8 tháng Chín (xem lịch trình).
- Một số wiki sẽ ở chế độ chỉ đọc trong vài phút do ảnh hưởng bởi việc chuyển đổi cơ sở dữ liệu chính của chúng. Việc này sẽ được thực hiện vào 6 tháng Chín lúc 7:00 UTC (wiki bị ảnh hưởng) và vào 8 tháng Chín lúc 7:00 UTC (wiki bị ảnh hưởng).
- Trên các trang đặc biệt chỉ có một thẻ, hàng của thanh thẻ sẽ được ẩn trong giao diện Vector-2022 để tiết kiệm dung lượng. Hàng sẽ vẫn hiển thị nếu Tiện ích sử dụng nó. Các tiện ích hiện gắn trực tiếp vào id CSS của
#p-namespaces
nên được cập nhật để sử dụng hàmmw.util.addPortletLink
thay thế. Các tiện ích tạo kiểu id này cũng nên xem xét nhắm vào#p-associated-pages
, id mới cho hàng này. Một số ví dụ. [8][9]
Tin tức Kỹ thuật được chuẩn bị bởi các biên tập viên của Tin tức và được đăng bởi bot • Đóng góp • Biên dịch • Nhờ giúp đỡ • Phản hồi • Đăng ký/Huỷ đăng ký.
23:21, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Talk to the Community Tech Team, 14 September 2022 + mini-survey
sửa(Xin chào. This is a crosspost. Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn. Please feel free to move to a better venue if you prefer. Cảm ơn!)
I'm happy to announce that the beloved Community Tech team (the folks behind the Community Wishlist, as you know) invite you to meet them on 2022-09-14 for a chat on Zoom.
All details are on Meta; your support in translating the message and getting the word out is welcome, as usual.
Bonus! They have a mini-survey for you (also on Meta). Please consider taking a few minutes to let them know what you would like to see covered in future meetings. You can leave your thoughts on the Meta talk page.
For everything related to this announcement and the event, please contact Karolin Siebert - not me! Kind regards, --Elitre (WMF) (thảo luận) 19:12, ngày 8 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Bản thảo của Hướng dẫn Thực thi Đã sửa đổi cho Bộ Quy tắc Ứng xử Chung
sửaXin chào mọi người!
Ủy ban sửa đổi Hướng dẫn Thực thi cho Bộ Quy tắc Ứng xử Chung đang yêu cầu thảo luận về Bản thảo của Hướng dẫn Thực thi Đã sửa đổi cho Bộ Quy tắc Ứng xử Chung (QTỨXC). Giai đoạn xem xét này sẽ được mở từ 8 tháng 9 năm 2022 đến 8 tháng 10 năm 2022.
Ủy ban đã hợp tác để sửa đổi bản thảo của hướng dẫn này dựa trên ý kiến đóng góp được thu thập từ giai đoạn thảo luận của cộng đồng từ tháng 5 đến tháng 7, cũng như cuộc bỏ phiếu của cộng đồng đã kết thúc vào tháng 3 năm 2022. Các sửa đổi tập trung vào bốn lĩnh vực sau:
- Để xác định loại hình, mục đích và khả năng áp dụng của chương trình đào tạo QTỨXC;
- Để đơn giản hóa ngôn ngữ để những người không phải chuyên gia dễ tiếp cận hơn về việc dịch và hiểu;
- Để khám phá khái niệm của khẳng định, bao gồm cả ưu và nhược điểm của nó;
- Để xem lại sự cân bằng giữa quyền riêng tư của người tố cáo và người bị tố cáo
Ủy ban yêu cầu thảo luận và đề xuất về các sửa đổi này trước 8 tháng 10 năm 2022. Từ đó, Ủy ban sửa đổi dự kiến sẽ sửa đổi thêm các hướng dẫn dựa trên ý kiến đóng góp của cộng đồng.
Tìm Hướng dẫn đã sửa đổi trên Meta, và một vài trang so sánh bằng một số ngôn ngữ.
Mọi người có thể chia sẻ thảo luận ở một số nơi. Người hướng dẫn hoan nghênh các thảo luận bằng bất kỳ ngôn ngữ nào trên trang thảo luận về Hướng dẫn thực thi đã sửa đổi. Các thảo luận cũng có thể được chia sẻ trên các trang thảo luận về bản dịch, tại các cuộc thảo luận địa phương hoặc trong giờ trò chuyện. Có một loạt giờ trò chuyện đã được lên kế hoạch về Hướng dẫn thực thi đã sửa đổi; vui lòng xem Meta để biết thời gian và thông tin chi tiết.
Nhóm điều hành hỗ trợ giai đoạn xem lại này hy vọng sẽ tiếp cận được một số lượng lớn cộng đồng. Nếu bạn không thấy một cuộc trò chuyện nào đang diễn ra trong cộng đồng của mình, hãy tổ chức một cuộc thảo luận. Người hướng dẫn có thể hỗ trợ bạn thiết lập các cuộc trò chuyện. Các cuộc thảo luận sẽ được tổng kết và trình bày trước ban soạn thảo hai tuần một lần. Các bản tóm tắt sẽ được xuất bản ở đây.
RamzyM (WMF) & VChang (WMF) 14:14, ngày 10 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Bản tin Kỹ thuật: Tuần 37 năm 2022
sửaTin tức Kỹ thuật mới nhất từ cộng đồng kỹ thuật Wikimedia. Xin hãy thông báo cho các thành viên khác về những thay đổi này. Không phải thay đổi nào cũng ảnh hưởng trực tiếp tới bạn. Các bản dịch đã có sẵn để đọc.
Thay đổi gần đây
- Các máy chủ tìm kiếm đã được nâng cấp lên một phiên bản chính mới. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ vấn đề nào với việc tìm kiếm, vui lòng báo cáo về Phabricator. [10]
Thay đổi trong nửa sau tuần này
- Phiên bản mới của MediaWiki sẽ được triển khai trên các wiki thử nghiệm và MediaWiki.org từ ngày 13 tháng Chín. Nó sẽ được cài đặt trên các wiki không phải là Wikipedia và trên một số Wikipedia từ ngày 14 tháng Chín, và trên mọi wiki từ ngày 15 tháng Chín (xem lịch trình).
