Côngtenơ hóa
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Côngtenơ hóa là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức sử dụng các côngtenơ (tiếng Anh: container) theo tiêu chuẩn ISO để có thể sắp xếp trên các tàu côngtenơ, toa xe lửa hay xe tải chuyên dụng. Có ba loại độ dài tiêu chuẩn của côngtenơ là 20 ft (6,1 m), 40 ft (12,2 m) và 45 ft (13,7 m).[1] Sức chứa côngtenơ (của tàu, cảng v.v.) được đo theo TEU (viết tắt của twenty-foot equivalent units trong tiếng Anh, tức "đơn vị tương đương 20 foot"). TEU là đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích). Phần lớn các côngtenơ ngày nay là các biến thể của loại 40 ft và do đó là 2 TEU. Các côngtenơ 45 ft cũng được tính là 2 TEU. Hai TEU được quy cho như là 1 FEU, hay forty-foot equivalent unit. Các thuật ngữ này của đo lường được sử dụng như nhau. Các côngtenơ cao ("High cube") có chiều cao 9,5 ft (2,9 m), trong khi các côngtenơ bán cao, được sử dụng để chuyên chở hàng nặng, có chiều cao là 4,25 ft (1,3 m).



Côngtenơ hóa là một yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng trong logistics, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành vận tải trong thế kỷ 20. Malcolm McLean được cho là người đầu tiên phát minh ra côngtenơ trong những năm 1930 ở New Jersey, nhưng ông chỉ thành lập tập đoàn Sea-Land trong những năm 1950.
McLean giải thích rằng trong khi ngồi ở cầu cảng chờ hàng hóa ông đã chở đến để xếp lên tàu, ông nhận ra rằng thay vì xếp hay dỡ toa chở hàng thì các toa chở hàng này tự chúng (với một vài thay đổi nhỏ) sẽ là côngtenơ được vận chuyển.
Ngày nay, khoảng 90% hàng hóa được đóng trong các côngtenơ và được xếp lên các tàu chuyên chở thành từng cụm. Hơn 200 triệu côngtenơ được chuyên chở hàng năm.
Việc sử dụng rộng rãi của các côngtenơ tiêu chuẩn ISO đã ảnh hưởng tới việc thay đổi trong các tiêu chuẩn vận tải, chủ yếu là việc thay đổi các phần tháo lắp được của xe tải hay các phần trao đổi thành các phần có cùng kích thước và hình dạng (mặc dù không cần thay đổi công suất), và nó đã thay đổi toàn bộ việc sử dụng rộng rãi khắp thế giới của các thùng pallet vận tải cho phù hợp với côngtenơ ISO hay các xe tải thương mại.
Kích thước thông dụngSửa đổi
Kích thước và tải trọng cho phép của container hiện được xác định chủ yếu theo 2 hệ quy chuẩn sau:
- ISO 668:2013 Series 1 freight containers—Phân loại, kích thước và xếp hạng
- ISO 1496-1:2013 Series 1 freight containers—Thông số kỹ thuật và thử nghiệm—Part 1: General cargo containers for general purposes
Côngtenơ 20′ | Côngtenơ 40′ | Côngtenơ 40′ cao | Côngtenơ 45′ cao | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Anh-Mỹ | Mét | Anh-Mỹ | Hệ mét | Anh-Mỹ | Hệ mét | Anh-Mỹ | Hệ mét | ||
Số đo ngoài |
Dài | 19′ 10,5″ | 6,058 m | 40′ 0″ | 12,192 m | 40′ 0″ | 12,192 m | 45′ 0″ | 13,716 m |
Rộng | 8′ 0″ | 2,438 m | 8′ 0″ | 2,438 m | 8′ 0″ | 2,438 m | 8′ 0″ | 2,438 m | |
Cao | 8′ 6″ | 2,591 m | 8′ 6″ | 2,591 m | 9′ 6″ | 2,896 m | 9′ 6″ | 2,896 m | |
Số đo lòng |
Dài | 19′ 3″ | 5,867 m | 39′ 5 45⁄64″ | 12,032 m | 39′ 4″ | 12,000 m | 44′ 4″ | 13,556 m |
Rộng | 7′ 8 19⁄32″ | 2,352 m | 7′ 8 19⁄32″ | 2,352 m | 7′ 7″ | 2,311 m | 7′ 8 19⁄32″ | 2,352 m | |
Cao | 7′ 9 57⁄64″ | 2,385 m | 7′ 9 57⁄64″ | 2,385 m | 8′ 9″ | 2,650 m | 8′ 9 15⁄16″ | 2,698 m | |
Độ mở cửa |
Rộng | 7′ 8 ⅛″ | 2,343 m | 7′ 8 ⅛″ | 2,343 m | 7′ 6" | 2,280 m | 7′ 8 ⅛″ | 2,343 m |
Cao | 7′ 5 ¾″ | 2,280 m | 7′ 5 ¾″ | 2,280 m | 8′ 5″ | 2,560 m | 8′ 5 49⁄64″ | 2,585 m | |
Dung tích | 1.169 ft³ | 33,1 m³ | 2.385 ft³ | 67,5 m³ | 2.660 ft³ | 75,3 m³ | 3.040 ft³ | 86,1 m³ | |
Tải trọng tối đa |
66.139 lb | 30.400 kg | 66.139 lb | 30.400 kg | 68.008 lb | 30.848 kg | 66.139 lb | 30.400 kg | |
Trọng lượng công rỗng |
4.850 lb | 2.200 kg | 8.380 lb | 3.800 kg | 8.598 lb | 3.900 kg | 10.580 lb | 4.800 kg | |
Tải trọng ròng | 61.289 lb | 28.200 kg | 57.759 lb | 26.200 kg | 58.598 lb | 26.580 kg | 55.559 lb | 25.600 kg |
Các hệ thống côngtenơ khácSửa đổi
- Haus-zu-Haus (Đức)
- Các côngtenơ RACE (Úc)
Xem thêmSửa đổi
Tham khảoSửa đổi
- ^ Jean-Paul Rodrigue. “World Container Production, 2007”. The Geography of Transport Systems. Hofstra University. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2015.
Liên kết ngoàiSửa đổi
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Côngtenơ hóa. |
- Dimensions for shipping containers Lưu trữ 2003-06-04 tại Wayback Machine
- Container diagram and other information
- "The 20-Ton Packet" - Wired Magazine tháng 10 năm 1999
- World Port Rankings 2002, by metric tons and by TEUs, American Association of Port Authorities Lưu trữ 2004-04-01 tại Wayback Machine (xls format, 26.5kb)
Các thiết bị vận tải hàng hóa | |
Các thiết bị kín | Toa hàng kín, Côngtenơ, Xe đông lạnh, Xi téc |
Các thiết bị hở | Toa phẳng, Toa hàng hở, Toa mui trần |