- Đánh dấu cú pháp hiện được theo dõi như một hàm phân tích cú pháp tốn kém. Chỉ có thể sử dụng 500 lệnh gọi hàm dạng như này trên một trang. Các trang vượt quá giới hạn sẽ được thêm vào thể loại theo dõi. [11]
Tin tức Kỹ thuật do biên tập viên Bản tin Kỹ thuật chuẩn bị và được đăng bởi bot • Đóng góp • Biên dịch • Nhờ giúp đỡ • Phản hồi • Đăng ký hoặc huỷ đăng ký.
01:49, ngày 13 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Đồng bộ tên bài viết liên quan đến đơn vị đo lường
sửaCác bài viết về đơn vị đo lường hiện tại đang thiếu thống nhất về cách đặt tên vì mình ko biết trước đây đã có thống nhất về cách đặt tên chưa nên hôm nay mang ra thảo luận nếu hợp lý sẽ mở đồng thuận cộng đồng.
Đề xuất của mình là thực hiện đổi tên theo văn bản quy phạm có sẵn cụ thể ở đây là NGHỊ ĐỊNH: Quy định về đơn vị đo lường chính thức năm 2007. Tuy biết cách đặt tên này khá cũ nhưng nó thỏa mục đích thống nhất cách đặt tên bài.
Bảng so sánh khác biệt giữa quốc tế và quy định chính thức ở Việt Nam:
Quốc tế | Việt Nam |
---|---|
Metre | Mét |
Ampere | Ampe |
Kelvin | Kenvin |
Mole | Mol |
Hertz | Héc |
Gram | Gam |
Newton | Niutơn |
Pascal | Pascan |
Joule | Jun |
Watt | Oát |
Coulomb | Culông |
Volt | Vôn |
Quốc tế | Việt Nam |
---|---|
Ohm | Ôm |
Siemens | Simen |
Farad | Fara |
Weber | Vebe |
Dioptre | Điôp |
Becquerel | Becơren |
Sievert | Sivơ |
Yotta | Yôtta |
Kilo | Kilô |
Hecto | Hectô |
Milli | Mili |
Micro | Micrô |
Quốc tế | Việt Nam |
---|---|
Nano | Nanô |
Pico | Picô |
Femto | Femtô |
Atto | Attô |
Zepto | Zeptô |
Yocto | Yoctô |
Tonne | Tấn |
Octa | Ôcta |
Phon | Phôn |
Neper | Nepe |
Bel | Ben |
Calorie | Calo |
Mời các thành viên tham gia thảo luận. – Ikid Kaido 06:43, ngày 15 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Ý kiến
sửa- Ý kiến Nhiều khi tự chế còn hay hơn. Trước mắt là không đồng ý vì dùng phiên âm, không phù hợp với xu hướng thực hành tiếng Việt hiện nay trên Wikipedia. Từ "Culông" là từ rất lâu rồi, giờ đến SGK còn ghi Coulomb (hoặc dùng song hành). P.T.Đ (thảo luận) 10:53, ngày 15 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đối với đơn vị có nguồn gốc từ tên riêng thì nên giữ nguyên. Còn lại thì có thể cân nhắc dùng phiên âm vì tính phổ biến. Còn mấy cái như kilo, hecto... không phải là đơn vị đo hoàn chỉnh, mà chỉ là tiền tố của đơn vị, giữ nguyên cũng được vì khá dễ đọc. P.T.Đ (thảo luận) 10:57, ngày 15 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Dùng phiên âm như trên vừa lạ với các học sinh vì sách giáo khoa viết khác. Sách giáo trình mới xuất bản thì viết các đơn vị bằng tiếng Anh. Tôi thấy việc để như hiện tại có vẻ hợp lý hơn – — Dr. Voirloup💬 14:44, ngày 15 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Mongrangvebet: Để như hiện tại là để ko thông nhất đó bạn, vừa tiếng Anh vừa tiếng Việt tùm lum hết. – Ikid Kaido 14:48, ngày 15 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Tiếng Việt đã cho phép sự song hành như vậy rồi, xã hội cũng không thực hành tiếng Việt theo cái quy định đó (một quy định chết của các nhà lập pháp), thì cớ gì chúng ta lại tự làm khó bản thân và sinh thêm việc. P.T.Đ (thảo luận) 22:37, ngày 15 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ý của mình phía trên là kiểu đặt tên lúc thì kilôgam lúc thì microgram á, thiếu thông nhất về cách đặt.
- Mình hiểu cách dùng song hành và thực hành tiếng Việt mà bạn nói. Như mình đã ghi ở trên "Tuy biết cách đặt tên này khá cũ nhưng nó thỏa mục đích thống nhất cách đặt tên bài" nên việc dẫn quy định chỉ là 1 phương án mình tìm ra, còn nếu cộng đồng có phương án hay thì quá tốt. – Ikid Kaido 11:48, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Phương án tốt đôi khi là không có phương án. Một vấn đề từng thảo luận là đặt dấu òa, úy hay oà, uý; và cuối cùng cộng đồng chấp nhận là ai muốn dùng gì dùng. Nhìn chung là tôi không đồng tình vụ phiên âm các đơn vị có nguồn gốc từ tên riêng như Coulomb, Volt; còn các trường hợp khác người ta muốn dùng phiên âm hay không thì tùy, ví dụ dùng song song calorie/calo, kilo/kilô... thì tôi không ý kiến, thoải mái (miễn là trong bài phải thống nhất một kiểu, không có đầu này đuôi kia). P.T.Đ (thảo luận) 11:59, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Tiếng Việt đã cho phép sự song hành như vậy rồi, xã hội cũng không thực hành tiếng Việt theo cái quy định đó (một quy định chết của các nhà lập pháp), thì cớ gì chúng ta lại tự làm khó bản thân và sinh thêm việc. P.T.Đ (thảo luận) 22:37, ngày 15 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Mongrangvebet: Để như hiện tại là để ko thông nhất đó bạn, vừa tiếng Anh vừa tiếng Việt tùm lum hết. – Ikid Kaido 14:48, ngày 15 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Dùng phiên âm như trên vừa lạ với các học sinh vì sách giáo khoa viết khác. Sách giáo trình mới xuất bản thì viết các đơn vị bằng tiếng Anh. Tôi thấy việc để như hiện tại có vẻ hợp lý hơn – — Dr. Voirloup💬 14:44, ngày 15 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đối với đơn vị có nguồn gốc từ tên riêng thì nên giữ nguyên. Còn lại thì có thể cân nhắc dùng phiên âm vì tính phổ biến. Còn mấy cái như kilo, hecto... không phải là đơn vị đo hoàn chỉnh, mà chỉ là tiền tố của đơn vị, giữ nguyên cũng được vì khá dễ đọc. P.T.Đ (thảo luận) 10:57, ngày 15 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ý kiến Một lần nữa bạn lại mở đồng thuận thiếu quy trình... Tôi đã nhắc nhở bạn rất nhiều lần trong quá khứ. Nếu bạn tiếp tục mở đồng thuận thiếu quy trình, sau này tôi sẽ hủy mọi kết quả (nếu có) từ đồng thuận của bạn. Quy trình thiếu -> đồng thuận này sẽ kéo dài bao lâu? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:56, ngày 15 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Sau 2 lần mở đề mục ở đây, thì nhờ bạn và các thành viên khác nên mình biết và nhớ đc quy trình mở đồng thuận cộng đồng như nào. Nhưng như mình đã ghi rõ ở bên trên "mang ra thảo luận nếu hợp lý sẽ mở đồng thuận cộng đồng" nên hiện tại cái này mình chỉ mở thảo luận để lấy ý kiến của cộng đồng xem sao thôi. Sau khi một thời gian thảo luận, mình thấy cần thiết sẽ mở đồng thuận cộng đồng còn không thì sẽ dẹp luôn để đỡ mất thời gian của cộng đồng. Nếu ý định của mình vừa trình bày có gì chưa đúng với cách hoạt động của Wiki mời bạn nói để mình khắc phục. – Ikid Kaido 11:42, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ok, vậy tôi có chút nhầm lẫn. Bạn làm như vậy cũng ok. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:50, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Sau 2 lần mở đề mục ở đây, thì nhờ bạn và các thành viên khác nên mình biết và nhớ đc quy trình mở đồng thuận cộng đồng như nào. Nhưng như mình đã ghi rõ ở bên trên "mang ra thảo luận nếu hợp lý sẽ mở đồng thuận cộng đồng" nên hiện tại cái này mình chỉ mở thảo luận để lấy ý kiến của cộng đồng xem sao thôi. Sau khi một thời gian thảo luận, mình thấy cần thiết sẽ mở đồng thuận cộng đồng còn không thì sẽ dẹp luôn để đỡ mất thời gian của cộng đồng. Nếu ý định của mình vừa trình bày có gì chưa đúng với cách hoạt động của Wiki mời bạn nói để mình khắc phục. – Ikid Kaido 11:42, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ý kiến Nói chung vấn đề này phức tạp, không chỉ dùng một chuẩn duy nhất (nghị định) là xong, chưa kể nghị định hiện đã lỗi thời với bối cảnh hiện nay. Gì chứ gọi kiểu "Culông", "Vôn" thì dẹp luôn đi cho xong. Nguyenhai314 (thảo luận) 01:59, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Nể ông nào phiên ra được cái từ "Culông". Bó tay. P.T.Đ (thảo luận) 04:57, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Trong tiếng Pháp đọc gần như vậy thật, Coulomb vốn là tiếng Pháp, mà mình nghe thử phát âm thì thấy đáng ra phải phiên âm là "cu-lồm" mới đúng. – Meigyoku Thmn (💬🧩) 10:17, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Bỏ nhấn nhá thành "cu-lôm" thì nhìn vẫn ổn hơn "culông". P.T.Đ (thảo luận) 10:21, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đọc "culông" là đúng nhé. "on" (bonbon: kẹo mút, mouton: con cừu, procrastination: sự trì hoãn), "om" (tomber: ngã, sombre: tối tăm) đều phát âm mũi là [ɔ̃] – — Dr. Voirloup💬 20:05, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Như cách phiên âm Simon thành Xi-mông trong "Bố của Xi-mông" (Guy de Maupassant). – — Dr. Voirloup💬 20:07, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Thấy chị Google đọc là "cu-lồông" ^_^ – Nguyenhai314 (thảo luận) 03:49, ngày 17 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đúng rồi, nếu đọc phiên âm thì thế này là đúng nè, không hẳn là "cu-lông" đâu :D – Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:00, ngày 17 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Thấy chị Google đọc là "cu-lồông" ^_^ – Nguyenhai314 (thảo luận) 03:49, ngày 17 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Như cách phiên âm Simon thành Xi-mông trong "Bố của Xi-mông" (Guy de Maupassant). – — Dr. Voirloup💬 20:07, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đọc "culông" là đúng nhé. "on" (bonbon: kẹo mút, mouton: con cừu, procrastination: sự trì hoãn), "om" (tomber: ngã, sombre: tối tăm) đều phát âm mũi là [ɔ̃] – — Dr. Voirloup💬 20:05, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Bỏ nhấn nhá thành "cu-lôm" thì nhìn vẫn ổn hơn "culông". P.T.Đ (thảo luận) 10:21, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Trong tiếng Pháp đọc gần như vậy thật, Coulomb vốn là tiếng Pháp, mà mình nghe thử phát âm thì thấy đáng ra phải phiên âm là "cu-lồm" mới đúng. – Meigyoku Thmn (💬🧩) 10:17, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Mình đồng ý với ý kiến bạn, nên mình mở thảo luận trước xem sao chứ ko vội mở đồng thuận quá sớm. – Ikid Kaido 11:50, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Trước đây có vấn đề về danh pháp hóa học. Trong một chừng mực nào đó, hệ thống danh pháp không quá sa đà vào việc "phiên âm" cho giống tiếng Việt vì xa rời hội nhập và cũng không nên "tiếng Anh" hóa hoàn toàn vì khó tiếp cận cho người dân trong nước. – — Dr. Voirloup💬 20:01, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Nể ông nào phiên ra được cái từ "Culông". Bó tay. P.T.Đ (thảo luận) 04:57, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ý kiến gần như mọi người ở VN viết kilo micro chứ không viết kilô micrô là vì khi viết từ "kilôgram" thì phải đánh "kil ô gram" rồi xóa mấy cái dấu cách. Pháp sư Trung Hoa🚢 08:00, ngày 18 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Bản tin Kỹ thuật: 2022-38
sửaTin tức Kỹ thuật mới nhất từ cộng đồng kỹ thuật Wikimedia. Xin hãy thông báo cho các thành viên khác về những thay đổi này. Không phải thay đổi nào cũng ảnh hưởng trực tiếp tới bạn. Các bản dịch đã có sẵn để đọc.
Thay đổi gần đây
- Two database fields in the
templatelinks
table are now being dropped:tl_namespace
andtl_title
. Any queries that rely on these fields need to be changed to use the new normalization field calledtl_target_id
. See T299417 for more information. This is part of normalization of links tables. [12][13]
Thay đổi trong nửa sau tuần này
- Phiên bản mới của MediaWiki sẽ được triển khai trên các wiki thử nghiệm và MediaWiki.org từ ngày 20 tháng Chín. Nó sẽ được cài đặt trên các wiki không phải là Wikipedia và trên một số Wikipedia từ ngày 21 tháng Chín, và trên mọi wiki từ ngày 22 tháng Chín (xem lịch trình).
- Trong bản đồ Kartographer, bạn có thể sử dụng các biểu tượng trên điểm đánh dấu cho các điểm ưa thích chung. Vào thứ Ba, bộ biểu tượng trước đó sẽ được cập nhật lên phiên bản maki 7.2. Điều đó có nghĩa là khoảng 100 biểu tượng mới sẽ có sẵn. Ngoài ra, tất cả các biểu tượng hiện có đã được cập nhật để rõ ràng hơn và làm cho chúng hoạt động tốt hơn trong bối cảnh quốc tế. [14][15]
Thay đổi trong tương lai
- Trong một cuộc thảo luận nhóm tại Wikimania, hơn 30 người đã thảo luận về cách làm cho phần mềm đối tác nội dung trong phong trào Wikimedia bền vững hơn. Loại hỗ trợ nào được chấp nhận cho các nhà phát triển tình nguyện? Hãy đọc tóm lược và để lại phản hồi của bạn.
Tin tức Kỹ thuật được chuẩn bị bởi các biên tập viên của Tin tức và được đăng bởi bot • Đóng góp • Biên dịch • Nhờ giúp đỡ • Phản hồi • Đăng ký/Huỷ đăng ký.
MediaWiki message delivery 22:15, ngày 19 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Growth team newsletter #22
sửaChào mừng bạn đến với bản tin thứ hai mươi hai từ Nhóm tăng trưởng!
Nhiệm vụ cho người mới đến đạt mốc 500.000 lượt sửa đổi — nhiều dữ liệu công khai hơn
sửaTính đến tuần cuối cùng của tháng 6 năm 2022, những người mới đến trên thế giới đã hoàn thành hơn 500.000 nhiệm vụ dành cho người mới đến. Nói cách khác, những người mới đến đã thực hiện hơn nửa triệu sửa đổi trên Wikipedia qua mô đun “Sửa đổi được đề xuất” của Nhóm tăng trưởng.
- Khoảng 30% trong số các sửa đổi đó đã được hoàn thành trên thiết bị di động.
- Việc sử dụng tiếp tục tăng lên; vào tháng 6 năm 2022, gần 50.000 nhiệm vụ dành cho người mới đến đã được hoàn thành.
Chúng tôi đã thêm một số dữ liệu mới vào Grafana. Giờ đây, bạn có thể kiểm tra số lần sửa đổi và lùi sửa theo loại nhiệm vụ hoặc số lượng câu hỏi được được đặt ra cho người cố vấn. Bạn có thể lọc dữ liệu bằng wiki.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc có thêm dữ liệu nào mà bạn muốn truy cập, hãy cho chúng tôi biết.
Các dự án và khám phá đang thực hiện
sửaChúng tôi đang tiếp tục công việc cho dự án mới, Tăng cường tích cực. Thử nghiệm của thành viên đối với các thiết kế Tăng cường tích cực ban đầu vừa được hoàn thành. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Ả Rập, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Kết quả đã được công bố trên trang Tăng cường tích cực. Chúng tôi hiện đang sử dụng phản hồi thử nghiệm của thành viên cùng với phản hồi của cộng đồng trước để lặp lại và cải tiến thiết kế.
Chúng tôi đang khám phá ý tưởng về một Nhiệm vụ có cấu trúc về Sửa đổi sao chép. Chúng tôi đã thử nghiệm các sửa đổi sao chép trong các bài viết trên Wikipedia cho arwiki, bnwiki, cswiki, eswiki (Các wiki thử nghiệm tăng trưởng) và enwiki với hai phương pháp khác nhau: Công cụ ngôn ngữ và Hunspell. Chúng tôi sẽ chia sẻ thêm thông tin chi tiết tại đây và trên trang Sửa đổi sao chép có liên quan sau khi đánh giá hoàn tất.
Thêm một hình ảnh đã được sử dụng tại các sự kiện GLAM ở Argentina, Mexico và Chile. Để có cái nhìn tổng quan về những gì đã học được từ những sự kiện này, hãy đọc: #1Pic1Article I: how Latin American heritage experts added images to Wikipedia (Tiếng Anh).
Phân tích thử nghiệm
sửaThêm một Liên kết Phân tích thử nghiệm đã được phát hành. Những điểm quan trọng nhất gồm có:
- Những người mới đến nhận nhiệm vụ có cấu trúc Thêm Liên kết là nhiều khả năng được kích hoạt (tức là thực hiện một sửa đổi bài viết đầu tiên mang tính xây dựng).
- Ngoài ra cũng có nhiều khả năng được giữ lại (tức là quay lại và thực hiện một sửa đổi bài viết mang tính xây dựng khác vào một ngày khác).
- Tính năng cũng tăng lượng sửa đổi (tức là số lượng sửa đổi mang tính xây dựng được thực hiện trong vài tuần đầu tiên), trong khi cùng một lúc cải thiện chất lượng sửa đổi (tức là khả năng các sửa đổi của người mới đến không được lùi sửa).
Phân tích loại sửa đổi nhiệm vụ dành cho người mới đến đã được phát hành.
- Cộng đồng đã bày tỏ lo ngại rằng những người mới đến có sửa đổi ban đầu là nhiệm vụ có cấu trúc sẽ không tiếp tục học cách hoàn thành các nhiệm vụ khó hơn. Nhà khoa học dữ liệu của nhóm Tăng trưởng đã tiến hành một Phân tích loại sửa đổi nhiệm vụ dành cho người mới đến để xem thử điều này có thực sự là vấn đề cần giải quyết hay không.
- Kết quả từ phân tích chỉ ra rằng điều này có thể không phải là một mối quan tâm đáng kể. Hơn 70% người dùng bắt đầu với nhiệm vụ dễ dàng "Thêm liên kết" cũng thực hiện một loại nhiệm vụ khác. Đọc toàn bộ phân tích và phương pháp luận ở đây.
Tin tức cho cố vấn
sửaMột hệ thống mới cho danh sách cố vấn
Cấu hình của danh sách cố vấn sẽ thay đổi trong những tuần tới. Trong tương lai, người cố vấn sẽ đăng ký, sửa đổi mô tả người cố vấn của họ và huỷ tư cách cố vấn bằng cách sử dụng Đặc biệt:Bảng điều khiển cố vấn. Hệ thống mới này sẽ làm cho việc phát triển các tính năng mới cho người cố vấn dễ dàng hơn nhiều.
Hiện tại, danh sách người cố vấn là một trang đơn giản mà ai cũng có thể sửa đổi, trừ khi nó được bảo vệ. Với trang mới, người cố vấn sẽ chỉ có thể sửa đổi mô tả của riêng mình, trong khi bảo quản viên sẽ có thể sửa đổi toàn bộ danh sách người cố vấn nếu cần.
Việc triển khai sẽ diễn ra đầu tiên ở wiki thí điểm, sau đó ở tất cả wiki. Danh sách cố vấn hiện có sẽ được tự động chuyển đổi, các cố vấn không cần thực hiện hành động nào. [16][17]
Các cố vấn sẽ sớm được thông báo về các bước tiếp theo, bằng một thông báo được đăng trên trang thảo luận về danh sách cố vấn hiện có.
Tìm hiểu thêm về trang có cấu trúc mới này trên mediawiki.org.
Mẹo dành cho người cố vấn
Bạn có biết rằng người cố vấn có thể lọc những thay đổi của người được cố vấn của họ tại Đặc biệt:Bảng điều khiển cố vấn (và gắn dấu sao cho những cái cần chú ý) hay không? Tính năng này giúp theo dõi các sửa đổi của người mới đến, giúp người cố vấn sửa chữa các chi tiết nhỏ và khuyến khích họ nếu cần thiết.
Và bạn có biết rằng người cố vấn có các bộ lọc đặc biệt để làm nổi bật các sửa đổi của người được cố vấn của họ tại Đặc biệt:Thay đổi gần đây hay không? Hãy tìm kiếm các bộ lọc sau trong Thay đổi gần đây: Người được cố vấn có gắn sao của bạn, Người được cố vấn không gắn sao của bạn.
Cải tiến khác
Một số cải tiến sẽ được thực hiện đối với bảng điều khiển dành cho người cố vấn trong những tuần tới:
- Mặc dù hiện tại chúng tôi cung cấp một số lựa chọn cho người cố vấn nghỉ ngơi, nhưng không dễ tìm thấy tùy chọn từ bỏ vai trò cố vấn. Điều này sẽ được cải thiện. [18]
- Cố vấn tại wiki sử dụng Xem lại sửa đổi được gắn cờ (FlaggedRevisions) sẽ có một cách để theo dấu các sửa đổi đang chờ xử lý của người được cố vấn của họ. [19]
- Tính năng khám phá trang tổng quan dành cho người cố vấn mới sẽ được cải thiện. [20]
Thay đổi gần đây và lỗi đã sửa
sửa- Chúng tôi đã chuyển sang API đề xuất hình ảnh mới. API mới này sẽ cho phép chúng tôi triển khai Thêm hình ảnh vào nhiều wiki hơn. [21]
- Bắt đầu từ ngày 19 tháng 9, một số wiki khác bây giờ đã cung cấp Thêm hình ảnh cho người mới đến. Những wiki này gồm có Wikipedia tiếng Hy Lạp, Wikipedia tiếng Ba Lan, Wikipedia tiếng Trung Quốc, Wikipedia tiếng Indonesia, Wikipedia tiếng Romana. [22]
- Thêm hình ảnh đã bị vô hiệu hóa trong một vài ngày do sự cố kỹ thuật. "Thêm hình ảnh" đã thêm một dòng trống thay vì một hình ảnh. Điều này đã được sửa chữa. [23]
- Để biết liệu Special:EditGrowthConfig có được cộng đồng sử dụng hay không, bây giờ chúng tôi tải trang công cụ và lưu cấu hình. [24]
Bạn có câu hỏi ư? Hay bạn có đề xuất nào đó?
sửaHãy cho chúng tôi biết! Bạn cũng có thể đọc trang Câu hỏi thường gặp của chúng tôi.
Bản tin nhóm Tăng trưởng do Nhóm Tăng trưởng thực hiện và do bot gửi tự động • Phản hồi • Đăng ký hoặc hủy đăng ký.
17:19, ngày 21 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Công bố kết quả biểu quyết sơ bộ của cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị năm 2022
sửaXin chào mọi người,
Xin cảm ơn tất cả mọi người đã tham gia cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị năm 2022 và giúp chọn ra những thành viên mới cho Hội đồng Quản trị.
Dưới đây là kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị năm 2022:
Xem thêm thông tin về cuộc bầu cử: Kết quả và thống kê.
Hội đồng sẽ hoàn thành việc xem xét các ứng cử viên được bình chọn nhiều nhất, bao gồm cả việc tiến hành kiểm tra lý lịch. Hội đồng quản trị dự kiến sẽ bổ nhiệm các ủy viên mới tại cuộc họp của họ vào tháng 12.
Thân ái,
Nhóm Chiến lược và Quản trị Phong trào
Thay mặt cho Nhóm Tuyển chọn Hội đồng và Uỷ ban Bầu cử
RamzyM (WMF) & VChang (WMF) 15:45, ngày 22 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Đặt mặc định cho giao diện Vector 2022
sửaXin chào. Tôi là đại diện cho nhóm Web thuộc Quỹ Wikimedia. Trong hai tuần nữa, chúng tôi muốn đặt giao diện Vector 2022 làm giao diện mặc định cho wiki này.
Chúng tôi đã nghiên cứu Vector 2022 trong suốt ba năm qua. Cho tới nay, nó đã trở thành giao diện mặc định cho hơn 30 wiki, bao gồm cả các dự án chị em, với tổng hơn 1 tỉ lượt xem trang mỗi tháng. Tính trung bình, 87% số người dùng đã đăng nhập đang hoạt động của những wiki đó sử dụng Vector 2022.
Nó sẽ trở thành mặc định cho toàn bộ người dùng không đăng nhập, và cả những người dùng đã đăng nhập hiện đang sử dụng Vector cũ. Người dùng đã đăng nhập vẫn có thể chuyển sang bất cứ giao diện nào khác vào bất kỳ lúc nào. Sẽ không có thay đổi gì đối với những người dùng của những giao diện này hết.
Về giao diện này
sửa[Tại sao thay đổi này là cần thiết] Giao diện mặc định hiện tại thỏa mãn được nhu cầu của người đọc và biên tập viên nhưng là vào 13 năm trước. Kể từ đó tới giờ, đã có nhiều người mới bắt đầu sử dụng các dự án của Wikimedia. Giao diện Vector không thỏa mãn được nhu cầu của những người này.
[Mục tiêu] Mục tiêu của Vector 2022 là khiến giao diện trang trở nên thân thiện và thoải mái hơn cho người đọc và có ích hơn cho những người dùng nâng cao. Nó được lấy cảm hứng từ những đề nghị trước đây, các Cuộc khảo sát Danh sách mong ước của cộng đồng, và gadget và script. Công trình này giúp phần code của chúng ta theo đúng tiêu chuẩn và cải thiện tất cả các giao diện khác. Chúng ta đã giúp giảm 75% lượng code PHP trong các giao diện được triển khai trên Wikimedia. Dự án cũng đã tập trung vào việc giúp việc hỗ trợ gadget và sử dụng API được dễ dàng hơn.
[Các thay đổi và kết quả thử nghiệm] Giao diện mới giới thiệu một loạt các thay đổi giúp cải thiện khả năng đọc và sử dụng. Giao diện mới không loại bỏ bất cứ tính năng nào hiện đang có tại giao diện Vector.
- Thanh đầu trang dính giúp việc tìm các công cụ mà biên tập viên thường xuyên sử dụng trở nên dễ dàng hơn. Nó giúp làm giảm 16% việc cuộn lên đầu trang.
- Mục lục mới giúp việc điều hướng tới các mục khác nhau trở nên dễ dàng hơn. Người đọc và biên tập viên nhảy đến các mục khác nhau của trang nhiều hơn 50% so với mục lục cũ. Trang thảo luận cũng có một chút thay đổi.
- Thanh tìm kiếm mới giúp dễ dàng tìm kiếm và tìm ra kết quả chính xác hơn từ danh sách kết quả. Điều này làm tăng 30% số lượt tìm kiếm trên những wiki chúng tôi thử nghiệm.
- Giao diện không gây ảnh hưởng tiêu cực tới lượt xem trang, tỉ lệ sửa đổi hay việc tạo tài khoản mới. Đã có bằng chứng trong việc tăng lượt xem trang cũng như lượng tạo tài khoản mới xuyên suốt các cộng đồng chúng tôi liên kết.
[Dùng thử] Hãy dùng thử giao diện mới bằng cách đi tới tab Giao diện trong tùy chọn và chọn Vector 2022 từ danh sách các giao diện.
Các biên tập viên có thể thay đổi và tùy chỉnh giao diện này như thế nào?
sửaBạn có thể tùy chỉnh và cá nhân hóa các thay đổi của chúng tôi. Chúng tôi ủng hộ các tình nguyện viên tạo ra các gadget và script người dùng mới. Hãy xem danh sách các tùy chỉnh có sẵn hiện tại trong kho của chúng tôi và bổ sung cái của riêng bạn.
Kế hoạch của chúng tôi
sửaNếu không phát sinh vấn đề gì, chúng tôi dự định sẽ triển khai mặc định vào tuần của ngày 3 tháng 10 năm 2022. Nếu cộng đồng bạn muốn có thêm thời gian để thảo luận về các thay đổi, hãy nhắn cho chúng tôi biết. Chúng tôi có thể điều chỉnh lại thời gian.
Đề nghị có thêm thời gian để thảo luận
Nếu bạn muốn hỏi nhóm chúng tôi bất cứ điều gì, nếu bạn có câu hỏi, lo lắng, hay bất cứ suy nghĩ gì khác, hay ping tôi hoặc viết lên trang thảo luận của dự án. Hoặc đọc FAQ cũng được. Xin cảm ơn. – Tiểu Phương 話そう! 15:22, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Giao diện phù hợp với thời đại mới, dùng khá ổn – BLACKPINKIn your area 16:48, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.
Chào mọi người. Cách đây vài tháng, mình phát hiện hiện tại yêu cầu đề có quyền tự động xác nhận là 4 ngày và 0 sửa đổi chứ không phải là 4 ngày và 10 sửa đổi. Việc này tạo cơ hội cho những người phá hoại tạo nhiều tài khoản để phá các trang được khóa ở mức tự động xác nhận rất dễ dàng vì không cần phải sửa đổi gì cả. Mong mọi người cho ý kiến về vấn đề này: Liệu có cần thay đổi để trả mức Autoconfirmed về mức 4 ngày và 10 sửa đổi hay không? Thời hạn thảo luận là 15 ngày. – Là tôi Cần cố gắng hơn 15:53, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Thay đổi về mức 4 ngày và 10 sửa đổi
sửa- Đồng ý Việc giảm xuống mức tự động xác nhận là 4 ngày và 0 sửa đổi là cách tuyệt vời nhất để những lũ phá hoại tiếp tục hành vi của chúng. Theo tôi, nên giữ nguyên hoặc tăng mức sửa đổi lên 15 hay 20 sửa đổi gì đó để tránh hành vi phá hoại các trang đã được khóa. — Cúc ki Cắn cái bánh này 16:15, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Rõ ràng để như cũ sẽ tạo cơ hội để những tên phá hoại tha hồ tạo tài khoản và phá bĩnh. Là tôi Cần cố gắng hơn 16:35, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Tôi có đề xuất là sẽ nâng mức autoconfirmed lên 5 ngày và có 50 sửa đổi, bởi tôi nghĩ đó là mức an toàn có thể. BLACKPINKIn your area 16:45, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Vanhdeeptryy 5 ngày 50 sửa đổi thì hơi quá, tôi nghĩ chỉ cần 5 ngày 20-25 sửa đổi là được rồi. — Cúc ki Cắn cái bánh này 16:51, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Vanhdeeptryy Chỉ cần như vậy là được. Chúng ta đã có những mức khóa cao hơn khi phá hoại dai dẳng và phức tạp hơn. – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:53, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý 4 ngày 10 sửa đổi là hợp lý và tránh gặp phải nhiều hành vi phá hoại. Đây là mức phù hợp nhất rồi, theo cá nhân tôi thấy không cần nâng thêm hay giảm nữa. Cứ để như cũ là được. ~Cát~ với Gió🌬️ 03:06, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Trước mắt cứ quay về như cũ, còn nếu muốn tăng thì có lẽ cần nghiên cứu thêm. Tiểu Phương 話そう! 03:15, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Cứ quay về như cũ để phòng chống phá hoại. Bản thân mình cũng khá bất ngờ về việc này. My Things 10:26, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Ít ra việc này cũng sẽ hạn chế ở một mức độ nào đó về tình trạng (vô tình) lách mức bảo vệ bài viết. --minhhuy (thảo luận) 13:24, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Nguyenhai314 (thảo luận) 15:49, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Tránh spam nick — Dr. Voirloup💬 16:19, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Hợp lý. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:49, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Ý kiến như trên Меня зовут Мейко Συζητώ 00:33, ngày 27 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý – Ikid Kaido 04:17, ngày 27 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý ok luôn. hợp lý - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 12:07, ngày 27 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Tôi cũng chưa biết là cái quyền này nó thay đổi thành 4 ngày 0 sửa đổi từ lúc nào, vì hầu hết các wiki khác đều quy định 4 ngày 10 sửa đổi thì mới được tự xác nhận, chỉ có wikidata là tăng lên 50 sửa đổi, nhưng chỉ để 4 ngày thôi thì không ổn. Flyplanevn27 (thảo luận) 15:43, ngày 27 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Việc để 4 ngày không sửa đổi làm cho các tài khoản chỉ cần để 4 ngày là có thể đi phá hoại, làm rối, làm cho wiki ngày càng có nhiều tài khoản rác hơn. Mãi Yêu Việt Nam 🇻🇳 (thảo luận) 08:53, ngày 30 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý nếu để 4 ngày 0 sửa đổi thì sẽ có người tạo tài khoản, để đó 4 ngày rồi có hành vi phá hoại. mèo ba lan 09:21, ngày 30 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Việc thay đổi về mức 4 ngày 10 sửa đổi là khả thi. Hành trình 365 ngày 14:42, ngày 1 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Hợp lý. Thường những tài khoản vốn là "kiếp sau" của phá hoại thì tới ngưỡng này là phát lộ.Trungda (thảo luận) 14:53, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý Lâu lâu không quay lại dự án mới biết. Tôi thật sự không hiểu ai lại nghĩ ra mức này. Tốt nhất là đổi lại về như cũ để tránh phá hoại. "Mở" thì "mở", nhưng "mở" không hợp lý rất dễ bị phá hoại. Thỉnh thoảng quay lại Love Moments on Television 14:05, ngày 6 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- Đồng ý với mức khóa 4 ngày 10 sửa đổi, tránh được phá hoại tốt hơn. Anster (thảo luận) 08:47, ngày 8 tháng 10 năm 2022 (UTC)
Giữ nguyên
sửaĐồng ý Việc giảm xuống mức tự động xác nhận là 4 ngày và 0 sửa đổi là cách tuyệt vời nhất để những lũ phá hoại tiếp tục hành vi của chúng. Theo tôi, nên giữ nguyên hoặc tăng mức sửa đổi lên 15 hay 20 sửa đổi gì đó để tránh hành vi phá hoại các trang đã được khóa.— Cúc ki Cắn cái bánh này 16:06, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)- @CookieGMVN Xin lỗi, nhưng hình như bạn đang hiểu sai ý mình. Ở đây, ý giữ nguyên là giữ nguyên mức hệ thống, tức là 4 ngày và 0 sửa đổi. Nếu bạn đang hiểu không đúng thì đưa lại phiếu lên trên nhé. – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:10, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Đơn_giản_là_tôi ah, sorry bạn, mình không để ý kĩ. Để mình đưa phiếu lên trên. — Cúc ki Cắn cái bánh này 16:12, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @CookieGMVN Xin lỗi, nhưng hình như bạn đang hiểu sai ý mình. Ở đây, ý giữ nguyên là giữ nguyên mức hệ thống, tức là 4 ngày và 0 sửa đổi. Nếu bạn đang hiểu không đúng thì đưa lại phiếu lên trên nhé. – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:10, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Ý kiến
sửa- ko biết vụ này luôn, nhưng đủ 4 ngày thì sửa qua loa 10 sửa đổi là nện wiki được rồi. Trả về như cũ chả có tác dụng gì bao nhiêu ăn thua đủ 4 ngày, còn 10 sửa đổi có đáng là bao. Thảo luận này thật sự ko cần thiết - zữ zậy sao !!! (nói chuyện) 16:08, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Khả Vân Đại Hãn Theo em thì mức khóa này để chặn những IP và các tài khoản được lập ra chỉ với mục đích phá hoại. Nếu để như cũ thì rất nguy hiểm vì chúng có thể tạo nhiều tài khoản và ngâm đủ 4 ngày để phá hoại. Có còn hơn không. Còn nếu chúng tiếp tục phá hoại thì ta sẽ khóa ở mức cao hơn. – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:14, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- chả hiệu quả bao nhiêu, wiki chỉ cho tạo 4 tài khoản 1 ngày, ko nhiều hơn, mà ai đã có ý phá và có kinh nghiệm phá thì mấy cái lặt vặt này chả là gì. mà sao tự dưng nó đổi 4, 0 từ 4, 10 vậy. có gì nhờ bảo quản viên chỉnh lại là xong cần gì thảo luận cho mắc công - zữ zậy sao !!! (nói chuyện) 16:20, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Khả Vân Đại Hãn đúng rồi, nó cũng không đáng lắm vì như ông Trieu Thuan Son có cả một danh sách app open proxy để nhảy (và đúng ra thì cái thảo luận này cúng không cần lắm) nhưng thôi, tôi cứ biểu quyết (vì đang rảnh á mà) — Cúc ki Cắn cái bánh này 16:23, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- App không giúp bạn khi bạn bị khóa tài khoản. Nếu để nguyên IP thì chắc chắn không sửa được. Còn tạo nhiều tài khoản thì phải chờ 4 ngày và 10 sửa đổi mới được. – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:26, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Đơn giản là tôi mình đang nói tới giới hạn tạo 4 tài khoản 1 ngày của wiki. Theo mình thì wiki sẽ đếm số tài khoản đc tạo qua IP để giới hạn nên nếu như dùng proxy thì chắc chắn số tài khoản đc tạo sẽ nhiều hơn 4. Tạo xong rồi thì cứ để đó rồi từ từ phá hoại thôi -_- — Cúc ki Cắn cái bánh này 16:29, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- App không giúp bạn khi bạn bị khóa tài khoản. Nếu để nguyên IP thì chắc chắn không sửa được. Còn tạo nhiều tài khoản thì phải chờ 4 ngày và 10 sửa đổi mới được. – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:26, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Khả Vân Đại Hãn Nếu anh xem ở cái thảo luận cũ thì mọi người bảo rằng "Cần liên hệ Phab để sửa" và "Phab cần biểu quyết để sửa". (Thêm ở đây). – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:24, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Hành chính quá phiền phức - zữ zậy sao !!! (nói chuyện) 16:32, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Khả Vân Đại Hãn đúng rồi, nó cũng không đáng lắm vì như ông Trieu Thuan Son có cả một danh sách app open proxy để nhảy (và đúng ra thì cái thảo luận này cúng không cần lắm) nhưng thôi, tôi cứ biểu quyết (vì đang rảnh á mà) — Cúc ki Cắn cái bánh này 16:23, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- chả hiệu quả bao nhiêu, wiki chỉ cho tạo 4 tài khoản 1 ngày, ko nhiều hơn, mà ai đã có ý phá và có kinh nghiệm phá thì mấy cái lặt vặt này chả là gì. mà sao tự dưng nó đổi 4, 0 từ 4, 10 vậy. có gì nhờ bảo quản viên chỉnh lại là xong cần gì thảo luận cho mắc công - zữ zậy sao !!! (nói chuyện) 16:20, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Khả Vân Đại Hãn Theo em thì mức khóa này để chặn những IP và các tài khoản được lập ra chỉ với mục đích phá hoại. Nếu để như cũ thì rất nguy hiểm vì chúng có thể tạo nhiều tài khoản và ngâm đủ 4 ngày để phá hoại. Có còn hơn không. Còn nếu chúng tiếp tục phá hoại thì ta sẽ khóa ở mức cao hơn. – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:14, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Tag @Plantaest, Nguyentrongphu, Ryder1992, và Không hề giả trân: Mong các bạn cho ý kiến BLACKPINKIn your area 16:57, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ý kiến Tôi thấy phương án nào thì cũng có mặt lợi mặt hại. Nếu là 4 ngày và 0 sửa đổi thì mặt hại đã có anh Đơn giản là tôi trình bày bên trên. Nhưng nếu chuyển về 10 sửa đổi thì tạo điều kiện cho IP mặc sức sửa đổi mang tính bừa bãi, phá hoại hòng được lên quyền tự động xác nhận. Vài điều góp ý. Đàm Thiếu Gia (thảo luận) 06:18, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Quy định khó lòng cover hết cả trăm trường hợp. Thường các thành viên mới "real" sửa đổi rất ít lúc tập làm quen với wiki. Nên để số sửa đổi thấp để họ có thể tiếp cận sớm các công cụ hữu ích của dự án (VD: di chuyển trang, upload ảnh...). Chuyển về mốc 4 ngày 10 sửa đổi thực ra cũng có thể giảm số lượng thành viên đã tạo tài khoản nhưng không có sửa đổi nào mà vẫn được cấp quyền tự động (tài khoản ma). – Nguyenhai314 (thảo luận) 11:12, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- IP không thể đạt được quyền tự động xác nhận, còn tk nào cày sửa đổi linh tinh để có quyền tự động xác nhận -> sẽ bị ăn cấm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:53, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Ý kiến Thành viên:Đơn giản là tôi Sau khi chốt đồng thuận thì đừng quên lưu nó vô ở Wikipedia:Thảo luận cộng đồng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:04, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Cảm ơn anh. – Là tôi Cần cố gắng hơn 06:24, ngày 27 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- @Bluetpp: Nhờ chị gửi yêu cầu đến bên Phab. Là tôi Cần cố gắng hơn 07:11, ngày 9 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- @Đơn giản là tôi: mới nhắn cho Danh xong. BLACKPINKIn your area 07:14, ngày 9 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- @Vanhdeeptryy Vậy phiền bạn Danh làm giúp vậy ^^ – Tiểu Phương 話そう! 07:19, ngày 9 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- @Đơn giản là tôi Bạn gỡ thông báo đầu trang giúp nhé BLACKPINKIn your area 07:22, ngày 9 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- @Đơn giản là tôi: mới nhắn cho Danh xong. BLACKPINKIn your area 07:14, ngày 9 tháng 10 năm 2022 (UTC)